Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotid rs2681492 của gen ATP2B1 và mối tương quan với bệnh tăng huyết áp ở người từ 40 64 tuổi tại tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTID
rs2681492 CỦA GEN ATP2B1 VÀ MỐI TƢƠNG
QUAN VỚI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƢỜI
TỪ 40-64 TUỔI TẠI TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTID
rs2681492 CỦA GEN ATP2B1 VÀ MỐI TƢƠNG
QUAN VỚI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƢỜI
TỪ 40-64 TUỔI TẠI TỈNH HÀ NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: HÓA SINH DƢỢC
MÃ SỐ: 8720208

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Quang Bình
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Rƣ

HÀ NỘI 2018


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của PGS.TS.Trần Quang
Bình, PGS.TS.Nguyễn Văn Rƣ, PGS.TS.Phan Túy, những ngƣời thầy luôn nhiệt
huyết, ở bên hỗ trợ và định hƣớng cho tôi rất nhiều kiến thức và phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học.
Tiếp theo, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới ThS. Bùi Thị Thúy Nga, ngƣời đồng
hành cùng tôi vƣợt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn này, cho tôi những bài học ý nghĩa về kiến thức, phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học và kỹ thuật di truyền trong quá trình làm việc. Tôi xin cảm ơn
TS.Dƣơng Tuấn Linh, ThS.Nguyễn Ánh Ngọc, DS.Phùng Thị Hƣơng Giang và các
nhân viên khác trong Phòng Thí nghiệm trung tâm- Viện Dinh dƣỡng đã hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi vì sự thân thiện, sự hỗ trợ của họ, cho tôi không
chỉ những điều kiện tốt nhất mà còn là những lời khuyên rất quan trọng trong thời
gian học tập ở đây.
Trân trọng cảm ơn tới các thầy cô Bộ môn Hóa sinh, phòng Sau Đại họcTrƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội; Ban Giám đốc, Hội đồng Khoa học, Hội đồng Đạo
đức- Viện Dinh dƣỡng; Quỹ Nafosted, Sở Y tế và Trung tâm Y tế Dự phòng Hà
Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn. Rất cảm ơn bạn bè, anh, chị, em đồng nghiệp Trƣờng Đại học
Thành Đô, Trƣờng Đại học Hòa Bình, các bạn trong lớp cao học 21, đã luôn sát
cánh, động viên tôi những lúc khó khăn nhất trong cuộc sống.

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ và hai em trai đã
cho tôi động lực và luôn bên cạnh ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi đƣợc làm
những gì mình yêu thích.
Hà Nội, ngày 3 tháng 4 năm 2018

Nguyễn Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1.

Tổng quan về bệnh tăng huyết áp ......................................................... 3

1.1.1.

Định nghĩa tăng huyết áp .............................................................. 3

1.1.2.

Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp ....................................................... 3

1.1.3.

Phân loại bệnh tăng huyết áp ......................................................... 3

1.1.4.


Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ...................................... 6

1.1.5.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp ................................... 7

1.1.6.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng huyết áp ...................................... 9

1.2.

Các gen liên quan đến bệnh tăng huyết áp ......................................... 12

1.3.

Tổng quan về gen ATP2B1 ................................................................. 14

1.3.1.

Vị trí và cấu trúc của gen ATP2B1 ............................................... 14

1.3.2.

Chức năng của gen ATP2B1......................................................... 16

1.3.3.

Lƣợc sử nghiên cứu gen ATP2B1 ảnh hƣởng đến huyết áp......... 17


1.4.

Phƣơng pháp xác định đa hình đơn nucleotid .................................... 19

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 21
2.1.

Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 21

2.2.

Đối tƣợng nghiên cứu và tiêu chuẩn lựa chọn.................................... 22

2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu .............................................................................. 22
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................. 22

i


2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................... 23
2.3.

Hóa chất trang thiết bị ........................................................................ 23

2.3.1. Hóa chất................................................................................................ 23
2.3.2. Trang thiết bị ........................................................................................ 23
2.4. Thu thập thông tin về đối tƣợng nghiên cứu ......................................... 25
2.5.


Các phƣơng pháp sinh học phân tử ...................................................... 25

2.5.1. Phƣơng pháp tách ADN từ máu toàn phần .......................................... 25
2.5.2. Xác định kiểu gen bằng phƣơng pháp PCR- RFLP .............................. 26
2.5.3. Phƣơng pháp điện di trên thạch agarose ............................................... 27
2.5.4. Giải trình tự gen .................................................................................... 28
2.6. Phƣơng pháp phân tích thống kê .............................................................. 28
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 29
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 30
3.1.

Quy trình kỹ thuật xác định kiểu gen ................................................. 30

3.1.1. Kết quả thiết kế mồi và enzym.............................................................. 30
3.1.2. Quy trình xác định SNP rs2681492 trên gen ATP2B1 bằng phƣơng
pháp PCR- RFLP............................................................................................. 32
3.1.3. Kết quả giải trình tự gen........................................................................ 35
3.2.

Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu ......................................................... 36

3.3.

Kết quả xác định kiểu gen .................................................................. 38

3.4.

Phân tích đặc điểm huyết áp của đối tƣợng nghiên cứu theo kiểu gen ở

nhóm bệnh và nhóm chứng. ............................................................................ 39

3.5.

Phân tích riêng sự liên quan của gen ATP2B1 tại SNP rs2681492 đối

với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp............................................................... 40
ii


3.6.

Phân tích sự liên quan của gen ATP2B1 tại SNP rs2681492 cùng với

các yếu tố xã hội, lối sống đối với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp ............. 43
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 45
4.1.

Quy trình kỹ thuật xác định kiểu gen ATP2B1 tại rs2681492............ 45

4.2.

Tần suất alen và sự phân bố kiểu gen của SNP rs2681492 trong gen

ATP2B1 ........................................................................................................... 45
4.3.

Ảnh hƣởng của gen ATP2B1 tại SNP rs2681492 đối với bệnh tăng

huyết áp của nhóm quần thể ở Hà Nam, Việt Nam so với một số nhóm quần
thể trên thế giới................................................................................................ 48
4.4.


Một số đặc điểm của nghiên cứu ........................................................ 49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 0

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

CHARGE

The Cohorts for Heart and
Aging Research in Genome
Epidemiology

Nhóm nghiên cứu về tim và sự lão
hóa trong dịch tễ hệ gen


DBP

Diastolic blood pressure

Huyết áp tâm trƣơng

ESH

The European Society of
Hypertension

Hiệp hội tăng huyết áp châu Âu

Global BPgen

Global BPgen

Hiệp hội Di truyền huyết áp Toàn
cầu

GWAS

Genome wide association study

Nghiên cứu liên quan toàn hệ gen

HDL

Lipoprotein Density Hight


Lipoproten tỷ trọng cao

ISH

International Society of
Hypertension

Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế

JMGPH

The Japanese Millennium
Genome Project for
Hypertension

Dự án Genome thiên niên kỷ của
Nhật Bản về tăng huyết áp

JNC

Joint National Comittee

Liên uỷ ban quốc gia

LDL

Lipoprotein Density Low

Lipoprotein tỷ trọng thấp


RAA

Renin Angiotensin Aldosteron

Renin Angiotensin Aldosteron

RFLP-PCR

Restriction Fragment Length
Polymorphism

Đa hình chiều dài đoạn gen cắt giới
hạn

SBP

Systolic blood pressure

Huyết áp tâm thu

SNP

Singel nucleotid polymorphism Đa hình đơn nucleotid

WHO

World Health Oganization

iv


Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo hƣớng dẫn của Bộ Y tế 2010 ............... 4
Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp cho ngƣời lớn của JNC VII (2003) .............. 4
Bảng 1.3. Phân độ tăng huyết áp theo WHO – ISH (2003) .............................. 4
Bảng 1.4. Phân độ tăng huyết áp theo yếu tố nguy cơ tim mạch ...................... 5
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân trắc của đối tƣợng nghiên cứu ............................... 37
Bảng 3.2. Phân bố kiểu gen và tần số alen của gen ATP2B1 tại SNP
rs2681492 ........................................................................................................ 39
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của kiểu gen ATP2B1 tại SNP rs2681492 lên chỉ số
huyết áp ở nhóm chứng và nhóm bệnh ........................................................... 40
Bảng 3.4. Các mô hình phân tích ảnh hƣởng của SNP rs2681492 với bệnh
tăng huyết áp ở ngƣời từ 40 – 64 tuổi ở Hà Nam ........................................... 42
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của đa hình ATP2B1- rs2681492 cùng các yếu tố xã
hội, lối sống liên quan đến tăng huyết áp ........................................................ 43

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp do tăng hoạt động thần kinh
giao cảm và tăng cung lƣợng tim .................................................................... 10
Hình 1.2. Các gen liên quan đến tăng huyết áp ............................................. 14
Hình 1.3. Vị trí và cấu trúc gen ATP2B1 trên nhiễm sắc thể 12 ..................... 15
Hình 1.4. Các đồng dạng của ATP2B1............................................................ 15
Hình 1.5. Cơ chế điều hòa Ca2+ trong tế bào. ................................................. 17
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu................................................................ 21

Hình 2.2. Hình ảnh một số thiết bị sử dụng trong nghiên cứu........................ 24
Hình 3.1. Chu trình thử nghiệm gradient nhiệt bằng phƣơng pháp PCR- RFLP
......................................................................................................................... 31
Hình 3.2. Kết quả thử nghiệm xác định đa hình ATP2B1 rs2681492 bằng
phƣơng pháp PCR- RFLP ............................................................................... 32
Hình 3.3. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR ................................................. 33
Hình 3.4. Kết quả xác định kiểu gen của SNP rs2681492 trong gen ATP2B1
bằng phƣơng pháp PCR- RFLP ...................................................................... 35
Hình 3.5. Kết quả giải trình tự gen ATP2B1 tại SNP rs2681492 ................... 36
Hình 4. Tần suất alen (A) và sự phân bố kiểu gen (B) của SNP rs2681492
trong gen ATP2B1 trên thế giới ...................................................................... 47

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên toàn thế giới, nhóm bệnh tim mạch là một trong các nhóm nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu. Mỗi năm có khoảng 17 triệu ca tử vong do bệnh
tim mạch, chiếm gần một phần ba trong tổng số các ca tử vong trên toàn cầu
[81]. Trong đó tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu, các
biến chứng của tăng huyết áp chiếm 9,4 triệu ngƣời mỗi năm gây ít nhất 45%
tử vong do bệnh tim [47].
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới năm 2012, ƣớc tính có khoảng
40% ngƣời trƣởng thành đã đƣợc chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp; với mức
tăng từ năm 1980 là 600 triệu ngƣời lên 1 tỷ ngƣời năm 2008 [28]. Ƣớc tính,
tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp toàn cầu (12,7%) cao hơn các nguyên nhân khác
nhƣ sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng đƣờng máu (5,8%). Tỷ lệ tăng huyết áp
nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nƣớc phát triển và 32% ở các
nƣớc đang phát triển [82, 83]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về tăng huyết áp
cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp đang tăng nhanh theo thời gian: 1,9% năm 1982;

11,79% năm 1992; 16,3% năm 2002; 27,4% năm 2008 và 47,3% năm 2016.
Trong giai đoạn 2012- 2015, chỉ có 50% bệnh nhân tăng huyết áp đƣợc phát
hiện điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y tế [4].
Yếu tố di truyền giải thích 31- 68% trong bệnh tăng huyết áp, do đó rất
cần nghiên cứu yêu tố di truyền liên quan đến bệnh này [37]. Các gen liên
quan đến tăng huyết áp thông qua thay đổi quá trình giữ muối và nƣớc tại các
đơn vị thận, sự thay đổi cấu trúc trong các gen của hệ thống reninangiotensin- aldosteron, và các gen liên quan đến sự vận chuyển ion Ca2+ qua
màng sinh học và sự co mạch [44]. Năm 2009, một nghiên cứu liên quan hệ
gen (GWAS- Genome Wide Association Study) về tim và sự lão hóa trong
dịch tễ hệ genome (CHARGE- The Cohorts for Heart and Aging Research in
Genome Epidemiology) đã đƣa ra kết luận về các đa hình đơn nucleotid
(SNP- Single nucleotide Polymorphysm) trong gen ATP2B1 liên quan với
1


huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trƣơng, và tăng huyết áp. Trong đó SNP
rs2681492 trong gen ATP2B1 nằm trên vùng nhiễm sắc thể 12q21 – 12q23 có
mức ảnh hƣởng mạnh nhất đến huyết áp tâm thu [22]. Bên cạnh đó, nhiều
nghiên cứu cũng cho thấy sự liên quan giữa gen ATP2B1 và tăng huyết áp ở
nhiều dân tộc khác nhau [26, 43, 75, 76, 90]. Gen ATP2B1 là gen mã hóa
ATPase 1 có vai trò quan trong trong việc vận chuyển phân tử Ca2+ giúp điều
hòa nồng độ Ca2+ nội bào [64]. Các nghiên cứu trên chuột loại bỏ gen
ATP2B1 cho thấy ATP2B1 có thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều
chỉnh huyết áp thông qua việc điều chỉnh Ca2+ và co mạch trong tế bào cơ
trơn mạch máu [91].
Dữ liệu về tần suất alen, sự phân bố kiểu gen của gen ATP2B1 tại SNP
rs2681492 và mức độ ảnh hƣởng của đa hình này đối với những bệnh tăng
huyết áp ở Việt Nam đang còn rất hạn chế. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotid rs2681492 của gen ATP2B1 và
mối tƣơng quan với bệnh tăng huyết áp ở ngƣời từ 40- 64 tuổi tại tỉnh Hà

Nam” với 3 mục tiêu:
1. Thiết kế quy trình xác định kiểu gen ATP2B1 tại SNP rs2681492
2. Xác định tần suất alen, sự phân bố kiểu gen của SNP rs2681492
trong gen ATP2B1 ở ngƣời từ 40- 64 tuổi tại tỉnh Hà Nam
3. Phân tích mối tƣơng quan của SNP rs2681492 đối với bệnh tăng
huyết áp ở ngƣời từ 40 -64 tuổi tại Hà Nam.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về bệnh tăng huyết áp

1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO- World Health Organization), Hiệp
hội tăng huyết áp quốc tế (ISH- International Society of Hypertension), và
Liên Ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ (JNC- Joint National Comittee) đã thống nhất
đƣa ra định nghĩa về tăng huyết áp: Tăng huyết áp đƣợc xác định khi huyết áp
tâm thu (SBP- Systolic blood pressure) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trƣơng (DBP- Diastolic blood pressure) ≥ 90 mmHg [20, 88].
1.1.2. Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp
Căn cứ hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp năm 2010 của
Bộ Y tế, tăng huyết áp chẩn đoán xác định dựa vào trị số huyết áp sau khi cán
bộ y tế đo đƣợc theo đúng quy trình có huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trƣơng ≥ 90 mmHg [1].
1.1.3. Phân loại bệnh tăng huyết áp
a. Phân độ tăng huyết áp theo chỉ số huyết áp
Hiện tại có nhiều tài liệu hƣớng dẫn phân độ tăng huyết áp theo chỉ số

huyết áp khác nhau. Theo 3 khuyến cáo thƣờng đƣợc sử dụng nhất trong lĩnh
vực chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của : Bộ Y tế năm 2010, JNC VII
2003, và WHO– ISH 2003.
Trong bảng phân độ huyết áp theo hƣớng dẫn của Bộ Y tế năm 2010
(Bảng 1.1). Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng đƣợc phân độ theo các mức
biến động của huyết áp tâm thu [1]. Theo JNC VII (Bảng 1.2) chỉ còn 2 độ
phân chia tăng huyết áp. Bệnh nhân tiền tăng huyết áp có nguy cơ tiến triển
thành tăng huyết áp [20]. Theo phân độ tăng huyết áp của WHO– ISH (Bảng
1.3), khác với JNC VII là không có phân loại tiền tăng huyết áp. Tăng huyết
áp tâm thu đơn độc cũng đƣợc đánh giá theo mức độ 1, 2 hay 3 theo giá trị
của huyết áp tâm thu nếu huyết áp tâm trƣơng < 90 mmHg [88]. Khi huyết áp
3


tâm thu và huyết áp tâm trƣơng nằm ở hai mức độ khác nhau, chọn mức độ
cao hơn để xếp loại.
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo hƣớng dẫn của Bộ Y tế 2010
Phân độ huyết áp

Huyết áp tâm

Huyết

áp

thu (mmHg)

trƣơng (mmHg)

Huyết áp tối ƣu


< 120



< 80

Huyết áp bình thƣờng

120 – 129

và/hoặc

80 – 84

Tiền tăng huyết áp

130 – 139

và/hoặc

85 – 89

Tăng huyết áp độ 1

140 – 159

và/hoặc

90 – 109


Tăng huyết áp độ 2

160

và/hoặc

110 – 109

Tăng huyết áp độ 3

≥ 180

và/hoặc

≥ 110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

≥ 140



< 90

tâm

Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp cho ngƣời lớn của JNC VII (2003)
Phân độ huyết áp


Huyết áp tâm

Huyết

áp

thu (mmHg)

trƣơng (mmHg)

Huyết áp bình thƣờng

< 120

và/hoặc

< 80

Tiền tăng huyết áp

120 – 139

và/hoặc

80 – 89

Tăng huyết áp độ 1

140 – 159


và/hoặc

90 – 99

Tăng huyết áp độ 2

≥ 160

và/hoặc

≥ 100

tâm

Bảng 1.3. Phân độ tăng huyết áp theo WHO – ISH (2003)
Phân độ huyết áp

Huyết áp tâm

Huyết

áp

thu (mmHg)

trƣơng (mmHg)

Tăng huyết áp độ 1

140 - 159


và/hoặc

90 – 99

Tăng huyết áp độ 2

160 – 179

và/hoặc

100 – 109

Tăng huyết áp độ 3

≥ 180

và/hoặc

≥ 110

4

tâm


b. Phân loại tăng huyết áp theo nguy cơ tim mạch
Việc dựa vào chỉ số huyết áp không thể hiện đƣợc mức độ diễn biến
của bệnh tăng huyết áp cũng nhƣ không phản ánh đúng tình trạng bệnh lý và
khả năng tử vong vì vậy mà tăng huyết áp còn đƣợc phân loại theo các yếu tố

nguy cơ và tổn thƣơng cơ quan đích trong Bảng 1.4 [1].
Bảng 1.4. Phân độ tăng huyết áp theo yếu tố nguy cơ tim mạch
Không có

Phân độ HA

Có 1 – 2

yếu

tố

yếu tố

nguy



nguy cơ

tim mạch
nào

≥ 3 yếu tố nguy Đã có biến


tim

mạch cố hoặc có


hoặc hội chứng bệnh

tim

tim

chuyển hóa hoặc mạch hoặc

mạch

tổn thƣơng cơ bệnh thận
quan đích hoặc mạn tính
đái tháo đƣờng

HA bình thƣờng

Nguy cơ

SBP 120 – 129 và

thấp

Nguy cơ

trung Nguy cơ rất

bình

cao


DBP 80 – 84
Tiền THA
SBP

130



139

Nguy cơ Nguy cơ cao

Nguy cơ rất

thấp

cao

và/hoặc DBP 85 – 89
Nguy

THA độ 1
SBP

140



cơ Nguy cơ Nguy cơ cao


159 thấp

trung

và/hoặc DBP 90 – 99

SBP

160



cao

bình
Nguy

THA độ 2

Nguy cơ rất

cơ Nguy cơ Nguy cơ cao

179 trung bình

và/hoặc DBP 100 –

trung

Nguy cơ rất

cao

bình

109
THA độ 3

Nguy

SBP ≥ 180 và/hoặc

cao

cơ Nguy cơ Nguy cơ rất cao
rất cao

DBP ≥ 110

5

Nguy cơ rất
cao


1.1.4. Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp
a. Tình hình bệnh tăng huyết áp trên thế giới
Theo thống kê của WHO năm 1978, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp trên
thế giới chiếm khoảng 10%- 15% dân số, năm 2000 chiếm khoảng 26,4% dân
số toàn thế giới và dự tính sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 [86].
Trong năm 2011- 2012, gần 1/3 (31,6%) số ngƣời trƣởng thành ở Úc bị

tăng huyết áp, bao gồm 21,5% những ngƣời có huyết áp cao và 10,1% có
huyết áp bình thƣờng đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp. Trong số này,
gần một nửa (48,8%) tự báo cáo có tình trạng tim và tuần hoàn cấp và mạn
tính. Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở nam giới hơn nữ giới (34,1% so với
29,1%). Tăng huyết áp gặp nhiều ở ngƣời lớn tuổi, với gần 9/10 (87,7%)
ngƣời từ 85 tuổi trở lên bị tăng huyết áp [16].
Ở Anh có khoảng 16 triệu ngƣời bị tăng huyết áp [29]. Trong đó tỷ lệ
nữ bị tăng huyết áp là 30% và nam giới là 32%. Ở độ tuổi 64, tỷ lệ nam giới
bị tăng huyết áp cao hơn phụ nữ [32]. Những ngƣời có huyết áp cao thì có
nguy cơ mắc bệnh tim và đột qụy cao gấp 3 lần và có nguy cơ tử vong gấp đôi
so với những ngƣời có huyết áp bình thƣờng [31]. Khoảng 62.000 trƣờng hợp
tử vong do đột quỵ và đau tim xảy ra do không kiểm soát tốt chỉ số huyết áp
[31]. Những ngƣời bị tăng huyết áp hiếm khi có triệu chứng nào do đó 1/3 số
ngƣời bị tăng huyết áp không đƣợc phát hiện. Hơn 90% những ngƣời bị tăng
huyết áp đang điều trị không kiểm soát đƣợc chỉ số huyết áp dƣới mức 140/90
mmHg [32].
b. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra tổng kết Chƣơng trình Quốc gia Phòng chống
tăng huyết áp giai đoạn 2010 – 2015 trên 5454 ngƣời tại 8 tỉnh (Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh (đô thị), Thái Bình, Đồng Tháp (đồng bằng), Thái Nguyên, Đắc
Lắc (cao nguyên), Nghệ An, Khánh Hòa (ven biển)) trong năm 2015 thì có
47,3% trƣờng hợp tăng huyết áp trong đó số trƣờng hợp tăng huyết áp không
6


đƣợc phát hiện chiếm 39,1%; các trƣờng hợp tăng huyết áp đƣợc điều trị
chiếm 92,8 %; các trƣờng hợp tăng huyết áp chƣa đƣợc kiểm soát chiếm 69%.
Cũng theo báo cáo này thì tỷ lệ nam nữ trên 25 tuổi bị tăng huyết áp lần lƣợt
là 56,4% và 42,6%. Trong đó nữ có 4,9% bị tăng huyết áp độ 2 và 3,8% tăng
huyết áp độ 3 còn ở nam thì có 10.8% tăng huyết áp độ 2 và 6,9% tăng huyết

áp độ 3 [3,4].
Nhƣ vậy tăng huyết áp đang là gánh nặng lớn gia tăng trên toàn quốc ở
ngƣời trƣởng thành, chủ yếu nhất là tăng huyết áp độ 1. Và còn một tỷ lệ lớn
tăng huyết áp chƣa đƣợc phát hiện trong cộng đồng. Mặc dù tỷ lệ điều trị
huyết áp đã gia tăng nhƣng vẫn còn môt số lƣợng lớn bệnh nhân đƣợc điều trị
nhƣng chƣa đƣợc kiểm soát tốt huyết áp.
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu y học chứng minh có một số yếu tố
nguy cơ gây nên bệnh tăng huyết áp. Dƣới đây là một số yếu tố nguy cơ
thƣờng gặp [14]:
a. Đái tháo đường týp 2
Ở ngƣời bị đái tháo đƣờng, tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp ƣớc tính
cao gấp đôi so với ngƣời không bị đái tháo đƣờng. Khi bệnh nhân đồng thời
bị tăng huyết áp và đái tháo đƣờng thì nguy cơ biến chứng mạch máu lớn và
nhỏ tăng gấp đôi, và làm tăng nguy cơ tử vong so với bệnh nhân tăng huyết áp
đơn thuần. Việc điều trị đái tháo đƣờng của bệnh nhân cũng là một trong các
yếu tố góp phần khống chế bệnh tăng huyêt áp kèm theo.
b. Rối loạn lipid máu
Cholesterol và triglycerid máu hay còn gọi là các thành phần mỡ máu
(lipid máu). Nồng độ cholesterol và triglycerid máu cao là nguyên nhân chủ
yếu của quá trình xơ vữa động mạch và dần dần làm hẹp lòng các động mạch
cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Động mạch bị xơ
vữa, kém đàn hồi và cũng chính là yếu tố gây tăng huyết áp.
7


c. Hút thuốc
Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích đặc biệt có chất
nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp,
nhiều nghiên cứu cho thấy hút một điếu thuốc lá có thể làm tăng huyết áp tâm

thu lên tới 11 mmHg và huyết áp tâm trƣơng lên 9 mmHg và kéo dài trong
20- 30 phút.
d. Các yếu tố gia đình
Nghiên cứu của các gia đình có hội chứng huyết áp cao hoặc thấp huyết
áp đã đƣợc xác định có đột biến hoặc mất chức năng trong khoảng một tá gen
điều tiết natri thận [45]. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì
con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Vì vậy, những ngƣời mà tiền sử
gia đình có ngƣời thân bị THA càng cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy
cơ mà chúng tôi đã trình bày trong bài này. Nhƣ vậy mới có thể phòng tránh
đƣợc bệnh THA.
e. Tuổi cao
Tuổi càng cao thì tỷ lệ tăng huyết áp càng nhiều, do thành động mạch
bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn vì thế làm
cho huyết áp tâm thu tăng cao hơn còn gọi là tăng tâm thu đơn thuần.
f. Thừa cân, béo phì
Cân nặng có quan hệ khá tƣơng đồng với bệnh tăng huyết áp, ngƣời
béo phì hay ngƣời tăng cân theo tuổi cũng làm tăng nhanh huyết áp.
g. Ăn mặn
Chế độ ăn nhiều muối (natri clorid) thì tần suất mắc bệnh tăng huyết áp
cũng tăng cao rõ rệt. Ngƣời dân ở vùng biển có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp
cao hơn nhiều so với những ngƣời ở đồng bằng và miền núi.
h. Uống nhiều bia, rượu
Uống rƣợu, bia quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói
chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Đối với những ngƣời phải dùng thuốc
8


để điều trị tăng huyết áp thì uống rƣợu, bia quá mức hoặc nghiện rƣợu làm
mất tác dụng của thuốc hạ áp nhƣ vậy làm cho bệnh càng nặng hơn. Ngoài ra,
uống rƣợu, bia quá mức còn gây bệnh xơ gan và các tổn thƣơng thần kinh

nặng nề khác từ đó gián tiếp gây tăng huyết áp.
i. Ít vận động thể lực
Lối sống tĩnh tại cũng đƣợc coi là một nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.
Việc vận động hằng ngày đều đặn từ 30 đến 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt
trong giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng.
j. Có nhiều căng thẳng, lo âu quá mức
Căng thẳng thần kinh, stress làm tăng nhịp tim, làm động mạch bị co
thắt dẫn đến tăng huyết áp.
Nhƣ vậy, tăng huyết áp là một bệnh phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ.
Hệ số di truyền của tăng huyết áp 31- 68% là con số đáng kể gợi ý xác định
các yếu tố di truyền liên quan đến tăng huyết áp. Bằng chứng cho thấy sự
tƣơng tác giữa nhiều gen và các yếu tố môi trƣờng có thể làm tăng tính nhạy
cảm với tăng huyết áp [35].
1.1.6. Cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng huyết áp
Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp gồm có tăng huyết áp nguyên phát
và tăng huyết áp thứ phát [13].
a.Tăng huyết áp nguyên phát
Tăng huyết áp nguyên phát chiếm 90% các trƣờng hợp tăng huyết áp
[2], hiện này cơ chế bệnh sinh chƣa đƣợc rõ ràng, một số yếu tố sau đây có
thể gây tăng huyết áp:
- Tăng hoạt động thần kinh giao cảm làm tim ở trạng thái tăng động do
tăng hoạt động của tim dẫn đến tăng cung lƣợng và tần số tim. Toàn bộ hệ
thống động mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt, làm tăng sức cản
ngoại vi để lại hậu quả cuối cùng là tăng huyết áp động mạch (Hình 1.1) [3,
13].
9


Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp do tăng hoạt động
thần kinh giao cảm và tăng cung lƣợng tim

- Tác dụng co mạch của adenalin và noradrenalin: hai chất này do tủy
thƣợng thận bài tiết ra, khi hệ giao cảm bị kích thích. Adrenalin có tác dụng
co mạch dƣới da nhƣng lại làm giãn mạch vành, mạch não, mạch cơ vân nên
chỉ làm tăng huyết áp tối đa. Noradrenalin làm co mạch toàn thân nên làm
tăng cả huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu [7].
- Vai trò của hệ RAA (RAA- Renin Angiotensin Aldosterol) [3,13]:
Renin là enzym đƣợc tế bào của tổ chức cạnh cầu thận và một số tổ chức khác
tiết ra khi có yếu tố kích thích. Yếu tố kích thích tiết renin là nồng độ muối
trong huyết tƣơng và kích thích thụ thể β của adrenergic. Khi renin đƣợc tiết
ra chuyển α2 globulin (đƣợc tổng hợp từ gan) gọi là angiotensinogen thành
angiotensin I (là peptid có 10 acid amin), theo máu đến tuần hoàn phổi đƣợc
tách khỏi chất vận chuyển và cắt đi 2 acid amin nhờ enzym chuyển dạng
angiotensin còn lại 8 acid amin đƣợc gọi là angiotensin II có tác dụng rộng
khắp toàn hệ thống động mạch, làm tăng sức cản ngoại vi và tăng thể tích lƣu
lƣợng tuần hoàn là cơ sở gây tăng huyết áp.
- Giảm chất điều hòa huyết áp: prostaglandin E2 và hệ kali krein ở thận
có chức năng sinh lý điều hòa huyết áp, hạ calci máu, tăng calci niệu khi chất
này bị ức chế hoặc thiếu gây tăng huyết áp.
- Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp: natri có vai
trò quan trọng trong bệnh tăng huyết áp cả trên thực nghiệm và trong điều trị.
Trong điều kiện bình thƣờng các hormon và thận hiệp đồng để thải natri làm
10


cho lƣợng natri trong máu ổn định. Hiên tƣợng ứ natri xảy ra thì tăng giữ
nƣớc, hệ thống mạch tăng nhạy cảm với angiotensin và noradrenalin [13].
b. Tăng huyết áp thứ phát
Bệnh nhân tăng huyết áp có nguyên nhân rõ ràng nhƣ:
- Bệnh thận ở nhu mô thận đều có thể gây tăng huyết áp thứ phát. Cơ
chế gây tăng huyết áp do thận liên quan đến thể tích lòng mạch hoặc tăng hoạt

động hệ RAA, giảm sản xuất chất giãn mạch cần thiết (có thể là prostaglandin
hoặc bradykinin), bất hoạt các chất giãn mạch hoặc kém thải trừ natri nên
natri bị giữ lại làm tăng huyết áp [9].
- Tăng huyết áp do dị dạng động mạch thận: có khoảng 75% bệnh nhân
hẹp động mạch thận là do xơ vữa đặc biệt là các bệnh nhân lớn tuổi, 25% còn
lại do dị dạng xuất phát từ lớp cơ (thƣờng gặp ở đối tƣợng trẻ tuổi). Tăng
huyết áp do bệnh mạch thận là do giảm tƣới máu nhu mô thận, do hẹp nhánh
chính hoặc nhánh phụ động mạch thận dẫn đến hoạt hóa hệ RAA, angiotensin
II đƣợc giải phóng gây co mạch trực tiếp [13].
- U tủy thƣợng thận là nguyên nhân hiếm gặp gây tăng huyết áp chiếm
tỷ lệ 1– 2% tăng huyết áp. Là khối u tế bào ƣa crôm sản xuất và phóng thích
ra lƣợng lớn catecholamin (norepinephrine hoặc epinephrine hoặc cả hai) [9].
- Do cƣờng aldosteron và hội chứng cushing: hậu quả angiotensin II
kích thích làm tăng aldosteron gây giữ natri bằng cách kích thích sự trao đổi
natri và kali ở ống thận gây giữ nƣớc làm tăng thể tích tuần hoàn gây tăng
huyết áp [13].
- Hẹp eo động mạch chủ: chiếm 7% bệnh nhân tim bẩm sinh. Đƣờng
kính động mạch chủ có thể bị nhỏ hoặc bị thắt ở bất kỳ vị trí nào của động
mạch nhƣng hay gặp nhất ở đoạn dƣới nơi xuất phát của động mạch dƣới đòn
trái. Trong hẹp eo động mạch chủ gây tăng huyết áp ở chi trên trong khi lại hạ
huyết áp ở chi dƣới, sự chênh lệch huyết áp ở 2 chi ≥ 30mmHg [9].

11


- Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai: bệnh tăng huyết áp xuất hiện trong
thời kỳ có thai gây tử vong cho bà mẹ và thai nhi. Tỷ lệ tử vong của mẹ là
10%, của con là 33% [6].
- Sử dụng estrogen: đây là dạng phổ biến của tăng huyết áp thứ phát.
Cơ chế do tăng hoạt động hệ RAA do estrogen kích thích tổng hợp

angiotensin và làm tăng angiotensin II làm tăng cƣờng aldosteron thứ phát.
Trƣờng hợp này chỉ xảy ra ở 5% phụ nữ sử dụng thuốc và huyết áp trở lại
bình thƣờng sau 6 tháng dừng thuốc [3].
- Các nguyên nhân khác: tăng huyết áp kết hợp với tăng kali máu, bệnh
to đầu chi, tăng calci máu do cƣờng tuyến cận giáp.
1.2.

Các gen liên quan đến bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính cho bệnh tim mạch, có 50%

các yếu tố góp phần gây tăng huyết áp là yếu tố môi trƣờng, 50% còn lại là do
các yếu tố thuộc về di truyền [36]. Các nghiên cứu ban đầu về tăng huyết áp
đã xác định đƣợc các enzym, các kênh, các thụ thể liên quan đến việc bài tiết
và tái hấp thu natri trong việc điều hòa tăng huyết áp bao gồm các gen liên
quan đến hệ RAA kiểm soát huyết áp và cân bằng muối nƣớc [44].
Nhiều nghiên cứu về gen đã đƣợc tiến hành để xác định mối liên quan
đối với bệnh tăng huyết áp. Năm 2009, Wang và đồng nghiệp tiến hành một
GWAS và báo cáo mối liên quan với huyết áp tâm thu tại các SNP trong gen
STK39 [77]. Org và đồng nghiệp cũng báo báo một liên quan có ý nghĩa tại 1
SNP trên gen CDH13 với huyết áp tâm trƣơng và tăng huyết áp [59]. Cùng
thời gian này, Newton- Cheh và đồng nghiệp đã xác định mối liên hệ giữa
huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trƣơng với các biến thể thông thƣờng ở tám
vùng gần các gen CYP17A1, CYP1A2, FGF5, SH2B3, MTHFR, C10orfW7,
ZNF652 và PLCD3 [57]. Trong nghiên cứu khác Newton- Cheh đã báo cáo
mối liên quan của các biến thể trong gen NPPA và NPPB với mức tăng ANP
và BNP là các peptid đƣợc biết đến với đặc tính giãn mạch [58].
12


Năm 2009, Levy và đồng nghiệp đã báo cáo các kết quả từ một nghiên

cứu liên kết toàn bộ gen liên quan đến huyết áp tâm thu và huyết áp tâm
trƣơng đã xác định 13 SNP liên quan đến huyết áp tâm thu và 20 SNP liên
quan đến huyết áp tâm trƣơng. Theo phân tích tổng hợp của hơn 30.000 cá
nhân trong nghiên cứu này, bốn loci (ATP2B1, CYPJ7A1, PLEKHA7, SH2B3)
đạt đƣợc ý nghĩa hệ gen đối với huyết áp tâm thu và sáu loci đối với huyết áp
tâm trƣơng (ATP2B1, CACNB2, CSK-ULK3, SH2B3, TBX3- TBX5, ULK4)
[22].
Gần đây phân tích meta cho thấy có tổng cộng 30 SNP mới có liên
quan đến tăng huyết áp, trong đó 15 SNP liên quan đến tăng huyết áp tâm
trƣơng, 9 SNP liên quan đến tăng huyết áp tâm thu và 6 SNP liên quan đến
chênh lệch huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trƣơng. Cũng trong nghiên cứu
này phát hiện có 25 biến thể mã hóa, trong đó có 6 biến thể đƣợc dự đoán là
gây hại ở loci có tên CDC25A, SLC39A8, HFE, ULK4, ST7LCAPZA1MOV10 và CYP1A1- ULK3 [49]. Một nghiên cứu khác do Huan Zhang cùng
đồng nghiệp báo cáo có 43 SNP liên quan đến huyết áp có 30 SNP liên quan
đến SBP và 31 SNP liên quan đến DBP trong đó có 18 SNP vừa liên quan với
SBP vừa liên quan đến DBP (Hình 1.2)[34].

13


Hình 1.2. Các gen liên quan đến tăng huyết áp
1.3.

Tổng quan về gen ATP2B1

1.3.1. Vị trí và cấu trúc của gen ATP2B1
ATP2B1 (ATPase plasma membrane Ca2+ transporting 1 ; NM_001682)
ở ngƣời nằm trên cánh dài của nhiễm sắc thể số 12 tại ví trí 12q.21.33, có
tổng chiều dài giải mã là 3660 nucleotide và có kích thƣớc 121305 kb bắt đầu
từ nucleotid 89.588.049 đến nucleotid 89.709.353 (Hình 1.3). Cấu trúc của

ATP2B1 gồm 20 exon với cách nối khác nhau tạo ra các đồng dạng protein
khác nhau (Hình 1.4).

14


Hình 1.3. Vị trí và cấu trúc gen ATP2B1 trên nhiễm sắc thể 12
( )

Hình 1.4. Các đồng dạng của ATP2B1
( />
15


1.3.2. Chức năng của gen ATP2B1
Gen ATP2B1 mã hóa ATPase Ca2+ màng tế bào đồng dạng 1 (PMCA1Plasma membrane Ca2+ ATPase 1). Trao đổi calcium/ calmodulin màng tế
bào phụ thuộc vào ATPase. PMCA1 có chức năng nhƣ một bơm có ái lực
cao, dung lƣợng thấp, do đó PMCA trở thành hệ thống duy nhất có khả năng
tinh chỉnh nồng độ Ca2+ nội bào [Ca2+]i [17, 18]. Cả PMCA và kênh trao đổi
Na+/Ca2+ (NCX- Na+/Ca2+ Exchanger) đều vận chuyển Ca2+ ra khỏi tế bào.
Tuy nhiên, khác với NCX có ái lực thấp, dung lƣợng cao và loại bỏ một lƣợng
lớn Ca2+, thì chức năng PMCA hoạt động hiệu quả nhất khi mà [Ca2+]i rất
thấp vì vậy nó chủ yếu hoạt động để duy trì [Ca2+]i mức bình thƣờng (rất
thấp). Nồng độ Ca2+ tế bào chất đƣợc duy trì ở mức xấp xỉ 100nM bằng cách
thông qua PMCA và các chất vận chuyển Ca2+ ATPase (SERCA) trong lƣới
nội chất [21]. Ở động vật có vú, các đồng dạng ATPase khác nhau (PMCA1PMCA4) đƣợc mã hoá bởi ít nhất 4 gen riêng biệt (ATP2B1- ATP2B4). Trong
bốn đồng dạng của PMCA thì PMCA1 và PMCA4 phổ biến, trong khi
PMCA2 và PMCA3 đƣợc tìm thấy trong các tế bào dễ bị kích thích, ví dụ nhƣ
tế bào thần kinh, tai, tuyến vú, tuyến sữa và tế bào tim [61]. Trong các nghiên
cứu về biểu hiện PMCA, PMCA1 đã đƣợc phát hiện trong tất cả các mô và

các loại tế bào, dẫn đến gợi ý rằng nó phục vụ chức năng "houskeeping" chủ
yếu để duy trì trạng thái nghỉ ngơi [Ca2+]i. Những phát hiện này chứng minh
rằng PMCA có chức năng duy trì [Ca2+]i thông qua vận chuyển Ca2+ trong cơ
thể sống. Một nghiên cứu xác định chức năng điều hòa huyết áp thông qua
việc điều chỉnh nồng độ Ca2+ nội bào ở tế bào cơ trơn mạch máu bằng cách sử
dụng một ARN can thiệp làm thay đổi đáng kể nồng độ ARN thông tin của
ATP2B1 làm thay đổi bơm phụ thuộc Ca2+ (RYR, SERCA) và protein liên kết
HOMER 1 làm tăng nồng độ Ca2+ nội bào gây co mạch và tăng huyết áp
(Hình 1.5.) [92].

16


×