Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM TẤM LỢP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.31 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

PHẠM THỊ OANH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM TẤM LỢP
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

PHẠM THỊ OANH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM TẤM LỢP
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: GV LÊ VĂN MẾN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Thực Trạng Và Một Số
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chiến Lược Marketing Cho Sản Phẩm Tấm Lợp Của
Navifico ” do PHẠM THỊ OANH, khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .
LÊ VĂN MẾN
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________
Ngày

Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký


(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin chân thành cảm ơn Bố Mẹ, người đã có công sinh thành
nuôi dưỡng và dạy bảo để con có ngày hôm nay.
Chân thành biết ơn sâu sắc đến thầy LÊ VĂN MẾN người đã tận tình dạy bảo
hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền dạy những kiến thức quý báu cho Tôi trong thời
gian Tôi học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Chú Đông, và các cô chú anh chị phòng ban trong Công
Ty Cổ Phần Nam Việt Navifico.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè đã chia sẻ giúp đỡ Tôi trong quá trình hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

TP.HCM, Ngày 25 tháng 6 năm 2011
Sinh Viên
Phạm Thị Oanh


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ OANH. Tháng 06 năm 2011. “Thực trạng và một số giải pháp nhằm
nâng cao hoạt động marketing cho sản phẩm tấm lợp của công ty Cổ Phần Nam
Việt”.
PHẠM THị OANH June 2011. “Real situation and marketing solution for tam lop
product at Nam Viet Joint stock company”
Công Ty Cổ Phần Nam Việt Navifico được thành lập năm 1963 với chức năng chính
là sản xuất kinh doanh mặt hàng sản phẩm tấm lợp và một số mặt hàng khác.
Đề tài này được thực hiện từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 7 năm 2011 nhằm tìm hiếu
chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty, chiến lược marketing mà Công Ty
đang áp dụng cho sản phẩm tấm lợp. Để từ đó đưa ra những biện pháp hợp lí nhằm nâng
cao sự cạnh tranh cho mặt hàng sản phẩm tấm lợp.

1


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix


Danh mục các hình

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích nghiên cứu

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1 Phạm vi không gian

2

1.3.2 Phạm vi thời gian

2

1.3.3 Phạm vi của nội dung thực hiện


2

1.3.4 Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1. Tổng quan về Công Ty

4
4

2.1.1. Qúa trình thành lập và phát triển

4

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty Cổ Phần Navifico

5

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công Ty Cổ Phần Navifico

6

2.1.4. Nghành nghề hoạt động của Navifico

9

2.2. Các sản phẩm và thị trường tiêu thụ


9

2.2.1. Sản phẩm tấm lợp

9

2.2.2. Sản phẩm đồ gỗ

9

2.2.3. Cơ khí chế tạo máy

10

2.2.4. Các nghành nghề khác

10

2.3. Kết quả hoạt dộng kinh doanh của Công Ty từ năm 2008-2010

10

2.4. Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật Sản Xuất Của Công Ty Tính Đến Thời Điểm Năm
2010

12

2.5. Yếu tố con người

13


2.6. Những nhân tố ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty năm
2008-2010

14
v


2.6.1. Những thuận lợi

14

2.6.2. Những Nhân Tố khó khăn

15

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1. Khái niệm chiến lược marketing

18

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược marketing của Doanh Nghiệp

18

3.2.1. Môi trường vĩ mô


18

3.2.2. Môi trường vi mô của doanh nghiệp

19

3.3. Cơ sở nâng cao hoạt động marketing

20

3.3.1. Chiến lược Sản phẩm

20

3.3.2. Chiến lược Gía cả

22

3.3.3. Chính sách Phân phối

23

3.3.4. Chiến lược giao tiếp khuếch trương

24

3.4. Chính sách vốn và hoàn thiện cơ sở vật chất

25


3.5. Chính sách về lao động

26

3.6. Ma trận SWOT

26

3.7. Phương pháp nghiên cứu

27

3.7.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

27

3.7.2. Phương pháp phân tích

28

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

29

4.1. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh tấm
lợp của Công Ty từ năm 2008-2010

29

4.1.1. Môi Trường Vĩ Mô


29

4.1.2. Môi trường vi mô

32

4.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tấm lợp qua các năm 2008 – 2010

34

4.2.1. Sản lượng tấm lợp sản xuất qua các năm 2008 – 2010

34

4.2.2. Doanh thu sản phẩm tấm lợp qua các năm 2008- 2010

35

Bảng 4.4. Doanh Số, Lợi Nhuận Sản Phẩm Tấm Lợp Qua Các Năm 2008 – 201035
4.3. Thực trạng hoạt động marketing của Công Ty cho sản phẩm tấm lợp

36

4.3.1. Sản phẩm

36

4.3.2. Gía


43

4.3.4. Chiêu thị cổ động cho sản phẩm tấm lợp
vi

48


4.4 Đánh giá chung về công tác marketing của Navifico

48

4.4.1 Về chiến lược sản phẩm

48

4.4.2 Về chiến lược giá

49

4.4.3 kênh phân phối

50

4.4.4 Chiến lược giao tiếp khuếch trương

51

4.4.5 Ma trận SWOT


51

4.5 Các giải pháp cho chiến lược marketing cho sản phẩm tấm lợp của Navifico 53
4.5.1 Về sản phẩm

53

4.5.2 Về giá sản phẩm của Công Ty

54

4.5.3 Kênh phân phối

55

4.5.4 Giao tiếp khuếch trương

58

4.5.5. Một số giải pháp khác

61

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

5.1 Kết luận

64


5.2 Kiến nghị

65

5.2.1 Đối với Công Ty

65

5.2.2 Đối với nhà nước

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NAV: Navifico
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
TP. HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
GĐ: Giám đốc
ĐHĐCĐ: Đại Hội Đông Cổ Đông
HĐQT: Hội Đồng Quản Trị
BKS: Ban Kiểm Soát
VLXD: Vật Liệu Xây Dựng
CBCNV: Cán Bộ Công Nhân Viên

SXKD: Sản Xuất Kinh Doanh
LNST: Lợi Nhuận Sau Thuế
PTCNS& QTSX: Phòng Tổ chức Nhân Sự Và Quản Trị Sản Xuất
PNCPT: Phòng Nghiên Cứu Phát Triển
PXNK& M: Phòng Xuất Nhập Khẩu và Marketing
XD& TTNT: Xây Dựng Và Trang Trí Nội Thất

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Navifico 2008- 2009

9

Bảng 2.2. Gía Trị Tài Sản Cố Định Hữu Hình Của Công Ty Năm 2010

12

Bảng 2.3. Tình Hình Nhân Sự Của Navifico Từ 2008 – 2010

12

Bảng 3.1. Ma Trận SWOT

26

Bảng 4.1. Kết Cấu Dân Số Của Người Dân Việt Nam 2010

30


Bảng 4.2. So Sánh Độ Tuổi Lao Động – Trình Độ Văn Hóa Dân Việt Nam 2009 –
2010

30

Bảng 4.3. Sản Lượng Tấm Lợp Sản Xuất Qua Các Năm 2008 – 2010

33

Bảng 4.4. Doanh Số, Lợi Nhuận Sản Phẩm Tấm Lợp Qua Các Năm 2008 – 2010

34

Bảng 4.5. Đặc Điểm Sản Phẩm Tấm Lợp

36

Bảng 4.6. Khối Lượng Sản Phẩm Tấm Lợp Tiêu Thụ 2008 – 2010

36

Bảng 4.7. Một Số Đối Thủ Cạnh Tranh Về Sản Phẩm Tấm Lợp Trên Thị Trường Hiện
Nay

39

Bảng 4.8. Gía Bán Sản Phẩm Tấm Lợp Của Công Ty Qua 2 Năm 2008- 2010

42


Bảng 4.9 So Sánh Giá Bán Sản Phẩm Tấm Lợp Navifico Với Những Sản Phẩm Tấm
Lợp Khác Cùng Kích Cỡ Trên Thị Trường

43

Bảng 4.10. Các Đại Lí Tiêu Thụ Các Tỉnh Sản Phẩm Tấm Lợp Của Navifico

46

Bảng 4.11. Ma Trận SWOT

51

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Của Navifico

5

Hình 2.2. So Sánh Doanh Thu - Lợi Nhuận - Vốn Điều Lệ 2008 – 2010

10

Sơ đồ 3.1. Sơ Đồ Kênh Phân Phối Hỗn Hợp

23


Hình 4.1. Sản Lượng Sản Xuất Tấm Lợp Qua Các Năm 2008 – 2010

34

Hình 4.2. Doanh Số, Lợi Nhuận Vốn Điều Lệ Của Navifico 2008 – 2010

35

Hình 4.3. Khối Lượng Sản Phẩm Tấm Lợp Tiêu Thụ Qua Các Năm 2008 – 2010

37

Sơ đồ 4.4. Các Sản Phẩm Tấm Lợp Trên Thị Trường

40

Sơ đồ 4.5. Kênh Phân Phối Của Navifico

45

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Khi hàng hóa ra đời và phát triển , sự trao đổi hàng hóa cũng ra đời và phát
triển theo. Mục đích của sản xuất hàng hóa là lợi nhuận nên việc tiêu thụ hết sản phẩm
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi DN.

Tuy nhiên trong quá trình trao đổi có nhiều mâu thuẫn xảy ra :
Mâu thuẫn giữa người bán và người mua: người bán luôn muốn bán được
nhiều hàng và bán với giá cao để có được nhiều lời ngược lại người mua muốn mua
giá thấp để có thể mua được nhiều hàng hóa
Mâu thuẫn giữa người bán với người bán: Người bán luôn muốn lôi kéo
khách hàng về phía mình, giành và chiếm giữ thị trường thuận lợi.
Hai mâu thuẫn này tồn tại khách quan và gắn liền với khâu tiêu thụ.Kết quả của
hai quá trình này làm cho quá trình tiêu thụ hàng hóa ngày càng khó khăn hơn.
Như vậy để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần đưa ra nhiều giải pháp
để đẩy mạnh việc bán hàng như: Cho khách hàng đổi trả hàng khi không vừa ý, tôn
trọng khách hàng, tìm hiểu ý muốn của khách hàng để đáp ứng, ghi chép theo dõi mức
bán các mặt hàng ……Đó cũng là một trong những giải pháp marketing.
Nhận thức được vấn đề đó, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần nam việt
vinafico, được sự giúp đỡ tạn tình của thầy cô trong khoa kinh tế mà trực tiếp là thầy
LÊ VĂN MẾN ,cùng với sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty nơi em
thực tập ,em đã lựa chọn đi sâu và nghiên cứu đề tài :“Thực trạng và một số giải pháp
nhằm nâng cao chiến lược marketing cho sản phẩm tấm lợp tại Công Ty Cổ Phần
Nam Việt Navifico”.

1


1.2 Mục đích nghiên cứu
Đem lý thuyết ứng dụng vào thực tiễn, làm sáng tỏ luận cứ khoa học về sử dụng
chiến lược marketing trong doanh nghiệp
Phân tích chiến lược marketing của Công Ty Cổ Phần Nam Việt Vinafico, từ dó
đánh giá những vấn đề còn tồn tại và đưa ra giải pháp khắc phục.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Công Ty Cổ Phần Nam Việt Navifico 18F Tăng Nhơn Phú, Phường Phước

Long B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 7 năm 2011
1.3.3 Phạm vi của nội dung thực hiện
Tìm hiểu các hoạt động marketing đang được áp dụng tại Công Ty Cổ Phần
Nam Việt Navifico. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.3.4 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề, trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu chọn đề
tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty, lĩnh vực
hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động kinh doanh.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày những khái niệm, cơ sở lí luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và
giới thiệu một số phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Tìm hiểu các hoạt động marketing đang áp dụng tại Công Ty nhằm thu hút
khách hàng.
Lập ma trận SWOT để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội. thách thức
mà Công Ty đang có, cùng với việc phân tích những kết quả thu thập được tìm ra giải
pháp kinh doanh.
Chương 5: kết luận và kiến nghị
2


Kết luận chung cho toàn bộ khóa luận, và đưa ra một số đề nghị đối với Công
Ty, nhà nước

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

2.1. Tổng quan về Công Ty
2.1.1. Qúa trình thành lập và phát triển
Công Ty Cổ phần Nam Việt (NAVIFICO) là một Doanh Nghiệp tại Thành phố
Hồ Chí Minh, có diện tích mặt bằng 40.000 m2, nằm trong Khu Công nghiệp Phát
Triển Trọng Điểm Phía Nam. Chuyên sản xuất Tấm Lợp Xi Măng Sợi với thương hiệu
NAVIFICO, đã được sự tin dùng của khách hàng hơn 48 năm qua. Đồng thời, đã mở
ra sản phẩm mới là mặt hàng gỗ trang trí nội thất NHÀ VIỆT.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT
Tên tiếng anh: NAM VIET JOINT – STOCK COMPANY
Tên viết tắt: NAVIFICO
Mã chứng khoán: NAV
Trụ sở chính: 18F Tăng Nhơn Phú, Phường Phước Long B, Quận 9, Thành phố
Hồ Chí Minh
Điện thoại: 84-8-3.7313443
Fax: 84-8-3.7313641
Email:
Website: www.navifico-corp.com
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103000281 do Sở Kế hoạch và Đầu
Tư Tp. HCM cấp lần đầu ngày 01/02/2001,đăng ký thay đổi lần hai ngày 18/12/2002,
đăng ký thay đổi lần ba ngày 27/9/2004 và đăng ký thay đổi lần bốn ngày 14/06/2006,
và đăng ký thay đổi lần năm ngày 31/10/2008.
Tài khoản: Số 102010000181130 tại Ngân Hàng Công Thương – Chi nhánh 14,
Tp.Hồ Chí Minh. Tổng vốn đầu tư: 80 tỷ VNĐ. Trong đó: 20% vốn nhà nước, 80%
vốn cổ đông.
4



Công Ty Cổ Phần Nam Việt ( Navifico ) tiền thân là Công Ty Nam Việt thành
lập năm 1963 là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sản xuất Tấm Lợp Xi Măng.
Năm 1975, Navifico chuyển thành Doanh Nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Năm 1978, UBND Tp. HCM có Quyết định số 2440/QĐ-UB chuyển Xí nghiệp
Nam Việt Fibrociment thành Xí Nghiệp Quốc Doanh Tấm Lợp.
Ngày 28/06/1989, UBND Tp. HCM có Quyết định số 375A/QĐ-UB đổi tên Xí
nghiệp Quốc Doanh Tấm Lợp thành Nhà máy Tấm Lợp Navifico.
Đến ngày 01/12/1992, Nhà máy Tấm Lợp Navifico được thành lập lại theo
Quyết định 151/QĐ-UB do UBND Tp. HCM ký và chính thức trực thuộc Tổng Công
Ty Xây Dựng Sài Gòn.
Ngày 20/02/1997 chuyển Nhà Máy Tấm lợp Navifico trực thuộc Tổng Công
Ty Vật liệu Xây Dựng Tp. HCM.
Năm 1999, Doanh Nghiệp là một trong những đơn vị đầu tiên của Tp. HCM
được nhà nước chọn để tiến hành cổ phần hoá theo Quyết định số 2402/QĐ- UB-CNN
của UBND Tp. HCM.
Ngày 01/02/2001, Công Ty được chuyển thành Công Ty Cổ Phần Nam Việt từ
việc cổ phần hóa Nhà máy Tấm Lợp Navifico. Cũng vào năm này, Công Ty đầu tư vào
lĩnh vực chế biến gỗ. Phân xưởng gỗ đầu tiên chính thức đi vào hoạt động vào đầu
tháng 12 năm 2001. Ngày 22 tháng 12 năm 2006 cổ phiếu Công Ty được niêm yết tại
Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM.
Trải qua 48 năm hình thành và phát triển, Navifico liên tục giữ vững tốc độ phát
triển bền vững, cùng với những thành quả sản phẩm Tấm Lợp Xi Măng đáp ứng nhu
cầu của nghành xây dựng, Công Ty còn mở rộng sang sản xuất, cơ khí, các mặt hàng
trang trí nội thất, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Để có được thành quả như hôm nay là cả một quá trình dày công xây dựng công
nghệ, kiểm soát chất lượng, nguồn lực và nâng cao công tác quản trị của quý Công Ty.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty Cổ Phần Navifico

a) Chức năng
Trực tiếp sản xuất các mặt hàng về xây dựng đáp ứng nhu cầu ngành xây dựng
không những ở thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.
5


Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra nội bộ công ty theo sự phân công của
Đại Hội Đồng Cổ Đông. Và thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội Đồng Quản Trị và
Tổng Giám Đốc đề ra.
b) Nhiệm vụ
Xây dựng và phát triển thương hiệu của Công Ty ngày lớn mạnh, đẩy mạnh
hiệu quả kinh doanh. Cân đối giữa việc khai thác và phát triển thị trường nội địa với
hoạt động xuất khẩu.
Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu
đột xuất của Tổng Giám Đốc
Nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định của nhà nước, nộp đầy đủ các khoản
thuế, luôn đảm bảo yếu tố môi trường.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công Ty Cổ Phần Navifico
a) Cơ cấu tổ chức
Sơ đổ 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Navifico
ĐẠI HĐ CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HĐ QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng
Thiết Kế

Công
Nghệ

Phòng
Tổ Chức
Quản
Trị sản
xuất

XN SX Tấm
Lợp Và Cấu
Kiện Bê Tông
NAVI 1

Phòng
Hành
Chính

XN
Cơ Khí
Chế Tạo
NAVI 2

Phòng
Kế Toán
Tài
Chính

XN
Kinh

Doanh
NAVI 3

6

BAN THƯ KÝ

Phòng
Nghiên
Cứu Và
Phát
Triển

XN
Navifico
Furnitur
NAVI 4

Phòng
Đầu


XN
Navifico
Decor

Phòng
Quản

Chất

Lượng


b) Cơ cấu và chức năng quản lý
Đại Hội Đồng Cổ Đông: (ĐHĐCĐ) gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu
quyết và là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công Ty, có quyền quyết định tỷ lệ
trả cổ tức hàng năm; phê chuẩn báo cáo tài chính hàng năm; bầu và bãi miễn HĐQT,
BKS; bổ sung và sửa đổi điều lệ; quyết định loại và số lượng cổ phần phát hành; sáp
nhập hoặc chuyển đổi Công Ty; tổ chức lại và giải thể Công Ty...
Hội Đồng Quản Trị: (HĐQT) gồm 7 thành viên. Đây là cơ quan quản lý cao
nhất của Công Ty giữa hai kỳ Đại hội cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công Ty để
quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công Ty - trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Ban Kiểm Soát: (BKS) gồm 3 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra. BKS có nhiệm vụ
kiểm soát hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. BKS hoạt động độc
lập với HĐQT và bộ máy điều hành của Ban Tổng Giám đốc.
Tổng Giám Đốc: Tổng Giám đốc Công Ty gồm Tổng Giám đốc và 2 Phó
Tổng Giám đốc. Do HĐQT bổ nhiệm và bãi nhiệm. Các thành viên HĐQT được kiêm
nhiệm thành viên Ban Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT được kiêm nhiệm Tổng Giám
đốc Công Ty. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu trước HĐQT về
việc tổ chức, quản lý, điều hành toàn diện các hoạt động tác nghiệp hằng ngày của
Công ty theo Nghị quyết, Quyết định của HĐQT. Các Phó Tổng Giám Đốc được Tổng
Giám Đốc phân công, ủy nhiệm quản lý và điều hành một hoặc một số lãnh vực hoạt
động của Công Ty. Phó Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và
liên đới trách nhiệm với Tổng Giám Đốc trước HĐQT trong phạm vi được phân công,
ủy nhiệm.
c) Các phòng ban chức năng
Phòng Tổ Chức Hành Chánh: Có chức quản lý tổng vụ và quản lý dân sự, tiền
lương, bảo hiểm xã hội, các chính sách cho người lao động về an toàn lao động, bảo
hiểm lao động các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng kỷ luật. Thực hiện công

tác hành chính, văn phòng, đều hành đội bảo vệ, các nhiệm vụ có liên quan tới môi
trường, quan hệ chính quyền và các thủ tục hành chính. Ngoài ra còn các nhiệm vụ
mua văn phòng phẩm và các thiết bị văn phòng.

7


Phòng Thiết kế - Công nghệ: Nhằm nâng cao năng lực thiết kế, tiến đến nắm
vững công nghệ và chủ động trong sản xuất sản phẩm đặc trưng của công ty. Từng
bước xây dựng thương hiệu NAVFICO trong ngành sản xuất đồ gỗ. Ứng dụng phần
mềm mới trong thiết kế (phần mềm AUTODESK INVENTOR 2008), nhằm nâng cao
tính trực quan của bảng vẽ sản xuất: tránh tối đa hóa các sai sót trong sản xuất sản
phẩm và cụ thể hóa slogan ”Làm Đúng Từ Đầu”.
Phòng TCNS & QTSX: Để thực hiện chương trình TPS: Theo dõi, nhận biết và
kiểm tra quá trình sản xuất, đào tạo lại lực lượng lao động, tuyển dụng nhân viên có
trình độ Trung Cấp- Cao Đẳng- Đại Học nhằm thay đổi về chất lực lượng lao động.
Nâng cao sự phối hợp giữa các đơn vị. Chuẩn hóa bảng lương theo các công việc cụ
thể để hợp lý hóa phương thức tiền lương- tiền công đối với người lao động.
Phòng Kế Toán Hành Chính: Có chức năng quản lý tài chính của Công Ty thực
hiện nhiệm vụ về kế toán và thủ quỹ, thống kê, nghiệp vụ ngân hàng, lập các báo cáo
quyết toán tháng, quý, năm và quyết toán đầu tư.
Phòng Đầu Tư: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý và năm, lựa
chọn đối tác đầu tư và quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
Phòng Quản Lý Chất Lượng: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, ngăn ngừa các yếu
tố có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, Tiến hành kiểm tra các loại vật tư
trước khi tiến hành nhập kho.
Phòng Nghiên Cứu Và Phát Triển: Nghiên cứu tiến bộ khoa học kĩ thuật, giám
sát sản xuất, nghiên cứu đa dạng hóa mẫu mã. Nghiên cứu giảm thiểu những thất thoát
trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
d) Các đơn vị trực thuộc

Xí nghiệp Sản Xuất Tấm Lợp Và Cấu Kiện Bê Tông (NAVI 1): Ngành nghề hoạt
động: sản xuất tấm lợp, tấm vách xi măng sợi, gạch block, gạch lát vỉa hè.
Xí nghiệp Cơ Khí Chế Tạo (NAVI 2): Ngành nghề hoạt động: chế tạo máy và
thiết bị sản xuất tấm lợp công nghệ xeo, hệ thống hút bụi Optiflow, máy móc chế biến
gỗ, nhập khẩu và kinh doanh thiết bị chế biến gỗ, thi công lắp đặt hệ thống khí nén,
thang cáp điện công nghiệp.
Xí Nghiệp Kinh Doanh (NAVI 3): Phụ trách các hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu.
8


Xí Nghiệp NAVI – FURNITURE (NAVI 4): Nghành nghề hoạt động: sản xuất
công nghiệp sản phẩm gỗ nội thất.
Xí Nghiệp NAVI – DECOR (NAVI 5): Nghành nghề hoạt động: sản xuất sản
phẩm gỗ nội thất công trình, trang trí nội thất.
2.1.4. Nghành nghề hoạt động của Navifico
Hiện nay hoạt động kinh doanh của Navifico chủ yếu gồm các lĩnh vực sau:
Sản xuất kinh doanh: Sản xuất kinh doanh gỗ, tấm lợp, sản xuất và kinh doanh
sản phẩm gỗ nội thất xuất khẩu.
Xuất nhập khẩu: Clinker, các loại sợi, tấm lợp màu, gỗ nguyên liệu, các sản
phẩm gỗ nội thất, hóa chất.
Cơ khí chế tạo máy: Chế tạo hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất Tấm Lợp Xi
Măng theo công nghệ Châu Âu, chế tạo hoàn chỉnh hệ thống hút bụi trong ngành chế
biến gỗ theo công nghệ Đan Mạch, chế tạo máy móc thiết bị chế biến gỗ.
Đầu tư, góp vốn với các Công Ty khác trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây
dựng và bất động sản, thiết kế, thi công xây lắp các công trình công nghiệp và dân
dụng, kinh doanh địa ốc và kinh doanh du lịch.
2.2. Các sản phẩm và thị trường tiêu thụ
2.2.1. Sản phẩm tấm lợp
Đây là sản phẩm truyền thống của Công Ty để lợp các mái nhà dân dụng và

công nghiệp. Đặc biệt sản phẩm Tấm Lợp rất thích hợp cho các khu vực vùng biển vì
có độ bền rất cao. Tuổi thọ trung bình từ 10 năm đến 12 năm. Amiăng ChrySotile là
nguyên liệu chính. Amiăng có đặc điểm cách nhiệt, cách điện, cách âm, chịu được
nhiệt độ cao, chịu được axit, kiềm, vì vậy amiăng được sử dụng rộng rãi trong vật liệu
xây dựng.  
Một số nhà cung cấp Amiăng: Công Ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Phúc
Long, Công Ty Cổ Phần Thương Mại Vĩnh Hà (Việt Nam), Công Ty
Petrow(Singapo), Công Ty Cổ Phần Phát Triển Sài Gòn (Việt Nam).
2.2.2. Sản phẩm đồ gỗ
Điểm nổi bật nhất của sản phẩm gỗ Navifico là kiểu dáng trang nhã kết hợp với
vẻ đẹp của vân gỗ tự nhiên và đá hoa cương.

9


Khách hàng chủ yếu của Công Ty là tập đoàn Interwoods (Anh Quốc). Sản
phẩm được xuất trực tiếp theo yêu cầu của khách hàng qua nhà phân phối ECWP, US
HIFI ,và cũng có mặt tại đức Đan Mạch, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada.
Đối với thị trường nội địa: CTy đã cung ứng các mặt hàng của, tủ âm tường, tủ
kệ bếp và các sản phảm gỗ nội thất cho các công trình chung cư cao cấp điển hình là
chung cư cao ốc Đất Phương Nam, khu đô thị mới Thanh Đa.
Nguyên vật liệu chủ yếu là các loại Gỗ sau: Gỗ Oak, walnut, Ash, Beech,
chery,Maple, Cao su , Thông ….Các loại ván như: MDF, MFC, OKAL, Ván Ép. Một
số nhà cung cấp Gỗ : CTY Rossin American Harwoods (của USA ), CTy Baillie
Lumber (USA ), CTy The Frank A.Conkling ( của USA), CTy Foresbec ( Canada ),
CTy CHP HOLZPROKTE ( Đức ), CTy HTM GMBH ( Đức ), CTy Cổ Phần Tân
Vĩnh Cữu ( Việt Nam ).
2.2.3. Cơ khí chế tạo máy
Chế tạo hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất Tấm Lợp Xi Măng Sợi theo công nghệ
Châu Âu, Chế tạo hoàn chỉnh hệ thống hút bụi trong nghành chế biến gỗ theo công

nghệ Đan Mạch .
2.2.4. Các nghành nghề khác
Đầu tư góp vốn với Công Ty khác trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng
và bất động sản.
Thiết kế thi công xây lắp các công trình công nghiệp dân dụng, kĩ thuật đảm
bảo cho việc lắp đặt vận hành, bảo trì, bảo dưỡng về sau.
2.3. Kết quả hoạt dộng kinh doanh của Công Ty từ năm 2008-2010
Sự phát triển của Công Ty phải gắn liền với sự phát triển xã hội, đó là mục
tiêu hoạt động, do đó Công Ty luôn cố gắn nổ lực trong hoạt động kinh doanh và trong
các hoạt động marketing để mang lại hiệu quả cao và duy trì được đời sống nhân viên
để phục vụ lâu dài cho Công Ty. Do đó doanh số tăng qua các năm, thể hiện qua bảng
sau:

10


Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Navifico 2008 – 2010
Chỉ tiêu

ĐVT: Tỷ đồng.
Năm 2010

Năm2008

Năm 2009

Vốn điều lệ

80,00


80,00

Doanh thu

180.782

149.359

165.375

Lợi nhuận sau thuế (LNST)

16.302

11.75

11.653

LNST / Doanh thu

9,02%

7,87%

7,046%

Tỷ lệ cổ tức

12,00%


12,00%

12%

80,00

(Nguồn: Phòng Kế Toán Hành Chính)
Hình 2.1. So Sánh Vốn Điều Lệ - Doanh Thu – Lợi Nhuận 2008 -2010

180.782
165.375
149.359

80

80

16.302

2008

80

11.75
2009

vốn điều lệ

doanh thu


11.635
2010

lợi nhuận sau thuế

Nhận xét:
Qua biểu đồ ta thấy vốn điều lệ của Công Ty không thay đổi qua các năm 20082010 vẫn là 80 tỷ đồng.
Giai đoạn 2008 -2009: Doanh thu hoạt động bán hàng năm 2009 giảm 31 tỷ
đồng tương ứng giảm 0.17% so với năm 2008. Nguyên nhân giảm do ảnh hưởng suy
thoái toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu gỗ sang thị trường hoa kỳ và Châu Âu gặp
nhiều khó khăn, Các dự án khách sạn lớn tại Hoa Kỳ mà Công Ty tham gia cung cấp
11


đồ gỗ hầu như đều phải tạm dừng do chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Đối với
thị trường đồ gỗ nội địa thì sức mua yếu, doanh số hoạt động thể bù đắp phần thiếu
hụt của hoạt động xuất khẩu. Đối với sản phẩm tấm lợp sức mua trong thị trường nội
địa cũng giảm sút.
Giai đoạn từ năm 2009-2010: Doanh thu hoạt động bán hàng tăng lên 15.78 tỷ
đồng tương ứng tăng 0.1% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng vì: Chính phủ cũng
đã giảm thuế VAT đã giúp cho thị trường nội địa sản phẩm vật liệu xây dựng của
Công Ty tương đối ổn định, lao động tăng 45 người trong tương ứng tăng 0.1 % so
với năm 2009 (nguồn phòng nhân sự), chi phí bán hàng tăng 1 tỷ đồng tương ứng
tăng 0,25% so với năm 2009( nguồn phòng kế toán tài chính) để đẩy mạnh việc tiêu
thụ bán hàng.
Lợi nhuận sau thuế năm 2009 so với năm 2008 giảm 6.5 tỷ đồng tương ứng
giảm 0.35%. Nguyên nhân giảm là vì: Doanh thu hoạt động bán hàng giảm, và đồng
thời doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm xuống 1tỷ đồng (nguồn phòng kế toán
tài chính). Lợi nhuận sau thuế năm 2010 so với năm 2009 lại giảm 0.9% . Nguyên
nhân giảm là do chi phí lao động tăng, chi phí bán hàng năm 2010 tăng 1 tỷ đồng

tương ứng tăng 0.25% ( nguồn phòng kế toán tài chính), chi phí hoạt động tài chính
năm 2010 giảm 0.55 tỷ đồng tương ứng giảm 0.55% so với năm 2009. Chi phí nguyên
vật liệu tăng.
2.4. Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật Sản Xuất Của Công Ty Tính Đến Thời Điểm Năm
2010
Bảng 2.2. Giá Trị Tài Sản Cố Định Hữu Hình Của Công Ty Năm 2010
ĐVT: Tỷ đồng
Số TT

Khoản Mục

Nguyên Giá

1
2
3

Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc , thiết bị
Phương tiện vận tải và truyền dẫn

4

Thiết bị dụng cụ quản lí
Tổng cộng

13.402
17.098
2.814


Giá trị Còn
Lại
8.775
5.478
1.314

223
41
33.537
15.588
( Nguồn: Phòng Kế Toán Hành Chính)

12


Nhận xét:
Ta thấy giá trị còn lại của cơ sở vật chất của Navifico đã giảm xuống một nửa
so với nguyên giá ban đầu. Vì vậy Navifico cần phải cải tiến, nhập khẩu những máy
móc thiết bị mới nhằm tăng công suất sản xuất, có thế giảm được chi phí nhân công,
dẫn đến giảm giá thành cho sản phẩm, tạo được lợi thế cạnh tranh.
2.5. Yếu tố con người
Tình hình lao động của công ty tính đến thời điểm 2010
Bảng 2.3. Tình Hình Nhân Sự Của Navifico Từ Năm 2008 – 2010
Đvt: Người
Diễn dãi

Năm

Năm


Năm

2009 so

2010 so

2008

2009

2010

với 2008

với 2009

858

440

485

(418)

45

Đại học, trên đại học

62


57

50

(5)

(7)

Cao đẳng và trung cấp

63

52

87

(11)

35

Lao động tay nghề

583

235

326

(348)


(91)

Lao động phổ thông

150

96

22

(54)

(74)

Lao động

(Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính)
Nhận xét:
Trong giai đoạn từ năm 2008 – 2009 lao động của Công Ty giảm 418 người,
tương ứng tỷ lệ giảm 48,7%., lao động tay nghề giảm mạnh nhất giảm đi 348 người so
với năm 2008, tương ứng giảm 59%. Nguyên nhân giảm là do ảnh hưởng của nền
kinh tế bị suy thoái nên Công Ty phải thu hẹp sản xuất, phải cắt giảm nguồn lao động
để cân đối kế hoạch sản xuất và nguồn hàng tiêu thụ.
Trong giai đoạn từ năm 2009 -2010 lao động của Công Ty tăng lên 45 người
tương ứng tăng 10.2%, lao động tay nghề tăng mạnh nhất 91 người so với năm 2009,
tương ứng tăng 38.5%. Nguyên nhân tăng vì: Cho đến năm 2010 nền kinh tế dần
được hồi phục Công Ty đã tăng quy mô sản xuất, tuyển thêm nguồn lao động mới để
phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh lao động có tay
nghề tăng , nhưng lao động phổ thông lại giảm xuống 74 người, tương ứng giảm
xuống 77% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ lúc này Công Ty chỉ tuyển những


13


lao động có tay nghề để sử dụng trực tiếp vào quy trình sản xuất, đẩy mạnh tiến độ để
đạt mục tiêu kinh doanh của Công Ty.
2.6. Những nhân tố ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty năm
2008-2010
2.6.1. Những thuận lợi
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO có ý nghĩa rất lớn đối với nền
kinh tế nước ta nói chung và các Doanh Nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng trong đó
có Navifico (trong tổng doanh thu thì kim nghạch xuất khẩu chiếm 65%). Cơ hội mở
rộng thị trường và quyền sử dụng các công cụ nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính mình
sẽ góp phần giúp Navifico tự tin phát triển mạnh ra thị trường thế giới .
Tình hình kinh tế việt nam: Trong những năm gần đây đạt mức tăng trưởng
GDP hằng năm bình quân 7,7% do vậy thu nhập của người dân được cải thiện. Đời
sống của người dân được nâng cao thì những sản phẩm trang trí nhà cửa, văn phòng sẽ
được chú ý nhiều hơn và nhu cầu được sử dụng các sản phẩm là vật liệu xây dựng
ngày càng tăng. Đây là cơ hội cho Công Ty và các đơn vị cùng nghành sản xuất vật
liệu xây dựng- sản xuất tấm lợp nói riêng phát triển thị trường nội địa trong đó có
Navifico. Navifico có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan viện nghiên cứu khoa
học trong và ngoài nước nên khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ một cách
nhạy bén, đó là một ưu điểm vì khi tiếp cận được với công nghệ tiên tiến thì công ty sẽ
giảm bớt chi phí sản xuất như giảm được thời gian sản xuất cho một đơn vị sản phẩm,
trong khi đó lại tăng được năng suất sản xuất sản phẩm, giảm được chi phí nhân
công…
Lao động: Sau khi cổ phần hóa 2001, với đội ngũ cán công nhân viên có tay
nghề cao, hoàn toàn làm chủ máy móc và thiết bị, công nghệ sản xuất, hiệu quả sản
xuất tăng dần qua từng năm.
Mặc khác, sự hợp tác gắn bó với các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực

chế biến sản phẩm tấm lợp đã giúp cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty
có tư duy mới trong quản lí sản xuất, tác phong công nghiệp. Trong lĩnh sản xuất và
kinh doanh gỗ công ty có đối tác chiến lược là tập đoàn phân phố gỗ nỏi tiếng thế giới
Interwoods. Chính sự hợp tác chặt chẽ và bền vững này đã thúc đẩy Công Ty có nhiều
cơ hội phát triển nhanh chóng vào thị trường châu âu. Đối với thị trường Hoa Kì ,
14


×