Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu của bài thuốc AG trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THƠM

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ LIPID MÁU
CỦA BÀI THUỐC AG TRÊN
THỰC NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THƠM

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ LIPID MÁU
CỦA BÀI THUỐC AG TRÊN
THỰC NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH DƢỢC LÝ – DƢỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng
2. TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô giáo, các nhà khoa học
Trường Đại học Dược Hà Nội và Viện Dược liệu, cùng gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp. Trước hết, với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành
cảm ơn: TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng – Trưởng khoa Dược lý – Sinh hóa –
Viện Dược liệu Trung ương và TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế - Giảng viên bộ môn
Dược lực - Trường Đại học Dược Hà Nội là những người thầy đã dành nhiều
thời gian, công sức, tâm huyết trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ khoa Dược lý – Sinh hóa – Viện
Dược liệu Trung ương đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học cùng các thầy
cô giáo – Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành quá trình học tập cũng như luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu và các cán bộ nhân viên,
giáo viên của Trường Trung cấp Y – Dược Phạm Ngọc Thạch Hà Nội đã tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
người thân những người luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2018
Học viên


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Phần 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1.1. Hội chứng rối loạn lipid máu ...................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa và cách phân loại ............................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân ......................................................................................... 3
1.1.3. Dịch tễ ................................................................................................... 4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh ................................................................................... 5
1.1.5. Điều trị .................................................................................................. 7
1.2. Vai trò của tế bào gan trong rối loạn lipid máu ....................................... 10
1.2.1. Quá trình tổng hợp cholesterol ở gan................................................. 10
1.2.2. Quá trình vận chuyển triglycerid ra khỏi tế bào gan ......................... 10
1.3. Một số mô hình dƣợc lý thực nghiệm gây tăng lipid máu để nghiên cứu
thuốc điều trị rối loạn lipid máu ....................................................................... 12
1.3.1. Mô hình dược lý thực nghiệm gây rối loạn lipid máu nội sinh .......... 12
1.3.2. Mô hình dược lý thực nghiệm gây rối loạn lipid máu ngoại sinh ...... 13
1.3.3. Mô hình dược lý thực nghiệm gây tăng lipid trên tế bào gan ............ 14
1.4. Tổng quan về các dƣợc liệu có trong bài thuốc ........................................ 15
1.4.1. Trâm bầu ............................................................................................. 15
1.4.2. Cây lức (Sài hồ nam) .......................................................................... 17
1.4.3. Nhân trần ............................................................................................ 19
1.4.4. Trần bì ................................................................................................. 20
Phần 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 23

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 23
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ...................................................................... 23


2.1.2. Tế bào và động vật nghiên cứu ........................................................... 23
2.1.3. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu .......................................................... 24
2.1.4. Địa điểm tiến hành nghiên cứu ........................................................... 25
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 25
2.2.1. Đánh giá độc tính cấp và tác dụng hạ lipid máu của cao chiết cồn từ
bài thuốc AG trên chuột gây tăng lipid máu................................................. 25
2.2.2. Đánh giá khả năng ức chế tích tụ lipid gây ra bởi acid oleic trên tế
bào HepG2 của cao chiết cồn từ bài thuốc AG ............................................ 31
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 37
3.1. Kết quả đánh giá độc tính cấp và tác dụng hạ lipid máu của cao chiết cồn
từ bài thuốc AG trên chuột gây tăng lipid máu ................................................ 37
3.1.1. Kết quả đánh giá độc tính cấp của cao chiết cồn từ bài thuốc AG trên
động vật thực nghiệm .................................................................................... 37
3.1.2. Kết quả tác dụng hạ lipid máu của cao chiết cồn từ bài thuốc AG trên
chuột gây tăng lipid máu nội sinh ................................................................. 37
3.1.3. Kết quả tác dụng hạ lipid máu của cao chiết cồn từ bài thuốc AG trên
chuột gây tăng lipid máu ngoại sinh............................................................. 40
3.2. Kết quả đánh giá khả năng ức chế tích tụ lipid gây ra bởi acid oleic trên tế
bào HepG2 của cao chiết cồn từ bài thuốc AG................................................ 44
3.2.1. Kết quả đánh giá độc tính của mẫu nghiên cứu trên tế bào HepG2 .. 44
3.2.2. Kết quả đánh giá độc tính của các mẫu nghiên cứu khi kết hợp với
500 µM acid oleic trên tế bào HepG2 .......................................................... 45
3.2.3. Kết quả tác dụng ức chế tích tụ lipid trên tế bào HepG2 của các mẫu
nghiên cứu ..................................................................................................... 46
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 48

4.1. Độc tính cấp và tác dụng hạ lipid máu của cao chiết cồn từ bài thuốc AG
trên thực nghiệm .............................................................................................. 48
4.1.1. Độc tính cấp của cao chiết cồn từ bài thuốc AG trên động vật thực
nghiệm ........................................................................................................... 48


4.1.2. Tác dụng hạ lipid máu của cao chiết cồn từ bài thuốc AG trên chuột
gây tăng lipid máu nội sinh........................................................................... 48
4.1.3. Tác dụng hạ lipid máu của cao chiết cồn từ bài thuốc AG trên chuột
gây tăng lipid máu ngoại sinh....................................................................... 54
4.2. Khả năng ức chế tích tụ lipid gây ra bởi acid oleic trên tế bào HepG2 của
cao chiết cồn từ bài thuốc AG bằng thử nghiệm Oil Red O. ........................... 56
4.2.1. Khả năng gây độc của mẫu thử đối với tế bào HepG2 ...................... 56
4.2.2. Khả năng gây độc của mẫu thử khi kết hợp với 500 µM acid oleic đối
với tế bào HepG2 .......................................................................................... 57
4.2.3. Khả năng ức chế tích tụ lipid gây ra bởi acid oleic trên tế bào HepG2
của cao chiết cồn từ bài thuốc AG. ............................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 61
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 61
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AB

Acid
: béo

Apo


Apoprotein
:

ApoLp

Apolipoprotein
:

CH

Cholesterol
:

CHE

Cholesterol
:
esterase

CM

Chylomycron
:

HDL – C

Cholesterol
:
tỷ trọng cao


HMG CoA

Hydroxy
:
methyl glutaryl CoA

IDL

Lipoprotein
:
tỷ trọng trung gian

LCAT

Lecithin-cholesterol-acyl-transferase
:

LDL

Lipoprotein
:
tỷ trọng thấp

LDL – C

Cholesterol
:
trong LDL


LP

Lipoprotein
:

LPL

Lipoprotein
:
lipase

TG

Triglycerid
:

VLDL

Lipoprotein
:
tỷ trọng rất thấp

XVĐM


: vữa động mạch


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Kết quả cho chuột uống cao chiết cồn

37

Bảng 3.2. Nồng độ TC huyết thanh chuột sau tiêm Triton WR1339

38

Bảng 3.3. Nồng độ TG huyết thanh chuột sau tiêm Triton WR1339

39

Bảng 3.4. Nồng độ TC huyết thanh chuột nhắt trong mô hình tăng lipid
ngoại sinh sau 15 ngày điều trị

40

Bảng 3.5. Nồng độ TG huyết thanh chuột nhắt trong mô hình tăng lipid
ngoại sinh sau 15 ngày điều trị

41

Bảng 3.6. Nồng độ TC huyết thanh chuột cống trong mô hình tăng lipid
ngoại sinh sau 4 tuần điều trị

42

Bảng 3.7. Nồng độ triglycerid (TG) huyết thanh chuột cống trong mô
hình tăng lipid ngoại sinh sau 4 tuần điều trị


43

Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của mẫu thử đến khả năng sống sót của tế bào
HepG2 (%)

44

Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của mẫu thử khi kết hợp với acid oleic đến khả
năng sống sót của tế bào HepG2

46

Bảng 3.10. Khả năng ức chế tích tụ lipid trên tế bào HepG2 của các
mẫu nghiên cứu

47


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cây trâm bầu (Combretum qualrangulare Kurz)

16

Hình 1.2. Cây lức (Pluchea pteropoda Hemsl)

18

Hình 1.3. Cây nhân trần (Andenosma indianum (Lour.Merr.))


19

Hình 1.4. Trần bì (Pericarpi Citri reticulatae)

21


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn chuyển hóa lipid là tình trạng lâm sàng đặc trƣng bởi nồng độ
triglycerid (TG) và các acid béo đồng thời với hàm lƣợng TG - lipoprotein trong
huyết tƣơng cao [26]. Tăng lipid máu là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch,
các bệnh liên quan đến tim mạch, gan nhiễm mỡ, đề kháng insulin, và các rối
loạn chuyển hóa khác. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng gánh nặng về
tử vong, tàn tật cũng nhƣ chi phí y tế cho các bệnh lý liên quan đến rối loạn lipid
máu rất cao. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rối loạn lipid máu
liên quan tới hơn một nửa số ca thiếu máu cơ tim và hơn 4 triệu ngƣời chết mỗi
năm trên toàn cầu [71]. Theo một báo cáo tại Canada năm 2009, tử vong do
bệnh mạch vành chiếm tỉ lệ cao nhất (1/3 số ca tử vong trong năm) và gây thiệt
hại về mặt kinh tế khoảng 22 tỷ đô la cho các chi phí y tế trực tiếp và gián tiếp
[47].
Rối loạn lipid máu không chỉ phổ biến với các nƣớc phát triển mà còn cả
với những nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bệnh đang có xu hƣớng
gia tăng trong xã hội ngày càng phát triển (do chế độ ăn cung cấp chất dinh
dƣỡng vƣợt quá nhu cầu; hoạt động thể lực giảm…). Ở Việt Nam số ngƣời mắc
bệnh tăng lipid máu đang có chiều hƣớng gia tăng nhanh chóng trong thời gian
gần đây. Theo kết quả nghiên cứu năm 2011 vừa qua của Viện dinh dƣỡng, bệnh
tăng lipid máu chiếm tỷ lệ 26% ở những ngƣời tuổi từ 25 đến 74. Riêng tại các
thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nêu trên có thể lên đến
hơn 40%. Chính vì vậy, việc phát triển các phƣơng pháp điều trị rối loạn lipid
máu cũng nhƣ tìm ra các phƣơng thuốc mới có hiệu quả và an toàn hơn là một

nhu cầu thiết yếu. Hiện nay, các thuốc tân dƣợc nhƣ nhóm fibrat, nhóm statin ...
có hiệu quả tốt, tác dụng nhanh nhƣng còn gây ra nhiều tác dụng không mong
muốn nhƣ đau cơ, tiêu cơ, tăng enzym gan, rối loạn tiêu hoá và không đƣợc chỉ
định cho ngƣời suy gan, suy thận hoặc loét dạ dày – tá tràng [22], [31], [33],

1


[69]. Bên cạnh đó, chi phí cho việc điều trị bằng các thuốc này còn khá cao. Vì
thế một trong những xu hƣớng hiện nay trong điều trị hội chứng rối loạn lipid
máu là hƣớng về các thuốc có nguồn gốc thảo dƣợc, vừa mang lại hiệu quả điều
trị, vừa có thể hạn chế các tác dụng không mong muốn cho ngƣời bệnh, giảm chi
phí điều trị cho bệnh nhân [64].
Việt Nam có nguồn tài nguyên dƣợc liệu phong phú và có nền y học cổ
truyền lâu đời với rất nhiều bài thuốc vô cùng quý báu. Dựa vào các kinh
nghiệm quý báu của các vị lƣơng y đã có nhiều bài thuốc điều trị về tim mạch,
gan, đái tháo đƣờng... Trong đó tại tỉnh An Giang, bài thuốc của lƣơng y Trần
Quang Trung (Bài thuốc tỉnh An Giang) gồm các vị dƣợc liệu nhƣ: Trâm bầu,
Cây lức, Nhân trần, Vỏ quýt đƣợc sử dụng để điều trị bệnh tăng lipid máu.
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tác dụng hạ lipid
máu của bài thuốc AG trên thực nghiệm” với hai mục tiêu chính sau:
1. Đánh giá độc tính cấp và tác dụng hạ lipid máu của cao chiết cồn từ bài
thuốc AG trên chuột gây tăng lipid máu nội sinh và trên chuột gây tăng lipid
máu ngoại sinh.
2. Đánh giá khả năng ức chế tích tụ lipid gây ra bởi acid oleic trên tế bào
HepG2 của cao chiết cồn từ bài thuốc AG.

2



Phần 1: TỔNG QUAN
1.1. Hội chứng rối loạn lipid máu
1.1.1. Định nghĩa và cách phân loại
Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid huyết tƣơng
hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lƣợng cao (HDL – C), tăng
nồng độ lipoprotein phân tử lƣợng thấp (LDL – C), các bất thƣờng này có thể
xảy ra đơn lẻ hoặc phối hợp [2], [6].
Có hai cách phân loại hội chứng tăng lipid máu dựa vào các thành phần
lipid máu hay các thành phần lipoprotein máu.
* Phân loại theo các thành phần lipid máu, De Gennes chia thành 3 thể:
- Hội chứng tăng cholesterol máu nguyên phát
- Hội chứng tăng triglycerid máu chủ yếu
- Hội chứng tăng lipid máu hỗn hợp [2].
* Phân loại dựa vào thành phần lipoprotein máu (phân loại quốc tế):
Theo Fredrickson hội chứng tăng lipid đƣợc chia thành các typ sau:
Typ I: Tăng chylomycron máu hay hội chứng tăng triglycerid máu ngoại
sinh.
Typ II: Tăng β lipoprotein máu
Typ IIa: Tăng cholesterol máu nguyên phát
Typ IIb: Tăng lipid máu hỗn hợp gia đình.
Typ III: Rối loạn β lipoprotein máu
Typ IV: Tăng triglycerid máu nội sinh hay tăng VLDL máu.
Typ V: Tăng triglycerid máu hỗn hợp hay lipid máu hỗn hợp [2], [32].
1.1.2. Nguyên nhân
Rối loạn lipid máu có thể do nguyên phát hoặc thứ phát.
- Rối loạn lipid máu nguyên phát: còn gọi là hội chứng tăng lipid máu di
truyền.

3



Mức độ tăng thƣờng rất cao do khuyết tật di truyền về chuyển hóa hay vận
chuyển lipid (thí dụ không có receptor LDL). Các bệnh tiên phát do di truyền
hay gặp là tăng cholesterol máu gia đình dạng dị hợp thể (tần số 1: 250), loại ít
gặp là thiếu hụt LPL gia đình (tần số 1: 1000000). Đa số ngƣời bị tăng lipid
máu thƣờng thuộc typ đa yếu tố. Ngƣời ở dạng đơn gen thƣờng có nồng độ
lipid cao hơn ngƣời ở dạng đa gen. Ngƣời ở dạng đa gen đáp ứng tốt hơn với
chế độ ăn kiêng [6], [36], [67].
- Rối loạn lipid máu thứ phát: thƣờng gặp trong nhiều bệnh hoặc khi dùng
một số thuốc hoặc do lối sống tĩnh tại. Thiểu năng tuyến giáp, hội chứng thận
hƣ, chế độ ăn nhiều mỡ bão hòa và cholesterol có thể góp phần làm tăng
cholesterol máu. Ăn nhiều mỡ, nhiều glucid, uống nhiều rƣợu, lối sống tĩnh tại
làm tăng hàm lƣợng triglycerid. Đái tháo đƣờng là một nguyên nhân phổ biến
gây tăng TG huyết. Tình trạng này càng nặng thêm nếu kèm theo béo phì [10],
[36], [67].
Một số thuốc đặc biệt là thuốc chống tăng huyết áp có thể làm biến đổi
hàm lƣợng lipid. Thuốc lợi niệu thiazid, một số thuốc chẹn β làm tăng
cholesterol máu toàn phần, LDL - C, triglycerid và giảm HDL [67].
1.1.3. Dịch tễ
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rối loạn lipid máu liên
quan tới hơn một nửa số ca thiếu máu cơ tim và hơn 4 triệu ngƣời chết mỗi năm
trên toàn cầu [71]. Theo một báo cáo tại Canada năm 2009, tử vong do bệnh
mạch vành chiếm tỉ lệ cao nhất (1/3 số ca tử vong trong năm) và gây thiệt hại
về mặt kinh tế khoảng 22 tỷ đô la cho các chi phí y tế trực tiếp và gián tiếp [47].
Ở Mỹ, hàng năm có khoảng một triệu ngƣời chết về bệnh lý tim mạch,
trong đó tử vong liên quan đến XVĐM chiếm 42,6%. Ở Pháp, mỗi năm có
khoảng 10.000 ca nhồi máu cơ tim và 50.000 ca tử vong liên quan đến XVĐM.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2010, Việt Nam có 100.000
ngƣời tử vong do bệnh động mạch vành (khoảng 300 ngƣời tử vong do bệnh


4


này mỗi ngày) và dự báo đến năm 2020, các bệnh tim mạch đặc biệt là XVĐM
sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới [14].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh
* Cơ chế tăng lipoprotein máu tiên phát
Đa số các trƣờng hợp liên quan đến: (1) sự tăng tổng các hạt dƣỡng chấp
và VLDL do chế độ ăn nhiều lipid, cholesterol và acid béo bão hòa, kết hợp với
(2) giảm giáng hóa lipid do cuộc sống nhàn nhã ít tiêu thụ năng lƣợng.
Một số trƣờng hợp phát hiện có rối loạn di truyền gây giảm các yếu tố
tham gia chuyển hóa lipoprotein máu:
- Giảm thụ thể của LDL dẫn đến giảm thu nhận LDL, hoặc giảm ApoB100
làm cho LDL không gắn đƣợc với thụ thể của LDL. Cả hai trƣờng hợp trên gây
tăng LDL (tăng cholesterol).
- Giảm LPL gây giảm thủy phân triglycerid, hoặc giảm ApoCII (cofactor
của lipoprotein lipase) dẫn đến giảm hoạt tính của LPL. Hai rối loạn trên gây
tăng hạt dƣỡng chấp và VLDL (tăng chủ yếu triglycerid).
- Giảm HTGL (hepatic triglyceride lipase) dẫn đến giảm thủy phân
triglycerid trong IDL, gây tăng IDL [27].
* Cơ chế tăng lipoprotein máu thứ phát
Tăng lipoprotein máu gặp trong nhiều bệnh cảnh lâm sàng rất khác nhau.
Có thể tăng chủ yếu là triglycerid, hoặc vừa tăng cả triglycerid và cholesterol
(tăng lipid máu hỗn hợp) mà cơ thể thƣờng chƣa rõ. Các nhóm bệnh sau đƣợc
xếp theo tần suất gây tăng LP máu:
- Rất hay gặp: nhƣợc năng tuyến giáp, hội chứng thận hƣ, hội chứng ứ
mật.
- Thƣờng gặp: Đái tháo đƣờng, viêm tụy cấp, nghiện rƣợu.
- Ít gặp: bệnh tích glycogen, đa u tủy, bệnh gút [22].


5


 Tăng cholesterol đơn thuần
Cholesterol máu lý tƣởng là 1,8 – 2 g/l ở ngƣời dƣới 30 tuổi, riêng ở trẻ
em là dƣới 1,7 g/l. Cholesterol máu tăng theo tuổi [22].
Tăng cholesterol máu đơn thuần còn gọi là tăng cholesterol máu typ IIa
(tăng LDL), do giảm thụ thể của LDL, đƣợc gọi là tăng cholesterol máu gia
đình (Familial Hypercholesterolemia). Bệnh xảy ra do đột biến gen mã hóa cho
thụ thể của LDL trên nhiễm sắc thể số 19. Nếu ngƣời bình thƣờng có 100% số
thụ thể của LDL, thì các tế bào của bệnh nhân thể dị hợp tử chỉ có khoảng 50%,
còn các tế bào của bệnh nhân đồng hợp tử thì hầu nhƣ không có. Thụ thể của
LDL là một glycoprotein có trọng lƣợng phân tử vào khoảng 160 kDa trên bề
mặt của hầu hết mọi tế bào trong cơ thể. Nhờ có thụ thể này mà tế bào có thể
thu nhận cholesterol từ LDL. Do vậy thụ thể của LDL là yếu tố chính ảnh
hƣởng trực tiếp đến nồng độ cholesterol trong LDL. Giảm thụ thể của LDL dẫn
đến tăng cholesterol máu. Khi cholesterol máu tăng đến 4 g/l thì dần dần lắng
đọng ở một số vùng ngoại mạch gây ra các triệu chứng sau: (1) vòng giác mạc:
thƣờng tròn và có màu trắng, tuy nó là triệu chứng không đặc hiệu nhƣng khi
xuất hiện rõ và sớm thì rất có thể đó là triệu chứng của tăng cholesterol máu,
(2) ban vàng mí mắt: nằm ở góc trong của mí mắt trên hoặc dƣới, trong đó ester
cholesterol, màu vàng là do có beta – carotene, (3) u vàng ở gân: thƣờng nhìn
thấy hoặc sờ đƣợc ở gân Achille [22].
Tăng cholesterol máu đơn thuần do bất thƣờng về ApoB100. Bệnh xảy ra
đột ngột ở gen mã hóa cho ApoB100 trên nhiễm sắc thể số 2. Trên LDL không
có loại apoprotein nào khác trừ ApoB100. ApoB100 tác dụng nhƣ cầu nối giữa
LDL và thụ thể của LDL. Do vậy bất thƣờng về ApoB100 dẫn đến tăng
cholesterol máu. Cholesterol máu vào khoảng 2,75 – 5,0 g/l. Bệnh cảnh lâm
sàng giống với các thể trên [22].


6


 Tăng triglycerid máu đơn thuần (hoặc chủ yếu)
Triglycerid (TG) máu bình thƣờng dƣới 1,5 g/l. Khi trên 2 g/l là bệnh lý.
Tăng triglycerid tƣơng ứng với tăng VLDL (typ IV) hoặc do tăng kết hợp
VLDL và hạt dƣỡng chấp (typ V), vì VLDL và hạt dƣỡng chấp là hai loại LP
chứa nhiều triglycerid nhất. Khi TG tăng trên 4 g/l thì đo đƣờng kính các hạt LP
tăng lên tuy không nhìn thấy đƣợc từng hạt nhƣng huyết thanh bắt đầu vẩn đục.
Nếu có tăng hạt dƣỡng chấp thì khi để lắng ở 40C qua đêm sẽ có lớp kem nổi
lên ở bề mặt huyết tƣơng. Không có u vàng ở gân hoặc u vàng ở mí mắt, nhƣng
có thể có loại u vàng phát ban (các nốt sần màu đỏ cam) xuất hiện ở thân và đầu
chỉ khi TG > 10 g/l. Khi đó các mạch máu võng mạc có thể có màu vàng cam
(lipemia retinails) [22].
1.1.5. Điều trị
* Chế độ ăn uống và tập luyện
Đảm bảo chế độ ăn hợp lý là một trong các bƣớc cần phải đƣợc thực hiện
đầu tiên trong phác đồ điều trị hội chứng tăng lipid máu cũng nhƣ các bệnh tim
mạch. Giảm cân nếu thừa cân (BMI < 22) bằng chế độ giảm calo, tăng cƣờng
vận động thể lực. Giảm mỡ động vật có nhiều acid béo bão hòa, ăn cá có nhiều
acid béo không no nhóm omega 3 vì các AB này làm giảm CH máu. Giảm thức
ăn có nhiều CH nhƣ óc, tim, gan… Tăng rau quả tƣơi, uống sữa đậu nành [68].
* Chế độ dùng thuốc
Theo hƣớng dẫn của chƣơng trình giáo dục quốc gia Hoa Kỳ (NCEP) đƣa
ra mục tiêu điều trị cần đạt đƣợc là < 100 mg/dl đối với HDL - C và < 200
mg/dl đối với cholesterol toàn phần [36], [68].
Chỉ dùng thuốc sau khi đã điều trị bằng chế độ ăn không có hiệu quả và
khi CH máu > 250 mg/dl (bình thƣờng: 150 - 190 mg/dl); TG máu > 200 mg/dl
(bình thƣờng: <175 mg/dl). Trong khi dùng thuốc vẫn phải duy trì chế độ ăn
hợp lý, 2 - 3 tháng một lần phải xét nghiệm lại các thông số [36], [67].


7


 Các thuốc tân dược
Dựa vào cơ chế tác dụng ngƣời ta phân loại thuốc hạ lipid máu nhƣ sau:
- Thuốc làm giảm hấp thu tăng thải trừ lipid (cholestyramin, cholestipol):
các thuốc này có tính hấp phụ mạnh, làm giảm quá trình nhũ hóa lipid ở ruột
dẫn đến làm giảm hấp thu và tăng thải trừ qua phân. Đồng thời các thuốc này
còn gián tiếp làm tăng chuyển hóa cholesterol thành acid mật, làm tăng số
lƣợng hoạt tính recepetor – LDL [36], [67].
- Thuốc ảnh hƣởng tới quá trình sinh tổng hợp lipid: thƣờng là dẫn chất
của acid fibric (bezafibrat, ciprofibrat, fenofibrat và gemfibrozil); dẫn chất
statin

(atorvastatin,

pravastatin,

simvastatin,

lovastatin,

rovuvastatin,

fluvastatin, pitavastatin); acid nicotinic; probucol [33], [36], [67].
+ Các dẫn xuất acid fibric tăng hoạt tính LPL, các dẫn chất statin có cấu
trúc gần giống với HMG – CoA nên ức chế cạnh tranh HMG – CoA reductase
(hydroxylmethylglutaryl – CoA reductase) làm giảm tổng hợp cholesterol, đồng
thời cũng làm tăng sinh LDL – receptor ở màng tế bào.

+ Acid nicotinic là một vitamin dùng để điều trị bệnh Pellagra, nhƣng
cũng làm hạ lipid máu. Tác dụng này đƣợc thông qua bởi sự tăng sinh LDL –
receptor và ức chế sự tích tụ AMP trong mỡ, tăng hoạt tính triglycerid lipase
làm giảm LDL – C.
+ Probucol có cấu trúc hóa học hoàn toàn khác so với nhóm thuốc trên, cơ
chế tác dụng của thuốc vẫn còn chƣa đƣợc giải thích đầy đủ. Nhiều nghiên cứu
đã chứng minh thuốc làm tăng chuyển hóa LDL – C không thông qua LDL –
receptor vì ở ngƣời có tăng lipid máu có thiếu hụt LDL – receptor do di truyền,
thuốc vẫn còn tác dụng. Có tác giả cho rằng probucol ngăn cản oxy hóa của
acid béo và làm giảm khả năng tiếp nhận LDL của tế bào nội mô.
Trong quá trình điều trị, ngoài việc thƣờng xuyên theo dõi lƣợng LP máu
để đánh giá hiệu quả điều trị, bệnh nhân còn đƣợc theo dõi tác dụng không

8


mong muốn do thuốc gây ra nhƣ: viêm cơ, tiêu cơ vân, tăng transaminase, rối
loạn điện tim... [72].
 Thuốc đông y
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về việc sử
dụng thảo dƣợc trong điều trị rối loạn lipid máu nhƣ:
Nghệ (Curcuma longa) đƣợc nghiên cứu trên thực nghiệm và thử lâm sàng
cho thấy cao lỏng và viên nén với liều tƣơng đƣơng 10 g nghệ tƣơi/ngày, dùng
trong 01 tháng làm giảm 11,7% TC, gần bằng tác dụng của clofibrat với liều 1
g/ngày [13].
Ngưu tất (Achyranthes bidentata blume): nghiên cứu của Đoàn Thị Nhu và
cộng sự cho thấy viên Bidentin chiết xuất từ ngƣu tất làm giảm TC máu ở 43%
bệnh nhân [19].
Tỏi: Vũ Hiền Hạnh, Lƣơng Thúy Quỳnh nghiên cứu viên tỏi (Allisa) thấy
có tác dụng làm giảm TC trên 75% bệnh nhân, mức độ hạ từ 30 – 50% [7].

Bài thuốc “Bán hạ bạch truật thiên ma thang”: Hoàng Khánh Toàn và
cộng sự điều trị cho 60 bệnh nhân, sau 2 tháng thấy có tác dụng giảm 16% TC,
31,5% TG, 20,2% LDL – C, tăng 19,8% HDL – C [24].
Nguyễn Thị Như Ái và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của chế
phẩm Gylopsin (tạo thành từ phenol) của cây chè dây và cao chiết từ giảo cổ
lam) trên thỏ gây tăng lipid máu. Kết quả nghiên cứu cho thấy Gylopsin làm
giảm các chỉ số TG, TC, LDL – C, làm tăng HDL – C huyết tƣơng. Ngoài ra,
Gylopsin còn làm giảm mức độ XVĐM [1].
Mai Phương Thanh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác dụng điều
chỉnh RLLPM của bài thuốc “Chỉ thực đạo trệ hoàn” trên động vật thực
nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên cả mô hình nội sinh, ngoại sinh bài
thuốc đều có tác dụng rõ rệt hạn chế rối loạn lipid máu, đồng thời cũng có tác
dụng làm giảm mức độ XVĐM trên thỏ gây tăng lipid máu [21].

9


Ngoài ra còn có các vị dƣợc liệu sau nhƣ: Đan sâm, Nhân trần, Khoai
lang, Sắn dây, Trần bì... cũng đã đƣợc nghiên cứu [12], [16], [17].
1.2. Vai trò của tế bào gan trong rối loạn lipid máu
1.2.1. Quá trình tổng hợp cholesterol ở gan
Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp cholesterol
trong cơ thể, 80% lƣợng cholesterol đƣợc cơ thể tổng hợp ở gan nhờ xúc tác
của men HMG – CoA reductase (con đƣờng nội sinh), chỉ 20% còn lại do hấp
thụ từ thức ăn (con đƣờng ngoại sinh). Do vậy, khi có tình trạng rối loạn
chuyển hóa cholesterol ở tế bào gan, suy giảm hoạt tính của LDL receptors, dẫn
tới tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL, tăng triglycerid, giảm HDL
(cholesterol tốt) [9], [30], [32].
1.2.2. Quá trình vận chuyển triglycerid ra khỏi tế bào gan
Bình thƣờng triglycerid sau khi đƣợc tổng hợp bên trong tế bào gan thì

nhanh chóng đƣợc vận chuyển ra khỏi gan dƣới dạng VLDL. Gan có thể bị
nhiễm mỡ do tăng tổng hợp triglycerid bên trong tế bào gan hoặc do giảm vận
chuyển triglycerid ra khỏi gan [9], [32].


Gan nhiễm mỡ do tăng tổng hợp triglycerid bên trong tế bào gan,

lượng triglycerid tạo ra vượt quá khả năng vận chuyển nó ra khỏi gan thường
gặp trong các trường hợp sau:
(1) Tăng các hạt dƣỡng chấp do ăn nhiều lipid. Khi ăn nhiều mỡ thì tăng
các hạt dƣỡng chấp đến gan, trong đó có nhiều acid béo. Dƣới tác dụng của
lipoprotein lipase trong máu, hạt dƣỡng chấp giải phóng nhiều acid béo tự do
vào gan. Acid béo đƣợc hoạt hóa bên trong tế bào gan thành acyl coenzym A rồi
kết hợp với glycerolphosphat thành nhiều triglycerid.
(2) Tăng acid béo tự do trong máu do tăng điều động từ mô mỡ dự trữ
trong bệnh đái đƣờng hoặc đói ăn. Trong những trƣờng hợp này có tăng điều

10


động acid béo tự do từ mô mỡ vào máu, từ đó gan tăng thu nhận acid béo tự do
rồi chuyển thành nhiều triglycerid.
(3) Chế độ ăn quá giàu calo. Khi chế độ dinh dƣỡng quá giàu calo, thì các
mẫu acetyl coenzym A thừa không thể chuyển ngƣợc lại thành acid pyruvic vì
phản ứng một chiều, do vậy các mẫu này đi vào con đƣờng tổng hợp acyl
coenzym A rồi kết hợp với glycerolphosphat thành triglycerid.
(4) Nghiện rƣợu. Trong nghiện rƣợu, ethanol gây tăng NADH tại tế
đó kích thích tổng hợp acid béo dẫn đến tăng

bào gan, từ


tổng hợp

triglycerid trong tế bào gan. Nghiện rƣợu là nguyên nhân thƣờng gặp nhất gây
nhiễm mỡ gan tại các nƣớc phƣơng tây [9], [32].


Tế bào gan cũng có thể bị nhiễm mỡ do giảm vận chuyển

triglycerid ra khỏi gan
Sau khi đƣợc tổng hợp, triglycerid phải kết hợp với cholesterol,
apolipoprotein và phospholipid mới đƣợc vận chuyển ra khỏi tế bào gan dƣới
dạng lipoprotein trọng lƣợng phân tử rất thấp VLDL. Sự vận chuyển này có thể
bị rối loạn do:
(1) Giảm tổng hợp apolipoprotein trong tế bào gan. Tế bào gan giảm tổng
hợp protein do thiếu nguyên liệu nhƣ trong suy dinh dƣỡng, đặc biệt là chứng
suy dinh dƣỡng ở trẻ em tại các nƣớc kém phát triển, hoặc do tế bào gan bị ngộ
độc các chất nhƣ tetrachlorocarbon (CCl4), phospho, hoặc do tế bào gan bị ức
chế bởi kháng sinh kháng tổng hợp protid nhƣ tetracyclin.
(2) Thiếu các yếu tố cần thiết để tạo phospholipid. Yếu tố cần thiết
để tạo phospholipid là cholin, methionin (acid amin cung cấp nhóm
methyl để tạo cholin), lecithin (chứa cholin). Khi thiếu các yếu tố này thì giảm
sự kết hợp phospholipid với triglycerid để vận chuyển ra khỏi gan. Chúng đƣợc
gọi là các yếu tố hƣớng mỡ [43], [50].

11


1.3. Một số mô hình dƣợc lý thực nghiệm gây tăng lipid máu để nghiên cứu
thuốc điều trị rối loạn lipid máu

Để nghiên cứu thuốc điều trị rối loạn lipid máu, trƣớc hết phải gây đƣợc
mô hình tăng lipid máu. Nhiều loài động vật đã đƣợc sử dụng và nhiều mô hình
dƣợc lý cũng đã đƣợc nghiên cứu và áp dụng thành công trên động vật thực
nghiệm. Các mô hình có thể thuộc loại: gây tăng cholesterol hoặc lipid máu ngoại
sinh (đƣa cholesterol và mỡ theo đƣờng thức ăn), gây tăng cholesterol máu nội
sinh (gây tăng tổng hợp cholesterol) hoặc phối hợp cả hai loại này. Tuy tỉ lệ các
loại lipid thay đổi trong mô hình nghiên cứu trên động vật có sự khác biệt với hội
chứng rối loạn lipid máu ở ngƣời nhƣng phần lớn các mô hình nghiên cứu này cho
kết quả có sự tƣơng quan cao với thử nghiệm lâm sàng [18].
1.3.1. Mô hình dược lý thực nghiệm gây rối loạn lipid máu nội sinh
Các chất hay đƣợc sử dụng để gây tăng cholesterol máu nội sinh nhƣ
tween 80, Triton WR1339 (Tyloxapol) và Poloxamer 407 (P-407), đã đƣợc
chứng minh có cơ chế là làm tăng tổng hợp cholesterol tại gan. Cơ chế tăng CH
máu do Triton WR1339 giai đoạn I đƣợc coi là tăng sinh tổng hợp CH ở gan do
Triton WR1339 tác động đến sự tiếp nhận lipid huyết tƣơng ở các mô [18].
Phí Thị Ngọc sử dụng tween 80 trên thỏ theo mô hình của Kell, Correll và
Ladd bằng cách tiêm tĩnh mạch vành tai thỏ 2,5ml/kg cân nặng dung dịch tween
80 20 % trong NaCl 0,9 %, kết quả cho thấy nồng độ TC tăng 167 % và TG là
913 % [16].
Triton WR1339 là chất diện hoạt, dùng đƣờng toàn thân trên chuột nhắt
hoặc chuột cống nhịn đói hoặc không nhịn đói sẽ gây tăng cholesterol và TG
huyết thanh. Quá trình tăng này có hai giai đoạn: giai đoạn 1 là tăng đột ngột
cholesterol và đạt đỉnh 24h sau khi tiêm Triton WR1339, sau đó là giai đoạn 2
giảm dần nồng độ cholesterol về bình thƣờng trong 24h tiếp theo [18].

12


Theo một nghiên cứu của Nandakumar và cộng sự, sử dụng mô hình của
Moreover Paoletti gây tăng cholesterol bằng Triton WR1339 đƣờng tiêm tĩnh

mạch liều 200 mg/kg trên chuột nhắt, nồng độ TC tăng 290 % và TG tăng 415
% [51].
Tại Việt Nam, Huỳnh Ngọc Trinh và cộng sự đã sử dụng Tyloxapol 3 %
đƣờng tiêm màng bụng với liều 300 mg/kg trên chuột nhắt trắng để gây mô
hình tăng lipid máu, kết quả cho thấy TC tăng 130 % và TG tăng 170 % [64].
Millar và cộng sự tiến hành so sánh mô hình gây tăng lipid máu trên chuột
nhắt bằng Tyloxapol liều 500 mg/kg và Poloxamer 407 liều 1 g/kg cho thấy
Poloxamer 407 làm tăng rõ rệt nồng độ TC và TG máu sau 24 giờ [58].
Tại Việt Nam, Nguyễn Phƣơng Thanh đã sử dụng Poloxamer 407 đƣờng
tiêm màng bụng với liều 500mg/kg trên chuột nhắt trắng để gây mô hình rối
loạn lipid máu nội sinh, kết quả cho thấy tất cả các thông số lipid máu (TG, TC,
HDL-C, LDL-C) đều tăng lên rất cao, trong đó tăng cao nhất là nồng độ TC,
gấp 10 lần so với nhóm chứng [21].
1.3.2. Mô hình dược lý thực nghiệm gây rối loạn lipid máu ngoại sinh
Động vật đƣợc sử dụng trong các mô hình tăng cholesterol máu thƣờng là:
thỏ, chuột cống, chuột nhắt, chuột đồng, khỉ, lợn, chim cút...
Trên thỏ, mô hình Anichkov đƣợc coi là mô hình kinh điển đƣợc tiến hành
bằng cách cho thỏ ăn cholesterol 0,3 - 0,5 g/kg/ngày trong một năm [18].
Tại Việt Nam, Đoàn Thị Nhu và cộng sự đã gây mô hình tăng cholesterol
máu bằng cách cho thỏ đực uống cholesterol hoà tan trong dầu lạc với liều 0,5
g/kg/ngày kéo dài liên tục trong 2 tuần [18].
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng chuột cống trắng trƣởng thành
với mô hình gây tăng cholesterol bằng bổ sung vào chế độ ăn 1 % cholesterol, 1
13


% acid mật (acid cholic) và 0,5 % kháng giáp trạng propylthiouracil trong vòng
4 tuần. Bổ sung acid cholic làm tăng hấp thu cholesterol và nồng độ cholesterol
huyết thanh tăng mạnh hơn nếu sử dụng thêm các thuốc kháng giáp trạng [18].
Nassiri và cộng sự đã cải tiến mô hình này bằng cách cho chuột uống 10

ml/kg cân nặng hỗn hợp dầu cholesterol gồm: 10 g cholesterol, 3 g
propylthiouracil và 10 g acid cholic, dầu lạc vừa đủ 100ml. Kết quả cho thấy ở
nhóm sử dụng 10ml hỗn hợp dầu cholesterol/kg/ngày, cholesterol tăng lên 9,65
± 0,1 mmol/l trong khi ở nhóm chứng là 3,7 ± 0,1 mmol/l [55]. Khi áp dụng mô
hình này tại Việt Nam, Nguyễn Phƣơng Thanh đã sử dụng hàm lƣợng
cholesterol tƣơng ứng với Nassiri và các nhà nghiên cứu khác nhƣng hàm
lƣợng acid cholic thấp hơn 10 lần, PTU thấp hơn 6 lần với mục đích vẫn gây
đƣợc mô hình để đánh giá tác dụng của thuốc và hạn chế đƣợc số lƣợng acid
cholic phải sử dụng vì giá thành còn tƣơng đối cao. Kết quả nghiên cứu cho
thấy mức tăng rõ rệt nồng độ TG ở nhóm uống hỗn hợp dầu cholesterol với liều
1 ml/100 g cân nặng chuột/ngày (tăng gấp 2,04 lần) so với nhóm chứng sinh
học [21].
1.3.3. Mô hình dược lý thực nghiệm gây tăng lipid trên tế bào gan
Garcia MC và cộng sự (2011) đã tiến hành nuôi cấy dòng tế bào HepG2
(tế bào ung thƣ gan có nguồn gốc từ ngƣời), trong môi trƣờng nuôi cấy có bổ
sung thêm acid oleic. Đánh giá sự tích tụ lipid trong tế bào bằng phƣơng pháp
nhuộm Nile Red và đánh giá stress oxy hoá bằng cách định lƣợng hàm lƣợng
chất chống oxy hoá glutathion (GSH) có trong tế bào. Kết quả cho thấy có sự
tích tụ lipid trong tế bào phụ thuộc vào liều, đƣợc xác định bởi phƣơng pháp
nhuộm Nile Red, đồng thời có sự gia tăng GSH [40].
Gómez-Lechón MJ và cộng sự (2007) đã tiến hành xác định mô hình thực
nghiệm chứng nhiễm mỡ ở tế bào gan nhƣ sau: ủ tế bào HepG2 với một hỗn hợp

14


các tỷ lệ acid béo khác nhau nhƣ: (oleat / palmitat, tỉ lệ 2: 1) hoặc (oleat /
palmitat, tỷ lệ 0: 3) để gây ra tình trạng tích tụ lipid trên tế bào gan [41].
Vesterdal LK và cộng sự (2013) đã tiến hành nghiên cứu sự liên quan giữa
sự hấp thu các hạt cacbon đen (CB, 14nm) và sự tích tụ lipid ở gan bằng cách: ủ

tế bào HepG2 với acid oleic hoặc acid palmatic. Kết quả cho thấy: có sự gia tăng
hàm lƣợng lipid nội bào trong huyết tƣơng của tế bào HepG2 khi đƣợc ủ với
acid oleic hoặc acid palmatic [68].
Liu R và cộng sự (2015) đã tiến hành xây dựng mô hình gan nhiễm mỡ
bằng cách ủ các tế bào gan với acid palmitic (PA) ở liều 0; 0,125; 0,25; 0,5 và 1
mM sau 0, 6, 12, 24 và 48 giờ. Kết quả thu đƣợc: Sự gia tăng nồng độ TG
trong tế bào gan phụ thuộc vào liều. Cụ thể khi ủ tế bào gan bằng acid palmitic
lên đến liều 0,25 mM có sự tăng đáng kể nồng độ TG; nhƣng khi ủ tế bào gan
với nồng độ cao hơn là 0,5 và 1 mM thì lại không có sự gia tăng đáng kể nồng
độ TG [55].
Ở Việt Nam, năm 2016 Phí Thị Xuyến, Phạm Thị Nguyệt Hằng, Đỗ Thị
Phƣơng, Đỗ Quyên. Nghiên cứu tác dụng ức chế tích tụ lipid gây ra bởi acid
oleic trên tế bào HepG2 của lá sen. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng
acid oleic với nồng độ 500 µM gây tăng tích tụ lipid cho kết quả p < 0,001 [28],
[62].
1.4. Tổng quan về các dƣợc liệu có trong bài thuốc
Tại Việt Nam, dựa vào các kinh nghiệm quý báu của các vị lƣơng y, đã có
nhiều bài thuốc thang điều trị về tim mạch, gan, đái tháo đƣờng... Điển hình tại
tỉnh An Giang, bài thuốc của lƣơng y Trần Quang Trung đƣợc dùng để điều trị
bệnh tăng lipid máu với một số thông tin nhƣ sau: bài thuốc có 4 dƣợc liệu phối
hợp: Nhân trần, Cây lức, Trâm bầu, Trần bì.
1.4.1. Trâm bầu
- Đặc điểm thực vật

15


+ Tên khoa học: Combretum qualrangulare Kurz., thuộc họ Bàng Combretaceae.
+ Mô tả: Cây nhỡ hay cây to, có thể cao đến 12m. Cành non có 4 cạnh,
mép có rìa mỏng. Lá mọc đối, hình trứng dài, chóp tù hay hơi nhọn, gốc thuôn,

hai mặt lá đều có long, nhất là ở mặt dƣới. Cụm hoa hình bông mọc ở nách lá,
gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Quả có 4 cánh mỏng. Hạt hình thoi, có rìa.
Mùa hoa quả tháng 9 – 11 [26].

Hình 1.1: Cây trâm bầu (Combretum qualrangulare Kurz) [75]
+ Bộ phận dùng: Hạt, rễ, lá
+ Phân bố: cây mọc hoang rải rác khắp nơi vùng nƣớc ngọt, nƣớc mặn và
đất phèn. Thu hái quả vào tháng 1 - 2, đem phơi khô, lấy hạt. Rễ, lá có thể thu
hái quanh năm.
- Thành phần hóa học: Glycosid, tanin, triterpen, flavonoid [26].
- Tác dụng dƣợc lý:
Trên thế giới, theo kết quả nghiên cứu của Giáo sƣ Pettit, Giám đốc Viện
Nghiên cứu ung thƣ thuộc bang Arizone (Mỹ) cùng các cộng sự đã chiết xuất
đƣợc một chất có tên là combretastatin trong vỏ cây Trâm bầu. Khi chuyển
sang dạng muối phosphate, chất này hòa tan trong nƣớc và đƣợc bào chế ở dạng
thuốc viên. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của combretastatin khi
dùng chung với một số chất kháng ung thƣ khác nhƣ: carboplatin, cisplatin,
16


×