Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh nghệ an ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.75 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HOÀNG VĂN TRUNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 8.34.04.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU XUYÊN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ của những ngƣời xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay
nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm luận
án đến nay, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, đồng
nghiệp, gia đình và bạn bè.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô
của Học viện Khoa học và xã hội, Viện Chiến lƣợc và Chính sách khoa học


và công nghệ đã truyền đạt những tri thức quý báo và tâm huyết của mình.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hữu Xuyên đã tận tâm
hƣớng dẫn. Nhờ đó, luận văn này của tôi đã đƣợc hoàn thành đúng tiến độ.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy.
Xin gửi lời cám ơn đến tác giả của những công trình nghiên cứu, bài báo
đã cung cấp những thông tin có giá trị cho việc phân tích của luận văn. Mặc
dù tác giả luận văn đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và các
bạn học cùng lớp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Học viên

Hoàng Văn Trung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hữu Xuyên.
Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc liệt kê
trong các tài liệu tham khảo, không sao chép của ngƣời khác. Các kết luận
nghiên cứu trong luận văn đƣợc đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn
đề mà luận văn cần giải quyết.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.

Học viên

Hoàng Văn Trung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC ĐỔI
MỚI SÁNG TẠO TRONG DOANH NGHIỆP ................................................ 6
1.1 Khái quát về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp ................................. 6
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp . 6
1.1.2 Các loại hình đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp ....................... 11
1.1.3. Vai trò của đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển của doanh nghiệp
và xã hội ................................................................................................... 15
1.2 Năng lực đổi mới sáng tạo ..................................................................... 18
1.2.1 Khái niệm năng lực đổi mới sáng tạo ............................................. 18
1.2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng tới đổi mới sáng tạo..................................... 19
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo ............................ 23
1.3 Kinh nghiệm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
của một số tỉnh/thành Việt Nam .................................................................. 27
1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa ................................................... 27
1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh ........................................................ 30
1.3.3. Bài học cho tỉnh Nghệ An……………………………………… 32
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG
TẠO TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN ....................................................................................................... 34
2.1 Khái quát đóng góp của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội của tỉnh Nghệ An ................................................................................... 34
2.1.1 Số lƣợng doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp ......................... 34
2.1.2 Những đóng góp cơ bản của doanh nghiệp cho sự phát triển kinh tế
xã hội của Nghệ An. ................................................................................. 35
2.2 Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An ..................................................................... 37
2.2.1 Khái quát về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Việt Nam....... 37


2.2.2 Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp nhỏ

và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................................................ 41
2.3 Đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An ............................................................................................... .46
2.3.1 Những ƣu điểm chính ...................................................................... 46
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân. ..................................................... 48
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ............................................................... 51
3.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................ 51
3.1.1 Phƣơng hƣớng ................................................................................. 51
3.1.2 Mục tiêu........................................................................................... 53
3.2 Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An............................ 54
3.2.1 Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh
nghiệp ....................................................................................................... 54
3.2.2 Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm và quy trình thông
qua công cụ tài chính ................................................................................ 56
3.2.3 Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo về tổ chức, marketing thông
qua hợp tác, liên kết
3.2.4 Thúc đẩy phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ của tỉnh
nhằm phục vụ cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo .................................. 63
3.2.5 Các giải pháp khác .......................................................................... 64
3.3 Khuyến nghị điều kiện để thực hiện giải pháp ...................................... 65
3.3.1 Từ phía Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ......................................... 65
3.3.2 Từ phía doanh nghiệp...................................................................... 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KH&CN

Khoa học và công nghệ

ĐMST

Đổi mới sáng tạo

CNNTT

Công nghệ thông tin

R&D

Nghiên cứu và phát triển

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


DN

Doanh nghiệp

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

NHTG

Ngân hàng thế giới

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

UBND

Uỷ ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP, HÌNH

Bảng 1.1 Đổi mới sáng tạo sản phẩm của doanh nghiệp

24

Bảng 1.2 Đổi mới sáng tạo quy trình của doanh nghiệp

24

Bảng 1.3. Đổi mới sáng tạo về Marketing của doanh nghiệp

25

Bảng 1.4 Đổi mới sáng tạo tổ chức trong doanh nghiệp

25

Bảng 2.1: Nộp ngân sách của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An 2012

37

– 2015
Hình 2.1: Phân bổ doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động

34

Hộp 2.1. Nâng cao trình độ công nghệ cho doanh nghiệp thông qua

42

đổi mới quy trình công nghệ

Hộp 2.2. Nâng cao trình độ đổi mới sáng tạo về marketing (tiếp thị)

44

Hộp 2.3. Nâng cao trình độ đổi mới sáng tạo về tổ chức

45


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới sáng tạo là một trong các yếu tố quan trọng để phát triển kinh
tế, xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Năng lực đổi mới sáng tạo thấp
sẽ cản trở sự phát triển của nền kinh tế, cũng nhƣ doanh nghiệp. Do vậy, nâng
cao năng lực đổi mới sáng tạo đã trở thành yếu tố ƣu tiên hàng đầu và có ý
nghĩa quyết định việc nâng cao năng suất, chất lƣợng, giá trị gia tăng của sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ, tạo nền tảng để tăng cƣờng lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp là một trong
những nội dung đƣợc Chính phủ quan tâm, gắn đổi mới sáng tạo với tái cấu
trúc nền kinh tế theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh,
cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều
này đƣợc thể hiện ở Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014, Nghị quyết
19/NQ-CP ngày 12/3/2015, Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 28/4/2016, Nghị
quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, Quyết định 844/QĐ-TTg về phê duyệt đề
án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025, v.v.
Những chính sách này đã, đang và sẽ tạo động lực cho đổi mới sáng tạo của
doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
Nghệ An là trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung bộ, nhƣng các doanh
nghiệp tại Nghệ An chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên gặp nhiều khó

khăn trong hoạt động đổi mới sáng tạo nhƣ thiếu vốn, trình độ nhân lực hạn
chế, công nghệ sử dụng trong sản xuất còn lạc hậu, mức độ liên kết theo chuỗi
giá trị còn lỏng lẻo. Do đó, trong những năm vừa qua hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp ở Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn. Để giải
quyết các khó khăn này, tỉnh Nghệ An đã ban hành, bổ sung, sửa đổi các ƣu
đãi nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa

1


học và công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên, các ƣu đãi này còn bộc lộ những
hạn chế nhất định. Do đó, việc nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa là cần thiết, qua đó sẽ góp phần
nâng cao năng lực của doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội
địa phƣơng. Do vậy, việc lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực đổi
mới sáng tạo của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An” là
cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nƣớc ngoài về
đổi mới sáng tạo và năng lực đổi mới sáng của doanh nghiệp. Các nghiên cứu
đã khái quát đƣợc các quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về đổi mới sáng
tạo và năng lực đổi mới sáng tạo, cụ thể:
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2005), có bốn loại
hình đổi mới sáng tạo, gồm đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới
marketing và đổi mới quản lý. Còn theo cách tiếp cận về mức độ đổi mới thì
có thể chia thành đổi mới mang tính cải tiến, đổi mới mang tính đột phá về thị
trƣờng, đổi mới mang tính đột phá về công nghệ và đổi mới sáng tạo căn bản
(McMillan C, 2010).
Theo Romijn và cộng sự (2002), năng lực đổi mới sáng tạo là những
kiến thức cần thiết để tiếp thu và cải tiến các công nghệ hiện có và tạo ra các

công nghệ mới, các công nghệ mới đƣợc tạo góp phần nâng cao năng suất và
phẩm cấp của sản phẩm. Còn theo cách tiếp cận công nghệ, năng lực đổi mới
sáng tạo gồm năng lực thích nghi, đồng hóa, làm chủ, cải tiến, sao chép và
khả năng ra sản phẩm mới, quy trình mới (Sharif, 1986). Theo cách tiếp cận
từ doanh nghiệp, năng lực đổi mới sáng tạo là năng lực bắt nguồn từ quy
trình, hệ thống và các nguồn lực có thể huy động đƣợc vào các hoạt động đổi

2


mới quy trình hay đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp, qua đó góp phần nâng
cao năng suất và chất lƣợng (Chen, 2009).
Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp sẽ có ảnh hƣởng lớn tới
việc nâng cao năng suất và chất lƣợng (Nguyễn Hữu Xuyên, Trịnh Minh
Tâm, 2017), điều này đƣợc thể hiện ở các khía cạnh sau: Doanh nghiệp tạo ra
sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới hoặc sản phẩm đƣợc cải tiến về mẫu mã,
công dụng, chất lƣợng, kiểu dáng sản phẩm; doanh nghiệp cải tiến đƣợc qui
trình, phƣơng pháp, công cụ/phƣơng tiện sản xuất; doanh nghiệp tìm kiếm và
phát triển đƣợc thị trƣờng/khách hàng mới, đáp ứng đƣợc các nhu cầu của
khách hàng, đổi mới chính sách phân phối, giá cả, xúc tiến bán hàng và nhận
diện thƣơng hiệu; doanh nghiệp áp dụng mô hình tổ chức mới, đổi mới
phƣơng thức/cách thức quản lý, áp dụng các hệ thống quản lý, đổi mới phong
cách điều hành/lãnh đạo nhằm tạo động lực và phát huy tính sáng tạo cho
ngƣời lao động trong tổ chức.
Nhƣ vậy, dựa trên các quan điểm nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu,
phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau. Các công trình nghiên
cứu ở trong nƣớc, cũng nhƣ ở ngoài nƣớc đã có những đóng góp lớn về đổi
mới sáng tạo, năng lực đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, các công trình này chƣa
làm rõ đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng, giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo và
năng lực đổi mới sáng tạo đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

Nghệ An. Do đó, các nội dung này cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu và hoàn
thiện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An trên cơ sở đánh giá thực trạng

3


năng lực đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Nghệ An.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực đổi mới
sáng tạo trong các doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích đƣợc thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Nghệ An.
Thứ ba, đƣa ra đƣợc phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao năng lực đổi
mới sáng tạo trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An
phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: đổi mới sáng tạo, năng lực đổi mới sáng tạo
trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa có đổi mới
sáng tạo nói riêng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An có
hoạt động đổi mới sáng tạo (đổi mới về sản phẩm, qui trình, tiếp thị và đổi
mới về tổ chức), các số liệu đƣợc thu thập, xử lý từ 2012 đến 5/2017
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng số liệu thứ cấp và
sơ cấp. Đối với số liệu thứ cấp, đề tài tiến hành tìm kiếm, đánh giá và sử dụng

tài liệu đã công bố có liên quan tới đổi mới sáng tạo, năng lực đổi mới sáng
tạo trong các doanh nghiệp và các chính sách của nhà nƣớc, của tỉnh Nghệ An
về thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Đối với số liệu sơ cấp, tác
giả luận văn tiến hành điều tra một số doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An để
có đƣợc các thông tin về đổi mới sáng tạo, năng lực đổi mới sáng tạo.
Ngoài ra, luân văn còn sử dụng các phƣơng pháp thông kê, so sánh, tổng
kết thực tiễn và chuyên gia.

4


6. Ý nghĩa của luận văn
Về mặt lý luận: Góp phần nhỏ vào việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về
năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, làm rõ nội hàm khái niệm
năng lực đổi mới sáng tạo và các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực đổi mới sáng
tạo trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về mặt thực tiễn: Cung cấp các thông tin tham khảo có giá trị về đổi mới
sáng tạo, năng lực đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Nghệ An, đồng thời tham mƣu, đề xuất các giải pháp có tính khả
thi trong việc nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu
thành 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực đổi mới sáng tạo trong
doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng
tạo trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


5


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×