Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MỸ THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.68 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
***********

NGUYỄN QUỲNH ĐAN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH MỸ THÀNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
***********

NGUYỄN QUỲNH ĐAN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH MỸ THÀNH
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: LÊ VĂN MẾN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011



Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MỸ THÀNH” do
Nguyễn Quỳnh Đan, sinh viên khóa 33, ngành quản trị kinh doanh, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

TS.LÊ VĂN MẾN
Giáo viên hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi đến cha mẹ lời cảm ơn sâu sắc nhất, người đã sinh con
ra và nuôi dạy con đến ngày hôm nay.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô trường đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh Tế đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho
tôi để tôi có thể thực hiện được khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Văn Mến, người đã chỉ dẫn tận tình để tôi có
thể hoàn thành tốt đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị ở Ngân hàng Nông Ngiệp và Phát
triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Thành đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập và giúp
đỡ, chỉ dẫn tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực tập.
Xin cảm ơn bạn bè đã luôn ở bên tôi chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong học
tập cũng như trong cuộc sống.
Xin cảm ơn tất cả mọi người.

Nguyễn Quỳnh Đan


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN QUỲNH ĐAN. Tháng 07 năm 2011. “Phân Tích Thực Trạng Và

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Thành”.
NGUYEN QUYNH ĐAN. July 2011. “Situation Analysis And Effective
Solutions That Enhance Credit At Bank Of Agriculture And Rural Development
Branch My Thanh”.
Đề tài phân tích thực trạng và kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong 2 năm
2009-2010 qua đó thấy được hiệu quả hoạt động, điểm mạnh điểm yếu của Chi nhánh
đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng của Chi nhánh.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các tài liệu từ sách báo, Internet, các
báo cáo kết quả kinh doanh... đồng thời sử dụng phương pháp so sánh, phân tích .
Đề tài nghiên cứu tập trung ở những điểm sau:
• Tìm hiểu tình hình huy động vốn của Chi nhánh.
• Phân tích hoạt động tín dụng của Chi nhánh qua 2 năm 2009-2010 thông
qua các chỉ tiêu như: doanh số cho vay, thu nợ, nợ quá hạn…
• Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh qua 2 năm 2009-2010 để thấy
tình hình hoạt động của Ngân hàng, những mặt tốt, mặt còn hạn chế còn tồn tại của
Ngân hàng.
• Đưa ra các giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng của hoạt động tín
dụng.
Do chỉ nghiên cứu trong thời gian ngắn và trình độ còn hạn chế nên không tránh
khỏi sai sót. Mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài
được hoàn chỉnh hơn.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

IX

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

X

DANH MỤC PHỤ LỤC

XI

CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Không gian nghiên cứu

2

1.3.2. Thời gian nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2

4

TỔNG QUAN

4


2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Giới thiệu khái quát về Quận 9

4

2.2.1. Tổng quan

4

2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội

5

2.3. Giới thiệu khái quát về NHNo & PTNT

6

2.4. Tổng quan về NHNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Thành

7

2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển

7

2.4.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ


7

2.4.3. Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Thành

9

2.4.4. Cơ cấu lao động của Chi nhánh

11

2.4.5. Quy trình tín dụng

11

2.4.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 2 năm 2009-2010

13

v


CHƯƠNG 3

14

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

3.1. Cơ sở lý luận


14

3.1.1. Các hoạt động chủ yếu của NHTM

14

3.1.2. Sự ra đời của tín dụng

16

3.1.3. Khái niệm, chức năng, vai trò của tín dụng

16

3.1.4. Các hình thức của tín dụng ngân hàng

19

3.1.5. Rủi ro tín dụng

21

3.2. Một số quy định của NHNo & PTNT về cho vay đối với khách hàng

23

3.2.1. Đối tượng khách hàng vay tại NHNo & PTNT

23


3.2.2. Nguyên tắc vay vốn

24

3.2.3. Điều kiện vay vốn

24

3.2.4. Thời hạn cho vay

25

3.2.5. Trả nợ và gia hạn nợ

25

3.2.6. Những nhu cầu vốn không được cho vay, hạn chế cho vay

26

3.2.7. Lãi suất tín dụng

26

3.2.8. Thu nợ và thu lãi

27

3.3. Một số chỉ tiêu sử dụng


27

3.4. Phương pháp nghiên cứu

28

3.4.1. Phương pháp xử lý số liệu

28

3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu

28

CHƯƠNG 4

30

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

30

4.1. PHÂN TÍCH HOạT ĐộNG HUY ĐộNG VốN

30

4.1.1. Nhận xét chung về tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Mỹ
Thành


32

4.2. Phân tích hoạt động cho vay

34

4.2.1. Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

35

4.2.2. Dư nợ cho vay theo thời hạn

36

4.2.3. Dư nợ cho vay theo ngành nghề

38

4.2.4. Doanh số cho vay vủa Ngân hàng qua 2 Năm 2009-2010

39

vi


4.2.5. Phân tích tình hình thu nợ cho vay

44

4.2.6. Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng qua 2 năm 2009-2010


46

4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

50

4.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng tại ngân hàng

53

4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại Chi nhánh

56

4.5.1. Định hướng hoạt động kinh doanh năm 2011

56

4.5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh
Mỹ Thành

56

CHƯƠNG 5

64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


64

5.1. Kết luận

64

5.2. Kiến nghị

64

5.2.1. Đối với ngân hàng

64

5.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

65

5.2.3. Đối với Nhà Nước và các cơ quan liên quan

66

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHXHCNVN

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam


CNVC

Công nhân viên chức

DN

Doanh nghiệp

DNCV

Dư nợ cho vay

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước



Giám đốc

HĐDV

Hoạt động dịch vụ

HĐHĐV

Hoạt động huy động vốn

HĐTD


Hợp đồng tín dụng

KH

Kỳ hạn

KHKD

Kế hoạch kinh doanh

NH

Ngân hàng

NHNNVN

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

NHNo & PTNT

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn

NHNo

Ngân hàng Nông Nghiệp

NHTM

Ngân hàng Thương Mại


NQH

Nợ quá hạn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSĐB

Tài sản đảm bảo

TW

Trung Ương

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình CNVC của Chi Nhánh Năm 2010

11

Bảng 4.1. Nguồn Vốn Huy Động Qua 2 Năm 2009-2010

31

Bảng 4.2. Dư Nợ Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế


35

Bảng 4.3. Tình Hình Dư Nợ Theo Thời Hạn Cho Vay

36

Bảng 4.4. Dư Nợ Cho Vay Theo Ngành Nghề

38

Bảng 4.5. Doanh Số Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế Qua 2 Năm 2009-2010

40

Bảng 4.6. Doanh Số Cho Vay Theo Thời Hạn Qua 2 Năm 2009-2010

41

Bảng 4.7. Doanh Số Thu Nợ Của Ngân Hàng Theo Thành Phần Kinh Tế Qua 2 Năm
2009-2010

44

Bảng 4.8. Doanh Số Thu Nợ Của Ngân Hàng Theo Thời Hạn Qua 2 Năm 2009-201045
Bảng 4.9. Nợ Quá Hạn Phân Theo Nhóm Nợ

47

Bảng 4.10. Nợ Quá Hạn Phân Theo Thành Phần Kinh Tế


48

Bảng 4.11. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Ngân Hàng

51

Bảng 4.12. Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Tín Dụng của Ngân Hàng

53

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức NHNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Thành

9

Biểu đồ 4.1. Dư Nợ Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế

36

Biểu đồ 4.2. Dư Nợ Cho Vay Theo Thời Hạn

37

Biểu đồ 4.3. Dư Nợ Phân Theo Ngành Nghề


39

Biểu đồ 4.4. Doanh Số Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế của Ngân Hàng Qua 2
Năm 2009-2010

40

Biểu đồ 4.5. Doanh Số Cho Vay Theo Thời Hạn Qua 2 Năm 2009-2010

43

Biểu đồ 4.6. Doanh Số Thu Nợ Trong 2 Năm 2009-2010

46

Biểu đồ 4.7 Nợ Quá Hạn Phân Theo Nhóm Nợ

48

Biểu đồ 4.8. Nợ Quá Hạn Đối Với Thành Phần Kinh Tế

49

Biểu đồ 4.9. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Ngân hàng 2009-2010

51

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Giấy đề nghị vay vốn
Phụ lục 2. Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn
Phụ lục 3. Hợp đồng tín dụng

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Sau nhiều năm đổi mới, Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã từng
bước vươn lên, nâng cao vị thế của mình và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Nước ta
là một nước đạt tỉ trọng lớn về sản xuất nông nghiệp, từ chỗ là một nước thiếu lương
thực giờ đây nước ta đã là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu
lương thực. Để đạt được thành tựu đó đòi hỏi sự cải tiến không ngừng trình độ khoa
học kỹ thuật, trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vốn là một
yếu tố quan trọng và là nền tảng để người dân làm công tác nông nghiệp. Do đó phải
mở rộng đầu tư vốn để khai thác những tiềm năng sẵn có về đất đai, nước, lao động,
tài nguyên làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên
vốn tự có không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của hộ kinh tế cũng như những công
ty thực thiện công tác nông nghiệp. Mỹ Thành là khu vực nằm ngoại ô thành phố, đời
sống người dân còn gắn liền với nghề nông vì vậy nhu cầu tìm đến ngân hàng để giải
quyết vấn đề về vốn là rất cần thiết.
Trong bối cảnh đổi mới chung của đất nước, Ngân Hàng Thương Mại với vai
trò trung gian tài chính quan trọng của xã hội đã từng bước cải tiến hoạt động, mở rộng
cho vay đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nước thông qua hoạt động
tín dụng. Tín dụng là khoản mục sử dụng vốn lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại
thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Do đó sự thành công hay thất bại của hoạt động tín

dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của ngân hàng. Các ngân hàng nước
ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế với nguồn vốn dồi dào và có nhiều kinh nghiệm
kinh doanh tiền tệ sẽ tham gia vào thị trường tài chính nước ta. Vì vậy hệ thống các
NHTM ở nước ta cần phải tìm hiểu, trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm về kinh


doanh tiền tệ, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của mình nhằm đưa ra hướng
khắc phục, hạn chế rủi ro và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
Là một Chi nhánh mới thành lập từ năm 2008, NHNo & PTNT Chi nhánh Mỹ
Thành tuy mới nhưng đã là nơi tìm đến của nhiều người dân nơi đây. Cũng chính tầm
quan trọng của hoạt động tín dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam và để hiểu thêm
về NHNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Thành nên tôi đã chọn đề tài “Phân tích thực trạng
và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Chi nhánh Mỹ Thành” nhằm thấy được tình hình hoạt động của ngân hàng
này trong 2 năm qua như thế nào đồng thời đóng góp ý kiến, giải pháp để hoàn thiện
hơn nữa sự phát triển của Ngân hàng nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Thành qua 2
năm 2009-2010 nhằm đề xuất ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín
dụng giúp Chi nhánh hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Phân tích hoạt động tín dụng của Chi nhánh qua 2 năm 2009-2010. Đề tài
chỉ xoáy vào nghiên cứu hoạt động cho vay của Chi nhánh:
+ Phân tích tình hình huy động vốn.
+ Phân tích doanh số cho vay.
+ Phân tích doanh số thu nợ.
+ Phân tích doanh số dư nợ.
+ Phân tích nợ quá hạn.
+ Phân tích kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

 Đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong năm 2011.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn
Chi nhánh Mỹ Thành. Thu thập dữ liệu thứ cấp về hoạt động tín dụng của Chi nhánh
trong 2 năm 2009-2010 qua các phòng ban.

2


1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 7/3 đến 1/6 năm 2011.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khoá luận được chia làm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và kết cấu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về NHNo & PTNT, NHNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Thành,
cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động của Ngân hàng trong 2 năm qua.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghên cứu
Nêu lên một số khái niệm cơ bản về tín dụng ngân hàng, hoạt động chủ yếu của
ngân hàng. Ngoài ra chương này còn đưa ra phương pháp nghiên cứu của đề tài bao
gồm thu thập và phân tích số liệu tại các phòng ban.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày nội dung nghiên cứu chính của đề tài.
Phân tích tình hình huy động vốn, hoạt động cho vay, tình hình thu hồi nợ, dư
nợ, nợ quá hạn của Ngân hàng qua hai năm 2009-2010.
Đánh giá chung và đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân
hàng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Kết luận công tác huy động vốn và công tác tín dụng.
Đưa ra một số nhận xét và kiến nghị hướng đến đề xuất những giải pháp nâng
cao hiệu quả tín dụng giúp Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Qua quá trình tìm đọc các tài liệu nghiên cứu tôi đã thấy có nhiều tài liệu liên
quan và hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc thực hiện đề tài của mình. Cụ thể là đề tài:
“Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn
huyện Tri Tôn - tỉnh An Giang” của tác giả Lê Văn Tuấn chuyên ngành quản trị kinh
doanh khoa Kinh Tế trường đại học Nông Lâm. Đề tài trong phần phân tích kết quả
kinh doanh, doanh số thu nợ, doanh số dư nợ bình quân… đa phần chỉ nêu lên sự nhận
xét tăng giảm mà chưa phân tích được điều đó có ý nghĩa gì, nguyên nhân là do đâu do
đó khó khăn trong vấn đề đề xuất các giải pháp khắc phục. Đề tài “Phân tích hoạt động
kinh doanh tín dụng tại ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Đồng Nai” của tác giả
Lâm Thị Hồng Hải chuyên ngành quản trị kinh doanh của trường đại học Nông Lâm
chỉ nêu được những giải pháp mang tính chung chung về việc hạn chế rủi ro mà không
xác thực với thực tiễn mà Chi nhánh đang gặp phải. Bên cạnh đó tôi cũng thu thập
được kiến thức từ các bài báo kinh tế, tin tức trên tivi. Thông qua các tài liệu đã được
học ở trường như về nghiệp vụ ngân hàng, sách “tài chính tiền tệ” của tiến sĩ Nguyễn
Minh Kiều, nhà xuất bản thống kê năm 2008 cùng với “quản trị rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng” của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến nhà xuất bản Thống Kê năm 2005.
Những tài liệu này đã trang bị cho tôi kiến thức về ngân hàng, các hoạt động của ngân
hàng đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng như về các nghiệp vụ cơ bản của NHTM, về
quy trình cấp tín dụng, rủi ro tín dụng… Đồng thời tôi cũng được sự giúp đỡ tận tình

của các anh chị phòng tín dụng, các báo cáo thường niên của Chi nhánh giúp tôi hoàn
thành đề tài của mình.
2.2. Giới thiệu khái quát về Quận 9
2.2.1. Tổng quan
Diện tích: 114 km2


Dân số: 214.345 người (năm 2008)
Các phường: Phước Long A, Phước Long B, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn
Phú B, Long Trường, Trường Thạnh, Phước Bình, Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh
Mỹ, Long Bình, Long Phước, Phú Hữu.
Quận 9 là quận ngọai ô ở phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung
tâm thành phố khoảng 7 km theo xa lộ Hà Nội. Phía Tây Bắc giáp thị xã Dĩ An của
tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp quận Thủ Đức, Tây Nam giáp quận 2. Phía Đông Bắc
giáp sông Đồng Nai, ngăn cách với thành phố Biên Hòa, có cầu Đồng Nai bắc qua trên
quốc lộ 1A. Đông Nam ngăn cách với huyện Long Thành của tỉnh Đồng Nai bởi sông
Đồng Nai. Phía Nam giáp sông Đồng Nai, ngăn cách với huyện Nhơn Trạch của tỉnh
Đồng Nai. Đến Quận 9, du khách có thể tham quan nhiều di tích lịch sử và tôn giáo
độc đáo như: chùa Phước Tường, đình Phong Phú, chùa Hội Sơn... cùng với các khu
du lịch hấp dẫn như: khu du lịch Vườn Cò, khu du lịch Suối Tiên.
Địa bàn Quận 9 vốn là vùng sâu vùng xa của huyện Thủ Đức cũ, nên còn yếu
kém nhiều về mọi mặt so với các quận huyện khác của thành phố. Đặc điểm bao trùm
của Quận 9 là vùng đồng bằng, cỏ lác và dừa nước. Trước đây, Quận 9 còn nhiều đất
hoang, những con đường liên xã, liên ấp là những lối mòn ngang dọc qua các vùng. Hệ
thống kênh rạch dày đặc thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, canh tác lúa nước và
các loại cây hoa màu. Hai mặt giáp sông Đồng Nai, có đường giao thông chạy suốt
chiều dài quận để nối với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa, là
xa lộ Hà Nội và hương lộ 33. Quận 9 có triển vọng sẽ phát triển mạnh về du lịch sinh
thái.
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Từ năm 1997 đến 2007, Quận đã đầu tư khoảng 800 tỷ đồng cho công tác đầu
tư xây dựng cơ bản và sửa chữa cơ sở hạ tầng (trong đó vốn ngân sách Nhà Nước
chiếm 40-50%, còn lại là vốn đầu tư của các ngành và huy động vốn của nhân dân).
Tỷ lệ tăng vốn bình quân là 15-18% hàng năm, chủ yếu tập trung thi công các
công trình trọng điểm và các công trình phúc lợi xã hội. Đến nay đường giao thông trải
bêtông nhựa và ximăng là 66.822m, xây dựng 13 cầu bêtông, phủ kín lưới điện quốc
gia 13/13 phường, có 14 trạm xử lý nước sạch trên địa bàn phường, 9/13 phường có

5


máy nước sinh hoạt và tạo điều kiện để nhân dân đầu tư khoan giếng nước sinh hoạt;
xây dựng 21 trường học, 01 Trung tâm Y tế, Nhà Thiếu Nhi, Trung tâm dạy nghề.
Từ năm 2003 đến nay, cùng lúc trên địa bàn triển khai trên 90 dự án quy hoạch
dân cư, khu sản xuất công nghiệp, đặc biệt là triển khai các dự án trọng điểm của thành
phố như Khu Công Nghệ Cao, Khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc, đường vành
đai, Vòng Xoay Xuyên Á, trục Song hành xa lộ Hà Nội… với tổng diện tích đất phải
thu hồi hơn 2.343 ha.
2.3. Giới thiệu khái quát về NHNo & PTNT
Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định
số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc
thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp
Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN,
từ các Chi nhánh ngân hàng huyện, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các
Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Trung Ương
được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ tín dụng nông nghiệp NHNN và một số cán
bộ của Vụ tín dụng thương nghiệp, ngân hàng đầu tư và xây dựng, Vụ kế toán và một
số đơn vị.
Ngày 14/11/1990, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ) ký

quyết định số 400/CT thành lập Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam thay thế Ngân
Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam.
Ngày 15/11/1996, được thủ tướng chính phủ ủy quyền, thống đốc NHNN VN kí
quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên NHNo VN thành NHNo & PTNT VN.
NHNo & PTNT VN là NHTM lớn nhất Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng
công ty chính, là DNNN dạng đặc biệt, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và
chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN VN với tên gọi mới ngoài chức năng của NHTM,
NHNo & PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông
thôn thông qua việc mở rộng vốn trung dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho
sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, có mạng lưới phục vụ rộng lớn trên

6


toàn quốc, ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
ngày càng hoàn hảo.
Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, NHNo & PTNT
VN còn phát triển mạng lưới Chi nhánh ở các thành phố, các khu công nghiệp vừa
phục vụ nhu cầu giao dịch ngày càng lớn của mọi khách hàng, vừa tạo cho nguồn lực
thêm lớn mạnh về mọi mặt để tăng cường đầu tư cho khu vực nông nghiệp – nông
thôn.
NHNo & PTNT VN có tên giao dịch quốc tế là VIET NAM BANK FOR
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT viết tắt là Agribank.
2.4. Tổng quan về NHNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Thành
2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trước đây, NHNo & PTNT Chi nhánh 9 (Gồm Chi nhánh 9 và Chi nhánh Mỹ
Thành) với mạng lưới hoạt động là bốn Chi nhánh: Bình Tây, Bình Thái, Long
Trường, Ông Tạ với số lượng 119 nhân viên trong toàn hệ thống. Từ tháng 4 năm
2008, NHNo & PTNT Chi nhánh 9 dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc NHNo &

PTNT Việt Nam đã tiến hành tách Chi nhánh 9 ra thành 2 Chi nhánh cấp 1: Chi nhánh
9 và Chi nhánh Mỹ Thành. NHNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Thành (tiền thân của
NHNo & PTNT Bình Tây) được thành lập năm 2008 theo quyết định số
270/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 19/3/2008, có trụ sở giao dịch tại số 639 đường Lê Văn
Việt, phường Tân Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Việc chia tách Chi nhánh
này đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao dịch với Ngân hàng cho nhân dân địa
phương, thu hút khách hàng, từng bước mở rộng việc kinh doanh, chuyển tải nguồn
vốn trong dân cư từ thành thị về nông thôn. Việc chia tách hoạt động của Chi nhánh
cũng góp phần giúp Ngân hàng điều hòa vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh với các
Ngân hàng khác trong địa bàn. Toàn bộ hoạt động của Chi nhánh đều được thống nhất
theo quy định, quy chế của NHNo & PTNT Việt Nam, tuân thủ nghiêm ngặt theo quy
định của pháp luật.
2.4.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ
*Vai trò :
Để nền kinh tế ngày càng tăng trưởng thì phải đẩy mạnh sản xuất kinh doanh,
tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
7


Muốn làm được điều này thì cần phải có một lượng vốn được huy động từ nhiều
nguồn như: các tổ chức kinh tế, doanh nhiệp, tầng lớp dân cư…
Thực tế trong xã hội thường có những người thừa vốn và thiếu vốn. Vì thế
Ngân hàng là cầu nối giữa những người thiếu vốn và thừa vốn để giải quyết những nhu
cầu của họ. Người thừa vốn khi chưa muốn sử dụng số tiền nhàn rỗi của mình sẽ đem
gửi ở các Ngân hàng, còn người có phương án sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn sẽ
đến Ngân hàng để vay mượn. Như vậy Ngân hàng là trung tâm gặp gỡ và giao lưu
giữa các cá nhân, đơn vị kinh tế… hay nói cách khác, Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ
“đi vay để cho vay”, góp phần vào sự điều hòa nguồn vốn phát triển kinh tế xã hội.
NHNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Thành là một Ngân Hàng Thương Mại thực hiện kinh
doanh theo quy định của pháp luật và được pháp luật đảm bảo. Phương châm hoạt

động của Ngân hàng là “đi vay để cho vay” Ngân hàng đã tận dụng mọi khả năng và
năng lực để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đầu tư tín dụng cho
các lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, chế biến… và thực hiện các chương trình
của Chính phủ như: cho vay xuất khẩu lao động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng
kinh tế địa phương, làm thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp và nông thôn,
cùng xây dựng xã hội theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh” mà Đảng và Nhà Nước ta đã đề ra.
*Chức năng:
- Nhận tiền gửi ngắn hạn và trung hạn bằng VNĐ.
- Phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích với các thời hạn gửi vốn đến 12
tháng và trên 12 tháng.
- Nhận phục vụ mở tài khoản của tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và doanh
nghiệp Nhà Nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam đối với hộ sản xuất kinh
doanh.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với doanh
nghiệp Nhà Nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác.
- Làm dịch vụ thu mua ngoại tệ bằng đồng Đôla.
*Nhiệm vụ:

8


Nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng là bảo tồn và phát triển nguồn vốn kinh doanh
của đơn vị, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế Quận ngày càng phát triển.
Qua 3 năm hoạt động tại địa phương, Ngân hàng luôn ý thức được vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của mình và đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc phát
triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
2.4.3. Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Thành
a) Sơ đồ vị trí các phòng ban:

Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức NHNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Thành

-Hi
Hiện nay NHNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Thành có 2 phòng giao dịch trực
thuộc là:
 Phòng giao dịch Long Trường: địa chỉ 126 Nguyễn Duy Trinh, phường
Long Trường, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
 Phòng giao dịch Phú Hữu: địa chỉ 474 A Nguyễn Duy Trinh, phường Phú
Hữu, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
b) Chức năng hoạt động của các phòng:
* Ban giám đốc: chỉ đạo, giám sát và điều hành toàn bộ bộ máy hoạt động của
Ngân hàng, thực hiện chức năng lãnh đạo, quản trị tại Ngân hàng.
9


* Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: là bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ của
Chi nhánh Mỹ Thành, có chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của Ngân hàng.
* Phòng hành chính nhân sự:
- Xây dựng các quy chế, nội quy.
- Sắp xếp bố trí lao động tại đơn vị.
- Nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế
độ khoán tài chính đến người lao động, quản lí quỹ tiền lương.
* Phòng kế hoạch kinh doanh:
- Tổng hợp, thống kê, phân tích thông tin số liệu đề xuất chiến lược kinh doanh,
kế hoạch đầu tư mang tính khả thi, hiệu quả.
- Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế. Đây là
hoạt động luôn được coi là vị trí hàng đầu.
- Xây dựng chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn đầu tư tối ưu
nhất.
- Tổng hợp phân tích chương trình dự án đầu tư, xem xét dự án có khả thi

không, nếu có thì tiến hành làm thủ tục cho vay vốn.
- Tập hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lí danh mục khách hàng, báo cáo
chuyên đề.
- Tổ chức thực hiện phòng ngừa rủi ro tín dụng.
* Phòng kế toán ngân quỹ:
- Trực tiếp hạch toán kế toán, thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam.
- Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính và quyết toán tài thu chi tài chính, quyết toán
tiền lương đối với cán bộ trong Ngân hàng.
- Tham gia giải toán, thanh toán tiền gửi.
- Thu thập, tổng hợp, xử lý, lưu trữ các thông tin tại Ngân hàng.
+ Bộ phận ngân quỹ:
- Quản lý an toàn ngân quỹ, thực hiện các quy định, quy chế và nghiệp vụ thu,
phát, vận chuyển tiền.
- Làm dịch vụ thu, chi tiền mặt, quản lý ngân quỹ và các loại giấy tờ có giá,
thế chấp.
10


2.4.4. Cơ cấu lao động của Chi nhánh
Cơ cấu lao động của Chi nhánh gồm 43 CBCNV trong đó: 1 giám đốc, 2 phó
giám đốc và tổng số nhân viên là 40 người.
Bảng 2.1. Tình Hình CNVC của Chi Nhánh Năm 2010
Chỉ tiêu

Số lượng

Tỷ lệ (%)

(người)

Tổng số CBCNV

43

100

Nam

15

34,8

Nữ

28

65,2

6

14

Từ 1 năm đến 5 năm

25

58

Trên 5 năm


12

28

Thạc sĩ

4

9,3

Đại học

29

67,4

Cao đẳng

7

16,3

Trung cấp

3

7

1. Phân theo giới tính


2. Phân theo thâm niên công tác
Dưới 1 năm

3. Phân theo trình độ văn hóa

Nguồn: Phòng Hành Chánh Nhân Sự
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy đội ngũ cán bộ của Chi nhánh có trình độ chuyên môn cao
đa số là đại học chiếm 67,4% và thạc sĩ chiếm 9,3% tổng số nhân viên. Lượng nhân
viên trẻ, năng động chủ yếu là nữ chiếm 65,2% tổng số nhân viên.
Do Chi nhánh mới thành lập nên cán bộ có kinh nghiệm lâu năm chưa nhiều chủ yếu
là công tác từ 1 năm đến 5 năm. Chi nhánh cần phải đào tạo, nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên hơn nữa để có thể góp phần đưa Chi nhánh
đi lên và cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực.
2.4.5. Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của Ngân hàng từ khi tiếp
nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho cho đến khi quyết định cho vay, giải
ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.
11


Ý nghĩa: việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc
biệt quan trọng đối với một NHTM. Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ
giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt
quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:
• Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong
hoạt động tín dụng.
• Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
Các bước trong quy trình tín dụng:
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn

chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
• Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
• Khả năng sử dụng vốn vay.
• Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi).
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng
trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Mục tiêu:
• Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng,
dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi
ro và hạn chế tổn thất cho Ngân hàng.
• Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía
khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở
cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, Ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối
với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Khi ra quyết định thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
• Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt.
• Từ chối cho vay với một khách hàng tốt.
Cả hai sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, thậm chí nếu
mắc sai lầm thứ hai còn ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.
12


×