Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh tây ninh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.79 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Tất Đắc

PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ
KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TỪ THỰC TIỄN
TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Tất Đắc

PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ
KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TỪ THỰC TIỄN
TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG ANH QUÂN



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn
của Tiến sĩ Đặng Anh Quân, giảng viên khoa Luật Thương mại, trường Đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chính xác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Tất Đắc


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Học viện, Quý Thầy, Cô,
đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Khoa học
xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa
Luật - Học viện Khoa học xã hội, Quý Thầy, Cô tại Học viện, tại các trường,
các trung tâm đã trang bị kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo Tiến sĩ Đặng Anh
Quân, giảng viên khoa Luật Thương mại, trường Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh đã nhiệt tình, tận tụy hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp đã
giúp đỡ, ủng hộ, khuyến khích tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và
thời gian thực hiện luận văn.

Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành tốt luận văn này, nhưng sẽ không
tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp của Quý
thầy cô để có thể giúp tôi hoàn thành luận văn và bổ sung thêm nhiều kiến
thức quý báu.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Tất Đắc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ
KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT ................................................................ 7
1.1. Các khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ................................... 7
1.1.1. Khái niệm thu hồi đất ....................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.............................. 8
1.1.3. Khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ................................... 11
1.1.4. Khái niệm tái định cư ..................................................................... 14
1.2. Ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất................................................................................................................. 16
1.2.1. Về phương diện chính trị ................................................................ 16
1.2.2. Về phương diện kinh tế - xã hội ..................................................... 16
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ,
TÁI ĐỊNH CƢ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH TÂY NINH ... 19
2.1. Thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ....................... 19
2.1.1. Các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất
đai năm 2013 ............................................................................................ 19
2.1.2. Các quy định về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo

Luật Đất đai năm 2013............................................................................. 30
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh
Tây Ninh ...................................................................................................... 35
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh ........... 35
2.2.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tỉnh Tây Ninh
.................................................................................................................. 42
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU
HỒI ĐẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI
PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH.................................... 53
3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định về thu hồi đất dựa trên tình hình
thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh ........................................................................... 53


3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện quy định pháp luật .......................................... 53
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật ............................................. 55
3.1.3. Đề xuất hoàn thiện chính sách đất đai ........................................... 57
3.1.4. Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ
thu hồi đất................................................................................................. 60
3.1.5. Đề xuất tăng cường hiệu quả thực thi quy định pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .............................. 68
3.2. Giải pháp cụ thể tại tỉnh Tây Ninh nhằm nâng cao hiệu quả công tác
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ............................ 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDP


:

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa

GPMB

:

Giải phóng mặt bằng

GRDP

:

Gross Regional Domestic Product
Tổng sản phẩm trong tỉnh

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

ODA

:

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

QSDĐ

:

Quyền sử dụng đất

SDĐ

:

Sử dụng đất

UBND

:

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế Tây Ninh và
giá trị sản xuất công nghiệp so với một số tỉnh khác ...................................... 36
Bảng 2.2: Mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Tây Ninh giai đoạn
2010-2020 ....................................................................................................... 37
Biểu 2.1: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Tây Ninh năm 2014 ................................ 39
Bảng 2.3: Thống kê diện tích tự nhiên của các huyện, thành phố trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh ................................................................................................. 40



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thu hồi đất để thực hiện các công trình quốc phòng an ninh, lợi ích quốc
gia, công cộng, phát triển kinh tế là một khâu quan trọng, then chốt của quá
trình phát triển. Cơ sở pháp lý của hoạt động thu hồi đất là Luật Đất đai – một
đạo luật quan trọng, thu hút sự quan tâm rộng rãi của mọi tầng lớp Nhân dân,
có tác động sâu rộng đến phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và xã hội
của đất nước. Luật Đất đai năm 2013 đã bổ sung quy định về thu hồi đất đồng
thời đặt ra vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong các trường hợp thật cần
thiết mà Nhà nước phải thu hồi đất.
Có thể thấy, trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay, việc thu
hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội là điều hết sức cần
thiết, rất cần sự đồng thuận của toàn dân vì tất cả cũng vì cuộc sống của chính
Nhân dân. Tuy nhiên, mặc dù Hiến pháp đã quy định việc thu hồi đất và
người dân bị thu hồi đất được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định
của pháp luật thì thực tế hiện nay là ở nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng
chính quyền thực hiện thu hồi đất tràn lan, lạm dụng tiêu chí “thu hồi để phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” để lấy đất phục vụ mục
đích tư lợi; tham nhũng trong thu hồi đất khó kiểm soát; cơ chế hỗ trợ và bồi
thường do thu hồi đất chưa thỏa đáng, giải quyết sinh kế cho người dân bị thu
hồi đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây cũng là những nguyên nhân dẫn
đến người dân không đồng tình và khiếu nại kéo dài, nhiều dự án khi triển
khai bị chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng, làm cho chi phí đầu tư
tăng lên, hiệu quả dự án giảm sút, số lượng các dự án “treo” ngày càng xuất
hiện nhiều hơn và lâu hơn. Kết quả của những bất cập trên là đất đai, nguồn
lực quý của đất nước ở nhiều địa phương đã bị sử dụng một cách lãng phí.

1



Nhận thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề phát sinh từ quy định
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, học viên đã quyết
định lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế “Pháp luật về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong nội dung nghiên cứu các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất, có thể nhắc tới nhiều công trình nghiên cứu có
giá trị như:
- Từ Thanh Sơn (2013), Nguy cơ tiềm ẩn tham nhũng từ quy định thu hồi
đất vì mục đích phát triển kinh tế trong Luật Đất đai 2003, Tạp chí Thanh tra,
Thanh tra Chính phủ, (số 8), tr. 15-16: Bài nghiên cứu cho thấy thực trạng
trong nhiều năm hoạt động thu hồi đất trên cả nước diễn ra tùy tiện, cơ quan
công quyền lạm dụng quy định về thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế để tư
lợi, xâm phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân. Tác giả cũng
đưa ra các giải pháp mạnh tay nhằm hạn chế tình trạng này.
- Lê Thanh Sơn (2014), Sự khác biệt về các chính sách thu hồi đất từ ba
nguồn vốn đầu tư: Ngân hàng Thế giới, Nhà nước và Tư nhân trên địa bàn
thành phố Cần Thơ, Luận văn cao học, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh, tr. 30-31.
- Lưu Quốc Thái (2015), Bản chất, vai trò của hoạt động thu hồi đất
trong điều kiện kinh tế thị trường, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên
cứu lập pháp, (số 15), tr. 19-24, 38: Bài nghiên cứu nhấn mạnh vai trò kinh tế,
chính trị và xã hội của hoạt động thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế quốc
gia, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và
người bị thu hồi đất.
- Phạm Thu Thủy (2014), Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013, Tạp chí Luật học, Trường Đại học

2



Luật Hà Nội, (số Đặc san Luật Đất đai năm 2013), tr. 53-61: Bài viết nằm
trong số các nghiên cứu có giá trị của TS Phạm Thu Thủy liên quan tới hoạt
động thu hồi đất của Nhà nước. Điểm đáng chú ý là bài viết đã đề cập khá sâu
sắc những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực thi pháp luật thu hồi đất, đặc biệt ở
thời điểm Luật Đất đai 2013 đã có hiệu lực.
- Phạm Thu Thủy (2014), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp ở Việt Nam, luận án tiến sĩ Luật Kinh tế, Đại học Luật Hà
Nội: Luận án là công trình nghiên cứu công phu của NCS Phạm Thu Thủy về
pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp – một trong các
trường hợp thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Trong luận án, tác
giả cung cấp những lý luận sâu sắc về quyền thu hồi đất của Nhà nước và
nghĩa vụ cân bằng lợi ích thông qua đền bù đối với đất nông nghiệp bị thu hồi.
- Lê Văn Trung (2016), Kinh nghiệm của một số quốc gia về đảm bảo
quyền, lợi ích hợp pháp của người dân khi Nhà nước thu hồi đất, Tạp chí
Nghề Luật, Học viện Tư pháp, (số 2), tr. 72-75: Tác giả cung cấp những góc
nhìn so sánh về xây dựng pháp luật tại các quốc gia trên thế giới để đảm bảo
quyền lợi chính đáng của người bị thu hồi đất, đồng thời là bài học cho Việt
Nam trong hoàn thiện pháp luật đất đai về thu hồi đất.
- Phạm Văn Võ (2015), Vấn đề hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong
Luật Đất đai năm 2013, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, (số
1), tr. 56- 65: TS Phạm Văn Võ đã tập trung nghiên cứu về cơ chế hỗ trợ tài
chính; bồi thường đất tái định cư; cơ chế hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm để đảm
bảo sinh kế cho những chủ thể bị Nhà nước thu hồi đất.
Ngoài ra, các bài viết khác cũng đã đề cập những khía cạnh khác nhau
rút ra từ thực hiện áp dụng Luật Đất đai năm 2013 trong thẩm quyền thu hồi
đất phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội như: Nguyễn Quang Tuyến chủ
biên; Đỗ Viết Tuấn, Nguyễn Thị Thương (2014), Tìm hiểu về Luật Đất đai


3


năm 2013, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội; Doãn Hồng Nhung chủ
biên; Nguyễn Ngọc Hà (2014), Pháp luật về định giá đất trong bồi thường,
giải phóng mặt bằng ở Việt Nam, sách chuyên khảo tái bản lần thứ 1, NXB
Tư pháp, Hà Nội…
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về trường hợp cụ thể tại một địa
phương như thực trạng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thì còn rất hạn chế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các nguồn tài liệu và số liệu về các vụ việc thu hồi
đất, các bài viết phân tích của chuyên gia, chính sách và quy định pháp luật
hiện hành của Việt Nam liên quan tới công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi thu hồi đất, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá quá trình và kết quả áp
dụng pháp luật qua thực tiễn thu hồi đất tại Tây Ninh thời gian qua. Đồng thời
đưa ra các nhận xét, đánh giá, chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế để thấy rõ
hơn về quá trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
trong tình hình thực tế hiện nay và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quy
định pháp luật và hiệu quả thực thi pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, hệ thống hoá các công trình khoa học
của các tác giả đi trước có liên quan đến đề tài luận văn, tác giả kế thừa có
chọn lọc và phát triển ý tưởng khoa học, từ đó đưa ra những luận điểm của
mình về vấn đề nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu mà luận văn hướng tới là:
- Phân tích, đánh giá cơ sở pháp lý áp dụng các trường hợp bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Phân tích, đánh giá những vấn đề phát sinh trong thực tiễn tiến hành
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;


4


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×