Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt từ thực tiễn thành phố hồ chí minh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.04 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ HOA

KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG
XÉT XỬ PHÚC THẨM CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU
CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ HOA

KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG
XÉT XỬ PHÚC THẨM CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU
CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM MẠNH HÙNG

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử
phúc thẩm các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt từ thực tiễn thành
phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Phạm Mạnh Hùng. Các nội dung, thông tin được trình bày
trong luận văn là trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thị Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ KIỂM SÁT VIỆC
TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ PHÚC THẨM CÁC VỤ ÁN
XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT ...................................6
1.1. Khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử phúc thẩm các vụ án
hình sự .........................................................................................................................6
1.2. Khái niệm, đặc điểm hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử
phúc thẩm các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt ..............................15
1.3. Khái quát lịch sử các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kiểm sát việc

tuân theo pháp luật trong xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt từ năm 1960 đến trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ..........20
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC
TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT
TRONG XÉT XỬ PHÚC THẨM CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ
TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
...................................................................................................................................26
2.1. Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành (BLTTHS năm 2015) về
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt ......................................................................................26
2.2. Những bất cập trong quy định của BLTTHS năm 2015 về kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt .................................................................................................................40
2.3. Thực trạng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử phúc thẩm
các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 43
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP KHÁC NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT
TRONG XÉT XỬ PHÚC THẨM CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ
TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT ................................................................................71
3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật và các giải pháp khác nâng cao hiệu quả
hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử phúc thẩm các vụ án xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt ........................................................................71


3.2 Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ....................................................................................74
3.3. Các giải pháp khác .............................................................................................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

:

Bộ luật hình sự

BLTTHS

:

Bộ luật tố tụng hình sự

KSVTTPL

:

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật

TTHS

:

Tố tụng hình sự

TAND


:

Tòa án nhân dân

TANDTC

:

Tòa án nhân dân tối cao

TPHCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

VKSND

:

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN


:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số liệu kết quả thực hiện công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm án
hình sự năm 2013-2017
Bảng 2.2: Số liệu kết quả xét xử phúc thẩm các loại tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt năm 2013
Bảng 2.3: Số liệu kết quả xét xử phúc thẩm các loại tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt năm 2014
Bảng 2.4: Số liệu kết quả xét xử phúc thẩm các loại tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt năm 2015
Bảng 2.5: Số liệu kết quả xét xử phúc thẩm các loại tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt năm 2016
Bảng 2.6: Số liệu kết quả xét xử phúc thẩm các loại tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt năm 2017


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xét xử các vụ án hình sự có một ý nghĩa rất quan trọng bảo đảm công lý và
công bằng xã hội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Vì vậy,
phán quyết của Toà án (thông qua Hội đồng xét xử) Nhân danh nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi phải bảo đảm chính xác, đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật.
Nhằm đảm bảo nguyên tắc “chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo
đảm” (Điều 27 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015), việc tham gia của Viện kiểm sát

có ý nghĩa rất quan trọng. Viện kiểm sát (VKS) có chức năng thực hành quyền công
tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hình sự ở cả 2 cấp xét xử, đề
nghị của VKS ở cả 2 cấp đều là là cơ sở quan trọng để Tòa án xem xét, cân nhắc
trong phán quyết tại bản án hình sự. Tại cấp phúc thẩm là cấp mà bản án có hiệu lực
thi hành ngay nên việc tham gia của VKS nhằm kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong xét xử phúc thẩm có tầm quan trọng to lớn, góp phần kéo giảm tình trạng oan
sai và bỏ lọt tội phạm nhất là trong nhóm tội liên quan đến xâm phạm sở hữu chiếm
tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm hình sự.
Thực tiễn pháp luật hình sự quy định về nhóm tội án xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt còn một số bất cập nên việc cấp sơ thẩm áp dụng vào giải
quyết vụ án còn một số nhầm lẫn giữa các tội với nhau, đánh gía tính chất vụ án còn
một số chưa đúng nên nhóm tội này bị kháng cáo, kháng nghị tương đối nhiều. Từ
đó việc tham gia của VKS trong giai đoạn xét xử phúc thẩm đối với các vụ án hình
sự nói chung và đối với các vụ án án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói
riêng góp phần quan trọng trong việc kết án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Trong bối cảnh cải cách tư pháp, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và đề
xuất phương hướng hoàn thiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của
VKS trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự trong nhóm tội này là việc làm
cần thiết có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

1


Nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của VKS trong kiểm sát việc tuân theo
pháp luật ở đối với các vụ án hình sự nói chung và đối với các vụ án án xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt khoa
học mà còn cả về mặt thực tiễn áp dụng pháp luật, đã có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này như sau:
Thạc sỹ Nguyễn Văn Thanh “Đặc điểm của tội xâm phạm sở hữu của Thành

phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây”, tạp chí Dân chủ và pháp luật ngày
1.2.2018
Mai Văn Thùy, “Chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án
hình sự”, Luật văn thạc sĩ luật học 2012, Đại học quốc gia Hà Nội [].
Vũ Đức Hạnh “Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong tố tụng hình sự”, Luận văn thạc sỹ luật học 2012, Đại học quốc
gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Lan Hương “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân
dân”, luận văn thạc sỹ luật học 2012, Đại học quốc gia Hà Nội
Trang thông tin điện tử của Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, mục Kiểm sát
viên cần biết, phần thứ ba về “Hoạt động của kiểm sát viên khi thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự”
TS. Lê Thành Dương- Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự”, Tạp chí điện tử VKSND Tối Cao
ngày 07/3/2018.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện, đầy đủ về lý luận và thực tiễn của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
xét xử phúc thẩm án hình sự nói chung của án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt nói riêng của VKSND.
Qua khảo sát của học viên thấy rằng vấn đề kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong xét xử phúc thẩm án hình sự các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc

2


nghiên cứu đề tài là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của công cuộc cải
cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn hiện nay, định hướng
đến năm 2020.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn kiểm sát
việc tuân theo pháp luật của VKS trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm
phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm vụ của
luận văn là đưa ra giải pháp bảo đảm thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án các vụ án xâm phạm sở hữu
có tính chiếm đoạt tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử
phúc thẩm các vụ án hình sự, phân biệt chức năng thực hành quyền công tố với
chức năng kiểm sát xét xử phúc thẩm trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình
sự;
- Phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm hoạt động kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt
- Phân tích làm rõ thực trạng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa
bàn TP Hồ Chí Minh; những kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân
của nó; Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm sát xét xử
phúc thẩm các vụ án có tính chất chiếm đoạt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng mà luận văn nghiên cứu là các vấn đề lý luận và các quy định của
pháp luật về nhiệm vụ của VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử phúc
thẩm về nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt từ thực tiễn áp dụng tại
thành phố Hồ Chí Minh.

3



Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung:Trong phạm vi luận văn tác giả chỉ đi sâu vào nghiên
cứu nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong giai đoạn kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án
hình sự (XXPT VAHS) nói chung, xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt (XXPT các vụ án XPSH có TCCĐ) nói riêng.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong xét xử phúc thẩm về nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
từ thực tiễn áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, về quyền con người và quyền cá nhân trong
tố tụng hình sự.
Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục đích của đề tài, tác giả đã sử dụng và kết hợp các phương
pháp lịch sử, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa mặt lý luận
Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các quy định pháp
luật tố tụng hình sự và pháp luật hình sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự nói chung trong xét xử phúc thẩm về nhóm tội
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng từ thực tiễn trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, từ đó góp phần bổ sung, làm rõ hơn những vấn đề lý luận về
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự.
Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật, luận văn đã nêu lên những
bất hợp lý và những vướng mắc trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật tố tụng
hình sự và các quy phạm pháp luật hình sự trong thực tiễn kiểm sát việc tuân theo

4



pháp luật trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự nói chung trong xét xử phúc
thẩm về nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng. Từ đó đưa ra
những đề xuất về hướng giải quyết sao cho phù hợp với thực tế, đồng thời hạn chế
những sai lầm, khuyết điểm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố
tụng.Với những kết quả mà luận văn mang lại, có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho sinh viên, học viên, tài liệu tuyên truyền pháp luật, phục vụ cho
những người làm công tác thực tiễn và những ai có quan tâm đến lĩnh vực pháp luật
hình sự đối với kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử phúc thẩm các vụ án
hình sự nói chung trong xét xử phúc thẩm về nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt nói riêng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận,
nội dung của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Chương 2: Các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt và thực tiễn hoạt động kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Hoàn thiện các quy định của pháp luật và các giải pháp khác
nâng cao hiệu quả kiểm sát việc xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

5


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×