Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LỰA CHỌN ĐỂ XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÕNG TRẢ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG CHO RAU AN TOÀN TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

PHẠM NGUYỄN HỒNG PHONG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LỰA CHỌN ĐỂ XÁC ĐỊNH MỨC SẴN
LÕNG TRẢ CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG CHO RAU AN TOÀN
TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

PHẠM NGUYỄN HỒNG PHONG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LỰA CHỌN ĐỂ XÁC ĐỊNH MỨC SẴN
LÕNG TRẢ CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG CHO RAU AN TOÀN
TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn : TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trƣờng Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Ứng Dụng Mô Hình Lựa
Chọn Để Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả Của Ngƣời Tiêu Dùng Cho Rau An Toàn Tại
Khu Vực Thành Phố Hồ Chí Minh” do PHẠM NGUYỄN HỒNG PHONG, sinh viên
khóa 2007-20011, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG, đã bảo vệ thành
công trƣớc hội đồng vào ngày

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Ngƣời hƣớng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


Thƣ kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Phan Thị Giác Tâm đã
hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian tham gia nghiên cứu khoa học, thực
tập tổng hợp và thực hiện đề tài. Đạt đƣợc kết quả nhƣ hôm nay em xin gửi đến cô
lòng tri ân nhiệt tình nhất của em.
Cảm ơn cha mẹ đã hết lòng ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần, đó chính là
nguồn động viên to lớn giúp con đủ tự tin vƣợt qua những khó khăn, thử thách. Con
xin gửi đến cha mẹ lòng cảm ơn sâu sắc nhất!
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Trần Nam đã hƣớng dẫn để
em hoàn thành tốt bài làm ngày hôm nay.
Cũng xin gửi lời cảm ơn đến Sở nông nghiệp, Chi cục bảo vệ thực vật TPHCM,
ban quản lý chợ Bình Điền đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ.
Em cũng xin cảm ơn tập thể quý thầy cô khoa Kinh tế đã tạo hành trang và kiến
thức đầy đủ để em có thể vận dụng vào bài khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, mình xin cảm ơn các bạn lớp KM, các bạn, các cô chú, anh chị
những ngƣời mà đƣợc em phỏng vấn đã hỗ trợ và giúp đỡ hết sức nhiệt tình để em có
đầy đủ thông tin hoàn tất bài này. Chúc tất cả luôn thành công
Một lần nữa xin cảm ơn và chúc sức khỏe tất cả mọi ngƣời
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2011
Sinh viên
PHẠM NGUYỄN HỒNG PHONG



NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM NGUYỄN HỒNG PHONG. Tháng 07 năm 2011. “Ứng Dụng Mô
Hình Lựa Chọn Để Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả Của Ngƣời Tiêu Dùng Cho Rau
An Toàn Tại Khu Vực Thành Phố Hồ Chí Minh”.
PHẠM NGUYỄN HỒNG PHONG. July 2011. “Designing a Choice
Modelling Survey to Define the Willingness to Pay of Consumers for Vegetable
Safety in Ho Chi Minh city”.
Trải qua hơn 10 năm phát triển, rau an toàn tại TPHCM cho đến nay vẫn chỉ tập
trung bày bán tại các siêu thị. Việc mở rộng hệ thống phân phối rau an toàn qua hệ
thống chợ vẫn chỉ mới bắt đầu với trang thiết bị đơn giản. Nhu cầu sử dụng rau an toàn
thì cao nhƣng không phải ai cũng sẵn lòng trả giá cao cho rau an toàn, do ngƣời tiêu
dùng không thể xác định đƣợc tính an toàn của rau bằng giác quan của mình. Nói cách
khác, vấn đề thông tin bất đối xứng (asymetric information) về thuộc tính an toàn là
một trong những nguyên nhân hạn chế việc phát triển rau an toàn tại Việt nam nói
chung và TPHCM nói riêng. Bài nghiên cứu nhằm chọn lựa các thuộc tính mà ngƣời
tiêu dùng dựa vào để đánh giá mức bảo đảm an toàn của rau và sử dụng phƣơng pháp
Mô Hình Lựa Chọn (Choice Modelling) để định giá mức sẵn lòng trả cho các thuộc
tính trên.
Một tiến hành nghiên cứu thực địa kết hợp phỏng vấn chuyên sâu cho thấy
ngƣời tiêu dùng lựa chọn rau an toàn dựa vào hai thuộc tính chính: bao bì có ghi nhãn
(bao gồm các thông tin: tên sản phẩm, nguồn gốc hay địa chỉ nơi sản xuất và dòng chữ
“Rau an toàn” trên bao bì) và hệ thống mát (cooling system) nhƣ đang đƣợc bán tại
các siêu thị. Từ mô hình lựa chọn, kết quả cho thấy ngƣời tiêu dùng đã sẵn lòng trả
653 VNĐ cho thuộc tính hệ thống mát và 517 VNĐ cho thuộc tính bao bì.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC.................................................................................................. x
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 3
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................................. 4
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 6
CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 11
3.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 11
3.1.1. Khái niệm về rau an toàn............................................................................ 11
3.1.2. Phƣơng pháp Mô hình lựa chọn ................................................................. 12
3.1.3. Phƣơng pháp bộc lộ sở thích (Stated preference discreate choice
modelling) ............................................................................................................ 17
3.1.4. Bộ lựa chọn (Choice set) ............................................................................ 18
3.1.5. Đặc điểm phƣơng pháp phân tích............................................................... 19
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 21
3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ..................................................................... 21
3.2.2. Phƣơng pháp phân tích ............................................................................... 21
3.2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 28
3.2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu .......................................................................... 30
CHƢƠNG 4 ................................................................................................................... 31
v


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................................... 31

4.1. Kết quả nghiên cứu thông qua cuộc điều tra chọn mẫu ...................................... 31
4.1.1. Kết quả từ phỏng vấn thử nghiệm .............................................................. 31
4.1.2. Đặc điểm chung về kinh tế xã hội của ngƣời đƣợc phỏng vấn .................. 32
4.1.3. Đánh giá nhận thức của ngƣời tiêu dùng về rau an toàn ............................ 36
4.1.6. Đánh giá về thói quen của ngƣời tiêu dùng khi mua rau an toàn ............... 38
4.1.5. Đƣa ra mức sẵn lòng trả cho từng thuộc tính của rau an toàn mà ngƣời tiêu
dùng quan tâm ...................................................................................................... 43
4.2. Hạn chế của đề tài ............................................................................................... 48
CHƢƠNG 5 ................................................................................................................... 49
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 49
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 49
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 49
5.2.1. Đối với các hệ thống chợ............................................................................ 50
5.2.2. Đối với những nhà sản xuất ....................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 51
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 54

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABMs

Phƣơng Pháp Attribute-Based Methods

ASC

Biến Alternative-Specific-Constant

ATVSTP


An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm

BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

CM

Phƣơng Pháp Choice Modeling

CVM

Đánh Giá Ngẫu Nhiên (Contingent Valuation Method)

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐNB

Đông Nam Bộ

MWTP

Mức Sẵn Lòng Trả Biên

NTD

Ngƣời Tiêu Dùng


RAT

Rau An Toàn

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VNĐ

Việt Nam Đồng

VSATTP

Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

WTP

Mức Sẵn Lòng Trả (Willingness To Pay)

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Thuộc Tính Và Cấp Độ Của RAT ............................................................. 23
Bảng 3.2. Dân Số TP.HCM Chia Theo Quận Huyện ................................................ 28
Bảng 3.3. Phân Phối Phiếu Phỏng Vấn ...................................................................... 29
Bảng 4.1. Bảng Thống Kê Đặc Điểm Chung Về Kinh Tế Xã Hội ............................ 33
Bảng 4.2. Thống Kê Nghề Nghiệp Của Ngƣời Đƣợc Phỏng Vấn ............................. 35
Hình 4.1. Quy Mô Hộ Gia Đình Của Ngƣời Đƣợc Phỏng Vấn (ĐVT: %) ............... 36
Bảng 4.3. Sự Tin Tƣởng Của Ngƣời Phỏng Vấn Là RAT Thực Sự Đảm Bảo Tính
Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm .................................................................................... 36
Bảng 4.4. Cách Thức Nhận Biết Tính An Toàn ........................................................ 37
Bảng 4.5. Nơi Thƣờng Mua Rau An Toàn ................................................................ 39
Bảng 4.6. Tần Suất Mua Và Số Tiền Chi Trả Khi Mua Ở Chợ ................................. 40
Bảng 4.7. Tần Suất Mua Và Số Tiền Chi Trả Khi Mua Ở Cửa Hàng Tiện Ích ......... 41
Bảng 4.8. Tần Suất Mua Và Số Tiền Chi Trả Khi Mua Ở Siêu Thị .......................... 42
Bảng 4.9. Sự Quan Tâm Ngƣời Tiêu Dùng Về Ba Thuộc Tính ................................ 44
Bảng 4.10. Xếp Hạng Các Thuộc Tính Từ Quan Trọng Nhất Đến Ít Quan Trọng
Nhất Theo Ngƣời Tiêu Dùng ..................................................................................... 44
Bảng 4.11. Hệ số hồi quy của hai phƣơng trình 1 và 7 ............................................. 45
Bảng 4.12. Hệ số hồi quy của hai phƣơng trình 5 và 11 ........................................... 46

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Thành Phố Hồ Chí Minh ................................................................ 6
Hình 4.1. Quy Mô Hộ Gia Đình Của Ngƣời Đƣợc Phỏng Vấn (ĐVT: %) ............... 36


ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1. Bản Đồ Các Quận Của Thành Phố Hồ Chí Minh ........................................ 54
Phụ lục 2. Trích Dẫn Quyết Định Số 99 .................................................................... 55
Phụ lục 3. Trích Dẫn Luật .......................................................................................... 57
Phụ lục 4. Bảng Phỏng Vấn ....................................................................................... 59
Phụ lục 5. Thiết Kế Trực Giao Và Thiết Kế Hiệu Quả ............................................. 69
Phụ lục 6. Các Kết Xuất Bảng Phụ ............................................................................ 70
Phụ lục 7. Kết Quả Ƣớc Lƣợng Mô Hình Logit Có Điều Kiện ................................. 72

x


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Nó cung
cấp nguồn dinh dƣỡng nhƣ vitamin, chất khoáng, vi lƣợng, chất xơ... cho cơ thể mà
không nhiều thực phẩm có thể thay thế đƣợc. Ăn nhiều rau xanh có thể giúp phòng
ngừa sự hình thành các khối u, chống lại chứng loãng xƣơng, chống lại các bệnh tim
mạch, chống lại sự tạo lập cholesterol xấu, nguồn gốc gây xơ vữa thành mạch. Điều
đáng lƣu ý khi ăn khoảng 200 - 300g rau, quả/ ngày sẽ giảm hơn 30% nguy cơ mắc
bệnh tim và đột quỵ (Tổng hợp từ nhiều tài liệu).
Vì thế, để lựa chọn đƣợc một loại thực phẩm an toàn và đảm bảo sức khỏe thì
ngƣời tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh rất chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn

thực phẩm; trong đó nhu cầu về rau xanh đạt tiêu chuẩn an toàn cũng ngày càng đƣợc
họ quan tâm nhiều hơn. Điều này đƣợc thể hiện, lƣợng rau tiêu thụ hằng năm của
Thành phố Hồ Chí Minh khoảng trên 400 ngàn tấn; hằng ngày, có khoảng 1.200 tấn
rau lƣu thông trên thị trƣờng. Riêng theo thống kê của Chi Cục BVTV tổng sản lƣợng
tiêu thụ RAT hàng ngày hiện nay là khoảng 10 - 15 tấn rau/ngày, trong đó có 20 - 30%
đƣợc sản xuất từ khu vực ngoại thành và 70 - 80% còn lại từ các tỉnh khác nhƣ Lâm
Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An,
Vĩnh Long... (Kim Oanh, 2007).
Những con số trên có thể thấy, nhu cầu tiêu dùng rau cũng nhƣ xu hƣớng sản
xuất rau hàng hóa ngày càng gia tăng. Nhƣng sau hơn 10 năm phát triển (2001 2010), lƣợng rau an toàn cung ứng mới đáp ứng chƣa đến 5% nhu cầu tiêu thụ. Phần
lớn rau an toàn đƣợc phân phối qua siêu thị. Hệ thống chợ đầu mối chỉ mới bắt đầu
tiếp nhận phân phối RAT nhƣng vẫn bán nhƣ rau thƣờng mà chƣa có đầu tƣ trang
thiết bị nâng cấp cho RAT. Tình trạng rau đƣợc cho là an toàn vẫn phát hiện bị ô


nhiễm do vi sinh vật, thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, để ngƣời tiêu dùng an tâm khi
chọn mua và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm RAT thì những nhà sản xuất, chợ đầu mối
không chỉ quan tâm đến quá trình sản xuất mà cũng cần cân nhắc đến việc quan tâm
đánh giá mức độ an toàn của ngƣời tiêu dùng và có nâng cấp đầu tƣ thích hợp. Cần tìm
những giải pháp để tạo cho ngƣời tiêu dùng có niềm tin hơn đối với RAT bằng cách
đảm bảo sản phẩm có đầy đủ những thuộc tính mà ngƣời tiêu dùng có thể tin tƣởng đó
là sản phẩm an toàn và một khi đã tin tƣởng vào sản phẩm nào thì họ sẽ sẵn sàng bỏ
tiền để có thể đáp ứng nhu cầu của mình.
Nhƣ vậy, theo quan điểm của ngƣời tiêu dùng, đối với một sản phẩm RAT thì
thuộc tính gì quan trọng và mức sẵn lòng trả cho những thuộc tính này là bao nhiêu?
Chính vì lý do đó mà đề tài đã: “Ứng dụng mô hình lựa chọn để xác định mức sẵn
lòng trả của ngƣời tiêu dùng cho rau an toàn tại khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh”. Với nghiên cứu này, sẽ giới thiệu những thuộc tính của RAT, từ đó giúp cho
công tác định hƣớng phát triển RAT rõ nét hơn không chỉ là khâu sản xuất mà hiểu rõ
hơn là ngƣời tiêu dùng muốn gì ở sản phẩm rau an toàn.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định mức sẵn lòng trả của ngƣời tiêu dùng khi chọn mua rau an toàn tại
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Nghiên cứu nhận thức của ngƣời tiêu dùng về rau an toàn.

-

Nghiên cứu về thói quen của ngƣời tiêu dùng khi mua rau an toàn.

-

Đƣa ra mức sẵn lòng trả cho những thuộc tính của rau an toàn mà ngƣời tiêu
dùng quan tâm.

1.2.3. Giả thiết nghiên cứu
Nhu cầu về rau ngày càng tăng, ngƣời tiêu dùng rất quan tâm khi mua sản phẩm
rau an toàn, đảm bảo sức khỏe nhƣng sự tin tƣởng của họ vào sản phẩm không cao.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Ngƣời tiêu dùng có sử dụng rau an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh
2


1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Các hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.3. Thời gian thực hiện đề tài

Từ ngày 27/03/2011 – 09/07/2011
1.4. Cấu trúc luận văn
Bài nghiên cứu gồm có 5 chƣơng. Trong Chƣơng đầu, nghiên cứu nêu bật lên lý
do, ý nghĩa của việc chọn lựa đề tài. Đồng thời cũng đề ra mục tiêu chính và mục tiêu
cụ thể mà khóa luận cần phải đạt đƣợc. Tiếp theo, trong Chƣơng II, gồm hai nội dung:
tổng quan tài liệu và tổng quan địa bàn nghiên cứu. Trong đó, nổi bật nhất là phần tổng
quan tài liệu; phần này cho biết đƣợc định hƣớng tiến hành đề tài cũng nhƣ cách ứng
dụng phƣơng pháp CM thành công của một nghiên cứu trƣớc đây. Để đạt đƣợc mục
tiêu nghiên cứu, ngƣời nghiên cứu phải có cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
phù hợp với mục tiêu. Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ trình bày đầy đủ những lý thuyết cơ
sở và phƣơng pháp thực hiện ở Chƣơng III. Tiếp đến, đề tài sẽ trình bày nội dung quan
trọng nhất, đó là kết quả đạt đƣợc trong suốt quá trình thực hiện đề tài (Chƣơng IV).
Phần này sẽ cho ngƣời đọc biết đƣợc những thói quen mua và hành vi của ngƣời tiêu
dùng sau khi đã tiến hành phỏng vấn họ. Qua đó, với phƣơng pháp CM sẽ xác định
mức sẵn lòng trả cho sản phẩm RAT với những thuộc tính mà ngƣời tiêu dùng quan
tâm, để từ đó tạo đƣợc cái nhìn tổng quan hơn về những ngƣời tiêu dùng rau an toàn,
họ hiểu nhƣ thế nào về sản phẩm và niềm tin của họ vào sản phẩm ra sao. Và cuối
cùng, từ kết quả đạt đƣợc khóa luận sẽ đi đến kết luận và kiến nghị (Chƣơng V) với
mong muốn phát triển bền vững ngành trồng rau an toàn và mở rộng hơn cho thị
trƣờng rau tại Thành phố Hồ Chí Minh.

3


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về rau là những đề tài rất phổ biến ở nƣớc ta hiện nay. Đặc biệt rau
an toàn, một loại sản phẩm gần đây rất đƣợc quan tâm của nhà nƣớc và những ngƣời

sử dụng. Hiện nay, trên địa bàn TPHCM nhà nƣớc đã hoạch định rất nhiều dự án xây
dựng và phát triễn thị trƣờng rau an toàn, cũng nhƣ là những luận án nghiên cứu về
giống rau này từ phƣơng thức sản xuất đến hệ thống phân phối, cách thức cung ứng và
nghiên cứu thị trƣờng về sản phẩm này.
Trong đó, có Nghiên cứu thị trƣờng Axis, 2005 về Chuỗi cung ứng rau an toàn
tại TPHCM là tài liệu đã trình bày về thị trƣờng rau an toàn, phân tích chuỗi cung ứng
rau hiện nay tại địa bàn và đƣa ra đƣợc những thông tin về hành vi, thói quen, nhận
thức và một số yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua rau của ngƣời tiêu dùng. Tuy
nhiên, không phải những thông tin và số liệu thứ cấp của nghiên cứu này đƣợc sử dụng
hoàn toàn vì có những vấn đề, số liệu thứ cấp không rõ ràng, nên tác giả chỉ sử dụng
có chọn lọc những thông tin liên quan và từ đó làm tiền đề trong việc giải quyết những
mục tiêu nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn nhắc đến ngƣời tiêu dùng sử dụng
RAT thông qua kênh siêu thị, một số ngƣời có chú ý đến xuất xứ hoặc nhãn hiệu trên
bao bì sản phẩm và nhận thức của họ về sản phẩm vẫn chƣa rõ ràng chủ yếu là qua
cảm nhận. Đây cũng là một trong những vấn đề mà đề tài rất quan tâm khi hình thành
những thuộc tính của hàng hóa cho ngƣời tiêu dùng lựa chọn.
Tiếp đến là báo cáo tình hình triễn khai RAT trong giai đoạn 2002 - 2010 từ Sở
Nông Nghiệp và Chi cục bảo vệ thực vật TPHCM. Qua hai cơ quan này đã cung cấp
cho đề tài những số liệu thứ cấp về tình hình sản lƣợng, diện tích RAT đƣợc công
nhận,… nhƣng đây chỉ là báo cáo công tác thực hiện chƣơng trình từ phía nhà nƣớc
giúp cho tác giả hiểu rõ về quá trình hình thành và phát triễn của thị trƣờng rau an toàn


trong những năm qua và định hƣớng trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, còn cung
cấp những chính sách hiện hành của nhà nƣớc ban hành có liên quan đến sản phẩm
RAT. Trong chính sách tập trung trong khâu sản xuất và kinh doanh, cũng nhƣ mục
tiêu đầu tƣ và phát triễn là chủ yếu; còn công tác tiêu thụ sản phẩm và những vấn đề có
liên quan đến ngƣời tiêu dùng RAT thì hầu nhƣ vẫn chƣa đƣợc đề cập nhiều. Tuy
nhiên qua những chính sách đã giúp tác giả quyết định lựa chọn thuộc tính bao bì trong
bộ lựa chọn của mình.

Tiếp theo là tài liệu nghiên cứu Sự tham gia của ngƣời nghèo vào Siêu thị và
các Chuỗi Phân phối gia tăng giá trị khác của tổ chức Malica (Các kết nối thị trƣờng
và nông nghiệp đối với các Thành phố ở Châu Á, một tổ hợp giữa CIRAD, IOS,
RIFAV, VASI, và Đại học Nông Lâm) biên soạn. Đây là một bản tóm lƣợc trong đó
cung cấp những thông tin ban đầu về nơi mua và cách tiếp cận ban đầu về sản phẩm an
toàn là ngƣời tiêu dùng vào siêu thị để mua sản phẩm. Có thể nói, siêu thị là nơi mà
ngƣời tiêu dùng an tâm và xác định tính an toàn của sản phẩm. Nhƣng hiện nay, có thể
nói thuộc tính này cũng không thực sự tạo sự tin tƣởng cho ngƣời tiêu dùng vì nhiều
thông tin về sản phẩm RAT vẫn không có tính đảm bảo cao, nhƣ vậy đòi hỏi cần có
những thuộc tính khác thay thế và đảm bảo hơn.
Cuối cùng, đề tài đã sử dụng nghiên cứu có liên quan “Designing a Choice
Modelling Survey to Value the Health and Environmental Impacts of Air Pollution
from the Transport Sector in the Jakarta Metropolitan Area” của Mia Amalia, 2010.
Nghiên cứu này đã ứng dụng thành công phƣơng pháp choice modelling để ƣớc tính
các lợi ích của việc làm sạch không khí xung quanh của ngƣời dân Jakarta
Metropolitan Area dựa trên ba chính sách của nhà nƣớc: giảm số lƣợng xe cũ, cải tiến
trong các cơ sở giao thông công cộng, cải tiến trong quản lý giao thông; áp dụng cho
từng khu vực ở Indonesia. Phƣơng pháp này đã làm giảm rủi ro về sức khỏe mà có liên
quan đến các tác động ô nhiễm không khí dựa vào các thuộc tính sau: Số ngày nghỉ
ốm, tầm nhìn và mùi hôi. Kết quả điều tra đã đƣợc phân tích bằng cách sử dụng mô
hình Logit có điều kiện (Conditional Logit Model) và The Random Parameter Logit
(RPL) để xác định mức sẵn lòng trả của ngƣời dân trong 3 năm để thực hiện 3 chính
sách trên. Đây là nghiên cứu trình bày rất cụ thể cơ sở lý luận, cách tiến hành và cách
5


thiết kế mô hình CM một cách rõ nét nên đề tài sẽ dựa vào để hình thành phƣơng pháp
nghiên cứu của đề tài.
 Tổng quan những tài liệu trên có thể thấy, sử dụng phƣơng pháp CM là một cách
tiếp cận hữu hiệu nhất không chỉ xác định rõ thuộc tính của sản phẩm RAT mà còn

biết đƣợc MWTP cho từng thuộc tính đó.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Hình 2.1. Bản Đồ Thành Phố Hồ Chí Minh

Nguồn tin: diaoconline.vn
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở giữa vùng Nam Bộ trù phú, phía Nam giáp các
tỉnh miền Ðông Nam Bộ, rìa phía Bắc giáp với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đây là đầu
mối giao thông, thƣơng mại lớn, nối liền với các tỉnh trong vùng. Với tổng diện tích là
2.095,239 km2. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 75,3 nghìn ha chiếm 35,9%
tổng diện tích (Tổng cục thống kê, 2009), mang đặc tính chuyển tiếp giữa miền ĐNB
và ĐBSCL. Mặc dù, độ phì nhiêu không bằng các tỉnh trong khu vực nhƣng với điều
kiện đất đai thuận lợi và nếu biết khai thác theo hƣớng nông nghiệp sạch, bền vững thì
TPHCM cũng là một nơi lí tƣởng để phát triển sản xuất rau an toàn, không những thế
6


sản lƣợng và lợi nhuận sẽ gia tăng đáng kể. TPHCM, một thành phố đông dân và lớn
nhất Việt Nam, với dân số là 7.162.864 ngƣời, chiếm 8,34% dân số Việt Nam (Tổng
cục thống kê, 2009). Điều này, đã làm cho thành phố là một thị trƣờng tiêu thụ sản
phẩm lớn nhất cả nƣớc nên việc mở rộng vùng cung cấp rau an toàn tại đây là hết sức
cần thiết. Bên cạnh đó, dân cƣ thành thị với thu nhập và mức sống ngày càng tăng
cùng với trình độ dân trí cao, họ có khả năng tiếp cận thông tin và nhận thức về các lợi
ích của rau an toàn vì thế họ sẽ sẵn sàng chi trả cho sản phẩm rau đạt chất lƣợng tốt.
Theo sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, hiện nay các loại rau an toàn
chính trên địa bàn thành phố gồm 6 nhóm sau:
1 - Rau ăn lá ngắn ngày gồm : rau dền, rau muống cạn, rau tần ô, cải bẹ xanh, cải bẹ
dún, xà lách, mồng tơi, cải ngọt, bạc hà
2 - Rau ăn lá dài ngày có cải bắp, cải thảo, cải bông
3 - Rau ăn củ, quả ngắn ngày nhƣ dƣa leo, khổ qua, mƣớp khía, đậu cove, đậu đũa, củ
cải

4 - Rau ăn củ quả dài ngày nhƣ đậu bắp, cà chua, cà tím, cà pháo, ớt, bầu, bí
5 - Rau muống nƣớc (chiếm 40% các loại).
6 - Rau gia vị nhƣ ngò rí, ngò gai, ớt cay, hành lá, húng cây
Riêng công tác sản xuất rau an toàn, đƣợc triễn khai từ những năm 1996 - 1997,
ở các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi và số ít ở quận 9, quận 12 (xem Phụ lục
1); cho đến giai đoạn 2002 - 2005 thì diện tích trồng RAT đang từng bƣớc đƣợc đầu tƣ
và phát triễn, mặc dù tính trên tổng diện tích rau thì vẫn chịu ảnh hƣởng một phần do
đô thị hóa tại các vùng sản xuất rau, có thể thấy rõ điều này qua Bảng 2.1:
Bảng 2.1. Kết Quả Công Tác Phát Triển Diện Tích Rau An Toàn (Đơn vị: ha)
Năm
Diện tích rau
Diện tích gieo trồng

2001

2002

2003

2004

2005

9.797

9.340

9.126

8.842


8.524

134

505

1.636

4.390

8.382,7

rau an toàn
Nguồn tin: Sở NN và PTNT, 2005

7


Nếu nhƣ năm 2001, diện tích gieo trồng rau an toàn chỉ đạt 134 ha tập trung chủ
yếu tại xã Tân Phú Trung (Củ Chi), thì đến năm 2005, diện tích gieo trồng rau an toàn
trên địa bàn đã đạt 8382,7 ha (đạt 104,78 % kế hoạch năm) tập trung ở Bình Chánh,
Củ Chi và Hóc Môn. Hiện nay, với ba chính sách về RAT đƣợc nhà nƣớc thi hành:
quyết định số 107/2008/QĐ-TTg, quyết định số 99/2008/QĐ-BNN và quyết định số
98/2006-QĐ-UB “Chƣơng trình mục tiêu đầu tƣ và phát triển rau an toàn giai đoạn
2006 -2010 và định hƣớng giai đoạn 2011 - 2015” của UBND TPHCM, nhằm đáp
ứng nhu cầu về rau an toàn ngày càng cao của ngƣời dân. Kết quả thực hiện cho đến
nay đã đƣợc Chi Cục BVTV thống kê nhƣ sau: Thành phố đã có 7 hợp tác xã rau an
toàn: Phƣớc An, Thỏ Việt,... và 34 Tổ hợp tác, 1 Liên tổ sản xuất RAT Tân Trung
huyện Củ Chi gồm 2154 hộ (chiếm khoảng 50% số hộ) đƣợc Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn cấp mới Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn về sản xuất RAT.
Trên địa bàn thành phố có 30 đơn vị đăng ký công bố chất lƣợng rau an toàn tại Sở
Nông nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có có 14 nhà sản xuất (166 hộ và diện tích là 72 ha) đƣợc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
RAT. Trong đó, diện tích canh tác (DTCT) là 2.878 ha và diện tích gieo trồng (DTGT)
cây rau năm 2010 là 12.281 ha, tập trung các huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn,
huyện Củ Chi và quận 12. Trong đó, cây rau trồng trong vùng đủ điều kiện sản xuất
RAT đạt trên 96%, tập trung chủ yếu ở các huyện trên và còn hình thành những vùng
chuyên canh rau tập trung chủ yếu ở huyện Củ Chi.
Ngoài ra, cũng trong thời gian này đã đẩy mạnh công tác liên kết sản xuất và
tiêu thụ rau an toàn giữa thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh lân cận: Tây Ninh, Tiền
Giang, Đồng Nai, Vĩnh Long, Bình Dƣơng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng và Long An
(trong đó nguồn Lâm Đồng chiếm đa số). Bên cạnh đẩy mạnh khâu sản xuất, TP cũng
rất chú trọng đến khâu cung ứng sản phẩm, điều này đƣợc thể hiện trong tháng 112008, Chi cục Bảo vệ thực vật Trung tâm Tƣ vấn và Hỗ trợ nông nghiệp (thuộc Sở
NN-PTNT TPHCM) đã triển khai thí điểm mô hình kinh doanh sạp rau an toàn tại 3
chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn và Thủ Đức; và đã tổ chức làm cầu nối giữa các
HTX và các thƣơng nhân, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm RAT nhƣ của Công ty
TNHH QL và KD chợ nông sản Hóc Môn, Co.op Mart, Công ty TNHH Metrol Cash
8


& Carry Việt Nam, Công ty TNHH Tâm Tấn Phát, Công ty TNHH Triều Anh, Công
ty TNHH Hoàng Bảo Di, hệ thống Maximart, Vissan, Công ty TNHH Phụ trợ, Siêu thị
Lotte, Siêu thị Big C,… Đây là một hƣớng đi mới cho việc tiêu thụ RAT của TPHCM,
giúp ngƣời tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm RAT, đồng thời nâng cao hiệu lực
quản lý Nhà nƣớc trong việc kiểm soát chặt chẽ dƣ lƣợng chất độc trong rau, ngăn
chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những việc làm trên cho thấy việc định hƣớng phát triễn rau an toàn tại thị trƣờng
TPHCM là rất lớn và ngày càng đƣợc chú trọng.
Song song với những mặt thuận lợi thì vẫn còn tồn tại những khó khăn: với tốc

độ đô thị hóa xảy ra ngày càng mạnh mẽ nhƣ hiện nay, đất sản xuất đang bị thu hẹp
nhanh nên diện tích trồng rau khó phát triển hơn đƣợc. Đòi hỏi công tác quy hoạch của
nhà nƣớc là rất cần thiết để tạo động thái cho phát triễn ngành rau an toàn. Bên cạnh
đó, đối với chuỗi cung ứng RAT tại địa bàn thì còn gặp rất nhiều vấn đề, con đƣờng
cung ứng từ hộ nông dân đến các chợ đầu mối rồi đến các chợ lẻ và đến tay ngƣời tiêu
dùng thì đa phần những mặt hàng này thƣờng không dán nhãn bao bì. Vì vậy, có thể
nói sản phẩm RAT nhƣ đƣợc xem là sản phẩm rau bình thƣờng, nên rất khó phân biệt
giữa hai loại; hay đa số ngƣời bán lẻ rau lấy tại các chợ đầu mối không dán nhãn lên
sản phẩm, không đƣợc chứng thực chất lƣợng vì khi họ mua ở những chợ đầu mối thì
công tác kiểm tra đã đƣợc thực hiện tại đây. Sản phẩm chỉ có chứng thực chất lƣợng
chỉ khi cấp cho các siêu thị, Metro, các công ty để cung cấp cho các nhà hàng, khách
sạn, nhà trẻ,... Tuy nhiên, qua công tác quan sát thực địa tại những hệ thống siêu thị tại
TPHCM, thì công tác bao bì sản phẩm cũng không đồng bộ. Bao bì đa phần chỉ có ở
những sản phẩm rau ăn lá ngắn ngày và rau muống. Nhƣ vậy, công tác bao bì và
chứng thực chất lƣợng rau an toàn trong chuỗi cung ứng tại TPHCM là một vấn đề
không rõ ràng và còn nhiều vấn đề cần cải thiện hơn.
Chính vì điều này cũng là một ảnh hƣởng tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm
rau an toàn và cũng tác động đến những NTD rau. Họ thực sự muốn có đƣợc một sản
phẩm tốt, chất lƣợng nhƣng bản thân những sản phẩm họ sử dụng có thực sự bảo đảm.
Mặc dù, NTD chỉ sử dụng rau thông qua việc tin tƣởng vào nơi mà họ thƣờng mua nhƣ
hệ thống các siêu thị có cung ứng sản phẩm RAT, hay vì lý do bất tiện khi đi vào siêu
9


thị, nên NTD thƣờng đi chợ và mua sản phẩm này ở những chỗ quen thƣờng mua và
họ thực sự tin tƣởng vào ngƣời bán. Cũng có thể thấy, thói quen mua bán tự do còn
khá phổ biến, trong khi các kênh tiêu thụ sản phẩm an toàn còn yếu.
Một điều không thể phủ nhận rằng, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
và cả nƣớc nói chung đang lo ngại và kiểm soát hết sức chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm. Mặc dù vậy, những trƣờng hợp ngộ độc thực phẩm vẫn là những con số

báo động qua các năm. Theo thống kê của Bộ Y tế, từ năm 2004 - 2009, cả nƣớc đã
xảy ra 1.058 vụ ngộ độc thực phẩm làm 298 ngƣời tử vong. Riêng năm 2010, cả nƣớc
đã xảy ra 175 vụ ngộ độc thực phẩm, có 42 trƣờng hợp tử vong (Xã luận, 2011). Đặc
biệt đáng chú ý nhất là TPHCM có số vụ ngộ độc chiếm 20% so với cả nƣớc. (Hoàng
Phan, 2008). Riêng về các vụ ngộ độc cấp tính do ăn rau theo phỏng vấn tại Chi cục
BVTV năm 2010 là không còn. Và cũng nhƣ theo phỏng vấn chuyên sâu tại chợ Đầu
mối Bình Điền trong năm 2011, công tác lấy mẫu kiểm tra ATVSTP, kết quả cho thấy
là luôn âm tính hay số lƣợng nhiễm vi sinh vẫn còn nhƣng không đáng kể. Đây cũng là
vấn đề đáng mừng cho ngƣời tiêu dùng rau tại địa bàn TPHCM, nhƣng những con số
trên cho thấy vấn đề VSATTP cũng nên khiến ngƣời tiêu dùng phải hết sức cẩn trọng.
Sử dụng những thực phẩm sạch đảm bảo cho sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của
họ và đối với một thực phẩm nhƣ rau cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Tuy nhiên,
không phải bất cứ ngƣời tiêu dùng nào cũng có kiến thức hiểu về rau an toàn hay biết
hết những thông tin về RAT, từ đó có thể sử dụng đúng rau an toàn đảm bảo sức khoẻ
cho chính mình và gia đình. Rau an toàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức
khoẻ ngƣời tiêu dùng trƣớc mắt, mà không những thế về mặt lâu dài nó sẽ góp phần
giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng đất và nƣớc. Vì vậy, để nâng cao nhận thức về vệ sinh
an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng đối với mặt hàng rau cần đòi hỏi các cơ quan
chức năng và các phƣơng tiện thông tin đại chúng phải tuyên truyền trong nhân dân về
sản phẩm RAT, một loại thực phẩm không thể thiếu và chiếm tỷ lệ lớn trong các loại
thực phẩm tiêu thụ hàng ngày.

10


CHƢƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về rau an toàn

1. Theo Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn của
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2008):
Rau, quả an toàn (RAT): là sản phẩm rau, quả tƣơi đƣợc sản xuất, sơ chế, bao
gói phù hợp với các quy định về bảo đảm ATVSTP có trong VietGAP (quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tƣơi an toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêu
chuẩn GAP khác tƣơng đƣơng VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu VSATTP quy
định tại Phụ lục 3 của Quy định này (Phụ lục 3 là Phụ lục 1 trong đề tài).
Bên cạnh đó, chi phí canh tác RAT cao hơn rau truyền thống khoảng 7% (chủ
yếu là đầu tƣ cho nhà lƣới), và phải biết cách bón phân, thuốc đúng liều lƣợng, hoặc
biết dùng phân thay thế nhƣ đậu nành, phân trùn, phân vi sinh; thời gian thu hoạch
RAT thƣờng chậm hơn khoảng 3 ngày. (Nguyễn Sa, 2004)
2. Theo nguồn thảo luận nhóm nông dân Củ Chi do Axis thực hiện thì khái
niệm về rau an toàn của ngƣời nông dân nhƣ sau:
+ Nông dân trồng rau an toàn phải thông qua lớp tập huấn
+ Sử dụng thuốc đúng qui cách (cách li theo đúng hƣớng dẫn trên bao bì, 3-7
ngày)
+ Phải ủ qua phân chuồng trƣớc khi sử dụng
+ Nguồn nƣớc sạch
+ Sau khi kết thúc một vụ, đất phải để 2 đến 3 ngày
+ Phải có nhà lƣới (tránh mùa mƣa)
+ Phải có thƣơng hiệu, xuất xứ


Cũng theo ngƣời nông dân rất khó phân biệt rau an toàn và rau không an toàn
bằng mắt thƣờng, chủ yếu phải có bao bì và xuất xứ rõ ràng. (Axis, 2005)
3.1.2. Phƣơng pháp Mô hình lựa chọn
a. Khái niệm
Phƣơng pháp mô hình lựa chọn (Choice Modelling Method - CM) là một
phƣơng pháp lƣợng giá căn cứ vào sự phát biểu sở thích (stated preference). Phƣơng
pháp này bắt nguồn từ phân tích kết hợp (conjoint analysis), ngƣời đƣợc hỏi sẽ đứng

trƣớc nhiều tập hợp lựa chọn. Từ mỗi tập hợp lựa chọn, ngƣời đƣợc hỏi sẽ chọn ra
phƣơng án mà họ ƣa thích. Bằng cách đặt cho mỗi thuộc tính một mức giá hoặc mức
chi phí thì các ƣớc lƣợng về lợi ích biên sẽ đƣợc chuyển thành các ƣớc lƣợng về tiền tệ
đối với mỗi sự thay đổi các mức độ của thuộc tính. Khi đó, xác suất mà cá nhân i thích
phƣơng án j trong tập hợp phƣơng án hơn so với các n phƣơng án khác đƣợc hiểu là
xác suất của lợi ích có đƣợc từ phƣơng án j lớn hơn xác suất của lợi ích từ các phƣơng
án khác.
Phƣơng pháp này cho phép chúng ta lựa chọn nhiều phƣơng án thông qua các
thuộc tính và kịch bản có thể lặp lại (thay vì phải có sự đánh đổi nhƣ trong CVM), cho
phép chúng ta kiểm định theo khung logic do vậy những ngƣời trả lời sẽ bộc lộ một
cách khá chính xác sở thích của họ.
Phƣơng pháp này đi vào những vấn đề cụ thể thay vì những vấn đề có tính trừu
tƣợng có trong phƣơng pháp CVM, cung cấp nhiều thông tin và tăng tính thực tế, tạo
ra sức hấp dẫn đối với ngƣời trả lời. Tuy nhiên, khi sử dụng phƣơng pháp này dễ rơi
vào tình trạng ngƣời trả lời sẽ dựa vào kinh nghiệm chứ không phân tích lôgic. Để
tránh nhƣợc điểm này, việc thiết kế các phƣơng án để đƣa vào mô hình lựa chọn đòi
hỏi những ngƣời có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
CM đƣợc tin rằng là một công cụ hữu hiệu hiện nay đạt hiệu quả chính xác và
chung nhất để dự đoán xác suất về quyết định của con ngƣời tác động đến hành vi.
Ngoài ra, CM đƣợc coi là phƣơng pháp thích hợp nhất để ƣớc tính mức sẵn sàng lòng
trả của ngƣời tiêu dùng cho việc cải tiến chất lƣợng với những mức độ khác nhau.
b. Phạm vi

12


 Phạm vi ứng dụng: CM là phƣơng pháp định giá trực tiếp, do đó nó có ƣu điểm
là định giá đƣợc cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng.
CM là một kỹ thuật của phƣơng pháp phát biểu sở thích (Stated preference
method) – Phƣơng pháp yêu cầu cá nhân bằng cách họ sẽ thay đổi giá trị về số lƣợng

hoặc chất lƣợng của một hàng hóa công trong những tình huống giả thiết, hơn là quan
sát hành vi thực tế của họ trên thị trƣờng.
 Phạm vi về thời gian và dạng điều tra lựa chọn: Thời gian liên quan đến việc
ứng dụng CM phụ thuộc vào dạng của điều tra. Đối với các quốc gia phát triển, có thể
sử dụng dạng điều tra qua thƣ điện tử, thời gian điều tra có thể là hai tới ba tháng. Đối
với các quốc gia đang phát triển, phỏng vấn trực tiếp cá nhân là phƣơng pháp đƣợc lựa
chọn phổ biến, thời gian thục hiện phỏng vấn có thể là 1 hay 2 tháng. Sự lựa chọn của
dạng điều tra còn phụ thuộc vào phạm vi của nghiên cứu. Đối với nghiên cứu có phạm
vi quốc gia, sử dụng mẫu ngẫu nhiên, thì điều tra qua thƣ sẽ đƣợc xem là dạng khả thi
nhất (tuy nhiên hình thức điều tra qua thƣ điện tử mới chỉ phổ biến ở các nƣớc phát
triển).
 CM gồm có 4 dạng đƣợc sử dụng là: Lựa chọn thực nghiệm (Choice
Experiment), Xếp hạng ngẫu nhiên (Contingent Ranking), Đánh giá ngẫu nhiên
(Contingent Rating) và So sánh đôi (Paired Comparisons)
c. Các bƣớc tiến hành trong CM
Có 5 bƣớc cơ bản trong tiến hành phƣơng pháp CM
1. Xác định các thuộc tính và cấp độ
2. Lựa chọn thiết kế thử nghiệm
3. Xây dựng bộ lựa chọn tối ƣu
4. Thiết kế bảng hỏi
5. Uớc lƣợng mô hình
Bƣớc 1: Một khi đã xác định đƣợc vấn đề cần giải quyết, những thuộc tính liên
quan sẽ phải đƣợc nhận diện và chúng phải ƣớc lƣợng đƣợc. Nhận xét vấn đề và thảo
luận nhóm đƣợc tiến hành để xác định những thuộc tính đó, trong khi chuyên gia sẽ
giúp xác định những thuộc tính bị ảnh hƣởng bởi chính sách. Một chi phí tiền tệ
thƣờng là một trong những thuộc tính cho phép ƣớc tính mức sẵn lòng trả.
13


Các cấp độ thuộc tính nên có tính khả thi và thực tế. Thảo luận nhóm, các cuộc

điều tra thí điểm, nhận xét vấn đề và tham vấn với các chuyên gia là công cụ trong
việc lựa chọn cấp độ thích hợp cho thuộc tính. Cấp độ hiện hành thƣờng không bao
gồm trong đó.
Bƣớc 2: Sau khi các thuộc tính và cấp độ đã đƣợc xác định, những thủ tục thiết
kế một thử nghiệm đƣợc vận dụng vào việc xây dựng các lựa chọn mà sau này sẽ đƣợc
trình bày cho ngƣời đƣợc hỏi. Nhƣ đã trình bày ở trên, mục tiêu của nghiên cứu là xác
định WTP cho những thuộc tính của một hàng hóa. Giá trị WTP sẽ tính toán đƣợc
bằng các ƣớc lƣợng trong kinh tế lƣợng về sự thích hơn hoặc các hệ số trong mô hình
thỏa dụng. Những tình huống đƣợc soạn sẵn và trình bày cho ngƣời đƣợc phỏng vấn
phải cung cấp đầy đủ tất cả những cấp độ thay đổi khác nhau có thể của một thuộc
tính. Trong đa số trƣờng hợp, việc trình bày tất cả những phối hợp các thuộc tính và
cấp độ là điều không thể. Vì thế, phải vận dụng những thủ tục thiết kế thử nghiệm để
xác định những tập hợp con của những phối hợp thuộc tính và cấp độ ở trên mới xác
định đƣợc một cách tốt nhất những ƣa thích hơn đối với các thuộc tính. Lý thuyết thiết
kế thống kê đƣợc sử dụng để kết hợp các cấp độ của thuộc tính vào một số kịch bản
hoặc hồ sơ đƣợc trình bày cho ngƣời đƣợc phỏng vấn. Bằng hai thiết kế: Complete
factorial designs and Fractional factorial designs
Trong giai đoạn này, việc quyết định sẽ đƣa vào thử nghiệm này bao nhiêu
thuộc tính cũng nhƣ là những cấp độ cụ thể từng thuộc tính có thể là rất cần thiết. Nên
giữ bộ những thuộc tính càng đơn giản càng tốt. Bên cạnh đó, để bộ thử nghiệm khả
thi nên bỏ nhiều thời gian và nỗ lực trong việc xác định vấn đề, phỏng vấn nhóm,
phỏng vấn chuyên sâu (chuyên gia hay những ngƣời có hiểu biết về vấn đề nghiên
cứu) và pre-tests, và bảo đảm rằng ngữ cảnh của việc lựa chọn và mô tả tình huống
phải đƣợc phát triển thật tốt. Trong bƣớc này, cũng cần chú trọng đến cách thức chọn
mẫu cho phù hợp.
Bƣớc 3: Các hồ sơ đƣợc xác định bởi các thiết kế thí nghiệm sau đó nhóm lại
thành bộ sự lựa chọn để giới thiệu cho ngƣời trả lời. Hồ sơ có thể đƣợc trình bày riêng
lẻ, theo cặp hoặc theo nhóm.

14



×