Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA CLB TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHU VỰC LÀNG ĐẠI HỌC THỦ ĐỨC – TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.92 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ THU THỦY

NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC THAM GIA CLB TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN
KHU VỰC LÀNG ĐẠI HỌC
THỦ ĐỨC – TP.HCM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ THU THỦY

NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC THAM GIA CLB TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN
KHU VỰC LÀNG ĐẠI HỌC
THỦ ĐỨC – TP.HCM

Ngành: Quản trị kinh doanh


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TRẦN MINH TRÍ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU VÀ
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU THAM GIA CLB
TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHU VỰC LÀNG ĐẠI HỌC THỦ ĐỨC TPHCM”, do PHẠM THỊ THU THỦY, sinh viên khóa 33, ngành QUẢN TRỊ KINH
DOANH, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TRẦN MINH TRÍ
Giáo viên hướng dẫn
(chữ ký)

________________________
Ngày tháng năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)

__________________
Ngày tháng năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)


____________________
Ngày tháng năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Để có được thành quả và sự trưởng thành như ngày nay, tôi đã nhận được sự
yêu thương, quan tâm và giúp đỡ của nhiều người.
Trước hết, tôi xin được gửi lòng biết ơn sâu nặng đến Cha Mẹ tôi – những
người đã trải qua bao nhiêu khó khăn và vất vả để nuôi dưỡng tôi nên người.
Thứ hai, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô, đặc biệt là
quý thầy cô Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm đã giảng dạy, truyền đạt cho
tôi những kiến thức trong suốt bốn năm trên giảng đường. Đó chính là hành trang và
nền tảng vững chắc để tôi có thể tự tin bước vào đời.
Thứ ba, tôi xin gửi lời biết ơn đến thầy Trần Minh Trí – Người Thầy đã trực
tiếp, tận tình hướng dẫn tôi và dạy cho tôi biết thêm rất nhiều điều trong suốt quá trình
làm đề tài.
Thứ tư, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè thân yêu của tôi, những người đã
luôn quan tâm, giúp đỡ tôi và luôn ở bên cạnh tôi trong những thời điểm khó khăn
nhất.
Và sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả mọi người, những người đã giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài này. Tôi sẽ ghi nhận những giá trị cao quý đó bằng lòng biết ơn vô hạn và
kính chúc mọi người được nhiều sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn !

TP.HCM, ngày 17 tháng 06 năm 2011
Sinh viên
Phạm Thị Thu Thủy


NỘI DUNG TÓM TẮT

PHẠM THỊ THU THỦY, Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh. Tháng 07 năm 2011. “Nghiên Cứu và Phân Tích các Nhân Tố
Ảnh Hưởng đến Nhu Cầu Tham Gia CLB Tiếng Anh của Sinh Viên Khu Vực
Làng Đại Học Thủ Đức – Tp.HCM”.
PHAM THI THU THUY, Faculty of Economics, Agriculture and Forestry
University – Ho Chi Minh City. July 2011. “Researching and Analysing Factors
That Affect the Students Participating in English Speaking Club in Thu Duc
University Village – Ho Chi Minh City”.
Khóa luận tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia CLB Tiếng
Anh của sinh viên trên cơ sở phân tích 94 mẫu điều tra sinh viên tại khu vực làng ĐH
Thủ Đức – Tp.HCM. Qua đó đề ra những ý tưởng cho việc xây dựng hội quán cà phê
CLB TA ngay tại khu vực làng ĐH Thủ Đức Tp.HCM.
Quá trình nghiên cứu đã lấy thông tin từ việc phỏng vấn trực tiếp các bạn sinh
viên khu vực làng ĐH Thủ Đức Tp.HCM và số liệu thu thập được từ sách, báo,
Internet.
Bằng phương pháp phân tích kinh tế lượng đề tài đã ước lượng mô hình những
yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia CLB Tiếng Anh của sinh viên khu vực Thủ
Đức. Kết quả cho thấy, những yếu tố về kỹ năng học Tiếng Anh, chuyên ngành, mức
độ thường xuyên tham gia CLB Tiếng Anh, địa chỉ, giới tính của sinh viên ảnh hưởng
đến quyết định tham gia CLB Tiếng Anh của các bạn sinh viên. Ngoài ra, còn có các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đó là thời gian học Tiếng Anh, quan niệm học Tiếng
Anh, điểm trung bình, mục tiêu muốn đạt được trong Tiếng Anh, …. Đồng thời, khóa
luận cũng nêu ra một số những đề xuất và ý tưởng xây dựng hội quán cà phê CLB
Tiếng Anh tại khu vực đã điều tra sau khi đã nghiên cứu nhu cầu tham gia CLB Tiếng
Anh của các bạn sinh viên.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn .....................................................................................4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................5
2.1.Tổng quan địa điểm nghiên cứu ............................................................................5
2.1.1. Giới thiệu chung về quận Thủ Đức ...............................................................5
2.1.2. Sơ lược về Làng Đại học Thủ Đức .............................................................11
2.2. Thực trạng đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam .........................................................11
2.2.1. Thực trạng tình hình đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam ..................................11
2.2.2. Tình hình học ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam ......................................13
2.3. Một số hội quán cà phê CLB TA tiêu biểu tại Tp.HCM ....................................14
2.3.1. Drink and Talk .............................................................................................14
2.3.2. Master's Cup Coffee House HCM ...............................................................15
2.3.3. Education Café .............................................................................................16
2.3.4. M&M Café ...................................................................................................17
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................18
3.1.Cơ sở lý luận ........................................................................................................18
3.1.1. Nghiên cứu khoa học ..................................................................................18
3.1.2. Nghiên cứu thị trường .................................................................................19
3.1.3. Nhu cầu .......................................................................................................22
3.1.4. Câu lạc bộ....................................................................................................25
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................26
3.2.1. Thu thập số liệu ...........................................................................................26
v



3.2.2. Phương pháp phân tích................................................................................26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................30
4.1. Đặc điểm các sinh viên được phỏng vấn ............................................................30
4.1.1. Giới tính .......................................................................................................30
4.1.2. Địa chỉ ..........................................................................................................31
4.1.3. Trường học ...................................................................................................31
4.1.4. Chuyên ngành...............................................................................................32
4.1.5. Năm học .......................................................................................................32
4.1.6. Kết quả học tập.............................................................................................33
4.1.7. Số năm đã học tiếng Anh .............................................................................33
4.2. Tình hình học tiếng Anh của sinh viên ...............................................................34
4.2.1. Địa điểm học tiếng Anh ..............................................................................34
4.2.2. Thời gian tự học tiếng Anh ..........................................................................35
4.2.3. Quan niệm về việc học tiếng Anh của sinh viên ..........................................35
4.2.4. Mục tiêu tiếng Anh muốn đạt được của sinh viên .......................................36
4.2.5. Tự đánh giá về các kỹ năng hiện tại của sinh viên ......................................37
4.3.Tình trạng và nhu cầu tham gia CLB tiếng Anh của Sinh viên ...........................38
4.3.1. Tình trạng tham gia CLB tiếng Anh của sinh viên ......................................38
4.3.2. Động cơ tham gia CLB tiếng Anh của sinh viên .........................................39
4.3.3. Mức độ thường xuyên đi đến CLB tiếng Anh của sinh viên .......................40
4.3.4. Thói quen đi đến CLB tiếng Anh của sinh viên...........................................41
4.3.5. Địa điểm sinh viên tham gia CLB tiếng Anh ...............................................41
4.3.6. Kênh thông tin giúp sinh viên biết đến hoạt động của CLB ........................42
4.3.7. Số người đi cùng đến CLB ...........................................................................43
4.4. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tham gia CLB của sinh viên ......43
4.4.1. Mô hình hồi quy ...........................................................................................44
4.4.2. Kiểm định giả thiết mô hình hồi quy ...........................................................46
4.4.3. Giải thích mô hình hồi quy ..........................................................................50

4.5.Ý tưởng xây dựng hội quán cà phê CLB tiếng anh .............................................51
4.5.1. Hội quán cà phê CLB TA và tiềm năng tương lai .......................................52
4.5.2. Ý tưởng xây dựng hội quán cà phê CLB TA ...............................................55
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................61
5.1. Kết luận ...............................................................................................................61
vi


5.2. Kiến nghị.............................................................................................................63
5.2.1. Kiến nghị đối với nhà đầu tư .......................................................................63
5.2.2. Kiến nghị đối với các ban ngành cơ quan hữu quan và chính phủ ............64
5.2.3. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................66

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLB

Câu lạc bộ

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

ĐH

Đại Học


TA

Tiếng Anh

KTX

Ký Túc Xá

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Thống Kê Giới Tính Mẫu Điều Tra ..............................................................30
Bảng 4.2. Địa Điểm Mẫu Điều Tra ...............................................................................31
Bảng 4.3. Thống Kê Các Trường Học của Nhóm Khảo Sát .........................................32
Bảng 4.4. Thống Kê Ngành Học của Nhóm Điều Tra ..................................................32
Bảng 4.5. Thống Kê Năm Học ......................................................................................33
Bảng 4.6. Thống Kê Kết Quả Học Tập ở Trường Đại Học của Sinh Viên ...................33
Bảng 4.7. Thống Kê Số Năm Đã Học Tiếng Anh của Sinh Viên .................................34
Bảng 4.8. Địa Điểm Học TA .........................................................................................34
Bảng 4.9. Thống Kê Thời Gian Học Tiếng Anh của Sinh Viên ...................................35
Bảng 4.10. Quan Niệm về Việc Học Tiếng Anh của Sinh Viên ...................................35
Bảng 4.11. Mục Tiêu Muốn Đạt Được về Trình Độ Tiếng Anh của Sinh Viên ...........36
Bảng 4.12. Thống Kê Kỹ Năng Hiện Tại của Sinh Viên ..............................................37
Bảng 4.13. Khảo Sát Tín Hiệu của Sinh Viên về việc Tham Gia CLB Tiếng Anh ......38
Bảng 4.14. Lý Do Không Tham Gia CLB Tiếng Anh ..................................................39
Bảng 4.15. Những Mục Đích Đi Đến CLB Anh Văn ...................................................40
Bảng 4.16. Mức Độ Thường Xuyên Đến CLB của Sinh Viên ......................................40
Bảng 4.17. Thói Quen Đi Đến CLB của Sinh Viên ......................................................41

Bảng 4.18. Thống Kê Địa Điểm Giao Tiếp Tiếng Anh ................................................42
Bảng 4.19. Các Phương Tiện Giúp Sinh Viên Biết Đến CLB Anh Văn .......................42
Bảng 4.20. Thống Kê Số Lượng Sinh Viên Đi Cùng Đến CLB ...................................43
Bảng 4.21. Mô Hình Hồi Quy .......................................................................................45
Bảng 4.22. Hệ Số Xác Định Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến Thông Qua R2 ...................46
Bảng 4.23. Kiểm Định Durbin-Watson .........................................................................47
Bảng 4.24. Kiểm Định Giả Thuyết về Các Hệ Số Hồi Qui Riêng ................................49
Bảng 4.25. Tín Hiệu của Sinh Viên về Hội Quán Cà Phê CLB Tiếng Anh..................52
Bảng 4.26. Dự định Tham Gia Hội Quán Cà Phê CLB Tiếng Anh của Sinh Viên ......53
Bảng 4.27. Thống Kê việc Sẵn Lòng Chi Trả Chi Phí Tham Gia CLB Tiếng Anh ......54
Bảng 4.28. Mong Muốn của Sinh Viên về Thời Gian Tham Gia CLB Tiếng Anh ......57
ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Quán Café Drink and Talk ............................................................................15
Hình 2.2: Café CLB TA Master’s cup Coffee House ...................................................16
Hình 2.3: M&M Café ....................................................................................................17
Hình 3.1. Thang Hệ Thống Cấp Bậc Đòi Hỏi Maslow .................................................25

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề

Thế kỷ 21 là thế kỷ của toàn cầu hoá, thế kỷ của sự giao lưu và hội nhập quốc

tế. Việt Nam cũng hoà trong xu thế hội nhập của thế giới đồng thời với quá trình đổi
mới toàn diện đất nước. Cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác, chúng ta đang
có những tiền đề để đưa đất nước chuyển sang thời kì mới, thời kì công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
và nhu cầu thương mại, hợp tác quốc tế. Trong bối cảnh thời đại đó, mọi quốc gia trên
thế giới đều phải quan tâm tới mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai,
người sẽ quyết định sự phát triển kinh tế –xã hội ở mỗi quốc gia. Đó là những học
sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, trong thời đại hội nhập mọi mặt như ngày nay, ngoại ngữ - ngôn
ngữ nước ngoài, đặc biệt là Tiếng Anh đang dần trở thành một hành trang không thể
thiếu với mọi người. Ngoại ngữ là phương tiện để thâm nhập, kết nối mọi người, để
“toàn cầu hóa” chính mỗi người. Nó không chỉ là công cụ hữu hiệu trong tay người lao
động trong việc khai thác thông tin tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật cao và học hỏi
kinh nghiệm tốt của các nước trên thế giới về lĩnh vực chuyên ngành của mình mà còn
là một phương tiện hữu ích trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh
thần của con người. Nắm được ngoại ngữ, con người sẽ hiểu biết sâu sắc hơn nữa về
nền văn minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của
chính mình.
Hiện nay nhiều trường đại học trong nước yêu cầu trước khi tốt nghiệp, sinh
viên phải có chứng chỉ B Anh văn hoặc TOEIC 450 như một điều kiện bắt buộc. Thế


nhưng, đối với sinh viên, việc học ngoại ngữ phần lớn là sự đối phó với thầy cô, thi cử,
và các bạn học Tiếng Anh cũng chỉ để đạt chuẩn đầu ra của nhà trường. Ngoại ngữ
được học tại trường đơn thuần chỉ gói gọn trong một số tiết học trên lớp, ngoài ra học
sinh hầu như không có cơ hội để sử dụng vốn ngoại ngữ đó.

Tuy nhiên, ngoại ngữ đôi khi hết sức quan trọng đối với tất cả chúng ta. Đó
chính là lúc ta làm việc cho công ty liên doanh với nước ngoài hay công việc cần tiếp
xúc trực tiếp với người nước ngoài. Giữa hai ứng viên có trình độ và kinh nghiệm
ngang nhau, ưu thế thường nghiêng về phía người thông thạo ngoại ngữ. Vì vậy, người
nào sớm nhận ra vai trò của ngoại ngữ, người đó sẽ không cảm thấy tiếc những năm
tháng ngồi ở ghế nhà trường. Với tuổi trẻ, cơ hội đến mà không đón nhận được thì thật
là đáng tiếc.
Đa số người học ngoại ngữ than phiền là họ học rất lâu song mức độ tiến bộ theo họ tự nhận xét, là rất ít. Học ngoại ngữ đòi hỏi phải có thời gian, sự kiên trì, sự
đam mê (passion) và trên hết là mức độ vận dụng của người học trong thực tiễn.
Học ngoại ngữ trước tiên phải học nghe, nói. Việc đầu tiên, chúng ta cần chú ý
tập nghe để hiểu và đồng thời là nói được một số câu hết sức thông dụng và đơn giản.
Sau đó mới rèn luyện kỹ năng viết. Đây là một yếu điểm của chương trình giáo dục
ngoại ngữ trong nhà trường ở Việt Nam, chỉ chú trọng dạy từ ngữ, ngữ pháp mà ít
quan tâm đến việc dạy nghe, nói. Chính vì vậy, rất nhiều sinh viên sau khi ra trường có
đầy đủ bằng cấp ngoại ngữ trên tay nhưng vẫn không xin được việc làm vì một lý do
đơn giản là họ thiếu kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ.
Để giao tiếp được giỏi thì ta phải thực hành đàm thoại ngoại ngữ hàng ngày.
Hiện nay có không ít những câu lạc bộ tiếng Anh được mở ra nhằm mục đích trau dồi
kỹ năng nói tiếng anh cho sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các câu lạc bộ này
chỉ hoạt động buổi sáng hoặc buổi chiều vào ngày chủ nhật, còn buổi tối và các ngày
khác thì không có. Đó chính là sự hạn chế về thời lượng và không gian để sinh hoạt
trong một CLB. Bên cạnh đó, thông qua khảo sát và đi thực tế, có thể nhận thấy rằng
khu vực làng đại học Thủ Đức là nơi tập trung đông sinh viên nhất trong địa bàn
Thành Phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có rất nhiều các trường Đại học và các Ký Túc Xá
của các trường Đại học tập trung như Đại học Nông Lâm, Đại học Quốc Gia với sáu
thành viên, Đại học Thể Dục Thể Thao…. Nơi đây cũng có rất nhiều những quán cà
2


phê free wifi nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cho sinh viên. Tuy nhiên, nơi này vẫn chưa

có một quán cà phê nào mở ra nhằm phục vụ nhu cầu học ngoại ngữ của các bạn sinh
viên. Và nếu như một quán cà phê “free English” (miễn phí môi trường tiếng Anh)
được mở ra bên cạnh một “rừng” quán cà phê free wifi hiện nay thiết nghĩ là một ý
tưởng hay. Xuất phát từ thực tế đó, có thể thấy rằng việc nghiên cứu thị trường về nhu
cầu tìm đến các câu lạc bộ tiếng Anh nhằm mục đích đề ra ý tưởng cho việc xây dựng
Hội quán cà phê câu lạc bộ tiếng Anh dành cho các bạn sinh viên yêu thích tiếng Anh
muốn được giao lưu, học hỏi và làm quen dựa trên sự hiểu biết cũng như chia sẻ các
kiến thức về tiếng Anh tại khu vực làng Đại học Thủ Đức là điều hết sức cần thiết.
Với lý do đó, đề tài “Nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
việc tham gia CLB tiếng Anh của sinh viên khu vực làng đại học Thủ Đức –
Tp.HCM” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng học TA của sinh
viên, nghiên cứu nhu cầu tham gia CLB tiếng Anh và phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến nhu cầu đi đến CLB tiếng Anh của sinh viên làng đại học Thủ Đức – Tp.HCM,
qua đó đề ra những ý tưởng nhằm xây dựng hội quán cà phê CLB tiếng Anh tại khu
vực đã khảo sát.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng học TA của sinh viên làng đại học Thủ Đức.
- Tìm hiểu nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên làng đại học Thủ Đức.
- Tìm hiểu thói quen đi đến CLB tiếng anh của sinh viên
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia CLB của sinh viên.
- Đề xuất một số giải pháp xây dựng hội quán cà phê CLB Tiếng Anh.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu
a) Giới hạn nội dung đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu nhu cầu tham gia CLB tiếng Anh và phân tích các


nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi đến CLB tiếng Anh của sinh viên làng đại học Thủ
Đức – Tp.HCM để từ đó đề ra ý tưởng và cách thức xây dựng hội quán cà phê CLB

3


tiếng Anh. Đề tài không đi sâu vào việc thiết lập và thẩm định dự án đầu tư hội quán
cà phê CLB TA.
b) Giới hạn không gian
Do thời gian nghiên cứu ngắn nên không thể nghiên cứu thị trường một cách
quy mô mà chỉ tập trung nghiên cứu nhu cầu tham gia CLB TA của sinh viên tại khu
vực làng ĐH Thủ Đức – Tp.HCM, là khu vực có tiềm năng trong việc kinh doanh hội
quán cà phê CLB TA trong tương lai.
c) Giới hạn thời gian
Thời gian thu thập, xử lý số liệu và thực hiện đề tài từ ngày 10/03/2011 đến
ngày 17/06/2011.
1.4.

Sơ lược cấu trúc luận văn
Luận văn được chia làm 5 chương theo bố cục sau:

Chương 1: Mở đầu
Đưa ra những luận điểm nhằm nêu bật lên sự cần thiết của đề tài.
Nêu ra mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
Giới thiệu sơ lược cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả tổng quan địa điểm nghiên cứu: đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, giáo
dục, … khu vực làng ĐH Thủ Đức.
Tìm hiểu thực trạng tình hình học ngoại ngữ ở Việt Nam.
Một số hội quán cà phê CLB TA tiêu biểu ở Tp.HCM.

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Dẫn giải một số cơ sở lý luận làm căn cứ chứng minh các vấn đề liên quan đến
đề tài, các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và các vấn đề được
nghiên cứu, giúp cho người đọc hiểu được vấn đề trình bày.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày nội dung kết quả nghiên cứu chủ yếu của luận văn về vấn đề nghiên
cứu bao gồm phân tích đặc điểm mẫu điều tra từ những số liệu đã thu thập, tìm hiểu
tình hình học ngoại ngữ của sinh viên, phân tích hồi qui, đánh giá nhận định, diễn giải
về các vấn đề nghiên cứu.

4


Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trên cơ sở các kết quả phân tích được để đưa ra kết luận và các kiến nghị làm
cơ sở xây dựng hội quán cà phê CLB TA.

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Giới thiệu chung về quận Thủ Đức
Quận Thủ Đức là một quận nằm ở cửa ngõ phía đông bắc Thành Phố Hồ Chí
Minh, có trụ sở Ủy Ban Nhân Dân đặt ở 43 Nguyễn Văn Bá, Thủ Đức. Vào năm 1997,

Huyện Thủ Đức cũ đã được chia thành ba quận mới là Quận 9, Quận 2 và Quận Thủ
Đức. Diện tích khu vực Thủ Đức là 47,46 km², dân số thống kê đến ngày 1/4/2009 là
442.110 người.
Trên địa bàn của Quận Thủ Ðức có Ga Bình Triệu, Làng đại học Thủ Đức, làng
thiếu niên Thủ Ðức, Khu chế xuất Linh Trung 1 và 2, Ðại học Quốc Gia, và rất nhiều
cảng sông và cảng đường bộ.... Một phần phía Tây Nam của Thủ Ðức được bao bọc
bởi dòng sông Sài Gòn.
a) Lịch sử hình thành quận Thủ Đức
Năm Mậu Dần (1698), Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Minh Vương
Nguyễn Phúc Chu điều vào "kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố thành hai
huyện: lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa), lấy
xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (Gia Định). Năm 1808, vua
Gia Long đổi dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long được nâng lên
thành phủ gồm 4 huyện là Bình An, Phước Chánh, Long Thành và Phước An. Năm
1832, vua Minh Mạng đổi trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa. Năm 1837, vua cho lập
thêm phủ Phước Tuy và 2 huyện Ngãi An và Long Khánh. Huyện Ngãi An chính là là
vùng Thủ Đức ngày nay gồm 4 tổng An Thổ, An Thủy, An Di và An Bình.
Trong thời Pháp thuộc, huyện Ngãi An (Thủ Đức) được cho chuyển sang thuộc
tỉnh Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Trong thời Cộng Hòa (1955-1975)
quận Thủ Đức vẫn tiếp tục là một quận của tỉnh Gia Định. Trước năm 1975, quận Thủ


Đức có diện tích vào khoảng 200 km2 và gồm có tất cả 15 xã với dân số là 184.989
người, bao gồm: Long Thạnh Mỹ, Long Bình, Phú Hữu, Thạnh Mỹ Lợi, Bình Trưng,
Linh Xuân, An Phú, Phước Long, Tam Bình, Linh Đông, Hiệp Bình, Long Trường,
Long Phước, Tăng Nhơn Phú, Phước Bình.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quận Thủ Đức đổi thành huyện Thủ Đức và
trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 6 tháng 3 năm 1997, theo Nghị Định số 3CP do Thủ Tướng Võ Văn Kiệt phê chuẩn, huyện Thủ Đức được chia thành 3 quận:
Quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9. Quận Thủ Đức bao gồm Thị trấn Thủ Đức, xã Linh
Đông, Linh Xuân, Linh Trung, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Bình, và một

phần của các xã Phước Long, Tân Phú và Hiệp Phú. Quận 2 bao gồm các xã An Phú,
Bình Trưng và Thạnh Mỹ Lợi (thêm các xã An Khánh và Thủ Thiêm). Quận 9 bao
gồm các xã Phước Bình, Tăng Nhơn Phú, Long Thạnh Mỹ, Long Bình, Long Phước,
Phú Hữu, Long Trường, và một phần của các xã Phước Long, Tân Phú và Hiệp Phú.
Nguồn tin:
b) Tên gọi
Có thuyết rằng tên gọi Thủ Đức là lấy từ tên một vị quan trấn thủ một khu đồi
xưa trên khu vực này tên là Đức. Về sau, một thương gia tên Tạ Dương Minh đến đây
lập chợ, lấy tên và chức của vị quan trấn thủ tên Đức kia đặt cho chợ Thủ Đức để tỏ
lòng biết ơn. Từ đó có địa danh Thủ Đức.
c) Đơn vị hành chính
Quận Thủ Ðức hiện nay có 12 phường:
- Phường Hiệp Bình Chánh
- Phường Hiệp Bình Phước
- Phường Tam Phú
- Phường Tam Bình
- Phường Linh Chiểu
- Phường Linh Ðông
- Phường Linh Tây
- Phường Linh Xuân
- Phường Linh Trung
- Phường Bình Thọ (trung tâm Quận Thủ Ðức)
6


- Phường Bình Chiểu
- Phường Trường Thọ
d) Giáo dục
Phổ thông
Quận Thủ Đức là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục lớn nhỏ, hiện có:

- 19 trường tiểu học
- 11 trường trung học cơ sở
- 6 trường trung học phổ thông
Ngoài ra, còn phải kể đến cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi hiện đại mang tên Làng
Thiếu Nhi nằm trên đường Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, do Marina Picasso
Foundation thành lập.
Đại học, cao đẳng và dạy nghề
Quận Thủ Đức là nơi tập trung nhiều trường đại học và trung học chuyên nghiệp như:
-

Hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 6 trường
thành viên

-

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

-

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

-

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

-

Trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

-


Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công Nghiệp 2

-

Trường Cao đẳng Xây dựng

-

Trường Cao đẳng Nghề TPHCM

-

Trường Kỹ thuật Công Nghiệp May và Thời trang

-

Trường Dạy nghề người tàn tật trung ương 2

e) Giao thông
Các tuyến đường chính trên Quận Thủ Ðức là : Quốc Lộ 1, Xa Lộ Hà Nội,
Quốc Lộ 13, Quốc Lô 1K, Võ Văn Ngân, Kha Vạn Cân, Ðặng Văn Bi, Tỉnh Lộ 43,
Linh Ðông, Ngô Chí Quốc, Lê Thị Hoa, Hoàng Diệu 2....
Các tuyến đường đang được triển khai: đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi (đang
trọng giai đoạn giải phóng mặt bằng - nối liền sân bay Tân Sơn Nhất đến Sân bay
Long Thành - Ðồng Nai), đường Bình Thái - Gò Dưa (đang tạm ngưng - nối liền ngã
7


tư Bình Phước đến ngã tư Bình Thái - Xa Lộ Hà Nội), tuyến ống nước D2000 Xa Lộ

Hà Nội.
f) Công Nghiệp và Thương Mại
Thủ Đức ngày nay có rất nhiều nhà máy của các xí nghiệp quốc doanh, xí
nghiệp tư doanh, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước
ngoài. Toàn quận hiện nay có khoảng 150 nhà máy có quy mô sản xuất lớn (phần lớn
tập trung trong các Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất) và hàng ngàn nhà máy nhỏ.
Đặc biệt là Khu Chế Xuất Linh Trung được thành lập năm 1993 trên diện tích
khoảng 150 ha, quy tụ được 32 công ty nước ngoài (với tổng số vốn đầu tư là 171 triệu
đô la. Năm 1996, Quận hình thành thêm 2 Khu Công Nghiệp lớn là: Khu Công Nghiệp
Linh Trung-Linh Xuân (450 ha), và Khu Công Nghiệp Bình Chiểu (200 ha).
Về thương mại, quận có một số chợ truyền thống như chợ Bình Triệu, chợ Linh
Xuân, chợ Phước Long, chợ Hiệp Phú, chợ Tăng Nhơn Phú, chợ Tân Phú. Bên cạnh
đó là nhiều khu thương mại và dịch vụ lớn tại các Phường Hiệp Bình Chánh, Tam
Bình,Bình Chiểu, Linh Xuân.
g) Tôn giáo
Thủ Đức tập trung khá nhiều đình chùa, nhà thờ của nhiều tôn giáo khác nhau.
Công giáo
-

An Phong Học Viện (tiểu chủng viện của Dòng Chúa Cứu Thế)

-

Tu viện Dòng Phước Sơn

-

Tu viện Phan Xi Cô (Tăng Nhơn Phú)

-


Nhà thờ Dòng Đa Minh (Trường Thọ)

-

Dòng công Ðức Mẹ Phù Hộ (Phường Tam Phú)

-

Nhà thờ và Tu viện Khiết Tâm (Tam Bình)

-

Nhà thờ Họ đạo Thủ Đức (Linh Chiểu)

Tin Lành
Nhà thờ Hội thánh Tin Lành ở Linh Chiểu
Phật Giáo
-

Chùa Huê Nghiêm (Bình Thọ)

-

Chùa Huỳnh Vỏ (Linh Trung)

-

Chùa Long Nhiểu (Linh Tây)
8



-

Chùa Vạn Quang (Phường Tam Phú)

-

Chùa Vạn Ðức (Phường Tam Phú)

-

Chùa Pháp Trí (Linh Xuân)

-

Chùa Vô Ưu (Linh Đông)

-

Chùa Thiên Phước (Trường Thọ)

-

Chùa Nhất Trụ (tức Một Cột, Bình Thọ)

-

Chùa Bửu Long (Long Bình)


-

Chùa Thanh Sơn (Long Bình)

-

Chùa Xà Lợi Phật Đài (Long Bình)

-

Chùa Kiều Đàm (Tân Phú)

-

Chùa Pháp Bảo(Tân Phú)

-

Chùa Sùng Ðức (Phường Trường Thọ)

-

Chùa Bửu Hương (Phường Trường Thọ)

-

Tu Viện Pháp Hoa (Phường Trường Thọ)

-


Tu viện Quảng Ðức (Phường Trường Thọ)

-

Tu viện Trúc Lâm (Phường Trường Thọ)

Cao Đài
-

Thánh Thất Linh Đông (Phường Linh Chiểu)

-

Thánh Thất Long Vân (Phường Linh Trung)

-

Điện Thờ Phật Mẫu Linh Đông (Phường Linh Chiểu)

-

Điện Thờ Phật Mẫu Long Vân (Phường Linh Trung)

h) Địa điểm giải trí
Làng ẩm thực Thủ Đức
Nằm cách Ngã 4 Thủ Đức vào khoảng 500m, nơi đây là nơi tập trung của hàng
trăm quán nhậu và quán cafe trong khuôn viên khoảng 2 km.
Đường Thống Nhất
Đây là con đường ẩm thực của phường Bình Thọ, là nơi có hàng chục quán ăn,
quán café,...

Đường Võ Văn Ngân

9


Đây là con đường thương mại chính của Quận Thủ Đức, có rất nhiều cửa hàng,
quán ăn,... Du khách có thể đến đây để ăn uống, mua sắm trên con đường này. Đường
luôn đông người nhưng không hề bị tắc đường.
i) Định hướng quy hoạch
Năm 2008, đề án quy hoạch chung của quận Thủ Đức được Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt với tổng diện tích 4.764,89 ha. Theo đó, quận sẽ
được quy hoạch như sau:
Việc phân bố dân cư trên địa bàn quận Thủ Đức chia thành 5 khu ở tập trung:
- Khu ở 1: Nằm ở phía Đông Bắc có diện tích 1.233 ha, gồm các phường Linh
Xuân, Linh Trung, Linh Chiểu và một phần Linh Tây, dân số dự kiến sẽ vào khoảng
100.000 người, mật độ xây dựng cho phép từ 28 - 32%.
- Khu ở 2: Nằm ở phía Nam của quận, bao gồm một phần các phường Trường
Thọ, Bình Thọ, dân số vào khoảng 35.000 người, mật độ xây dựng không chiếm quá
30% diện tích.
- Khu ở 3: Nằm ở phía Tây có diện tích 1.413 ha, bao gồm phường Hiệp Bình
Chánh, Hiệp Bình Phước Dân số dự kiến khoảng 18.000 người, mật độ xây dựng trung
bình 24-28%, dân cư tập trung chủ yếu tại dọc quốc lộ 13.
- Khu ở 4: Có diện tích 620 ha, bao gồm phường Bình Chiểu và một phần các
phường Hiệp Bình Phước, Tam Bình. Dân số dự kiến sau quy hoạch khoảng 100.000
người.
- Khu ở 5: Nằm tại khu ở trung tâm quận với diện tích 885 ha, bao gồm
phường Bình Thọ và một phần các phường Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ, Linh
Tây. Dân số khoảng 135.000 người.
Trung tâm hành chính quận Thủ Đức sẽ được di dời từ phường Bình Thọ về nơi
quy hoạch mới nằm tại phường Tam Phú (theo quy hoạch chung phê duyệt năm 1999).

Các Trung tâm Thương mại - dịch vụ sẽ được phát triển tập trung theo hành lang dọc
các tuyến đường giao thông lớn như: xa lộ Hà Nội, xa lộ Xuyên Á, đường Võ Văn
Ngân, Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – vành đai ngoài... Bên cạnh đó, các Trung tâm văn
hoá – Thể dục thể thao vẫn sẽ nằm tại công viên Tam Phú và khu vực phường Linh
Chiểu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vẫn nằm tại phường Linh Trung.

10


Tuy nhiên, theo 1 số chuyên gia có trách nhiệm thì việc dời trung tâm hành chính của
Quận Thủ Ðức từ Phường Bình Thọ về Phường Tam Phú là 1 việc bất khả thi.
2.1.2. Sơ lược về Làng Đại học Thủ Đức
Làng Đại học Thủ Đức đã được mọi người biết đến từ rất lâu. Đó cũng chính là
tên gọi nôm na của Làng ĐH Quốc Gia Tp.HCM và các trường ĐH, các khu Ký túc xá
lân cận như trường ĐH Thể Dục Thể Thao Tp.HCM, ĐH Nông Lâm Tp.HCM. Làng
ĐH Thủ Đức được coi là nơi tập trung đông nhất số lượng sinh viên Tp.HCM.
- ĐH Quốc Gia TP.HCM (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam National
University, Ho Chi Minh City, viết tắt: VNU - HCM) là một trong hai ĐH quốc gia
của Việt Nam, đặt tại Tp.HCM. Đây là một trong những trung tâm đào tạo chất lượng
cao của Việt Nam. Hiện nay, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 6
trường ĐH thành viên và một khoa trực thuộc: Trường Đại học Bách khoa, Trường
ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Quốc
tế, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Kinh tế - Luật và Khoa trực thuộc
ĐH Quốc Gia là Khoa Y.
- ĐH Thể Dục Thể Thao Tp.HCM là một trường ĐH chuyên đào tạo những
ngành thuộc chuyên ngành thể thao. Trường ĐH này có trụ sở đặt tại Phường Linh
Trung, Quận Thủ Đức, Tp.HCM và cũng trực thuộc Làng ĐH Thủ Đức.
- ĐH Nông Lâm Tp.HCM là trường đại học đa ngành, trực thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha, thuộc khu phố 6, phường Linh Trung,
Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (phía Bắc) và Huyện Dĩ An - Tỉnh Bình

Dương. Tuy không thuộc ĐH Quốc Gia Tp.HCM nhưng ĐH Nông Lâm vẫn được liệt
vào danh sách Làng ĐH Thủ Đức.
Vì nằm giáp ranh giữa TP HCM và tỉnh Bình Dương, Làng ĐH Thủ Đức chịu
sự quản lý của cả Công an quận Thủ Đức và Công an xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh
Bình Dương. (Nguồn tin: )
2.2.

Thực trạng đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam

2.2.1. Thực trạng tình hình đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam
Ngày nay, Ngoại ngữ là môn học có nhiều tiết trong các môn học ở chương
trình phổ thông, có đến 3 tiết mỗi tuần và hiện nay, ở một số nơi, học sinh bắt đầu học
ngoại ngữ từ lớp 3, vậy mà học hết phổ thông học sinh vẫn không thể sử dụng ngoại
11


ngữ. Thêm nữa, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngoại ngữ là môn thi bắt buộc, có vị trí
ngang hàng với môn Toán và Ngữ Văn. Ngoài ra, hệ thống các trường, khoa đào tạo
giáo viên ngoại ngữ đến các cơ sở, vật chất, phương tiện, thiết bị, vv. để phục vụ cho
yêu cầu môn học này cũng luôn được quan tâm đầu tư. Những ưu tiên đó, chứng tỏ
môn học ngoại ngữ, từ lâu đã được Nhà nước, ngành giáo dục coi trọng. Bởi vì môn
học này có một ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh, sinh viên Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng. Không thông thạo ngoại ngữ thì
không thể hiểu biết và làm việc lâu dài với những đối tác nước ngoài được. Hiện nay,
môn ngoại ngữ ở các trường phổ thông Việt Nam tập trung vào một số ngoại ngữ như
tiếng Anh (TA), Nhật, Trung, Nga, Pháp…, trong đó TA là chủ yếu, chiếm đa số số
lượng học sinh theo học. Ngày nay, trừ các thành phố lớn ra, ở các tỉnh lẻ, số lượng
trung tâm ngoại ngữ mà duy trì được số lượng học sinh, sinh viên theo học rất ít. Còn
ở các trường Cao đẳng, ĐH trên toàn quốc thì tình hình học ngoại ngữ của các sinh
viên cũng đang ở mức đáng báo động. Hầu hết các sinh viên không chuyên khoa ngoại

ngữ đang theo học tại các trường Cao đẳng, ĐH trên toàn quốc xem việc học ngoại
ngữ như để đối phó với thầy cô, thi cử. Họ học ngoại ngữ cốt chỉ để lấy bằng cấp để có
thể đạt chuẩn đầu ra của trường mà không có ý niệm về việc sử dụng ngoại ngữ trong
tương lai.
Do vậy, có một thực tế đáng buồn là, mặc dù đã có thời gian dài, tới 7 năm học
ngoại ngữ nhưng hầu hết học sinh hết lớp 12 ở Việt Nam vẫn không thể nghe, không
nói được mấy từ, mấy câu ngoại ngữ. Về điều này thì học sinh, sinh viên Việt Nam
thua xa học sinh, sinh viên các nước trong khu vực về các kỹ năng nghe và nói ngoại
ngữ.
Có người nói: “học sinh bây giờ học, đọc, viết, nói tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ (môn
Ngữ văn) còn chưa xong thì bắt tụi nó phải học, đọc, nói, nghe tiếng nước ngoài sao
được”. Đúng là, môn học ngoại ngữ là một môn học khó khăn đối với lứa tuổi các em.
Vì học không được, nhiều người trở nên chán nản, mệt mỏi rồi sợ hãi, trốn tránh và kết
quả là đành bỏ luôn. Tình trạng này xảy ra rất nhiều. Mặt khác, cách đánh giá kiểm tra,
thi cử môn ngoại ngữ ở Việt Nam lâu nay rất lạc hậu, phiến diện. Do thi cử bằng hình
thức viết, trắc nghiệm nên trong quá trình dạy, kiểm tra ở tại lớp các thầy cô giáo cũng
dạy và kiểm tra theo cách tập trung vào kĩ năng viết, các chủ điểm về ngữ pháp, còn kĩ
12


năng đọc, nghe, nói hầu như bị xem nhẹ, lướt qua, khiến cho học sinh học nhiều mà
chẳng biết nói, nghe tiếng ngoại ngữ là hệ quả hiển nhiên. Đánh giá kiểm tra, thi cử là
một khâu cực kì quan trọng, có tác động lớn đến việc dạy và học của cả thầy và trò. Vì
vậy, giáo viên cần phải chú trọng nhiều hơn nữa việc rèn kĩ năng nói, nghe cho học
sinh, sinh viên. Đến lúc kiểm tra hết học kì, tất nhiên phải có phần kiểm tra nghe, nói.
Tuy tốn thời gian và công sức hơn nhiều so với hình thức thi viết, trắc nghiệm hiện
nay nhưng cái đạt được của nó là rất lớn, rất cần thiết.
(nguồn tin: />ID=9&News=265)
2.2.2. Tình hình học ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam
Hầu hết các bạn sinh viên mới nhập trường, và đặc biệt là các bạn sinh viên

chưa từng tiếp xúc với TA thường gặp nhiều trở ngại và khó khăn khi học TA. Và nếu
không biết cách đầu tư hợp lí, tìm kiếm phương pháp học tập và trau dồi ngoại ngữ
phù hợp, thì việc kiếm được một việc làm sau khi ra trường sẽ càng khó khăn với các
bạn trong thời buổi hội nhập này.
Đối với các bạn sinh viên chuyên khối A, C hầu như không chú trọng đến việc
học TA. Các bạn gần như đã phải “vật lộn” với môn TA trong tất cả các kỳ học tập từ
những năm học Phổ thông. Còn đối với các bạn sinh viên ngoại tỉnh ở tất cả các
trường đại học mà không thi khối D, thì "vốn liếng" tiếng Anh của các bạn rất "nghèo
nàn". Hầu hết chỉ dừng lại ở một vài cấu trúc ngữ pháp thông thường với vốn từ vựng
ít ỏi và phát âm thì “chệch chuẩn” đến không ngờ.
(nguồn: />Thế nhưng, khó khăn lớn nhất mà các bạn sinh viên gặp phải lại chính là việc
tìm kiếm một khóa học đào tạo tiếng Anh đúng chuẩn ngôn ngữ quốc tế và hợp lí với
thời gian, khả năng tài chính của sinh viên - một khóa học để các bạn có thể nhanh
chóng vượt qua được những hạn chế, thiệt thòi do tính chất “vùng miền” tạo nên. Đa
số các trung tâm tiếng Anh "bình dân" mà các bạn sinh viên có thể lựa chọn lại làm ăn
theo kiểu “đem con bỏ chợ”. Các bạn chỉ cần đăng ký, đóng tiền đầy đủ rồi “muốn học
ra sao thì học”. Chất lượng giáo viên và các quyền lợi của học viên không phải là vấn
đề quan tâm của họ. Tìm đến những trung tâm có danh tiếng, “chất lượng cao” thì hầu
13


×