Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.05 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN VĂN CƯỜNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN VĂN CƯỜNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người huớng dẫn: ThS. PHẠM THỊ NHIÊN



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI” do NGUYỄN VĂN CƯỜNG, sinh
viên khóa 33, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

ThS. PHẠM THỊ NHIÊN
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm 2011

Thư ký Hội đồng chấm báo cáo

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày

tháng


năm 2011

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt khóa luận này tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên của ba mẹ, thầy cô, bạn bè, các cô chú anh chị trong Tổng Công ty Cao su Đồng
Nai.
Lời đầu tiên con xin chân thành gửi tới ba mẹ lời cảm ơn sâu sắc từ tận đáy
lòng con. Ba mẹ là người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ, dìu dắt con từ lúc thơ bé
cho đến khi con trưởng thành và luôn dõi theo từng bước con đi trong con đường học
vấn. “Con xin cám ơn ba mẹ đã động viên , khích lệ và tạo mọi điều kiện để con có thể
hoàn thành tốt khóa luận này”.
Xin cảm ơn tất cả các thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và bổ ích cho tôi trong suốt bốn năm đại
học để tôi làm hành trang trong cuộc sống.
Xin cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Phạm Thị nhiên, người đã rất tận tâm
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin cảm ơn tất cả anh chị, bạn bè đã ủng hộ, cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường và quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên

trong Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, đặc biệt là các cô chú anh chị trong phòng Tổ
chức lao động đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có cơ hội được làm quen thực tế, học
hỏi kinh nghiệm làm việc và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực tập tại
Tổng Công ty.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp trồng người của mình. Kính chúc Tổng Công ty Cao su Đồng Nai gặt hái
được nhiều thắng lợi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 11/07/2011
Sinh viên
Nguyễn Văn Cường


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN CƯỜNG. Tháng 07 năm 2011. “Đánh Giá Công Tác Quản
Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Tổng Công Ty Cao
Su Đồng Nai”
NGUYEN VAN CUONG. July 2011. “Evaluate Human Resource
Management at Dong Nai Rubber Corporation”

Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn với phiếu câu hỏi được soạn sẵn chọn
mẫu ngẫu nhiên và phương pháp so sánh để phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân
lực tại Tổng Công ty cao su Đồng Nai trong năm 2009 và năm 2010. Nội dung phân
tích bao gồm các hoạt động thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, các hoạt
động sử dụng và duy trì nguồn nhân lực, đồng thời phân tích kết quả và hiệu quả thông
qua các chỉ tiêu trong sử dụng nguồn nhân lực như:doanh thu, lợi nhuận, tổng chi phí
tiền lương, doanh thu/nhân viên, lợi nhuận/nhân viên, chí phí tiền lương/doanh thu,
năng suất lao động và thông qua mức độ hài lòng, thỏa mãn của người lao động đối
với công ty.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình phân tích công việc tại công ty là khá tốt,
mô tả rõ ràng và cụ thể về công việc đối với từng đối tượng lao động. Chính sách phụ

cấp, khen thưởng khá tốt, cách thức tính lương và trả lương cho người lao động phù
hợp, môi trường làm việc thoải mái, sạch sẽ, các nhân viên phòng ban được trang bị
đầy đủ thiết bị hỗ trợ công việc. Tuy nhiên công ty còn một số hạn chế như bỏ qua một
số khâu trong quá trình thu tuyển, chưa thực sự quan tâm thu hút lao động có trình độ
cao từ bên ngoài mà chủ yếu đào tạo nội bộ. Bữa ăn giữa ca chưa thực sự đảm bảo chất
lượng và vệ sinh, phụ cấp cho người lao động chưa tương xứng với vật giá hiện nay.
Còn một số cán bộ quản lý cấp dưới chèn ép người lao động, xử lý công việc theo tình
cảm riêng, không rõ ràng. Việc xắp xếp phần cây khai thác cho công nhân cạo mủ ở
một số Nông trường chưa thực sự hợp lý.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. viii
Danh mục các bảng ......................................................................................................... ix
Danh mục các hình ........................................................................................................... x
Danh mục phụ lục ............................................................................................................ xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu. .......................................................................................... 2
1.4. Cấu trúc khóa luận. ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ............................................................................................ 4
2.1. Giới thiệu sơ lược về Tổng Công ty Cao su Đồng Nai ..................................... 4
2.1.1. Thông tin chung ..................................................................................... 4
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty .............................. 5
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty........................................................... 6
2.3. Cơ cấu bộ máy quản lý ...................................................................................... 6

2.3.1. Sơ đồ tổ chức ......................................................................................... 6
2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo, phòng ban và các đơn vị phụ
thuộc ................................................................................................................. 9
2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty trong thời gian qua ........ 13
2.5. Những thuận lợi và khó khăn của Tổng Công ty hiện nay ............................. 15
2.5.1. Thuận lợi .............................................................................................. 15
2.5.2. Khó khăn .............................................................................................. 15
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 17
3.1. Giới thiệu khái quát về Quản trị nguồn nhân lực ............................................ 17
3.1.1. Các khái niệm ...................................................................................... 17
3.1.2. Vai trò của Quản trị nguồn nhân lực.................................................... 18
v


3.1.3. Ý nghĩa ................................................................................................. 18
3.2. Các chức năng cơ bản của Quản trị nguồn nhân lực ....................................... 19
3.2.1. Thu hút nguồn nhân lực ....................................................................... 20
3.2.2. Đào tạo và phát triển ............................................................................ 22
3.2.3. Duy trì nguồn nhân lực ........................................................................ 24
3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực............... 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 30
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................... 30
3.4.2. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 30
3.4.3. Phương pháp so sánh ........................................................................... 31
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 32
4.1. Đánh giá chung về tình hình lao động của Tổng Công ty trong thời gian qua 32
4.2. Phân tích và đánh giá tình hình phân tích công việc, tuyển dụng, bố trí nhân
sự. ........................................................................................................................... 36
4.2.1. Tình hình phân tích công việc.............................................................. 36
4.2.2. Tình hình tuyển dụng ........................................................................... 37

4.2.3. Bố trí nhân sự ....................................................................................... 44
4.3. Phân tích và đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............ 45
4.3.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................................................. 45
4.3.2. Đánh giá công tác đào tạo .................................................................... 47
4.4. Phân tích và đánh giá công tác sử dụng và duy trì nguồn nhân lực ................ 48
4.4.1. Tình hình trả công lao động ................................................................. 48
4.4.1.1. Cách thức trả lương lao động ................................................... 48
4.4.1.2. Đánh giá về tình hình trả lương ................................................ 51
4.4.2. Về điều kiện làm việc .......................................................................... 52
4.4.3. Về các chế độ thưởng, phụ cấp, phúc lợi ............................................. 54
4.4.4. Quan hệ trong lao động ........................................................................ 56
4.5. Đánh giá chung về mức độ hài lòng thỏa mãn của người lao động ................ 57
4.6. Kết quả, hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực tại Tổng Công ty ........................ 60
4.7. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại
Tổng Công ty cao su Đồng Nai .............................................................................. 63
vi


4.7.1. Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo thu hút nhân lực .............. 63
4.7.2. Hoàn thiện công tác duy trì và động viên nhân viên ........................... 63
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 66
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 66
5.2. Đề nghị ............................................................................................................ 67
5.2.1. Đối với công ty .................................................................................... 67
5.2.2. Đối với Nhà nước................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ

Ban Giám đốc

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBCS

Chế biến cao su

CKVT

Cơ khí vận tải


CPTL

Chi phí tiền lương

ĐMSL

Định mức sản lượng

ĐMSL SĐ

Định mức sản lượng sửa đổi

GTTSL

Giá trị tổng sản lượng

HĐTV

Hội đồng thành viên

KHĐT

Kế hoạch đầu tư

KTCS

Kĩ thuật cao su

LĐTL


Lao động tiền lương

NSLĐ

Năng suất lao động

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QLCL

Quản lý chất lượng

QTNS

Quản trị nhân sự

TCCB

Tổ chức cán bộ

TCKT

Tài chính kế toán

TCLĐ

Tổ chức lao động


TLBQ

Tiền lương bình quân

TTBVQS

Thanh tra-bảo vệ-quân sự

TTTH

Tính toán tổng hợp

XDCB

Xây dựng cơ bản

XNK

Xuất-Nhập khẩu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Doanh Qua Hai năm 2009 và 2010 ................... 13
Bảng 4.1. Kết Cấu Lao Động Trong Tổng Công Ty Năm 2009 và Năm 2010 ............. 33
Bảng 4.2. Tình Hình Biến Động Lao Động Năm 2009 và Năm 2010 ........................... 34
Bảng 4.3. Số Lượng Lao Động Tuyển Mới Trong năm 2009 và năm 2010 .................. 41
Bảng 4.4. Báo Cáo Thực Hiện Đào Tạo qua 2 Năm 2009 và 2010 ............................... 47

Bảng 4.5. Sự Biến Động của Tổng Qũy Lương và Tiền Lương Bình Quân .................. 51
Bảng 4.6. Số Lượng Lao Động Nghỉ Việc trong năm 2009 và năm 2010 ..................... 57
Bảng 4.7. Doanh Thu – Lợi Nhuận và Chi Phí Tiền Lương Năm 2009 và Năm 2010 .. 60
Bảng 4.8. Năng Suất Lao Động Toàn Tổng Công Ty và Trong Lĩnh vực Cao Su qua 2
Năm 2009 và 2010.......................................................................................................... 61

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1.Sơ Đồ Tổ Chức Quản Lý Chung của Tổng Công Ty ........................................ 8
Hình 3.1. Sơ Đồ Ích Lợi của Phân Tích Công Việc ....................................................... 21
Hình 3.2. Sơ Đồ Quá Trình Tuyển Dụng ....................................................................... 21
Hình 3.3. Sơ Đồ Cơ Cấu Hệ Thống Trả Công Trong Các Doanh Nghiệp ..................... 25
Hình 3.4. Mô Hình Quản Trị Nguổn Nhân Lực ............................................................. 28
Hình 4.1. Quá Trình Tuyển Dụng Tại Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai ...................... 39
Hình 4.2. Đánh Giá của Người Lao Động về Mức Độ Ưa Thích của Công Việc ......... 43
Hình 4.3. Đánh Giá về Mức Độ Hợp Lý của Công Việc so với Năng Lực của Người
Lao Động ........................................................................................................................ 44
Hình 4.4. Mức Độ Quan Tâm của Người Lao Động đối với Chính Sách Đào Tạo của
Tổng Công Ty................................................................................................................. 46
Hình 4.5 Đánh Giá của Người Lao Động về Chính Sách Đào Tạo ............................... 48
Hình 4.6. Đánh Giá của Người Lao Động về Cách Tính Lương, Trả Lương ................ 50
Hình 4.7. Đánh Giá của Người Lao Động về Mức Lương Nhận Được so với Năng Lực
và Công Sức của Họ ....................................................................................................... 52
Hình 4.8. Đánh Giá của Người Lao Động về Điều Kiện Làm Việc .............................. 52
Hình 4.9. Đánh Giá của Người Lao Động về Thời Gian Làm Việc .............................. 53
Hình 4.10. Đánh Giá của Người Lao Động về MQH với Các Đồng Nghiệp ................ 56
Hình 4.11. Đánh Giá của Người Lao Động về MQH với Người Quản Lý .................... 57

Hình 4.12. Mức Độ Thỏa Mãn về Công Việc của Người Lao Động Tại Tổng Công Ty59

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hệ Số Lương Cán Bộ Quản Lý Phục Vụ Nông Trường
Phụ lục 2: Hệ Số Lương Cán Bộ Quản Lý Phục Vụ Xí Nghiệp Chế Biến Cao Su
Phụ lục 3: Hệ Số Lương Cán Bộ Quản Lý Phục Vụ Khối Phòng Ban
Phụ lục 4: Phiếu Tham Khảo Ý Kiến của Người Lao Động

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong ba yếu tố chính để phát triển kinh tế bao gồm: vốn, kĩ thuật - công nghệ
và nguồn lực con người. Thì nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng chủ chốt bởi
vì nguồn lực con người là chủ thể sử dụng hiệu quả hai yếu tố vốn và kĩ thuật-công
nghệ, đồng thời có thể tạo ra vốn và những ý tưởng mới về kĩ thuật-công nghệ.
Trong lực lượng lao động của nước ta còn thiếu nhiều lao động có tay nghề, còn
yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu tác phong công nghiệp, thiếu nhiều cán bộ quản
lý giỏi. Bên cạnh đó là sự lạc hậu về công nghệ, kỹ thuật, nguồn tài chính hạn hẹp. Đó
là những bất lợi rất dễ thấy đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó bất lợi về
nguồn nhân lực là điều đáng quan tâm, đáng lo ngại nhất.
Quản lý tốt nguồn nhân lực là một vấn đề mang tính sống còn đối với các doanh
nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với lĩnh vực nông trường cao su với lực lượng lao

động lớn, trình độ khác nhau thì công tác quản trị nguồn nhân lực tốt là điều rất cần
thiết.
Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai là công ty hoạt động
trong cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó sản phẩm chính
của công ty tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp là cao su sơ chế. Công ty có diện tích đất
canh tác nông nghiệp lớn 35.000 ha và sử dụng một lực lượng lao động rất đông đảo
hơn 14.000 người phân bố ở 13 nông trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm
nhiều thành phần lao động khác nhau. Một trong những khó khăn lớn của công ty hiện
nay là sự biến động liên tục của lực lượng lao động và hàng năm có xu hướng giảm
xuống gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy vấn đề đặt ra đối
với Tổng Công ty cao su Đồng Nai hiện nay là làm thế nào để thu hút và giữ chân


được một lực lượng lao động ổn định và tăng cường củng cố đội ngũ lao động có
chuyên môn, nghiệp vụ giỏi.
Với những vấn đề nêu trên và được sự cho phép của ban lãnh đạo Tổng công ty
cao su Đồng Nai cùng sự giúp đỡ của cô Phạm Thị Nhiên, giảng viên khoa Kinh tế
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phân
tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty cao su Đồng Nai” để làm
luận văn tốt nghiệp Đại Học. Thông qua những vấn đề trình bày trong luận văn, tôi
mong muốn có thể đưa ra được những nhận xét, những giải pháp phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty trong thời gian tới.
Do thời gian hạn hẹp, lượng kiến thức còn ít, kinh nghiệm chưa nhiều và lần
đầu tiên làm công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài của tôi chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của quý
thầy cô và bạn đọc.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực, mức độ thỏa mãn của công nhân
viên tại Tổng công ty cao su Đồng Nai và làm rõ ưu nhược điểm trong quá trình quản

lý nguồn nhân lực. Qua đó, có những kiến nghị nhằm cải thiện bộ máy nhân sự nâng
cao hiệu quả kinh doanh cho Tổng Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu và phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Tổng Công ty cao
su Đồng Nai trong 2 năm 2009 và 2010;
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực tại Tổng
Công ty;
Đánh giá hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại Tổng Công ty;
Đề xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị
nguồn nhân lực tại Tổng Công ty.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
2


- Phạm vi không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Tổng công ty cao
su Đồng Nai.
- Phạm vi thời gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 6
năm 2011.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề nêu lên sự cần thiết của đề tài, những mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
và cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng Quan
Tổng quan nêu khái quát tình hình chung của Tổng Công ty gồm lịch sử hình
thành và phát triển, cơ cấu bộ máy quản lý, chức năng và mục tiêu của Tổng Công ty,
đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn của
Tổng Công ty hiện nay.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Một số khái niệm, cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá

trình thực hiện đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Làm rõ những vấn đề đã nêu trong phần mục tiêu nghiên cứu và đề xuất một số
ý kiến, giải pháp nhằm giúp công tác quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả hơn trong
thời gian tới.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu lên những kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến
nghị đối với phía Tổng Công ty và phía Nhà nước.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu sơ lược về Tổng Công ty Cao su Đồng Nai
2.1.1. Thông tin chung
Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TỔNG
CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI
Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: DONG NAI RUBBER CORPORATION
Tên Công ty viết tắt: DONARUCO
Địa chỉ trụ sở chính: Ấp Trung Tâm, Xã Xuân Lập, Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng
Nai
Điện thoại: (84) 061.3724444 / 061.3724333
Fax:

(84) 061.3724123

Email:
Website: www.donaruco.com

Vốn Điều Lệ: 999.710.800.000 đồng.
Mã số thuế: 3600259465
Văn Phòng Đại Diện Tại TP. HCM
Số 39, đường Bến Vân Đồn, P.12, Q.4, T.P Hồ Chí Minh.
Điện Thoại : (84) 08.39400345
Fax : (84) 08.39400874
Email :


2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty
Công ty cao su Đồng Nai được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 02/06/1975 trên cơ sở tiếp quản 12 đồn điền cao su thuộc 4 công ty tư bản Pháp
gồm:
+ Công ty đồn điền cao su Đồng Nai thành lập năm 1908 có 3 đồn điền là:
Trảng Bom, Cây Gáo, Túc trưng.
+ Công ty những đồn điền đất đỏ thành lập năm 1910, có 2 đồn điền: Bình Sơn
và Cẩm Mỹ.
+ Công ty đồn điền cao su Xuân Lộc thành lập năm 1911. Công ty này chỉ có
một đồn điền ở Hàng Gòn nay là thị xã Long Khánh.
+ Công ty đồn điền cao su Đông Dương thành lập 1935 có 6 đồn điền: An Lộc,
Dầu Giây, Ông Quế, Bình Ba, Bình Lộc, Long Thành.
Tổng diện tích cao su lúc tiếp quản là 21.054 ha, trong đó vườn cây khai thác là
15.572 ha nhưng hơn 70% vườn cây cao su già cỗi do thực dân Pháp vơ vét mủ mà
không đầu tư nên vườn cây sơ xác, kiệt sức. Mặt khác, do chiến tranh tàn phá nặng nề
nên năng suất bình quân chỉ đạt 550 kg/ha/năm. Lực lượng lao động 5.131 người, hơn
70% là nữ, nhưng hầu hết đã lớn tuổi. Phương tiện cơ giới bị tản mác, thất lạc; thiết bị
máy móc, vật tư, hàng hóa nhiên liệu còn lại không đáng kể; 4 nhà máy chế biến mủ
được xây dựng từ năm 1926 nên đã quá cũ kỹ, lạc hậu chỉ đạt khoảng 50% công suất
thiết kế, với công nghệ sản xuất lạc hậu chủ yếu là sản xuất mủ tờ, mủ Crep. Nói
chung Công ty cao su Đồng Nai lúc đó ở trạng thái 3 kiệt: vườn cây cao su kiệt, kiệt

năng lực,kiệt sức lao động và vật tư nông nghiệp.
Qua 10 năm đầu (1975-1985) khôi phục, ổn định và phát triển. Công ty thành
lập 17 nông trường cao su trực thuộc, phát triển diện tích cao su lên 55.781 ha, trong
đó 26.523 ha khai thác, còn lại là vườn cây XDCB.
Tháng 8/1994 Công ty cao su Đồng Nai tách 4 nông trường là Hòa Bình, Bình
Ba, Xà Bang, Cù Bị có tổng diện tích 13.599 ha cao su để bàn giao cho tỉnh Bà RịaVũng tàu thành lập Công ty cao su Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ngày 30/10/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 248/2006/QĐTTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và theo
đó Công ty cao su Đồng Nai chuyển đổi thành Tổng Công ty cao su Đồng Nai là công
5


ty con của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, hoạt động theo mô hình Công ty
mẹ - Công ty con, với loại hình Công ty TNHH một thành viên, do Tập đoàn Công
nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ 100% vốn.
Đến nay Tổng Công ty cao su Đồng nai có 13 nông trường; 4 nhà máy chế biến;
2 xí nghiệp; 1 trung tâm văn hóa; 1 bệnh viện và 1 khách sạn. Diện tích vườn cây
34.266,72 ha, trong đó diện tích vườn cây khai thác 24.789,83 ha, vườn cây xây dựng
cơ bản 9.476,89 ha.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty
- Trồng trọt, chăm sóc và khai thác mủ cao su thiên nhiên.
- Chế biến và kinh doanh các loại cao su thiên nhiên đạt tiêu chuẩn Việt Nam
và tiêu chuẩn quốc tế.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa.
- Chế biến gia công sửa chữa thiết bị và sản phẩm cơ khí
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, dân dụng công nghiệp.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của nhà nước.
Ngoài nghiệm vụ sản xuất chính Tổng Công ty còn là 1 đơn vị có đặc điểm
riêng (giống như 1 xã hội thu nhỏ) như đảm bảo đời sống, việc làm cho dân cư trong
khu vực, giải quyết các công trình phúc lợi công cộng, xây dựng hệ thống hạ tầng.
Từ ngày thành lập đến nay, Tổng Công ty giúp cho các khu dân cư có điều kiện

sống tốt hơn như mở mang đường xá, trường học, nhà trẻ-mẫu giáo, bệnh viện, trạm y
tế, lưới điện thắp sáng và sinh hoạt.

2.3. Cơ cấu bộ máy quản lý
2.3.1. Sơ đồ tổ chức
6


Cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý của Tổng Công ty bao gồm:
* Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và 4 Phó tổng giám đốc
* 09 phòng ban nghiệp vụ:
+ Phòng hành chánh quản trị (văn phòng)
+ Phòng tổ chức lao động
- Phòng lao động tiền lương
- Phòng tổ chức cán bộ
+ Phòng kế hoạch vật tư
+ Phòng tài chính kế toán
+ Phòng kĩ thuật cao su
+ Phòng thanh tra-bảo vệ-quân sự
+ Phòng quản lý chất lượng
+ Phòng xuất-nhập khẩu
+ Phòng xây dựng cơ bản
* 02 xí nghiệp:
+ Xí nghiệp cơ khí vận tải
+ Xí nghiệp chế biến cao su
* Bệnh viện Đa khoa Cao su Đồng Nai
* Trung tâm văn hóa Suối Tre
* Khách sạn Hồng Hạnh
* Các Nông trường trực thuộc: gồm 13 nông trường: An Lộc, Bình Lộc, Dầu
Giây, Túc Trưng, Trảng Bom, Long Thành, Bình Sơn, An Viễn, Thái Hiệp Thành,

Hàng Gòn, Ông Quế, Cẩm Đường, Cẩm Mỹ.

7


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Quản Lý Chung của Tổng Công Ty
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
KIỂM SOÁT VIÊN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

THÀNH VIÊN HĐTV

THÀNH VIÊN HĐTV

THÀNH VIÊN HĐTV

THÀNH VIÊN HĐTV

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC CÔNG TY CON

CTy CP
CSĐN
Kratie

CTy CP
CS BẢO
LÂM


CTy
TNHH
Địa Ốc
Cao Su

CTy CP
CB GỖ
Cao Su

CTy CP
KCN
LONG
KHÁNH

CTy CP
KCN
DẦU
GIÂY

CTy CP
XÂY
DỰNG
CSĐN

CTy
CP CS
HÀNG
GÒN

KẾ TOÁN TRƯỞNG


CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

VĂN

Phòng
KHĐT

PHÒNG

Phòng
KTCS

Phòng
XNK


nghiệp
CKVT


nghiệp
CBCS

BỆNH
VIỆN

KS
Hồng
Hạnh


Phòng
QLCL

Phòng
TCLĐ

Phòng
LĐTL

Phòng
XDCB

Phòng
TCKT

Phòng
TTBVQS

Phòng
TCCB

CÁC GIÁM ĐỐC NÔNG TRƯỜNG

NT
Hàng
Gòn

NT
An

Lộc

NT
Bình
Lộc

NT
Dầu
Giây

NT
Túc
Trưng

NT
Trảng
Bom

8

NT
Long
Thành

NT
Bình
Sơn

NT
An

Viễn

NT
Thái
Hiệp
Thành

NT
Ông
Quế

NT
Cẩm
Mỹ

NT
Cẩm
Đường


2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo, phòng ban và các đơn vị phụ thuộc
 Tổng Giám đốc: là người đứng đầu Tổng Công ty, có quyền quyết định và điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trên cơ sở luật doanh
nghiệp Nhà nước quy định.
 Phó Tổng Giám đốc:là người hỗ trợ cho Tổng Giám đốc Công ty, chịu trách
nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty về lĩnh vực mình phụ trách.
 Các phòng ban
a) Phòng hành chánh quản trị (văn phòng)
Tổ chức các hội nghị do BGĐ Tổng Công ty triệu tập, quản lý thống nhất công
tác hành chính.

Quản lý nhà khách, hội trường; tổ chức tiếp đón, bố trí ăn ở cho các đoàn khách
đến tham quan và làm việc.
Quản lý sử dụng và điều hành xe đi công tác của các phòng ban chức năng.
Tổ chức hệ thống báo cáo lưu trữ số liệu đảm bảo phục vụ tốt cho công tác quản
lý.
Tổ chức quản lý các công trình phục vụ tập thể, mua sắm trang thiết bị phục vụ
cho công tác sinh hoạt, học tập trong Tổng Công ty.
b) Phòng tổ chức lao động
Tham mưu cho BGĐ Tổng Công ty về công tác tổ chức cán bộ, xây dựng chế
độ lao động tiền lương và giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động theo
luật định.
Xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, bồi dưỡng độc
hại; hướng dẫn và thực hiện các chế độ chính sách tiền lương cho người lao động.
Thực hiện chế độ tổng hợp báo cáo định kỳ về biến động lao động, tiến độ thưc
hiện quỹ lương, chất lượng cán bộ.
Nghiên cứu xây dựng các đề án tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất.
Sắp xếp, bố trí và phân cấp quản lý cán bộ phù hợp với từng thời kỳ khảo sát thực tế
trình độ chuyên môn, kĩ thuật của cán bộ công nhân viên trong tổng công ty, hằng năm
phân tích đánh giá để có hướng đào tạo phù hợp.
c) Phòng kế hoạch đầu tư
9


Tham mưu cho BGĐ Tổng Công ty trong công tác xây dựng chiến lược phát
triển sản xuất kinh doanh, xây dựng và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kế
hoạch giá thành sản phẩm, phối hợp cùng các phòng ban chức năng xây dựng kế hoạch
khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mủ cao su, lập kế hoạch đầu tư XDCB.
Kiểm tra theo dõi tình hình xử lý nước thải tại các nhà máy chế biến mủ cao su.
Lập kế hoạch mua sắm và trang cấp cho các đơn vị cơ sở và vật tư, hàng hóa,
trang thiết bị, nguyên nhiên liệu, phân bón hóa chất phục vụ cho khai thác và chế biến

mủ cao su.
Tham gia quản lý và hướng dẫn thực hiện các định mức kinh tế kĩ thuật đã được
BGĐ Tổng Công ty phê duyệt. Tham gia cùng hội đồng đấu thầu, đấu giá, thanh lý tài
sản của Tổng Công ty với tư cách là thành viên.
d) Phòng tài chính kế toán
Tham mưu cho BGĐ Tổng công ty và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám
Đốc về lĩnh vực tổ chức bộ máy kế toán, phân tích đánh giá tài sản kinh doanh và sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Hạch toán chi tiêu giá thành sản phẩm từ khâu trồng trọt, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm cao su, chỉ tiêu tài chính trong toàn Tổng công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán để theo dõi công nợ, đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản cố
định, vật tư tiền mặt thủ quỹ.
Phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh về lĩnh vực tài chính, đề xuất
biện pháp quản lý để sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn vốn. Đảm bảo cân
đối nguồn vốn trong quá trình hoạt động của Tổng công ty, thực hiện đúng quy định và
các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước như thuế GTGT, thuế thu nhập Doanh
Nghiệp, thuế đất và các loại thuế khác.
e) Phòng kĩ thuật cao su
Tham mưu cho BGĐ Tổng Công Ty vể xây dựng kĩ thuật về giống cây, quy
định kĩ thuật chăm sóc và khai thác sản lượng mủ cao su thiên nhiên.
Nghiên cứu các đề tài khoa học chuyên ngành và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ
thuật vào sản xuất. Tổ chức chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các
nông trường thực hiện đúng qui trình kĩ thuật.
f) Phòng thanh tra-bảo vệ-quân sự
10


Tham mưu cho BGĐ Tổng Công ty xây dựng các đề án bảo vệ cơ sở vật chất
của Tổng Công ty.
Thiết lập kế hoạch công tác PCCC đảm bảo an toàn để sản xuất.

Quản lý các loại vũ khí, khí tài được trang bị. Tổ chức xây dựng lực lượng Dân
quân tự vệ đã được biên chế nhằm bảo vệ tài sản, an ninh, chính trị, trật tự an toàn
trong toàn Tổng Công ty theo pháp lệnh tự vệ. Phối hợp cùng với địa phương trên địa
bàn nhằm bảo vệ tốt an ninh chính trị, trật tự toàn xã hội.
g) Phòng quản lý chất lượng
Tham mưu cho BGĐ Tổng Công ty về lĩnh vực bảo đảm chất lượng sản phẩm
và chỉ tiêu kĩ thuật sản phẩm.
Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất,
kiểm tra phân hạnh thành phẩm trên cơ sở đo đạc và kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng
của từng lô thành phẩm. Cấp chứng chỉ kiểm phẩm cho các lô hàng đạt tiêu chuẩn kĩ
thuật. Tổ chức xây dựng quy trình, quy phạm thuộc lĩnh vực QLCL.
Nghiên cứu cải tiến sản xuất, hệ thống QLCL theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001
phiên bản 2008 từ vườn cây về nhà máy, kể cả bao bì đóng gói cho đến lúc tiêu thụ sản
phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng.
h) Phòng xuất-nhập khẩu
Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Theo
dõi tình hình biến động giá cả thị trường từ đó có chiến lược kinh doanh thích hợp
trong quá trình tiêu thụ sản phẩm phù hợp theo từng thời điểm.
Quản lý và theo dõi các phương thức thanh toán các hợp đồng XNK, hợp đồng
ủy thác XNK.
Phối hợp cùng các phòng ban chức năng trong việc tiêu thụ sản phẩm như đơn
đặt hàng và nhận hàng theo đúng mẫu mã, quy cách phẩm chất, số lượng và thời gian
theo yêu cầu của khách hàng đặt mua.

i) Phòng xây dựng cơ bản

11


Tham mưu cho BGĐ Tổng Công ty về lĩnh vực công tác chuyên môn, về lĩnh

vực đầu tư XDCB trong nội bộ Tổng Công ty như nhà xưởng, cầu cống, đường khép
hộc lô.
Tổ chức quản lý kiểm tra trong đầu tư XDCB như: quản lý kĩ thuật và tiến độ
thi công, quản lý khảo sát và thiết kế, lập các dự toán công trình theo đúng quy định về
quản lý đầu tư XDCB. Theo dõi tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện, chấp hành chế
độ chính sách,… từng tháng, quý, năm cho BGĐ Tổng Công ty biết kịp thời.
 Các đơn vị phụ thuộc
a) Xí nghiệp cơ khí vận tải
Xí nghiệp có nhiệm vụ chính là vận chuyển vật tư, hàng hóa từ các nhà cung
cấp về kho vật tư Tổng Công ty và vận chuyển giao hàng về các Nông trường theo kế
hoạch của Tổng Công ty.
Vận chuyển sản phẩm mủ cao su giao cho khách hàng tại các cảng biển theo
yêu cầu của khách hàng.
Thiết kế, bảo trì, duy tu sửa chữa hệ thống điện sản xuất cũng như hệ thống
điện sinh hoạt trong Tổng Công ty.
Gia công sửa chữa các thiệt bị và sản phẩm cơ khí theo đơn đặt hàng của khách
hàng.
b) Xí nghiệp chế biến
Chế biến từng chủng loại sản phẩm mủ cao su thiên nhiên theo kế hoạch sản
xuất. Tiếp nhận mủ cao su từ các Nông trường đưa về, phân chất hàm lượng DRC
trước khi đưa vào sản xuất.
c) Các Nông trường trực thuộc
Hoàn thành kế hoạch của công ty giao. Tái canh trồng mới, chăm sóc vườn cây
xây dựng cơ bản và tiêu chuẩn khai thác sản lượng mủ cao su thiên nhiên theo chỉ tiêu
kế hoạch được công ty giao hàng năm.
d) Bệnh viện Đa khoa Cao su Đồng Nai
Khám và điều trị bệnh cho CBCNV và gia thuộc trong toàn bộ Tổng Công ty
theo đúng chức năng phân cấp chuyên môn.
Tổ chức phòng dịch, tiêm chủng phòng ngừa các dịch bệnh có thể xảy ra trên
địa bàn như bệnh sốt xuất huyết, bệnh thủy đậu,…

12


Định kì hàng năm tổ chức khám sức khỏe cho CBCNV trong toàn Tổng Công
ty.
e) Trung tâm văn hóa Suối Tre
Tổ chức vui chơi giải trí cho CBCNV trong Tổng Công ty và mọi người dân khi
có nhu cầu.
Tổ chức bố trí hội trường, lo ăn uống cho CBCNV trong Tổng Công ty Khi
Tổng Công ty tổ chức đại hội, hội nghị, học tập các chỉ thị nghị quyết.
Tổ chức ăn uống, lo chỗ nghỉ cho các đoàn khách đến thăm và làm việc tại
Tổng Công ty theo chỉ đạo của lãnh đạo Tổng Công ty.
f) Khách sạn Hồng Hạnh (Đà Lạt)
Hàng năm nhân dịp lễ tết Tổng Công ty tổ chức cho CBCNV nghỉ mát tham
quan du lịch Đà Lạt. Khách sạn có nhiệm vụ tổ chức nơi ăn chốn ở cũng như hướng
dẫn cho đoàn đến tham quan nghỉ mát.
Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn du lịch.

2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty trong thời gian qua
Bảng 2.1 Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Doanh Qua Hai năm 2009 và 2010
ĐVT

2009
13

2010

Chênh lệch



×