Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Xây dựng công thức giải một số loại bài tập phần di truyền học quần thể trong chương trình sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.54 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG – LÂM - NGƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG CÔNG THỨC GIẢI MỘT SỐ LOẠI BÀI TẬP
PHẦN DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12

Họ tên sinh viên: Trần Thị Thanh Hằng
Mã số sinh viên: DQB05140011
Chuyên ngành: Sư phạm Sinh học
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Khắc Diễn

Quảng Bình, 2018
1


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: "Xây dựng công thức giải một số loại bài tập phần di truyền học quần thể
trong chương trình sinh học 12"
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Dữ liệu và kết quả nghiên cứu trong
khóa luận là do tôi tìm hiểu, nghiên cứu bằng tất cả kiến thức và nhiệt huyết của mình.

Sinh viên

Trần Thị Thanh Hằng

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Lê Khắc Diễn



2


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp đại học là một đề tài nghiên cứu khóa học được tạo ra bằng
năng lực, nhiệt huyết, sự cố gắng của sinh viên và sự giúp đỡ của rất nhiều người. Giờ
đây, sau khi hoàn thành xong khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến những người đã ủng hộ, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua:
Cảm ơn Trường Đại học Quảng Bình đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng em có
cơ hội được làm khóa luận tốt nghiệp. Đây là một cơ hội để chúng em được thể hiện
năng lực, nhiệt huyết và rèn luyện bản thân thông qua những kiến thức đã được học.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo - Ths. Lê Khắc Diễn - Người thầy đã
hướng dẫn tận tình xuyên suốt quá trình em thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Nông - Lâm – Ngư đã dạy dỗ và tạo
điều kiện học tập thuận lợi trong suốt thời gian em được ngồi trên giảng đường đại
học. Cảm ơn các thầy cô giáo trong Trung tâm học liệu Trường Đại học Quảng Bình
đã cho em mượn tài liệu tham khảo trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo chủ nhiệm và tập thể lớp ĐHSP
Sinh học k56 đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian làm khóa
luận cũng như trong suốt 4 năm học bên nhau.
Cuối cùng, em xin cảm ơn tất cả những người thân, gia đình và bạn bè đã luôn
bên cạnh, tạo điều kiện giúp đỡ cho em thuận lợi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn tất cả!
Sinh viên

Trần Thị Thanh Hằng

3



MỤC LỤC
Phụ bìa.......................................................................................................................1
Lời cam đoan.............................................................................................................2
Lời cảm ơn.................................................................................................................3
Tóm tắt đề tài............................................................................................................ 6
PHẦN I MỞ ĐẦU....................................................................................................8
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................8
3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................8
4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................8
5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu..........................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................9
Phần II NỘI DUNG...............................................................................................10
Chương I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ DI TRUYỀN QUẦN THỂ.......................10
1. KHÁI NIỆM CHUNG.........................................................................................10
2.ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỂN CỦA QUẦN THỂ NỘI PHỐI...................................10
3. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỂN CỦA QUẦN THỂ NGẪU PHỐI..............................10
3.1. Định luật Hacđi – Vanbec .............................................................................. .10
3.1.1. Nội dung định luật .................................................................................... ..10
3.1.2. Chứng minh định luật ................................................................................ 10
3.2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối tự do (ngẫu phối) ........ 12
3.3. Tính đa hình trong quần thể giao phối............................................................. 12
Chương II.XÂY DỰNG CÔNG THỨC GIẢI BÀI TẬP QUẦN THỂ………..….13
1. XÁC ĐỊNH SỐ LOẠI KIỂU GEN CÓ TRONG QUẦN THỂ...........................13
1.1. Xác định công thức ......................................................................................... 13
1.2. Giải bài tập mẫu ............................................................................................... 17
1.2.1. Bài 1 ............................................................................................................ 17
1.2.2. Bài 2 ............................................................................................................ 18
1.2.4. Bài 3 ............................................................................................................ 18

1.3. Bài tập tự giải .................................................................................................. 19
1.3.1. Bài 1 ............................................................................................................ 19
1.3.2. Bài 2 ............................................................................................................ 19
1.3.3. Bài 3 ............................................................................................................ 19
2. GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ NỘI PHỐI QUA CÁC THẾ HỆ....19
2.1. Xác định công thức ......................................................................................... 19
2.2. Giải bài tập mẫu ............................................................................................... 22
2.2.1. Bài 1 ............................................................................................................ 22
2.2.2. Bài 2 ............................................................................................................ 23
2.2.3. Bài 3 ............................................................................................................ 23

4


2.3. Bài tập tự giải .................................................................................................. 23
2.3.1. Bài 1 ............................................................................................................ 23
2.3.2. Bài 2 ............................................................................................................ 24
2.3.3. Bài 3 ............................................................................................................ 24
3. GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ NGẪU PHỐI..................................24
3.1.Xác định công thức ........................................................................................... 24
3.2. Giải bài tập mẫu ............................................................................................... 28
3.2.1. Bài 1 ............................................................................................................ 28
3.2.2. Bài 2 ............................................................................................................ 29
3.2.3. Bài 3 ............................................................................................................ 29
3.3. Bài tập tự giải .................................................................................................. 30
3.3.1. Bài 1 ............................................................................................................ 30
3.3.2. Bài 2 ............................................................................................................ 30
3.3.3. Bài 3 ............................................................................................................ 30
4. BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN XÁC SUẤT.........................................................30
4.1. Xác định công thức .......................................................................................... 30

4.2. Giải bài tập mẫu ............................................................................................... 31
4.2.1. Bài 1 ............................................................................................................ 31
4.2.2. Bài 2 ............................................................................................................ 32
4.2.3. Bài 3 ............................................................................................................ 32
4.3. Bài tập tự giải .................................................................................................. 33
4.3.1. Bài 1 ............................................................................................................ 33
4.3.2. Bài 2 ............................................................................................................ 33
4.3.3. Bài 3 ............................................................................................................ 33
5. BÀI TẬP TỔNG HỢP........................................................................................33
5.1. Xác định công thức .......................................................................................... 33
5.2. Giải bài tập mẫu ............................................................................................... 33
5.2.1. Bài 1 ............................................................................................................ 34
5.2.2. Bài 2 ............................................................................................................ 34
5.2.3. Bài 3 ............................................................................................................ 35
5.3. Bài tập tự giải .................................................................................................. 36
5.3.1. Bài 1 ............................................................................................................ 36
5.3.2. Bài 2 ............................................................................................................ 36
5.3.3. Bài 3 ............................................................................................................ 36
Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................37
1.KẾT LUẬN..........................................................................................................37
2. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................37
Tài liệu tham khảo...................................................................................................38

5


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
-----------------Chương I Lý thuyết cơ bản về di truyền quần thể
Chương II Xây dựng công thức giải bài tập di truyền quẩn thể
1. Xác định số loại kiểu gen có trong quần thể:

+ Nếu trên nhiễm sắc thể thường chỉ chứa 1 gen (có n alen) thì số loại kiểu gen trong
n( n + 1 )
quần thể là:
2
+ Nếu trên nhiễm sắc thể thường chứa 2 gen ( gen 1 có a alen, gen 2 có b alen) thì Số
ab(ab + 1)
loại kiểu gen trong quần thể là :
2
+ Nếu trên nhiễm sắc thể giới tính ở đoạn không tương đồng trên X chỉ chứa 1 gen (có
a(a + 1)
a alen) thì tổng số loại kiểu gen trong quần thể là:
+a
2
+ Nếu trên nhiễm sắc thể giới tính ở đoạn không tương đồng trên X chứa 2 gen (gen 1
chứa a alen và gen 2 chứa b alen) thì tổng số loại kiểu gen trong quần thể là:
ab(ab + 1)
+ (a.b)
2
+ Nếu trên nhiễm sắc thể giới tính ở đoạn không tương đồng Trên Y chỉ chứa 1 gen
(có a alen) thì tổng số loại kiểu gen trong quần thể là: (1 + a)
+ Nếu trên nhiễm sắc thể giới tính ở đoạn tương đồng trên X và Y chứa 2 gen (gen 1
có a alen và gen 2 chứa b alen) thì tổng số loại kiểu gen trong quần thể là:
ab(ab + 1)
+ (a2.b2)
2
2. Giải bài tập di truyền quần thể nội phối qua các thế hệ:
Nếu quần thể ban đầu có dạng: xAA : yAa : zaa thì:
+ Sau nội phối thành phần kiểu gen ở các thế hệ thứ n là:
y
y

y- n
y- n
2
2
y
x+
AA;
aa
n Aa; z +
2
2
2
+ Số lượng cá thể AA, Aa, aa mang các kiểu gen ở thế hệ Fn lần lượt là:
4n - 2n
4n - 2n
x .4n + y.
; y .2n; z .4n + y.
2
2
3. Giải bài tập di truyền quần thể ngẫu phối:
+ Nếu quần thể ngẫu phối ban đầu có dạng xAA : yAa : zaa thì cấu trúc quần thể ở
y
y
y
y
thế hệ Fn là: ( x + ) 2 AA + 2( x + ) ( z + ) Aa + ( z + ) 2 aa
2
2
2
2

+ Nếu quần thể có tần số alen A là p, tần số alen a là q thì:

6


- Nếu quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn kiểu gen
đồng hợp lặn ra khỏi quần thể thì tần số các alen a, A ở thế hệ thứ n lần lượt là:
q
1 + (n - 1)q
,
1 + nq
1 + nq
2
- Nếu biết tỉ lệ kiểu hình trội (hoặc lặn) thì ta có: q =
và p = 1 - 2
+ Nếu xAA + yAa + zaa = 1 có thể viết dưới dạng : p2 AA + 2 pqAa + q2aa = 1 thì
quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền (và ngược lại).
4. Bài tập liên quan đến xác suất:
Vận dụng toán xác suất và phân tích bài toán sinh học để giải bài tập.
5. Bài tập tổng hợp:
Vận dụng linh hoạt các công thức tính ở 4 dạng trên kết hợp với kiến thức toán
học.
* Kết quả đạt được:
- Xây dựng được hệ thống lí thuyết cơ bản phần di truyền học quần thể trong
chương trình sinh học 12.
- Xây dựng được 13 công thức áp dụng giải cho 5 loại bài tập phần di truyền học
quần thể.
- Đã hướng dẫn giải được 15 bài tập mẫu bằng các công thức đã xây dựng được.
- Đã sưu tầm được 15 bài tập phần di truyền học quần thể cho học sinh tự áp dụng
công thức để giải.


7


XÂY DỰNG CÔNG THỨC GIẢI MỘT SỐ LOẠI BÀI TẬP
PHẦN DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12
-----------------PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Di truyền học quần thể là nội dung trong chương trình sinh học lớp 12 ở trường
Trung học phổ thông. Để hiểu được nội dung kiến thức trên thì bắt buộc học sinh
phải giải được bài tập di truyền học quần thể nhưng trên thực tế, học sinh vẫn còn
gặp rất nhiều khó khăn khi giải quyết loại bài tập này. Mặt khác, phần bài tập di
truyền học quần thể là nội dung thi thường xuyên trong các kì thi trung học phổ
thông. Mặc dù đã có nhiều tài liệu tham khảo về phương pháp giải bài tập di truyền
quần thể tuy nhiên phương pháp và cách diễn đạt chưa thật sự rõ ràng cho học sinh
tiếp thu. Do đó, tôi chọn đề tài "Xây dựng công thức giải một số loại bài tập phần
di truyền học quần thể trong chương trình sinh học 12" làm khóa luận tốt nghiệp
của mình. Với mục đích xây dựng được các công thức, áp dụng công thức để giải
các dạng bài tập theo đúng phương pháp, đạt hiệu quả cao. Mặt khác, đề tài này
cũng là nguồn tư liệu cho học sinh, sinh viên tham khảo trong quá trình học và là
cơ sở giảng dạy cho sinh viên khi ra trường.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xây dựng cơ sở lý thuyết cơ bản có liên quan đến phương pháp giải bài tập di
truyền quần thể.
- Phân loại các dạng bài tập phần quần thể.
- Xác định và xây dựng phương pháp, công thức giải các dạng bài tập phần quần
thể.
- Giải chi tiết và trình bày một số bài tập mẫu bằng cách vận dụng các công thức đã
xây dựng được.

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết có liên quan đến phương pháp giải bài tập di
truyền quần thể.
- Phân loại bài tập di truyền quần thể: (1) xác định số loại kiểu gen, (2) cấu trúc di
truyền quần thể nội phối qua các thế hệ,) (3) cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối,
(4) bài tập liên quan đến xác suất, (5) bài tập tổng hợp.
- Xác định phương pháp cơ bản, các bước khi giải bài tập di truyền quần thể .
- Xây dựng, sưu tầm và đề xuất cách giải các dạng bài tập
- Sưu tầm các dạng bài tập mở rộng hay và khó.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

8


- Nghiên cứu một cách có hệ thống phần lý thuyết liên quan đến kiến thức di truyền
học quần thể, bao gồm: khái niệm cơ bản, quần thể nội phối.....
- Nghiên cứu phương pháp giải bài tập của cán bộ giảng viên, giáo viên và phương
pháp học của sinh viên, học sinh phổ thông.
- Nghiên cứu các dạng bài tập phần quần thể.
5. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Thời gian
- 10/2017 đến 14/11/2017: Làm đề cương sơ bộ.
- 12/2017 đến 4/2017: Làm nội dung chính của khóa luận.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp giải bài tập di truyền học quần thể trong chương trình
Sinh học 12 (bao gồm cả chương trình cơ bản và nâng cao).
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu hệ thống lý thuyết có liên quan như:
khái niệm cơ bản trong di truyền quần thể, cấu trúc di truyền các quần thể, sự biến
đổi tần số các alen...

6.2. Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với những người có chuyên môn,…những
vấn đề còn vướng mắc và tìm hướng giải quyết đề tài mang tính khoa học.

9


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ DI TRUYỀN QUẦN THỂ
1. KHÁI NIỆM CHUNG
Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong khoảng không gian nhất
định, tại một thời điểm xác định. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với
nhau. Con của chúng có khả năng sinh sản. [3][6]
Đối với các quần thể sinh sản vô tính hay trinh sản thì sinh sản không qua giao
phối. [3]
Đối với quần thể giao phối, người ta phân 2 loại là:
- Nội phối.
- Giao phối tự do và ngẫu nhiên (gọi tắt là giao phối hoặc ngẫu phối). [3][6]
Tần số alen là tỉ số giữa một alen nào đó so với tổng số các alen cùng locut (vị trí).
[3][6]
Tỉ lệ kiểu gen là tỉ số giữa kiểu gen nào đó so với tổng số các kiểu gen. [3][6]
Cấu trúc quần thể có dạng: xAA + yAa + zaa ( x+y+z=1). [3][6]
Trường hợp khác:
xAA + yAa ( x+y=1)
xAA + yaa ( x+y=1)
xAa + yaa ( x+y=1) [3]
2. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỂN CỦA QUẦN THỂ NỘI PHỐI
Ở thực vật, quần thể nội phối đó là quần thể tự thụ phấn bắt buộc. [3][6]
Ở động vật, nội phối được hiểu là giao phối cận huyết, giao phối họ hàng, giao
phối cùng dòng. [3][6]
Trong quần thể nội phối, thành phần kiểu gen thay đổi qua các thế hệ. Tuy nhiên,

tần số alen là hằng số. [3][6]
Khi nội phối qua n thế hệ với giá trị n khá lớn, tỉ lệ kiểu gen Aa tiệm cận với 0 và
quần thể phân hóa thành 2 dòng thuần AA=aa=0,5. [3][6]
Nội phối là một biện pháp tạo ra dòng thuần. Dòng thuần được sử dụng trong ngiên
cứu di truyền và trong việc chọn tạo giống mới. [3]
3. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỂN CỦA QUẦN THỂ NGẪU PHỐI
3.1. Định luật Hacđi – Vanbec
3.1.1. Nội dung định luật
Trong những điều kiện nhất định, trong lòng quần thể giao phối, tần số tương đối
của các alen và thành phần kiểu gen có xu hướng duy trì không đổi qua các thế hệ. [6]
3.1.2. Chứng minh định luật
Ví dụ 1: Giả sử ở thế hệ xuất phát P có cấu trúc: 0,64AA+0,32Aa+0,04aa. Khí đó
tần số alen ở P là:

10


0.32
)A= 0,8A
2
Khi giao phối tự do xảy ra ta có:


0,8 A
0,2a
(0,64+

;

(0,04+


0.32
)a=0,2a
2

0,8A

0,2a

0,64AA
0,16Aa

0,16Aa
0,04aa

Tỉ lệ kiểu gen ở F1: (0,8A+0,2a)(0,8A+0,2a)= 0,64AA+0,32Aa+0,04aa
Vậy tần số alen ở F1 là: 0,8A và 0,2a (điều phải chứng minh).
Ví dụ 2: Giả sử ở thế hệ xuất phát P có cấu trúc: 0,2AA+0,3Aa+0,5aa.
Khí đó tần số alen ở P là:
0.3
0.3
(0,2+
)A=0.35A
;
(0,5+
)a=0,65a
2
2
Khi giao phối tự do xảy ra ta có:


0.35A
0,65a

0.35
0,2275A
0,1225AA
A
a
0,65a
0,2275Aa
0,4225aa
Tỉ lệ kiểu gen ở F1: 0,1225AA+0.455Aa+0,4225aa
Tần số alen ở F1 là:0,35A và 0,65a
Ta thấy định luật đúng đối với ví dụ 1, không đúng đối với ví dụ 2. Như vậy:
+ Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi – Vanbec như sau:
- Quần thể phải là quần thể giao phối tự do và ngẫu nhiên.
- Trong quần thể không phát sinh đột biến.
- Quần thể không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên
- Kích thước quần thể phải đủ lớn vì nếu kích thước quần thể hẹp thì giao phối
gần sẽ xảy ra.
- Không có sự di nhập cư.
- Quần thể ban đầu phải ở trạng thái cân bằng. [3][6]
+ Ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec:
Định luật chỉ có giá trị về mặt lí luận, ít có giá trị về thực tiễn.
- Về mặt thực tiễn, định luật ít có giá trị vì:
Trong thực tế quá trình đột biến thường xuyên xảy ra, chọn lọc tự nhiên không
ngừng tác động, kích thước quần thể không phải lúc nào cũng lớn, sự di nhập cư là
tất yếu và quần thể không phải lúc nào cũng đạt trạng thái cân bằng.
- Về mặt lí luận:


11


Định luật giúp ta giải thích vì sao trong thực tiễn có những quần thể tương đối bền
vững trong thời gian kéo dài. [3][6]
3.2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối tự do (ngẫu phối)
Trạng thái cân bằng di truyền được hiểu là sự cân bằng về các thành phần kiểu gen
có trong quần thể. [3]
Quan niệm hiện nay về trạng thái cân bằng di truyền như sau:
Gọi tần số alen A là p, tần số alen a là q (p+q=1)
Điều kiện cơ bản nhất để quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là quần thể phải
có sự giao phối tự do và ngẫu nhiên.
Khi quần thể có sự giao phối tự do và ngẫu nhiên, ta có:


pA
qa
pA
p2 AA
pqAa
pA
pqAa
q2aa
Thành phần kiểu gen ở đời con: p2 AA + 2 pqAa + q2aa
Vậy để đơn giản hóa vấn đề, người ta nói rằng quần thể đạt trạng thái cân bằng khi
quần thể có dạng:
p2 AA + 2 pqAa + q2aa = 1
* Lưu ý:
Một quần thể có trạng thái cân bằng di truyền là quần thể có tần số tương đối của
các alen và thành phần kiểu gen không đổi. Do đó quần thể có 100% AA hay có 100%

aa. [3]
3.3. Tính đa hình trong quần thể giao phối.
Trong quần thể giao phối:
Các cá thể có thể gặp gỡ nhau một cách tự do và ngẫu nhiên.
Các giao tử có thể gặp gỡ nhau một cách tự do khi thụ tinh.
Do đó, quần thể giao phối bao giờ cũng đa hình về kiểu gen so với quần thể nội phối.
[3]

12


CHƯƠNG II. XÂY DỰNG CÔNG THỨC GIẢI BÀI TẬP
DI TRUYỀN QUẦN THỂ
1. XÁC ĐỊNH SỐ LOẠI KIỂU GEN CÓ TRONG QUẦN THỂ
1.1. Xác định công thức
1.1.1. Gen trên cặp nhiễm sắc thể thường.
1.1.1.1. Trên cặp nhiễm sắc thể thường chỉ chứa 1 gen.
a. Xét trường hợp 1 gen có 2 alen (a1, a2)
Quần thể tạo ra 3 loại kiểu gen tương ứng: a1 a1, a1 a2, a2 a2

a1
a2

a1
a1 a 1
a1 a2
a2
a1 a 2
a2 a2
b. Xét trường hợp 1 gen có 3 alen (a1, a2, a3)

Quần thể tạo ra 6 loại kiểu gen tương ứng: a1 a1, a1 a2, a1 a3, a2 a2, a2 a3, a3 a3

a1
a2
a3

a1
a1 a1
a1 a2
a1 a3
a2
a1 a2
a2 a2
a2 a3
a3
a1 a3
a2 a3
a3 a3
c. Xét trường hợp 1 gen có 4 alen (a1, a2, a3, a4)
Quần thể tạo ra 10 loại kiểu gen tương ứng: a 1 a1, a1 a2, a1 a3, a1 a4, a2 a2, a2 a3, a2 a4,
a3 a3, a3 a4, a4 a4

a2
a1
a3
a4

a1
a1 a1
a1 a 2

a1 a3
a1 a4
a2
a1 a2
a2 a 2
a2 a3
a2 a4
a3
a1 a3
a2 a 3
a3 a3
a3 a4
a4
a4 a1
a4 a 2
a4 a3
a4 a4
d. TỔNG QUÁT
Trên nhiễm sắc thể
Số kiểu gen trong quần thể là
thường chỉ chứa 1 gen
1 gen có 2 alen
1 gen có 3 alen
1 gen có 4 alen
1 gen có n alen

3 kiểu gen = (1 + 2)
6 kiểu gen = (1 + 2 + 3)
10 kiểu gen = (1 + 2 + 3 + 4)
(1 + 2 + 3 + 4 + ... + n)

n( n + 1 )
=
2

13


1.1.1.2. Trên cặp nhiễm sắc thể thường chứa 2 gen.
a. Xét trường hợp gen 1 có 2 alen (a1, a2) và gen 2 có 2 alen (b1, b2)
Quần thể tạo ra 10 loại kiểu gen tương ứng:


a1b1
a1b2

a1b1

a1b2

a2b1

a2b2

a1 a1 b1 b1
a1 a1 b1 b2

a1 a1 b1 b2
a1 a1 b2 b2

a1 a2 b1 b1

a1 a2 b1 b2

a1 a2 b1 b2
a1 a2 b2 b2

a2b1

a1 a2 b1 b1

a1 a2 b1 b2

a2 a2 b1 b1

a2 a1 b1 b2

a2b2

a1 a2 b1 b2

a1 a2 b2b2

a2 a2 b1 b2

a2 a2 b2 b2

b. TỔNG QUÁT
Trên nhiễm sắc thể thường
chứa 2 gen

Số loại kiểu gen trong quần thể là


gen 1 có 2 alen
gen 2 có 2 alen

10 = (1 + 2 + 3 + 4 )
=

gen 1 có a alen
gen 2 có b alen

=

ab(ab + 1)
2

Lưu ý:
Nếu như trên 1 nhiễm sắc thể chứa 3 cặp gen hoặc nhiều hơn thì không thể áp dụng
công thức tổng quát. Bởi vì khi 3 cặp gen cùng thuộc 1 nhiễm sắc thể thì có các kiểu
trao đổi khác nhau.
1.1.2. Gen trên cặp nhiễm sắc thể giới tính.
1.1.2.1. Trên cặp nhiễm sắc thể giới tính trên đoạn không tương đồng.
a. Gen trên X
* Trường hợp trên X chỉ chứa 1 gen
+ Gen có 2 alen (a1 , a2)
Quần thể tạo ra 5 loại kiểu gen tương ứng trong đó:
- Giới XX có 3 loại kiểu gen: Xa1 Xa1, Xa1 Xa2, Xa2 Xa2
- Giới XY có 2 loại kiểu gen: Xa1 Y , Xa2 Y
+ Gen có 3 alen (a1 , a2, a3)
Quần thể tạo ra 9 loại kiểu gen tương ứng:
- Giới XX có 6 loại kiểu gen: Xa1 Xa1, Xa1 Xa2, Xa1 Xa3, Xa2 Xa2, Xa2 Xa3, Xa3 Xa3

- Giới XY có 3 loại kiểu gen: Xa1 Y , Xa2 Y, Xa3 Y
+ TỔNG QUÁT:
Trên nhiễm sắc thể giới tính ở đoạn không tương đồng
Trên X
chỉ chứa 1 gen

Số loại kiểu gen trong quần thể là
Giới XX có

Giới XY có

14

Tổng số loại kiểu


gen
Gen có 2 alen

3 loại KG =

2( 2 + 1)
2

2

2( 2 + 1)
+2= 5
2


Gen có 3 alen

6 loại KG =

3(3 + 1)
2

3

3(3 + 1)
+3= 9
2

a

a(a + 1)
+a
2

a(a + 1)
2

Gen có a alen

* Trường hợp trên X chứa 2 gen
Giả sử gen 1 chứa 2 alen (a1, a2) và gen 2 chứa 2 alen (b1, b2) thì trong quần thể tạo
ra 14 loại kiểu gen tương ứng, trong đó:
- Giới XX có 10 loại kiểu gen: Xa1 b1 Xa1 b1, Xa1 b1 Xa1 b2, Xa1 b1 Xa2 b1, Xa1 b1 Xa2 b2,
Xa1 b2 Xa1 b2,
Xa1 b1 Xa2 b2, Xa1 b2 Xa2 b2, Xa2 b1 Xa2 b1, Xa2 b1Xa1 b2, Xa2 b2 Xa2 b2

- Giới XY có 4 loại kiểu gen: Xa1 b1 Y, Xa1 b2Y, Xa2 b1 Y, Xa2 b2 Y
TỔNG QUÁT:
Trên nhiễm sắc thể giới tính ở đoạn không tương đồng
Trên X
chứa 2 gen
gen 1 chứa 2 alen và
gen 2 chứa 2 alen
gen 1 chứa a alen và
gen 2 chứa b alen

Số loại kiểu gen (KG) trong quần thể là
Giới XX có
10 =

2.2(2.2 + 1)
2

ab(ab + 1)
2

Giới XY có

Tổng số loại kiểu gen

(2.2)

2.2(2.2 + 1)
+ (2.2) = 14
2


(a.b)

ab(ab + 1)
+ (a.b)
2

b. Gen trên Y: Trường hợp trên Y chỉ chứa 1 gen
* Gen có 2 alen (a1 , a2)
Quần thể tạo ra 3 loại kiểu gen tương ứng trong đó:
+ Giới XX có 1 loại kiểu gen: XX
+ Giới XY có 2 loại kiểu gen: X Y a1 , X Y a2
* Gen có 3 alen (a1 , a2, a3)
Quần thể tạo ra 4 loại kiểu gen tương ứng trong đó:
+ Giới XX có 1 loại kiểu gen: XX
+ Giới XY có 3 loại kiểu gen: X Y a1 , X Y a2, X Y a3
* TỔNG QUÁT:
Trên nhiễm sắc thể giới tính ở đoạn không tương đồng
Số loại kiểu gen (KG) trong quần thể là

Trên Y chỉ
chứa 1 gen

Giới XX có

Giới XY có

Tổng số loại kiểu gen

Gen có 2 alen


1 loại KG

2 loại KG

1 +2 = 3 loại KG

Gen có 3 alen

1 loại KG

3 loại KG

1 + 3 = 4 loại KG

15


Gen có a alen

1 loại KG

a loại KG

(1 + a) loại KG

1.1.2.2. Trên cặp nhiễm sắc thể giới tính trên đoạn tương đồng.
a. Trên cặp nhiễm sắc thể giới tính trên đoạn tương đồng chỉ chứa 1 gen.
* Xét 1 gen có 2 alen (a1 , a2)
Quần thể tạo ra 7 loại kiểu gen tương ứng trong đó:
+ Giới XX có 3 loại kiểu gen: Xa1 Xa1, Xa1 Xa2, Xa2 Xa2

+ Giới XY có 4 loại kiểu gen: Xa1 Y a1, Xa2 Y a1, Xa1 Y a2, Xa2 Y a2

Xa1
Xa2

Y a1

Xa1 Y a1

Xa2 Y a1

Y a2
Xa1 Y a2
Xa2 Y a2
* Xét 1 gen có 3 alen (a1 , a2, a3)
Quần thể tạo ra 15 loại kiểu gen tương ứng trong đó:
+ Giới XX có 6 loại kiểu gen: Xa1 Xa1, Xa1 Xa2, Xa1 Xa3, Xa2 Xa2, Xa2 Xa3, Xa3 Xa3
+ Giới XY có 9 loại kiểu gen: Xa1 Y a1, Xa2 Y a1, Xa1 Y a2, Xa2 Y a2

Xa1
Xa2
Xa3

Y a1
Xa1 Y a1
Xa2 Y a1
Xa3 Y a1
Y a2
Xa1 Y a2
Xa2 Y a2

Xa3 Y a2
Y a3
Xa1 Y a3
Xa2 Y a3
Xa3 Y a3
* TỔNG QUÁT:
Trên nhiễm sắc thể giới tính ở đoạn tương đồng
Trên X và Y
chỉ chứa 1 gen

Số loại kiểu gen (KG) trong quần thể là
Giới XX có

Giới XY có

Gen có 2 alen

3 loại KG =

2( 2 + 1)
2

4 loại KG = 22

Gen có 3 alen

6 loại KG =

3(3 + 1)
2


9 loại KG = 32

Gen có a alen

a(a + 1)
2

Tổng số loại kiểu
gen
2( 2 + 1)
+ 22 = 7
2
3(3 + 1)
+ 32 = 15
2
a(a + 1)
+ a2
2

a2

b. Trên cặp nhiễm sắc thể giới tính trên đoạn tương đồng chứa 2 gen.
* Xét gen 1 có 2 alen (a1 , a2) và gen 2 chứa 2 alen (b1, b2)
Quần thể tạo ra 26 loại kiểu gen tương ứng, trong đó:
+ Giới XX có 10 loại kiểu gen: Xa1b1 Xa1b1, Xa1b2 Xa1b1, Xa2b1 Xa1b1, Xa2b2 Xa1b1,
Xa1b2Xa1b2, Xa2b1 Xa1b2, Xa2b2 Xa1b2, Xa2b1 Xa2b1, Xa2b2 Xa2b1, Xa2b2 Xa2b2




Xa1b1

Xa1b2

16

Xa2b1

Xa2b2


Xa1b1
Xa1b2
Xa2b1
Xa2b2

Xa1b1 Xa1b1
Xa1b1 Xa1b2
Xa1b1 Xa2b1
Xa1b1 Xa2b2

Xa1b2 Xa1b1
Xa1b2 Xa1b2
Xa1b2 Xa2b1
Xa1b2 Xa2b2

Xa2b1 Xa1b1
Xa2b1 Xa1b2
Xa2b1 Xa2b1
Xa2b1 Xa2b2


Xa2b2 Xa1b1
Xa2b2 Xa1b2
Xa2b2 Xa2b1
Xa2b2 Xa2b2

+ Giới XY có 16 loại kiểu gen: Xa1b1 Ya1b1, Xa1b2 Ya1b1, Xa2b1 Ya1b1, Xa2b2 Ya1b1,Xa1b1
Ya1b2, Xa1b2Ya1b2, Xa2b1 Ya1b2, Xa2b2 Ya1b2, Xa1b1 Ya2b1, Xa1b2 Ya2b1, Xa2b1 Ya2b1, Xa2b2
Ya2b1, Xa1b1 Ya2b2, Xa1b2 Ya2b2, Xa2b1 Ya2b2, Xa2b2 Ya2b2



Xa1b1

Xa1b2

Xa2b1

Xa2b2

Ya1b1

Xa1b1 Ya1b1

Xa1b2 Ya1b1

Xa2b1 Ya1b1

Xa2b2 Ya1b1


Ya1b2
Ya2b1
Xa2b2

Xa1b1 Ya1b2
Xa1b1 Ya2b1
Xa1b1 Ya2b2

Xa1b2 Ya1b2
Xa1b2 Ya2b1
Xa1b2 Ya2b2

Xa2b1 Ya1b2
Xa2b1 Ya2b1
Xa2b1 Ya2b2

Xa2b2 Ya1b2
Xa2b2 Ya2b1
Xa2b2 Ya2b2

* TỔNG QUÁT:
Trên nhiễm sắc thể giới tính ở đoạn tương đồng
Trên X và Y
chứa 2 gen

Số loại kiểu gen trong quần thể là
Giới XX có

gen 1 có 2 alen và
2.2(2.2 + 1)

gen 2 chứa 2 alen 10 =
2
gen 1 có a alen và
gen 2 chứa b alen

Giới XY có
16 = (22.22)

ab(ab + 1)
2

(a2.b2)

Tổng số loại kiểu gen
2.2(2.2 + 1)
+ (22.22) = 26
2
ab(ab + 1)
+ (a2.b2)
2

1.2. Giải bài tập mẫu
1.2.1. Bài 1 (Câu 45, Mã đề thi 253, Đề thi Đại học 2008)
Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen
(B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và Io). Cho biết các gen nằm trên
các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen
nói trên ở trong quần thể người là bao nhiêu?
Bài giải
Áp dụng công thức xác định số loại kiểu gen trên nhiễm sắc thể thường chỉ chứa 1
gen đối với mỗi locus như sau:


17


2(2 + 1)
= 3 loại kiểu gen
2
2(2 + 1)
+ Xét về locus tóc có:
= 3 loại kiểu gen
2
3(3 + 1)
+ Xét về locus nhóm máu có:
= 6 loại kiểu gen
2
Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là:
3
3 × 6 = 54 kiểu gen
1.2.2. Bài 2 (Câu 46, Mã đề thi 297, Đề thi Đại học 2009)
Ở người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu
đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông.
Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Gen
D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên nhiễm sắc thể
thường. Hỏi số kiểu gen tối đa về 3 locus trên trong quần thể người là bao nhiêu?
Bài giải
+ Áp dụng công thức xác định số loại kiểu gen trên đoạn không tương đồng trên
nhiễm sắc thể giới tính X chứa 2 gen đối với 2 locus mắt và máu đông như sau:
2.2(2.2 + 1)
+ (2.2) = 14 kiểu gen
2

+ Áp dụng công thức xác định số loại kiểu gen trên nhiễm sắc thể thường chỉ chứa 1
gen đối với locus thuận tay như sau :
2(2 + 1)
= 3 loại kiểu gen
2
+ Vậy số kiểu gen tối đa về 3 locus trên trong quần thể người là:
14
3 = 42 kiểu gen
1.2.3. Bài 3 (Câu 36, Mã đề thi 527, Đề thi Đại học 2013)
Ở một loài động vật, xét hai lôcut gen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới
tính X và Y, lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể thường, xét lôcut
III có 4 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao
nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên?
Bài giải
+ Áp dụng công thức xác định số loại kiểu gen trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc
thể giới tính X và Y chứa 2 gen đối với 2 locus I và II như sau:
3.2(3.2 + 1)
+ (32.22) = 57 kiểu gen
2
+ Áp dụng công thức xác định số loại kiểu gen trên nhiễm sắc thể thường chỉ chứa 1
gen đối với locus III như sau :
4(4 + 1)
= 10 loại kiểu gen
2
+Vậy số kiểu gen tối đa về ba locus trên trong quần thể là:
+ Xét về locus mắt có:

18



= 570 kiểu gen

57

1.3. Bài tập tự giải
1.3.1. Bài 1 (Câu 28, Mã đề thi 826, Đề thi Đại học 2010)
Ở một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen: Gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không
tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc
thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai
gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là bao nhiêu? (Đáp số: 135)
1.3.2. Bài 2 (Câu 28, Mã đề thi 162, Đề thi Đại học 2011 )
Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A 1, A2, A3;
lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết
rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên
trong quần thể này là bao nhiêu? (Đáp số: 27)
1.3.3. Bài 3
Ở một quần thể ngẫu phối, xét 4 gen: gen thứ nhất và gen thứ hai đều có 2 alen,
nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ ba có 4 alen
nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen thứ tư có 3 alen nằm trên đoạn tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu
gen tối đa về cả bốn gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là bao nhiêu?
(Đáp số: 1140)
2. GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ NỘI PHỐI QUA CÁC THẾ HỆ
2.1. Xác định công thức
2.1.1. Xác định cấu trúc quần thể nội phối ở các thế hệ.
Ví dụ: Cho quần thể ban đầu có dạng: 1AA:2Aa:3aa
Quần thể nói trên nội phối qua 2 thế hệ. Hỏi cấu trúc quần thể ở thế hệ thứ 2 như
thế nào?
Cách giải

+ Theo bài ra, cấu trúc quần thể ở P là:
1
2
3
1
2
3
AA +
Aa +
aa = AA : Aa : aa
1+2+3
1+2+3
1+2+3
6
6
6
+ Khi nội phối qua 2 thế hệ, cấu trúc quần thể ở F2:
1
1
- P: AA cho F2: AA
6
6
2
6
2
2
- P: Aa cho F2:
Aa
2 Aa =
6

2
24
2
2
6 24
3
3
AA =
AA =
aa
2
24
24

19


3
3
aa cho F2: aa
6
6
+ Cấu trúc quần thể ở F2 là:
1 3
2
3 3
7
2
15
( +

)AA +
Aa + ( +
)aa =
AA :
Aa :
aa
6 24
24
6 24
24
24
24
TỪ VÍ DỤ TRÊN VIẾT LẠI BÀI TOÁN TỔNG QUÁT:
Cho quần thể ban đầu có dạng: xAA : yAa : zaa
Quần thể nói trên nội phối qua n thế hệ. Hỏi cấu trúc quần thể ở thế hệ thứ n như
thế nào?
Cách giải
+Theo bài ra, cấu trúc quần thể ở P là: xAA : yAa : zaa
+ Khi nội phối qua n thế hệ, cấu trúc quần thể ở Fn:
- P: xAA cho F2: xAA
- P:

y
Aa
2n
y
y
y- n
y- n
2

2
AA =
aa
2
2

- P: yAa

cho F2:

- P: zaa

cho F2: zaa
y
2n

y+ Cấu trúc quần thể ở Fn là: ( x +

2

) AA +

y
Aa + (z+
2n

y
2n

y2


) aa

TỔNG QUÁT:
- Nếu ở P quần thể có xAA thì sau nội phối ở các thế hệ F1, F2,... Fn thu được xAA.
- Nếu ở P quần thể có zaa thì sau nội phối ở các thế hệ F1, F2,... Fn thu được zaa.
- Nếu ở P quần thể có yAa thì sau nội phối thành phần kiểu gen ở thế hệ thứ n được
tạo ra từ yAa là:
y
2n

y2

y
Aa
2n

AA

y
2n

y2

aa

-Như vậy, nếu quần thể ban đầu có dạng: xAA : yAa : zaa thì sau nội phối thành phần
kiểu gen ở các thế hệ thứ n là:
y
2n


yx+

2

AA

y
Aa
2n

20

y
2n

yz+

2

aa


1.1.2. Xác định số lượng cá thể mang các kiểu gen trong quần thể nội phối.
Ví dụ: Cho cấu trúc quần thể ban đầu có dạng: 2AA + 3Aa +4aa. Khi quần thể nội
phối hãy xác định số lượng cá thể trong quần thể ứng với mỗi loại kiểu gen ở các thế
hệ F1, F2, F3?
Bài giải
Số lượng cá thể thuộc mỗi loại kiểu gen ở các thế hệ F1, F2, F3:
+ Khi nội phối qua 1 thế hệ, ta có:

- P: 2AA cho F1: 8AA
- P: 3Aa cho F1: 6Aa
3AA = 3aa
- P: 4 aa cho F1: 16aa
Số lượng các thể thuộc mỗi loại kiểu gen ở F1 là:
( 8 + 3 ) AA + 6 Aa + ( 16 + 3 ) aa = 11AA + 6Aa + 19 aa
+ Khi nội phối qua 2 thế hệ, ta có:
- F1: 11AA cho F2: 44AA
- F1: 6Aa
cho F2: 12Aa
6 AA = 6 aa
- F1: 19 aa cho F2: 76 aa
Số lượng các thể thuộc mỗi loại kiểu gen ở F2 là:
( 44 + 6 ) AA + 12 Aa + ( 76 + 6 ) aa = 50AA + 12Aa + 82 aa
+ Khi nội phối qua 3 thế hệ, ta có:
- F2: 50AA cho F3: 200AA
- F2: 12Aa

cho F3:

24 Aa
12 AA = 12 aa

- F2: 82 aa
cho F3: 328 aa
Số lượng các thể thuộc mỗi loại kiểu gen ở F3 là:
( 200 + 12 ) AA + 24 Aa + ( 328 + 12 ) aa = 212AA + 24Aa + 340 aa
TÓM TẮT LẠI VÍ DỤ TRÊN NHƯ SAU:
Quần thể ban đầu có dạng: 2AA + 3Aa + 4aa.
Số lượng cá thể trong quần thể ứng với mỗi loại kiểu gen ở các thế hệ F1, F2, F3 là:

Thế hệ
P
F1
F2
F3

Số lượng cá thể mang các kiểu gen
AA
2 AA
11 AA
50 AA
212 AA

Aa
3 Aa
6 Aa
12 Aa
24 Aa

21

aa
4 aa
19 aa
82 aa
340 aa


MÀ:
Thế

hệ

Số lượng cá thể mang các kiểu gen
AA

Aa

40 - 20
2
1
4 - 21
11 = 2 .41 + 3.
2
42 - 22
50 = 2 .42 + 3.
2
3
4 - 23
3
212 = 2 .4 + 3.
2

3 = 3 .20

2 = 2 .40 + 3 .

P
F1
F2
F3


6 = 3 .21
12 = 3 .22
24 = 3.23

aa
40 - 20
2
1
4 - 21
19 = 4 .41 + 3.
2
42 - 22
82 = 4 .42 + 3.
2
3
4 - 23
3
340 = 4 .4 + 3.
2
4 = 4 .40 + 3 .

TỪ VÍ DỤ TRÊN VIẾT LẠI BÀI TOÁN TỔNG QUÁT:
Quần thể ban đầu có dạng: xAA + yAa + zaa.
Số lượng cá thể trong quần thể ứng với mỗi loại kiểu gen ở các thế hệ Fn là:
Thế hệ
P
Fn

Số lượng cá thể mang các kiểu gen

AA
x
4n - 2n
n
x .4 + y.
2

Aa
y

aa
z
n

y .2

4n - 2n
z .4 + y.
2
n

2.2. Giải bài tập mẫu
2.2.1. Bài 1
Quần thể ban đầu có 100% cá thế có kiểu gen dị hợp. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn,
thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?
Bài giải
Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, thành phần kiểu gen ở F3:
- Theo bài ra, cấu trúc quần thể ở P là:
0AA + 1Aa + 0aa
- Áp dụng công thức xác định cấu trúc quần thể nội phối, ta có thành phần

kiểu gen ở F3 là:
y
y
y- n
y- n
2
2
y
(x+
) AA + n Aa + (z+
) aa
2
2
2
1
1
1- 3
1- 3
2
2
1
=
(0+
) AA + 3 Aa + ( 0 +
) aa
2
2
2
7
2

7
=
AA +
Aa +
aa
16
16
16

22


2.2.2. Bài 2
Quần thể ban đầu có cấu trúc: 35AA + 14Aa + 91aa
Các cá thể trong quần thể tự phối bắt buộc qua 3 thế hệ. Tìm cấu trúc của quần thể
qua 3 thế hệ?
Cách giải
- Theo bài ra, cấu trúc quần thể ở P là:
35
14
91
5
2
13
AA +
Aa +
aa =
AA +
Aa +
aa

35+14+91
35+14+91
35+14+91
20
20
20
- Áp dụng công thức xác định cấu trúc quần thể nội phối, ta có cấu trúc
quần thể ở F3 là:
y(x+

=

y
2n

) AA +

y
Aa + (z+
2n

y-

y
2n

) aa
2
2
2

2
20
20
2
2
2
- 3
- 3
2
20
2
5 20
13 20
(
+
) AA + 3 Aa + (
+
) aa
20
2
2
20
2
47
2
111
=
AA +
Aa +
aa

160
160
160

2.2.3. Bài 3
Quần thể ban đầu có 100% cá thế có kiểu gen dị hợp. Khi quần thể nội phối hãy
xác định số lượng cá thể trong quần thể ứng với mỗi loại kiểu gen ở các thế hệ F1, F2,
F3?
Bài giải:
Áp dụng công thức xác định số lượng cá thể trong quần thể ứng với mỗi loại kiểu gen
ở các thế hệ F1, F2, F3 như sau:
Thế
hệ
P
F1
F2
F3

Số lượng cá thể mang các kiểu
gen
AA
0AA
1AA
2
4 - 22
(0 .42 + 1.
)AA = 6AA
2
43 - 23
(0 .43 + 1.

)AA = 28AA
2

Aa
1Aa
2Aa

aa
0aa
1aa
2
4 - 22
(1 .22)Aa = 4Aa (0 .42 + 1.
)aa = 6aa
2
43 - 23
(1.23)Aa = 8Aa
(0 .43 + 1.
)aa = 28aa
2

2.3. Bài tập tự giải
2.3.1. Bài 1

23


Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,8Bb + 0,2bb =1. Sau 3 thế
7
2

11
hệ tự thụ phấn, cấu trúc quần thể như thế nào? (Đáp án:
AA +
Aa +
aa )
20
20
20
2.3.2. Bài 2
Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen. Alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn
so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này
có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F 3 cây có
kiểu gen dị hợp chiểm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở
thế hệ P như thế nào? (Đáp án: 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa )
2.3.3. Bài 3
Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể
bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và
cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá
trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên? ( Đáp án: 84% cánh dài
+ 16% cánh ngắn)
3. GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ NGẪU PHỐI
3.1. Xác định công thức
3.1.1. Xác định cấu trúc quần thể ngẫu phối ở các thế hệ (khi quần thể không chịu tác
động của chọn lọc tự nhiên)
7
2
15
Ví dụ: Cho quần thể ban đầu có dạng:
AA :
Aa :

aa
24
24
24
Quần thể nói trên ngẫu phối qua 2 thế hệ. Hỏi cấu trúc quần thể ở thế hệ F2 như thế
nào?
Cách giải
+ Khi quần thể ngẫu phối, ta có:
2
7 24
1
- Tần số alen A = (
+
)A = A
24 2
3
2
24
15
2
- Tần số alen a = (
+
)a = a
24 2
3
Cấu trúc quần thể ở thế hệ F1 là:
1
2
1
2

1
4
4
( A + a) . ( A + a) = AA : Aa : aa (*)
3
3
3
3
9
9
9
+ Tiếp tục ngẫu phối F1:
Theo Định luật Hacđi – Vanbec, khi quần thể giao phối, tần số tương đối của các
alen và thành phần kiểu gen có xu hướng duy trì không đổi qua các thế hệ.
Do đó khi F1 tiếp tục ngẫu phối, ta có:
1
- Tần số alen A = A
3

24


2
a
3
Cấu trúc quần thể ở thế hệ F2 là:
1
4
4
AA : Aa : aa giống (*)

9
9
9
TỪ VÍ DỤ TRÊN CÓ THỂ VIẾT LẠI BÀI TOÁN TỔNG QUÁT:
Cho quần thể ban đầu có dạng: xAA : yAa : zaa
Quần thể nói trên ngẫu phối qua n thế hệ. Hỏi cấu trúc quần thể ở thế hệ Fn như thế
nào?
Cách giải
Khi quần thể ngẫu phối, ta có:
y
+ Tần số alen A = ( x + ) A = pA
2
y
+ Tần số alen a = ( z + ) a = qa
2
Cấu trúc quần thể ở thế hệ F1 là:
( p A + q a) ( p A + q a) = p2 AA + 2pq Aa + q2 aa
- Tần số alen a =

Quần thể nói trên ngẫu phối qua n thế hệ. Cấu trúc quần thể ở thế hệ Fn là:
p2 AA + 2pq Aa + q2 aa
1.1.3. Xác định cấu trúc quần thể ngẫu phối ở các thế hệ (khi quần thể chịu tác động
của chọn lọc tự nhiên)
Trong một quần thể ngẫu phối ban đầu có tần số alen A là p, tần số alen a là q. Cho
biết quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn kiểu gen đồng hợp
lặn ra khỏi quần thể (các cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn aa đều chết ở giai đoạn
phôi). Hãy xác định thành phần kiểu gen qua các thế hệ F1, F2, F3.
Cách giải
Xác định thành phần kiểu gen qua các thế hệ:
Khi ngẫu phối ở P, ta có thành phần kiểu gen F1: p2 AA + 2 pqAa + q2aa

+ Vì các cá thể mang kiểu gen aa chết ở giai đoạn phôi nên tỉ lệ kiểu gen F1 là:
p2
2pq
AA + 2
Aa
2
p + 2pq
p + 2pq
Khi đó, tần số alen ở F1 là:
2pq
2
p + 2pq
pq
q
- Tần số alen a = (
)a = ( 2
)a = (
)a
2
p + 2pq
1+q
- Tần số alen A = (1 -

q
1
)A = (
)A
1+q
1+q


(1)
Suy ra thành phần kiểu gen ở F2:

25


×