Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VAY VỐN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.24 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
***********

PHẠM THỊ LỢI

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU
VAY VỐN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
***********

PHẠM THỊ LỢI

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU
VAY VỐN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. TRẦN ĐỨC LUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VAY VỐN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH” do Phạm Thị Lợi, sinh viên khóa 33,
ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ……………

ThS. TRẦN ĐỨC LUÂN
Người hướng dẫn

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã trải qua một khoảng thời gian
dài học tập ở trường. Ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi bên cạnh đó là sự dạy dỗ, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Những người đã cho tôi hành trang quí
giá nhất để bước vào đời. Nay tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người mà
tôi luôn ghi nhớ.
Lời đầu tiên con xin chân thành cảm ơn ba, mẹ những người đã nuôi dưỡng và
dẫn bước cho con đi trong suốt thời gian qua. Cảm ơn anh, chị, em trong gia đình
những người đã luôn động viên an ủi tôi trong những lúc khó khăn nhất để tôi được
như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô khoa kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã dạy
cho em những kiến thức quí báu để em tự tin bước vào cuộc sống. Em xin cảm ơn sâu
sắc nhất tới thầy Trần Đức Luân, thầy đã luôn giúp đỡ tận tình để em hoàn thành khóa
luận này.
Cuối cùng là tất cả các bạn, những người luôn ở xung quanh để động viên, đóng
góp ý kiến cho tôi trong quá trình thực tập.
Kính chúc tập thể quý thầy cô và các bạn trường Đại học Nông Lâm lời chúc
sức khỏe và thành công.

Sinh viên thực hiện


Phạm Thị Lợi


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ LỢI, tháng 7 năm 2011, “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu vay vốn của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh”.
PHAM THI LOI, July 2011, “Analysis of Factors Effecting on Demand For
Student’s Loan at Nong Lam University, Ho Chi Minh City”.
Khóa luận tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên
trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. Trên cơ sở khảo sát ngẫu nhiên 120 sinh
viên tại trường, nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ
sinh viên. Bên cạnh việc mô tả tình hình vay vốn của sinh viên, khóa luận còn làm rõ
các đặc điểm nhân khẩu học của hộ sinh viên. Mô hình kinh tế lượng biến phụ thuộc bị
giới hạn (dạng hàm Logit) được sử dụng trong đề tài này. Qua đó, bài viết đã phân tích
được các yếu tố nào ảnh hưởng đến xác suất quyết định vay vốn của hộ gia đình sinh
viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn sinh
viên đó là: Thu nhập của gia đình; Học phí của sinh viên/học kì; Nơi ở của gia đình
sinh viên; Nghề nghiệp của gia đình sinh viên; Số người trong gia đình đang đi học.
Ngoài ra, đề tài cũng tìm hiểu những khó khăn khi thực hiện chương trình tín dụng cho
sinh viên và đưa ra các giải pháp để giải quyết những khó khăn để chương trình ngày
càng có ý nghĩa thiết thực hơn.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài.

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về chương trình tín dụng hỗ trợ vay vốn sinh viên.

4

2.2. Tổng quan về trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.

6

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM 6
2.2.2. Nhiệm vụ chính

7

2.2.3. Chương trình đào tạo

8


2.2.4. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM

9

2.2.5. Nghiên cứu khoa học

9

2.2.6. Khuyến nông

11

2.2.7. Hoạt động hợp tác

11

2.2.8. Địa chỉ liên lạc

12

2.2.9. Một số cở sở vật chất phục vụ cho học tập và sinh hoạt của sinh viên

12

2.2.10. Trung tâm hỗ trợ sinh viên

14

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung


15
15

3.1.1. Các khái niệm.

15

3.1.2. Cơ sở hình thành tín dụng

15

3.1.3. Vai trò của tín dụng đối với sinh viên và nhà trường

16

v


3.1.4. Đối tượng được vay vốn và những căn cứ để xác định hộ sinh viên nghèo
vay vốn.

17

3.1.5. Mục tiêu của chương trình.

18

3.1.6. Nguyên tắc vay vốn.


18

3.1.7. Quy trình vay vốn.

18

3.1.8. Phương thức cho vay, thời hạn vay, thời hạn trả nợ.

20

3.1.9. Lãi suất

21

3.1.10. Mô hình Logit

21

3.3. Phương pháp nghiên cứu

23

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

23

3.3.2. Xử lí số liệu

23


3.3.3. Phương pháp phân tích hồi quy

24

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng tín dụng ưu đãi và tình hình vay vốn của sinh viên ĐHNL

29
29

4.1.1. Thực trạng tín dụng ưu đãi cho sinh viên

29

4.1.2. Tình hình vay vốn của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM

30

4.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

31

4.1.1. Đặc điểm của mẫu điều tra

31

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của sinh viên

34


4.1.3. Đặc điểm của sinh viên điều tra

35

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên trường Đại
học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.

37

4.2.1. Tác động của biến độc lập lên xác suất vay vốn của sinh viên.

37

4.2.2. Tác động biên của các biến độc lập lên xác suất quyết định vay vốn của gia
đình sinh viên.

41

4.3. Dự đoán xác suất vay vốn của một số trường hợp

45

4.4. Những khó khăn khi thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi đối với HSSV.

47

4.4.1. Khó khăn về thủ tục vay vốn

47


4.4.2. Khó khăn về nguồn vốn vay

47

4.4.3. Khó khăn về thu hồi nợ của sinh viên

48

4.4.4. Khó khăn trong công tác thống kê số lượng SV đủ điều kiện vay vốn

48

vi


4.5. Những giải pháp khắc phục khó khăn để nâng cao hiệu quả của chương trình tín
dụng đối với sinh viên.

49

4.5.1. Giải pháp khắc phục khó khăn về thủ tục vay vốn

49

4.5.2. Giải pháp khắc phục về nguồn vốn vay

49

4.5.3. Giải pháp khắc phục khó khăn về thu hồi nợ sinh viên sau khi ra trường 50
4.5.4. Giải pháp khắc phục khó khăn về công tác thông kê số lượng sinh viên đủ

điều kiện vay vốn.

50

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52

5.1. Kết luận.

52

5.2. Kiến nghị

53

5.2.1. Về phía NHCSXH

53

5.2.2. Về phía chính quyền địa phương

54

5.2.3. Về phia nhà trường

54

5.2.4. Về phía sinh viên và gia đình sinh viên


54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTSV

Công tác sinh viên

GDĐH

Giáo dục đại học

HSSV

Học sinh sinh viên

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NSNN


Ngân sách nhà nước

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Uỷ ban nhân dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu của Các Hệ Số Hồi Quy

27

Bảng 4.1. Chuyên Ngành Đào Tạo của Sinh Viên Điều Tra

31

Bảng 4.2. Đặc Điểm của Mẫu Điều Tra.

32

Bảng 4.3. Tình Hình Nhân Khẩu của Gia Đình

33


Bảng 4.4. Thu Nhập, Nơi Ở và Nghề Nghiệp của Hộ Gia Đình Sinh Viên

34

Bảng 4.5. Tiền Học Phí, Phí Học Thêm, Số Tiền Sinh Viên Nhận Được từ Gia Đình,
Làm Thêm của Sinh Viên.

35

Bảng 4.6. Tình Hình Vay Vốn của Sinh Viên Điều Tra.

36

Bảng 4.7. Số Lượng Sinh Viên Vay Vốn Trong Từng Năm Học

36

Bảng 4.8. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit

37

Bảng 4.9. Kiểm Định Nâng Cao về Sự Phù Hợp của Mô Hình

39

Bảng 4.10. Hệ Số Tác Động Biên của Một Vài Yếu Tố Trong Mô Hình Logit

42

Bảng 4.11. Mô Tả Tác Động Biên của Biến Thu Nhập Lên Xác Suất Quyết Định Vay

Vốn của Hộ Gia Đình Sinh Viên.

44

Bảng 4.12. Mô Tả Tác Động Biên của Biến Học Phí của Sinh Viên Lên Xác Suất
Quyết Định Vay Vốn của Hộ Gia Đình Sinh Viên.

44

Bảng 4.13. Mô Tả Tác Động Biên của Biến Số Người Trong Gia Đình Đang Đi Học
Lên Xác Suất Quyết Định Vay Vốn của Hộ Gia Đình Sinh Viên.

ix

45


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Số Lượt Sinh Viên Vay Vốn Từ Năm 2007-2010

30

Hình 4.2. Số Người Trong Gia Đình

33

Hình 4.3. Tỉ Lệ Sinh Viên Vay Vốn

37


x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Quả Ước Lượng Mô hình Logit: Vay Vốn hay Không Vay Vốn

56

Phụ lục 2: Kỳ Vọng và Dự Đoán Số Lần Đúng (Expectation – Prediction Table)

57

Phụ lục 3. Phiếu Thăm Dò Ý Kiến của Sinh Viên

58

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài.
Từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì
vai trò của giáo dục-đào tạo càng quan trọng hơn trong tiến trình phát triển và hội nhập
kinh tế thế giới. Người dân quan tâm đến việc học hành nhiều hơn. Trong đó, giáo dục
đại học đã và đang mở ra một cơ hội học tập và phát triển tài năng cho nhiều người.
Tuy nhiên, hiện nay thu nhập bình quân đầu người của nước ta còn thấp, đa số người
dân tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu nhập không ổn định do thiên tai
thường xuyên xảy ra. Với thu nhập như vậy việc cho con ăn học tới nơi tới chốn là rất
khó khăn, nhiều HSSV phải bỏ học giữa chừng vì không đủ tiền đóng học phí. Trước

thực tế đó Nhà nước ta đã có chủ trương cho HSSV vay vốn với mức lãi suất ưu đãi,
với mục đích giúp cho những người nghèo, tiếp cận với GDĐH và tăng thêm nguồn
nhân lực cho đất nước.
Vì chủ trương của chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi nên nguồn vốn chỉ có
một tỷ lệ nhỏ là thu nợ để tái cho vay, tiền còn được cân đối từ NSNN, ngoài ra còn
một điều đáng quan tâm và Nhà nước cần phải rà soát đó là nguồn vốn này đang bị
một số người sử dụng không đúng mục đích, bởi vì lãi suất thấp do đó các hộ giàu
cũng tranh thủ đi vay và đầu tư vào chuyện khác trong gia đình. Theo tính toán của
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, tính bình quân 20% số sinh viên trúng tuyển
đậu đại học và cao đẳng trong vài năm gần đây có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu vay
vốn thì tổng nhu cầu cho vay của mỗi năm học bình quân khoảng 4000 tỷ đồng, do đó
thiếu hụt vay vốn đang đặt ra cấp bách.
Trong khi đó, hiện nay số sinh viên trúng tuyển vào đại học ngày càng đông,
nhu cầu vay vốn ngày càng tăng. Nhưng đây là chính sách cho vay đối với hộ nghèo,


vậy nhu cầu vay vốn của các sinh viên nghèo có được đáp ứng hết hay không và
những tác động nào đã làm tăng nhu cầu vay vốn của các sinh viên.
Xuất phát từ thực tế trên và để làm rõ vấn đề em chọn đề tài: “PHÂN TÍCH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VAY VỐN CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. Hy vọng đề tài có
thể tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến nhu cầu
vay vốn của sinh viên. Từ đó có thể đưa ra những chính sách để chương trình ngày
càng hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể.
- Mô tả thực trạng tín dụng ưu đãi cho sinh viên và tình hình vay vốn của sinh

viên trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu những khó khăn khi thực hiện chương trình cho vay vốn sinh viên.
- Đề ra giải pháp khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng
vốn vay sinh viên của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Luận văn được tiến hành thông qua khảo sát tình hình sử dụng
vốn của sinh viên đang học tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian: Số liệu phục vụ cho đề tài nằm trong khoảng thời gian 2010 2011. Thời gian thực hiện khóa luận từ tháng 03 - 05/2011.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu đề
tài và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
2


Nêu lên địa bàn nghiên cứu như lịch sử hình thành và phát triển của Trường, vị
trí, nhiệm vụ chính, chương trình đào tạo, cơ cấu tổ chức, nghiên cứu khoa học, hoạt
động hợp tác và một số cơ sở vật chất của trường.
Tìm hiểu chương trình hổ trợ vay vốn sinh viên.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày một số khái niệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, phương pháp
thu thập và xử lý thông tin để đưa ra kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Đưa ra kết quả nghiên cứu:
Phân tích các chỉ tiêu thống kê của một số nhân tố về đặc điểm của sinh viên.
Phân tích kinh tế lượng để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh

hưởng của các nhân tố đó.
Tìm hiểu những khó khăn khi thực hiện chương trình và đề xuất một số giải
pháp trong chương trình hỗ trợ vay vốn cho sinh viên để chương trình có hiệu quả thiết
thực hơn.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu và một số kiến nghị đến chính quyền địa
phương, nhà trường và sinh viên.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về chương trình tín dụng hỗ trợ vay vốn sinh viên.
Chương trình hỗ trợ vốn cho học HSSV là chương trình có quy mô lớn và có ý
nghĩa xã hội sâu sắc. Ở nước ta hiện nay chương trình này cần phải được quan tâm
nhiều hơn mới có thể đạt được mục tiêu đề ra cho chương trình. Chương trình này về
bản chất là để có thể tăng thêm mức gánh chịu học phí của sinh viên, giảm bớt gánh
chịu của NSNN theo cách chuyển sự gánh chịu của họ từ hiện tại (trả học phí trước )
sang tương lai, khi mà họ “có khả năng chi trả” có như vậy, một mặt sinh viên nghèo
sẽ không phải bỏ học. Mặt khác việc tài trợ của Nhà nước mới có công bằng hơn so
với khi thực hiện chính sách học phí thấp.
Trong giai đoạn hiện nay đất nước đang đổi mới, GDĐH được quan tâm nhiều
hơn, trang thiết bị phục vụ cho việc học và giảng dạy ngày càng được cải tiến cùng
theo đó là học phí ngày càng tăng. Vì vậy chương trình cho sinh viên vay vốn cần
được quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa.
Trong những năm trước, tại Việt Nam, quỹ cho sinh viên vay ước tính chỉ
khoảng 200 tỷ đồng và vay cũng khó khăn nên không sử dụng hết. Như vậy quỹ này
chỉ có khoảng 13 triệu USD so với NSNN dành cho GDĐH khoảng 450 triệu USD.
Trong khi đó, năm 2003, Thái Lan đã có quỹ học bổng đến 60 triệu USD quỹ tín dụng

sinh viên đến 350 triệu USD so với NSNN dành cho GDĐH là 860 triệu USD.
Chương trình cho HSSV vay vốn đi học trên thế giới hết sức đa dạng. Tuy vậy có
thể chia thành hai nhóm. Thứ nhất là nhóm các “chương trình cho vay cố định “được
áp dụng ở Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines.., nghĩa là việc thu nợ được
thực hiện trong một khoảng thời gian cố định, có thể là 4 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa
sau khi tốt nghiệp, mức trả cho từng thời đoạn cũng được xác định trước. Thứ hai là
nhóm các “chương trình cho vay được trả theo thu nhập”, đã được áp dụng ở Úc, Anh
Thụy Điển. Trong khoảng 15 năm gần đây, sinh viên sau khi ra trường xin được việc
làm và có thu nhập cao hơn một ngưỡng nào đó theo quy định mới phải trả nợ. Mức


chi trả tính theo phần trăm của thu nhập cao hơn ngưỡng đó, gần giống như thuế thu
nhập cá nhân .
Từ năm 1994 đến nay chương trình tín dụng đối với sinh viên đã được Ngân hàng
Nhà nước ban hành và thực hiện nhằm tiếp sức cho sinh viên đến trường và phần nào
giảm bớt khó khăn cho sinh viên trong quá trình học tập. Tuy nhiên trong những năm
đầu thực hiện chương trình có những bất cập xảy ra chung quanh những quy định, điều
kiện đối với sinh viên có nhu cầu vay vốn. Đa số sinh viên năm 1 khi được tiếp xúc
đều lắc đầu “không biết gì về quỹ tín dụng đào tạo”. Theo quy định chung trước đây
những sinh viên năm 1 sau khi có kết quả học tập học kỳ I đạt tiêu chuẩn và đúng đối
tượng theo quy định, Ngân hàng mới giải ngân số tiền vay cả năm, trong khi đó học
phí thì phải đóng ngay sau khi nhập học nên không ít sinh viên đã phải chạy khắp nơi
mới có đủ số tiền đến trường nhập học, trong khi ấy lấy gì bảo đảm hết học kỳ I những
sinh viên ấy sẽ đủ điều kiện để được vay.
Số tiền vay thì ít ỏi, nhưng để được vay thì không phải là dể dàng, bởi ngoài
những quy định về tiêu chuẩn đối với sinh viên thì còn phụ thuộc vào nhiều nguyên
nhân từ phía sinh viên không làm đúng quy định hồ sơ, giấy tờ không hợp lệ.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hạn chế của chương trình do yếu tố khách quan
từ phía các cán bộ tín dụng, cũng như trách nhiệm trả nợ của sinh viên sau khi ra
trường, ta không thể phủ nhận những mặt tích cực của chương trình đã mang lại cho

các sinh viên nghèo và các trường đại học. Sau 3 tháng triển khai chương trình tín
dụng đối với HSSV theo Quyết định số 157/2007/QDD-TTG của thủ tướng chính phủ
Ngân hàng chính sách và Bộ Giáo Dục–Đào Tạo, Bộ tài chính, Bộ Lao đông-Thương
binh-Xã hội đã tiến hành sơ kết. Kết quả bước đầu khẳng định chính sách này đã được
thực hiện hiệu quả và thể hiện nhiều ý nghĩa lớn.
Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình Tín dụng đối với HSSV theo
Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ diễn ra
ngày 21/3/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo, trong giai đoạn hiện nay
chưa điều chỉnh đối tượng cho vay vốn của chương trình cho vay HSSV.
Phó Thủ tướng yêu cầu NHCSXH phối hợp với các cơ quan liên quan thống kê,
đánh giá số lượng các hộ gia đình có từ 2 con đi học trở lên nhưng không thuộc diện
hộ nghèo, hộ cận nghèo để dự kiến nguồn vốn và bổ sung vào đối tượng cho vay. Đối
5


với đối tượng HSSV thuộc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất do tai nạn,
bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, Phó Thủ tướng yêu cầu trước ngày 30/5/2011,
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính có hướng
dẫn chi tiết về tiêu chí và thời gian cho vay theo nguyên tắc một năm xem xét lại một
lần về hoàn cảnh, thời gian cho vay đối với từng đối tượng.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu, trong năm 2011, Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội chủ trì việc phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông sớm thực hiện
đề án xây dựng cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cả nước được phân loại
theo địa phương, theo giới... làm cơ sở cho việc bình xét đúng đối tượng vay vốn.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các Bộ, Ngành, địa phương cần tăng cường công tác tuyên
truyền để các đối tượng học nghề có đầy đủ thông tin về chương trình, tránh để các em
vì thiếu thông tin mà không vay được vốn từ Chương trình.
2.2. Tổng quan về trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành,

trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha, thuộc khu phố 6,
phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (phía Bắc) và Huyện Dĩ
An – Tỉnh Bình Dương.
Tiền thân là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc (1955), Trường Cao
đẳng Nông Lâm Súc (1963), Học viện Nông nghiệp (1972), Trường Đại học Nông
nghiệp Sài gòn (thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức-1974), Trường Đại học Nông
nghiệp 4 (1975), Trường Đại Học Nông Lâm Nghiệp TP.HCM (1985) trên cơ sở sát
nhập hai Trường Cao đẳng Lâm nghiệp (Trảng Bom-Đồng Nai) và Trường Đại học
Nông nghiệp 4 (Thủ Đức-TP.HCM), Trường Đại học Nông Lâm (thành viên Đại học
Quốc gia TP.HCM 1995), Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh trực
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000).
Trong lịch sử 50 năm phát triển của mình dù dưới tên gọi nào Trường đã và vẫn
đóng vai trò của một cơ sở giáo dục, đào tạo cung cấp cho xã hội nhiều thế hệ chuyên
viên, nhà nghiên cứu, quản lý có trình độ cao về các ngành nông lâm ngư nghiệp và
thời gian sau này còn thêm nhiều ngành về công nghệ mới. Nhà trường đã đa dạng hoá
các hình thức và phương thức tổ chức đào tạo khác nhau như chính quy và vừa học
6


vừa làm, và đào tạo với nhiều trình độ khác nhau từ kỹ thuật viên, trung học chuyên
nghiệp đến kỹ sư cao đẳng, kỹ sư, cử nhân, bác sỹ, thạc sỹ và tiến sỹ. Công tác đào tạo
và nghiên cứu khoa học của nhà trường đã được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Cùng
với việc mở rộng các ngành nghề, hình thức đào tạo, công tác đảm bảo chất lượng giáo
dục đào tạo được Đảng uỷ và Ban giám hiệu nhà trường đặt lên là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của nhà trường trong thời đại hội nhập. Để nhìn nhận một cách
tổng quát những việc đã làm (thành tựu và yếu kém) và đề ra chiến lược hợp lý nhằm
phát triển nhà trường thì công tác tự đánh giá giữ một vai trò quan trọng. Thông qua
công tác tự đánh giá nhà trường xem xét lại tổng thể hoạt động của Trường, giúp chủ
động, tích cực trong công tác quản lý và đồng thời tìm ra những giải pháp để phát triển
Trường. Điều này cũng thể hiện được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường

đối với xã hội trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với mục tiêu
sứ mạng của nhà trường đã được đề ra trong kế hoạch chiến lược năm 2004-2010 đã
được hiệu trưởng phê duyệt.
Các hoạt động của trường Đại học Nông Lâm TP.HCM về giáo dục đào tạo và
phát triển nông nghiệp đều nhằm vào mục tiêu phục vụ các đường lối chung của Đảng
và Nhà nước, để xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (hình thành một
xã hội công bằng, giàu mạnh, dân chủ và văn minh), cũng như về giáo dục đào tạo
(nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài). Đại học Nông Lâm TP. HCM
- gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển - là một trong những cơ sở đào tạo đội ngũ cán
bộ khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp có mặt sớm nhất và lớn nhất ở Việt Nam. Năm
mươi năm qua, một quãng đường thật đáng tự hào, đội ngũ thầy trò Đại học Nông Lâm
TP.HCM đã luôn tận tụy phấn đấu cho một nền khoa học nông lâm nghiệp, phấn đấu
vì sự phát triển của một ngành mặt trận kinh tế hàng đầu liên quan đến đời sống của
gần 80% dân số Việt Nam.
Trải qua hơn 50 năm hoạt động, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào
tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao
công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động
Hạng ba (năm1985), Huân chương Lao động Hạng nhất (năm 2000), Huân chương
Độc lập Hạng ba (năm 2005).
2.2.2. Nhiệm vụ chính
7


Trường Đại học Nông Lâm thực hiện 3 nhiệm vụ chính như sau: Thứ nhất, đào
tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực nông nghiệp và
các lĩnh vực liên quan. Từ năm 2000 trường mở rộng đào tạo sang các lĩnh vực khác
như: Công nghệ Thông tin, Công nghệ Môi trường, Công nghệ Sinh học, Ngoại ngữ và
Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp, Công Nghệ Ô Tô, Công nghệ nhiệt lạnh, Cơ điện tử,
Điều khiển tự động. Thứ hai, thực hiện các nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu
với các đơn vị trong và ngoài nước. Thứ ba, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người

sản xuất.
2.2.3. Chương trình đào tạo
Đại học Nông Lâm đào tạo trình độ Đại học và sau Đại học. Chương trình đào
tạo đại học có 46 chuyên ngành. Ngành đào tạo 4 năm cho các chuyên ngành: Nông
học; Quản lý Đất đai - Môi trường và Tài nguyên Tự nhiên; Chăn nuôi; Lâm nghiệp;
Chế biến gỗ; Thủy sản; Kinh tế Nông nghiệp; Cơ khí nông nghiệp; Bảo quản và Chế
biến Nông sản Thực phẩm; Khuyến nông và Phát triển Nông thôn; Kế toán; Quản trị
kinh doanh; Công nghệ Thông tin; Công nghệ sinh học; Chế biến Thủy sản; Kỹ thuật
môi trường; Anh văn; Cơ khí Bảo quản - Chế biến; Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp và
Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa viên; Công nghệ Giấy và Bột giấy;Quản lý Thị trường Bất
động sản; Công nghệ GIS; Ngành đào tạo 5 năm cho ngành bác sĩ Thú Y; Ngành đào
tạo 3 năm cho ngành cao đẳng tin học, Cao đẳng kế toán.
Chương trình đào tạo cao học để cấp bằng Thạc sĩ trong 2-3 năm theo các
chuyên ngành: Nông học, Nông hóa, Thổ nhưỡng, Bảo vệ Thực vật, Chăn nuôi, Thú y,
Lâm nghiệp, Thủy sản, Cơ khí Nông nghiệp và Kinh tế Nông nghiệp. Để lấy bằng
Tiến sĩ, sinh viên phải học thêm ít nhất ba năm sau khi có bằng Thạc sĩ.
Chương trình đào tạo của trường Đại học Nông Lâm mang tính liên ngành nhằm mục
đích cung cấp kiến thức đa dạng, phong phú cho sinh viên. Hàng năm, học kỳ 1 bắt
đầu từ tháng 9 đến tháng 1, và học kỳ 2 từ tháng 1 đến tháng 7. Mỗi học kỳ kéo dài 18
tuần.
Tính đến 1/1/2008, Trường có 890 cán bộ công chức; trong đó 650 là cán bộ
giảng dạy với hơn 53% có trình độ trên đại học và 22.740 sinh viên đang theo học các
hệ đào tạo.

8


2.2.4. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Trường Đại học Nông Lâm có 12 khoa với và 6 bộ môn trực thuộc trường.
Mười hai khoa là Khoa Nông học với các bộ môn Cây công nghiệp; Cây lương thực,

Rau, Hoa, Quả; Nông hóa Thổ nhưỡng; Bảo vệ Thực vật; Sinh lý - Sinh hóa; Di truyền
chọn Giống; Thủy Nông. Khoa Chăn nuôi Thú y với các bộ môn Di truyền Giống;
Dinh dưỡng; Chăn nuôi chuyên khoa; Sinh lý Sinh hóa; Nội dược; Cơ thể Ngoại khoa;
Bệnh lý truyền nhiễm. Khoa Lâm nghiệp với các bộ môn Lâm sinh; Trồng rừng và
Lâm nghiệp đô thị; Điều chế rừng; Lâm nghiệp Xã hội; Chế biến Lâm sản. Khoa Kinh
tế với các bộ môn Kinh tế Cơ bản; Phân tích định lượng; Kế toán tài chánh; Phát triển
Nông thôn; Quản trị Kinh doanh. Khoa Cơ khí Công nghệ với các bộ môn Công thôn;
Kỹ thuật cơ sở; Máy sau thu hoạch và chế biến; Công nghệ Nhiệt lạnh; Tự động hoá;
Kỹ thuật Ô tô. Cơ điện tử, Công Thôn. Khoa Thủy sản với các bộ môn Sinh học Thủy
sản; Kỹ thuật nuôi thủy sản ven bờ; Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt; Chế biến thủy
sản. Khoa Công nghệ Thực phẩm với các bộ môn Vi sinh thực phẩm, Hóa sinh thực
phẩm, Công nghệ Sau thu hoạch và thiết bị chế biến, Phát triển sản phẩm. Khoa Khoa
học với các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Giáo dục thể chất, Khoa học xã hội nhân
văn. Khoa Ngoại Ngữ với các bộ môn Thực hành tiếng, Dịch thuật, Phương pháp
giảng dạy, Ngôn ngữ học, Văn hóa nước ngoài, Anh ngữ chuyên biệt - không chuyên,
Tiếng Anh quản lý, Pháp văn. Khoa Công nghệ Môi trường với các bộ môn Sinh học
môi trường, Hoá học môi trường, Công nghệ xử lý môi trường, Độc chất học môi
trường, Quản lý môi trường. Khoa Công nghệ Thông tin với các bộ môn Mạng máy
tính, Tin học cơ sở. Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản
Sáu bộ môn trực thuộc của trường là Mác–Lênin; Công nghệ Sinh học; Sư
phạm Kỹ thuật Nông nghiệp; Cảnh quan & Kỹ thuật Hoa viên; Công Nghệ Thông tin
địa lý; Công nghệ hóa học.
Ngoài các Khoa, trường hiện có 1 Viện nghiên cứu Công Nghệ Sinh Học, 14
trung tâm và 1 Phân hiệu Đại Học tại Tỉnh Gia Lai với các hoạt động chính như sau:
Trung Tâm Nghiên cứu Chuyển giao Khoa học kỹ thuật (trước đây là Trung Tâm Ứng
dụng Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Ngư) với 5 nhiệm vụ chính: Cơ sở rèn nghề cho
sinh viên các ngành trong trường; Địa bàn tiến hành thí nghiệm cho giảng viên và sinh
viên; Hợp đồng nghiên cứu; Tổ chức các lớp huấn luyện khuyến nông cho các địa
9



phương; Cung cấp dịch vụ thuốc thú y, gieo tinh nhân tạo cho heo, bò. Trung Tâm
Ngoại ngữ với 3 nhiệm vụ chính: Đào tạo và cấp bằng Anh ngữ trình độ A, B, C; Liên
kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài cấp bằng TOEFL; Tổ chức các lớp đào
tạo chuyên đề ngắn hạn về Anh văn theo yêu cầu và đào tạo tiếng Việt cho người nước
ngoài. Trung tâm Tin học Ứng Dụng với 4 nhiệm vụ chính: Tổ chức thực tập tin học
cho sinh viên các khoa trong trường; Đào tạo và cấp chứng chỉ tin học văn phòng và
lập trình trình độ sơ cấp và trung cấp; Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm tin học sử
dụng trong nông nghiệp; Thiết lập cơ sở dữ liệu nông nghiệp. Trung tâm Phân tích Thí
nghiệm Hóa sinh: Thực hiện các phân tích hóa lý gồm các chỉ tiêu như: thuốc bảo vệ
thực vật, kim loại nặng, acid amin, vitamin, độc tố nấm (aflatoxin....), histamin, kháng
sinh và nhiều chất khác, với các máy móc hiện đại như sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp,
quang phổ kế hấp thu nguyên tư, quang phổ kế Tử ngoại Khả kiến; Thực hiện các chẩn
đoán bệnh cây trồng vật nuôi bằng công nghệ sinh học phân tử; Ứng dụng công nghệ
sinh học vào các ngành của nông nghiệp như nông học, chăn nuôi thú y, lâm nghiệp,
thủy sản, bảo quản chế biến. Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Môi trường: Nghiên cứu
các hình thức suy thoái, ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ; Nghiên cứu ứng
dụng các phương pháp xử lý chất thải nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm; Nghiên
cứu ảnh hưởng của các độc chất, các chất gây ô nhiễm môi trường; Thực hiện đánh giá
tác động môi trường; (5) Phân tích các chỉ tiêu hóa, lý, sinh của môi trường đất, nước,
không khí. Trung tâm Nghiên cứu Bảo quản và Chế biến Rau quả: Nghiên cứu quy
trình bảo quản các loại rau hoa quả nhiệt đới; Nghiên cứu chế biến các sản phẩm rau
hoa quả; ...Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Kỹ thuật Địa chính: Vẽ bản đồ, quy
hoạch đất đai; Phân loại đất sử dụng trong nông nghiệp; Ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý đất đai; Tư vấn sử dụng đất cho các địa phương;… Trung tâm Nghiên
cứu Khoa học và Kỹ thuật Chế biến Lâm sản: Nghiên cứu về vật liệu gỗ và các cây có
sợi; Thực hiện đánh giá chất lượng và kiểm định và định danh gỗ; Sản xuất thử
nghiệm ở quy mô nhỏ; Hợp tác nghiên cứu về công nghệ gỗ trong và ngoài nước, hỗ
trợ cho việc chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới; Huấn luyện nâng cao trình độ kỹ
thuật chế biến gỗ và lâm sản cho các cơ sở sản xuất. Trung tâm Bồi dưỡng Kiến thức:

Bồi dưỡng văn hóa; Giới thiệu việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp thuộc các khoa
của trường. Trung Tâm Bột Giấy. Trung Tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh
10


nghiệp. Trung Tâm Khảo thí và kiểm định chất lượng. Trung Năng lượng và máy nông
nghiệp. Trung Tâm Công Nghệ và Thiết bị nhiệt lạnh.
Viện Công Nghệ Sinh Học: Nghiên cứu kỹ thuật gen; Ứng dụng công nghệ di
truyền trong lai tạo giống mới; Nghiên cứu nuôi cấy mô động thực vật; Nghiên cứu và
ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học; Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh.
Phân hiệu Đại Học Nông Lâm Gia Lai: Các trại-vườn thực nghiệm: Trại thủy
sản; Trại thí nghiệm chăn nuôi; Trại thực nghiệm nông học; Bệnh xá thú y.
2.2.5. Nghiên cứu khoa học
Đại học Nông Lâm được nhà nước cấp kinh phí để nghiên cứu khoa học, ngoài
ra, những chương trình hợp tác với các địa phương, các nước và các tổ chức phi chính
phủ cũng là nguồn hỗ trợ rất quan trọng để triển khai những dự án nghiên cứu khoa
học; những nghiên cứu của Đại học Nông Lâm đã mở rộng và tập trung các vấn đề
sau: Nông học; Chăn nuôi - Thú y; Lâm nghiệp; Thủy sản; Cơ khí Công nghệ; Kinh tế
nông nghiệp; Công nghệ thực phẩm; Khoa học; Môi trường; Ngoại ngữ.
2.2.6. Khuyến nông

Đại học Nông Lâm chuyển giao những kết quả nghiên cứu đã đạt được đến các
đối tượng sản xuất trong vùng và các vùng lân cận. Việc phổ biến chuyển giao kỹ
thuật của nhà trường thông qua các chương trình phát thanh, báo chí và tập san khoa
học kỹ thuật của nhà trường, bên cạnh đó, nhà trường cũng hợp tác với địa phương để
tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn và dài hạn.
2.2.7. Hoạt động hợp tác
Trong nước
Hầu hết các trường và các viện trong ngành nông nghiệp đều có quan hệ hợp
tác chặt chẽ với trường Đại học Nông Lâm như: Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Lúa

Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện
Nghiên cứu Cao su, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu Cây ăn
quả miền Nam, Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Dâu Tằm
Tơ Bảo Lộc và các Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ
và Môi trường và Trung tâm Khuyến nông của các địa phương.
Ngoài nước

11


Trường Đại học Nông Lâm có quan hệ hợp tác khoa học và đào tạo với các
trường đại học, viện nghiên cứu của 15 nước trên thế giới như: Anh Quốc: Các đại học
Aberystwyth (Wales), Reading, Nottingham; Bỉ: Đại học Louvain la Neuve; Canada:
Các đại học Guelph, Laval, Sherbroke; Đài loan: Đại học Quốc gia Chung Hsing; Đức
Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Rheinland Pfalz; Hà Lan: Đại học Wageningen, Trường
Quốc tế Nông Nghiệp Larenstein; Malaysia: Đại học Putra Malaysia; Mỹ: Đại học
Auburn, Trung tâm Đông Tây Hawaii, Đại học tiểu bang Louisiana, Đại học Hawaii ở
Manoa, Đại học Texas Tech., Đại học Texas A&M; Nhật Bản: Các đại học Meiji,
Kobe, Osaka, Ehime; Pháp: Viện Quốc gia Nông nghiệp - Paris Grignon, các trường
Quốc gia về Thú Y ở Alfort, ở Lyon, ở Toulouse, ở Nante, ở Montpellier và ENSIA SIARC, Đại học Bordeaux 1, Đại học Tours, Đại học Purpan (Toulouse); Philippines:
Các đại học Trung tâm Luzon, Silliman, Philippines tại Los-Banos, Đại học
Philippines ở Diliman; Thái Lan: Các đại học Chiang Mai, Kasetsart, Khon Kaen,
Viện nghiên cứu Hoàng gia Mongkut Thonburi; Thụy Điển: Đại học Khoa học Nông
nghiệp Thụy Điển (SLU); Úc: Các đại học Melbourne, New England, New South
Wales, James Cook.
2.2.8. Địa chỉ liên lạc
Văn phòng HiệuTrưởng, trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08. 8960711 - Fax: 08. 8960713
E-mail: vp @hcmuaf.edu.vn

2.2.9. Một số cở sở vật chất phục vụ cho học tập và sinh hoạt của sinh viên
Thư viện: Nằm trong khuôn viên trường học, gần các giảng đường. Thư viện
mở cửa từ 7h30’ đến 11h30’ vào buổi sáng, từ 13h đến 20h vào buổi chiều các ngày từ
thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7, buổi chiều chỉ mở cửa đến 16h. Bạn đọc muốn vào thư viện
phải chấp hành đúng nội quy của thư viện, phải xuất trình thẻ sinh viên, thẻ thư viện.
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của cá nhân được tốt hơn thư viện đã
đưa vào hoạt động phòng đọc đa phương tiện từ ngày 10/06/2008. Các nguồn tài liệu
mà sinh viên có thể tìm được có các dạng tài liệu sau: Tài liệu toàn văn, luận văn tốt
nghiệp, các luận văn cao học, các bộ sưu tập về bệnh thú y, cá, cây trồng. Và sinh viên

12


cũng có thể tìm được Ebook, Video, phim ảnh khoa học,…Điều kiện để sử dụng
phòng đọc đa phương tiện là sinh viên được cấp tài khoản cá nhân để truy cập.
Kí túc xá: Kí túc xá Đại học Nông Lâm gồm có 5 cư xá. Trong đó, có 3 cư xá
nữ và 2 cư xá nam, mỗi cư xá có nhân viên bảo vệ riêng nên vấn đề an ninh rất đảm
bảo. Kí túc xá mở cửa từ rất sớm và tối khoảng 11h thì đóng cửa. Về phòng ở thì mỗi
phòng trung bình có 8 sinh viên, phòng ở rất thoáng mát và sạch sẽ, nguồn nước uống
sinh hoạt được đảm bảo. Sinh viên không được nấu ăn trong kí túc xá. Có 3 căn tin
phục vụ cho việc ăn uống cửa sinh viên. Trong kí túc xá còn trang bị các san bóng
chuyền, dụng cụ thể thao nhằm phục vụ cho sinh viên.
Phòng tự học: Nằm trong khuôn viên kí túc xá. Mở cửa mỗi ngày từ 7h30’ đến
22h30’. Diện tích phòng có thể chứa khoảng 150 sinh viên cùng lúc. Tuy vậy, thông
thường thì phòng tự học rất vắng vào những ngày bình thường và chỉ hoạt động vào
các mùa thi. Phòng tự học được trang đầy đủ bàn gế, đèn, quạt máy cũng như micro.
Nhìn chung thì môi trường của phòng tự học rất tốt.
Trung tâm y tế: Đặt trong khu vực kí túc xá và có người trực 24h trong ngày.
Phòng công tác sinh viên
Chức năng: Phòng công tác sinh viên là đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu.

Phòng có chức năg giúp nhà trường tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, đạo đức lối sống của sinh viên, quản lý và đánh giá kết quả rèn luyện của sinh
viên. Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện chế độ chính sách của nhà nước,
nhà trường và các đơn vị khác cho sinh viên.
Nhiệm vụ: phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các đơn vị nội bộ trong
trường, giữa nhà trường–gia đình–chính quyền địa phương. Giám sát, kịp thời trong
việc nắm bắt thực trạng sinh viên ngoại trú vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm học. Tổ
chức, quản lý việc rèn luyện đạo đức, tác phong, thực hiện nếp sống văn minh, nội quy
học đường, phòng chống các tệ nạn xã hội trong học sinh-sinh viên. Tham mưu cho
Hiệu trưởng và quản lý việc thực hiện chủ trương chính sách xã hội của sinh viên
(tổng hợp danh sách, hồ sơ,...). Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi cho sinh viên là
một chính sách xã hội mà nhà trường đã ủy quyền cho phòng CTSV thực hiện, việc
xác nhận hồ sơ xin vay vốn của sinh viên. Tổ chức tiếp xúc thu nhận ý kiến phản ánh,

13


×