Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện và định lượng một số paraben trong mỹ phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ VIỆT ÁI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH
PHÁT HIỆN VÀ ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ
PARABEN TRONG MỸ PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ VIỆT ÁI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH
PHÁT HIỆN VÀ ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ
PARABEN TRONG MỸ PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT
MÃ SỐ: 8720210


Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hường Hoa
GS. TS. Thái Nguyễn Hùng Thu

HÀ NỘI - 2018

`


LỜI CẢM ƠN
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể thầy hướng dẫn, TS. Lê Thị
Hường Hoa vàGS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu - những người thầy đã không quản
ngại khó khăn, dành nhiều thời gian quý báu và giúp đỡ tận tình cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện kiểm nghiệm thuốc Trung
ương, Khoa kiểm nghiệm Mỹ phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
việc học và làm đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Dược Hà Nội, Bộ môn Hóa phân
tích đã cho tôi một môi trường học tập nghiêm túc, giúp tôi bồi đắp kiến thức và
hoàn thiện bản thân.
Không thể nói hết sự cảm kích của tôi đối với đồng nghiệp và gia đình đã
luôn yêu thương, động viên, nhường nhịn để tôi đi đến chặng cuối của chương trình
học Thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Việt Ái


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Danh mu ̣c các kí hiêu,
̣ các từ viế t tắ t
Danh mu ̣c các bảng
Danh mu ̣c các hin
̀ h
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN .................................................................................................................. 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ PARABEN ................................................................................. 3
1.1.1. Đặc điểm chung...................................................................................................... 3
1.1.2. Tác dụng kháng khuẩn của paraben và viê ̣c sử du ̣ng paraben trong thực tiễn
sản xuất ............................................................................................................................. 5
1.1.3. Sự hiện diện của paraben trong môi trường ........................................................... 7
1.1.4. Tác động của paraben đối với cơ thể con người .................................................... 8
1.1.5. Một số phương pháp phân tích paraben trong mỹ phẩm ..................................... 12
1.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP HPLC .......................................................... 25
1.2.1. Nguyên tắc của sắc ký lỏng hiệu năng cao .......................................................... 25
1.2.2. Cấu tạo máy HPLC .............................................................................................. 25
1.2.3. Detector và bộ phận ghi tín hiệu .......................................................................... 26
1.2.4. Các thông số đặc trưng của quá trình sắc kí......................................................... 26
1.2.5. Ứng dụng HPLC .................................................................................................. 27
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 31
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 31
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 31
2.2.THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT ..................................................................................... 31
2.2.1. Thiết bị và dụngcụ ................................................................................................ 31
2.2.2. Dung môi và hóa chất .......................................................................................... 31
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 32
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 32
2.5. XỬ LÝ THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ............................................... 35



CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 36
THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ .................................................................................. 36
3.1. XỬ LÝ MẪU .......................................................................................................... 36
3.1.1. Điều kiện xử lý mẫu ............................................................................................. 36
3.1.2. Cách chuẩn bị mẫu ............................................................................................... 36
3.2. XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ......................... 37
3.2.1. Điều kiện sắc kí .................................................................................................... 37
3.2.2. Thẩm định quy trình ............................................................................................. 40
3.3. ÁP DỤNG KIỂM TRA MẪU TRÊN THỊ TRƯỜNG ........................................... 67
CHƯƠNG 4 ................................................................................................................... 72
BÀN LUẬN ................................................................................................................... 72
4.1. VỀ CÁC PARABEN NGHIÊN CỨU .................................................................... 72
4.2. VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 72
4.2.1. Về phương pháp xử lý mẫu .................................................................................. 74
4.2.2. Về xây dựng quy trình phân tích .......................................................................... 75
4.2.3. Về thẩm định phương pháp .................................................................................. 75
4.3. VỀ KIỂM TRA CÁC MẪU MỸ PHẨM................................................................ 76
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 77
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 77
Tài liêụ tham khảo
Phu ̣ lu ̣c
Phu ̣ lu ̣c 1: Các mẫu mỹ phẩm được sử dụng để xác định sự có mặt của 5 paraben
cấm
Phụ lục 2: Các phương pháp phân tích xác định paraben trong mỹ phẩm
Phu ̣ lu ̣c 3: Thường quy ki ̃ thuâ ̣t - Đinh
̣ tin
̣ lươ ̣ng 5 chất bảo quản
́ h và đinh

isopropylparaben, isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylparaben
trong sữa rửa mă ̣t và nước súc miê ̣ng bằ ng HPLC-DAD
Phụ lục 4: Một số sắc kí đồ phân tích 5 paraben IPP, PheP, BzP, IBP, PeP


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tên tiếng Việt (tiếng Anh)

ACN

Acetonitril

AOAC

Hiệp hội các nhà hóa học phân tích chính thức (Association of Official
Analytical Chemists)

BP

Butylparaben

BzP

Benzylparaben

cs


cộng sự

EP

Ethylparaben

HL

Hàm lượng

HPLC

Sắc kí lỏng hiệu năng cao (High performance liquid chromatography)

IBP

Isobutylparaben

IPP

Isopropylparaben

LOD

Giới hạn phát hiện (Limit of Detection)

LOQ

Giới hạn định lượng (Limit of Quantification)


MeOH

Methanol

MP

Methylparaben

PeP

Pentylparaben

PheP

Phenylparaben

PP

Propylparaben

ppm

Phần triệu (parts per million)

r

Hệ số tương quan (Relative coefficient)

RSD


Độ lệch chuẩn tương đối (Relative standard deviation)

UV-VIS

Tử ngoại- khả kiến (Ultraviolet-visible)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Một số tính chất vật lý, hóa học 5 paraben bị cấm dùng trong mỹ phẩm. 4
Bảng 2. 1. Các mẫu nền được sử dụng để xác định phương pháp phân tích. ...........31
Bảng 3. 1. Độ thích hợp của hệ thống sắc kí của IPP, PheP và BzP ........................40
Bảng 3. 2. Độ thích hợp của hệ thống sắc kí của IBP và PeP ...................................41
Bảng 3. 3. Thời gian lưu của IPP, PheP, BzP trên các loại mẫu thử khác nhau. ......46
Bảng 3. 4. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của IPP, PheP, BzP. .......................46
Bảng 3. 5. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của IBP và PeP. ..............................47
Bảng 3. 6. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp đối với IPP trên nền sữa rửa
mặt. ............................................................................................................................49
Bảng 3. 7. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp đối với PheP trên nền sữa rửa
mặt. ............................................................................................................................50
Bảng 3. 8. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp đối với BzP trên nền sữa rửa
mặt. ............................................................................................................................50
Bảng 3. 9. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp đối với IBP trên nền sữa rửa
mặt. ............................................................................................................................51
Bảng 3. 10. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp đối với PeP trên nền sữa rửa
mặt. ............................................................................................................................52
Bảng 3. 11. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp đối với IPP trên nền nước
súc miệng...................................................................................................................53
Bảng 3. 12. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp đối với PheP trên nền nước
súc miệng...................................................................................................................53
Bảng 3. 13. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp đối với BzP trên nền nước

súc miệng...................................................................................................................54
Bảng 3. 14. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp đối với IBP trên nền nước
súc miệng...................................................................................................................54


Bảng 3. 15. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp đối với PeP trên nền nước
súc miệng...................................................................................................................55
Bảng 3. 16. Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp đối với IPP, PheP, BzP
trên nền sữa rửa mặt. .................................................................................................56
Bảng 3. 17. Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp đối với IBP và PeP trên
nền sữa rửa mặt. ........................................................................................................57
Bảng 3. 18. Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp đối với IPP, PheP, BzP
trên nền nước súc miệng. ..........................................................................................58
Bảng 3. 19. Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp đối với IBP và PeP trên
nền nước súc miệng. ..................................................................................................59
Bảng 3. 20. Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian của phương pháp đối với IPP,
PheP, BzP trên nền sữa rửa mặt. ...............................................................................60
Bảng 3. 21. Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian của phương pháp đối với IBP
và PeP trên nền sữa rửa mặt. .....................................................................................61
Bảng 3. 22. Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian của phương pháp đối với IPP,
PheP, BzP trên nền nước súc miệng. ........................................................................62
Bảng 3. 23. Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian của phương pháp đối với IBP
và PeP trên nền nước súc miệng. ..............................................................................63
Bảng 3. 24. LOD và LOQ của IPP, PheP, BzP, IBP và PeP ....................................66
Bảng 3. 25. Kết quả phân tích các paraben cấm. ......................................................71


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Cấu trúc chung của paraben .......................................................................3
Hình 1. 2. Phương pháp phân tích chính thức do liên minh châu Âu ban hành để

định tính và định lượng paraben trong mỹ phẩm. .....................................................14
Hình 1. 3. Sơ đồ nguyên lý của máy HPLC. .............................................................25
Hình 1. 4. Cấu tạo detector mảng diod (DAD). ........................................................30
Hình 3. 1. Sắc kí đồ phân tích hỗn hơ ̣p chuẩ n 5 paraben bi ̣cấ m (trái) và hỗn hơ ̣p
chuẩ n 9 paraben (phải) với pha động ACN - nước (40 : 60). .................................38
Hình 3. 2. Sắc kí đồ phân tích hỗn hơ ̣p chuẩ n IPP, PheP, BzP (a), hỗn hơ ̣p chuẩ n
IBP và PeP (b) và hỗn hơ ̣p 9 paraben (c) trên cột Luna với pha động ACN - nước
(35 : 65). ....................................................................................................................39
Hình 3. 3. Sắc kí đồ phân tích hỗn hơ ̣p chuẩ n 9 paraben trên cột Luna với pha động
ACN - nước (45 : 55). .............................................................................................40
Hình 3. 4. Sắc kí đồ đánh giá độ đặc hiệu với 3 paraben IPP, PheP, BzP trên nền
mẫu sữa rửa mặt so với mẫu chuẩn. ..........................................................................42
Hình 3. 5. Sắc kí đồ đánh giá độ đặc hiệu với 3 paraben nghiên cứu trên nền mẫu
nước súc miệng so với mẫu chuẩn. ...........................................................................43
Hình 3. 6. Sắc kí đồ đánh giá độ đặc hiệu với 2 paraben IBP và PeP trên nền mẫu
sữa rửa mặt so với mẫu chuẩn. ..................................................................................44
Hình 3. 7. Sắc kí đồ đánh giá độ đặc hiệu với 2 paraben IBP và PeP trên nền mẫu
nước súc miệng so với mẫu chuẩn. ...........................................................................45
Hình 3. 8. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa diện tích píc và nồng độ của .......47
Hình 3. 9. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa diện tích píc và nồng độ ..............48
Hình 3. 10. Sắc kí đồ xác định LOD của PheP và BzP. ...........................................64
Hình 3. 11. Sắc kí đồ thể hiện LOD của IPP. ...........................................................65
Hình 3. 12. Sắc kí đồ thể hiện LOD của IBP, PeP ....................................................66
Hình 3. 13. So sánh phổ UV-VIS của các píc trên mẫu thử 48L02 và 48L01.........68
Hình 3. 14. Sắc kí đồ phát hiện các paraben trong 48L07 ........................................69



ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự kỳ vọng về thời hạn sử dụng lâu dài và các sản phẩm tiêu dùng không

chứa vi sinh vật đòi hỏi phải sử dụng chất bảo quản. Lý tưởng nhất là chất bảo quản
hoạt động ở nồng độ thấp mà có tác dụng với nhiều loại vi sinh vật khác nhau và
không ảnh hưởng đến các thành phần khác trong sản phẩm, đồng thời không gây
độc cho người và có giá rẻ cho các nhà sản xuất. Paraben đã được sử dụng gần 100
năm làm chất bảo quản, chủ yếu là trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, dược
phẩm và thực phẩm. Chúng đã từng được coi là một trong những chất bảo quản an
toàn nhất và được dung nạp tốt nhất. Việc sản xuất và sử dụng rộng rãi paraben
trong thời gian dài trên toàn cầu đã dẫn đến sự xuất hiện của chúng ở nhiều nơi
trong môi trường. Paraben đã được phát hiện trong nước mặt, đất và trầm tích, sinh
vật, cũng như trong không khí và bụi trong nhà. Tuy nhiên, nguồn phơi nhiễm chính
với paraben của con người là các sản phẩm chăm sóc cá nhân và dược phẩm. Phơi
nhiễm paraben liên tục ngay cả ở nồng độ thấp có thể dẫn đến sự tồn tại lâu dài và
tích tụ. Tác động và sự an toàn của paraben đã được các báo cáo khoa học đề cập
đến khả năng tiềm tàng gây rối loạn nội tiết và mối liên hệ có thể có với ung thư vú.
Những phát hiện này cũng chỉ ra tác động tiềm ẩn có hại đối với việc dùng các mỹ
phẩm có chứa paraben trên da người, đặc biệt khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Khi con người có thể liên tục tiếp xúc với nhiều paraben khác nhau và nhiều chất
gây rố i loa ̣n nội tiết khác thì mặc dù ở các nồng độ dưới mức tác dụng quan sát
được, hỗn hợp các chất này có thể gây tác dụng bất lợi tiềm tàng không thể bỏ qua.
Các nước châu Âu và ASEAN đã đưa ra những quy định nhằm quản lý việc
sử dụng paraben. Trong số chin
́ paraben đươ ̣c sử du ̣ng trong thực tế thì
methylparaben, ethylparaben, propylparaben và butylparaben đươ ̣c phép sử du ̣ng
trong mỹ phẩ m ở những giới ha ̣n nhấ t đinh.
̣ Năm chấ t còn la ̣i là isopropylparaben,
isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylparaben do thiế u dữ liê ̣u
về giới ha ̣n và tính an toàn, không đánh giá đươ ̣c nguy cơ đố i với con người nên bi ̣
đưa vào danh mu ̣c các chấ t bi cấ
̣ m sử du ̣ng trong mỹ phẩ m.


1


Công văn số 6577/QLD-MP của Cục quản lý dược (Bộ Y tế) ban hành ngày
13 tháng 4 năm 2015 về việc quyết định ngừng lưu hành các sản phẩm mỹ phẩm
chứa các paraben sử du ̣ng không đúng quy đinh
̣ là một trong nhiều động thái của
các nước ASEAN trong tiến trình xây dựng cộng đồng chung, nhằm bảo vệ sức
khỏe của người dân trong khu vực. Do đó, một phương pháp phân tích sử dụng thiết
bị vốn phổ biến ở nhiều phòng thí nghiệm là sắc kí lỏng hiệu năng cao với detector
mảng diod cần được phát triển để xác định các paraben này trong các sản phẩm mỹ
phẩm.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm xây dựng các quy trình
phát hiện và định lượng những paraben bị cấm trong mỹ phẩm với các mục tiêu:
1. Xây dựng được quy trình phân tích các paraben isopropylparaben,
isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylparaben trong mỹ phẩm
dạng sữa rửa mặt và nước súc miệng.
2. Áp dụng phương pháp xây dựng để kiểm tra một số mẫu mỹ phẩm trên thị
trường.

2


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ PARABEN
1.1.1. Đặc điểm chung
Paraben được biết đến là tên gọi chung của nhóm chất bảo quản hóa học
được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm, dược phẩm và một số sản phẩm thực

phẩm. Paraben được tạo ra từ phản ứng ester hóa acid p-hydroxybenzoic. Cấu trúc
hóa học chung của một paraben là para –hydroxybenzoat trong đó R có thể là một
nhóm alkyl hay aryl. Trong số đó methylparaben và propylparaben được sử dụng
phổ biến nhất và chúng thường được dùng kết hợp với nhau trong các sản phẩm .

Hình 1. 1. Cấu trúc chung của paraben
Ở điều kiện bình thường các paraben là những tinh thể không màu hoặc tinh
thể màu trắng, không có mùi, vị. Paraben tan trong các dung môi như methanol,
ethanol, ete, glycerin, propylen glycol và tan ít hoặc gần như không tan trong nước.
Paraben tan tốt hơn trong nước nóng. Mặc dù ít tan trong nước nhưng độ tan trong
nước của paraben là vừa đủ để cho phép tạo được nồng độ có tác dụng. Khi tăng
chiều dài chuỗi alkyl, độ tan trong nước giảm. Paraben hút ẩm và có hệ số phân bố
dầu / nước cao. Bảng 1.1 tóm tắt một số tính chất vật lý và hóa học của paraben.
Trong thương mại, paraben được sản xuất bằng ester hóa acid phydroxybenzoic với một alcol thích hợp với sự có mặt của một chất xúc tác (ví dụ
acid sulfuric đậm đặc hoặc acid p-toluenesulfonic). Trong môi trường acid thì
paraben ổn định. Trong dung dịch kiềm, paraben được thủy phân thành acid phydroxybenzoic và alcol tương ứng. Nói chung, với sự gia tăng chiều dài chuỗi
alkyl, tính kháng của dung dịch paraben đối với sự thủy phân tăng lên.

3


Methylparaben được báo cáo là bị thủy phân cho acid p-hydroxybenzoic
trong nước, với thời gian bán hủy (t1/2) vài chục giờ đối với sự phân hủy sinh học,
đến vài chục ngày đối với sự thủy phân phi sinh học [11]. Paraben đã được mô tả là
dễ phân huỷ sinh học trong điều kiện hiếu khí, với khả năng phân huỷ sinh học
khoảng 90% nhu cầu oxy lý thuyết (đối với methylparaben, ethylparaben và
propylparaben) [11]. Tuy nhiên, González-Mariño và cộng sự (2011) lại cho rằng
việc phân hủy sinh học bùn hoạt tính được thực hiện dễ hơn là các quá trình phi
sinh học hoặc hấp phụ [18]. Các paraben đã nghiên cứu (methylparaben,
ethylparaben, propylparaben, butylparaben, isobutylparaben) gần như hoàn toàn

phân hủy sinh học (99%) trong vòng dưới 5 ngày, với thời gian bán hủy không quá
3 ngày. Độ bền của các hợp chất tăng nhẹ với chiều dài của chuỗi alkyl và mức độ
clo hóa. Thời gian bán hủy của dẫn chất halogen hóa của methylparaben lên đến 10
ngày [18].
Bảng 1. 1. Một số tính chất vật lý, hóa học 5 paraben bị cấm dùng trong mỹ phẩm.
Tên paraben

Alkyl 4-hydroxybenzoat
Isopropyl

Phenyl

Isobutyl

Benzyl

Pentyl

C10H12O3
180,22

C13H10O3
214,22

C11H14O3
194,25

C14H12O3
228,25


C12H16O3
208,25

Nhiệt độ nóng
chảy/điểm đông (oC)

-

-

Độ tan trong nước ở
25oC (g/100ml)

-

Hệ số phân tán
octanol/nước (log kow)

2,91

Công thức phân tử
Khối lượng mol

110-112
0,01

3,2

3,4


3,56

3,8

Chlorin ở nồng độ thấp khi dùng để xử lý nước có thể phản ứng với paraben
để tạo ra dẫn xuất clo [6]. Canosa và cộng sự (2006) quan sát thấy rằng ngay cả vài
phút tiếp xúc giữa mỹ phẩm có chứa paraben (ví dụ: gel tắm) và nước máy có
chlorin sẽ tạo thành các sản phẩm phụ có chứa clo và brom. Tỉ lệ phản ứng tăng
theo nhiệt độ. Hiện tượng này là đáng báo động do sự ổn định cao của dẫn xuất diclo và tiềm ẩn tác dụng estrogen chưa được xác định rõ [6]. Hơn nữa, các dẫn xuất

4


clo có độc tính đáng kể đối với các sinh vật thủy sinh so với các hợp chất mẹ tương
ứng.
1.1.2. Tác dụng kháng khuẩn của paraben và viêc̣ sử du ̣ng paraben trong thực
tiễn sản xuất
Các paraben có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn, nấm men và nấm
mốc nên thường được sử dụng làm chất bảo quản. Cơ chế hoạt động của các
paraben hiện vẫn chưa được xác định rõ. Paraben được cho là phá vỡ quá trình vận
chuyển chất qua màng hoặc ức chế tổng hợp ADN và ARN hay một số enzym quan
trọng. Khả năng ức chế sự tăng trưởng vi khuẩn của paraben tăng lên cùng với sự
gia tăng chiều dài của chuỗi alkyl. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng chiều dài của
chuỗi alkyl, giá trị của hệ số phân tán octanol-nước tăng lên, dẫn đến giảm độ tan
trong nước. Chính vì vậy để vừa đảm bảo hoạt tính kháng khuẩn lại vừa tan tốt, có
thể thấy trong thực tế methylparaben kết hợp với propylparaben được sử dụng rộng
rãi trong hoạt động bảo quản. Hoạt tính kháng khuẩn của paraben mạnh nhất với vi
khuẩn Gram (+) và kém nhất đối với Pseudomonas [14].
Paraben có tính ổn định hóa học cao trong một khoảng biến thiên nhiệt độ
rộng và dải pH từ 3 đến 8 [14]. Do có tính trơ về mặt hóa học, nó ít khi phản ứng

với các thành phần trong sản phẩm. Paraben không có mùi hay vị, không gây ra sự
thay đổi trong tính đồng nhất và màu sắc của sản phẩm. Sự kết hợp của các tính
chất này làm cho việc tìm kiếm chất bảo quản thay thế thỏa đáng cho paraben sẽ là
tương đối khó khăn. Các loại mỹ phẩm không chứa paraben thường có giá thành đắt
và thời hạn sử dụng ngắn. Một số chất bảo quản thông dụng khác bao gồm
formaldehyd (dung dịch trong nước còn gọi là fooc-môn), quaternium-15,
imidazolidinyl urê, diazolidinyl urê và dimethyloldimethyl hydantoin [54]. Nhưng
các chất bảo quản này thường gây phản ứng dị ứng và một số gây ra những ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, như formaldehyd và mối liên hệ nhân quả với
ung thư [54]. Việc sử dụng các chất bảo quản tự nhiên đã được ủng hộ, bao gồm
chiết xuất từ hạt nho (GSE) [39]. Thật không may, GSE có thể tương tác với các
thuốc do khả năng ức chế CYP3A4, một enzym quan trọng liên quan đến sự chuyển

5


hóa của thuốc [39]. Các chất bảo quản tự nhiên khác bao gồm thymol,
cinnamaldehyd, allyl isothiocyanat, acid citric, acid ascorbic và chiết xuất thảo mộc
[39]. Các chất bảo quản tự nhiên này ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong ống
nghiệm, tuy nhiên một vài nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn trong các sản phẩm
thực phẩm đã mang lại kết quả không rõ ràng [39]. Vì vậy hiệu quả, an toàn và độc
tính của chúng cần được bảo đảm trước khi sử dụng rộng rãi.
Paraben từng được phân loại là hợp chất "thường được coi là an toàn"
(GRAS) và được chấp thuận sử dụng trong thực phẩm bởi Cục quản lý thực phẩm
và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Liên minh châu Âu (EU). Paraben được sử dụng
lần đầu tiên vào giữa những năm 1920 dưới dạng chất bảo quản trong dược phẩm.
Sau này chúng được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản, phổ biến nhất là trong mỹ
phẩm, rồi đến dược phẩm, ngoài ra còn dùng trong các mặt hàng thực phẩm và các
sản phẩm công nghiệp. Một nghiên cứu đã xác định paraben có trong 44 % mỹ
phẩm được thử nghiệm [64]. Trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân được thử

nghiệm tại Hoa Kỳ, nồng độ methylparaben lên đến 1,0%, với son môi chứa nồng
độ cao nhất từ 0,15% đến 1,0%. Các paraben khác được sử dụng ở nồng độ thấp
hơn methylparaben. Methylparaben và propylparaben là những chất paraben được
sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm dược phẩm với nồng độ lên đến 20% [9].
Cả hai chất bảo quản này cũng được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm như
mứt, thạch, chất độn và các lớp phủ với nồng độ lên đến 0,1% [39]. Trong mỹ
phẩm, paraben được coi là thành phần phổ biến nhất, chỉ sau nước. Ước tính khác
cho thấy butylparaben có trong 13% mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân
trong khi với propylparaben và methylparaben con số này là 48% [40]. Thời kì
chuyển giao thiên niên kỉ, khi đã có một số nghiên cứu đươ ̣c công bố cho thấy hoạt
tính estrogen của paraben và khả năng có thể gây ung thư thì các nhà sản xuất đã
thay đổi thành phần của các sản phẩm mỹ phẩm của họ bằng cách thay paraben
bằng các hệ bảo quản khác và đưa ra các công thức được gọi là "không paraben".
Mă ̣t khác, theo báo cáo của Ủy ban đánh giá thành phầ n mỹ phẩ m [8] trên cơ sở dữ
liệu của FDA, số lượng các công thức mỹ phẩm trong đó có sử du ̣ng paraben năm
2006 cao hơn 1,7 lần so với năm 1981. Cụ thể, việc sử dụng năm 1981 là 13.200
6


[32], trong khi năm 2006 nó đã lên đến 22.000 [8]. Tuy nhiên, hàm lượng paraben
trong mỹ phẩm dường như giảm. Theo báo cáo tự nguyện nộp cho FDA năm 1981,
nồng độ cho một paraben duy nhất lên đến 25% đối với methylparaben và
propylparaben, 5% đối với butylparaben và 1% đối với ethylparaben. Hàm lươ ̣ng
các paraben thông thường lên đến 1% [32]. Khoảng 14 năm sau, hàm lươ ̣ng paraben
trong 215 sản phẩm thử nghiệm trên thị trường Đan Mạch dao động từ 0,01% đến
0,87% [48].
1.1.3. Sự hiện diện của paraben trong môi trường
Việc sử dụng rộng rãi paraben trên toàn cầu đã dẫn đến sự xuất hiện của
chúng ở nhiều nơi trong môi trường. Paraben đã được tìm thấy trong các dòng chảy
của nhà máy xử lý nước thải [11]. Do đó, các hợp chất này đã được xác định trong

các dòng sông và các nguồn nước uống [11]. Paraben đã được phát hiện trong đất từ
các cánh đồng nông nghiệp, có thể từ phương pháp tưới tiêu hoặc bón phân [11].
Bụi trong nhà cũng được tìm thấy chứa paraben [65]. Nồng độ paraben phát hiện
trong không khí trong nhà lên đến 21 ng/m3 đối với methylparaben, 4,0 ng/m3 đối
với ethylparaben và 3,2 ng/m3 đối với butylparaben [65]. Đáng ngạc nhiên là nồng
độ paraben trong bụi cao hơn nhiều so với các chất paraben phát hiện trong bùn thải
[65]. Mặc dù paraben được sử dụng thương mại có nguồn gốc tổng hợp, một số
paraben được sinh ra từ các sinh vật sống, cụ thể là do thực vật và vi khuẩn, một
chủng vi khuẩn biển thuộc chi Microbulbifer. Các loại cây như việt quất, cà rốt, ô
liu, dâu tây và các loại khác tạo ra paraben (chủ yếu là methylparaben) giúp cho
hoạt động kháng khuẩn của chúng [11]. Paraben có ở khắp mọi nơi và có thể nguồn
ô nhiễm chính là các nhà máy xử lý nước thải. Mặc dù tỉ lệ loại bỏ paraben trong
các công trình xử lý nước thải là cao (trung bình là 96,1-99,9%) [18] nhưng các chất
gây ô nhiễm vẫn tồn tại trong nước thải (ở nồng độ lên đến 4000 ng/L) [86] dẫn đến
rò rỉ vào môi trường. Tuy nhiên, các giá trị nồng độ quan sát thấy trong môi trường
tự nhiên có vẻ như quá thấp để tạo ra các phản ứng phụ. Các nguồn chính mà con
người tiếp xúc với paraben là các sản phẩm chăm sóc cá nhân và dược phẩm. Mức
độ tiếp xúc được phản ánh qua việc thường xuyên phát hiện các hợp chất paraben
trong nước tiểu, kể cả ở phụ nữ mang thai và trẻ em. Methylparaben và
7


propylparaben được phát hiện trong hầu hết các mẫu nước tiểu được phân tích
(trong đó methylparaben xấp xỉ 100%, propylparaben trên 80%) [11]. Hơn nữa, các
chất bảo quản đã được phát hiện trong huyết thanh, sữa mẹ, mô nhau thai, tinh dịch,
đáng lưu ý nhất là phát hiện ở mô vú từ những bệnh nhân ung thư vú [3], [10]. Tuy
nhiên, cần phải xem xét liệu nồng độ paraben mà chúng ta tiếp xúc đã đủ cao để gây
ra một mối đe dọa đối với sức khoẻ con người hay chưa.
1.1.4. Tác động của paraben đối với cơ thể con người
1.1.4.1. Dược động học của paraben

Paraben có thể xâm nhập vào cơ thể người qua da và qua đường tiêm. Nồng
độ phơi nhiễm paraben trung bình hàng ngày ước tính khoảng 76 mg trong đó 50
mg từ mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, 25 mg từ các sản phẩm dược
phẩm, và 1 mg từ thực phẩm [54]. Vì độ tan trong nước thấp, các paraben dễ dàng
xâm nhập qua lớp sừng của da, và sau đó được giữ lại trong các lớp biểu bì. Paraben
dùng cho da được chuyển hóa bằng enzym carboxylesterase của tế bào sừng, ở mức
độ thấp hơn nhiều so với gan và các chất chuyển hóa liên hợp được bài tiết qua
nước tiểu và mật. Paraben đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch được chuyển hóa bởi
các enzym esterase trong ruột và gan [9].
Sản phẩm chính của quá trình thủy phân paraben là acid hydroxybenzoic
(pHBA). Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên chuột cho thấy trên 50% liều
paraben không bị hấp thu sau khi dùng qua da [11]. Paraben uống hoặc tiêm dưới da
chủ yếu được bài tiết qua nước tiểu, chủ yếu trong 24 giờ đầu. Tuy nhiên, 2% liều
được áp dụng đã được giữ lại trong các mô, trong khi chưa tới 4% được thải trừ với
phân [11]. Paraben và sản phẩm thủy phân của chúng được bài tiết qua nước tiểu
dưới dạng tự do hoặc dạng liên hợp glycin, glucuronid và sulfat. Hiệu quả và mô
hình thủy phân paraben trong cơ thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào độ dài chuỗi
xoắn và mô [11]. Mặc dù da người chứa các chất đồng phân carboxylesterase,
chúng có khả năng chuyển hóa paraben thành pHBA, nhưng mức độ thủy phân liên
kế t ester có thể không đủ để thủy phân hoàn toàn paraben được sử dụng trong cơ
thể. Thật thú vị, các nghiên cứu in vitro cho thấy paraben chịu sự thủy phân chậm

8


hơn nhiều trong da người so với gan người, gan chuột và da chuột [33]. Sau khi
tiêm dưới da, một phần của methylparaben không bị thủy phân và do đó một lượng
hợp chất chưa được chuyển hóa có thể vẫn còn có sẵn trong cơ thể [45]. Ngoài ra,
tổn thương da có thể dẫn đến tăng tỉ lệ hấp thụ methylparaben. Pažoureková và các
cộng sự (2013) ước tính rằng sau khi dùng nhũ tương có chứa paraben trên da bị tổn

thương thì lươ ̣ng methylparaben không bị thủy phân tić h lũy trong cơ thể có thể lên
tới 923 μg/kg/ngày [45]. Hơn nữa, phơi nhiễm paraben liên tục có thể dẫn đến sự
tồn tại lâu dài và tích tụ [23].
1.1.4.2. Mẫn cảm paraben
Ở những người có làn da bình thường, paraben hầu như không gây kích ứng.
Tuy nhiên, paraben có thể gây kích ứng da, viêm da và gây bệnh rosacea ở những
người dị ứng paraben (chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân số) . Tỉ lệ báo cáo nhạy cảm
đối với paraben dao động từ 0,5% đến 3,5% [39]. Tỉ lệ nhạy cảm này là thấp nhất
trong số các chất bảo quản [54]. Ngoài ra, có các báo cáo về phản ứng dị ứng quá
mẫn tức thời với paraben dẫn đến nổi mày đay, trong một trường hợp dẫn đến co
thắt phế quản. Tuy nhiên, các phản ứng dị ứng tức thời là rất hiếm.
1.1.4.3. Paraben và hiện tượng lão hóa da
Đáng chú ý là methylparaben vốn được coi là chất ít có khả năng gây ra phản
ứng bất lợi đã được phát hiện thấy có ảnh hưởng không tốt đối với tế bào sừng của
da người trong điều kiện kết hợp với tiếp xúc ánh sáng (UVB) [21]. Sự sản sinh các
gốc tự do ôxy hóa (ROS) và nitric oxyd (NO) do UVB, cũng như hoạt hóa các nhân
tố phiên mã nha ̣y cảm ôxy hóa (NFκB và AP-1) trong tế bào sừng đã được tăng lên
đáng kể bởi methylparaben. Hơn nữa, sự gia tăng đáng kể peroxid hóa lipid của tế
bào sừng HaCaT đã xảy ra sau khi kết hợp UVB và tiếp xúc methylparaben. Sự thay
đổi của các yếu tố này có thể góp phần làm tăng sự chết tế bào [21]. Những phát
hiện này chỉ ra tác động tiềm ẩn có hại đối với việc dùng các mỹ phẩm có chứa
paraben trên da người, đặc biệt khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

9


1.1.4.4. Paraben tiềm ẩn khả năng gây rối loạn nội tiết và ung thư vú
Các nghiên cứu trên người và động vật đã không chứng minh được rằng
paraben có bất kỳ mức độ độc tính cấp tính nào theo các đường dùng khác nhau. Vì
vậy, nhiều nghiên cứu kiểm tra độc tính paraben đã tập trung vào các tác động lâu

dài của tiếp xúc mạn tính.
Hoạt tính estrogen của paraben lần đầu tiên được xác định vào năm 1998 và
đã được xác nhận in vitro và in vivo [9], [49]. Paraben gắn với các thụ thể estrogen
của con người, mặc dù có sự tương đồng kém hơn từ 10.000 đến 1.000.000 lần so
với estradiol [49]. Butylparaben và propylparaben có hoạt tính estrogen cao hơn
methylparaben hoặc ethylparaben, nhưng butylparaben và propylparaben được phát
hiện có nồng độ thấp hơn methylparaben ở người từ 10 đến 1000 lần [17]. Các tác
dụng estrogen ở cơ thể đã được chứng minh bằng thử nghiệm tăng trưởng tử cung
(uterine growth) ở chuột cống và chuột nhắt [9], [56]. Tuy nhiên, hiệu ứng này
không ngăn được sự hình thành trứng thụ tinh, được coi là biện pháp nhạy nhất về
độc tính của estrogen [56].
Mặc dù nhiều báo cáo đã xác nhận rằng paraben chịu sự thủy phân trong sinh
vật [11], chúng được tìm thấy là hoàn toàn ổn định trong các tế bào ung thư vú
MCF7 đồng nhất. Sự ổn định của paraben có thể dẫn đến sự tích tụ của chúng trong
mô khối u vú. Tuy nhiên, Barr và cộng sự (2012) đã không tìm thấy bất kỳ mối
tương quan đáng kể giữa mức paraben trong mô vú và tuổi của bệnh nhân [3].
Paraben đã được tìm thấy trong các mẫu mô của khối u vú ở người. Giá trị trung
bình của nồng độ tổng paraben trong mô khối u của vú tương ứng là 20,6 ± 4,2 ng/g
(n = 20) và 9.794 ng/g (n = 9) đối với các mẫu từ Anh và Ấn Độ [10], [55]. Nồng
độ phát hiện cao nhất trong khối u là 26.469 ng/g đối với butylparaben [55]. Darbre
và cộng sự (2004) cho rằng sự hiện diện của paraben trong mô khối u vú có thể liên
quan đến sự sinh ung thư [10]. Một số nhà khoa học cũng đã tranh luận về sự hiện
diện của paraben trong mô ung thư vú và tác động có hại của paraben [17]. Dữ liệu
về ung thư vú của paraben cho thấy không có hoặc có nồng độ thấp paraben ở một
nhóm nhỏ các bệnh nhân và không có sự so sánh với các kiểm soát thông thường

10


[3], [10]. Cũng không thể nhận dạng được nguồn paraben ở 7/40 bệnh nhân được

xác định có nhiễm paraben nhưng lại chưa bao giờ sử dụng mỹ phẩm. Cũng không
có mối tương quan giữa nồng độ paraben và tuổi bệnh nhân (37-91 tuổi), thời gian
cho bú sữa (0-23 tháng), vị trí khối u hoặc bản chất thụ thể estrogen khối u [3]. Do
đó, không có mối liên hệ rõ ràng, rất khó để đưa ra mối quan hệ nhân quả giữa
paraben và sự phát triển của ung thư vú.
Một hướng nghiên cứu khác là ảnh hưởng của paraben đối với hệ thống sinh
sản nam giới, nhưng các phát hiện cũng mâu thuẫn [26]. Một nghiên cứu in vitro
cho thấy tinh trùng người không thể sống được khi tiếp xúc với paraben ở nồng độ 1
mg/mL [57]. Các nghiên cứu in vivo ở chuột cống lại cho thấy không có tác dụng
gây độc tinh trùng ở nồng độ paraben 1% [43]. Các kết quả trái ngược nhau cũng
được báo cáo ở chuột nhắt, một nghiên cứu cho thấy số lượng và hoạt động tinh
trùng giảm xuống, còn một nghiên cứu khác cho thấy không có tác dụng phụ về
sinh sản [26]. Ở những người đàn ông có vấn đề về khả năng sinh sản bao gồm số
lượng tinh trùng thấp và khả năng di chuyển của tinh trùng giảm được khảo sát phơi
nhiễm paraben bằng đo nồng độ paraben trong nước tiểu [11]. Không tìm thấy sự
tương quan giữa lượng tinh trùng hoặc tính di động với nồng độ paraben.
Nồng độ paraben ở liều thấp khoảng 10 mg/kg/ngày gây stress ôxy hóa thông
qua peroxid hóa lipid [11], làm thay đổi trọng lượng tử cung chuột cái [11] và thay
đổi việc sản sinh tinh trùng hàng ngày ở chuột đực [43]. Hơn nữa, việc tiếp xúc của
chuột mẹ với isobutylparaben liều thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển
của con đực ở tuổi trưởng thành liên quan đến trạng thái lo âu và hành vi ở chuột
[11].
Một vài nghiên cứu liên quan đến quần thể con người đã tìm ra mối liên hệ
yếu giữa nồng độ paraben trong nước tiểu và gen chỉ thị stress oxy hóa, suy giảm
ADN tinh trùng hay các hoóc môn tuyến giáp trong huyết thanh [11]. Mặc dù sự
tương quan có thể là ngẫu nhiên, nhưng dường như không hợp lý để loại trừ giả
thiết rằng paraben, thậm chí ở nồng độ thấp, ảnh hưởng đến sự cân bằng nội môi
của cơ thể. Hơn nữa, paraben ở nồng độ phát hiện trong mô vú của con người đã

11



được tìm thấy gây ra sự gia tăng các tế bào trong ống nghiệm, đặc biệt khi đấ y là
hỗn hợp các paraben [7]. Khi con người có thể liên tục tiếp xúc với một số paraben
khác nhau, tác động bất lợi tiềm tàng của chất bảo quản là đáng nghi ngại. Rối loạn
nội tiết ở môi trường thường là một ảnh hưởng của việc tiếp xúc không phải chỉvới
một hợp chất đơn lẻ, mà thường là với một số chất ở nồng độ thấp. Mặc dù ở các
nồng độ dưới mức tác dụng quan sát được (được gọi là nồng độ không quan sát
được tác dụng - NOEC), một hỗn hợp các chất gây gián đoạn nội tiết (EDCs) có thể
gây phản ứng estrogen [4]. Darbre (2009) đã kiểm tra tác động của paraben đối với
sự gia tăng tế bào ung thư vú MCF 7. Kết quả cho thấy paraben hỗn hợp ở nồng độ
NOEC có thể tạo phản ứng estrogen bằng cách gia tăng sự tăng trưởng tế bào trong
các tế bào ung thư vú MCF 7. Hơn nữa, phản ứng estrogen của hỗn hợp paraben có
thể được tăng cường tại thời điểm nồng độ estradiol có mặt ở mức thấp. Trong cơ
thể, điều này có thể xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt, trước tuổi dậy thì hoặc sau khi
mãn kinh. Kim và cộng sự (2012) cho biết ảnh hưởng của sự kết hợp bisphenol A
(BPA) và isobutylparaben (IBP). Kết quả cho thấy rằng BPA và IBP có thể có thêm
một tiềm năng tăng estrogen thông qua con đường thụ thể trung gian estrogen [27].
Các hiệu ứng bổ sung và hiệp đồng có thể có của paraben và EDCs khác sẽ là vô
cùng quan trọng, bởi vì con người thường là tiếp xúc với một hỗn hợp các chất chứ
không phải là một hợp chất duy nhất.
Do đó, không thể bỏ qua vai trò có thể có của paraben trong quá trình gây
ung thư. Cần phải nghiên cứu thêm, bao gồm các nghiên cứu về cỡ mẫu lớn liên
quan đến con người để đánh giá những tác động bất lợi của paraben. Ngoài ra, cần
phải kiểm tra ảnh hưởng của paraben trên các mô nhạy cảm steroid khác, đặc biệt ở
những người có vấ n đề về hệ miễn dịch và hệ thần kinh trung ương.
1.1.5. Một số phương pháp phân tích paraben trong mỹ phẩm
Một số phương pháp phân tích để xác định paraben có thể được tìm thấy
trong cuốn sách do Salvador và Chisvert biên soạn từ năm 1980 đến năm 2006 [2].
Wang và Liu tổng hợp và đánh giá cách xử lý mẫu và phương pháp phân tích dụng

cụ được sử dụng trong việc xác định các chất bảo quản khác nhau trong mỹ phẩm

12


[44]. Trong những năm qua, các đánh giá khác nhau liên quan đến chủ đề này đã
được công bố. Nhìn chung, sự phức tạp của các nền mẫu mỹ phẩm và các trạng thái
thể chất khác biệt của chúng đã dẫn đến sự phát triển của rất nhiều các phương pháp
phân tích khác nhau. Chiết pha rắn (SPE) rồi sắc kí lỏng hiệu năng cao với detector
UV (HPLC-UV) hoặc sắc kí khí với detector quang phổ khối (GC-MS) thường
được sử dụng rộng rãi để xác định paraben trong mỹ phẩm.
Phương pháp chính thức để xác định paraben trong mỹ phẩm thì chỉ có
phương pháp do EU thiết lập (Hình 1.2). Quy trình này phải qua nhiều khâu cho cả
định tính và định lượng paraben. Mặc dù vậy, trong quy trình định tính thì acid 4hydroxybenzoic, methylparaben, ethylparaben và benzylparaben là không tách biệt.
Ngoài ra sự đồng tan của nhiều chất bảo quản khác và phụ gia mỹ phẩm là có thể
ảnh hưởng đến việc định lượng. Như vậy cần phải cải tiến phương pháp xử lý mẫu
sao cho đơn giản, giảm thời gian xử lý, và để thu được các thông số phân tích tốt
hơn. Mục tiêu chính là nhằm đơn giản hóa việc chuẩn bị mẫu khi không gă ̣p vấ n đề
về nề n mẫu.

13


MẪU MỸ PHẨM (1g)

ĐỊNH TÍNH

ĐỊNH LƯỢNG

Acid hóa bằng 4 giọt HCl


Thêm 1 ml H2SO4 2M và 50 ml
EtOH/H2O (10:1)

Chiết (40 ml Aceton, 60°C)
Thêm 10 ml chuẩn nội
Điều chỉnh pH đến 3

Lắc (1 phút)
Lắc 1 phút

Làm lạnh
Đun nóng 60°C (5 phút)
Thêm 60 ml nước vào 20 ml dịch chiết mẫu

Làm nguội

Điều chỉnh pH đến 10

Thêm 1g CaCl2. 2H2O, lắc

Để trong tủ lạnh 1 giờ

Lọc

Chiết bằng 75 ml diethyl ether, lắc 1 phút

Lọc

Điều chỉnh pH của lớp nước tới 2

(HCl)Chiết bằng diethyl ether trong 10phút,
lắc 1 phút

HPLC-UV

Cột Nucleosil C18 hoặc tương
đương
TLC

14

Hình 1. 2. Phương pháp phân
tích chính thức do liên minh
châu Âu ban hành để định tính
và định lượng paraben trong
mỹ phẩm.


1.1.6. Các phương pháp xử lý mẫu
Một số lượng lớn các phương pháp dựa trên sự pha loañ g đơn giản và đồng
nhất của dung môi pha loãng với mẫu thử đã được công bố. Tuy nhiên, nhiễu nền có
thể xảy ra do không có sự loại bỏ nền mẫu trong các quy trình này. Pha loãng mẫu
được thực hiện với dung môi, chẳng hạn như methanol [51], [62], ethanol [5], npropanol [25], ethyl acetate [30], hoặc thậm chí là nước [46]. Đồng nhất mẫu pha
loãng thường được thực hiện bằng lắc xoáy, khuấy trộn hoặc siêu âm [5].
Trong hầu hết các trường hợp, pha loãng mẫu và đồng nhất hóa được thêm
các bước tách bổ sung, ly tâm hoặc lọc, để loại bỏ một tỉ lệ lớn nền mẫu [62], [51].
Các quá trình khác, như đun nóng, có thể là cần thiết khi mẫu có chứa một lượng
lớn các thành phần tan trong chất béo [25], [12]. Nói chung, thời gian chuẩn bị mẫu
từ 3-75 phút. Các kỹ thuật phân tách như sắc kí lỏng (LC) [62], [25], [12], điện di
mao quản (CE) [51], [46], [5] hoặc ít gặp hơn - sắc kí khí (GC) [30] là cần thiết để

giúp tránh các nhiễu còn lại. Kỹ thuật điện hóa hầu như không được sử dụng cho
mục đích này.
Một số vấn đề có thể gặp phải như ảnh hưởng nền mẫu với propylparaben
hoặc methylparaben [62], sự tuyến tính kém trong việc dựng đường chuẩn đối với
methylparaben, ethylparaben, propylparaben, butylparaben [51]. Phương pháp thêm
chuẩn là cần thiết để dựng đường chuẩn trong nhiều trường hợp [5]. Ngoài ra, trực
tiếp tiêm mẫu có thể làm giảm tuổi thọ của cột sắc kí. Ví dụ, Sottoffatori và cô ̣ng sự
[12] đã báo cáo sự xuống cấp của cột trong sắc kí lỏng sau 100 lần tiêm. Do đó, cần
sử dụng các phương pháp thích hợp để chiết xuất paraben trước khi tách sắc kí để
loại trừ nhiễu nền. Một loạt các phương pháp chiết xuất đã được công bố trong
những năm gần đây:chiế t pha rắ n (SPE), chiết xuất pha rắn với sợi (SPME), vi
chiế t pha lỏng (LPME), chiết xuất siêu tới hạn (SFE) và chiết lỏng cao áp (PLE)…
để cải thiện việc tách các nhiễu nền. Số lượng các ứng dụng của các phương pháp
này đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, một số vấn đề còn tồn tại, cụ thể là:
(1) SFE có thể được sử dụng để xác định paraben trong mỹ phẩm mà không
cần tiền xử lý mẫu, nhưng điều chỉnh độ phân cực và áp lực vận hành cao là cần thiết;

15


×