Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CAO SU SÔNG BÉ TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.12 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

PHẠM HOÀNG QUÂN

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY
CAO SU SÔNG BÉ TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : ThS. TRẦN MINH TRÍ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
i


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “THỰC TRẠNG VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI CÔNG
TY CAO SU SÔNG BÉ TỈNH BÌNH PHƯỚC” do PHẠM HOÀNG QUÂN, sinh viên
khóa 33, ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ………………………..

TRẦN MINH TRÍ
Người hướng dẫn


Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm

Ngày

ii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến ba mẹ kính yêu
cùng gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được học tập và rèn luyện tại
trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM trong suốt bốn năm học vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Nông

Lâm Tp. HCM, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế đã tận tâm truyền đạt những kiến
thức quý báu và bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lòng biết ơn đến thầy Trần Minh Trí, giảng viên khoa Kinh tế
trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM đã tận tình hướng dẫn, góp ý tôi trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn.
Sau cùng, tôi xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại Công
ty cao su Sông Bé đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập.
Do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi còn có những
thiếu sót cũng như hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
thầy cô.
Xin chân thành cám ơn!

Sinh viên thực hiện
Phạm Hoàng Quân
Tp. HCM, tháng 07 năm 2011

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM HOÀNG QUÂN. Tháng 07 năm 2011. “Thực Trạng và Một Số Biện
Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Vật Tư tại Công Ty Cao Su Sông Bé, Tỉnh
Bình Phước”
PHAM HOANG QUAN. July 2011. “The Reality and Solutions to Improve
The Managing of Materials at Song Be Rubber Company, Binh Phuoc Province”
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phức tạp và biến động liên tục hiện nay
thì việc quản lý và sử dụng tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu là một trong những biện
pháp quan trọng góp phần hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, có
ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công và phát triển của doanh nghiệp.
Cao su là một trong những mặt hàng quan trọng, mang lại những giá trị to lớn

về mặt kinh tế, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngành
cao su là ngành kinh doanh thế mạnh của tỉnh Bình Phước nói chung và của công ty
cao su Sông Bé nói riêng. Khóa luận tìm hiểu về tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty và đi sâu vào nghiên cứu, phân tích tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật
tư tại công ty. Với mục tiêu tìm ra những khó khăn, ưu điểm, nhược điểm trong công
tác quản lý vật tư, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm vật tư, góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty.

iv


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... viii 
Danh mục các bảng ....................................................................................................... ix 
Danh mục các hình ..........................................................................................................x 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 
1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................3 
1.3. Phạm vi nghiên cứu: .........................................................................................3 
1.3.1. Phạm vi về nội dung: .............................................................................3 
1.3.2. Phạm vi không gian: ..............................................................................3 
1.3.3. Phạm vi thời gian:..................................................................................3 
1.4. Cấu trúc luận văn: .............................................................................................3 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ...........................................................................................5 
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cao su Sông Bé......................5 
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty ...............................................................5 
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ....................................5 
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty ....................................................6 
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn .....................................................................7 
2.2.1. Chức năng ..............................................................................................7 

2.2.2. Nhiệm vụ ...............................................................................................7 
2.2.3. Quyền hạn ..............................................................................................7 
2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty..............................................................................8 
2.3.1. Bộ máy tổ chức ......................................................................................8 
2.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty .......................................11 
2.3.3. Tình hình nhân sự ................................................................................13 
2.3.4. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu.........................................................13 
2.4. Tài sản và nguồn vốn của Công ty .................................................................14 
2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty ...............................................................15 
2.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ..................................16 
2.7. Quy trình sản xuất cao su ...............................................................................17 
2.8. Những thuận lợi và khó khăn của công ty ......................................................19 
v


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................21 
3.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................21 
3.1.1. Vật tư và quản lý vật tư trong Doanh nghiệp ......................................21 
3.1.2. Kế hoạch vật tư của Doanh nghiệp .....................................................24 
3.1.3. Dự trữ vật tư ........................................................................................29 
3.1.4. Phân tích tình hình cung ứng và dự trữ vật tư ở doanh nghiệp ...........30 
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................34 
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................35 
4.1. Phân loại vật tư ...............................................................................................35 
4.2. Công tác lập kế hoạch cung ứng vật tư ..........................................................39 
4.2.1. Xác định lượng vật tư cần dùng cho sản xuất .....................................39 
4.2.2. Lập kế hoạch dự trữ vật tư...................................................................40 
4.2.3. Lập kế hoạch mua sắm ........................................................................40 
4.2.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch.................................................................41 
4.3. Tình hình cung ứng vật tư ..............................................................................42 

4.3.1. Lựa chọn nhà cung ứng vật tư .............................................................42 
4.3.2. Cung ứng vật tư cho các xưởng sản xuất ............................................43 
4.3.3. Cung ứng theo số lượng ......................................................................45 
4.3.4. Cung ứng theo chất lượng ...................................................................46 
4.3.5. Cung ứng theo chủng loại....................................................................46 
4.3.6. Cung ứng về mặt đồng bộ ...................................................................48 
4.3.7. Tính chất kịp thời của việc cung ứng nguyên vật liệu ........................48 
4.3.8. Tiến độ cung ứng .................................................................................48 
4.4. Tình hình dự trữ và bảo quản vật tư ...............................................................52 
4.5. Phân tích tình hình sử dụng vật tư ở Công ty .................................................57 
4.5.1. Phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu vào sản xuất
sản phẩm ........................................................................................................57 
4.5.2. Phân tích mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất một đơn vị sản
phẩm và kế hoạch sản xuất sản phẩm............................................................58 
4.6. Các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý vật tự tại Công ty cao su Sông Bé
...............................................................................................................................62 
vi


4.6.1. Đánh giá về những ưu, nhược điểm trong công tác quản lý vật tư ở
Công ty cao su Sông Bé.................................................................................62 
4.6.2. Đề xuất biện pháp giảm chi phí vật tư trong sản xuất .........................64 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................66 
5.1. Kết luận...........................................................................................................66 
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................66 
5.2.1. Đối với công ty ....................................................................................67 
5.2.2. Đối với nhà nước .................................................................................67 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................69 

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH

Bảo Hộ

BHLĐ

Bảo Hộ Lao Động

BHXH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

Bảo Hiểm Y Tế

BOT (Built – Operation – Transfer)

Xây Dựng – Vận Hành – Chuyển Giao

ĐVT

Đơn vị tính

ISO (International Organization for Standardization)
Tổ Chức Quốc Tế về Tiêu Chuẩn Hóa
KH


Kế hoạch

KTCB

Kiến Thiết Cơ Bản

TM – DV

Thương Mại – Dịch Vụ

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

Tp.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

WTO (World Trade Organization)

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

XHCN

Xã Hội Chủ Nghĩa


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ Cấu Nhân Sự của Công Ty ......................................................................13 
Bảng 2.2. Diện Tích và Số Lượng Công Nhân ở Các Nông Trường ............................13 
Bảng 2.3. Tài Sản và Nguồn Vốn của Công Ty ............................................................14 
Bảng 2.4. Năng Lực Sản Xuất của Công Ty .................................................................15 
Bảng 2.5. Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty .........................16 
Bảng 4.1: Danh Mục Một Số Vật Tư Chính của Công ty Cao Su Sông Bé..................37 
Bảng 4.2: Danh Mục Một Số Vật Tư Phụ của Công ty Cao Su Sông Bé .....................38 
Bảng 4.3. Nhu Cầu Vật Tư Kế Hoạch Năm 2009 .........................................................39 
Bảng 4.4. Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Mua Sắm của Một Số Loại Vật Tư Chủ
Yếu trong 2 Năm 2008 – 2009 ......................................................................................41 
Bảng 4.5. Một Số Nhà Cung Ứng Vật Tư Cho Côn4g ty Cao Su Sông Bé ..................43 
Bảng 4.6. Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Mua Vật Tư Năm 2009 ............................45 
Bảng 4.7. Tình Hình Cung Ứng Vật Tư – Nhiên Liệu của Công Ty Năm 2009 ..........47 
Bảng 4.8. Tình Hình Thực Hiện Cung Ứng Vật Tư Chủ Yếu Năm 2009 ....................47 
Bảng 4.9. Kế Hoạch Nhu Cầu Vật Tư Cho Cao Su Thành Phẩm SVR3L của 4 Quý
trong Năm 2009 Để Lập Tiến Độ Cung Ứng ................................................................50 
Bảng 4.10. Báo Cáo Xuất – Nhập – Tồn Kho của Vật Tư – Hóa Chất Cuối Năm 2009
.......................................................................................................................................54 
Bảng 4.11. Báo Cáo Xuất – Nhập – Tồn Kho của Vật Tư – Công Cụ, Dụng Cụ Cuối
Năm 2009 ......................................................................................................................55 
Bảng 4.12. Tình Hình Dự Trữ Vật Tư Năm 2010 .........................................................56 
Bảng 4.13. Phân Tích Tình Hình Sử Dụng Nguyên Vật Liệu Năm 2009 .....................58 
Bảng 4.14. Định Mức Tiêu Hao Vật Tư Cho Một Đơn Vị Cao Su Thành Phẩm SVL3L
.......................................................................................................................................60 
Bảng 4.15. Kế Hoạch Sản Xuất và Định Mức Tiêu Hao Vật Tư – Hóa Chất Cho Cao

Su Thành Phẩm SVR3L Năm 2009...............................................................................61 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty .............................................................8 
Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty ..........................................................10 
Hình 2.3. Quy Trình Chế Biến Mủ của Công Ty ..........................................................18 
Hình 4.1. Biểu Đồ Tiến Độ Cung Cấp Acid Formic Cho Chế Biến Mủ Cao Su SVL3L
của 4 Quý trong Năm 2009 ...........................................................................................51 
Hình 4.2. Sơ Đồ Hệ Thống Các Kho Quản Lý Vật Tư của Công Ty Cao Su Sông Bé 53 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Nước ta trong bước chuyển mình trong quá trình chuyển hoá từ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý vỹ mô
của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong cơ chế của nền kinh tế tất cả các doanh
nghiệp đều có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Muốn tồn tại và phát triển thì
các doanh nghiệp phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế.
Để bất cứ một hoạt động tập thể nào được tiến hành và đạt kết quả mong muốn,
cần phải có sự điều hành quản lý. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cũng
còn đòi hỏi ở mỗi bộ phận đều phải có kế hoạch hoạt động riêng cố nhiên không xa rời
mục tiêu của doanh nghiệp. Cung ứng và quản lý vật tư là một bộ phận như vậy, công
tác này góp một phần rất quan trọng vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có

ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm,
trong cơ cấu giá thành sản phẩm chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn (50% 60%). Chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm,
đến việc quản lý và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Mà quản lý và sử dụng tiết kiệm
nguyên vật liệu là một trong những biện pháp quan trọng góp phần hạ giá thành, tăng
khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Trong một số năm gần đây, thị trường vật tư nước ta có nhiều biến động. Giá
xăng dầu tăng cao, kéo theo đó là sự tăng gia của các nguyên vật liệu đầu vào. Nước ta
là một nước nhập khẩu xăng dầu với một khối lượng lớn. Các doanh nghiệp đang đứng
trước nhiều khó khăn, họ không thể đột ngột tăng giá sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp
còn phải chịu lỗ để giữ chân khách hàng.
1


Ngành cao su là một trong những ngành đã có từ lâu đời, nhưng gần đây tiềm
năng của ngành mới thực sự thể hiện. Tuy vậy, vị thế của ngành cao su Việt Nam trên
thế giới ngày càng được khẳng định. Sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam có
tốc độ phát triển nhanh chóng.
Ngành cao su được xem là ngành mà lợi thế đi cùng quy mô. Nước ta có nguồn
quỹ đất cùng với khí hậu nhiệt đới thích hợp cho cây cao su. Việt Nam nằm trong khu
vực Đông Nam Á chiếm tới hơn 80% tổng diện tích trông cao su của thế giới. Cao su
là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta
hiện nay. Sản phẩm cao su Việt Nam chủ yếu dùng để xuất khẩu (90%). Việt Nam
đứng thứ sáu thế giới về diện tích trồng cao su, thứ năm về sản lượng, thứ ba về năng
suất vườn cây, thứ tư về xuất khẩu. Cao su là nông sản đứng thứ ba về kim ngạch xuất
khẩu, chiếm 2,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cao su Việt nam đã xuất
khẩu sang hơn 45 thị trường, có mặt tại Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, và mở rộng
sang Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi. Sau khi gia nhập WTO, đầu tư
nước ngoài vào ngành này ngày càng tăng, diện tích mở rộng.
(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn)

Ngành cao su được xác định một trong những ngành công nghiệp có thế mạnh
và mang lại những giá trị to lớn về mặt kinh tế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa
ngành cao su Việt Nam không chịu sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới khi
Việt Nam gia nhập WTO, cũng như chịu sự tác động ảnh hưởng của những biến động
thị trường vật tư: “Giá dầu thô, một sản phẩm thay thế của cao su tự nhiên, tăng khi
nền kinh tế hồi phục sau khủng hoảng.” (Nguồn: tintuc.xalo.vn)
Là một trong ba doanh nghiệp lớn của tỉnh Bình Phước hoạt động trong ngành
cao su Việt Nam, Công ty Cao Su Sông Bé là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với
ngành nghề chính là sản xuất cao su thành phẩm xuất khẩu. Trong quá trình sản xuất
công ty đã gặp không ít khó khăn do nguồn nguyên liệu mang lại, sản phẩm của công
ty tiêu thụ trên thị trường ngày càng chịu nhiều sự cạnh tranh gay gắt cả về số lượng
và chất lượng. Do đó, để tồn tại và phát triển được ở hiện tại và tương lai thì công ty
phải có biện pháp hợp lý, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cung ứng, dự
trữ và sử dụng vật tư hợp lý để giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Trong

2


sản xuất, chi phí vật tư là chi phí lớn nhất, vì vậy nếu giảm được chi phí vật tư thì sẽ
có tác động rất lớn đến việc hạ giá thành sản phẩm.
Tữ những nhận thức về sự cần thiết và vai trò quan trọng hơn bao giờ hết của
công tác quản trị vật tư đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty
Cao Su Sông Bé nói riêng, đề tài: “Thực trạng và một số biện pháp hoàn thiện công
tác quản lý vật tư tại Công ty Cao Su Sông Bé” đã được chọn, nhằm phân tích tình
hình vật tư của công ty, từ đó đưa ra những biện pháp để thúc đẩy công tác quản lý vật
tư của công ty ngày càng hiệu quả hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung: phân tích tình hình quản lý vật tư tại Công tu Cao Su Sông Bé,
từ đó đưa ra những biện pháp để hoàn thiện công tác quản lý vật tư tại công ty.
Mục tiêu cụ thể:

Tìm hiểu công tác lập kế hoạch cung ứng vật tư
Phân tích tình hình cung ứng vật tư
Phân tích tình hình dự trữ vật tư
Phân tích tình hình sử dụng vật tư ở công ty
Đánh giá những ưu, nhược điểm trong công tác quản lý vật tư ở công ty
Đề xuất những biện pháp giảm chi phí vật tư trong sản xuất
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Phạm vi về nội dung:
Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu tình hình quản lý vật tư trong công ty.
1.3.2. Phạm vi không gian:
Đề tài được thực hiện tại công ty cao su Sông Bé, tỉnh Bình Phước.
1.3.3. Phạm vi thời gian:
Phân tích số liệu qua các năm 2008-2009-2010.
Thời gian thực tập từ 29/3/2011 đến 29/5/2011.
1.4. Cấu trúc luận văn:
Đề tài gồm 5 chương với mục đích và nội dung của từng chương như sau:
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu
trúc khóa luận.
3


Chương 2: Tổng quan về công ty
Chương này giới thiệu khái quát về công ty, sơ lược quá trình hình thành và
phát triển, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nguồn nguyên liệu, tài sản
và nguồn vốn cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề cập đến những khái niệm, những cơ sở mang tính lý thuyết và những
phương pháp được áp dụng trong quá trình phân tích.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

Nêu các vấn đề chính trong đề tài. Phân tích, giải thích các vấn đề đặt ra nhằm
giải quyết các mục đích mà đề tài đặt ra trước đó.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm lược lại toàn bộ nội dung của đề tài nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị
cụ thể cho hoạt động của công ty trong thời gian tới.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cao su Sông Bé
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty
Tên công ty hiện nay: Công Ty Cao Su Sông Bé
Tên giao dịch: SONG BE RUBBER COMPANY
Trụ sở, Văn phòng Công ty:
Quốc lộ 14, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành – tỉnh Bình Phước
Điện thoại: 0651.3667249; 3667203; 3667201; 3667202.
Fax

: 0651.3667260; 3640789.

Tổng diện tích vườn cây: 5.012 ha
Khai thác: 1.756 ha
Kiến thiết cơ bản: 3.256 ha
Diện tích Nông Lâm kết hợp: 15.540 ha
Sản lượng khai thác năm 2008: 4.500 tấn, năm 2009: 5000 tấn
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Quyết định thành lập:

Công ty Cao Su Sông Bé được thành lập ngày 16/06/1983 theo Quyết định sô
697/QĐ-UB của UBND tỉnh Sông Bé (cũ). Lúc đó có tên là Công ty Cao Su Tỉnh
Sông Bé. Nhằm thực hiện chủ trương Nghị quyết của tỉnh ủy Sông Bé với mục tiêu
“xác lập và xây dựng cho được cây cao su vì nay là cây công nghiệp chủ yếu và có giá
trị trong tương lai của tỉnh, cần đầu tư và phát triển tại Sông Bé”
Nhiệm vụ của công ty là sản xuất, kinh doanh cây cao su và sản phẩm từ cây
cao su. Tham mưu cho Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về sản xuất kinh doanh cây cao su, kể
cả cây cao su tư nhân ở địa bàn tỉnh.
5


Từ năm 1983 – 1986 Công ty các sở ban ngành phân cấp vốn xây dựng cơ bản,
đầu tư trồng và chăm sóc cao su. Từ tháng 9/1987 do nguồn vốn ngân sách ngày càng
khó khăn, trong lúc nhu cầu về vốn chăm sóc và xây dựng vườn cây ngày càng nhiều
nên công ty được UBND tỉnh đồng ý cho vay vốn ủy thác của Tổng Công ty Cao Su
Việt Nam. Để tiếp tục trồng và chăm sóc cây cao su theo Quyết định số 24/QĐ-UB
ngày 10/07/1987.
Do nhu cầu mở rộng quan hệ với bên ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư liên doanh,
liên kết phát triển cây trồng, ngày 15/05/1990 Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh đã có Quyết
định số 102/QĐ-UB đổi tên công ty thành Công ty Cây Trồng và chế biến cây Công
nghiệp xuất khẩu.
Năm 1992 Công ty đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Nghị định 338/HĐ-BT
và được Quyết định thành lập lại với tên mới là Công ty Cây Trồng xuất khẩu theo
Quyết định số 102/QĐ-UB ngày 11/11/1992. Cũng từ năm 1992 Tồng công ty Cao Su
Việt Nam chấm dứt việc cho công ty vay vốn trồng mới và chăm sóc cây cao su kiến
thiết cơ bản. Nguồn vốn này là của Liên Xô và Đông Âu. Mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty dựa vào nguồn thu bán mủ và vay tín dụng dài hạn của Ngân Hàng
Đầu Tư và Phát Triển tỉnh.
Năm 1995 Công ty đổi lại thành Công ty Cao Su Sông Bé và đến năm 1997 khi
tỉnh Sông Bé được tách ra làm hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Do công ty có trụ

sở và vườn cây nằm trên địa bàn tỉnh Bình Phước nên chịu sự lãnh đạo quản lý của
UBND tỉnh Bình Phước. Để phù hợp với tình hình mới và giữ được lợi thế về thương
hiệu đã có công ty vẫn giữ tên là Công ty Cao Su Sông Bé.
Công ty Cao Su Sông Bé là đơn vị trực thuộc chịu sự chỉ đạo của Ủy Ban Nhân
Dân tỉnh Bình Phước cùng với sự quản lý chuyên ngành của Sở Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn tỉnh Bình Phước.
Trụ sở văn phòng công ty nằm ở Km89, quốc lộ 14, xã Minh Thành, huyện
Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, có tên giao dịch tiếng Anh là: SONG BE RUBBER
COMPANY.
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Công ty chủ yếu là khai thác kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm từ cây
cao su, cây công – nông nghiệp; nhập khẩu phân bón, máy móc thiết bị; đầu tư kinh
6


doanh hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh khu công nghiệp, khu dân cư; khai thác, chế biến
kinh doanh khoáng sản; đầu tư xây dựng đường giao thông và thủy lợi.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
2.2.1. Chức năng
Chức năng chính:
- Trồng, chăm sóc và khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ các loại cây
công nghiệp.
- Xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm từ cây công nghiệp, nông nghiệp
- Nhập khẩu phân bón, máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
- Đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh khu công nghiệp, khu dân cư;
khai thác, chế biến kinh doanh khoáng sản; đầu tư xây dựng đường giao thông và thủy
lợi.
2.2.2. Nhiệm vụ
Tháng 5/1997 được UBND tỉnh Bình Phước giao nhiệm vụ hỗ trợ đầu tư phát

triển cao su tiểu điền trong tỉnh và phát triển diện tích cao su quốc doanh tập trung của
công ty. Công ty được UBND tỉnh cấp đất bổ sung từ các lâm trường lân cận để thực
hiện nhiệm vụ này.
Tháng 5/1998 được UBND tỉnh Bình Phước cho phép bổ sung chức năng tổ
chức các đại lý thu mua mủ cao su tư nhân nhằm cung cấp nhiên liệu cho nhà máy chế
biến.
Trên thực tế với những ngành nghề kinh doanh trên công ty còn phải thực hiện
đầu tư xây dựng đường giao thông theo hình thức BOT, quản lý bảo vệ rừng phòng hộ
biên giới Việt Nam – Campuchia. Ngoài ra, công ty còn thực hiện nhiều nhiệm vụ
khác do UBND tỉnh Bình Phước giao.
2.2.3. Quyền hạn
Công ty Cao Su Sông Bé là một doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân,
được phép mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng con dấu theo quy định, hạch toán tự
chủ, đảm bảo có lãi để nộp ngân sách và tái sản xuất mở rộng.
Công ty được quyền ký hợp đồng kinh tế với các đơn vị và liên kết với các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước.
7


2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.3.1. Bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức là tổng hợp tất cả các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất là
hình thức tổ chức và phân bổ về không gian và các bộ phận với nhau.
Một cơ cấu tổ chức được xem là hợp lý khi: cơ cấu tổ chức đó được thực hiện
đầy đủ và đúng quy định của sản xuất; cơ cấu thực hiện được quy mô của từng loại
hình sản xuất, thực hiện được các yêu cầu sau:
- Sắp xếp về không gian một cách hợp lý, thể hiện mối quan hệ giữa các bộ
phận trên cơ sở chuyên môn hóa, tổng hợp hóa thúc đẩy quá trình phát triển.
- Mô hình tổ chức của Công ty Cao Su Sông Bé được thể hiện qua các sơ đồ
sau:

Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty
CÔNG TY

NÔNG TRƯỜNG

NÔNG TRƯỜNG

NÔNG TRƯỜNG

NHÀ MÁY

MINH THÀNH

NHA BÍCH

TÂN HÒA 1 VÀ 2

CHẾ BIẾN

TỔ SẢN XUẤT

TỔ SẢN XUẤT

TỔ SẢN XUẤT

TỔ SẢN
XUẤT

Đội quản lý nông – lâm
nghiệp Phú Thành

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Đầu tư
Bộ máy sản xuất của công ty bao gồm các bộ phận sau:
- Bốn Nông trường: nông trường Minh Thành, nông trường Nha Bích, nông
trường Tân Hòa 1, nông trường Tân Hòa 2. Bốn nông trường này làm nhiệm vụ

8


chuyên trồng và chăm sóc khai thác mủ cao su với diện tích vườn cây kiến thiết cơ bản
là 3.526 ha. Mỗi nông trường được bố trí làm nhiều tổ sản xuất.
- Nhà máy chế biến mủ: có công suất thiết kế 6000 tấn/ năm. Nhà máy có chức
năng tổ chức thu mua mủ của nhân dân (cao su tiểu điền) để đảm bảo nguyên vật liệu
cho sản xuất đạt năng suất thiết kế. Ngoài ra, nhà máy còn có chức năng điều phối việc
vận chuyển mủ từ các nông trường và các đại lý thu mua mủ tiểu điền về nhà máy.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
- Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý của công ty khá gọn nhẹ, được hình thành
theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Ban Giám đốc chịu trách nhiệm quản
lý và điều hành mọi hoạt động của công ty. Tất cả các phòng ban phải báo cáo trực
tiếp hoạt động của công ty. Tất cả các phòng ban phải báo cáo trực tiếp hoạt động của
mình lên Ban Giám đốc và nhận sự chỉ đạo về hoạt động đó.
- Hiện nay bộ máy quản lý điều hành của Công ty Cao Su Sông Bé được tổ
chức qua sơ đồ sau:

9


Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty
GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC


P.Kế toán

P.Kế hoạch

P.Tổ chức

P.Nông nghiệp

Tài vụ

Đầu tư

Hành chính

Kỹ thuật

Nông

Nông trường

Nông trường

Nông trường

trường

Nha Bích

Tân Hòa 1


Tân Hòa 2

Đội quản lý nông –
lâm nghiệp Phú
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Thông tin phản hồi
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

10


2.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
a) Ban lãnh đạo Công ty
Giám đốc: là người đứng đầu tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty.
Chịu trách nhiệm trước nhà nước về tài chính, bộ máy hoạt động của công ty từ
phương hướng phát triển đến các lĩnh vực khác thuộc công tác kế toán, tài chính, đầu
tư phát triển sản xuất, tổ chức lao động và phát triển nội bộ. Người ra quyết định thực
hiện các phương án cải tiến va đổi mới công nghệ mua sắm vật tư máy móc thiết bị,
chất lượng sản phẩm, xuất nhập khẩu và chiến lược kinh doanh.
Phó giám đốc: chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty theo dõi điều hành các
Phòng Kế toán, Tài vụ, Kế hoạch – Đầu tư, các phòng ban và các công việc kinh
doanh.
b) Các phòng chức năng
Phòng Kế hoạch – Đầu tư: lập kế hoạch tác nghiệp giao cho nông trường, nhà
máy thực hiện, điều phối cân đối máy móc thiết bị cho nông trường và nhà máy một
cách hợp lý. Theo dõi sản lượng sản phẩm, đảm bảo tiến độ giao nhận hành hóa vật tư;
xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu

khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Lập và theo dõi các hợp đồng kinh tế mua và bán
toàn công ty, cung ứng vật tư đồng bộ, kịp thời cho sản xuất. Tổ chức quản lý hệ thống
kho bãi, bảo quản vật tư, thành phẩm và nhập xuất nguyên vật liệu theo đúng thủ tục
quy định; lập kế hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của công ty; quản lý hệ
thống mua mủ cao su trong dân (mủ tiểu điền); quản lý hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001 – 2000.
Phòng Kế toán thống kê: giúp giám đốc quản lý sử dụng vốn, quản lý chi phí
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chấp hành
nghiêm chế độ tài chính của nhà nước; chi trả tiền lương, thưởng, hạch toán kế toán,
thống kê kiểm tra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức thông tin và phân
tích tài chính của công ty. Xây dựng kế hoạch khấu hao và sửa chữa lớn tài sản cố
định.
Phòng Tổ chức hành chính: tuyển và bố trí lao động, quy hoạch bồi dưỡng đào
tạo cán bộ. Thực hiện đúng chính sách khen thưởng và kỷ luật đối với toàn thể cán bộ
11


công nhân viên trong công ty; quản lý quỹ lương, xây dựng các định mức lao động,
đơn giá tiền lương. Theo dõi và giải quyết các chế độ chính sách về tiền lương,
BHXH, BHYT và các chế độ chính sách về bảo hộ lao động.
Phòng Bảo vệ: tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, chống mất cắp mủ và trật tự
khai thác tại vườn. Bảo vệ trụ sở làm việc, kho bãi, nhà xưởng và nhà máy chế biến.
Thực hiện công tác tuyển quân, huấn luyện quân sự phòng cháy chữa cháy trong toàn
công ty.
Phòng Kỹ thuật Nông nghiệp: tổ chức thực hiện quy trình kỹ thuật, phổ biến
quy trình kỹ thuật đến các nông trường, tổ, đội, công nhân. Thường xuyên kiểm tra
việc chấp hành quy trình kỹ thuật, bảo đảm việc thực hiện đúng quy trình đó, có biện
pháp uốn nắn kịp thời các sai phạm kỹ thuật; chịu trách nhiệm về việc thực hiện các
quy trình kỹ thuật, đảm bảo năng suất thiết kế, đảm bảo chu kỳ khai thác, kiểm tra
thường xuyên tình hình thực hiện tác nghiệp kỹ thuật ở các bộ phận của nông trường.


12


2.3.3. Tình hình nhân sự
Bảng 2.1. Cơ Cấu Nhân Sự của Công Ty
ĐVT: người
Chỉ tiêu

2008

2009

2010

1.143

1.178

1.224

- Công nhân cạo mủ

702

713

730

- Công nhân chăm sóc


108

122

136

- Công nhân lái máy nông nghiệp

25

24

24

- Công nhân bảo vệ thực vật

41

45

43

- Công nhân bảo vệ cây rừng

40

38

41


- Công nhân chế biến

55

60

62

- Đại học

65

69

74

- Cao đẳng

14

18

20

- Trung cấp

37

37


39

- Sơ cấp

41

35

37

- Lao động hành chính sự nghiệp

15

17

18

Tổng số lao động
Trong đó:

Lao động quản lý

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Trong cơ cấu nhân sự của công ty, số lao động công nhân đông, có tay nghề,
luôn đảm bảo cho quá trình sản xuất tốt nhất cho công ty. Số lao động có trình độ đại
học, cao đẳng và trung cấp có xu hướng ngày càng tăng do công ty ngày càng chú
trọng hơn vào vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
2.3.4. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu

Bảng 2.2. Diện Tích và Số Lượng Công Nhân ở Các Nông Trường
Nông Trường

Diện tích (ha)

Số công nhân (người)

Minh Thành

864

246

Nha Bích

1027

302

Tân Hòa 1

553

198

Tân Hòa 2

812

225

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Đầu tư

13


Nguồn nguyên liệu tập trung nhiều ở 2 nông trường Minh Thành và Nha Bích.
Mặt khác, trụ sở chính của công ty lại nằm ở ranh giới giữa 2 xã Minh Thành và Nha
Bích, gần nguồn nguyên liệu nên giảm được chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, những
năm gần đây, công ty phải chịu sự biến động của thị trường vật tư, giá nguyên vật liệu
tăng, tình hình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến
quá trình sản xuất của công ty.
2.4. Tài sản và nguồn vốn của Công ty
Bảng 2.3. Tài Sản và Nguồn Vốn của Công Ty
ĐVT: Triệu Đồng
CHỈ TIÊU

CHÊNH LỆCH

2009

2010

195.835

320.670

124.835

64


5.783

21.867

16.084

278

99.122

121.552

22.430

23

4.630

23.666

19.036

411

80.096

142.121

62.025


77

6.204

11.464

5.260

85

B. Dài hạn

57.997

89.548

31.551

54

1- Các khoản phải thu dài hạn

53.346

85.508

32.162

60


2- Tài sản cố định khác

2.708

3.190

482

18

3- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1.943

850

-1.093

-56

253.832

410.218

156.386

62

A. Nợ phải trả


107.445

211.997

104.552

97

B. Nguồn vốn chủ sở hữu

146.387

198.221

51.834

35

TỔNG NGUỒN VỐN

253.832

410.218

156.386

62

(+/-)


(%)

I. Tài sản
A. Ngắn hạn
1- Tiền
2- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3- Các khoản phải thu
4- Hàng tồn kho
5- Tài sản ngắn hạn khác

TỔNG TÀI SẢN
II. Nguồn vốn

Nguồn: Phòng Kế toán

14


Qua bảng cân đối kế toán rút gọn của công ty, ta có thể rút ra nhận xét như sau:
Tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm, điển hình là năm
2010 tăng cao hơn năm 2009 là 156.386 triệu đồng (62%). Điều này cho thấy, quy mô
sản xuất của công ty ngày càng mở rộng thêm. Tổng nguồn vốn cũng tăng lên tương
ứng qua 2 năm.
2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Bảng 2.4. Năng Lực Sản Xuất của Công Ty
STT
1

Năng lực của Công ty


Số lượng

Diện tích vườn cây cao su

Đơn vị

5.021

ha

Trong đó:
-

Diện tích khai thác

3.256

ha

-

Diện tích vườn cây KTCB

1.756

ha

15.450

ha


2

Diện tích sản xuất nông – lâm kết hợp

3

Máy móc thiết bị
Trong đó:

4

5

-

Máy thi công và máy kéo MTZ80

25

chiếc

-

Xe tải trên 3.5 tấn

12

chiếc


-

Remoque

15

chiếc

Sản lượng khai thác
-

Năm 2008

4.500

tấn

-

Năm 2009

5.000

tấn

1.900

m2

Công trình kiến trúc

-

Nhà làm việc

-

Nhà kho

15.000

m2

-

Nhà xưởng

24.000

m2

6

Công suất xưởng chế biến

6.000

tấn/ năm

7


Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

300

tỉ đồng

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

220

tỉ đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Đầu tư

15


×