Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Chiết xuất, phân lập một số hợp chất stilbenoid và thăm dò tác dụng ức chế cox 2 in vitro của cây nho rừng (vitis heyneana roem schult )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.46 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ THÚY

CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT
STILBENOID VÀ THĂM DÒ TÁC DỤNG ỨC
CHẾ COX-2 IN VITRO CỦA CÂY NHO RỪNG
(Vitis heyneana Roem. & Schult.)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ THÚY

CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT
STILBENOID VÀ THĂM DÒ TÁC DỤNG ỨC
CHẾ COX-2 IN VITRO CỦA CÂY NHO RỪNG
(Vitis heyneana Roem. & Schult.)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DƢỢC LIỆU - DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đỗ Thị Hà
2. TS. Hà Vân Oanh

HÀ NỘI 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự
quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, các nghiên cứu viên của Trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội và Viện Dƣợc liệu, cùng các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc
tới PGS. TS. Đỗ Thị Hà, ngƣời thầy đã luôn dành thời gian, tâm huyết chỉ
bảo tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Hà Vân Oanh đã nhiệt tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của NCS. Phùng Thanh Long đã
nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các bạn đồng nghiệp tại
Khoa Hóa Thực vật-Viện Dƣợc liệu, các thầy cô và các anh chị kỹ thuật viên
của Bộ môn Dƣợc liệu, Dƣợc học cổ truyền, Thực vật - Trƣờng Đại Học
Dƣợc Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc - Viện
Dƣợc liệu, Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Thƣ viện Trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Luận văn là một phần kết quả thuộc đề tài “Nghiên cứu cơ chế tác dụng
chống viêm của một số hợp chất oligostilbenoid phân lập từ các loài Nho dại
(Vitis sp.) thu hái ở miền bắc Việt Nam”, mã số 106-YS.05-2014.26 đƣợc
Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ.

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè –
những ngƣời đã luôn ủng hộ tôi trong trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Học viên
Phạm Thị Thúy


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

PHẦN 1: TỔNG QUAN

2

1.1. Về thực vật

2

1.1.1. Vị trí, phân loại và phân bố của chi Vitis

2

1.1.2. Đặc điểm thực vật loài nho rừng


3

1.2. Thành phần hóa học

3

1.2.1. Thành phần hóa học của chi Vitis

3

1.2.2. Thành phần hóa học loài nho rừng

10

1.3. Tác dụng sinh học

11

1.3.1. Tác dụng chống viêm

11

1.3.2. Tác dụng chống oxy hóa

12

1.3.3. Tác dụng kháng khuẩn

13


1.3.4. Tác dụng kháng nấm

13

1.3.5. Tác dụng chống dị ứng

14

1.3.6. Tác dụng giảm đau, hạ sốt

14

1.3.7. Tác dụng chống loét dạ dày

14

1.3.8. Tác dụng chống ung thƣ

15

1.3.9. Tác dụng khác

15

1.4. Một số công dụng của nho rừng

16

2.


Tổng quan về viêm và cơ chế chống viêm liên quan đến ức chế enzym

COX-2

16

2.1. Khái niệm

16

2.2. Nguyên nhân

17

2.3. Cơ chế chống viêm

17


PHẦN 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị

20

2.1.1. Nguyên liệu

20


2.1.2. Hóa chất, dung môi

20

2.1.3. Máy móc, thiết bị và dụng cụ

21

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

22

2.2.1. Chuẩn bị cao chiết cồn 96% và các cao chiết phân đoạn từ phần trên
mặt đất nho rừng

23

2.2.2. Thăm dò tác dụng ức chế COX-2 in vitro của cao chiết toàn phần và
các cao chiết phân đoạn từ phần trên mặt đất nho rừng

23

2.2.3. Phân lập các hợp chất stilbenoid từ phân đoạn có hoạt tính của phần
trên mặt đất nho rừng

25

2.3.4. Thăm dò tác dụng ức chế COX-2 in vitro của một số hợp chất phân
lập đƣợc


25

2.3.5. Xử lý kết quả thực nghiệm

25

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

26

3.1. Chuẩn bị cao chiết cồn 96% và các cao chiết phân đoạn từ phần trên mặt
đất nho rừng

26

3.2. Thăm dò tác dụng ức chế COX-2 in vitro của cao chiết cồn 96% và các
cao chiết phân đoạn từ phần trên mặt đất nho rừng

27

3.3. Phân lập các hợp chất stilbenoid từ phân đoạn có hoạt tính của phần trên
mặt đất nho rừng

28

3.4. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập đƣợc

30


3.4.1. Hợp chất VH7

30

3.4.2. Hợp chất VH8

33

3.4.3. Hợp chất VH13

36

3.4.4. Hợp chất VH16

38


3.5. Thăm dò tác dụng ức chế COX-2 in vitro của một số hợp chất phân lập
đƣợc

42

PHẦN 4: BÀN U N

45

4.1. Sàng lọc tác dụng ức chế COX-2 in vitro lựa chọn cao phân đoạn có
hoạt tính định hƣớng phân lập các hợp chất có tác dụng chống viêm

45


4.2. Nghiên cứu thành phần hóa học

46

4.3. Thăm dò tác dụng ức chế COX-2 in vitro của các hợp chất tinh khiết
phân lập từ phân đoạn ethyl acetat nho rừng

47

ẾT U N

51

IẾN NGHỊ

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

bFgF

Tác nhân tăng trƣởng (Basic fibroblast growth factor)

CE


Catechin

COX-2

Cyclo oxygenase-2

CTCT

Công thức cấu tạo

DPPH

1,1-Diphenyl-2-picryl hydrazyl

He La

Tế bào ung thƣ cổ tử cung (Henrietta Lacks)

HepG2

Tế bào ung thƣ gan ngƣời (Human hepatocellular liver
carcinoma cell line)

HMBC

Phổ tƣơng tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết (Heteronuclear
Multiple Bond Connectivity)

HPLC


Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High-performance liquid
chromatography)

HPLC-MS

Sắc ký lỏng khối phổ (High-performance liquid
chromatography-mass spectrometry)

IC50

Nồng độ ức chế 50% (Inhibitory Concentration of 50%)

IgE

Immunoglobulin E

IL-1β

Interleukin 1β

LDL

Lipoprotein trọng lƣợng phân tử thấp (Low density
lipoprotein)

LPS

Lipopolysaccharid

MAPK


Mitogen-activated protein kinase

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimal Inhibitory
Concentration)

mEq

Milliequivalent

MS

Phổ khối lƣợng phân tử (Mass Spectrometry)


NFκB

Nuclear factor-kappa B

NMR

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance)

NSAIDS

Thuốc chống viêm không steroid (Nonsteroidal antiinflammatory drugs)

SKLM/TLC Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography)



Phân đoạn

PGE

Prostaglandin E

VH

Cao chiết cồn 96%

VHH

Cao chiết phân đoạn n-hexan

VHE

Cao chiết phân đoạn ethyl acetat

VHW

Cao chiết phân đoạn nƣớc

TLTK

Tài liệu tham khảo

TT


Thuốc thử


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Danh sách các loài thuộc chi Vitis ở Việt Nam

2

Bảng 1.2

Một số hợp chất stilbenoid phân lập từ các loài thuộc chi

4

Vitis
Bảng 1.3

Một số hợp chất flavonoid đƣợc tìm thấy trong loài V.

8


labrusca và V.vinifera
Bảng 1.4

Các acid béo và hàm lƣợng của chúng trong dầu hạt nho

9

Bảng 1.5

Một số tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Vitis

15

Bảng 3.1

Kết quả thử tác dụng ức chế COX-2 in vitro của cao cồn
96% và các cao phân đoạn từ phần trên mặt đất nho rừng

27

Bảng 3.2

Bảng so sánh dữ liệu phổ 1H, 13C-NMR của VH7 và (-)trans-ε-viniferin

31

Bảng 3.3

Bảng so sánh dữ liệu phổ 1H, 13C-NMR của VH8 và (+)-


33

α-viniferin
Bảng 3.4

Bảng so sánh dữ liệu phổ 1H, 13C-NMR của VH13 và cisvitisin B

36

Bảng 3.5

Bảng so sánh dữ liệu phổ 1H, 13C-NMR của VH16 và cisvitisin B

39

Bảng 3.6

Kết quả thử tác dụng ức chế COX-2 in vitro của
stilbenoid từ phần trên mặt đất cây nho rừng

42

Bảng 4.1

Một số tác dụng sinh học của các hợp chất phân lập đƣợc

49


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ


STT

Tên hình

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học một số stilbenoid phân lập từ V.

Trang
10

heyneana
Hình 1.2. Cơ chế tác dụng của thuốc chống viêm NSAIDS và

18

corticoid
Hình 2.1

Ảnh chụp mẫu nghiên cứu

20

Hình 2.2

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

22

Hình 2.3


Sơ đồ chiết cao cồn 96% và các cao phân đoạn phần trên
mặt đất cây nho rừng Vitis heyneana Roem. & Schult

26

Hình 3.1

Kết quả sàng lọc tác dụng ức chế COX-2 của cao cồn
96% và các cao phân đoạn từ phần trên mặt đất nho rừng
trên dòng tế bào đại thực bào RAW 264.7

28

Hình 3.2

Sắc ký đồ dấu vân tay hóa học của phần trên mặt đất nho
rừng

29

Hình 3.3

Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat
của phần trên mặt đất nho rừng

30

Hình 3.4

Cấu trúc hóa học của hợp chất VH7


33

Hình 3.5

Cấu trúc hóa học của hợp chất VH8

35

Hình 3.6

Cấu trúc hóa học của hợp chất VH13

38

Hình 3.7

Cấu trúc hóa học của hợp chất VH16

42

Hình 3.8

Kết quả sàng lọc tác dụng ức chế COX-2 của các
stilbenoid từ phần trên mặt đất nho rừng trên đại thực
bào RAW 264.7

43



ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm là một đáp ứng miễn dịch tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể trƣớc sự tấn
công của các tác nhân bên ngoài (vi sinh vật, tác nhân hóa, lý) hoặc tác nhân bên
trong (hoại tử do thiếu máu cục bộ, bệnh tự miễn). Nhƣ đã biết, 2 nhóm thuốc
chống viêm điển hình đang đƣợc sử dụng hiện nay là thuốc chống viêm không
steroid (NSAIDS) và thuốc chống viêm steroid (glucocorticoid) gây nhiều tác
dụng không mong muốn. Việc nghiên cứu tìm ra nguồn thảo dƣợc và các hợp
chất thiên nhiên ít tác dụng phụ và có tác dụng chống viêm là một trong những
hƣớng tiếp cận đang đƣợc quan tâm trong nền y dƣợc hiện nay.
Cây nho rừng có tên khoa học là Vitis heyneana Roem. & Schult., họ Nho
(Vitaceae), tên gọi khác là nho lông, nho năm góc. Rễ, vỏ rễ, lá đều là những vị
thuốc quý, đƣợc dùng để chữa nhiều bệnh nhƣ viêm phế quản, lậu hoặc dùng
ngoài trị đòn ngã tổn thƣơng, gân cốt tê đau, kinh nguyệt không đều, bạch đới,
phù thũng, sởi, lỵ…[8].
Các nghiên cứu về tác dụng sinh học trên thế giới chủ yếu tập trung trên 3
loài Vitis vinifera, Vitis amurensis và Vitis labrusca cho thấy có tác dụng chống
viêm, chống oxy hóa, chống ung thƣ, hạ đƣờng huyết, bảo vệ gan, kháng khuẩn,
kháng nấm, giảm đau, hạ sốt…Trong đó, các stilbenoid và oligostilbenoid đƣợc
cho là nhóm chất đặc trƣng có liên quan đến tác dụng chống viêm của một số
loài thuộc chi Vitis.
Hiện nay, các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng chống viêm
của loài Vitis heyneana Roem. & Schult. tại Việt Nam còn rất ít. Chính vì vậy,
chúng tôi xin tiến hành thực hiện đề tài “Chiết xuất, phân lập một số hợp chất
stilbenoid và thăm dò tác dụng ức chế COX-2 in vitro của cây nho rừng
(Vitis heyneana Roem. & Schult.)” với 2 mục tiêu chính nhƣ sau:
1. Phân lập 3-5 hợp chất stilbenoid từ phần trên mặt đất nho rừng.
2. Thăm dò tác dụng ức chế COX-2 in vitro của cao chiết tổng, cao chiết phân
đoạn và một số hợp chất phân lập đƣợc.

1



PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Về thực vật
1.1.1. Vị trí, phân loại và phân bố của chi Vitis
Vị trí của chi Vitis trong hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan (2009)
[73].
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Hạt kín (Angiospermae)
Lớp Hai lá mầm (Dicotyledones)
Phân lớp Hoa Hồng (Rosidae)
Bộ Nho (Vitales)
Họ Nho (Vitaceae)
Chi Nho (Vitis)
Phân bố: Trên thế giới chi Vitis có khoảng trên 66 loài, chủ yếu ở vùng ôn
đới, mở rộng đến vùng cận nhiệt đới [5], [33], [87].
Ở nƣớc ta chi này có 6 loài [5], [6], [8]. Danh sách các loài thuộc chi Vitis
ở Việt Nam đƣợc trình bày tại bảng 1.1.
Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Vitis ở Việt Nam [5], [8]
STT

Tên loài

Tên thông

Phân bố

thƣờng
1


Vitis vinifera L.

Nho

Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận,

âm Đồng,

TP. Hồ Chí Minh
2

Vitis labrusca L.

3

Vitis balansana Nho đất, nho Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Dƣơng,
Planch.

Nho chồn

Việt Nam

dại nhỏ quả

Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Trị,
Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Khánh
Hòa

4


Vitis

flexuosa Nho dại, nho Sơn a, Tây Ninh

2


Thunb.
5

Vitis

cong queo
heyneana Nho rừng, nho Lạng Sơn, Ninh Bình vào Ninh

Roem. & Schult

lông, nho năm Thuận
góc

6

Vitis

retordii Nho lông hoe

Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình

Roman du Caill.

Ex Planch.
1.1.2. Đặc điểm thực vật loài nho rừng
Nho rừng hay còn gọi là nho lông, nho năm góc, có tên khoa học là Vitis
heyneana Roem. & Schult. hoặc tên đồng nghĩa là Vitis pentagona Diels and
Gilg, Vitis quinquangularis Rehder, thuộc họ Nho (Vitaceae) [8].
Cây nhỡ leo, vòi đơn. Cành đo đỏ, phủ lông nhện, tựa bông, bị rụng nhiều
hay ít, tua cuốn đối diện với lá, rẽ đôi [8]. á đơn; xoan, thƣờng có 5 góc, cụt
hay hình tim ở gốc, lúc đầu nhƣ mạng nhện rồi sậm ở trên, có lông len nhiều và
có màu kem hay màu quế ở dƣới, dài 7-15 cm, rộng 7-11 cm, có 3 thùy, rõ hay
không, có răng rất ngắn. Hoa thành chùm đối diện với lá, dài 7-8 cm, rộng 3-5
cm, có lông nhện. Quả chín màu đen, nạc, đƣờng kính 1cm. Hạt 2-4, xoan
ngƣợc, dẹp [6], [7], [8], [71].
Sinh thái: cây thƣờng mọc trong rừng, sƣờn đồi hoặc thung lũng dƣới
dạng cây bụi, ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 10-11 [8].
Phân bố: Cao B ng, Lạng Sơn, ào Cai, Ninh Bình vào Bình Thuận; còn
có ở Trung Quốc, Lào, Campuchia [8].
1.2. Thành phần hóa học
1.2.1. Thành phần hóa học của chi Vitis
Hiện nay, trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học
các loài thuộc chi Vitis. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung trên V.
vinifera, V. amurensis và V. balansana cho thấy chúng có chứa các hợp chất
thuộc nhóm stilbenoid, flavonoid, tanin, polysaccharid, acid amin và steroid.

3


1.2.1.1. Nhóm chất stilbenoid
Stilbenoid là nhóm hợp chất đặc trƣng của chi Vitis nói riêng và trong họ
Vitaceae nói chung. Đã có khoảng 100 stilbenoid dạng monomer, dimer hoặc
oligomer đƣợc tìm thấy từ các loài Vitis [60].

Từ cao chiết ethanol của lá và thân V. amurensis đã phân lập và xác định
đƣợc 6 oligostilbenoid (r-2-viniferin (1), trans-amurensin B (2), trans-εviniferin (3), gnetin H (4), amurensin G (5), (+)-ampelopsin A (6)) và 4
stilbenoid (trans-resveratrol (7), (+)-ampelopsin F (8), piceatannol (9), transpiceid (10)) [21].
Năm 1998, tác giả Piere Waffo Teguo và cộng sự đã phân lập từ phân
đoạn ethyl acetat loài V. vinifera 9 hợp chất stilbenoid gồm (E)-astringin (11),
(E)-resvertrolosid (12), (E)-piceid (13), piceatannol (9), (E)-resveratrol (14), (Z)astringin (15), (Z)-resvertrolosid (16), (Z)-piceid (17), (Z)-resveratrol (18) [76].
Năm 2011, từ cao chiết ethanol phần trên mặt đất V. thunbergii phân lập
đƣợc 6 stilbenoid gồm trans-resveratrol (7), (+)-ε-viniferin (19), ampelopsin C
(20), ampelopsin A (6), (-)-vitisin B (21), (+)-vitisin A (22) [77].
Năm 2013, Sylvain Schnee và cộng sự đã phân lập đƣợc 5 oligostilbenoid
trong cao chiết methanol V. vinifera, chúng gồm ampelopsin A (6), hopeaphenol
(23), ampelopsin H (24), ε-viniferin (25), E-vitisin B) (26) [69].
Bảng 1.2. Một số hợp chất stilbenoid phân lập từ các loài thuộc chi Vitis
ST
T

Tên chất

CTCT

Loài/Bộ

TL

phận dùng

TK

V.


vinifera

(lá, thân, quả) [10],
1

(E)-Piceid

V. amurensis [48],

(13)

(lá, thân)
V.

larbusca [84],

(quả)

4

[76],


V.

vinifera

(lá, thân, quả)
2


(Z)-Piceid

V.

(17)

larbusca [48],

(quả)

[76]

V. heyneana
(thân)
V.
3

vinifera

Piceatannol

(lá, thân, quả)

(9)

V. amurensis
(lá, thân)
V.

V. amurensis


4

(lá, thân)
V. thunbergii

Resveratrol

(lá, thân)

(7)

V.

[34],
[76]

vinifera

(lá, thân, quả)

trans-

[21],

larbusca

(lá, thân, quả)
V. heyneana


[10],
[21],
[30],
[34],
[48],
[76],
[84],

(thân)
V.

(Z)5

vinifera

(lá, thân, quả)

Resveratrol

V.

(18)

larbusca

(quả)

5

[10],

[48],
[76],


V. thunbergii
(rễ, thân)
V. amurensis

(+)7

(lá, thân, rễ

Ampelopsin

V.

A (6)

vinifera

(thân)
V. heyneana

[21],
[30],
[34],
[77],
[80]

(thân)

V. amurensis

(+)8

Ampelopsin
F (8)

(lá, thân)

[21],

V. thunbergii

[80]

(lá, thân)
V. amurensis

11

Amurensin

(rễ)

H (27)

V.

[30],
vinifera


[36]

(thân)
V.

(+)-(E)-ε14

Viniferin
(28)

(lá, thân)

[30],

V. heyneana

[55]

(thân)

V.
15

vinifera

Hopeaphen

vinifera


(thân)

ol (23)

V. amurensis
(rễ)

6

[32],
[69],
[84]


(+)17

V.

Viniferol A

(thân)

(29)

22

23

vinifera


r-2Viniferin
(1)

V. amurensis
(lá, thân)

(E)-Vitisin

V.

B (26)

(thân)

vinifera

[80]

[21]

[69]

1.2.1.2. Nhóm chất flavonoid và phenolic
Năm 1999, Yinrong Lu và cộng sự đã phân lập và xác định đƣợc 16 hợp
chất từ bã nho và đã xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập đƣợc
dựa theo các phƣơng pháp phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (NMR), phổ khối
(MS ….Chúng gồm 6 hợp chất thuộc nhóm acid phenolic (acid gallic (30), acid
4-glucosid gallic (31), acid 3-glucosid gallic (32), trans-acid caftaric (33), transacid coutaric (34), cis-acid coutaric (35)), một hợp chất là dẫn xuất của hydroxy
phenol (2-hydroxy-5-(2-hydroxy-ethyl) phenylglucosid (36)) và 9 hợp chất
7



thuộc nhóm flavonoid (catechin (37), epicatechin (38), procyanidin B1 (39),
quercetin 3-glycosid (40), quercetin 3-glycuronid (41), kaempferol 3-glycosid
(42), kaempferol 3-galactosid (43), astilbin (44), engeletin (45) [53].
Một nghiên cứu khác của Ismael Ivan Rockenbach và cộng sự trên bột của
hạt và vỏ loài V. vinifera và V. labrusca cho thấy hàm lƣợng phenolic trong hạt
cao hơn trong vỏ (2128-16518mg catechin/100g hạt và 660-1839mg catechin
/100g vỏ). Nghiên cứu còn cho thấy cao chiết từ hạt nho có hàm lƣợng phenolic
tổng số cao hơn trong vỏ, đặc biệt là các oligome và polyme flavanol [66].
Năm 2008, Zhenchang Liang và cộng sự đã tiến hành phân tích 110 mẫu
vỏ nho b ng phƣơng pháp HP C-MS. Kết quả phát hiện 29/33 pic là các hợp
chất anthocyanin. Tất cả các anthocyanin là dẫn xuất monoglucosid hoặc
diglucosid của 5 anthocyanin (delphinidin, cyanidin, petunidin, peonidin và
malvidin) nhƣ delphinidin-3-O-glucosid (46), cyanidin-3-O-glucosid (47),
peonidin-3-O-glucosid (48), malvidin-3-O-glucosid (49 …[51].
Bảng 1.3. Một số hợp chất flavonoid đƣợc phân lập từ loài V. labrusca và
V.vinifera
TT

Tên chất

1

Catechin (37)

Cấu trúc hóa học

Loài


TLTK

V. labrusca,

[65]

V. vinifera

2

Quercetin (50)

V. labrusca,
V. vinifera

8

[65]


3

Rutin (51)

V. labrusca,

[65]

V. vinifera


4

Kaempferon

V. labrusca,

(52)

V. vinifera

[65]

1.2.1.3. Sterol
Các nhà nghiên cứu đã chọn các giống nho đỏ ở nhiều vùng, và sau đó
tách lấy hạt nho điều chế ra dầu hạt nho. Nghiên cứu đã xác định đƣợc hàm
lƣợng cũng nhƣ là các loại acid béo và sterol trong hạt nho (xem bảng 1.4) [42].
Bảng 1.4. Các acid béo và hàm lƣợng của chúng trong dầu hạt nho
Acid béo

Hàm lƣợng (%)

Acid béo

Hàm lƣợng (%)

Myristic

≤ 0,1%

Linoleic


58-77%

Palmitic

5-10%

Linolenic

≤ 1%

Stearic

3-5%

Arachidic

≤ 0,1%

Oleic

12-26%

Các sterol bao gồm 15 chất: cholesterol (53), brassicasterol (54), 24methylen cholesterol (55), campesterol (56), campestanol (57), stigmasterol
(58), ∆7-campesterol (59), ∆5,23-stigmastadienol (60), clerosterol (61), βsitosterol (62), sitostanol (63), ∆5-avenasterol (64), ∆5,24-stigmastadienol (65),
∆7-stigmasterol (66) và ∆7-avenasterol (67). [42].
1.2.1.4. Các thành phần khác
Nghiên cứu của Sónia O. Prozil

và cộng sự đã xác định đƣợc các


polysaccharid trong thân cây V. vinifera chủ yếu là cellulose, heteroxylan và
glucan, trong đó cellulose chiếm 30,3%, heteroxylan chiếm 12% và glucan

9


chiếm khoảng 15%. Các loại đƣờng có trong quả nho là các monosaccharid
(rhamnose, arabinose, xylose, mannose, galactose, glucose) [63].
Nhóm nghiên cứu cũng đã xác định đƣợc hàm lƣợng protein trong bã nho
chiếm khoảng 6,1-13% [63], [86].
1.2.2. Thành phần hóa học loài nho rừng
Hiện nay, trên thế giới đã có một số nghiên cứu về loài V. heyneana
Roem. & Schult. Một số hợp chất phân lập từ loài này chủ yếu thuộc nhóm
stilbenoid, acid phenolic và terpenoid [50], [84].
1.2.2.1. Nhóm chất stilbenoid
Năm 1996, Li W. W. và cộng sự đã phân lập đƣợc 4 oligomer từ thân cây
V. heyneana (heyneanol A (68), ampelopsin C (20), amelopsin A (6) và (+)-εviniferin (19)) [50].
Năm 2013, từ rễ cây V. heyneana, Yue L. và cộng sự đã phân lập đƣợc 3
monomer (vitisinol A (69), (E)-piceid (13) và hopeaphenol (23)) [84].
HO HO

OH

OH
OH

H

OH

HO
OH

OH

HO

H
OH

H

O H

HO

H

HH
O

OH

19

20
OH

OH


OH

HO
O

OH HO

HO
O

H

O

HH
HO

H

H

OH

O
HO

OH
OH

HO


68

69

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học một số oligostilbenoid phân lập từ V. heyneana
10


1.2.2.2. Nhóm chất megastigman glycosid
Năm 2012, từ cao chiết aceton 70% lá cây V. heyneana, Hai-Jian Cong và
cộng sự đã phân lập đƣợc 5 megastigman glucosid trong đó có một
megastigman glucosid mới là (3S,5R,6R,9R)-megastigman-3, 5, 6, 9-tetrol 9-Oβ-ᴅ-glucopyranosid (70) và 4 megastigman glucosid là actinidioionsid (71),
(6S,9R)-roseosid (72), icarisid B5 (73) và icarisid B1 (74) [17].
1.2.2.3. Một số thành phần khác
Năm 2013, Yue Li và cộng sự đã phân lập đƣợc 5 hợp chất từ rễ cây V.
heyneana, bao gồm β-sitosterol (62), aviculin (86), acid betulinic (87), benzyl Oβ-ᴅ-apiofuranosyl-(1→2 -β- ᴅ -glucopyranosid (88) và methyl rosmarinat (89)
[84].
Từ cao chiết lá cây V. heyneana, Hai-Jian Cong và cộng sự đã phân lập và
xác

định

đƣợc

1

cycloartan

nortriterpenoid




25,26,27-trinor-3β,

24-dihydroxycycloartan (90) và 1 cycloartan triterpenoid là cycloart-23-en-3β,
25-diol (91) [17].
1.3. Tác dụng sinh học
Hiện nay các nghiên cứu về dƣợc lý chủ yếu trên loài V. vinifera, một số ít
nghiên cứu tiến hành trên các loài V. amurensis và V. thunbergii.
1.3.1. Tác dụng chống viêm
Kết quả nghiên cứu của Min-Ji Bak và cộng sự cho thấy procyanidin từ
hạt loài V. amurensis có tác dụng chống viêm mạnh thông qua sự ức chế iNOS
và COX-2 b ng cách điều khiển con đƣờng truyền tín hiệu NFκB và p38 MAPK
[11].
Năm 2005, Greenspan P. và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm cho chuột ăn
khẩu phần ăn chứa 5% vỏ nho V. rotundifolia trong 14 ngày, sau đó tiêm
carrageenan vào chân chuột và đo thể tích bàn chân chuột sau 3h. Kết quả cho
thấy chuột có chế độ ăn vỏ nho hàng ngày bị phù nề ít hơn khoảng 50% so với
chuột không ăn, điều này chứng tỏ vỏ nho có tác dụng kháng viêm in vivo [26].

11


Nghiên cứu năm 2011 của Kun-Teng Wang và cộng sự đã chỉ ra r ng tác
dụng ức chế giải phóng IL-1β và PGE2 gây bởi LPS của cao chiết methanol thân
loài V. thunbergii có tác dụng ức chế tốt hơn các bộ phận khác (cành, lá và rễ)
lần lƣợt là 71,29 ± 7,08% và 22,50 ± 6,20% và không gây độc. Tác dụng ức chế
PGE2 của resveratrol và ampelopsin C phân lập từ phần thân loài V. thunbergii
cho kết quả ức chế cao nhất với giá trị IC50 lần lƣợt là 73,32 ± 1,74 và 15,52 ±

2,69 µM. Mặt khác resveratrol cũng ức chế hoạt động của COX-2 khá đáng kể
với IC50 = 27,01 ± 1,11µM [77].
Nghiên cứu của Bakhta Aouey và cộng sự năm 2016 cho thấy cao chiết
thủy phân lá V. vinifera với liều 100, 200 và 400 mg/kg làm giảm đáng kể thể
tích phù bàn chân chuột lần lƣợt là 34,48% (p <0,05), 36,20% (p<0,05) và
41,37% (p <0,05) 5 giờ sau khi tiêm carrageenan [12].
Theo nghiên cứu năm 2017 của nhóm tác giả Vion E., trans-ε-viniferin có
tác dụng làm phân rã β-amyloid peptid và chống viêm trên chuột bị Alzheimer
mạnh hơn tác dụng của resveratrol [75].
1.3.2. Tác dụng chống oxy hóa
Năm 2009, Cosme F. và cộng sự đã nghiên cứu sự ảnh hƣởng của dung
môi chiết xuất tới hàm lƣợng flavonoid tổng cũng nhƣ tác dụng chống oxy hóa
của hạt loài V. vinifera. Trên mô hình β-caroten-linoleat và acid peroxy linoleic,
tại nồng độ 100 ppm thì các cao chiết đều có tác dụng chống oxy hóa từ 6590%, trong đó cao chiết ethyl acetat – nƣớc (17:3) với hàm lƣợng flavonoid tổng
cao nhất (54 ± 4,86%/100g cao chiết), có tác dụng chống oxy hóa cao nhất (89,3
± 2,36%/10ppm–100ppm) [39].
Nghiên cứu của Ismael IR và cộng sự trên hạt và vỏ loài V. vinifera và V.
labrusca cho thấy sự khác nhau về hoạt tính chống oxy hóa có liên quan đến
hàm lƣợng phenolic. Các hợp chất phenolic tập trung khá lớn trong hạt (tƣơng
đƣơng 2128-16518 mg CE (catechin)/100g) so với trong vỏ (tƣơng đƣơng 6601839 mg CE/100g). Tác dụng chống oxy hóa của hạt nho Pinot Noir là cao nhất

12


(tƣơng đƣơng 16925µmol Trolox/100g và 21492 µmol Fe2+/100g), còn trong vỏ
cao nhất là giống Isabel (3640µmol TE/100g và 4362µmol Fe2+/100g) [66].
Kết quả nghiên cứu của Qian M. O. và cộng sự năm 2008 cho thấy cao
chiết hạt loài V. quinquangularis với hàm lƣợng 0,04% procyanidin có tác dụng
chống oxy hóa và tăng thời gian bảo quản của dầu camellia từ 100-175 ngày
[64].

1.3.3. Tác dụng kháng khuẩn
Năm 1999, Jayaprakasha G. K. và cộng sự đã chứng minh tác dụng kháng
khuẩn của cao chiết methanol từ hạt loài V. vinifera. Cao chiết methanol-nƣớcacid acetic (90:9,5:0,5) ở nồng độ 900 ppm thể hiện hoạt tính kháng khuẩn B.
cereus, B. subtilis và B. coagulans, ở nồng độ 1000 ppm thể hiện hoạt tính
kháng khuẩn chủng S. aureus, ở nồng độ 1250 ppm thể hiện hoạt tính kháng
khuẩn E. coli và 1500 ppm có tác dụng kháng khuẩn P. aeruginosa. [38].
Kết quả nghiên cứu của Nilgun Gokturk Baydar và cộng sự cho thấy cao
chiết aceton- nƣớc-acid acetic (90:9,5:0,5) ở nồng độ 20% ức chế tất cả các vi
khuẩn trừ B. amyloliquefaciens, còn ở nồng độ 4% không có tác dụng đôia với
A.hydrophila, B. amyloliquefaciens, B. megaterium và B. subtilis [14].
Năm 2009, Nam Hui Yim và cộng sự đã xác định đƣợc 9 hợp chất phân
lập từ lá và thân V. amurensis có hoạt tính kháng khuẩn đối với 2 chủng vi
khuẩn gây bệnh răng miệng S. mutans và S. sanguis. Trong đó, ε-viniferin có
hoạt tính chống lại S. mutans và S. sanguis mạnh nhất với các giá trị MIC tƣơng
ứng 25 và 12,5 mg/ml [82].
1.3.4. Tác dụng kháng nấm
Kết quả nghiên cứu của Sylvain Schnee và cộng sự năm 2013 cho thấy
cao chiết methanol và ethanol của V. vinifera tại nồng độ 1 mg/ml có hoạt tính
kháng nấm đáng kể đối với chủng Plasmopara viticola, Erysiphe Necator và
nồng độ 5 mg/ml với chủng Botrytis cinerea. Cả 6 hợp chất đƣợc phân lập
(ampelopsin A (124 µM), hopeaphenol (17 µM), trans-resveratrol (122 µM),

13


ampelopsin H (92 µM), ε-viniferin (66 µM), E-vitisin B (13 µM)) đều có tác
dụng kháng P. viticola, riêng ε-viniferin tại nồng độ 5 mM kháng chủng B.
cinerea [69].
1.3.5. Tác dụng chống dị ứng
Năm 2008, Sang-Hyun Kim và cộng sự đã khảo sát tác dụng của V.

amurensis. Kết quả cho thấy cao chiết methanol quả V. amurensis có tác dụng
chống dị ứng theo cơ chế kháng histamin và kháng immunoglobulin E [43].
Nghiên cứu của Marzulli G. và cộng sự trên loài V. vinifera cho thấy cao
chiết V. vinifera làm giảm số lƣợng immunoglobulin E và bạch cầu ái toan trong
dịch phế quản chuột bị suyễn [54].
1.3.6. Tác dụng giảm đau, hạ sốt
Nghiên cứu của Bakhta Aouey và cộng sự năm 2016 cho thấy cao chiết
thủy phân lá V. vinifera có tác dụng giảm đau đáng kể. Khi cho chuột dùng liều
200 và 400 mg/kg và dùng indomethacin 10 mg/kg thì hiệu lực giảm đau tƣơng
ứng là 60,5%, 65,5% và 75,07% [12].
Cũng trong nghiên cứu này, Bakhta Aouey và cộng sự đã chứng minh cao
chiết thủy phân lá V. vinifera có tác dụng hạ sốt trên mô hình chuột thí nghiệm
sử dụng nấm men. Kết quả cho thấy ở liều 200 mg/kg và 400 mg/kg thì có tác
dụng hạ sốt tại 23 h lần lƣợt là 36,84°C và 36,76°C [12].
1.3.7. Tác dụng chống loét dạ dày
Nghiên cứu của Makoto Saito năm 1998 về tác dụng chống loét dạ dày
của cao chiết hạt nho cụ thể là procyanidin đƣợc tiến hành trên chuột, với liều
200 mg/kg procyanidin thể hiện hoạt tính ức chế mạnh sự tổn thƣơng niêm mạc
dạ dày gây bởi ethanol 60% có chứa 150 mM HCl [68].
Nghiên cứu của Ingale Anand và cộng sự cho thấy cao chiết hạt và vỏ nho
V. vinifera có tác dụng giảm đáng kể thể tích loét dạ dày và nồng độ acid tự do
so với nhóm đối chứng. Trong đó, nhóm dùng liều 200 mg/kg cao chiết hạt nho

14


có hiệu quả tốt nhất (thể tích loét dạ dày giảm 2,16 ± 0,19 ml, nồng độ acid tự
do còn 46,66 ± 0,98 mEq/l/100g, ức chế loét 68,38%) [35].
1.3.8. Tác dụng chống ung thư
Y học cổ truyền Trung Quốc từ lâu đã sử dụng V. amurensis để điều trị

ung thƣ. ết quả nghiên cứu cho thấy hợp chất heyneanol làm giảm sự phát triển
của khối u mạnh hơn resveratrol mà không ảnh hƣởng đến khối lƣợng cơ thể,
ngoài ra cả heyneanol và resveratrol đều ức chế yếu tố tăng trƣởng nguyên bào
cơ bản (bFGF), ức chế sự gắn kết với thụ thể của bFGF [23].
Một nghiên cứu khác về cao chiết cành V. vinifera cho thấy khả năng ức
chế sự tăng trƣởng tế bào ung thƣ và HepG2 HeLa với IC50 lần lƣợt là 50 ± 12
và 32 ± 16 mg/ml [9].
Theo nghiên cứu năm 2014 của Giovannelli L, cao chiết giàu viniferin có
tác dụng ức chế khối u gấp 8-10 lần so với trans-resveratrol [24].
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Jiang C., kobophenol A, ampelopsin
A, cis-gnetin H có tác dụng độc tế bào mạnh đối với các dòng tế bào MCF-7 với
tỷ lệ ức chế lần lƣợt là 66,58%, 57,16%, 52,84% [40].
1.3.9. Tác dụng khác
Một nghiên cứu khác năm 2009 cho thấy cao chiết V. quinquangularis ức
chế đáng kể huyết khối gây ra bởi FeCl3 trên động mạch cảnh của chuột và giảm
khối lƣợng huyết khối [62].
Ngoài ra thì cao chiết nƣớc lá V. quinquangularis làm giảm đáng kể lƣợng
cholesterol toàn phần, triglycerid và LDL ở gan nên có thể kết luận cao chiết
nƣớc có tác dụng làm giảm lipid máu [61].
Một số tác dụng sinh học của các loài chi Vitis đƣợc tóm tắt tại bảng 1.5.
Bảng 1.5. Một số tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Vitis
STT
1

Tác dụng sinh
học
Chống oxy hóa

Loài nghiên cứu
V. vinifera


Bộ phận
dùng
Hạt

15

TLTK
[18]


×