BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THÚY AN
CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ
HỢP CHẤT VÀ THĂM DÒ TÁC DỤNG
HẠ ACID URIC CỦA LÁ SA KÊ
(Artocarpus communis J. R. Forster
& G. Forster)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
HÀ NỘI 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THÚY AN
CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ
HỢP CHẤT VÀ THĂM DÒ TÁC DỤNG
HẠ ACID URIC CỦA LÁ SA KÊ
(Artocarpus communis J. R. Forster
& G. Forster)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ 60720406
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Thái An
HÀ NỘI 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ tận tình từ các thầy cô, gia đình và
bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS. TS. Nguyễn Thái An
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: GS. TS. Thái Nguyễn
Hùng Thu đã cho tôi những đóng góp quý báu về đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn
Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh
vật – Viện Hàn lâm khoa học & Công nghệ Việt Nam, Trung tâm Dược lýDược lâm sàng – Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Dược lực – Trường Đại
học Dược Hà Nội đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, cùng toàn thể các
thầy cô giáo, các cán bộ Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi
có thể lĩnh hội những kiến thức quý giá về ngành Dược trong suốt 7 năm qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn
sát cánh, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Thuý An
MỤC LỤC
Trang
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục hình
Danh mục bảng
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
3
1.1. Tổng quan về lá Sa kê
1.1.1. Đặc điểm thực vật của Sa kê
3
1.1.1.1. Tên gọi - Vị trí phân loại của Sa kê
1.1.1.2. Đặc điểm thực vật
3
1.1.1.3. Phân bố sinh thái
4
1.1.1.4. Bộ phận dùng
4
1.1.1.5. Đặc điểm vi học lá Sa kê
4
1.1.2. Thành phần hóa học của lá Sa kê
6
1.1.3. Tác dụng dược lý
10
1.1.3.1. Tác dụng ức chế xanthin oxidase
10
1.1.3.2. Tác dụng chống oxy hóa
10
1.1.3.3. Tác dụng chống ung thư
10
1.1.3.4. Tác dụng chống xơ vữa động mạch
11
1.1.3.5. Tác dụng ức chế α-glucosidase
11
1.1.3.6. Tác dụng ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
12
1.1.3.7. Tác dụng hạ huyết áp
12
1.1.3.8. Tác dụng cải thiện chức năng thận
13
1.1.3.9. Tác dụng kháng khuẩn
13
1.1.3.10. Tác dụng chống sốt rét
13
1.1.4. Độc tính của lá Sa kê
13
1.1.5. Công dụng của lá Sa kê
14
1.2. Tổng quan về bệnh gút
15
1.2.1. Định nghĩa, phân loại
15
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
15
1.2.2.1. Quá trình sinh tổng hợp acid uric
15
1.2.2.2. Cơ chế bệnh sinh của gút theo y học hiện đại
16
1.2.2.3. Nguyên nhân bệnh sinh theo y học cổ truyền
17
1.2.3. Thuốc điều trị
17
1.2.3.1. Theo y học hiện đại
17
1.2.3.2. Theo y học cổ truyền
17
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
19
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
19
2.2. Phương tiện nghiên cứu
19
2.2.1. Hóa chất
19
2.2.2. Thiết bị
20
2.2.3. Động vật thí nghiệm
21
2.3. Phương pháp nghiên cứu
21
2.3.1. Chiết xuất, phân lập các chất trong lá Sa kê
21
2.3.2. Thăm dò tác dụng hạ acid uric
22
2.3.2.1. Phương pháp đánh giá tác dụng hạ acid uric huyết thanh
22
trên mô hình gây tăng acid uric cấp thực nghiệm
2.3.2.2. Phương pháp đánh giá tác dụng ức chế xanthin oxidase in
24
vitro
2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liê ̣u
25
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
26
3.1. Chiết xuất, phân lập các hợp chất
26
3.1.1. Chiết xuất
26
3.1.1.1. Lấy mẫu và xác định độ ẩm dược liệu
26
3.1.1.2. Chiết xuất
26
3.1.2. Khảo sát sơ bộ thành phần cắn phân đoạn ethylacetat
27
3.1.2.1. Định tính cắn ethylacetat bằng phản ứng hóa học
27
3.1.2.2. Định tính cắn ethylacetat bằng sắc kí lớp mỏng
31
3.1.3. Phân lập
32
3.1.3.1. Phân lập
32
3.1.3.2. Kiểm tra độ tinh khiết chất phân lập
34
3.1.4. Nhận dạng các chất phân lập
36
3.1.4.1. Hợp chất AR1
36
3.1.4.2. Hợp chất AR2
39
3.1.4.3. Hợp chất AR3
42
3.2. Thăm dò tác dụng điều trị gút của lá Sa kê
44
3.2.1. Chuẩn bị mẫu thử
44
3.2.2. Đánh giá khả năng hạ acid uric huyết thanh trên mô hình gây
44
tăng cấp acid uric bằng kalioxonat tiêm màng bụng
3.2.2.1. Thăm dò với mẫu thử ở liều thấp
44
3.2.2.2. Thăm dò với mẫu thử ở liều cao hơn
45
3.2.3. Đánh giá khả năng ức chế enzym xanthin oxidase của mẫu
46
thử
CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN
48
KẾT LUẬN
52
KIẾN NGHỊ
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
54
PHỤ LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ACE
Angiotensin converting enzym
AR
Cắn toàn phần
AR-C
Cắn chloroform
AR-E
Cắn ethyl acetat
AR-H
Cắn n-hexan
AR-W
Cắn nước
13
Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance
C-NMR
DEPT
Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
DPPH
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
EC50
Half maximal Effective Concentration
ESI-MS
Eletrospray Ionization Mass Spectroscopy
EtOAc
Ethylacetat
GF254
Gypsum fluorescent 254nm
HGPRTase
Hypoxanthin Guanin Phosphoribosyl Transferase
HMBC
Heteronuclear Multiple Bond Correlation
1
Proton Nuclear Magnetic Resonance
H-NMR
HSQC
Hetoronuclear Single Quantum Coherence
IC50
Half maximal Inhibitory Concentration
KHV
Kính hiển vi
LDL
Low Density Lipoprotein
MIC
Minimum Inhibitory Concentration
MS
Mass Spectroscopy
OECD
Organization for Economic Co-operation and Development
PC50
Half maximal penetration concentration
PRPP
Phosphoribosyl pyrophosphate
Rf
Retardation Factor
SKC
Sắc ký cột
SKLM
Sắc ký lớp mỏng
TT
Thuốc thử
UV254nm
Ultra Violet 254nm
UV365nm
Ultra Violet 365nm
XO
Xanthin oxidase
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các hợp chất flavonoid phân lập từ lá Sa kê
Trang
7
Bảng 2.1. Bố trí hỗn hợp phản ứng trong từng giếng
24
Bảng 3.1. Khối lượng các cắn phân đoạn từ dịch chiết Methanol lá
28
Sa kê
Bảng 3.2. Kết quả định tính cắn ethyl acetat bằng phản ứng hóa
30
học
Bảng 3.3. Kết quả SKLM của AR1 với 3 hệ dung môi
34
Bảng 3.4. Kết quả SKLM của AR2 với 3 hệ dung môi
35
Bảng 3.5. Kết quả SKLM của AR3 với 3 hệ dung môi
36
Bảng 3.6. Dữ liệu phổ NMR của AR1 (1)
38
Bảng 3.7. Dữ liệu phổ NMR của AR2 (2)
40
Bảng 3.8. Dữ liệu phổ NMR của AR3 (3)
42
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của dịch chiết nước Sa kê lên nồng độ acid
44
uric trong máu chuột
Bảng 3.10. Kết quả thử nghiệm với dịch chiết nước lá Sa kê liều cao
45
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá tác dụng ức chế XO in vitro của cao
46
nước
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá tác dụng ức chế XO in vitro của dịch
chiết methanol lá Sa kê
47
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Ảnh vi phẫu lá cây Sa kê
5
Hình 1.2. Ảnh một số đặc điểm bột lá Sa kê
6
Hình 1.3. Quá trình hình thành acid uric trong cơ thể
14
Hình 2.1. Cây Sa kê tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
19
Hình 2.2. Quy trình thí nghiệm đánh giá tác dụng hạ acid uric máu
23
trên mô hình gây tăng cấp bằng kali oxonat
Hình 2.3. Quy trình thí nghiệm đánh giá tác dụng ức chế xanthin
25
oxidase
Hình 3.1. Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ lá Sa kê.
27
Hình 3.2. Sắc ký đồ của cắn ethylacetat khai triển với hệ I ở các
32
điều kiện quan sát
Hình 3.3. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn ethylacetat.
33
Hình 3.4. Sắc kí đồ của AR1
34
Hình 3.5. Sắc kí đồ của AR2
35
Hình 3.6. Sắc kí đồ của AR3
36
Hình 3.7. Ảnh tinh thể của AR1 dưới KHV vật kính 10 và 40.
37
Hình 3.8. Cấu trúc hóa học của hợp chất AR1 (1)
39
Hình 3.9. Sản phẩm AR2 phân lập được
39
Hình 3.10. Cấu trúc hóa học của hợp chất AR2 (2)
41
Hình 3.11. Sản phẩm AR3 phân lập được.
42
Hình 3.12. Cấu trúc hóa học của hợp chất AR3 (3)
43
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của tổng hợp hóa dược, công tác nghiên
cứu, phát triển thuốc và sản phẩm có nguồn gốc cây cỏ đang là vấn đề thu hút
sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Với các thuốc có nguồn gốc hóa
dược, dù có những ưu điểm nổi bật như hiệu quả điều trị, dễ sản xuất, dễ sử
dụng và bảo quản, thì hạn chế lớn nhất là tác dụng phụ của thuốc và tính kháng
thuốc khi sử dụng trong thời gian dài. Việc tìm kiếm các loại thuốc có nguồn
gốc từ thảo dược thiên nhiên có thể khắc phục được bất lợi đó là mối quan tâm
đặc biệt của các nhà hoá sinh và y dược trên thế giới.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với điều kiện tự nhiên đa dạng,
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có mức độ đa dạng sinh
học cao, nhiều loài thực vật đã được các cộng đồng dân tộc sử dụng trong chăm
sóc sức khỏe, phòng và trị bệnh. Tuy nhiên phần lớn nguồn tài nguyên này đang
được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian mà chưa được nghiên cứu đầy đủ về
liều lượng, tác dụng, hiệu quả điều trị.
Cây Sa kê có tên khoa học là Artocarpus communis J. R. Forst. & G.
Forst (tên đồng nghĩa là Artocarpus altilis (Park.) Fosberg) thuộc họ Dâu tằm
(Moraceae) [14]. Cây Sa kê là loài cây quen thuộc ở miền Nam Việt Nam. Quả
của cây Sa kê được sử dụng phổ biến làm thực phẩm với nhiều cách chế biến
khác nhau [12]. Ở nước ta, dân gian dùng lá Sa kê không chỉ để chữa phù thũng,
tăng huyết áp, trị tiêu chảy, tiểu đường hoặc dùng ngoài chữa mụn rộp, đinh
nhọt, áp xe [12] mà còn được dùng đơn độc hoặc phối hợp với một số vị thuốc
khác để trị gút [2], [15].
Năm 2013 - 2015, nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Dược Hà Nội đã
khảo sát đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của lá Sa kê và bước đầu đã
phân lập được một số hợp chất. Nhằm tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về thành
phần hóa học của lá Sa kê cũng như đánh giá được kinh nghiệm sử dụng lá Sa
kê để điểu trị gút, đề tài “Chiết xuất, phân lập một số hợp chất và thăm dò
1
tác dụng hạ acid uric của lá Sa kê (Artocarpus communis J. R. Forster &
G. Forster)” được thực hiện với các mục tiêu sau:
Chiết xuất, phân lập 2-3 hợp chất từ lá Sa kê; nhận dạng chất phân lập
được dựa trên dữ liệu các phổ.
Thăm dò tác dụng hạ acid uric của lá Sa kê.
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài được tiến hành với các nội dung
sau:
1. Chiết xuất và phân lập các chất trong lá Sa kê
- Định tính cắn phân đoạn ethylacetat bằng phản ứng hóa học và SKLM.
- Phân lập một số hợp chất trong phân đoạn ethylacetat.
- Nhận dạng các chất phân lập được từ dữ liệu phổ.
2. Thăm dò tác dụng hạ acid uric của lá Sa kê trên 2 mô hình:
- Nghiên cứu khả năng hạ acid uric huyết thanh của mẫu thử trên mô
hình gây tăng cấp acid uric bằng kali oxonat tiêm màng bụng.
- Nghiên cứu khả năng ức chế enzym xanthin oxidase của mẫu thử.
.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.3. Tổng quan về cây Sa kê
1.3.1. Đặc điểm thực vật của cây Sa kê
1.3.1.1. Tên gọi - Vị trí phân loại của Sa kê
Tên khoa học: Artocarpus communis J. R. Forster & G. Forster [58].
Tên đồng nghĩa: Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg [58],
Artocarpus incisus (Thunberg) L. [58]
Tên nước ngoài: Breadfruit, Breadnut (Anh); A Pain (Pháp) [11], [14].
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan [58], chi Artocarpus J. R. Forst.
& G. Forst được phân loại như sau:
Ngành Magnoliophyta (Ngọc lan)
Lớp Magnoliopsida (Ngọc lan)
Phân lớp Dilleniidae (Sổ)
Bộ Urticales (Gai)
Họ Moraceae (Dâu tằm)
Tông Artocarpeae (Mít)
Chi Artocarpus J.R.Forst. & G.Forst
1.3.1.2. Đặc điểm thực vật
Sa kê là cây gỗ lớn, có nhựa mủ trắng, có thân to, cao 12-15m [14], [58].
Thân có đường kính khoảng 90cm [11]. Cành có đường kính 0,5-1,5cm [58].
Lá mọc so le, rất rộng, hình trái xoan, thuôn, phủ nhiều lông ráp, có lá
kèm [5], [6], [58]. Lá non nguyên, sau đó xẻ lông chim, chia nhiều thùy thuôn
nhọn, màu lục đậm ở mặt trên, dài từ 80cm đến 1m và rộng tới 10-50cm, cuống
lá 8-12cm [14], [58]. Lá kèm rụng sớm, dài 12-13cm [8], [58].
Hoa đơn tính cùng gốc. Cụm hoa đực có hình chùy, 7-30cm và chỉ có
một nhị [5], [14], [58]. Hoa đực có đài hình ống, thùy hình mũi mác, bao phấn
hình elip [58]. Cụm hoa cái hình cầu, có khi hình ống [58]. Quả kép, gần như
3
tròn hoặc hơi hình trứng, có đường kính 15-30 x 8-15cm, vỏ màu xanh lục nhạt
hay vàng nhạt, có gai tù, thịt quả rất nạc và trắng, chứa nhiều bột [6], [14], [58].
Quả mọc thành chùm vài ba quả không có hạt nhưng cũng có những quả có hạt
chìm ngập trong thịt quả [11]. Hạt to 1cm [5], màu vàng nhạt [14].
1.3.1.3. Phân bố sinh thái
Sa kê có nguồn gốc từ các đảo phía nam Thái Bình Dương, châu Đại
Dương. Hiện đã được di thực vào khu vực Đông Nam Á [11]. Ở nước ta, Sa kê
được trồng phổ biến tại các tỉnh phía nam, trong các vườn, công viên…[5],
[11].
Sa kê là cây ưa sáng, ưa khí hậu nhiệt đới nóng - ẩm, nhiệt độ trung bình
23-30oC. Cây có thể chịu được thời tiết nắng nóng đến 40oC; lượng mưa 20003000mm/năm và độ ẩm trung bình 70-90%. Sa kê sinh trưởng phát triển kém ở
những vùng có nhiệt độ trung bình dưới 20oC hoặc có mùa đông lạnh kéo dài.
Cây con ưa bóng và ưa ẩm [14].
Hoa Sa kê được thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng, số hoa cái đậu quả
thường 75%. Cây mọc từ hạt sau 4-5 năm bắt đầu có hoa quả, vào những năm
sau sẽ cho nhiều quả hơn. Từ gốc cây mẹ hàng năm mọc ra nhiều chồi rễ. Cây
trồng từ chồi rễ sẽ nhanh cho thu hoạch hơn cây trồng từ hạt [14].
1.3.1.4. Bộ phận dùng
Quả chín được dùng như thực phẩm [6] hay quả chưa chín thái thành lát,
sau đó phơi hoặc sấy khô [11].
Vỏ cây, rễ cây, nhựa cây và lá được sử dụng để làm thuốc [5].
1.3.1.5. Đặc điểm vi học lá Sa kê
Lá Sa kê có đặc điểm vi học như sau:
1.3.1.5.1. Đặc điểm vi phẫu lá
Trên tiêu bản vi phẫu lá (hình 1.1):
Phần gân lá: Mặt trên và mặt dưới đều lồi, tuy nhiên mặt trên lồi nhiều
hơn. Tế bào biểu bì (1) gồm nhiều tế bào hình chữ nhật, có một số tế bào biến
4
thành lông che chở đơn bào (6). Mô dày (2) được cấu tạo bởi các tế bào hình
trứng có thành dày, mặt trên có nhiều lớp tế bào hơn mặt dưới. Mô mềm (3)
gồm các tế bào thành mỏng, hình tròn. Các bó mạch nằm trong khối mô mềm,
phân bố thành hai phần: phần ngoài tạo thành vòng cung khép kín, phần trong
nằm rải rác tạo thành các cánh cung. Trong mỗi bó mạch, phần libe (4) nằm ở
ngoài, phần gỗ (5) ở trong. Ngoài ra, trên cả hai lớp biểu bì đều có nhiều tế bào
tiết đặc sắc (7), tinh thể canxi oxalat nằm rải rác ở mô mềm [1].
Phần phiến lá: Tế bào biểu bì (8) hình chữ nhật, mặt dưới có lông che
chở. Mô giậu (9) chiếm một phần tư chiều dày phần thịt lá, gồm 1-3 lớp tế bào
chứa nhiều hạt diệp lục. Phía dưới là mô khuyết (10). Mô giậu và mô khuyết bị
phân cách thành các phần bởi các mạch dẫn của gân phụ (11). Tinh thể canxi
oxalat nằm rải rác trong vùng mô giậu và mô khuyết [1].
Hình 1.1. Ảnh vi phẫu lá cây Sa kê [1]
1. Tế bào biểu bì gân lá
2. Mô dày
6. Lông che chở đơn bào
7. Lông tiết
9. Mô giậu
10. Mô khuyết
5
3. Mô mềm
4. Libe
5. Gỗ
8. Tế bào biểu bì phiến lá
11. Mạch dẫn gân phụ
1.1.1.5.2. Đặc điểm bột lá
Bột lá có màu xanh lục, mùi thơm, có các đặc điểm (hình 1.2):
Lông che chở đơn bào (1). Lông tiết (2). Mảnh biểu bì mang lỗ khí (3).
Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai (4). Hạt tinh bột hình tròn đứng riêng rẽ, rốn
hạt phân nhánh, vân rõ (5). Mảnh mô mềm (6). Mảnh mô giậu (7). Các mảnh
mang màu (8). Các mảnh mạch: mạch xoắn (9), mạch vạch (10). Sợi (11) [1].
Hình 1.2. Ảnh một số đặc điểm bột lá Sa kê [1]
1. Lông che chở đơn bào
2. Lông tiết
4. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai
3. Mảnh biểu bì mang lỗ khí
5. Hạt tinh bột
7. Mảnh mô giậu 8. Các mảnh mang màu
10. Mảnh mạch vạch
6. Mảnh mô mềm
9. Mảnh mạch xoắn
11. Sợi
1.3.2. Thành phần hóa học của lá Sa kê
Năm 2014, Nguyễn Thị Thúy An đã tiến hành định tính và xác định sự
có mặt của các các nhóm chất hữu cơ thường gặp trong dược liệu, kết quả cho
thấy trong lá Sa kê có chứa các nhóm chất: flavonoid, saponin, anthranoid,
tanin, đường khử, acid amin, polysaccharid, sterol [1]. Trong đó, thành phần
chính là flavonoid, hàm lượng cao nhất thu được ở lá già vàng sắp rụng [44].
Các hợp chất đã phân lập được từ lá Sa kê gồm có 16 flavonoid, 2
sitosterol, 3 triterpen và một số hợp chất khác.
6
Flavonoid
Các hợp chất phân lập được thuộc nhóm flavonoid chủ yếu có các khung
flavon, chalcon và flavanol.
Bảng 1.1. Các hợp chất flavonoid phân lập từ lá Sa kê
ST
T
Tên chất
Công thức cấu tạo
kaempferol-3-O-α-L1
TL
TK
[7]
rhamnopyranosid-7-β-Dglucopyranosid
2
3
4
8-Geranyl-4',5,7-
[10]
trihydroxyflavon
[52]
2′,4′,5-trihydroxy-7-
[52]
methoxy-8-prenylflavon
artocarpauron
[23]
7
1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3[10]
[23]
[52]
[8-hydroxy-2-methyl-2-(45
methyl-3-pentenyl)-2H-1benzo pyran-5-yl] propan-1on
6
[23]
[52]
2-geranyl-2’,3,4,4’-tetra
hydroxy dihydrochalcon
1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3(2-(2-hidroxy-77
[10]
methyleneoct-6-enyl)-3,4dihydroxyphenyl)-propan-1on
1-(2,4-dihydroxyphenyl)-38
(7-
[10]
hydroxybenzofuran-4-
yl)-propan-1-on
9
10
Isolespeol
[20]
5'-geranyl-2',4',4-
[20]
trihydroxychalcon
8
11
3,4,2',4'-tetrahydroxy-3'-
[20]
geranyldihydrochalcon
12
lespeol
[20]
13
xanthoangelol
[20]
14
cycloaltilisin 7
15
(±)-sophoraflavanon A
[23]
2’-geranyl-3’,4’,7-
[23]
trihydroxyflavanon
[52]
16
[10]
[23]
Sitosterol: β-sitosterol [52], 3-O-β-D-glucopyranosyl-β-sitosterol [7].
Triterpen: 3β-acetoxycycloart-25-en-24-on, 3β-acetoxy-urs-12-en-11on và 3β-acetoxycycloart-25-methoxy-23-en [23].
Ngoài ra, Phạm Thị Thanh Huệ đã phân lập được một số hợp chất khác
gồm: 2-methoxy-4-vinyl phenol, cyclo hexen-2-on, megastigmatrienon, 4,4,7trimethyl-5,6,7,7-tetrahydro-4H-benzofuran-2-on [9].
9
1.3.3. Tác dụng dược lý
1.3.3.1. Tác dụng ức chế xanthin oxidase
Đái Thị Xuân Trang và cộng sự đã khảo sát khả năng ức chế enzym
xanthin oxidase (XO) của cao ethanol lá Sa kê, nhận thấy hoạt tính của enzym
XO bị ức chế gần như hoàn toàn (97,96 ± 0,49%) ở nồng độ cao ethanol lá
Sa kê 0,5mg/mL, giá trị IC50 là 0,198mg/mL [13].
1.3.3.2. Tác dụng chống oxy hóa
Dịch chiết ethanol của lá Sa kê cho thấy tác dụng chống oxy hóa in vitro,
thông qua khả năng dọn gốc DPPH. Tổng phenolic tương ứng với 26,22mg acid
gallic/g. Khả năng thu dọn gốc DPPH phụ thuộc vào liều, cao nhất là 70,59%
ở nồng độ 200µg/ml [48]. Các hợp chất cyclocommunol, 1-(2,4dihydroxyphenyl)-3-[8-hydroxy-2-methyl-2-(4-methyl-3-pentenyl)-2H-1benzo
pyran-5-yl]-1-propanone
và
2-geranyl-2′,3,4,4′-tetrahydroxy
dihydrochalcone cho thấy khả năng dọn gốc DPPH với giá trị IC50 lần lượt là
1548,8 ± 486,8, 275,3 ± 10.0 và 94,1 ± 1,4μM [38]
1.3.3.3. Tác dụng chống ung thư
Dịch chiết methanol của lá Sa kê cho thấy khả năng gây độc 100% đối
với tế bào ung thư tuyến tụy PANC-1 của người ở nồng độ 50µg/ml. Sakenins
F và H phân lập từ dịch chiết là hai chất có khả năng gây độc tế bào PANC-1
mạnh với giá trị PC50 lần lượt là 8,0µM và 11,1µM [34].
Một prenylated flavonoid, 1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-[8-hydroxy-2methyl-2-(4-methyl-3-pentenyl)-2H-1-benzopyran-5-yl]-1-propanon (1) từ
dịch chiết dicloromethan của lá Sa kê cho thấy khả năng gây độc đối với tế bào
bạch cầu P-388 ở chuột với mức liều IC50 là 6,7µg/ml [31]. Hợp chất này cũng
cho thấy hoạt tính ức chế sự phosphoryl hóa STAT3 – một protein đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Thử nghiệm trên in vitro,
hợp chất (1) ức chế phorphoryl hóa STAT3 phụ thuộc vào liều, với giá trị IC50
là 20µM. Ở nồng độ 50µM, (1) ức chế hoạt động của STAT3 đã phosphoryl
10
hóa tối đa trong 6 giờ, làm giảm nồng độ của STAT3 cũng như STAT3 đã
phosphoryl hóa trong 24 giờ [24].
Ba geranyl dihydrochalcon được phân lập từ phân đoạn ethylacetat của
dịch chiết methanol lá gồm: 1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-{4-hydroxy-6,6,9trimethyl-6a,7,8,10a-tetrahydro-6H-dibenzo[b,d]pyran-5-yl}-1-propanon;
[6-hydroxyl-3,7-dimethylocta-2(E),7-dienyl]-2’,3,4,4’-tetrahydroxy
2-
dihydro
chalcon và 1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-[3,4-dihydro-3,8-dihydroxy-2-methyl2-(4-methyl-3-pentenyl)-2H-1-benzo pyran-5-yl]-1-propanon có khả năng gây
độc đối với các dòng tế bào gây ung thư ở người: SPC-A-1 (tế bào ung thư
phổi), SW-480 (tế bào ung thư ruột kết) và SMMC-7721 (tế bào ung thư biểu
mô gan) [53].
Một geranyl chalcon, isolespeol, được phân lập từ phân đoạn
dicloromethan trong dịch chiết methanol lá cho thấy khả năng ức chế cao đối
với sự phát triển của tế bào ung thư mô mỡ SW 872 ở giá trị IC50 là 3,8mM.
Nghiên cứu cho thấy sự tác động của isolespeol lên tế bào SW 872 là thông qua
việc làm tăng tác động của protein p53 – một protein ảnh hưởng đến sự chết
của tế bào [20].
1.3.3.4. Tác dụng chống xơ vữa động mạch
Dịch chiết ethylacetat lá Sa kê cho thấy có tác dụng bảo vệ tế bào đối với
dòng tế bào U937 đang ủ bệnh do LDL bị oxy hóa, in vitro [52]. Trên mô hình
chuột có chế độ ăn giàu cholesterol, ở liều 150 và 300mg/kg dùng trong 8 tuần,
dịch chiết ethylacetat làm giảm cholesterol máu cũng như ngăn ngừa lắng đọng
cholesterol ở động mạch chủ [38].
1.3.3.5. Tác dụng ức chế α-glucosidase
Đánh giá tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase cho thấy phân đoạn
ethylacetate có hoạt tính mạnh nhất so với các phân đoạn ethanol, n-butanol,
và n-hexan với giá trị IC50 lần lượt là 5,98; 6,79; 14,42 và 440,18µg/ml. Bốn
hợp chất flavonoid: (1- (2,4-dihydroxyphenyl) -3- [8-hydroxy-2-methyl-2- (411
metyl-3-pentenyl) -2H-1-benzopyran-5-yl] -1-propanone (AC-31), 2-geranyl2',3,4,4'-
tetrahydroxy
dihydrochalcone
(AC-51),
8-geranyl-4',
5,7-
trihydroxyflavone (AC-33) và cyclocommunol (AA-3), phân lập từ phân đoạn
ethylacetat cũng được đánh giá hoạt tính. AC-31 là hợp chất có tác dụng mạnh
nhất so với AC-51, AC-33 và AA-3 với giá trị IC50 là 15,73; 24,41; 49,49 và
72,20µg/mL [32].
Thử nghiệm với altilisin H, I, và J (được phân lập từ dịch chiết methanol
lá Sa kê) cho thấy có tác dụng ức chế α-glucosidase với giá trị IC50 lần lượt là
4,9 ± 0,1; 5,4 ± 0,3; 5,1 ± 0,1µM, mức liều thấp hơn nhiều so với acarbose (là
một chất ức chế α-glucosidase được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường,
IC50=241,8µM) [33].
1.3.3.6. Tác dụng ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
Lá Sa kê được chiết xuất bằng nhiều dung môi khác nhau để tiến hành
nghiên cứu khả năng ức chế ACE. Trong số các dịch chiết, dịch chiết ethanol
nóng cho thấy khả năng ức chế ACE mạnh với giá trị IC50 là 54,08 ± 0,29mg/ml,
tiếp theo là dịch chiết ethylacetat lạnh với giá trị IC50 là 85,44 ± 0,85mg/ml,
dịch chiết nước nóng cho thấy khả năng ức chế ACE kém với giá trị IC50 là
765,52 ± 11,97mg/ml. Phân tích thành phần hóa học sơ bộ cho thấy có mối liên
quan giữa khả năng ức chế ACE với các hợp chất glycosid và phenolic có nhiều
trong dịch chiết [47].
1.3.3.7. Tác dụng hạ huyết áp
Dịch chiết nước của lá Sa kê có tác dụng hạ huyết áp ở chuột phụ thuộc
vào liều, thông qua quản lý hoạt động adrenegic ở tim, kích thích các tế bào nội
mô mạch máu và tác dụng chống co thắt trên cơ trơn mạch máu nhờ đối kháng
kênh canxi [40].
12
1.3.3.8. Tác dụng cải thiện chức năng thận
Trên mô hình chuột suy thận do gentamicin và piroxicam, dịch chiết
ethanol của lá Sa kê với liều 200mg/kg trong 4 tuần cho thấy khả năng làm
giảm nồng độ urê và creatinin huyết thanh cũng như phục hồi cấu trúc thận, gợi
ý cho việc sử dụng lá Sa kê trong cải thiện chức năng thận [45].
1.3.3.9. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Lá Sa kê chiết xuất với các dung môi khác nhau: ether dầu hỏa, methanol
và ethylacetat, được đánh giá hoạt động kháng khuẩn đối với một số loài vi
khuẩn gây bệnh như S. aureus, P. aeruginosa, S. mutans và E. faecalis, cho
thấy dịch chiết methanol có hoạt tính mạnh nhất. Dịch chiết methanol có giá trị
MIC đối với 4 chủng vi khuẩn dao động từ 0,3 đến 0,6mg/ml [42].
Dịch chiết methanol của lá Sa kê cũng có khả năng kháng khuẩn, kháng
nấm mạnh hơn so với dịch chiết nước và dịch chiết ethanol trên các chủng: M.
luteus, S. aureus, S. viridians, B. cereus, S. typhi, E. coli, V. cholera, K.
pneumonia, P. aeruginosa, E. aerogenes, P. hauseri, C. albicans, C. krusei,
M. racemosus [43].
1.3.3.10. Tác dụng chống sốt rét
Dịch chiết ethanol của lá Sa kê có tác dụng kháng ký sinh trùng P.
falciparum với giá trị IC50 bằng 1,32µg/ml. Trên mô hình chuột bị sốt rét bởi
ký sinh trùng P. berghei, dịch chiết ethanol cũng cho thấy tác dụng chống sốt
rét với giá trị ED50 bằng 0,82 mg/kg khối lượng cơ thể [22].
1.3.4. Độc tính của lá Sa kê
Dịch chiết nước và methanol của lá Sa kê được tiến hành thử độc tính
cấp theo OECD Guidelines 420. Ở liều dùng 2000mg/kg dùng hàng ngày, đến
ngày thứ 14, dịch chiết không gây ra sự thay đổi về hành vi, về các chỉ số sinh
hóa, và mô bệnh học ở chuột [46].
13
1.3.5. Công dụng của lá Sa kê
Lá Sa kê có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu [14]. Ở nước ta, dân
gian dùng lá chữa phù thũng [5], [6], [14], hoặc dùng ngoài chữa mụn rộp, đinh
nhọt, áp xe [14]. Lá già sắc hạ huyết áp, trị tiêu chảy, đái đường [14].
Một số bài thuốc có lá Sa kê:
‐ Trị bệnh gút và sỏi thận: 100g lá Sa kê tươi, 100g Dưa leo, 50g Cỏ xước khô.
Tất cả nấu nước uống trong ngày [15].
‐ Trị tiểu đường týp 2: 100g lá Sa kê tươi, 100g trái Đậu bắp tươi, 50g lá Ổi
non, nấu nước uống trong ngày [15].
‐ Chữa viêm gan, vàng da: 100g lá Sa kê tươi, 50g Diệp hạ châu tươi, 50g Củ
móp gai tươi, 20-50g Cỏ mực khô. Tất cả để chung nấu nước uống trong ngày
[15].
‐ Trị chứng huyết áp cao dao động: 2 lá Sa kê vàng vừa mới rụng, 50g Rau ngót
tươi, 20g lá Chè xanh tươi, để chung nấu nước uống trong ngày [15].
- Trị bệnh mụn rộp: lá Sa kê đốt thành than, tán mịn, phối hợp với dầu Dừa và
Nghệ tươi, giã nát, làm thành bánh, đắp [14].
- Chữa sưng háng, mụn nhọt, áp xe: lá Sa kê và lá Đu đủ để tươi, lượng bằng
nhau, giã với vôi tôi cho đến khi có màu vàng, rồi đắp [5], [6], [14].
Lá Sa kê được sử dụng để điều trị gút như sau:
Tùy thuộc vào thể bệnh chính kèm theo gút như thận âm hư, can âm hoặc
can huyết hư, tỳ thận dương hư mà dùng bài thuốc cho thích hợp nhưng vị thuốc
chính là lá Sa kê từ 20 đến 30g [2].
Thí dụ: Gút thứ phát trên tăng huyết áp thể can thận âm hư thì dùng Bài
Bổ can thận (gồm: Đương quy 12g, Thục địa 16g, Sài hồ 12g, Thảo quyết minh
12g, Hoài sơn 12g, Trạch tả 12g, Hà thủ ô 12g) gia thêm lá Sa kê 20-30g [2].
Hoặc dùng độc vị lá Sa kê 50g sắc uống dưới dạng trà hằng ngày, kèm
theo bài thuốc Lục vị nếu có thận âm hư hay kèm theo bài thuốc Bát vị nếu có
tỳ thận dương hư… [2]
14
1.4. Tổng quan về bệnh gút
1.4.1. Định nghĩa, phân loại
Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa acid uric, có đặc điểm chính là tăng acid
uric máu. Khi acid uric bão hòa ở dịch ngoại bào sẽ gây lắng đọng các tinh thể
monodium urat ở các mô. Tùy theo vị trí tinh thể urat bị tích lũy mà bệnh biểu
hiện bởi một hay nhiều triệu chứng lâm sàng: viêm khớp và cạnh khớp cấp
và/hoặc mạn tính, thường được gọi là viêm khớp do gút; hạt tophi ở mô mềm;
bệnh thận do gút hoặc sỏi tiết niệu [2].
Có hai loại chính [2]:
- Gút nguyên phát: có tính chất di truyền.
- Gút thứ phát: thường là hậu quả tiến triển của một bệnh hay là hậu
quả của việc sử dụng thuốc lâu ngày (như thuốc lợi tiểu, aspirin liều thấp,…).
1.4.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.4.2.1. Quá trình sinh tổng hợp acid uric
Quá trình sinh tổng hợp acid uric gồm [2]:
+ Tổng hợp: Acid uric được tạo thành từ 3 nguồn, với sự tham gia của các
men nuclease, xanthin oxydase, hypoxanthin guanin phosphoribosyl
transferase:
- Thoái biến từ chất có nhân purin do thức ăn mang vào.
- Thoái biến từ chất có nhân purin từ trong cơ thể (các acid nhân ADN và
ARN do sự phá hủy các tế bào giải phóng ra).
- Tổng hợp các purin từ con đường nội sinh.
+ Thải trừ: Để cân bằng, hàng ngày acid uric được thải trừ chủ yếu theo
đường thận (450-500mg/24h), một phần qua đường phân và một số cùng với
các đường khác (200mg).
15