Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO ĐỘI TÀU CONTAINER CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN CẢNG CYPRESS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.78 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CHO ĐỘI TÀU CONTAINER CÔNG TY
CỔ PHẦN TÂN CẢNG - CYPRESS

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CHO ĐỘI TÀU CONTAINER CÔNG TY
CỔ PHẦN TÂN CẢNG - CYPRESS

Ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. TRẦN ĐÌNH LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Thực trạng và giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh cho đội tàu container công ty cổ phần Tân cảng Cypress” do Nguyễn Thị Thanh Thảo, sinh viên khoá 33, ngành Quản Trị Kinh
Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ……………….

ThS. Trần Đình Lý
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Với những kiến thức từ sách vở được giảng dạy trên ghế nhà trường, tôi đã
không khỏi gặp nhiều bỡ ngỡ khi thực tập tại Công Ty Cổ Phần Tân Cảng - Cypress.
Quãng thời gian thực tập đã tạo điều kiện cho tôi học hỏi về một lĩnh vực mới mẻ mà
trước đây tôi chưa được tiếp xúc, là cơ hội quý báu để tôi tích luỹ cho bản thân những
kinh nghiệm từ thực tế, đồng thời củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn.
Lời đầu tiên cho con xin được cảm ơn ba má, chị và em trong gia đình đã tạo
điều kiện thuận lợi và luôn động viên, khích lệ con trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã
tận tình truyền đạt những kiến thức nền tảng về chuyên môn để hoàn thành đề tài này
một cách thuận lợi.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Đình Lý, người đã
luôn bên cạnh để tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện và hoàn tất khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn Giám đốc, Chị Hiếu, Chị Vinh, Anh Phi cùng các cô
chú, anh chị làm việc tại Công ty Cổ phần Tân Cảng - Cypress đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi có cơ hội làm quen thực tế, học hỏi kinh nghiệm làm việc và hoàn
thành tốt đề tài này. Cảm ơn những người bạn nhiệt tình, luôn trợ giúp tôi trong suốt
quá trình hoàn thành khóa luận này.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !!!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Thảo


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THANH THẢO. Tháng 07 năm 2011. “Thực trạng và giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho đội tàu container công ty cổ phần Tân
cảng Cypress”.
NGUYEN THI THANH THAO. July 2011. “The real situation and Solution
to improve competiveness for container ship of Tan Cang - Cypress Joint Stock
Company”.
Khoá luận tìm hiểu về thực trạng và xu hướng phát triển hoạt động vận tải
container trên thế giới và Việt Nam nói chung, Công Ty Cổ Phần Tân Cảng – Cypress
nói riêng, dựa trên cơ sở số liệu tổng hợp về tình hình sản lượng của Công ty qua 6
tháng cuối năm 2010 và quý I năm 2011, số liệu hoạt động của Công ty và các nguồn
số liệu, tài liệu khác. Từ đó đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty
giai đoạn sắp tới. Đề tài tôi có những nội dung chính sau:
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động vận tải container hiện nay trên thế giới và tại
Việt Nam.
- Phân tích thực trạng hoạt động vận tải của công ty thời gian qua.
- Đánh giá tình hình, kết quả kinh doanh, sản lượng của công ty.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của công ty, những cơ hội và đe dọa của công
ty.
Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ đối với một sinh viên mới ra trường.
Do vậy, cuốn đề tài này chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế chủ
quan của tác giả, rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của công ty, thầy cô và
tất cả bạn bè để đề tài này được hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung:

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu :

3

1.4. Cấu trúc luận văn :

3

CHƯƠNG 2

5

TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:
2.1.1. Sơ lược về Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và cảng Cát Lái

5
5

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần Tân Cảng – Cypress:
7
2.1.3. Tình hình hoạt động công ty


11

2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ công ty

11

2.1.5. Phương thức hoạt động

12

CHƯƠNG 3

13

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13

3.1. Cơ sở lý luận:

13

3.1.1. Khái niệm về vận tải container
3.1.2. Lý thuyết chung về sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container

13
17

3.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container 22

3.2. Phương pháp nghiên cứu

26

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
v

26


3.2.2 Phương pháp mô tả

27

3.2.3. Phương pháp phân tích

27

CHƯƠNG 4

28

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1. Thực trạng và xu hướng hoạt động của đội tàu vận tải container trên thế giới
hiện nay

28


4.1.1. Thực trạng đội tàu vận tải container trên thế giới hiện nay

28

4.1.2 Xu hướng của thị trường vận tải container trong tương lai

30

4.2. Thực trạng ngành vận tải container ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

33

4.2.1. Tình hình dịch vụ vận tải container nói chung trong những năm qua 33
4.2.2 Những thuận lợi và khó khăn của đội tàu:

35

4.2.2. Phân tích thực trạng và triển vọng phát triển ngành vận tải đường thủy
tại Việt Nam

39

4.3. Phân tích tình hình hoạt động vận tải của công ty cổ phần Tân Cảng –
Cypress

40
4.3.1. Khái quát phương thức hoạt động kinh doanh của công ty

40


4.3.2. Các đối thủ cạnh tranh chính

42

4.4. Phân tích hoạt động kinh doanh của CTCP Tân Cảng – Cypress

43

4.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

43

4.4.2. Kết quả sản lượng vận tải của CTCP Tân Cảng – Cypress 6 tháng cuối
năm 2010 và quý I năm 2011

46

4.5. Phân tích các chỉ tiêu đo lường sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container
tại công ty cổ phần Tân Cảng-Cypress

50

4.5.1. Các chỉ tiêu định lượng

50

4.5.2. Các chỉ tiêu định tính

53


4.6. Đánh giá hoạt động giao nhận vận tải của công ty trong thời gian qua

56

4.6.1. Những mặt đạt được

56

4.6.2. Những mặt hạn chế

57

4.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

57

4.6.4. Đánh giá hoạt động vận tải của công ty thông qua ma trận SWOT 60
vi


4.7. Định hướng phát triển dịch vụ vận tải container của CTCP Tân Cảng Cypress đến năm 2012

61

4.8. Những giải pháp đề nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 62
4.8.1. Huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của công ty 62
4.8.2. Đẩy mạnh đầu tư phát triển đội tàu vận tải container chuyên dụng. 64
4.8.3. Mở rộng thêm tuyến vận tải container mới


65

4.8.4. Đầu tư, nâng cấp và mở rộng hệ thống kho bãi, các trang thiết bị bốc
xếp, vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác.
4.8.5. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực

66
66

4.8.6. Tăng cường xúc tiến các hoạt động quảng cáo, marketing, khẳng định
thương hiệu công ty, tạo lòng tin đối với khách hàng.

68

CHƯƠNG 5

69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

69

5.1. Kết luận

69

5.2. Kiến nghị

70


5.2.1. Đối với ngành vận tải:

70

5.2.2. Đối với nhà nước

71

5.2.3. Đối với công ty

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

CTCP

Công ty cổ phần

ĐBSCL


Đồng bằng Sông Cửu Long

TCSG

Tân Cảng Sài Gòn

SWOT.

Ma trận đánh giá điểm mạnh (Strengths), điểm yếu
(Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats)

FOB.

Điều kiện giao hàng lên tàu (Free On Board)

CIF

Tiền hàng (Cost), bảo hiểm (Insurance) và cước phí
(Freigh)

TEU

Twenty-foot equivalent units (đơn vị đo của hàng hóa
được container hóa tương đương với một container tiêu
chuẩn 20 feet)

R&D

Bộ phận nghiên cứu (Reasearch) và phát triển
(Development)


ICD

Cảng khô (Inland Container Depot)

XNK

Xuất nhập khẩu

DT BH&CCDV

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

DTT

Doanh thu thuần

GVHB

Giá vốn hàng bán

LN

Lợi nhuận

LNG

Lợi nhuận gộp

DTHĐTC


Doanh thu hoạt động tài chính

CPBH

Chi phí bán hàng

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

HĐTC

Hoạt động tài chính

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. 20 Cảng Container Lớn Nhất Thế Giới


30

Bảng 4.2. Tỷ Trọng Hàng Container Trên Các Tuyến Hàng Hải Quốc Tế

32

Bảng 4.3. Tốc Độ Tăng Trưởng Sản Lượng Container (Triệu TEU)

35

Bảng 4.4. Lịch Vận Chuyển Tháng 3/2011 CTCP Tân Cảng – Cypress Tuyến Phnom
Penh – Hồ Chí Minh

42

Bảng 4.5: Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Quý III, IV/2010,
Quý I/2011

44

Bảng 4.6. Báo Cáo Sản Lượng 6 Tháng Cuối Năm 2010

46

Bảng 4.7. Báo cáo sản lượng quý I năm 2011

48

Bảng 4.8. Mức Giá Vận Tải Container Tuyến HCM -PNH của Một Số Công Ty Tháng
11 Năm 2010


52

Bảng 4.9. Các Chỉ Số Phản Ánh Chất Lượng Dịch Vụ Vận Tải Container

54

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Logo Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn

5

Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty

9

Hình 4.1. Biểu Đồ Tỷ Trọng Lượng Container Vận Tải Các Tuyến Trên Thế Giới Năm
2010.

32

Hình 4.2. Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng Sản Lượng Container của Việt Nam và Các
Nước Khu Vực (Triệu TEU)

35

Hình 4.3. Biểu Đồ Sản Lượng 6 Tháng Cuối Năm 2010


46

Hình 4.4. Tỷ Trọng Sản Lượng Vận Tải CTCP Tân Cảng-Cypress So Với Cảng Cát
Lái 6 Tháng Cuối Năm 2010

47

Hình 4.5. Biểu Đồ Sản Lượng Quý I Năm 2011

48

Hình 4.6. Tỷ Trọng Sản Lượng Theo Tuyến Vận Tải

49

Hình 4.7. Thị Phần Dịch Vụ Vận Tải Container của NPC so với Các Đối Thủ Cạnh
Tranh

50

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất

được sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh
truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất
đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá
trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm, …. Trong quá trình đó,
giao nhận vận tải có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh
doanh và không ngừng đổi mới về tính chất, nhiệm vụ, tổ chức quy mô phù hợp với
các hình thức nội dung quản lý.
Sự nghiệp đổi mới, chính sách mở cửa, hòa nhập của Việt Nam với quốc tế đã
tạo điều kiện cho khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng với tốc độ
nhanh. Nếu như năm 1986, tổng khối lượng hàng hóa thông qua trong toàn quốc mới
đạt 13,9 triệu tấn thì năm 1997 đã đạt 45,7 triệu tấn, tăng bình quân 10%/năm. Riêng
hàng container thông qua cảng giai đoạn 1991-1996 tăng với nhịp độ 30-35%/năm.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam do
đội tàu trong nước đảm nhận còn nhỏ bé so với năng lực thực tế.
Khi đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới cùng với sự phát triển của nền
kinh tế, xuất nhập khẩu tăng đã tạo điều kiện cho hàng loạt những hãng tàu lớn quốc tế
có mặt tại thị trường Việt Nam cạnh tranh với nhau, với ngành hàng hải Việt Nam, đặc
biệt là với đội tàu container Việt Nam còn nhỏ yếu về số lượng và trọng tải.
Trong khi đó, container hoá trong vận tải lại được coi là cuộc cách mạng lớn
nhất thế giới chỉ sau cuộc cách mạng thông tin. Ngay sau khi xuất hiện năm 1956,


container đã có sự phát triển thần kỳ. Giai đoạn 1975 - 1994, số lượng container được
xếp dỡ tăng 7 lần từ 17,4 triệu lên 126,6 triệu TEU. Xu thế tăng trưởng này vẫn được
duy trì cho tới đầu thế kỷ 21.
Tại Việt Nam, tiếp theo tiến trình phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vận
chuyển hàng hóa bằng container đã tăng mạnh , tuy vậy Việt Nam chưa có chủ tàu
kinh doanh đích thực vận tải container trong khi phần lớn trong số 20 hãng tàu
container lớn nhất thế giới đã có mặt tại Việt Nam dưới các hình thức liên doanh hay
văn phòng đại diện. Nhìn chung, thị trường vận tải container tại Việt Nam còn phụ

thuộc nhiều vào các hãng tàu nước ngoài. Chúng ta chưa thực sự có những tàu
container chạy tuyến xa cũng như trang thiết bị cho dịch vụ vận tải container còn lạc
hậu và thiếu đồng bộ. Đội tàu container Việt Nam đang đòi hỏi phải có được sự quan
tâm đúng đắn hơn từ phía chính phủ để có thể phát triển nhanh và mạnh, tận dụng
được những lợi thế sẵn có của mình.
Với mong muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong việc phát triển
ngành dịch vụ vận tải Việt Nam nói chung, công ty cổ phần Tân cảng – Cypress nói
riêng ngày càng lớn mạnh và tiên tiến, phối hợp cùng những ngành khác trong nền
kinh tế nhằm nâng cao vị thế của đất nước, em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng
và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho đội tàu container công ty cổ phần
Tân cảng - Cypress” cho luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn khái quát toàn
cảnh thực trạng ngành vận tải container nước ta hiện nay, tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty Tân cảng - Cypress và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành
dịch vụ này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu sơ lược khái niệm dịch vụ vận tải container, đánh giá thực trạng dịch
vụ vận tải container trên thế giới và tại Việt Nam nói chung, thực trạng đội tàu
container Công ty Tân Cảng – Cypress nói riêng, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của đội tàu container trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc
tế.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá tình hình hoạt động và xu hướng phát triển của dịch vụ vận tải
container tại Việt Nam nói chung và công ty Tân Cảng – Cypress nói riêng, trên cơ sở
phân tích các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu cạnh tranh trên thị trường Hàng hải
Việt Nam, các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải Container để đề xuất những

giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Tân Cảng –
Cypress.
Phân tích tình hình hoạt động, sự phát triển và sức cạnh tranh trong ngành dịch
vụ vận tải container tại công ty Tân Cảng - Cypress trong thời gian qua, đánh giá
những mặt mạnh, mặt yếu, những tồn tại cần khắc phục, từ đó đề ra những giải pháp,
kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành dịch vụ vận tải
container của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu :
- Thời gian nghiên cứu : Từ 01/03/2011 đến 31/05/2011
- Địa bàn, đối tượng nghiên cứu :
 Địa bàn : Công ty cổ phần Tân Cảng - Cypress trực thuộc Tổng công ty
Tân Cảng Sài Gòn.
Địa chỉ: Cảng Cát Lái, đường Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái, quận
2, TP.HCM
 Đối tượng : thực trạng dịch vụ dịch vụ vận tải container trên thế giới và
tại Việt Nam nói chung, CTCP Tân Cảng – Cypress nói riêng.
1.4. Cấu trúc luận văn :
Luận văn gồm năm chương
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Nêu lên khái quát sự hình thành và phát triển, chức năng cũng như nhiệm vụ
của công ty. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và quy trình hoạt
động.

3


Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Khái niệm về container, hiệu quả của việc vận chuyển hàng hóa bằng container,

ý nghĩa và xu hướng phát triển, các loại công cụ vận tải container, lý thuyết chung về
cạnh tranh, những phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để phân tích, diễn
giải nhằm tìm ra kết quả nghiên cứu của đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là phần chính của khóa luận, nội dung chương này khái quát thực trạng
ngành vận tải container trong giai đoạn hiện nay, đánh giá tình hình kinh doanh, sản
lượng đạt được của doanh nghiệp từ ngày thành lập đến nay. Phân tích những thuận
lợi, khó khăn, những điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục. Từ đó đề ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải của công ty.
Chương 5: Kết Luận và Kiến nghị
Thông qua quá trình tìm hiểu về thực trạng ngành vận tải container nước ta nói
chung và công ty Tân Cảng – Cypress nói riêng, từ các ưu nhược điểm của công ty
đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước, đối với công ty nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động vận tải giúp công ty mở rộng và phát triển thị trường.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:
2.1.1. Sơ lược về Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và cảng Cát Lái
a) Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn:
Hình 2.1. Logo Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn

Tân Cảng Sài Gòn được thành lập ngày 15/03/1989 theo quyết định 41/QĐBQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ tháng 12/2006, Công ty chuyển đổi sang hoạt
động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Ngày 9 tháng 2/2010, Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng đã ký Quyết định số 418/QĐ-BQP chuyển Công ty Tân Cảng Sài Gòn
thành Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.

Hơn 21 năm xây dựng và trưởng thành (15/3/1989-15/3/2010), Tổng Công ty
Tân cảng Sài Gòn đã trở thành nhà khai thác cảng container chuyên nghiệp, hiện đại
và lớn nhất Việt Nam với các dịch vụ khai thác cảng biển như: Dịch vụ xếp dỡ hàng
hóa, dịch vụ Logistics, dịch vụ hàng hải, cứu hộ, cứu nạn, hoa tiêu, địa ốc, cao ốc văn
phòng, xây dựng công trình dân sự, quân sự ... và vận tải đa phương thức. Hiện nay
Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đang dẫn đầu hệ thống cảng biển Việt Nam về thị


phần. Sản lượng hàng hoá container xuất nhập khẩu thông qua Tân Cảng Sài Gòn
chiếm trên 80% thị phần các cảng khu vực TP HCM, và gần 50% thị phần cả nước.
Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn quản lý một hệ thống các cơ sở từ Bắc đến
Nam với hàng chục công ty con hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế. Các Cảng của
Tổng Công ty TCSG bao gồm: Cảng Tân cảng, Cảng Tân Cảng-Cát Lái, Cảng Tân
Cảng-Hiệp Phước tại TP Hồ Chí Minh, Cảng container nước sâu Tân Cảng-Cái Mép
tại Bà rịa-Vũng Tàu, Cảng Tân Cảng-Miền Trung tại Quy Nhơn. Cùng với việc phát
triển cơ sở hạ tầng cảng, Tổng Công ty TCSG rất quan tâm phát triển hệ thống
Logistics . Tổng công ty hiện có các ICD tại các vị trí trung tâm, các khu công nghiệp
lớn như ICD Tân Cảng-Sóng Thần (Bình Dương), ICD Tân Cảng-Long Bình (Đồng
Nai), ICD tại cảng Tân Cảng (TP.HCM), Depot Nhơn trạch (Đồng Nai), ICD Tân
Cảng-128 (Hải Phòng) và sắp tới sẽ triển khai ICD Tân Cảng-Cái Mép (Bà Rịa - Vũng
Tàu). Công ty cũng đã triển khai tuyến vận tải thủy bằng xà lan kết nối Campuchia,
khu vực đồng Bằng Sông Cửu Long tới Cát Lái, các ICD khu vực TP Hồ Chí Minh và
các cảng tại Cái Mép, trong tương lai Tổng Công ty sẽ triển khai kết nối vận tải thủy
tới khu vực các tỉnh miền Trung.
Cảng container Tân Cảng-Cái Mép là Cảng biển nước sâu đầu tiên của Việt
Nam đi vào hoạt động từ ngày 03/06/2009, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 110,000
DWT (tương đương 9,000 Teus). Hiện Cảng Tân Cảng-Cái Mép có tuyến dịch vụ trực
tiếp từ Việt Nam sang Bờ Đông và Bờ Tây nước Mỹ do các Liên minh Hãng tàu lớn
như The New World Alliance, The Grand Alliance triển khai.
Cảng Container Quốc tế Tân Cảng-Cái Mép (TCIT) là Cảng Liên doanh giữa

Tổng Công ty TCSG với 3 hãng tàu lớn của châu Á là Mitsui O.S.K Lines, Hanjin
Shipping và Wan Hai Lines dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong Quý I/2011.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Tổng Công ty luôn chú trọng xây dựng văn
hóa Công ty. Nét đẹp truyền thống của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công ty là:
Chuyên nghiệp, trách nhiệm, tận tâm với khách hàng, kỷ luật nghiêm, năng động, sáng
tạo, luôn giữ chữ tín trong kinh doanh, sống có nghĩa, có tình, có trách nhiệm với đồng
chí, đồng đội, gia đình và xã hội. Đây là những yếu tố quan trọng làm nên thương hiệu
Tân Cảng Sài Gòn.
6


Tổng Công ty TCSG đã được tặng thưởng: Danh hiệu “Anh hùng lao động thời
kỳ đổi mới”(2004); Huân Chương Lao Động Hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương chiến
Công Hạng ba và nhiều giải thưởng cao cho chất lượng dịch vụ và thương hiệu mạnh.
Đặc biệt, trong năm 2010, Tổng Công ty TCSG là một trong 43 doanh nghiệp tại Việt
Nam được vinh danh “ Thương Hiệu Quốc Gia” – đây là biểu trưng giá trị thương hiệu
uy tín nhất tại Việt Nam do Hội Đồng Thương Hiệu Quốc Gia bình chọn.
Là nhà khai thác cảng container hàng đầu tại Việt Nam, Tổng Công ty Tân cảng
Sài Gòn đang hướng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp dịch vụ trọn
gói cho khách hàng trong giao nhận hàng hóa với phương châm “Đến với Tân Cảng
Sài Gòn - Đến với chất lượng dịch vụ hàng đầu”.
b) Cảng Cát Lái:
Cảng Tân Cảng - Cát Lái hiện là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất
Việt Nam tại Quận 2 - TP HCM, gần với cụm các khu Công nghiệp, khu chế xuất Phía
Bắc TP HCM và khu Công nghiệp các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Cảng Tân Cảng
- Cát Lái có tổng diện tích gần 800.000m2, chiều dài cầu tàu 1.189m (7bến), được
trang bị 15 cẩu bờ hiện đại Panamax, hệ thống quản lý, khai thác container hiện đại
TOP-X của RBS (Australia) cùng hệ thống phần cứng đồng bộ cho phép quản lý
container theo thời gian thực, tối ưu hóa năng lực khai thác cảng, giảm thời gian giao
nhận hàng, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng… Cảng Tân Cảng - Cát Lái hiện là chọn

lựa số 1 của các khách hàng tại khu vực các tỉnh phía Nam trong giao nhận hàng hóa
nhờ chất lượng dịch vụ và vị trí thuận lợi.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần Tân Cảng – Cypress:
a) Giới thiệu chung Công ty Tân Cảng – Cypress:
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN CẢNG – CYPRESS.
- Tên tiếng Anh: TAN CANG - CYPRESS JOINT STOCK COMPANY.
- Tên viết tắt: NPC JSC
- Địa chỉ trụ sở chính: Cảng Tân Cảng-Cái Mép, xã Tân Phước, huyện Tân
Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Văn phòng giao dịch: Phòng 103, cảng Tân Cảng-Cát Lái, đường Nguyễn Thị
Định, phường Cát Lái, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (08) 3742 5200

Fax: (08) 3742 5202
7


- E-mail:
Ngày 10/03/2010, hợp đồng liên doanh được ký giữa công ty Tân Cảng Sài Gòn
và công ty Sun Cypress Shipping Company Limited (HongKong) thành lập công ty cổ
phần Tân Cảng-Cypress. Công ty cổ phần có tỷ lệ góp vốn bên Việt nam nắm giữ 60%
vốn điều lệ và phía nước ngoài sở hữu 40% vốn điều lệ.
Công ty Sun Cypress Shipping Company Limited (Hong Kong) – công ty con
thuộc Hãng tàu Zim Lines là một Công ty chuyên về khai thác vận tải sà lan hàng đầu
của Hồng Kông.
Ngày 11/05/2010, Tân Cảng – Cypress khai thác chuyến tàu đầu tiên TÂY
NAM 04 với hành trình CÁT LÁI – CÁI MÉP – PHNOMPENH.
Vào ngày 06-11-2010. Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã long trọng tổ chức
lễ khai trương tuyến dịch vụ vận tải xà lan Việt Nam – Campuchia tại Cảng
Phnompenh Campuchia.

TRANG THIẾT BỊ
Năm 2010: Tổng số tàu chuyên chở : 02 - số hiệu TÂY NAM 06 VÀ TÂY
NAM 04 trọng tải 96 (teu) và 128 (teu).
Lịch trình chuyên chở: CÁT LÁI – CÁI MÉP – MỸ THỚI - PHNOM PENH
HỆ THỐNG TUYẾN VẬN CHUYỂN
Kết nối giữa các cơ sở của công ty Tân Cảng Sài Gòn bao gồm: cảng Tân Cảng,
cảng Tân Cảng - Cát Lái, cảng Tân Cảng - Cái Mép, cảng Tân Cảng - Miền Trung
(Quy Nhơn).
Kết nối giữa các cơ sở của công ty Tân Cảng Sài Gòn với các ICD trong khu
vực Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Kết nối giữa các cơ sở của công ty TCSG với cảng Cần Thơ, cảng Mỹ Thới (An
Giang) và cảng Phnompenh (Campuchia).
Kết nối giữa các cơ sở của công ty TCSG tại khu vực kinh tế trọng điểm phía
Nam với các cảng Đà Nẵng, Hải Phòng.
Hệ thống tuyến vận tải của công ty thông qua các sông Đồng Nai, ĐBSCL và
sông Mê Kông.

8


NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
- Dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (vận tải hàng hoá bằng đường bộ,
đường thuỷ; đại lý tàu biển; xếp dỡ container và hàng hoá).
- Kinh doanh vận tải đa phương thức
- Khai thác cảng biển
b) Cơ cấu tổ chức:
Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


TỔNG GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN
CHỨNG TỪ

BỘ PHẬN
SALES &
MARKETING

BỘ PHẬN
KHAI THÁC

BỘ PHẬN
KẾ TOÁN

ĐỘI PHƯƠNG TIỆN

Nguồn: Bộ phận Kế toán
Đại hội đồng cổ đông
- Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao
nhất của công ty cổ phần bao gồm các chức năng:
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm
soát.
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty trừ trường hợp điều chỉnh vốn
điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào
bán theo điều lệ công ty quy định.

9



Hội đồng quản trị
- Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định
các vấn đề liên quan đến mục đích , quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
- Quyết định chiến lược phát triển của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng, quyết định mức lương và lợi ích khác
của các cán bộ quản lý đó.
- Bảo đảm an ninh, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường trong hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức thanh tra và xử lý những vi phạm nội quy, quy chế và điều lệ.
Tổng Giám đốc công ty
- Điều hành hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng
quản trị về việc tổ chức quản lý điều hành toàn diện các hoạt động tác nghiệp hằng
ngày của công ty.
- Giao chỉ tiêu, kế hoạch phê duyệt quyết toán của các bộ phận trực thuộc.
- Ký các báo cáo, văn bản hợp đồng, các chứng từ của Công ty theo sự phân cấp
của Điều lệ.
- Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người lao
động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác
liên quan đến hợp đồng lao động của họ.
- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của công ty.
Bộ phận Sales & Marketing
- Tổ chức nghiên cứu, phát triển thị trường vận tải biển, giao nhận, khai thác
cảng và đại lý.
- Quảng bá hình ảnh, dịch vụ của công ty, tìm kiếm, quan hệ với khách hàng,
đàm phán, thỏa thuận cước phí và phương thức vận tải, ký kết hợp đồng.
- Tư vấn cho các nhà quản trị cấp cao về chiến lược kinh doanh, chiến lược
cạnh tranh.
- Trực tiếp cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

Bộ phận khai thác
- Lên lịch tàu, quyết định giá cước vận tải container các tuyến.
10


- Quản lý đội tàu, phân bổ tàu chạy các tuyến, lên kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa
đảm bảo khả năng vận tải của đội tàu.
Bộ phận chứng từ
- Chuẩn bị tài liệu, chứng từ để bộ phận khai thác làm thủ tục Hải quan, kiểm
tra hàng hóa trước khi bốc hàng lên tàu và đưa hàng ra khỏi kho.
- Làm các thủ tục liên quan đến thanh toán cho các hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Liên hệ với phòng Tài chính kế toán Tổng công ty, theo dõi đôn đốc việc
thanh quyết toán với khách hàng.
Bộ phận kế toán
- Quản lý công tác kế toán tài chính của công ty theo đúng quy định của pháp
luật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
- Lập các báo cáo phản ánh kết quả kinh doanh của công ty, là căn cứ để tổng
kết đánh giá và đưa ra phương hướng giải pháp khắc phục thiếu sót cho giai đoạn tiếp
theo.
2.1.3. Tình hình hoạt động công ty
Công ty cổ phần Tân Cảng- Cypress mới đi vào hoạt động từ tháng 05/2010
nhưng trong tháng 06/2010 đã vận chuyển được 16 chuyến (4 chuyến/tuần) với sản
lượng đạt 898 teus. Các dự án đầu tư Sunimex (xây dựng phát triển xây dựng nhà kho
và Depot rỗng trên diện tích đất 10 hec ta cạnh Cảng Cát Lái), ICD Tân Cảng- Cái
Mép, xây dựng bến xà lan tại Cảng Tân Cảng- Cái Mép...sắp được triển khai trong thời
gian tới.
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ công ty
Chức năng:
Tuyến dịch vụ vận tải xà lan Việt Nam – Campuchia được khai thác bởi Công
ty Cổ phần Tân Cảng – Cypress, là Công ty liên doanh giữa Tổng Công ty Tân Cảng

Sài Gòn với Sun Cypress Shipping Company Limited (Hồng Kông). Công ty đã đi vào
hoạt động từ tháng 4 năm 2010 và hiện đang thực hiện các dịch vụ vận chuyển
container bằng đường biển và đường sông giữa Cambodia về Cảng Cái Mép và các
cảng khu vực TP Hồ Chí Minh, đồng thời công ty còn khai thác tuyến vận tải
container giữa các cảng vùng đồng bằng sông Cửu Long với các cơ sở của Tổng Công
ty TCSG.
11


Nhiệm vụ:
Giai đoạn đầu công ty triển khai các dịch vụ vận chuyển container bằng đường
sông giữa Cambodia và Đồng Bằng sông Cửu Long về Cảng Cái Mép và các cảng khu
vực TP Hồ Chí Minh, xây dựng các cơ sở và hệ thống kết nối đường thủy này nhằm
đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng giữa hai nước Việt Nam và
Campuchia.
Giai đoạn tiếp theo công ty sẽ xem xét mở rộng lĩnh vực hoạt động vận tải từ
các cảng Miền Bắc và Miền trung về Cảng nước sâu Tân Cảng - Cái mép và các Cảng
trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam. Bên cạnh đó, Công ty CP Tân Cảng – Cypress
còn mở rộng khai thác tuyến vận tải kết nối các cơ sở của Tổng Công ty Tân Cảng Sài
Gòn với các cảng Đà Nẵng và Hải Phòng.
Việc triển khai tuyến vận tải giữa Cambodia, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long và cảng Cát Lái, các ICD, cảng nước sâu Tân Cảng - Cái Mép sau khi Công ty
cổ phần Tân Cảng - Cypress được thành lập sẽ giúp cắt giảm chi phí vận chuyển và tạo
thuận lợi cho các nhà xuất nhập khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong các
hoạt động giao nhận hàng hóa.
2.1.5. Phương thức hoạt động
Trước mắt, tuyến vận tải này có hai xà lan sức chở 96 teus và 128 teus mỗi
chiếc, hoạt động nhập và xuất hai chuyến mỗi tuần. Container vận chuyển giữa hai
nước sẽ được chuyển tải thông qua Cảng nước sâu Tân Cảng – Cái Mép đi thẳng tới
Mỹ và Châu Âu. Việc đưa tuyến vận tải xà lan vào khai thác có ý nghĩa kinh tế lớn ,

mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng, tăng cường mối quan hệ thương mại và hữu
nghị giữa hai nước Việt Nam và Campuchia

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận:
3.1.1. Khái niệm về vận tải container
a) Định nghĩa về container
Tháng 6 năm 1964, Ủy ban kĩ thuật của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO)
đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container. Từ đó đến nay, các nước trên thế giới đều
áp dụng định nghĩa này của ISO.
Theo định nghĩa này, container là một công cụ vận tải có các đặc điểm sau:
- Có hình dáng cố định, bền chắc có thể sử dụng được nhiều lần.
- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều
phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường.
- Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc bốc, dỡ và chuyển tải.
- Có dung tích bên trong không ít hơn 1m3
Từ định nghĩa trên có thể thấy, container không phải là một loại bao bì hàng
hóa thông thường mặc dù nó có thể thực hiện chức năng như một bao bì vận tải.
Container cũng không phải là một công cụ vận tải hay một bộ phận của công cụ vận tải
vì nó không gắn liền với công cụ vận tải.
Như vậy, một cách chung nhất có thể hiểu, container là một công cụ chứa hàng,
có dạng hình hộp, được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có kích thước tiêu chuẩn hóa,
dùng được nhiều lần và có sức chứa lớn, có thể tách biệt khỏi phương tiện vận tải,
bốc xếp như một đơn vị trọng tải và chuyển tải mà không phải bốc xếp lại hàng bên
trong.



b) Khái niệm về dịch vụ vận tải container.
Để có thể hiểu đầy đủ về khái niệm dịch vụ vận tải container, trước hết chúng ta
tìm hiểu thế nào là dịch vụ: « Dịch vụ là một loại hoạt động hay lợi ích được cung ứng
nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. »
Dịch vụ vận tải container là loại hình dịch vụ nhận gửi, vận tải các loại hàng
hóa được đóng trong các container theo một lịch trình và thời gian xác định trước.
c) Hiệu qủa của vận tải hàng hóa bằng container
Container hóa trong vận tải quốc tế là một cuộc cách mạng. Kinh nghiệm thực
tế của nhiều nước có hệ thống vận tải container phát triển đã chứng minh tính ưu việt
của nó so với phương pháp chuyển hàng hóa bằng bao gói thông thường. Để đánh giá
hiệu quả kinh tế của chuyên chở hàng hóa bằng container có thể nhìn nhận từ nhiều
góc độ khác nhau:
- Đối với toàn bộ xã hội:
 Giảm được chi phí vận tải trong toàn xã hội. Từ đó góp phần giảm chi phí
lưu thông của toàn xã hội và hạ giá thành vận tải.
 Tạo điều kiện hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống vận tải trong
mỗi nước cũng như phạm vi toàn thế giới.
 Góp phần tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng phục vụ của
ngành vận tải, thỏa mãn nhu cầu chuyên chở ngày càng tăng của xã hội.
- Đối với người chuyên chở hàng hóa:
 Áp dụng container vào chuyên chở hàng hóa là biện pháp hàng đầu để giảm
giá thành vận tải. Theo tính toán, giá thành chuyên chở bằng container thấp
hơn 30–40% so với gía thành chuyên chở hàng hóa bao gói thông thường.
 Sử dụng tốt nhất thời gian khai thác các công cụ vận tải. Một chiếc tàu
container có thể thay thế khoảng 4-8 chiếc tàu chở thông thường, tùy theo
từng tuyến đường vận chuyển.
 Có điều kiện cơ giới hóa toàn bộ khâu xếp dỡ ở cảng, ga, trạm container.
 Chuyên chở hàng hóa bằng container là phương pháp an toàn nhất. Do đó,

người chuyên chở giảm nhẹ được trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa và
14


×