Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Khảo sát thuật ngữ bưu chính viễn thông trong tiếng anh và cách chuyển dịch sang tiếng việt ( Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 210 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THIẾT

KHẢO SÁT THUẬT NGỮ
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TRONG TIẾNG ANH
VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành
Mã số

: Ngôn ngữ học
: 9229020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Phạm Hùng Việt

Hà Nội - 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những tư liệu và số liệu trong luận án là trung thực. Đề tài nghiên cứu
và các kết quả chưa được ai công bố.
Tác giả luận án



Nguyễn Thị Thiết

ii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN ............ 7
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 7
1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam .................................. 7
1.1.1.Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới ............................................................... 7
1.1.2.Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam................................................................. 9
1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ BCVT trên thế giới và ở Việt Nam. ................... 11
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ BCVT trong tiếng Anh ............................................ 11
1.2.2.Tình hình nghiên cứu thuật ngữ BCVT ở Việt Nam ......................................................... 12
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................................................ 13
2.1. Một số vấn đề lí thuyết về thuật ngữ ........................................................................ 13
2.1.1. Vị trí thuật ngữ trong hệ thống ngôn ngữ .................................................................. 13
2.1.2. Quan niệm về thuật ngữ ............................................................................................. 14
2.1.3. Phân biệt thuật ngữ và một số đơn vị liên quan ........................................................ 18
2.1.4. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ .................................................................................... 21
2.2. Thuật ngữ và lí thuyết định danh .............................................................................. 27
2.2.1. Khái niệm định danh .................................................................................................. 27
2.2.2. Lí thuyết định danh .................................................................................................... 27
2.2.3. Quá trình định danh................................................................................................... 29
2.2.4. Nguyên lý định danh .................................................................................................. 29
2.3. Về hệ thống thuật ngữ BCVT .................................................................................... 30
2.3.1. Về bưu chính .............................................................................................................. 31

2.3.2. Về viễn thông ............................................................................................................. 32
2.3.3. Về thuật ngữ bưu chính viễn thông .......................................................................... 34
2.4. Lí thuyết dịch thuật và vấn đề dịch thuật ngữ ......................................................... 37
2.4.1. Khái quát về dịch thuật .............................................................................................. 37
2.4.2. Khái niệm tương đương trong dịch thuật .................................................................. 39
2.4.3. Các kiểu tương đương dịch thuật .............................................................................. 41
2.4.4. Vấn đề dịch thuật ngữ ................................................................................................ 43
2.4.5. Quan hệ giữa nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch thuật ngữ ................................. 44
2.4.6. Dịch thuật ngữ BCVT Anh – Việt.............................................................................. 45
2.5. Tiểu kết ........................................................................................................................ 46

i


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
TIẾNG ANH ....................................................................................................................... 48
2.1.Thuật ngữ BCVT và các thành tố cấu tạo thuật ngữ BCVT trong tiếng Anh ....... 48
2.1.1. Xác định hệ thuật ngữ BCVT ..................................................................................... 48
2.1.2. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ BCVT................................................................................. 48
2.2. Đặc điểm của thuật ngữ BCVT tiếng Anh có cấu tạo là từ ............................... 51
2.2.1 Đặc điểm từ loại của thuật ngữ BCVT tiếng Anh là từ............................................... 52
2.2.2.Phân loại thuật ngữ BCVT tiếng Anh ....................................................................... 53
2.2.3.Thuật ngữ BCVT tiếng Anh là từ ghép ....................................................................... 56
2.3. Đặc điểm của thuật ngữ BCVT tiếng Anh có cấu tạo là ngữ ....................................... 61
2.3.1. Số lượng thành tố cấu tạo thuật ngữ BCVT trong tiếng Anh..................................... 61
2.3.2. Các thuật ngữ BCVT tiếng Anh là danh ngữ ............................................................. 62
2.3.2. Các thuật ngữ BCVT tiếng Anh là tính ngữ ............................................................... 65
2.3.4.Thuật ngữ BCVT tiếng Anh là từ tắt ........................................................................... 69
2.4. Mô hình cấu tạo của hệ thuật ngữ BCVT tiếng Anh .................................................. 72
2.4.1. Mô hình cấu tạo 1 ...................................................................................................... 72

2.4.2. Mô hình cấu tạo 2 ...................................................................................................... 73
2.4.3. Mô hình cấu tạo 3 ...................................................................................................... 73
2.4.4 Mô hình cấu tạo 4 ....................................................................................................... 74
2.4.5. Mô hình cấu tạo 5 ...................................................................................................... 75
2.4.6. Mô hình cấu tạo 6 ...................................................................................................... 76
2.4.7. Mô hình cấu tạo 7 ...................................................................................................... 77
2.4.8. Mô hình cấu tạo 8 ...................................................................................................... 78
2.4.9. Mô hình cấu tạo 9 ...................................................................................................... 79
2.5. Tiểu kết ........................................................................................................................ 80
Chương 3: PHƯƠNG THỨC HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA
THUẬT NGỮ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TIẾNG ANH .......................................... 81
3.1.Phương thức hình thành thuật ngữ BCVT tiếng Anh ......................................... 81
3.1.1. Phương thức thứ nhất: Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường .................................... 82
3.1.2. Phương thức thứ hai: Tạo thuật ngữ BCVT trên cơ sở ngữ liệu vốn có .................... 85
3.1.3. Phương thức thứ ba: Tiếp nhận thuật ngữ BCVT nước ngoài ............................... 87
3.1.4. Phương thức thứ tư: Tiếp nhận thuật ngữ BCVT tiếng Anh từ các ngành khoa học
khác ...................................................................................................................................... 88
3.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ BCVT tiếng Anh .................................................. 93
3.2.1. Nguyên tắc định danh ................................................................................................ 93
3.2.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ BCVT tiếng Anh xét theo kiểu ngữ nghĩa. ......... 93

ii


3.2.3. Đặc điểm định danh của thuật ngữ BCVT tiếng Anh xét theo kiểu cách thức biểu thị
............................................................................................................................................. 96
3.3. Tiểu kết ...................................................................................................................... 113
Chương 4: CÁCH CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT ................................................................................ 115
4.1. Các tiêu chí đảm bảo tương đương của sản phẩm dịch thuật .............................. 115

4.2. Đánh giá cách chuyển dịch thuật ngữ BCVT tiếng Anh sang tiếng Việt ............. 118
4.2.1. Phân tích tương đương dịch thuật thuật ngữ BCVT theo loại đơn vị cấu tạo thuật
ngữ ..................................................................................................................................... 118
4.2.2. Phân tích tương đương dịch thuật thuật ngữ BCVT theo số lượng đơn vị .............. 123
4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong dịch thuật ngữ BCVT từ tiếng Anh sang
tiếng Việt ........................................................................................................................... 129
4.3.1. Thuận lợi .................................................................................................................. 129
4.3.2. Khó khăn .................................................................................................................. 130
4.4. Phương hướng và giải pháp chuẩn hoá dịch thuật ngữ BCVT từ tiếng Anh sang
tiếng Việt ........................................................................................................................... 132
4.4.1. Phương hướng chuẩn hoá dịch thuật ngữ BCVT từ tiếng Anh sang tiếng Việt ....... 132
4.4.2. Giải pháp chuẩn hoá dịch thuật ngữ BCVT từ tiếng Anh sang tiếng Việt ............... 135
4.4.3. Ý kiến đề xuất về dịch thuật ngữ BCVT tiếng Anh sang tiếng Việt .......................... 138
4.5. Tiểu kết ...................................................................................................................... 145
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 151

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thuật ngữ BCVT tiếng Anh là từ ....................................................... 51
Bảng 2.2. Thuật ngữ BCVT tiếng Anh phân loại theo từ loại ............................. 52
Bảng 2.3. Thống kê từ loại của TNBCVT tiếng Anh là từ ................................. 60
Bảng 2.4. Thuật ngữ BCVT tiếng Anh là ngữ .................................................... 61
Bảng 2.5. Thống kê từ loại của TN BCVT tiếng Anh là danh ngữ có 2 thành tố 63
Bảng 2.6. Thống kê từ loại của TN BCVT tiếng Anh là danh ngữ có 3 thành tố ......64
Bảng 2.7. Thống kê các thuật ngữ BCVT tiếng Anh là tính ngữ có 2 thành tố ..........66
Bảng 2.8 Thống kê các thuật ngữ BCVT tiếng Anh là tính ngữ có 3 thành tố ...........66

Bảng 2.9. Thống kê các thuật ngữ BCVT tiếng Anh là động ngữ có 2 thành tố ........67
Bảng 2.10. Thống kê các thuật ngữ BCVT tiếng Anh là động ngữ có 3 thành tố .....67
Bảng 2.11. Thống kê các thuật ngữ BCVT tiếng Anh là động ngữ có bốn thành tố .68
Bảng 2.12. Phân loại TN BCVT tiếng Anh theo hình thức cấu tạo ..................... 72
Bảng 3.1. So sánh giữa nghĩa thông thường và nghĩa chuyên ngành .................. 84
Bảng 3.2. Thuật ngữ BCVT tiếng Anh tiếp nhận từ các ngành khoa học khác....... 92
Bảng 3.3. Các kiểu quan hệ ngữ nghĩa là cơ sở tạo thành thuật ngữ mới trong
BCVT ................................................................................................................... 95
Bảng 3.4. Các thuật ngữ chỉ các "chủ thể hoạt động" trong BCVT..................... 99
Bảng 3.5. Các thuật ngữ chỉ "các sự vật là đối tượng của quá trình hoạt động"
xảy ra trong BCVT ............................................................................................. 101
Bảng 3.6. Các thuật ngữ chỉ các "hoạt động, quá trình" trong BCVT ............... 102
Bảng 3.7. Các thuật ngữ chỉ các "hiện tượng xảy ra" trong BCVT ................... 104
Bảng 3.8. Các thuật ngữ chỉ "các thiết bị" trong BCVT .................................... 106
Bảng 3.9. Các thuật ngữ chỉ "phương thức hoạt động" trong BCVT ................ 108
Bảng 4.1. Kiểu tương đương 1//1 của thuật ngữ BCVT tiếng Anh và tiếng Việt .....121
Bảng 4.2. Kiểu tương đương 1// >1 của thuật ngữ BCVT tiếng Anh và tiếng Việt 123
Bảng 4.3. Tỉ lệ tương đương theo số lượng đơn vị của thuật ngữ BCVT tiếng
Anh và tiếng Việt .............................................................................................. 127

iv


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BCVT:

BCVT

Nxb :


Nhà xuất bản

TN

Thuật ngữ

:

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống thuật ngữ
BCVT
Thuật ngữ chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong kho tàng từ vựng của
mỗi ngôn ngữ. Thuật ngữ là phương tiện không thể thiếu trong nghiên cứu và
phát triển các lĩnh vực khoa học và chuyên môn nên chúng chiếm một tỉ lệ rất
lớn trong hệ thống từ vựng. Do vậy, việc nghiên cứu thuật ngữ ngày càng được
các nhà khoa học quan tâm. Trên thế giới, thuật ngữ học không phải là một lĩnh
vực nghiên cứu mới, nhưng chỉ trong những thập niên gần đây nó mới thực sự
phát triển một cách có hệ thống.
Từ thế kỷ 20 đến nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, nhu cầu trong việc xây dựng, chuẩn hóa và thống nhất khái niệm
khoa học đối với ngành thuật ngữ học cũng ngày càng tăng. Điều này được minh
chứng bằng việc đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thuật ngữ của các nhà
nghiên cứu trên thế giới. Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển
của xã hội, bên cạnh việc tiếp tục thảo luận các vấn đề của thuật ngữ học lí
thuyết, các nhà nghiên cứu cũng dành nhiều sự chú ý và quan tâm hơn cho các
vấn đề thuộc thuật ngữ học ứng dụng.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, đã có nhiều công trình khoa học đi sâu

nghiên cứu hệ thuật ngữ thuộc các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, quân sự, văn
hóa, nghệ thuật, giáo dục, v.v… một cách toàn diện trên các phương diện như
đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm định danh, và đề xuất chuẩn hóa
thuật ngữ. Trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, thực tiễn cho
thấy thuật ngữ BCVT tiếng Anh được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, tính đến
thời điểm hiện tại, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ
thống và toàn diện về hệ thuật ngữ BCVT tiếng Anh và cách phiên chuyển sang
tiếng Việt. Do vậy, việc nghiên cứu thuật ngữ BCVT tiếng Anh là rất cần thiết
để giúp cho các kĩ sư, các giảng viên, các sinh viên, các giao dịch viên, các kĩ
thuật viên, các nghiên cứu viên trong công tác nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực
BCVT, đồng thời tiến tới xây dựng một hệ thống thuật ngữ BCVT tiếng Việt
chuẩn, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành BCVT trên con đường hội nhập
quốc tế.

1


Hiện nay, vấn đề thuật ngữ khoa học ở Việt Nam đang còn thiếu sự thống
nhất giữa các quan điểm như: chuyển dịch thuật ngữ, đặt thuật ngữ mới, tiếp
nhận thuật ngữ nước ngoài dưới các hình thức khác nhau (chuyển dịch, phiên
chuyển, để nguyên dạng). Hơn nữa, các tài liệu trong ngành BCVT chủ yếu được
viết bằng tiếng Anh. Qua thực tế giảng dạy môn tiếng Anh chuyên ngành BCVT
cho sinh viên của Học viện Công nghệ BCVT và một số cơ sở đào tạo khác,
chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của thuật ngữ BCVT thông đối với sinh viên
đang theo học chuyên ngành này nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Do đó
việc khẳng định vị trí quan trọng của hệ thuật ngữ đã trở thành vấn đề thực sự
cần kíp nên luận án đã đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm về cấu tạo, nội dung, ngữ
nghĩa và cách chuyển dịch các thuật ngữ BCVT tiếng Anh sang tiếng Việt. Chỉ
ra được những đặc điểm, xu hướng phát triển và cách chuyển dịch sang tiếng
Việt của hệ thuật ngữ này là góp phần vào việc xây dựng và chuẩn hóa hệ thống

thuật ngữ BCVT theo phương châm: khoa học, dân tộc, đại chúng và quốc tế.
Hiểu rõ về đặc điểm cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và hoạt động của thuật ngữ
BCVT trong tiếng Anh sẽ góp phần vào việc truyền bá kiến thức của ngành khoa
học công nghệ này trong việc nâng cao hiểu biết của toàn xã hội cũng như đóng
góp vào quá trình phát triển của đất nước.
1.2. Sự cần thiết phải khảo sát các thuật ngữ BCVT trong tiếng Anh
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành BCVT là sự phát triển của
hệ thống thuật ngữ BCVT. Đó là hệ thống các từ hay tổ hợp từ cố định mang ý
nghĩa định danh cho một khái niệm khoa học của ngành BCVT, bao gồm tên gọi
các sự vật hiện tượng, các hành động trạng thái và các thuộc tính của chúng.
Tuy nhiên, theo sự khảo sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng
cũng như chuyển dịch thuật ngữ BCVT tiếng Anh sang tiếng Việt còn chưa được
thống nhất, khoa học. Có một số thuật ngữ BCVT có trong tiếng Anh mà chưa
có trong tiếng Việt. Ví dụ: bus topology (tạm dịch là cấu hình bus), byteoriented protocol (tạm dịch là giao thức hướng byte), v.v…
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát thuật ngữ BCVT tiếng
Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt” cho công trình luận án của mình.

2


2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống thuật ngữ BCVT tiếng Anh
và tiếng Việt, tức là các thuật ngữ biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong
lĩnh vực BCVT bao gồm: hoạt động BCVT, chủ đề BCVT và các dịch vụ liên
quan. Nhiều thuật ngữ trong số này đã được thu thập trong các từ điển song ngữ
Anh - Việt ngành BCVT.
Tên riêng của các cơ quan, tổ chức làm các dịch vụ BCVT, tên các nhân vật
lịch sử liên quan đến BCVT không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án.
2.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của thuật ngữ BCVT
tiếng Anh và cách chuyển dịch thuật ngữ BCVT tiếng Anh sang tiếng Việt.
2.3. Ngữ liệu nghiên cứu
Tài liệu nghiên cứu luận án là các thuật ngữ rút từ Từ điển giải nghĩa thuật
ngữ viễn thông Anh – Việt do nhà xuất bản (Nxb) Bưu điện phát hành năm
2003, do tác giả Lê Thanh Dũng biên soạn, gồm gần 10.000 thuật ngữ.
Ngoài ra, các thuật ngữ còn được thu thập từ những tài liệu BCVT bằng
tiếng Anh và tiếng Việt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ đặc trưng về mặt cấu tạo và ngữ
nghĩa của hệ thống thuật ngữ BCVT trong tiếng Anh. Trên cơ sở đó luận án đề xuất
phương hướng chuyển dịch hệ thống thuật ngữ này sang tiếng Việt. Nghiên cứu của
luận án còn nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học môn tiếng Anh chuyên ngành tại
Học viện Công nghệ BCVT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
a. Hệ thống hóa các quan điểm lý luận về thuật ngữ khoa học trên thế giới
và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu;
b. Phân tích, đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ BCVT trong tiếng Anh;
c. Xác định các loại mô hình kết hợp các thành tố để tạo thành thuật ngữ
BCVT trong tiếng Anh;

3


d. Tìm hiểu đặc điểm định danh của thuật ngữ BCVT ngôn ngữ Anh về
các mặt: những con đường hình thành, kiểu ngữ nghĩa và đặc điểm cách thức
biểu thị của thuật ngữ BCVT;
e. Nghiên cứu các phương thức chuyển dịch thuật ngữ BCVT tiếng Anh

sang tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án này sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu phổ
biến của ngôn ngữ học sau đây:
4.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng để miêu tả đặc điểm cấu tạo, đặc điểm
định danh cũng như các vấn đề liên quan đến việc chuyển dịch thuật ngữ BCVT
tiếng Anh sang tiếng Việt. Trong phương pháp miêu tả, luận án có sử dụng các
thủ pháp sau:
 Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp
Thủ pháp này được áp dụng để phân tích cấu tạo thành ngữ theo thành
tố trực tiếp nhằm xác định các yếu tố tạo nên thuật ngữ. Từ đó tìm ra các
nguyên tắc cơ sở tạo thành thuật ngữ BCVT trong tiếng Anh, xác định các mô hình
và các quy tắc cấu tạo thuật ngữ BCVT.
 Thủ pháp thống kê, phân loại
Thủ pháp này được sử dụng để tìm hiểu số lượng, tần số xuất hiện, tỉ lệ
phần trăm của các phương thức tạo thành thuật ngữ, các mô hình định danh thuật
ngữ. Các kết quả thống kê sẽ được tổng hợp lại dưới hình thức của bảng biểu
giúp hình dung rõ nét hơn các nét đặc trưng cơ bản về cấu tạo, cấu trúc ngôn ngữ
của thuật ngữ BCVT trong tiếng Anh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu - dịch thuật
Phương pháp dịch được sử dụng để xem xét cách thức dịch các đơn vị
ngôn ngữ nói chung từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, để từ đó đi
đến các nhận xét, đề xuất về cách thức chuyển dịch thuật ngữ BCVT từ tiếng
Anh sang tiếng Việt.
5. Cái mới của luận án
Thực tế, việc nghiên cứu thuật ngữ nói chung đã có bề dày lịch sử, đặc
biệt ở trên thế giới. Đồng thời việc ứng dụng những thành tựu của lí thuyết thuật
ngữ vào việc nghiên cứu hệ thống thuật ngữ của một ngành khoa học cụ thể cho


4


đến nay cũng không còn mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận dụng các thành tựu
lí luận chung về thuật ngữ để khảo sát hệ thống thuật ngữ BCVT tiếng Anh một
cách chuyên sâu và toàn diện từ góc độ ngôn ngữ học thì đây là công trình đầu
tiên ở Việt Nam. Vì vậy có thể coi đây là cái mới của luận án.
Luận án làm rõ đặc điểm thuật ngữ BCVT tiếng Anh trên cả bình diện cấu
trúc hình thức và nội dung ngữ nghĩa. Luận án đã áp dụng một số cơ sở lí luận
vào trong quá trình nghiên cứu là tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ
nghĩa của thuật ngữ BCVT tiếng Anh. Từ đó luận án tiến hành đánh giá dịch
thuật ngữ BCVT tiếng Anh sang tiếng Việt nhằm chuẩn hóa hệ thuật ngữ BCVT
tiếng Việt.
Luận án đã làm sáng tỏ các đặc điểm về cấu trúc hình thức của thuật ngữ
BCVT tiếng Anh trên nhiều phương diện như số lượng thành tố cấu tạo, phương
thức cấu tạo, ... Đặc biệt luận án đã đưa ra các mô hình cấu tạo cơ bản thuật ngữ
BCVT tiếng Anh và các đặc trưng dùng làm cơ sở định danh.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Về lý luận
Luận án sẽ nghiên cứu những con đường hình thành và phương thức cấu
tạo thuật ngữ BCVT trong tiếng Anh. Đồng thời luận án cũng sẽ chỉ ra tính có lý
do của thuật ngữ BCVT. Chúng là tên gọi trực tiếp hay gián tiếp của các khái
niệm, đối tượng trong lĩnh vực BCVT. Người ta thường chú ý tri giác như thế
nào, lựa chọn những đặc trưng nào của khái niệm, đối tượng để làm cơ sở định
danh khi sáng tạo thuật ngữ BCVT tiếng Anh trong sự chuyển dịch chúng sang
tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc xây dựng lý thuyết chung
về thuật ngữ học và lý luận về chuẩn hóa ngôn ngữ nói chung, chuẩn hóa thuật
ngữ nói riêng, từ đó có thể góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây
dựng bộ luật ngôn ngữ ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa.
6.2. Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án:
- Cho phép đề xuất được các biện pháp, phương hướng cấu tạo các thuật
ngữ BCVT trong tiếng Việt hiện nay cho nhất quán;
- Là cơ sở để biên soạn từ điển thuật ngữ BCVT tiếng Việt phục vụ cho
sự phát triển ngành BCVT nước ta;

5


- Đóng góp thiết thực cho việc chỉnh lý để góp phần chuẩn hóa hệ thống
thuật ngữ BCVT hiện có của Việt Nam;
- Phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và biên soạn giáo trình ngành
BCVT. Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên
cứu thuật ngữ học.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án bao
gồm 4 chương, với bố cục như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận.
Chương này trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ BCVT,
hệ thống hóa một số vấn đề lí luận chung về thuật ngữ và một số vấn đề liên
quan đến thuật ngữ BCVT để làm cơ sở cho toàn bộ nghiên cứu. Ngoài ra, lí
thuyết dịch, các quan điểm về dịch thuật và các phương pháp dịch thuật ngữ
cũng được nêu ra làm cơ sở cho việc chuyển dịch các thuật ngữ BCVT tiếng
Anh sang tiếng Việt.
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ BCVT tiếng Anh. Đây là chương
luận án tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ BCVT tiếng Anh trên các
phương diện: số lượng thành tố cấu tạo, quan hệ ngữ pháp, đặc điểm từ loại. Từ
đó tìm ra các mô hình cấu tạo cơ bản.
Chương 3: Phương thức hình thành và đặc điểm định danh của thuật
ngữ BCVT tiếng Anh. Chương này, ngoài việc tập trung tìm hiểu về các

phương thức hình thành, nguyên lí định danh và các phương thức định danh
thuật ngữ BCVT tiếng Anh, luận án còn tiến hành khảo sát đặc điểm định danh
dựa trên hai phương diện cơ bản là các phạm trù và các đặc trưng được chọn. Từ
đó tìm ra các mô hình định danh cho thuật ngữ BCVT tiếng Anh.
Chương 4: Cách chuyển dịch thuật ngữ BCVT tiếng Anh sang tiếng
việt. Trong chương này, trên cơ sở lí thuyết dịch, luận án tiến hành khảo sát,
đánh giá về tương đương dịch thuật các thuật ngữ BCVT và lấy đó làm cơ sở đề
xuất chuyển dịch thuật ngữ BCVT tiếng Anh sang tiếng Việt nhằm góp phần
chuẩn hóa hệ thuật ngữ BCVT tiếng Việt.

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới
Có thế thấy rằng từ thế kỷ thứ XVIII, các nghiên cứu về thuật ngữ đã bắt
đầu manh nha với nội dung chính là tạo lập, xây dựng và sơ khai xác định các
nguyên tắc cho một số hệ thuật ngữ đặc biệt. Một số tác giả được cho là những
người tiên phong trong công tác nghiên cứu thuật ngữ như CarlvonLinne’
(1736); Beckmann (1780); Lavoisier, G.de Morveau, M. Berthelottot và A.F.de
Fourcoy (1789), và William Wehwell (1840).
Đến đầu thế kỷ XX, khoa học thuật ngữ mới thực sự được hình thành, việc
nghiên cứu thuật ngữ mới có được định hướng khoa học và được công nhận là
một hoạt động khoa học quan trọng về mặt xã hội. Nổi bật là ba trường phái sau:
Áo, Xô Viết và Cộng hòa Séc.

Cả ba trường phái này đều có chung một quan điểm, đó là: nghiên cứu thuật
ngữ dựa trên ngôn ngữ học; xem thuật ngữ như là một phương diện diễn đạt và giao
tiếp. Vì thế cả ba trường phái đã hình thành cơ sở lý thuyết về thuật ngữ và những
nguyên lí mang tính phương pháp, chi phối những ứng dụng của nó.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, cả thế giới có hai trung tâm nghiên cứu
thuật ngữ học lớn, tiến hành các hoạt động chỉnh lí các thuật ngữ hiện có và xây
dựng các thuật ngữ mới. Trung tâm thứ nhất đặt tại Áo và trung tâm thứ hai đặt
tại Liên Xô. Sau này, các nhà khoa học ở Canada cũng bắt đầu quan tâm đến các
nghiên cứu về thuật ngữ học.
Các nhà khoa học Xô Viết đã đưa ra những quan điểm về nghiên cứu thuật
ngữ. Các lí thuyết và hoạt động thực tiễn về thuật ngữ thời kì này gắn với tên tuổi
của các nhà nghiên cứu như D.S. Lotte, E.K. Drezen và sau đó như A.A.
Reformatski, G.O Vinokur. Chính những nhà khoa học này đã đóng góp một phần
không nhỏ vào sự hình thành bộ môn thuật ngữ học ở Liên Xô trước đây. Nhiều
nhà thuật ngữ học đã cho rằng Liên Xô chính là cái nôi ra đời của bộ môn thuật

7


ngữ học với tư cách là một chuyên ngành khoa học, trong khi đó ở Áo, các nhà
khoa học chủ yếu quan tâm đến phương pháp xử lí các dữ liệu thuật ngữ [39].
Hoạt động nghiên cứu thuật ngữ ở mỗi quốc gia đi theo những hướng
khác nhau. Trong khi ở Liên Xô, các nhà nghiên cứu đi theo hướng quốc tế hóa
các thuật ngữ, thì ở Tiệp khắc, các nhà khoa học lại hướng các hoạt động cơ bản
vào việc xây dựng các yếu tố tương đương của quốc gia – các thuật ngữ gốc
Slavơ, đối lập với các thuật ngữ Đức và Hy Lạp – gốc Latin.
Giai đoạn từ những năm 1970 đến những năm 1990, thuật ngữ học chính
thức trở thành một ngành khoa học độc lập. Thời kì này, ở Liên Xô có rất nhiều
các chuyên khảo về thuật ngữ được công bố, các luận án tiến sĩ về thuật ngữ
được bảo vệ, các từ điển thuật ngữ chuyên ngành được xuất bản. Đây cũng là

thời kì đón nhận nhiều đóng góp trong công tác nghiên cứu thuật ngữ của các
nhà khoa học như L.I Borisova, L.N. Beljaeva, A.S.Gerd, B.N. Galovin, S.V.
Grinev, A.V. Superanskaja, N.V. Vasilieva, V.V [77, tr.13-14].
Như vậy, có thể nói rằng hiện nay có nhiều ngôn ngữ đã có hệ thống thuật
ngữ phát triển ở một mức độ nhất định, mạnh nhất trong số đó phải kể đến những
nước phát triển như: Nga, Anh, Pháp, Đức, Italia. Trong những năm cuối của thế
kỉ XX, việc nghiên cứu thuật ngữ ở một số nước đang phát triển cũng được các
nhà khoa học quan tâm hơn [39].
Đối với những ngôn ngữ có hệ thống thuật ngữ đang phát triển, việc phân
định rõ ràng các khái niệm và các tên gọi đã có không quan trọng bằng việc xây
dựng toàn bộ hệ thống các tên gọi thuộc một chuyên ngành nhất định. Nếu như
một quốc gia chưa có hệ thuật ngữ khoa học trong hệ thống ngôn ngữ, thì các
nhà nghiên cứu buộc phải sử dụng một ngôn ngữ khác có hệ thuật ngữ đã được
nghiên cứu và biên soạn. Trong đa số các trường hợp, tiếng Anh thường là lựa
chọn đầu tiên được các nhà khoa học sử dụng như là một ngôn ngữ nước ngoài.
Đó là bởi vì hệ thống các khái niệm khoa học cần phải có tính hệ thống về
phương diện ngôn ngữ, đó là: cấu tạo cùng kiểu để biểu thị các hiện tượng tương
tự nhau, chỉ ra những đồng phụ thuộc hay tôn ti các khái niệm bằng các phương
tiện ngôn ngữ được phép. Đây là công việc lâu dài, tỉ mỉ, đòi hỏi phải có những
nghiên cứu thận trọng, những thói quen và kinh nghiệm đáng kể. Tiếng Anh
chính là ngôn ngữ hội tụ đủ những yếu tố này [39].

8


Trước hết, chúng tôi xin điểm lại tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Liên
Xô trước đây. Do Liên Xô là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, trong đó có
cả những ngôn ngữ đã có hệ thuật ngữ phát triển và còn có cả những ngôn ngữ
chưa xây dựng được các hệ thuật ngữ, nên đặc điểm của hoạt động nghiên cứu
thuật ngữ ở Liên Xô cũng có những nét riêng biệt. Các ngôn ngữ riêng lẻ của các

dân tộc ở Liên Xô trước đây có những phạm vi hành chức khác nhau. Có những
ngôn ngữ chỉ được sử dụng để giao tiếp trong gia đình; có những ngôn ngữ chỉ
được sử dụng để giảng dạy và học tập ở các lớp tiểu học trong nhà trường; có
một loạt ngôn ngữ được dùng để giảng dạy trong nhà trường theo chương trình
đầy đủ của bậc trung học; ngôn ngữ của các nước cộng hòa liên bang lại được
dùng để giảng dạy đại học, để xây dựng và phát triển một số ngành khoa học và
để xuất bản sách, báo khoa học [39].
Các ngôn ngữ của tất cả các dân tộc thuộc Liên Xô trước đây đã trở thành
là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, văn học, sử học, các nhà hoạt
động văn hóa. Tuy nhiên, các hệ thuật ngữ của tất cả các lĩnh vực tri thức ở từng
nước cộng hòa thành viên không hẳn được tạo bằng ngôn ngữ của dân tộc ở
nước cộng hòa đó. Tiếng Nga chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong số các
ngôn ngữ đã có hệ thuật ngữ rất phát triển ở Liên Xô trước đây, đó là ngôn ngữ
giao tiếp giữa các dân tộc ở Liên Xô và là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế của các
chuyên gia ở tất cả các nước cộng hòa [39].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Ở Việt nam, đầu thế kỉ XX, nhưng phải từ những năm 30 trở đi thì các
nghiên cứu về thuật ngữ mới thực sự được ghi nhận. Hoàng Xuân Hãn được coi là
người đầu tiên đặt nền móng cho nghiên cứu thuật ngữ ở nước ta với tác phẩm
“Danh từ khoa học”, gồm 6000 danh từ, mô tả những khái niệm khoa học tự nhiên
dựa trên bản tiếng Pháp. Ông là người đầu tiên tổng kết ba phương thức xây dựng
thuật ngữ, đó là dựa vào từ ngữ thông thường, mượn từ tiếng Hán và phiên âm từ
các tiếng Ấn – Âu, đồng thời ông cũng đề ra 8 yêu cầu đối với việc xây dựng
thuật ngữ khoa học mới. Đây là từ điển đối dịch Pháp – Việt đầu tiên ở Việt Nam
về một ngành khoa học tự nhiên [Hoàng Xuân Hãn, 1942].
Vào những năm 1978 và 1979, có tới 4 hội nghị khoa học về chuẩn mực
hóa chính tả và thuật ngữ đã được tổ chức với sự tham gia của rất nhiều nhà
khoa học, chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: xác định khái niệm thuật ngữ;

9



tiêu chuẩn của thuật ngữ; phương thức xây dựng thuật ngữ; vấn đề vay mượn
thuật ngữ nước ngoài, ….. Nhiều ý kiến của các tác giả như Lê Khả Kế, Lưu Vân
Lăng, Nguyễn Như Ý, … đã được đăng tải trên tạp chí Ngôn ngữ thời kì này.
Sau đó, Hoàng Văn Hành (1983) khái quát về sự hình thành và phát triển thuật
ngữ tiếng Việt trong một số bài báo nghiên cứu của ông. Vũ Quang Hào (1991)
là người đặt vấn đề nghiên cứu chuyên sâu về hệ thuật ngữ của một ngành tương
đối hoàn chỉnh, đó là: Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt.
Gần đây, một số công trình có giá trị về mặt lí luận và thực tiễn trong lĩnh
vực thuật ngữ như Lê Quang Thiêm với “Sự phát triển thuật ngữ tiếng Việt theo
định hướng văn hóa (từ 1907 – 2005)”, Nguyễn Đức Tồn (2012) với “Nghiên
cứu khảo sát thuật ngữ tiếng Việt phục vụ cho việc xây dựng luật ngôn ngữ ở
Việt Nam”. Tháng 11 năm 2008, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam đã tổ chức hội
thảo “Thuật ngữ tiếng Việt trong đổi mới và hội nhập”. Đã có 10 báo cáo khoa
học, tham luận được trình bày trong hội thảo. Năm 2009 – 2010, chương trình
khoa học cấp Bộ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam do PGS. TS Phạm Hùng
Việt làm chủ nhiệm “Một số vấn đề cơ bản về cơ sở lí luận và phương pháp biện
soạn các loại từ điển và bách khoa thư Việt Nam” được triển khai, trong đó có
nội dung về biên soạn từ điển thuật ngữ và chuyên ngành. Ngoài ra, Hà Quang
Năng (2012) đã cho ra mắt chuyên khảo Thuật ngữ học – Những vấn đề lí luận
và thực tiễn. Đây là một tài liệu có nhiều đóng góp vào công việc nghiên cứu về
lí luận thuật ngữ ở Việt Nam.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập hiện nay, Nguyễn Văn
Khang với một số bài báo mang tính thời sự: Nghiên cứu về vấn đề xử lý từ ngữ
nước ngoài trong tiếng Việt hiện nay, nhằm chuẩn hóa thuật ngữ trong tiếng Việt
[Nguyễn Văn Khang 2000-2005].
Bên cạnh các bài viết, công trình nghiên cứu, các hội thảo về thuật ngữ,
trong thời gian gần đây còn có khá nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, lấy đề
tài nghiên cứu về thuật ngữ làm đề tài cho luận văn, luận án của mình. Có thể

dẫn ra một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt trong một số
ngành khoa học như: Mai Thị Loan (2011), Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa thuật
ngữ luật sở hữu trí tuệ tiếng Việt; Vũ Thị Thu Huyền (2013), Thuật ngữ khoa
học kỹ thuật xây dựng trong tiếng Việt; Quách Thị Gấm (2014), Nghiên cứu
thuật ngữ báo chí tiếng Việt; Ngô Phi Hùng (2014), Nghiên cứu các phương thức

10


cấu tạo hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên tiếng Việt trên tư liệu thuật ngữ Toán Cơ - Tin học - Vật lí), … Các luận án nghiên cứu về đối chiếu so sánh và đối
dịch thuật ngữ tiếng nước ngoài với tiếng Việt, theo khảo sát của chúng tôi, có
những luận án sau: Nguyễn Thị Bích Hà (2000), Thuật ngữ kinh tế thương mại
trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại; Vương Thị thu Minh (2006), Khảo sát
thuật ngữ y học trong tiếng Anh và cách dịch chuyển sang tiếng Việt; Lê Thanh
Hà (2014), Đối chiếu thuật ngữ du lịch Việt – Anh.
Về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, theo hiểu biết của chúng
tôi, mới chỉ có luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), Khảo sát hệ
thuật ngữ tin học Viễn thông tiếng Việt. Đây là công trình nghiên cứu về đặc
điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ tin học – viễn thông trong tiếng Việt.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về thuật ngữ BCVT. Chính vì vậy,
chúng tôi chọn thuật ngữ BCVT tiếng Anh làm đối tượng nghiên cứu cho luận
án này, với mong muốn bước đầu đi sâu nghiên cứu thuật ngữ BCVT trong tiếng
Anh về đặc điểm cấu tạo và đặc điểm định danh,và sau đó là cách chuyển dịch
hệ thuật ngữ này sang tiếng Việt.
Như vậy, ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lí thuyết
thuật ngữ nói chung cũng như về hệ thuật ngữ cụ thể của một số chuyên ngành.
Điều này chứng tỏ đây là một lĩnh vực thu hút được sự chú ý của nhiều nhà
nghiên cứu trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, với sự phát
triển của các ngành khoa học, kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật, Việt Nam mở rộng
quan hệ hợp tác, giao lưu với các nước khác trên thế giới, cho nên việc tiếp tục

đẩy mạnh công tác nghiên cứu thuật ngữ là một nhu cầu tất yếu cần được đặt ra.
1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ BCVT trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ BCVT trong tiếng Anh
Việc nghiên cứu thuật ngữ BCVT trong tiếng Anh chủ yếu được tiến hành
theo các hướng sau:
- Tìm hiểu lịch sử thuật ngữ BCVT.
- Sử dụng các yếu tố gốc Latinh và gốc Ấn - Âu trong thuật ngữ BCVT.
- Phân tích các thành tố cấu tạo thuật ngữ, hình vị kết hợp, phụ tố, cấu tạo từ,
từ phái sinh bao gồm cả phân tích ngữ nghĩa các thuật ngữ BCVT.
- Các phương pháp tạo ra thuật ngữ.

11


Kết quả nghiên cứu đã dẫn tới các cuốn từ điển, giáo trình, tài liệu về
chuyên ngành BCVT, có thể kể ra một số công trình như:
- Understanding Telecommunications, Anders O., Ericsson Telecom,
Telia and Student literature, 1998.
- The Internet book, Doughlas E. C., Prentice Hall, 1995.
- Communications Standard Dictionary, Martin H. W. International
Thompson Publishing Inc, 1999.
- Desktop Encyclopedia of Telecommunications, Nathan, J.M., McGrawHill Inc, 1998.
- The Focal Illustrated Dictionary of Telecommunications Xerxes M., Fridoon
M.,, Reed Education and Professional Publishing Limited, 1999.
- Illustrated Telecom Dictionary, Jade C., second edition, McGrawHill Inc, 1998.
- Vocabulaire, Universal Postal Union, Union postale universelle, Bern, 2003
- English for Telecommunication Industry, Jeremy Comfort, OUP, 1986.
1.2.2.Tình hình nghiên cứu thuật ngữ BCVT ở Việt Nam
BCVT là một ngành khoa học công nghệ xuất hiện ở nước ta chưa lâu,
nhưng lại đang có những bước phát triển vượt bậc, ngành BCVT đang đặt ra cho

các nhà nghiên cứu những yêu cầu cấp thiết, cần phải có những công trình
nghiên cứu chuyên sâu về khoa học BCVT nói chung cũng như về hệ thuật ngữ
BCVT, về sách công cụ tra cứu cho ngành nói riêng. Nhu cầu thì cao, nhưng trên
thực tế, trong phạm vi sách công cụ tra cứu và công trình nghiên cứu về thuật
ngữ BCVT ở Việt Nam, chỉ có thể kể ra được một số công trình sau:
- Năm 1997, Ban từ điển, Nxb Khoa học và kĩ thuật xuất bản cuốn “Từ
điển Điện tử - Tin học – Truyền thông Anh – Việt”.
- Năm 2002, Nxb Khoa học và Kỹ thuật xuất bản cuốn “Từ điển Tin học
Điện tử Viễn thông”.
- Năm 2005, Nxb Bưu điện đã xuất bản cuốn “Từ điển thuật ngữ Viễn
thông Anh – Việt”, do TS Phùng Văn Vận làm chủ biên.
- Năm 2003, Nxb Bưu điện xuất bản cuốn “Từ điển giải nghĩa thuật ngữ
viễn thông Anh – Việt”, do Lê Thanh Dũng làm chủ biên.
- Năm 2003, Nxb Bưu điện đã xuất bản cuốn “Từ điển viết tắt Điện tử Viễn thông - Tin học Anh – Việt”, do nhiều tác giả biên soạn.

12


- Năm 1998, Nxb Bưu điện đã xuất bản cuốn “Tiếng Anh dành cho giao
dịch viên bưu điện”, do Nguyễn Thượng Thái làm chủ biên.
Gần đây có luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Kim Thanh (2005) “Khảo sát
hệ thuật ngữ tin học Viễn thông tiếng Việt”. Đây là một luận án có nhiều đóng
góp, tuy nhiên đây là một nghiên cứu về thuật ngữ chuyên ngành Tin học - Viễn
thông hơn nữa lại là thuật ngữ tiếng Việt, không đề cập đến thuật ngữ bưu chính,
Như vậy, nhìn chung việc nghiên cứu thuật ngữ BCVT ở Việt Nam từ
trước đến nay, xét về cả lí luận và thực tiễn còn chưa được quan tâm thích đáng
mà mới chỉ là những khảo sát bước đầu có tính chất định hướng, chưa toàn diện
và chuyên sâu.
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN


2.1. Một số vấn đề lí thuyết về thuật ngữ
2.1.1. Vị trí thuật ngữ trong hệ thống ngôn ngữ
Thuật ngữ là những từ ngữ đặc biệt chủ yếu do con người tạo ra một cách
có ý thức, là sản phẩm của lao động trí tuệ bởi vì thuật ngữ ra đời cùng với sự
lao động sáng tạo của đội ngữ trí thức. “Thuật ngữ không chỉ hiểu đơn giản là từ
và ngữ chuyên môn dùng trong khoa học kĩ thuật, công nghệ, dịch vụ mà đó là
hệ thống khái niệm, phạm trù khoa học, là tri thức khoa học công nghệ, là trí tuệ
dân tộc và nhân loại được chung đúc qua hình thức ngôn ngữ” [97, tr.8].
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ
và đội ngũ trí thức, thuật ngữ ngày càng được quan tâm và các nghiên cứu về
thuật ngữ học ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thuật ngữ
hiện nay được nhìn nhận không phải chỉ là một lớp từ giống lớp từ địa phương,
từ nghề nghiệp… như quan niệm trước kia, bởi vì so với các lớp từ này, thuật
ngữ là bộ phận từ vựng rất lớn trong hệ thống ngôn ngữ. Theo tổng kết của một
số nhà nghiên cứu, hầu hết các từ ngữ mới xuất hiện trong từ điển đều là thuật
ngữ. Chẳng hạn, theo thống kê của nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc Sokhora.X., có
đến 90% từ mới thuộc hệ thống thuật ngữ khoa học và kĩ thuật. [50, tr.1]. Tương tự
như vậy, Budagov R.A. (1976) nhận định “Số lượng thuật ngữ trong mỗi ngành
khoa học đang phát triển quả thật không phải từng ngày mà là từng giờ” [5, tr.44].
Chính vì sự phát triển mạnh mẽ đó mà thuật ngữ hiện nay rất được các
nhà khoa học quan tâm và trở thành đối tượng nghiên cứu của thuật ngữ học,
một ngành khoa học đã được công nhận ở trên thế giới. Mặc dù hiện nay còn có

13


những tranh luận cũng như chưa có được câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề thuật
ngữ học nằm ở đâu trong ngôn ngữ học, nhưng nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài
khẳng định “Thuật ngữ học là chuyên ngành độc lập, ra đời và phát triển từ ngôn
ngữ học trong thế kỷ XX, gồm 2 lĩnh vực chính: thuật ngữ học lí thuyết và thuật

ngữ học ứng dụng. Trong đó, đối tượng của thuật ngữ học là thuật ngữ với các
lớp, loại khác nhau và hệ thống thuật ngữ hiểu theo nghĩa rộng” [68, tr.23]. Theo
Leichik (1986), trong thực tế thuật ngữ có thể được hình thành theo tự phát, tự
nhiên hoặc được tạo ra một cách có ý thức. Thuật ngữ được hình thành theo con
đường tự phát thường phản ánh không hoàn toàn đầy đủ, chi tiết và hệ thống các
khái niệm chuyên ngành. [68, tr.23].
2.1.2. Quan niệm về thuật ngữ
Cho đến nay hầu hết mỗi nhà nghiên cứu tiếp cận thuật ngữ từ nhiều góc
nhìn khác nhau, vì vậy cũng có nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ. Chẳng
hạn, trong bài báo năm 1970, Golovin B.N. đã đưa ra 7 định nghĩa khác nhau về
thuật ngữ; năm 1977 trong một cuốn sách của mình, Danilenko V.P. đưa ra 19
định nghĩa, ông còn nói rằng vẫn chưa hết và còn có thể kể thêm nữa [91, tr.5].
Thậm chí Reformatxki A.A. khẳng định có thể viết hẳn một cuốn sách về vấn đề
thế nào là thuật ngữ [44, tr.100]. Lí do của điều này Superanskaja (2007) cho
rằng, vì vào thời điểm đó bộ môn thuật ngữ học chưa hình thành và vì thuật ngữ
là đối tượng của nhiều ngành khoa học khác nhau nên mỗi ngành khoa học
thường nhấn mạnh một đặc điểm, hoặc có những cách tiếp cận khác nhau với
thuật ngữ.
Dưới đây chúng tôi đề cập đến hai trường phái chính, đó là trường phái
định nghĩa thuật ngữ theo quan niệm truyền thống và trường phái định nghĩa
thuật ngữ theo quan niệm mới.
2.1.2.1. Thuật ngữ theo quan niệm truyền thống từ góc độ ngôn ngữ học)
Quan niệm về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu theo quan niệm truyền
thống có thể tổng kết thành ba xu hướng chính sau:
a. Thuật ngữ được định nghĩa trong sự phân biệt với từ thông thường
Một số nhà nghiên cứu nước ngoài, khi định nghĩa thuật ngữ, đã quan tâm
tới việc chỉ ra sự khác biệt giữa thuật ngữ với từ thông thường. Kuz'kin N.P.
(1962) cho rằng: "Nếu như từ thông thường, từ phi chuyên môn tương ứng với
đối tượng thông dụng, thì từ của vốn thuật ngữ lại tương ứng với đối tượng


14


chuyên môn mà chỉ có một số lượng hạn hẹp các chuyên gia biết đến" [36,
tr.10]. Tương tự, Moiseev A.I. (1970) khẳng định: "Chính biên giới giữa thuật
ngữ và phi thuật ngữ không nằm giữa các loại từ và cụm từ khác nhau mà nằm
trong nội bộ mỗi từ và cụm từ định danh" [36, tr.10]. Kapanadze L.A. cũng nhấn
mạnh:"Thuật ngữ không gọi tên khái niệm như từ thông thường mà là khái niệm
được gán cho nó dường như là gắn kèm theo nó cùng với định nghĩa" [24, tr.4].
b. Thuật ngữ được định nghĩa gắn với chức năng
Bên cạnh đó, khá nhiều nhà nghiên cứu khi định nghĩa thuật ngữ lại chú ý
đến chức năng mà thuật ngữ đảm nhiệm. Vinokur G.O. (1939) khẳng định
"Thuật ngữ - đấy không phải là những từ đặc biệt, mà chỉ là những từ có chức
năng đặc biệt” và đó là “chức năng gọi tên” [51, tr.4]. Đồng thời, ông cho rằng
bất cứ từ nào cũng được cấu tạo để có vai trò là một thuật ngữ. Quan niệm của
Vinokur G.O. cho thấy nền tảng của thuật ngữ chính là ngôn ngữ, cụ thể là các
đơn vị từ vựng. Tương tự như vậy, Vinôgrađốp V.V. (1947) còn chỉ rõ thuật ngữ
không chỉ có chức năng gọi tên mà còn có chức năng định nghĩa: “Trước hết từ
thực hiện chức năng định danh, nghĩa là hoặc nó là phương tiện biểu thị, lúc đó
nó chỉ là một kí hiệu đơn giản, hoặc nó là phương tiện của định nghĩa logich, lúc đó
nó là thuật ngữ khoa học” [36, tr.14]. Ngoài ra, Gerd A.X. (1968) trong định nghĩa
của mình cũng nhấn mạnh chức năng định nghĩa của thuật ngữ:"Thuật ngữ là một
đơn vị từ vựng ngữ nghĩa có chức năng định nghĩa và được khu biệt một cách
nghiêm ngặt bởi các đặc trưng như tính hệ thống, tính đơn nghĩa" [92, tr.19].
c. Thuật ngữ được định nghĩa gắn với khái niệm
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Thuật ngữ là từ hay cụm từ cố định
được dùng trong các chuyên ngành để biểu thị chính xác các khái niệm và các
đối tượng thuộc chuyên ngành” [Từ điển bách khoa Việt Nam 4, Nxb Từ điển
bách khoa, Hà nội 2005].
Phần lớn các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khi định nghĩa thuật ngữ

đã tập trung đến việc xác định thuật ngữ trong mối quan hệ với khái niệm. Ở Việt
Nam, Nguyễn Văn Tu (1960), Đỗ Hữu Châu (1962) là những nhà ngôn ngữ học
đầu tiên đưa ra định nghĩa về thuật ngữ. Trong đó các tác giả chỉ rõ thuật ngữ không
chỉ biểu thị khái niệm khoa học mà thuật ngữ còn chỉ tên cả sự vật, hiện tượng khoa
học. Sau này, nhiều nhà nghiên cứu khác ([31], [43], [53], [64], [100]…) cũng đưa
ra các định nghĩa về thuật ngữ. Tuy nhiên, nhìn chung các định nghĩa đều nhấn

15


mạnh đến tính chính xác của khái niệm và đối tượng chuyên môn mà thuật ngữ biểu
thị: "Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và
cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các khái niệm và các đối tượng thuộc lĩnh
vực chuyên môn của con người" [31, tr.270].
Ở nước ngoài, một số nhà ngôn ngữ học Nga khi đưa ra định nghĩa cũng
nhấn mạnh đến khái niệm và đối tượng chuyên môn mà thuật ngữ biểu thị. Chẳng
hạn, Akhmanova O.S. (1966) định nghĩa: "Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ của ngôn
ngữ chuyên môn ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ kĩ thuật, v.v...) được sáng tạo ra
được tiếp nhận, được vay mượn.v.v...) để biểu hiện các khái niệm chuyên môn và
biểu thị các đối tượng chuyên môn" [106, tr.474].
Những năm gần đây, ở Việt Nam, khi bàn về vấn đề thuật ngữ nói chung
hoặc trong các công trình nghiên cứu về thuật ngữ thuộc một số các chuyên
ngành cụ thể, hầu hết các nhà nghiên cứu cũng đều đưa ra định nghĩa thuật ngữ,
hoặc chấp nhận quan điểm định nghĩa thuật ngữ trong mối quan hệ với khái
niệm và đối tượng chuyên môn mà thuật ngữ biểu thị ([36], [48], [66], [73],
[93], [107]…).
2.1.2.2. Thuật ngữ theo quan niệm mới từ góc độ của thuật ngữ học)
Ngày nay, thuật ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của thuật ngữ học,
một ngành khoa học đã được công nhận ở trên thế giới. Các nhà nghiên cứu theo
quan điểm thuật ngữ học xác định: đối tượng của thuật ngữ học không chỉ là

thuật ngữ như là đơn vị từ vựng có mục đích chuyên biệt, mà là hệ thống thuật
ngữ, vốn nghĩa không hoàn toàn là một phạm trù ngôn ngữ học. Chính vì vậy,
khái niệm thuật ngữ được xác định theo quan điểm của thuật ngữ học rất được
chú ý. Trong số này, định nghĩa thuật ngữ do Leitchik mang tính toàn diện nhất:
“Thuật ngữ là một sản phẩm kết hợp đa tầng, gồm tầng nền là ngôn ngữ tự nhiên
và tầng thượng thuộc về logic. Trong đó, tầng thượng superstratum) ở trên và
tầng nền substratum) ở dưới, bao bọc hạt nhân thuật ngữ, gồm cấu trúc hình
thức, cấu trúc chức năng, cấu trúc khái niệm chuyên ngành. Ba cấu trúc này tác
động qua lại với tầng nền ngôn ngữ và tầng thượng logic” [68, tr.23].
Nói về tầng nền là ngôn ngữ tự nhiên, Leichik chỉ rõ, xét về mặt ngôn ngữ
học, thuật ngữ là từ hay tổ hợp từ của một ngôn ngữ tự nhiên nào đó [68, tr.25].
Tương tự, nói về vai trò của tầng nền ngôn ngữ tự nhiên, Superanskaja cho rằng,
vì thuật ngữ là ở dạng đơn vị từ vựng, đơn vị ngôn ngữ, cho nên có thể khẳng

16


định đơn vị từ vựng của ngôn ngữ tự nhiên là tầng nền ngôn ngữ tự nhiên của
thuật ngữ. Thuật ngữ được phát triển từ đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ tự
nhiên nhất định. Từ quan niệm đó, Superanskaja cũng đi đến kết luận rằng, thuật
ngữ là một đơn vị từ vựng tam cấp phức tạp của một ngôn ngữ dùng cho những
mục đích chuyên biệt nhất định. Tác giả khẳng định, với quan niệm như trên về
các phương diện ngôn ngữ của thuật ngữ chúng ta mới có thể giải quyết được
nhiều vấn đề về phương pháp luận của thuật ngữ, trước hết là vấn đề truyền
thống về bản chất ngôn ngữ của thuật ngữ, hay vấn đề đặc thù của thuật ngữ…
Bởi vì, nếu chỉ đứng trong khuôn khổ thuần túy của ngôn ngữ học thì không thể
phát lộ ra các nét đặc trưng, cơ bản của thuật ngữ phân biệt với các đơn vị từ
vựng khác, vốn thường tập hợp dưới tên gọi phi thuật ngữ [91, tr.9].
Ngoài ra, một số tác giả nước ngoài khác cũng đưa ra những quan điểm
về thuật ngữ như sau: Silvia Pavel & Diane Nolet cho rằng “Thuật ngữ là tập

hợp các từ chuyên môn thuộc về một ngành khoa học, một nghệ thuật, một tác
giả, hoặc một thực thể đặc biệt, ví dụ như thuật ngữ của ngành y hoặc thuật ngữ
của các chuyên gia máy tính.” Các tác giả trên cũng quan niệm rằng “Thuật ngữ
học là chuyên ngành ngôn ngữ dành riêng cho việc nghiên cứu cụ thể về các
khái niệm và tên gọi sử dụng trong ngôn ngữ chuyên ngành” [148, tr.19;23].
Theo Tatiana (2017), “Thuật ngữ là các từ đơn, từ ghép, hoặc các cụm từ
có nghĩa cụ thể trong các ngữ cảnh chuyên biệt. Những nét nghĩa đặc biệt này
có thể không giống với nét nghĩa của cùng một từ trong các ngữ cảnh khác và
trong các tình huống xã hội thông thường.” [150, tr.42].
Manuel, S.M. (2015), lại quan niệm “Thuật ngữ học liên quan đến nhiều
ngành khoa học khác như triết học, nhận thức luận, tâm lý học, ngôn ngữ học, từ
điển học và khoa học máy tính. Nó liên quan chặt chẽ đến triết học và nhận thức
luận trong đó nó có những lý thuyết về kiến thức được cấu trúc như thế nào, sự
trình bày các khái niệm khoa học và sự truyền đạt các định nghĩa.” [134].
Như vậy, định nghĩa thuật ngữ theo quan niệm của thuật ngữ học giúp
chúng ta có một cái nhìn bao quát, toàn diện về bản chất của thuật ngữ. Thuật
ngữ không chỉ là phạm trù của ngôn ngữ học mà nó còn là phạm trù của logic
học và khoa học liên ngành. Còn định nghĩa thuật ngữ theo quan niệm truyền
thống lại giúp chúng ta có một cái nhìn cụ thể về thuật ngữ: về hình thức, thuật

17


ngữ là những từ và cụm từ; về nội dung, thuật ngữ biểu thị các khái niệm hoặc
đối tượng chuyên môn.
Quan niệm của luận án: Luận án này là công trình nghiên theo hướng tiếp
cận từ đặc điểm cấu trúc hệ thống của thuật ngữ BCVT, nghĩa là chủ yếu xem
xét thuật ngữ BCVT trên phương diện ngôn ngữ học, cho nên luận án vẫn hiểu
thuật ngữ theo quan niệm truyền thống (từ góc độ của ngôn ngữ học) là chính:
Thuật ngữ là từ ngữ biểu hiện một khái niệm hoặc một đối tượng trong phạm

vi một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn.
Đây là định nghĩa mà Nguyễn Đức Tồn nêu ra và phân tích khá kĩ trong
công trình Những vấn đề thời sự của chuẩn hóa tiếng Việt 2010) và cũng được
trích đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số 12/ 2010, trang 4. Vì vậy, chúng tôi sẽ lấy định
nghĩa thuật ngữ trên làm cơ sở nghiên cứu của luận án, đồng thời coi đây như là tiêu
chí để xác định thuật ngữ trong sự phân biệt với các đơn vị liên quan [106].
Mặc dù đi sâu vào phương diện ngôn ngữ của thuật ngữ BCVT, nhưng ở
chừng mực nào đó, luận án vẫn cố gắng tiếp cận thuật ngữ BCVT như là một bộ
phận của thuật ngữ học, nghĩa là nhìn nhận thuật ngữ BCVT trong mối quan hệ liên
ngành để từ đó đưa ra được một số nhận xét làm nổi bật thêm các đặc điểm của
thuật ngữ BCVT.
2.1.3. Phân biệt thuật ngữ và một số đơn vị liên quan
2.1.3.1. Thuật ngữ và danh pháp
Việc phân biệt thuật ngữ và danh pháp lần đầu tiên được Vinokur G.O.
(1939) bàn đến. Ông cho rằng bản chất của danh pháp là võ đoán, không có quan
hệ trực tiếp với tư duy [86, tr.7]. Sau này, một số tác giả khác như Reformatxki
A.A. (1961), Superanskaja (1976), Nguyễn Thiện Giáp (1985), … cũng chỉ ra sự
khác biệt khá rõ giữa thuật ngữ và danh pháp: “Hệ thuật ngữ trước hết có mối
liên hệ với hệ khái niệm của một môn khoa học nào đó, còn danh pháp chỉ nhãn
hiệu hóa đối tượng của khoa học thôi. Vì vậy, danh pháp có thể coi là thể liên tục
của các chữ cái (vitamin A, vitamin B…), hay là thể liên tục của các con số
(MAC-5, MAC-8) và của mọi thứ dấu hiệu có tính ước lệ, tùy tiện khác. Danh
pháp không tương quan trực tiếp với các khái niệm của khoa học. Vì vậy, danh
pháp không tiêu biểu cho hệ khái niệm của khoa học” [86, tr.145-146]. So với
thuật ngữ, số lượng của danh pháp là rất lớn: “Nếu cái máy nào đó chẳng hạn có

18



×