Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

NGUYEN TRAN VIEN THAO aPHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG RAU TẠI LÀNG NGHỀ RAU TRÀ QUẾ, XÃ CẨM HÀ, THÀNH PHỐ HỘI AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.44 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG RAU TẠI LÀNG NGHỀ RAU
TRÀ QUẾ, XÃ CẨM HÀ, THÀNH PHỐ HỘI AN

NGUYỄN TRẦN VIÊN THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG RAU TẠI
LÀNG NGHỀ RAU TRÀ QUẾ, XÃ CẨM HÀ, THÀNH PHỐ HỘI AN” do
NGUYỄN TRẦN VIÊN THẢO, sinh viên khóa 33, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày



 
 
 
THS. TRẦN HOÀI NAM
Giáo viên hướng dẫn



Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày
 
 
 
 
 

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ba Mẹ, người đã có công sinh
thành, nuôi nấng, dạy dỗ và tạo điều kiện tốt nhất cho con được ngồi trên ghế nhà
trường trong suốt những năm qua để có được kết quả như ngày hôm nay.
Để có thể hoàn thành tốt bài luận văn này, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy,
Cô khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt
cho em những kiến thức chuyên môn trong quá trình học tập.
Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Trần Hoài Nam, giảng viên khoa Kinh Tế Trường
Đại Học Nông Lâm Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND Xã Cẩm Hà, chú Trần Kế, chú
Mai Cử, chú Quang, cán bộ khuyến nông Xã và các cô bác nông nhân Làng Rau Trà
Quế đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho con trong quá trình thực tập tại địa
phương.
Cảm ơn bạn bè, những người thân đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2011
Sinh Viên

Nguyễn Trần Viên Thảo


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN TRẦN VIÊN THẢO. Tháng 07 năm 2011. “Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng Rau tại làng nghề Rau Trà Quế, Xã
Cẩm Hà, Thành Phố Hội An”
NGUYEN TRAN VIEN THAO. July 2011. “Analytical Factors Effect to
Income of Vegetable’s Farmer in Tra Que Village, Cam Ha Commune, Hoi An
Province”.
Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng
Rau tại làng nghề Rau Trà Quế, Xã Cẩm Hà, Thành Phố Hội An nhằm đánh giá hiệu

quả kinh tế của việc trồng Rau trên địa bàn. Dựa trên các kết quả đánh giá được đề
xuất một số giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế và phát triển làng nghề trồng Rau cho các hộ trồng Rau nơi đây.
Trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở thu thập thông tin của 50 hộ trồng Rau,
khóa luận vận dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi quy
cũng như sử dụng các chỉ tiêu kết quả, chỉ tiêu hiệu quả để xác định hiệu quả kinh tế
của việc trồng Rau.
Phương trình hồi quy thu nhập:
LOG(Y) = 8.248 + 0.338*LOG(X1) + 0.162*LOG(X2) + 0.209*LOG(X3)
- 0.139*LOG(X4) - 0.299*LOG(X5) + 0.098*LOG(X6) + 0.127*LOG(X7)
+ 0.059*KN.
Phân tích mô hình SWOT nhằm tìm hiểu môi trường bên trong, bên ngoài ảnh
hưởng đến sự phát triển làng nghề và từ đó đề ra những giải pháp gia tăng thu nhập,
phát triển làng nghề trong tương lai.


MỤC LỤC
Trang 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x 
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................ xi 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3 
1.3.1. Phạm vi không gian .................................................................................... 3 
1.3.2. Phạm vi thời gian........................................................................................ 3 

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 
1.4. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................... 3 
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 4 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 5 
2.1. Tổng quan về nghề trồng Rau tại Việt Nam ............................................................. 5 
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu............................................................................. 6 
2.2.1. Tổng quan về Xã Cẩm Hà .......................................................................... 6 
2.2.2. Tổng quan về làng Rau Trà Quế .............................................................. 10 
2.3. Tổng quan về Rau ................................................................................................... 13 
2.3.1. Nguồn gốc ................................................................................................ 13 
2.3.2. Đặc tính sinh học của Rau ........................................................................ 13 
2.3.3. Tác dụng của Rau ..................................................................................... 14 
2.3.4. Quy trình canh tác .................................................................................... 15 
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 16 
3.1.Cơ sở lí luận............................................................................................................. 16 
v
 


3.1.1. Khái niệm cơ bản về làng nghề ................................................................ 16 
3.1.2. Vai trò của làng nghề trong nền kinh tế ................................................... 17 
3.1.3. Thực trạng phát triển làng nghề tại Việt Nam .......................................... 17 
3.1.4. Một số vấn đề về kinh tế nông hộ ............................................................ 18 
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 21 
3.2.1. Phương pháp thống kê .............................................................................. 21 
3.2.2. Phân tích hồi quy ...................................................................................... 22 
3.3. Công cụ ma trận SWOT ......................................................................................... 26 
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 28 
4.1. Thực trạng sản xuất Rau tại làng nghề Rau Trà Quế ............................................. 28 
4.1.1. Diện tích, sản lượng Rau tại làng Rau Trà Quế ....................................... 28 

4.1.2. Tình hình tiêu thụ Rau qua các năm ......................................................... 29 
4.2. Đặc điểm hộ điều tra............................................................................................... 30 
4.2.1. Cơ cấu giới tính của chủ hộ ...................................................................... 30 
4.2.2. Trình độ học vấn....................................................................................... 30 
4.2.3. Độ tuổi của chủ hộ.................................................................................... 31 
4.2.4. Phân loại đất sản xuất nông nghiệp theo cây trồng .................................. 32 
4.2.5. Quy mô canh tác của nông hộ .................................................................. 32 
4.2.6. Tình hình sử dụng giống của nông hộ ...................................................... 33 
4.2.7. Tình hình tham gia khuyến nông của nông hộ ......................................... 33 
4.2.8. Tình hình vay vốn của các nông hộ.......................................................... 34 
4.3. Hiệu quả sản xuất Rau tại làng Rau Trà Quế ......................................................... 34 
4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng Rau tại làng Rau
Trà Quế .......................................................................................................................... 37 
4.4.1. Kết quả phân tích hồi quy......................................................................... 38 
4.4.2. Kiểm định mô hình hồi quy...................................................................... 42 
4.4.3. Kiểm định tính hiệu lực của mô hình ....................................................... 43 
4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề Rau Trà Quế ..... 45 
4.5.1. Nhận định một số rủi ro trong sản xuất Rau tại làng Rau Trà Quế .......... 45
4.5.2. Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển
làng nghề trồng Rau Trà Quế ........................................................................................ 47 
vi
 


4.6. Một số giải pháp để nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng Rau và phát triển làng
nghề trồng Rau Trà Quế: ............................................................................................... 53 
4.6.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ ............................................................... 53 
4.6.2. Giải pháp về áp dụng khoa học kĩ thuật công nghệ ................................. 53 
4.6.3. Giải pháp về công tác khuyến nông ......................................................... 54 
4.6.4. Giải pháp nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nhân lực ........................... 54

4.6.5. Giải pháp nâng cao chính sách và cơ chế quản lí ..................................... 54 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 56 
5.1. Kết luận................................................................................................................... 56 
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 57 
5.2.1. Đối với người nông dân............................................................................ 57 
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương (các ban ngành có liên quan)............... 57 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 58 
PHỤ LỤC 

vii
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

Khu vực mậu dịch tự do Asean
(Asia Free Trade Area)

BPTT

Biện pháp tránh thai

BRC

Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu
(British Retail Consortium)

BVTV


Bảo vệ thực vật

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

CP

Chi phí

CPSX

Chi phí sản xuất

DS KHHGĐ

Dân số kế hoạch hoá gia đình

ĐVT

Đơn vị tính

HACCP

Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
(Hazard Analysis and Critical Control Points)

IPM

Quản lí dịch hại tổng hợp

(Inteprated Pest Management)

SKSS/KHHGĐ

Sức khoẻ sinh sản/Kế hoạch hoá gia đình

SP

Sản phẩm

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TBLS

Thương binh liệt sĩ

TP

Thành phố

UBND

Uỷ ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới
(World Trade Organization)


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các Loại Đất Tại Xã Cẩm Hà ......................................................................... 7 
Bảng 3.1. Sơ Đồ Phân Tích Ma Trận SWOT ................................................................ 27 
Bảng 4.1. Diện Tích, Sản Lượng Rau Qua Các Năm.................................................... 28 
Bảng 4.2. Cơ Cấu Giới Tính Của Chủ Hộ..................................................................... 30 
Bảng 4.3. Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ ................................................................... 30 
Bảng 4.4. Độ Tuổi Của Chủ Hộ .................................................................................... 31 
Bảng 4.5. Phân Loại Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Theo Cây Trồng ............................. 32 
Bảng 4.6. Quy Mô Canh Tác Của Nông Hộ ................................................................. 33 
Bảng 4.7. Tình Hình Sử Dụng Giống Của Nông Hộ .................................................... 33 
Bảng 4.8. Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông Của Nông Hộ ...................................... 34 
Bảng 4.9. Tình Hình Vay Vốn Của Các Nông Hộ ........................................................ 34 
Bảng 4.10: Kết Quả Và Hiệu Quả Sản Xuất Rau tại Làng Rau Trà Quế (500m2)........ 35 
Bảng 4.11: Hệ Số Ước Lượng Hàm Thu Nhập ............................................................. 37 
Bảng 4.12. Kiểm Định t của Hàm Thu Nhập ................................................................ 42 
Bảng 4.13. Kiểm Định F của Hàm Thu Nhập ............................................................... 43 
Bảng 4.14. Hệ Số Xác Định R2aux Của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung ..................... 43 
Bảng 4.15. Kết Xuất Kiểm Định White Heteroskedasticity Test.................................. 44 
Bảng 4.16. Bảng Thống Kê Rủi Ro Của Nông Hộ Trồng Rau Tại Làng Rau Trà Quế 45 
Bảng 4.17. Mô Hình SWOT .......................................................................................... 50 


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Thôn Trà Quế ................................................................................... 10 
Hình 2.2. Một Ngày Làm Nông Dân tại Trà Quế.......................................................... 12 
Hình 3.1. Sơ Đồ Nghiên Cứu ........................................................................................ 20 
Hình 4.1. Tình Hình Tiêu Thụ Rau Của làng Rau Trà Quế Qua Các Năm .................. 29 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp, khoảng 80% dân số sinh sống ở vùng nông
thôn và hơn 74% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu và tiêu thụ trong nước
cũng như giữ vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Cùng với quá
trình CNH- HĐH đất nước, quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh.
Trong sự CNH- HĐH, bên cạnh chủ trương phát triển công nghiệp, Đảng và
nhà nước ta chủ trương phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống của từng
vùng, mở thêm nhiều ngành nghề mới. Theo thống kê năm 2008, nước ta có trên 2000
làng nghề và làng nghề truyền thống. Chính sự phát triển của làng nghề đã thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp,
tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn góp phần giải quyết việc làm
cho người dân. Sản xuất tại các làng nghề tạo ra nhiều giá trị kinh tế cao, nhiều cơ sở
sản xuất tại một số làng nghề đã bắt đầu khẳng định được uy tín, chất lượng và thương
hiệu của mình đối với khách hàng trong nước và quốc tế.
Quảng Nam là một tỉnh có nền văn hóa lâu đời, là nơi tập trung của rất nhiều
làng nghề truyền thống. Trong thời gian qua, để đổi mới và phát triển kinh tế địa
phương, giải quyết lao động nông nhàn ở nông thôn, các làng nghề truyền thống ở
Quảng Nam được quan tâm khôi phục, đầu tư phát triển. Đặc biệt các làng nghề như:

Làng gốm Thanh Hà, Làng mộc Kim Bồng, Làng đúc đồng Phước Kiều, Làng dệt Mã
Châu, Làng dâu tằm Đông Yên - Thi Lai, Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch, Làng Rau Trà
Quế, Làng trống Lam Yên đã được sở khoa học và công nghệ tỉnh đầu tư bảo hộ tài
sản trí tuệ kinh phí lên đến hàng tỉ đồng.


Hội An là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm bên bờ sông Thu Bồn,
với đất đai màu mỡ, được phù sa bồi đắp hàng năm, là điều kiện vô cùng thuận lợi cho
cây trồng phát triển và từ đó đã hình thành nên các làng nghề đặc biệt là làng nghề
trồng Rau Trà Quế, Xã Cẩm Hà, TP Hội An.
Với vị trí thuận lợi, điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng ưu đãi, làng nghề đã tồn
tại và phát triển trên 300 năm, màu xanh bạt ngàn của làng Rau này đã mang lại cuộc
sống ấm no, cải thiện đời sống, thu nhập cho bao thế hệ người dân nơi đây.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, ngoài những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao như thịt, cá, trứng, sữa thì Rau được xem là hương vị không thể thiếu. Đặc biệt đối
với người dân xứ Quảng thì Rau Trà Quế chính là linh hồn của các món ăn truyền
thống nơi đây như: Cao Lầu, Mì Quảng, Tôm Hữu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển
kinh tế và gia tăng mức sống thì nhu cầu tiêu thụ Rau an toàn, sạch, chất lượng được
đòi hỏi cao, đặt ra nhiều thách thức lớn cho làng nghề trên bước đường chinh phục thị
trường, mở rộng sản xuất và hướng tới mục tiêu phát triển.
Từ thực tế trên, được sự chấp nhận của Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông
Lâm Hồ Chí Minh, sự đồng ý của UBND Xã Cẩm Hà, TP Hội An và sự hướng dẫn
của Thầy Trần Hoài Nam. Tôi tiến hành thực hiện khóa luận: “Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng Rau tại làng nghề Rau Trà Quế, Xã Cẩm
Hà, Thành Phố Hội An” để thấy được thực trạng sản xuất làng nghề, phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng Rau nơi đây, đồng thời góp phần
đề ra các giải pháp nhằm phát triển làng nghề.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của khóa luận là “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu

nhập của nông hộ trồng Rau tại làng nghề Rau Trà Quế, Xã Cẩm Hà, Thành Phố Hội
An”.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thực trạng sản xuất của nông hộ trồng Rau tại làng nghề Rau Trà Quế, Xã Cẩm
Hà, Thành Phố Hội An.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng Rau.

2
 


Phân tích ma trận SWOT và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề
trồng Rau tại làng Rau Trà Quế.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Làng Rau Trà Quế, Xã Cẩm Hà, TP Hội An.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian từ ngày 8/3/2011- 8/6/2011.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ trồng Rau trên địa bàn làng Rau Trà Quế, Xã Cẩm Hà, TP Hội An.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu bối cảnh tình hình sản xuất nông nghiệp và sản xuất cây Rau, từ đó làm cơ
sở đưa ra lí do chọn đề tài. Giới thiệu mục tiêu, thời gian, không gian và đối tượng
nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả một cách tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình
hình tín dụng ở Xã, công tác khuyến nông, những vấn đề ảnh hưởng đến sản xuất Rau
của nông hộ.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nêu cơ sở lí luận tiến hành đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong đề tài như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi quy phục vụ
đề tài nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày tình trạng sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình trồng Rau trên địa
bàn làng nghề.
Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến thu nhập của nông hộ trồng
Rau.
Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất Rau.
Phân tích ma trận SWOT.
Đề xuất giải pháp duy trì và phát triển làng nghề trồng Rau.

3
 


Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày các kết quả mà đề tài đã đạt được trong quá trình thực hiện nghiên
cứu.
Phần kết luận với những mặt hạn chế làm cơ sở cho đề xuất các kiến nghị, các
giải pháp với cơ quan chức năng giúp làng nghề có thể phát triển hiệu quả hơn.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là một cơ sở giúp nông hộ ở làng Rau Trà
Quế, Xã Cẩm Hà lựa chọn những biện pháp, những yếu tố thích hợp nhằm gia tăng thu
nhập, giúp các nhà hoạch định chính sách ở địa phương có cơ sở đưa ra các chính sách
tác động đến hiệu quả cho cây Rau nhằm nâng cao giá trị và tạo được lợi thế cạnh
tranh cho cây Rau đồng thời hướng đến phát triển làng nghề.
Bên cạnh đó đề tài còn hi vọng là một tài liệu tham khảo cho sinh viên trong
học tập và nghiên cứu.


 
 

4
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về nghề trồng Rau tại Việt Nam
Diện tích trồng Rau quả Việt Nam là 1,685,000 ha trong đó 910,000 ha Rau,
775,000 ha quả. Sản lượng cả năm là 17,653,100 tấn, trong đó, Rau 10,969,300 tấn,
quả 6,500,000 tấn (số liệu năm 2007 của Cục trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn). Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 300 triệu USD Rau quả cho trên
30 thị trường Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ.
Do điều kiện khí hậu, đất đai của Việt Nam rất đa dạng nên Rau quả của Việt
Nam cũng rất đa dạng, có nhiều chủng loại khác nhau, đồng thời được thu hoạch
quanh năm đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu.
Nhiều loại Rau có khả năng chữa bệnh, các loại Rau quả được trồng từ giống
nhập khẩu nhưng mang hương vị đặc trưng của vùng.
Việt Nam có lực lượng lao động đông đảo, lao động Việt Nam cần cù, có nhiều
kinh nghiệm.
Về trồng trọt Việt Nam đã áp dụng IPM nhiều năm nay và đang áp dụng
GlobalGap.
Về chế biến Việt Nam đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến Rau quả với thiết bị
hiện đại nhập khẩu từ các nước EU, Mỹ, Nhật. Sản phẩm chính là đồ hộp, đông lạnh,
Rau sấy. Các nhà máy đang áp dụng BRC, HACCP.
Chính phủ Việt Nam có chính sách khuyến khích xuất khẩu Rau quả, đã đề ra
hai chương trình:

Xuất khẩu Rau quả 10 năm (2001-2010) đạt yêu cầu xuất khẩu 1 tỉ USD Rau
quả vào năm 2010.
Chương trình giống Rau 10 năm (2001-2010) đạt yêu cầu tạo giống mới, tốt
phục vụ xuất khẩu.
5
 


Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới, có nhiều sự kiện ảnh hưởng to lớn đến
ngành Rau quả Việt Nam:
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được chuẩn y năm 2001 mở ra cơ hội mới vào
thị trường Mỹ.
Chương trình AFTA giảm thuế nhập khẩu Rau quả.
Việt Nam gia nhập WTO.
Các sự kiện nói trên cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam
vừa là cơ hội vừa là thách thức.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về Xã Cẩm Hà
a) Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý:
Xã Cẩm Hà có tổng diện tích tự nhiên 668.92 ha.
Mật độ dân số: 996 người/km2.
Phía Bắc giáp Xã Điện Dương (huyện Điện Bàn).
Phía Nam giáp Phường Thanh Hà, Phường Tân An.
Phía Tây giáp Xã Điện Nam (huyện Điện Bàn).
Phía Đông giáp Phường Cẩm Châu.
Gồm 7 thôn: thôn Bến Trễ, thôn Đồng Nà, thôn Cửa Suối, thôn Bàu Ốc
Thượng, thôn Bàu Ốc Hạ, thôn Trảng Kèo, thôn Trà Quế.
Địa hình- Địa chất- Khí hậu- Thủy văn
Địa hình Xã Cẩm Hà thuộc dạng địa hình đồng bằng, thấp dần về phía Đông
Bắc, nơi cao nhất là 2.5m. Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ của Xã khá thuận lợi

cho việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch. Hệ thống kênh
rạch, hệ thống tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ngăn chặn nước mặn thuận
lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
Nằm trong điều kiện thời tiết thủy văn miền Trung, từ tháng 2 cho đến tháng 8
âm lịch thời tiết nắng ráo, thỉnh thoảng có mưa, nhiệt độ trung bình từ 25-35oC. Từ
tháng 9 đến tháng 1 âm lịch, khí hậu chuyển sang mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc và không khí lạnh tăng cường, có lúc nhiệt độ xuống thấp 15-20oC.
Thủy văn: Thủy triều có bán nhật triều không đều. Biên độ dao động của thủy
triều khoảng 0.69-0.85 m, biên độ dao động lớn nhất có thể đạt 0.9-1.3 m.
6
 


Bảng 2.1. Các Loại Đất Tại Xã Cẩm Hà
Hạng mục

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

668.92

100

1 Ðất Nông Nghiệp

307.95


46.04

214.29

32.04

1.1.1 Ðất trồng lúa

128.00

19.14

1.1.1 Ðất trồng cây hàng năm khác

86.29

12.90

1.2 Ðất trồng cây lâu năm

65.84

9.84

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản

27.82

4.16


2 Ðất phi nông nghiệp

206.79

30.91

2.1 Ðất ở

44.34

6.63

2.2 Ðất chuyên dụng

28.16

4.21

1.24

0.19

2.2.4 Ðất có mục đích công cộng

26.90

4.02

2.3 Ðất tôn giáo, tín ngưỡng


2.91

0.44

2.4 Ðất nghĩa trang, nghĩa địa

73.67

11.01

2.5 Ðất sông suối và mặt nước chuyên dùng

57.71

8.63

154.18

23.05

1.1 Ðất sản xuất nông nghiệp

2.2.1 Ðất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
2.2.2 Ðất quốc phòng, an ninh

 

2.2.3 Ðất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp

3 Ðất chưa sử dụng


Nguồn: Phòng thống kê Xã
b) Kinh tế Xã hội
Hành chính
Chủ tịch UBND: Ngụy Như Mười.
Các phòng ban giúp việc cho UBND Xã: P. Công Thương, P. Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn, P. Tài Nguyên và Môi Trường.
Cơ cấu ngành kinh tế
Ngành Dịch vụ- Du lịch- Thương mại
Về dịch vụ- du lịch, tiểu thủ công nghiệp- xây dựng: Đây là lĩnh vực ngày càng
có chiều hướng phát triển, góp phần tích cực vào tổng thu nhập kinh tế địa phương,
7
 


quyết định sự chuyển đổi đúng đắn cơ cấu kinh tế Xã trong năm. Số hộ sản xuất kinh
doanh, số cơ sở sản xuất, số người lao động và mức thu nhập có tăng hơn năm trước.
Đến nay, toàn Xã xó 437 hộ kinh doanh, dịch vụ tăng 15 hộ. Tổng thu nhập đạt 20.8 tỉ
đồng đạt 104% kế hoạch.
Về Nông nghiệp- Ngư nghiệp
Chỉ đạo nông dân tập trung phát triển Nông Nghiệp, sản xuất lúa 2 vụ với diện
tích 128 ha, năng suất bình quân là 56 tạ/ha, sản lượng 716.8 tấn đạt 94.7% giảm hơn
năm 2009 là 49 tấn, giá trị 4.54 tỉ đồng.
Ngô: tổng diện tích 25.6 ha, năng suất bình quân 14 tạ/ha. Tổng sản lượng
lương thực có hạt là 742.4 tấn, đạt 91.3% kế hoạch.
Kinh tế vườn: ngày càng được đông đảo người dân địa phương đầu tư cao hơn
cả về chủng loại và kĩ thuật. Thế mạnh của địa phương vẫn là cây quật cảnh, quật đất,
Rau và hoa các loại, mang hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ sản xuất quật tập trung vào
chất lượng cây giống lớn để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nên số lượng quật chậu ít
hơn. Vườn Rau Trà Quế ngày càng được chú trọng quan tâm.

Về chăn nuôi: dịch tai xanh có xảy ra trên đàn lợn nhưng nhờ làm tốt công tác
phòng dịch không để dịch lây lan, nhờ vậy tổng đàn gia súc, gia cầm của Xã ổn định.
Tổng đàn gia súc gia cầm là 4,594 con. (Trong đó gia súc là 848 con, gia cầm là 3,746
con).
Về nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi trồng là 44 ha tôm, sản lượng là 55.4 tấn,
tăng hơn năm 2009 là 16.1 tấn, đạt 146% kế hoạch.
Về tài chính, ngân sách
Tổng thu: 3,972,000,000 đồng.
Trong đó: Thu tại chỗ: 216,478,000 đồng, đạt 175% kế hoạch.
Thu chi tiêu vận động: 47,400,000 đồng, đạt 97% kế hoạch.
Thu bổ sung: 3,755,513,000 đồng, đạt 97.37% kế hoạch.
Tổng chi: 3,358,000,000 đồng, trong đó chi thường xuyên 2,441,795,000 đồng,
chi đầu tư: 916,205,000 đồng.
Dân số lao động: Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, Xã Cẩm Hà có 6,665
nhân khẩu. Tổng số 1,512 hộ.
a) Cơ sở hạ tầng
8
 


Khu trung tâm: UBND Xã được xây dựng từ năm 2000. Với tổng diện tích
12,375m2, nằm ở vị trí trung tâm của Xã.
Giao thông: mạng lưới giao thông của Xã được hình thành tương đối hợp lí,
đảm bảo giao lưu đối nội, đối ngoại thuận lợi. Đường chính Nguyễn Tất Thành thảm
nhựa dài 2,100m.
Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi của Xã tương đối ổn định với hơn 7,100m kênh
mương. Trong đó đã được bê tông hóa các kênh N5, N7, N10.
Trường học: Toàn Xã có 1 trường tiểu học chính tại thôn Trảng Kèo và hai
trường phụ tại thôn Trà Quế và thôn Bàu Ốc Thượng.
Cơ sở Mẫu giáo: Xã Cẩm Hà có một trường mẫu giáo chính đạt cấp quốc gia và

các cơ sở phụ tại thôn Bàu Ốc Thượng, thôn Trà Quế.
Y tế: Xã Cẩm Hà có một trạm y tế với diện tích 600m2 được xây dựng tại khu
trung tâm của Xã, hiện nay đã được tu sửa và nâng cấp, đội ngũ y tế, bác sĩ phục vụ
tận tình. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, chương trình y tế quốc gia, y tế cộng
đồng được duy trì thường xuyên. Công tác DS KHHGĐ luôn được quan tâm chỉ đạo,
đã tổ chức 2 đợt truyền thông dân số, và lồng ghép 6 ngày SKSS/KHHGĐ, với kết quả
tổng BPTT đạt 102% kế hoạch.
Công tác bảo vệ trẻ em được quan tâm, đã tổ chức vận động và tặng 90 suất quà
cho các em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, học sinh nghèo vượt khó, nhân dịp tết
Nguyên Đán và ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 với tổng số tiền 16.4 triệu đồng.
Chỉ đạo thực hiện tốt các chế độ cho các đối tượng chính sách và làm tốt công
tác đền ơn đáp nghĩa. Tổ chức gặp mặt, tặng quà cho các đối tượng chính sách nhân
ngày TBLS 27/7 với tổng số tiền là 57 triệu đồng.
Chợ: có một chợ tại thôn Bàu Ốc Hạ.
Hệ thống điện, thông tin liên lạc: mạng lưới điện đã phủ khắp các thôn, tất cả
các hộ trên địa bàn Xã đều có thể sử dụng điện lưới quốc gia thắp sáng và phục vụ cho
các nhu cầu khác. Thông tin liên lạc giữa người dân và nhà nước được nối với nhau
qua hệ thống loa truyền thanh tới từng thôn. Ngoài ra phục vụ cho nhu cầu thông tin
liên lạc của người dân còn có mạng lưới điện thoại cố định và hệ thống internet. Hiện
số điện thoại cố định đã chiếm hơn 90% số hộ trên địa bàn Xã, toàn Xã có 15 điểm
kinh doanh internet.
9
 


Công tác khuyến nông: trạm khuyến nông Xã rất quan tâm đến công tác khuyến
nông tạo điều kiện cho nông dân học tập trao đổi kinh nghiệm. Trong năm 2010 trạm
đã kết hợp với hội nông dân tổ chức 15 lớp tập huấn về kĩ thuật chăn nuôi bò sữa, chăn
nuôi heo, chăm sóc hoa lan, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, sử dụng vắc xin cho đàn
gia súc với hơn 830 người dự. Ngoài ra thực hiện quyết định 105 của chính phủ, Xã đã

đứng ra làm cầu nối cho 4 hộ vay hơn 1,2 tỉ phát triển nông nghiệp, dịch vụ.
2.2.2. Tổng quan về làng Rau Trà Quế
a) Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Hình 2.1. Bản Đồ Thôn Trà Quế

 
 

 

 

 

 

Vị trí địa lí
Tổng diện tích: 114 ha.
Phía Đông giáp với Phường Cẩm Châu.
10
 

Nguồn: Phòng thống kê Xã


Phía Tây giáp với Thôn Bàu Ốc Thượng.
Phía Nam giáp với Phường Tân An.
Phía Bắc giáp với Xã Cẩm An.
Làng Rau truyền thống Trà Quế thuộc Xã Cẩm Hà, TP Hội An (Quảng Nam),
cách trung tâm thành phố Hội An hơn 3 km về hướng Tây Bắc và cách TP Đà Nẵng

chưa đến 20 km về phía Nam. Làng hiện có 253 hộ gia đình làm nghề nông nghiệp,
trong đó có 220 hộ chuyên trồng Rau luân canh, xen canh trên diện tích 20 ha.
b) Địa hình- Địa chất- Khí hậu- Thuỷ văn
Địa hình bằng phẳng, được bao quanh bởi sông hồ, đặc biệt là sông Đế Võng,
làng Rau Trà Quế được ví như một “ốc đảo”.
Đất đai màu mỡ, hằng năm được bù đắp bởi phù sa sông Đế Võng.
Khí hậu mang nét đặc trưng của vùng, chịu ảnh hưởng của gió mùa, nóng ẩm
mưa nhiều, hai mùa mưa và nắng, mùa đông lạnh, thường xuyên có bão và lũ lụt, gây
nhiều thiệt hại cho người dân trồng Rau nơi đây.
c) Cơ cấu dân số
Địa phương có tổng số dân: 1131 người.
Mật độ dân số trung bình: 992 người/km2.
Tại địa phương phần lớn nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp (chủ yếu sản
xuất cây Rau thương phẩm).
Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 28 triệu đồng/người/năm (2009).
d) Kinh tế- Xã hội
Trồng trọt: diện tích trồng lúa 28 ha, năng suất trung bình 8 tạ/ha, sản lượng
132 tấn.
Ngô: diện tích 3.2 ha, sản lượng 8 tấn.
Rau màu: 23.8 ha Rau đậu các loại, trong đó có hơn 18 ha Rau, sản lượng 580
tấn/năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 152 tấn.
Chăn nuôi: chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình.
Năm qua công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở
đàn gia súc luôn được địa phương quan tâm, đã thực hiện 4 đợt tiêm phòng trên đàn
gia súc gia cầm, 4 đợt phun xịt thuốc sát trùng, vì vậy trên địa bàn không có dịch bệnh
xảy ra.
11
 



Dịch tai xanh trên đàn lợn diễn biến phức tạp nhưng dưới sự chỉ đạo của UBND
Xã trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn không xảy ra trường hợp nào.
Tổng đàn trâu, bò: 97 con.
Tổng đàn heo: 148 con.
Tổng đàn gia cầm: 673 con.
Tổng thu nhập từ lĩnh vực chăn nuôi năm 2010 ước tính đạt 3.8 tỉ đồng.
Nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng là 7.3 ha tôm, sản lượng 8.2 tấn.
Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- giao thông vận tải- dịch vụ
Công nghiệp ít phát triển, chưa có xí nghiệp chế biến quy mô, người dân nơi
đây chủ yếu sống bằng nghề nông, đặc biệt là từ nghề trồng Rau.
Tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ manh mún, không có liên kết chặt chẽ, chủ yếu là
từng hộ gia đình.
Đường Nguyễn Tất Thành là con đường huyết mạch, nối liền làng Rau Trà Quế
với những vùng lân cận và các đầu mối tiêu thụ Rau như phố cổ Hội An, TP Đà Nẵng.
Du lịch, dịch vụ đang phát triển từng ngày, đặc biệt là chương trình “Một ngày
làm nông dân tại Trà Quế” đã thu hút rất nhiều khách du lịch và từ đó mang lại thu
nhập cho những nông hộ trồng Rau nơi đây.

Hình 2.2. Một Ngày Làm Nông Dân Tại Trà Quế

12
 


 

Nguồn: travel2hoian.com
2.3. Tổng quan về Rau
2.3.1. Nguồn gốc
Các loại Rau có nguồn gốc từ hoang dại, có đặc tính sinh và nông học hình

thành trong quá trình tiến hóa, chọn lọc của con người khi canh tác.
Vùng Trung Tâm Địa Trung Hải: Rau Ngò, Hành Tây.
Vùng Trung Tâm Ấn Độ: Xà lách.
Vùng Trung Tâm Trung Quốc: Rau Cải.
Vùng Trung Tâm Biển Ả Rập: Hành lá.

2.3.2. Đặc tính sinh học của Rau
13
 


Rau có khả năng canh tác ngoài trời và trong điều kiện có bảo vệ. Trong điều
kiện có bảo vệ Rau sẽ sinh trưởng, phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn.
Rau có nhiều loại, nhiều giống nên đặc tính sinh học khác nhau, yêu cầu dinh
dưỡng khác nhau, điều kiện sinh trưởng khác nhau dẫn đến kĩ thuật sản xuất và
phương pháp canh tác khác nhau.
Thời gian sinh trưởng của Rau ngắn, nên một năm ta có thể trồng 7- 8 vụ, cần
nhiều công lao động và đòi hỏi chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên.
2.3.3. Tác dụng của Rau
Trong ăn uống hàng ngày, Rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng
protid và lipid trong Rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều
hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất
pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong Rau tươi còn có loại đường tan trong nước và
chất xenluloza.
Một đặc tính sinh lý quan trọng của Rau tươi là chúng có khả năng gây thèm ăn
và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở các
loại Rau có tinh dầu như Rau mùi, hành, tỏi. Ăn Rau tươi phối hợp với những thức ăn
nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Thí dụ: trong chế độ
ăn có cả Rau và protid thì lượng dịch vị tiết ra tăng gấp hai lần so với chế độ ăn chỉ có
protid. Cũng vì vậy, bữa ăn có Rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hoá và hấp

thu các thành phần dinh dưỡng khác.
Ngoài ra men trong Rau tươi có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hoá, như các
men trong củ hành có tác dụng tương tự men pepsin của dịch vị, các men của cải bắp
và xà lách cũng có tác dụng tương tự trypsin của tuyến tuỵ.
Hẹ (cửu thái): Vị cay, hơi chua, mùi đắng, tính ấm. Củ hẹ và lá hẹ thường dùng
chữa ho, lỵ, giun kim, đau họng, hen suyễn.
Hành: Vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong, giải hàn tà, lợi khí, tiêu sưng,
thường dùng chữa cảm cúm. Trị đau bụng do lạnh, đau răng, mụn nhọt, lợi tiểu, an
thai.
Diếp cá: Vị cay, chua, mùi hơi tanh, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc,
tiêu ung thũng, lợi tiểu, điều kinh.
14
 


×