Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH THÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀ VIỆT, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.78 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

PHẠM VĂN NHẬN

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY CP CAO SU ĐỒNG PHÚ

LUÂN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Người huớng dẫn: ThS. LÊ VŨ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 /2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Những giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú” do Phạm Văn Nhận,
sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày

LÊ VŨ
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng



năm 2011

tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng

năm 2011

Trang i


LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính khắc ghi công ơn dưỡng dục – sinh thành của Cha mẹ
để cho con có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh đã hệ thống các kiến thức cần thiết cho tôi trong quá trình học tập
tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Vũ đã đưa ra những định hướng xác
đáng, giúp tôi hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp.
Trong quá trình học tập và thực hiện chuyên đề, tôi luôn nhận được sự
động viên, khích lệ và hỗ trợ của Ban Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đồng
Phú và những giúp đỡ của Ban Giám đóc Công ty CP Cao su Đồng Phú. Tôi hy
vọng chuyên đề này đáp ứng được mong muốn của Ban Tổng Giám đốc.
Cảm ơn bạn bè và những người thân đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình thực hiện chuyên đề này.


TP. HCM, ngày 26 tháng 05 năm 2011
sinh viên

Phạm Văn Nhận

Trang ii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1:

Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần cao su Đồng Phú

Trang

Bảng 4.1:

Tình hình TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn

27

Bảng 4.2:

Các khoản phải thu

28

Bảng 4.3:


Hàng tồn kho

30

Bảng 4.4:

Tỷ số thanh toán hiện hành

31

Bảng 4.5:

Tỷ số thanh toán nhanh

32

Bảng 4.6:

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

34

Bảng 4.7:

Nợ phải trả

35

Bảng 4.8.


Nguồn vốn chủ sở hữu

38

Bảng 4.9.

Đánh giá tình hình sử dụng vốn cố định

39

Bảng 4.10.

Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động

40

Bảng 4.11.

Đánh giá tình hình sử dụng tổng tài sản

41

Bảng 4.12.

Đánh giá vòng quay khoản phải thu

42

Bảng 4.13.


Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn

42

Bảng 4.14.

Tương quan giữa vốn và nguồn vốn

43

Bảng 4.15.

Phân tích khả năng thanh toán lãi vay

44

Bảng 4.16.

Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần

44

Bảng 4.17

Tỷ số nợ trên tài sản

45

Bảng 4.18.


Tỷ số nợ trên vốn cổ phần

45

Bảng 4.19.

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần.

46

Bảng 4.20.

Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần

46

Bảng 4.21.

So sánh kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 – 2009 – 2010

47

Sơ đồ 4.1.

Tỷ giá vốn hàng bán, tỷ lệ CPBH, tỷ lệ CPQL

49

Bảng 4.25:


Tình hình lợi nhuận qua các năm 2008 – 2010

50

Bảng 4.26.

Chủng loại sản phẩm tiêu thụ

54

Bảng 4.27.

Đơn giá bán theo loại sản phẩm

55

Bảng 4.28

Tổng sản lượng nguồn nguyên liệu đầu vào hàng năm của công ty.

57

Bảng 4.29.

Năng suất khai thác qua các năm

57

Trang iii



MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 
1. Mục tiêu đề tài: .............................................................................................. 2 
1.1 Mục tiêu chung:....................................................................................... 2 
1.2 Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................... 2 
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................ 2 
3. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 2 
4. Kết cấu chuyên đề: ........................................................................................ 3 
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN............................................................................... 4 
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: .......................................... 4 
2.1.1 Ranh giới địa lý: ................................................................................... 4 
2.1.2 Điều kiện tự nhiên: ............................................................................... 4 
2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển: ...................................................... 5 
2.2. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG: ................................................................ 5 
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 13 
3.1. CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ........................................... 13 
3.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh. ............................................................... 13 
3.1.1.1 Vốn chủ sở hữu. .......................................................................... 13 
3.1.1.2 Nợ phải trả:.................................................................................. 14 
3.1.2. Phân loại vốn: .................................................................................... 14 
3.1.2.1 Vốn cố định: ................................................................................ 14 
3.1.2.2 Vốn lưu động:.............................................................................. 16 
3.1.3 Cấu trúc vốn của doanh nghiệp và bảo toàn vốn: .............................. 17 
3.1.3.1 Cấu trúc vốn của doanh nghiệp: .................................................. 17 
3.1.3.2 Vấn đề bảo toàn vốn kinh doanh:................................................ 18 
3.2. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN. ............... 18 
3.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh: ....................................................... 18 
3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn: ....................................................................... 19 
Trang iv



3.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN: .................. 19 
3.3.1 Hiệu quả/hiệu suất sử dụ ng tài sản cố định: ..................................... 19 
3.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. ....................................................... 20 
3.3.3 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản: ........................................................... 21 
3.3.4 Vòng quay khoản phải thu ................................................................. 21 
3.2.3.5 Tỷ số thanh toán hiện hành ............................................................. 22 
3.3.6 Tỷ số thanh toán nhanh: ..................................................................... 22 
3.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN: ...... 23 
3.4.1 Chính sách bán chịu (nợ phải thu): .................................................... 23 
3.4.2 Nhu cầu vốn và khả năng tài trợ (cơ cấu nguồn vốn): ....................... 23
3.5 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….…………25
3.5.1. phương pháp phân tích và xữ lý số liệu………………………………… .…….25
3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………….. 26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................26 

4.1 Đánh giá tình hình sử dụng tài sản: ........................................................... 26 
4.2. Đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn: ................................................... 35 
4.2.1. Đánh giá tình hình sử dụng vốn cố định. .......................................... 39 
4.2.2. Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động:........................................ 40 
4.2.3. Đánh giá tình hình sử dụng tổng tài sản: .......................................... 41 
4.2.4. Vòng quay các khoản phải thu: ......................................................... 41 
4.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn: ............................ 42 
4.3. Phân tích tình hình doanh thu: ................................................................. 48 
4.4. Phân tích tình hình lợi nhuận: .................................................................. 49 
4.5. Nâng Cao Hiệu Suất Sử Dụng Vốn Lưu Động: ....................................... 52 
4.6. Phương thức thực hiện giảm nợ vay ngắn hạn:........................................ 52 
4.7. Giải pháp tăng thêm doanh thu tiêu thụ, mở rộng thu mua mủ tiểu điền 53 
4.8. Giải pháp về quản lý và sử dụng tài sản cố định: .................................... 56 

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................ 60 
Trang v


PHỤ LỤC ............................................................................................................. 1 
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2008 – 2009 – 2010: ................... 1 
PHỤ LỤC 2: SO SÁNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN NĂM 2008 – 2009 ............ 3 
NĂM 2008 – 2009 - 2010 ................................................................................. 7 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 8

Trang vi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào điều tiên quyết là cần phải có vốn,
nhưng sử dụng vốn mang lại hiệu quả cao nhất là điều mà doanh nghiệp nào cũng
mong muốn, vì trong kinh doanh mục tiêu mà các doanh nghiệp cần quan tâm nhất là
lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận cao các nhà quản trị cần phải áp dụng nhiều biện
pháp đồng thời cụ thể như: sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, tổ chức lại sản xuất, mở rộng thị
trường, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành… Trong đó việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng lợi nhuận,
đồng thời qua đó có thể phân tích, đánh giá được tình hình biến động của vốn, nguồn
vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vào thời điểm nền
kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp
không thể tự tồn tại và phát triển được mà phải có sự tồn tại và phát triển đồng hành
cùng với các nhà đầu tư, nhà tài trợ … Vì vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng là mối
quan tâm của các nhà đầu tư trực tiếp hay gián tiếp vào doanh nghiệp mình.
Trong việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà

quản trị phải thường xuyên thực hiện công việc phân tích tình hình tài chính và dự báo
nhu cầu vốn, tính toán được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó, có sự
đồng cảm, hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển và ổn định sản xuất kinh
doanh nhằm có kế hoạch định hướng phát triển hoặc chấn chính kịp thời những thiếu
xót trong công việc sử dụng và quản lý vốn, đồng thời đề ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, là nhiệm vụ phải thực hiện thường xuyên
và liên tục.
Trong quá trình đổi mới kinh tế, chuyển từ hình thức doanh nghiệp nhà nước
sang hình thức Công ty cổ phần, cơ chế kinh tế mới đem lại cho các doanh nghiệp
nhiều cơ hội mới đồng thời cũng tạo cho các doanh nghiệp sự thử thách trong môi
trường cạnh tranh hoàn hảo để tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp phải luôn
tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do nhận thức

1


được vai trò và tầm quan trọng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên tôi
chọn đề tài “Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần
cao su Đồng Phú” . Dưới sự hướng dẫn của Thầy Lê Vũ.
2. Mục tiêu đề tài:
2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích tình hình tài chính, đáng giá thực trạng việc sử dụng vốn kinh doanh
và đề xuất, một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ
phần cao su Đồng Phú.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Phân tích báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010 của Công ty Cổ phần cao su
Đồng Phú, đánh giá tình hình sử dụng vốn kinh doanh (vốn cố định và vốn lưu động).
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn;

Đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty,
trong phạm vi giới hạn như sau:
- Về không gian: tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty về hiệu quả sử
dụng vốn.
- Về thời gian: chuyên đề này dùng số liệu 3 năm: 2008, năm 2009, năm 2010
của Công ty làm cơ sở nghiên cứu và phân tích, số liệu được lấy từ các báo cáo tài
chính của Công ty Cổ phần cao su Đông Phú.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích tình hình tài chính, sử dụng các tỷ số tài chính phản ảnh mối quan hệ
tài chính, thực hiện so sánh số tuyệt đối và số tương đối qua 3 năm 2008, 2009, 2010
để đánh giá.

2


5. Kết cấu chuyên đề:
Chuyên đề bao gồm các nội dung:
-

Chương 1: Mở đầu

-

Chương 2: Tổng quan

-

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu


-

Chương 4: Kết quả và thảo luận

-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Tên gọi: Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú
Tên giao dịch: DONGPHU RUBBER JONTSTOCK COMPANY
Trụ sở chính: Xã Thuận Phú – Huyện Đồng Phú – Tỉnh Bình Phước.
Cách Thị xã Đồng Xoài 7km về phái Nam, cách Công ty cao su Phú Riềng 10
km về phía Bắc. Công ty nằm dọc trên trục lộ đường ĐT 741, rất thuận tiện cho vận
chuyển và hoạt động chung.
Tổng diện tích Công ty là 9.500 ha trong đó diện tích vườn cây cao su là
9.103.87 ha. Vườn cây nằm trên địa bàn 2 Tỉnh Bình Phước và Bình Dương (diện tích
thuộc Tỉnh Bình Dương là 1.695.28 ha).
2.1.1 Ranh giới địa lý:
Phía Bắc giáp Huyện Phước Long – Bình Phước
Phía Nam giáp Huyện Phú Giao – Bình Dương
Phía Đông giáp Huyện Bù Đăng – Bình Phước
Phía Tây giáp Huyện Bình Long – Bình Phước
2.1.2 Điều kiện tự nhiên:

Khí hậu: Công ty nằm trong vùng khí hậu miền đông Nam Bộ, nhiệt đới gió
mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt.
Mùa nắng:

Tháng 12 đến tháng 4

Mùa mưa:

Tháng 5 đến tháng 11

Nhiệt độ bình quân: 24-320C
Lượng mưa bình quân: 1800 – 2200 mm/năm
Tốc độ gió: 3 – 3.5 m/s
Độ ẩm không khí: 78 -85 %

4


Các yếu tố khí hậu hoàn toàn phù hợp cho sinh trưởng phát triển cây cao su.
Đất đai: Phía Bắc Công ty là vùng đất đỏ BaZan, phía Nam là đất Xám trên
phù sa cổ, đất đai thổ nhưỡng phù hợp cho cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều…
cao độ so mặt biển từ 60-100m.
Địa hình: Dốc theo hướng Bắc – Nam, phái bắc địa hình đồi dốc mang đặc
điểm của vùng Tây Nguyên có nhiều khó khăn trong khai thác, chăm sóc vườn cây,
phía Nam là vùng đông bằng phù hợp cho việc sản xuất trồng, chế biến cao su.
2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú được chuyển đổi từ Công ty Cap su Đồng
Phú, theo quyết định số 3441/QĐ – BNN – ĐMDN ngày 13/11/2008 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, tiền thân là đồn điền Phú Riềng – kết quả của cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1927. Là vùng

đất đỏ Bazan có khí hậu và địa chất phàu hợp với phát triển cây cao su nhưng cũng là
nơi có truyền thống Cách mạng, là nơi chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Miền Đông
Nam Bộ ra đời ngày 28/10/1929. Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất
nước. Thực hiện hiệp định hợp tác với Liên Xô (cũ) lần thứ nhất, ngày 21/05/1981,
Công ty cao su Đồng Phú được thành lập.
Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú chính thức đi vào hoạt động từ ngày
29/12/2008 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 44.03.000069 do Sở kế
hoạch và đầu tư tỉnh Bình Phước cấp ngày 28/12/2008.
Vốn điều lệ của công ty là 400.000.000.000 đồng.
2.2. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG:
Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, từ một nông trường với diện
tích 3.000 ha cây cao su già cỗi bị bom đạn tàn phá, đến nay Công ty Cổ phần cao su
Đồng Phú đã có diện tích gồm: 10.040,91 ha.
Diện tích vương cây khai thác là: 7.907,62 ha
Diện tích vườn cây kiến thiết cơ bản: 2.133,29 ha
Cùng hai nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại của Malaysia, Wesfalia:

5


* Nhà máy chế biến Tân Lập: Chuyên sản xuất mủ Latex (kem) công suất:
6.000 tấn/năm. Công nghệ tiên tiến của tập đoàn Wesfalia. Sản phẩm của nhà máy
gồm Latex HA, Latex LA.
* Nhà máy chế biến thuận phú: Chuyên sản xuất mủ khối SVR L, SVR 3L,
SVR 10, SVR 20, SVR CV 50, SVRCV 60. Công nghệ tiên tiến của Malaysia. Công
suất 16.000 tấn/năm.
Năm 2010, đạt sản lượng khai thác: 17.592,29 tấn mủ quy khô, năng suất vườn
cây đạt 2,22 tấn/ha đứng vào hàng 10 công ty có năng suất cao nhất trong Tập đoàn
cao su Việt Nam.
Sản lượng tiêu thụ: 18.190,91 tấn

Doanh thu đạt 728.795.494.932 đ.
Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 234.044.421.338 đồng.
Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú hiện có 4.300 CB.CNV trong đó:
- 135 CB.CNV có trình độ đại học và trên đăị học
- 450 CB.CNV có trình độ trung cấp kỹ thuật.
- Hơn 2.000 công nhân có tay nghề khai thác mủ được đào tạo từ trường
Trung học kỹ thuật nghiệp vụ cao su Việt Nam, đã nhiều năm đạt các giải cao trong
hội thi bàn tay vàng của toàn ngành.
Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú đẫ được chứng nhận hệ thống chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 từ năm 1999, sản phẩm của công ty luôn có chất lượng
tốt và ổn định, thỏa mãn được các yêu cầu khắt khe của cửa hàng, trong đó có những
khách hàng chuyền thống là những tập đoàn chế tạo vỏ xe hàng đầu thế giới như:
Michelin, Saficalcan, Misubishi, Tea Young…Với gần 86 % tổng sản phẩm của Công
ty Cổ phần cao su Đồng Phú được xuất khẩu trực tiếp đi các nước như: Pháp, Bỉ, Hà
Lan, Tây Ban Nha, Anh, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản…
Chức năng nhiệm vụ.
Để đạt được mục tiêu xây dựng Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú phát triển ổn
định và tăng sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Công ty đã và đang

6


triển khai một số dự án đầu tư nhằm mở rộng quy mô và đa dạng hóa ngành nghề sản
xuất – kinh doanh như:
- Tham gia góp vốn xây dựng đường BOT, đoạn từ thị xã Đồng Xoài – Phước
Long Tỉnh Bình Phước, đường BOT, đoạn từ Tân Lập – Tỉnh Bình Phước đến ngã ba
Cổng Xanh – Tỉnh Bình Dương, với số vốn hơn 43.8 tỷ đồng, đã đi vào kinh doanh thu
phí.
Ngoài ra công ty còn tham gia góp vốn vào các Công ty cổ phần và các dự án
của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam như: Công ty Cổ phần chế biến gỗ Thuận

An, Công ty Cổ phần cao su Sa Thầy (10% vốn điều lệ), khu công nghiệp Hồ Nai,
Công ty Cổ phần thương mại – Dịch vụ - Du lịch cao su tại Móng Cái – Tỉnh Quảng
Ninh…Với tổng số vốn góp gần 20 tỷ đồng.
Trong năm 2008 Công ty thành lập Công ty con là Công ty Cổ phần cao su
Đồng Phú Đaknông trên cơ sở dự án trồng cao su tại xã Eapo Huyện Cưjut ĐăcNông
với vốn điều lệ là 120 tỷ đồng, công ty chiếm 90% vốn điều lệ.
Cùng các đối tác khác công ty góp vốn thành lập công ty cổ phần cao su kỹ
thuật Đồng Phú với vốn điều lệ là 90 tỷ đồng, công ty chiếm 40% VĐL, và góp vốn cổ
phần thành lập công ty CP cao su Đồng Phú Karaitie vốn điều lệ 200 tỷ đồng, công ty
chiếm 40% VĐL.
Cơ cấu tổ chức
Các phòng ban chức năng
Gồm các phòng ban như sau:
+ Phòng Tổ chức – Hành chính
+ Phòng Kế toán – Tài vụ
+ Phòng Kế hoạch
+ Phòng Kỹ thuật
+ Phòng Kinh doanh
+ Phòng Thanh tra – Bảo vệ…
Thành viên công ty:

7


Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú có 10 đơn vị thành viên, gồm sáu nông
trường cao su, 02 nhà máy chế biến cao su và 02 đơn vị phục vụ sản xuất:
+ Nông Trường Cao Su An Bình
+ Nông Trường Cao Su Tân Lập
+ Nông Trường Cao Su Tân Lợi
+ Nông Trường Cao Su Tân Thành

+ Nông Trường Cao Su Thuận Phú
+ Nông Trường Cao Su Tân Hưng
+ Xí Nghiệp Chế Biến Thuận Phú
+ Nhà máy chế biến Tân Lập
+ Xí nghiệp Vật tư – Vận tải – Xây dựng
+ Trung Tâm Y Tế

8


SƠ ĐỒ 2.1:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ
Đại Hội
Cổ Đông

Hội Đồng
Quản Trị

Ban Kiểm
Soát

Tổng
Giám Đốc

Phó TGĐ
Hành chính

Phòng

Phòng


Kế Hoạch

Kỹ Thuật

NT
An
Bình

NT
Tân
lập

NT
Tân
lợi

Phó TGĐ – KT
Kiêm ĐDLĐ

Phó TGĐ

Phòng Kế

Phòng
TCHC

toán – Tài
vụ


NT
Tân
Thành

NT
Tân
Hưng

NT
Thuận
Phú

Thư ký
ISO

Phòng
Thanh Tra
bảo vệ

NM
Chế
Biến
Tân
Lập

XN
Chế
Biến

Phòng Kinh

Doanh &
NCTT

XN
VT-VT
Cầu
Đường

TT
Y Tế

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
Bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú được tổ chức theo hình
thức kế toán tập trung, toàn bộ công việc kế toán đều được giải quyết tại phòng kế toán
tài vụ của Công ty.

9


Công tác quản lý tài chính kế toán của đơn vị nhanh gọn, kịp thời và dễ kiểm
soát. Các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại, chuyển
chứng từ, cùng các báo cáo nghiệp vụ chuyển về phòng kế toán công ty.
* Kế toán trưởng.
Chức năng và quyền hạn:
+ Trực tiếp điều hành công việc tài chính kế toán tại công ty.
+ chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc công ty về kế hoạch tài chính hàng
tháng, quý, năm. Giám sát các hoạt động kinh tế, thu, chi, thanh quyết toán các hợp
đồng kinh tế.
+ Ký duyệt các báo cáo về tình hình tài chính trong công ty với cơ quan cấp
trên và các đơn vị có liên quan.

+ Có quyền yêu cầu các bộ phận kế toán chuyển đầy đủ, kịp thời các tài liệu cần
thiết cho công tác kế toán, hợp đồng, tài liệu, chứng từ có liên quan đến việc trả lương,
chi lương . Các khoản mua sắm đều phải có chữ ký của kế toán trưởng.
+ Kế toán trưởng có quyền từ chối vào các báo cáo nếu xét thấy không phù hợp,
không hợp lý, không đúng với các quy định chính sách. Có quyền không chấp hành
nếu mệnh lệnh của cấp trên là sai không đúng với pháp luật, và phải có nhiệm vụ báo
với cấp cao hơn có thẩm quyền giải quyết.
+ Có quyền tham gia tổ chức, xắp xếp các đội ngũ kế toán, tổ chức khen thưởng
và kỷ luật kế toán trong toàn doanh nghiệp (nếu có).
+ Chịu trách nhiệm quản lý phòng tài vụ, kế toán theo chức năng nhiệm vụ của
phòng trước công ty.
Ngoài chức năng và quyền hạn trên, kế toán trưởng được hưởng các chế độ sau:
+ Được hưởng lương và quyền lợi khác tương đương như phó giám đốc
+ Định kỳ được cử đi tập huấn các lớp nâng cao trình độ.
+ Được hưởng chế độ phụ cấp và khen thưởng khi có thành tích tốt.
Nhiệm vụ của bộ máy kế toán:

10


+ Đối với công ty: giám đốc tài chính, bảo vệ tài sản của công ty, cung cấp
thông tin về tài sản, tình hình sản xuất kinh doanh trong quá khứ cũng như trong hiện
tại, dự báo tình hình tài chính trong tương lai cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Đối với nhà nước: tuân thủ đúng luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán và
các quyết định thông tư của nhà nước hướng dẫn chế độ kế toán, chế độ tài chính
doanh nghiệp, thuế…
Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi:
Cao su là cây công nghiệp nằm trong chủ trương phát triển của nhà nước nhằm
để xây dựng vùng chuyên canh tạo nguồn hàng xuất khẩu, cải tạo môi trường thien

nhiên , môi trường kinh tế, xã hội ở các vùng xa xôi, cằn cỗi. Do đó được nhiều quan
tâm ưu đãi của nhà nước. Sản phẩm cao su có thị trường rộng lớn trên thế giới.
Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú phát triển trên cơ sở là đồn điền thuận lợi
của công ty Michelin (Pháp), nên có nhiều kinh nghiệm trồng mới, chăm sóc khai thác
và chế biến cao su thiên nhiên. Ngoài ra vùng Bình Phước nằm trong miền Đông Nam
bộ, được coi là vùng cao su truyền thống của Việt Nam, điều kiện sinh thái hoàn toàn
phù hợp để phát triển cây cao su.
Kể từ khi chính thức thành lập (1981) đến nay cơ sở vật chất của công ty đã
hoàn chỉnh và ổn định, vườn cây đã định hình, cơ sở thiết bị chế biến đã được cải tạo
đổi mới 100%. Sản phẩm của công ty đã có uy tín đối với khách hàng trong và ngoài
nước. Chất lượng sản phẩm không ngừng được cải tiến.
Sản lượng, năng xuất vườn cây tăng ổn định và khá cao
Đội ngũ CBCNV có trình độ, đầy đủ năng lực trong các hoạt động từ trồng,
chăm sóc, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Khó khăn
Năm 2010 cùng với những nền tảng thắng lợi trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, năm 2009 công ty có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn thách thức.
Chịu ảnh hưởng nhiều từ việc xuất khẩu cao su sang các nước

11


Tuy nhiên, với truyền thống đoàn kết gắn bó tinh thần trách nhiệm với công
việc, tính năng động sáng tạo cố gắng phấn đấu khắc phục khó khăn của CBCNV. Hơn
thế nữa được sự chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời và hiệu quả của lãnh đạo Tập Đoàn CN Cao
su Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương trong năm qua công ty đã hoàn thành
thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh danh theo kế hoạch đề ra.

12



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
3.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có vốn đầu tư. Có thể nói rằng, vốn là tiền
đề cho mọi sự phát triển của doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, trước khi đi vào hoạt
động, doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ (tối thiểu bằng vốn pháp định trong
trường hợp kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định).
Vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra các hoạt động kinh doanh. Vốn được
xem là số tiền ứng trước cho kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp có
thể vận dụng các hình thức huy động và đầu tư vốn khác nhau để đạt được mức sinh
lời cao nhất nhưng vẫn nàm trong khuôn khổ pháp luật.
Vốn được hiểu là giá trị bằng tiền của những nguồn lực bỏ ra nhằm mục đích
kiếm lời. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản
doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Vốn kinh
doanh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Hai nguồn cơ bản hình thành nên
vốn kinh doanh là: vốn chủ sở hữa và chủ phải trả.
3.1.1.1 Vốn chủ sở hữu.
Nguồn vốn mchur sở hữa biểu hiện qua quyền sở hữu của các doanh nghiệp đối
với các tài sản hiện có ở doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữa được tạo lên từ các nguồn:
-

Số tiền đóng góp của nhà đầu tư – chủ doanh nghiệp.

-

Lợi nhuận chưa phân phối – số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.


Ngoài hai nguồn chủ yếu trên, vốn chủ sở hữa còn bao gồm chênh lệch, đánh
giá lại tài sản, chênh lệch tỉ giá, các quỹ thuộc doanh nghiệp (quỹ đầu tư phát triển,
quỹ dự phòng tài chính…)

13


3.1.1.2 Nợ phải trả:
Nợ phải trả bao gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, các khoản phải trả phải
nộp khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả, nộp như: phải trả người bán, phải trả công nhân
viên, phải trả khách hàng, các khoản phải nộp cho Nhà nước.
3.1.2. Phân loại vốn:
Như khái niệm đã nêu, chúng ta thấy vốn có nhiều loại và tùy vào căn cứ để
chúng ta phân loại vốn:
- Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia làm hai loại: vốn hữa hình và
vốn vô hình.
- Căn cứ vào phương thức luân chuyển, vốn được chia làm hai loại: vốn cố định
và vốn lưu động.
- căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia làm hai loại: vốn ngắn hạn và
vốn dài hạn.
- Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn được hình thành từ hai nguồn cơ bản: vốn
chủ sở hữa và nợ phải trả.
- Căn cứ vào nội dung vật chất, vốn được chia làm hai loại: vốn thực còn gọi là
(vốn vật tư hàng hóa) và vốn tài chính (hay còn gọi là vốn tiền tệ).
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình với các chu
kỳ được lập đi, lập lại, mỗi chu kỳ được chia làm nhiều giai đoạn từ chuẩn bị sản xuất,
sản xuất và tiêu thụ. Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn được
luân chuyển và tuần hoàn không ngừng, trên cơ sở đó hình thành vốn cố định và vốn
lưu động mà chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn vai trò của chúng.
3.1.2.1 Vốn cố định:

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải có tư
liệu lao động, đó chính là đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị… chúng giữ vai trò
quan trọng trong quá trình lao động.
Trong nền sản xuất hàng hóa, việc mua sắm hay quản lý tư liệu lao động phải
sử dụng tiền tệ. Chính vì lẽ đó doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh phải ứng
trước một số tiền vốn nhất định về tư liệu lao động. Số vốn này được luân chuyển theo

14


mức hao mòn dần của tư liệu lao động. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu lao
động vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất
kinh doanh, trong thời gian sử dụng chúng bị hao mòn dần do tác độngcủa cường độ
sử dụng, của môi trường và tiến bộ khoa học – công nghệ. Vì vậy giá trị của tư liệu lao
động phụ thuộc vào mức hao mòn vật chất được chuyển dần từng bộ phận vào sản
phẩm mới. Bộ phận giá trị chuyển dịch của tư liệu lao động hợp thành một yếu tố chi
phí sản xuất của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được thực hiện. Vì có
đặc điểm trong quá trình luân chuyển dần, cho lên bộ phận vốn ứng trước này là vốn
cố định.
Từ những nhận định đã nêu ta thấy:
Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn ứng trước về những tư liệu lao động
chủ yếu mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm
mới cho đến khi tư liệu lao động hết thời hạn dụng thì vốn cố định mới hoàn thành một
lần luân chuyển (hoặc hoàn thành một vòng tuần hoàn).
Vốn cố định phản ánh giá trị bằng tiền bộ phận tư liệu lao động chủ yếu của
doanh nghiệp. Tư liệu lao động lại là cơ sở vật chất của nền sản xuất xã hội. Chính vì
thế, vốn cố định có tác dụng rất lớn đối với việc phát triển nền sản xuất xã hội.
Tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp có sự khác nhau ở chỗ: khi bắt
đầu hoạt động, vốn cố định của doanh nghiệp có giá trị bằng giá trị của tài sản cố định.
Về sau giá trị của vốn cố định thấp hơn giá trị nguyên thủy (nguyên giá) của tài sản cố

định do khoản khấu hao đã trích.
Trong quá trình luân chuyển, hình thái hiện vật của vốn cố định vẫn giữ nguyên
(đối với tài sản cố định hữu hình), những hình thái giá trị của nó lại thông qua hình
thức khấu hao chuyển dẫn từng bộ phận thành quỹ khấu hao. Do đó, trong công tác
quản lý vốn cố định phải đảm bảo hai yêu cầu: một là bảo đảm tài sản cố định của
doanh nghiệp được toàn vẹn và nâng cao hiệu quả sử dụng của nó; hai là phân tích
chính xác số trích lập quỹ khấu hao, đồng thời phân bổ và sử dụng quỹ này để bù đắp
giá trị hao mòn, thực hiện tái sản xuất tài sản cố định.

15


Sau khi đã ứng một số vốn cho tư liệu lao động, để tiến hành sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp cần phải có đối tượng lao động và sức lao động. Đây chính là
vốn lưu động tại doanh nghiệp.
3.1.2.2 Vốn lưu động:
Vốn lưu động là vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương. Trong thực
tế vận động, chúng thể hiện thông qua khình thái tồn tại như nguyên vật liệu ở khâu dự
trữ sản xuất, sản phẩm đang chế tạo ở khâu sản xuất trực tiếp, thành phẩm, hàng hóa,
tiền tệ ở khâu lưu thông.
Đối tượng lao động ở doanh nghiệp biểu hiện thành hai bộ phận: một bộ phận là
vật tư dự trữ để chuẩn bị sản xuất, một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình
chế biến (sản phẩm đang chế tạo, bán sản phẩm tự chế). Hình thái hiện vật của hai bộ
phận này là tài sản lưu động. Tài sản lưu động phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất
là tài sản lưu động sản xuất.
Trong hoạt động kinh doanh, không phải lúc nào sản phẩm sản xuất ra được
tiêu thụ ngay. Thực tế cho thấy, sau khi sản phẩm hoàn thành, doanh ghiệp phải chọn
lọc, đóng gói, tích lũy thành lô hàng, thanh toán với khách hàng…nên hình thành một
số khoản vật tư và tiền tệ (thành phẩm, vốn bằng tiền, khoản phải trả…) Những khoản
vật tư và tiền tệ phát sinh trong quá trình lưu thông gọi là tài sản lưu thông.

Do tính chất liên tục của hoạt động kinh doanh, mọi doanh nghiệp phải có một
số vốn thỏ đáng để mua sắm tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông.
Cả hai loại tài sản này vận động không ngừng và thay thế lẫn nhau để quá trình
sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Trong nền kinh tế hàng hóa, tài sản lưu
động sản xuất và tài sản lưu thông được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Số vốn ứng
trước cho những tài sản này gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vây vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng trước về đối tượng lao động
và tiền lương tồn tại dưới các hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo,
thành phẩm, hàng hóa, tiền tệ hoặc đó là vốn ứng trước về taifsanr lưu động sản xuất
và tài sản lưu thông ứng ra bằng số vốn lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản
xuất được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển giá trị toàn bộ,
vào giá thành sản phẩm và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất.

16


Vốn lưu động là điều kiện vật chất, không thể thiếu được của quá trình sản xuất
kinh doanh, doa đặc điểm tuần hoàn của vốn lưu động, trong cùng một lúc nó phân bổ
trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Để tổ
chức hợp lý sự tuần hoàn của các tài sản ở doanh nghiệp. Để quá trình sản xuất kinh
doanh diễn ra liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn để đầu tư vào các hình thái khác
nhau như đã nêu làm cho các hình thái này có mức tồn tại hợp lý và đồng bộ.
Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động của vật
tư. Trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư. Vốn
lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượng vật tư hàng hóa dự trữ ở các khâu nhiều hay
ít. Mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư sử
dụng có tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý
hay không. Vì thế, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động còn có thể kiểm tra
một cách toàn diện việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của tài sản quốc gia. Tại doanh

nghiệp, tổng số vốn lao động và tính chất sử dụng của nó có quan hệ chặt chẽ với
những chỉ tiêu công tác cơ bản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ, kịp
thời nhu cầu vốn cho sản xuất, ra sức tiết kiệm vốn, phân bổ vốn hợp lý, trên các giai
đoạn luân chuyển, tăng nhanh tấc độ luân chuyển vốn, thì số vốn ít nhất có thể đạt hiệu
quả kinh tế cao nhất. Hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm là điều kiện
để thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách, trả nợ vay, thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động.
3.1.3 Cấu trúc vốn của doanh nghiệp và bảo toàn vốn:
3.1.3.1 Cấu trúc vốn của doanh nghiệp:
Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được thể hiện trên bảng cân đối kế toán, ở đó nó
mô tả sức mạnh tài chính của doanh nghiệp: những thứ doanh nghiệp hiện có, và các
thứ doanh nghiệp còn nợ tài một thời điểm.
Dựa vào bảng cân đối kế toán, cụ thể bên nguồn vốn sẽ cho ta thấy được cấu
trúc vốn của doanh nghiệp: doanh nghiệp đã sử dụng vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vốn
vay bao nhiêu, và những nguồn vốn được tài trợ từ các lĩnh vự khác bao nhiêu.

17


3.1.3.2 Vấn đề bảo toàn vốn kinh doanh:
Bước vào lĩnh vực kinh doanh là để kiếm lời phần thu về trước mắt là để bù
đắp phần vốn đã bỏ ra. Trong nền kinh tế thi trường, doanh nghiệp bảo toàn được vốn,
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp
đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Biểu hiện trên thực tế là
quy mô của doanh nghiệp được mở rộng đời sống nhân viên cải thiện, mối quan hệ với
khách hàng ngày càng tốt đẹp, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.
Thông qua những biểu hiện nêu trên, cho thấy doanh nghiệp đang thịnh vượng
đang trên đà phát triển rất tốt. Một lần nữa có thể khẳng định rằng, vấn đề bảo toàn
vốn là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của tất cả doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế.

3.2. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN.
3.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các tương quan giữa kết quả hoạt động của
các sự vật hiện tượng với nguồn lực đã sử dụng, bao gồm hiệu quả kinh tế, xã hội, đời
sống, phát triển nhận thức…vv. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là khái niệm cụ thể,
chuyên sâu về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của một cá nhân, một đơn vị…Hiệu quả
kinh tế là tối đa hóa kết quả của một hoạt động nào đó, của một sự vật hiện tượng
trong điều kiện hạn hẹp các yếu tố đầu vào: nhờ tích cực sản xuất Công ty Cổ phần cao
su Đồng Phú đã đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Nhờ tích cực cải tiến kỹ
thuật lao động sản xuất của nhiều thế hệ mà tri thức của loài người không ngừng hoàn
thiện…
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả luôn là vấn đề được mọi doanh
nghiệp và toàn xã hội quan tâm. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế, phản ánh
trình độ sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế để thực
hiện mục tiêu đề ra.
Hiệu quả kinh doanh = kết quả “đầu ra” / chi phí “đầu vào”
Hiệu quả chính là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu. Hiệu quả kinh
doanh là kết quả “đầu ra” tối đa trên chi phí “đầu vào” tối thiểu.

18


×