Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn từ thực tiễn huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.52 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỔNG MÂY HỒNG TRÚNG

KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT
TRONG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NINH PHƯỚC,
TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỔNG MÂY HỒNG TRÚNG

KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT
TRONG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NINH PHƯỚC,
TỈNH NINH THUẬN
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 83.80.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. PHẠM VĂN BEO

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Đổng Mây Hồng Trúng
Học viên Cao học - Khóa VII.1 (2016 – 2018)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, dữ liệu và một số kiến thức của các tác giả khác trong luận văn này được
sử dụng trung thực, có đầy đủ nguồn dữ liệu đáng tin cậy theo quy định của
một công trình khoa học. Kết qủa nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả luận văn

Đổng Mây Hồng Trúng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO
PHÁP LUẬT TRONG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN ................7
1.1. Khái quát về các biện pháp ngăn chặn .............................................................7
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong áp
dụng các biện pháp ngăn chặn ..............................................................................13
Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN KIỂM SÁT VIỆC ÁP
DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN ............................................................39
2.1. Qui định của pháp luật về kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn ..39
2.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn ................................................42

2.3. Thực tiễn kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn.....................................59
2.4. Đánh giá thực tiễn công tác kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn tại
Viện kiểm sát nhân dân huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận .............................63
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM KIỂM SÁT VIỆC ÁP DỤNG CÁC
BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN....................................................................................70
3.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn ................70
3.2. Tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát ............................................................73
3.3. Công tác cán bộ ..............................................................................................74
3.4. Cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ ...................................................................75
3.5. Các giải pháp khác .........................................................................................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

BPNC

Biện pháp ngăn chặn

CQĐT


Cơ quan điều tra

ĐTV

Điều tra viên

KSV

Kiểm sát viên

KSND

Kiểm sát nhân dân

KTBC

Khởi tố bị can

TTHS

Tố tụng hình sự

VKS

Viện kiểm sát


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.2.1.1. Số người bị Cơ quan CSĐT bắt trên địa bàn huyện Ninh Phước từ
tháng 12/2013 đến tháng 12/2017 .............................................................................42

Bảng 2.2.1.2. Số người bị VKS bắt trên địa bàn huyện Ninh Phước từ tháng
12/2013 đến tháng 12/2017 .......................................................................................45
Bảng 2.2.13. Số người bị Tòa án bắt tạm giam trên địa bàn huyện Ninh Phước từ
tháng 12/2013 đến tháng 12/2017 .............................................................................46
Bảng 2.2.2. Số người bị tạm giữ trên địa bàn huyện Ninh Phước từ tháng 12/ 2013
đến tháng 12/2017 .....................................................................................................48
Bảng 2.2.3.1. Số người bị CQĐT tạm giam trên địa bàn huyện Ninh Phước từ tháng
12/ 2013 đến tháng 12/2017 ......................................................................................50
Bảng 2.2.3.3. Số người VKS truy tố và áp dụng biện pháp ttạm giam trong thời gian
từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2017 trên địa bàn huyện Ninh Phước......................55
Bảng 2.2.4.1. Số người bị CQĐT áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú trên địa
bàn huyện Ninh Phước trong thời gian từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2017 ..........56
Bảng 2.2.5.1. Số người bị CQĐT áp dụng biện pháp bảo lĩnh trên địa bàn huyện
Ninh Phước từ tháng 12/2013 đến tháng 2/2017 ......................................................57


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biện pháp ngăn chặn (BPNC) quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự
( BLTTHS), nhất là các biện pháp bằng hình thức bắt, giam giữ là biện pháp nghiêm
khắc nhất của Nhà nước áp dụng cho người phạm tội ngăn chặn hành vi xâm hại
đến các quyền và lợi ích của các quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ; nhằm
nhanh chóng xử lý vụ án hình sự. Tuy nhiên, nếu việc dụng các biện pháp này nhất
là các biện pháp bằng giam, giữ không có căn cứ, đúng đối tượng, áp dụng tràn lan,
tùy tiện, bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính; bắt, tạm giữ, tạm
giam, oan sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của người bị bắt, quyền cơ
bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Ngược lại, có trường hợp cần thiết phải
bắt nhưng không bắt tạm giam dẫn đến nhiều vụ án không được điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án do người phạm tội bỏ trốn, đã gây nên sự hoài nghi của quần chúng
nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, làm giảm sút uy tín của các cơ quan

bảo vệ pháp luật.
Trước tình trạng trên nên ngày 21/3/2000 Bộ chính trị đã có chỉ thị số 53CT/TW “Về một số công việc cấp bách của một số cơ quan tư pháp cần thực hiện
trong năm 2000”, yêu cầu phải “Tăng cường trách nhiệm pháp lý của Viện
kiểm sát nhân dân đối với công tác bắt, giam, giữ….sai sót trong việc bắt,
giam, giữ ở địa phương nào thì trước hết Viện kiểm sát nhân dân ở địa
phương đó phải chịu trách nhiệm”.[13]
Nghị Quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm
vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới cũng chỉ rõ:
“… Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ bảo đảm đúng pháp
luật; những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê
chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan
sai trong bắt, giữ. Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong
việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình…”.[1]

1


Qua đó thấy rằng, Viện kiểm sát (VKS) nhân dân có vị trí, vai trò rất quang
trọng trong việc đảm bảo các BPNC được áp dụng đúng đắn, đem lại hiểu quả cao
trong công tác phòng chống tội phạm và chống oan sai.
Việc áp dụng các BPNC của Cơ quan cảnh sát điều tra, Tòa án cũng như
công tác việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động áp dụng các biện
pháp này của VKS mặc dù đã có hiệu quả hơn nhưng còn có một số trường hợp
thực hiện chưa đảm bảo các căn cứ, tâm lý còn nể nang, chưa xem xét thấu đáo đến
quyền con người, quyền cơ bản của công dân nên chưa làm hết trách nhiệm theo
quy định của pháp luật dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Những quy định của pháp luật về các BPNC và các quy định về tổ chức hoạt
động của VKS mặc dù đã được hoàn thiện hơn trước nhưng một số quy định vẫn
còn bộc lộ nhiều bất cấp, vướng mắc cần được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình
hình mới.

Để việc áp dụng BPNC và công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
áp dụng các biện này đạt hiệu quả cao, công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm
nói chung và việc giải quyết giải quyết các vụ án hình sự nói riêng được đảm bảo,
bảo vệ an toàn xã hội cũng như quyền lợi của người bị bắt cần phải làm rõ lý luận
và thực tiễn về các biện pháp này cũng như việc áp dụng nó và vai trò của VKS
trong hoạt này.
Đó là lý do cơ bản làm cơ sở cho tác giả chọn đề tài “Kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn từ thực tiễn huyện Ninh Phước,
tỉnh Ninh Thuận” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, khoa học luật tố tụng hình sự (TTHS) trong nước đã có nhiều công
trình khoa học nghiên cứu về các biện pháp ngăn chặn, như:
Cấp độ luận văn Tiến sĩ có đề tài:
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự của lực lượng
cảnh sát nhân dân của tác giả Trịnh Văn Thanh, (Bộ Công an), 2000;

2


- Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt
Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của Nguyễn Văn Điệp, Học viện Tư
pháp, 2005;
Ở cấp độ luận văn Thạc sĩ có đề tài:
- Áp dụng pháp luật trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn của Cơ
quan điều tra trong tố tụng hình sự Việt Nam, của Nguyễn Văn Đồng, 2004;
- Vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt,
tạm giữ, tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, của Nguyễn Bá Phùng,
2010;
- Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình
sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình

Phước, của Nguyễn Công Vang, 2017.
Về đề tài khoa học cấp Bộ có Hoàn thiện các biện pháp ngăn chặn trong Bộ
luật tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, của Viện khoa học kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 2008;
Bên cạnh đó, về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình
của các tác giả sau:
- Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự; của Viện nghiên cứu khoa học
pháp lý, Bộ Tư pháp - 1990, 1992;
- Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, của Nguyễn
Mai Bộ, Nhà xuất bản CAND, 1997;
- Giáo trình: Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của trường Đại học
Luật Hà Nội; giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2001;
Qua nghiên cứu một số công trình khoa học ở trong nước có liên quan đến đề
tài, phần lớn các tài liệu tập trung nghiên cứu một cách tổng thể và có hệ thống
những khía cạnh lý luận chung nhất về các BPNC mà cụ thể trong giai đoạn điều
tra, ít đề cập đến việc áp dụng các biện pháp này trong giai đoạn truy tố, xét xử và
vai trò của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong áp dụng
3


các BPNC; các công trình nghiên cứu về vai trò của Viện kiểm sát trong áp dụng
các BPNC nhưng cũng chỉ ở mức nghiên cứu ở các BPNC cụ thể như biện pháp bắt,
tạm giữ tạm giam mà chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống,
toàn diện và sâu sắc toàn bộ các BPNC và các hoạt động của của VKS để thực hiện
việc kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc áp dụng các dụng các BPNC. Từ đó
thấy được vị rí vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước ta; sự cần
thiết phải tiếp tục duy trì các chức năng này của Viện kiểm sát nhân dân như Hiến
pháp hiện hành quy định.
Đề tài “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong áp dụng các biện pháp ngăn
chặn từ thực tiễn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận” là một nghiên cứu chuyên

sâu ở bậc cao học trong bối cảnh điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Ninh Phước,
tỉnh Ninh Thuận trong thời gian 05 năm qua.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về hệ thống lý luận và thực tiễn các quy định của pháp luật về
tổng thể các BPNC quy định trong BLTTHS và việc áp dụng các biện pháp này; vai
trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS. Đánh giá những hạn chế, tồn tại, đưa
ra một số giải pháp để góp phần bổ sung, hoàn thiện những quy định của pháp luật
về các BPNC, đồng thời làm rõ hơn vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong
hoạt động này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp hóa, nghiên cứu, phân tích, đánh giá làm rõ, bổ sung các quy định
của pháp luật chưa hoàn thiện về các BPNC. Đặc biệt là những vấn đề lý luận về vị
trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND trong vấn đề này cũng như thực
trạng hiện nay của việc áp và các hoạt động kiểm sát các biện pháp này. Trên cơ sở
đó, tìm ra giải pháp khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao
chất lượng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động này của VKS.

4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn việc áp dụng các BPNC và hoạt động
kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS trong việc áp dụng các biện pháp này
trên cơ sở số liệu thực tiễn từ huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
- Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn về công tác kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong hoạt động áp dụng các BPNC của VKS trong 05 năm từ tháng
12 năm 2013 đến tháng 12 năm 2017.

Về không gian: Địa bàn khảo sát, phân tích trên phạm vi huyện Ninh Phước,
tỉnh Ninh Thuận.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các phương pháp luận biện chứng
duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đấu tranh
và phòng ngừa tội phạm ở nước ta. Đồng thời, luận văn còn sử dụng các phương
pháp thống kê hình sự, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu dựa trên những tài
liệu tổng kết, số liệu thống kê của VKSND huyện Ninh Phước và CQCSĐT Công
an huyện Ninh Phước nhằm đánh giá thực trạng quy định pháp luật cũng như thực
tiễn của công tác kiểm sát, phân tích làm rõ nguyên nhân, điều kiện của hạn chế tồn
tại.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về các BPNC và vị trí, vai trò
của VKS trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động áp dụng các
BPNC mang một ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn rất sâu sắc; về lý luận bổ sung
cho chúng ta một quan điểm pháp lý chặt chẽ về vấn đề áp dụng các BPNC nhất là
biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam đó là các căn cứ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, đối
tượng áp dụng trong các biện pháp cụ thể hay trường hợp nào thì thực hiện BPNC
nào cho đúng pháp luật, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền. Từ đó sẽ đem lại cho

5


quá trình áp dụng vào thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử được đảm bảo đúng quy
định của pháp luật. VKS có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định trong
việc áp dụng các biện pháp này thông qua công tác việc kiểm sát các hoạt động tố
tụng nói chung và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong áp dụng các BPNC nói
riêng theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, tránh oan sai và bỏ lọt tội
phạm.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
áp dụng các biện pháp ngăn chặn của Viện kiểm sát nhân dân
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực trạng hoạt động kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn của Viện kiểm sát nhân dân
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát áp dụng các biện
pháp ngăn chặn của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ninh Phước

6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×