Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAO SU DẦU TIẾNG HUYỆN DẦU TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.14 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
**************

NGUYỄN MINH THUẬN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
CAO SU DẦU TIẾNG HUYỆN DẦU TIẾNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN MINH THUẬN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
CAO SU DẦU TIẾNG HUYỆN DẦU TIẾNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. LÊ QUANG THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
ii 


 
 

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại Học Khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hiệu
Qủa Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Cao Su
Dầu Tiếng Huyện Dầu Tiếng Tỉnh Bình Dương ” do Nguyễn Minh Thuận, sinh viên
khóa 33, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
…………………….

LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn

______________________
Ngày

tháng

Chủ tịch Hội Đồng chấm báo cáo

Thư ký Hội Đồng chấm báo cáo


_________________________
Ngày

tháng

__________________________

năm

Ngày

 
 

năm

tháng

năm


 
 

LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn gia đình và người thân đã động viên và lo
lắng để tôi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quí báu và dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm đại học.

Xin chân thành biết ơn thầy LÊ QUANG THÔNG đã tận tâm chỉ bảo, giúp tôi
vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận. Tạo cho tôi một cách
nhìn rộng và mới hơn về phương pháp thực hiện một đề tài nghiên cứu mà tôi có thể
mang theo bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn quý cô chú, anh chị ở Công Ty Cao Su Dầu Tiếng, nhất
là cô Thảo, chị Diễm phòng Kế Toán Tài Chính đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời
gian thực tập để hoàn thành tốt luận văn của mình.
Cuối cùng xin cảm ơn những người bạn cùng phòng, cùng lớp, và người bạn đã
luôn ở bên quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quãng đời sinh viên của mình.
Xin chân thành cám ơn!

TP.HCM, ngày 22 tháng 06 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Minh Thuận

 
 


 
 

NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN MINH THUẬN, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh. Tháng 06 năm 2011. “Phân Tích Hiệu Qủa Hoạt Động Sản Xuất Kinh
Doanh Tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Cao Su Dầu Tiếng Huyện Dầu
Tiếng Tỉnh Bình Dương”.
NGUYEN MINH THUAN, Faculty of Economic, Nong Lam University Ho

Chi Minh City. June 2011. “ Analysis of productuion efficiency of Dau Tieng Rubber
Company, Binh Duong province”.
Trong điều kiện thị trường cao su thế giới có nhiều thuận lợi, nguồn cung hạn
chế trong khi cầu tăng cao.Thì việc tận dụng thời cơ, đẩy mạnh sản xuất chiếm lĩnh thị
trường là chiến lược hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Đề tài nhằm tìm hiểu tình hình
của ngành cao su Việt Nam và Công ty cao su Dầu Tiếng thông qua việc phân tích
nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban trong Công ty.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 2 năm 2009 – 2010 Tình hình thị trường
diễn biến theo chiều hướng có lợi , giá sản phẩm tăng hơn 200%, lợi nhuận sau thuế
năm 2010 tăng 95.08% so với năm 2009 đạt 907.244 triệu đồng. Tuy nhiên, việc sử
dụng vốn của Công ty chưa tương xứng với tiềm năng. Cần tăng cường đầu tư vào
TSCĐ, mở rộng vùng nguyên liệu sang Lào và Campuchia và mở rộng thị trường tận
dụng thời cơ thuận lợi như hiện nay.

 
 


 
 

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 1 
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 2 

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................3
1.3.1. Phạm vi không gian .......................................................................................3
1.3.2. Pham vi thời gian ..........................................................................................3
1.4. CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN .................................................................................................... 3 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................5
2.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 5 
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU DẦU TIẾNG .....................6
2.2.1. Sơ lược về công ty .........................................................................................6
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Cao Su Dầu
Tiếng........................................................................................................................7
2.2.3. Chức năng của công ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng .............................8 
2.2.4. Cơ cấu tổ chức của Công Ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng ...................9
2.2.5. Một số quy trình khai thác và chế biến cao su của Công Ty TNHH MTV
Cao Su Dầu Tiếng. ........................................................................................................13
2.2.6. Tình hình cơ bản tại Công ty.......................................................................18
2.3. TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 20 
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................22
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................22
3.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................22

 


 
 

3.1.2. Các chỉ tiêu dùng để phân tích đánh giá .....................................................25
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................26

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
3.2.2.Phương pháp tính toán và phân tích số liệu ................................................26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................28
4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV
CAO SU DẦU TIẾNG ................................................................................................................... 28 
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................28
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..............................................................................29
4.1.3. Điều kiện chính sách nhà nước ...................................................................32
4.1.4. Điều kiện công nghệ....................................................................................33
4.1.5. Điều kiện khách quan từ thị trường thế giới ...............................................34
4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV CAO SU DẦU TIẾNG ................................................................... 35 
4.2.1. Phân tích kết quả kinh doanh ......................................................................35
4.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ .........................................................................37
4.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng các loại nguồn lực ...........................................39
4.2.4: Phân tích các chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐSXKD...................................49
4.3. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ........................................................................................ 51 
4.4. GIẢI PHÁP ............................................................................................................................... 52 
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................56
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 56 
5.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................................. 57 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................59

vi 
 


 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TSCĐ

Tài sản cố định

NVL

Nguyên vật liệu

SWOT

Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm
yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ).

NN và PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TCLĐTL

Tổ chức lao động tiền lương

UBND

Uỷ ban nhân dân


HĐSXKD

Hoạt động sản xuất kinh doanh

CSH

Chủ sở hữu

TSLĐ

Tài sản lưu động

KH

Khấu hao

GTSX

Gía trị sản xuất

TTTH

Tính toán tổng hợp

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

HĐTC


Hoạt động tài chính

NSLĐ

Năng suất lao động

CNV

Công nhân viên

 
vii
 


 
 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình Hình Lao Động Tiền Lương của Công Ty năm 2009 – 2010 ..............18 
Bảng 2.2: Tình Hình Khai Thác và Chế Biến Cao Su năm 2009 – 2010 ......................18
Bảng 2.3: Tình Hình Tài Sản của Công Ty năm 2009 – 2010 ......................................19
Bảng 2.4: Tình Hình Nguồn Vốn của Công Ty năm 2009 – 2010 ...............................19 
Bảng 2.5: Tình Hình Vật Tư Nguyên Liệu năm 2009 – 2010.......................................20
Bảng 2.6: Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm năm 2009 – 2010 ........................................20 
Bảng 4.1: Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Giai Đoạn 2007 – 2010 và Dự Báo 2011 ....29
Bảng 4.2: Cán Cân Thương Mại Giai Đoạn 2007 – 2010 và Dự Báo 2011 .................31
Bảng 4.3: Tỷ Lệ Lạm Phát Giai Đoạn 2007 – 2010 và Dự Báo 2011 ..........................30
Bảng 4.4: Tỷ Giá Hối Đoái Giai Đoạn 2007 – 2010 và Dự Báo 2011..........................31
Bảng 4.5: Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh ..................................................36

Bảng 4.6: Sản Lượng Tiêu Thụ của Công Ty Qua 2 năm 2009-2010 ..........................38
Bảng 4.7: Hình Thức Tiêu Thụ Sản Phẩm của Công Ty Qua 2 năm 2009 - 2010 .......38
Bảng 4.8: Tình Hình Sử Dụng Lao Động năm 2009 - 2010 .........................................41
Bảng 4.9: Hiệu Quả Sử Dụng Yếu Tố Lao Động..........................................................42
Bảng 4.10: Tình Hình Cơ Sở Vật Chất Trang Thiết Bị của Công Ty ...........................43
Bảng 4.11: Tình Trạng Kỹ Thuật của TSCĐ năm 2010 ..............................................45
Bảng 4.12: Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng TSCĐ .........................................................46
Bảng 4.13: Tình Hình NVL qua 2 năm 2009 - 2010 .....................................................48
Bảng 4.14: Hiệu Suất Sử Dụng NVL ............................................................................49
Bảng 4.15: Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Qua 2 năm 2009 - 2010 .......................................49
Bảng 4.16: Ma trận SWOT ............................................................................................51

 
viii
 


 
 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty ......................................................................10
Hình 2.2: Quy Trình Sản Xuất Mủ Ly Tâm HA - LA...................................................15
Hình 2.3: Quy Trình Sản Xuất Mủ Cốm từ Mủ Nước ..................................................16
Hình 2.4: Quy Trình Sản Xuất Mủ Skimblock………………………………………..17
Hình4.2: Cơ Cấu Thị Trường Tiêu Thụ của Công Ty Qua 2 năm 2009 – 2010……...39

ix 
 



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc vào
không chỉ điều kiện chủ quan mà còn vào nhiều yếu tố khác của môi trường kinh doanh.
Môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi. Riêng ở Việt Nam, ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế vào năm 2008-2009 cũng như tình trạng lạm phát năm 2010 tác động khách
quan vào hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp rất nhiều. Vì vậy việc tìm hiểu tình
hình kinh tế và đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp là rất
quan trọng giúp nhà đầu tư và các doanh nghiệp có được chiến lược đúng đắn trong tương
lai. Việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết đối với mọi
doanh nghiệp. Nó gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở của
nhiều quyết định quan trọng và đề ra phương hướng phát triển cho doanh nghiệp trong
ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Đây là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong thị
trường cạnh tranh gây gắt như hiện nay.
Trong những năm gần đây điều kiện kinh doanh của ngành cao su Việt Nam và thế
giới có nhiều thay đổi. Hiện nay Châu Á chiếm 94% sản lượng cao su thế giới, trong đó
Thái Lan là nước đứng đầu với 3,27 triệu tấn, tiếp theo là Indonesia 2,59 triệu tấn, thứ 3 là
Malaysia 1triệu tấn. Việt Nam đứng thứ 5 với sản lượng 770.000 tấn. Tuy nhiên do thiên
tai nên sản lượng cao su giảm. Trong khi đó nhu cầu lại tăng cao đẩy giá lên mức kỷ lục
trong 111 năm qua, có lúc lên đến 4.000USD/tấn. Đây là cơ hội cho cao su Việt Nam
vương lên trong thời gian tới. Tập đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam cần có những
chính sách phù hợp để đưa cao su Việt Nam vương tầm thế giới.


 
 


Công ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng là một đơn vị thành viên của tập đoàn
công nghiệp cao su Việt Nam. Trong những năm qua công ty đã đạt được nhiều thành tích
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, góp phần vào sự phát triển chung của
huyện nhà, nâng cao đời sống cho công nhân lao động. Theo dự báo thì năm 2011 giá cao
su sẽ tăng kỷ lục do thiếu cung. Đây là cơ hội rất lớn cho công ty.
Trước những thuận lợi và khó khăn của ngành và công ty, thì trước hết thì việc
đánh giá phân tích quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để kịp thời khắc phục những
khó khăn hạn chế, phát huy thế mạnh nhằm giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn và
tranh thủ được cơ hội kinh doanh.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó, với vốn kiến thức tại trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng sự hướng dẫn của thầy LÊ QUANG THÔNG
và sự giúp đỡ của các cô chú anh chị trong Công ty. Đề tài “ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN CAO SU DẦU TIẾNG HUYỆN DẦU TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG” được tiến
hành thực hiện với mục tiêu đánh giá lại kết quả hoạt động kinh doanh kịp thời thay đổi
cho phù hợp với điều kiện mới, nâng cao hiệu quả của Công ty.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV Cao Su
Dầu Tiếng để thấy được những ưu nhược điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh và
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
→ Tìm hiểu môi trường kinh doanh của Công ty.
→ Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua hai năm
2009-2010.
→ Đề xuất giải pháp và chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty, khai thác tốt nhất các nguồn lực của Công ty.


 



 
 

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại các phòng ban thuộc Công Ty TNHH MTV Cao Su Dầu
Tiếng huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 25/02/2011 đến ngày 25/05/2011. Số
liệu phân tích được thu thập trong 2 năm 2009 – 2010.
1.3.3. Phạm vi nội dung
Đề tài tìm hiểu quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty TNHH MTV
Cao Su Dầu Tiếng, phân tích các chỉ số và ma trận SWOT để thấy được điểm mạnh điểm
yếu cơ hội thách thức để đề xuất giải pháp. Đề tài nghiên cứu tập trung vào hiệu quả của
việc trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm cao su.
1.4. CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Mở Đầu
Nêu lên sự cần thiết của đề tài; Mục tiêu nghiên cứu của đề tài; Phạm vi nghiên cứu và
nội dung khái quát của đề tài.
Chương 2: Tổng Quan
Giới thiệu khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su ở Việt Nam và thế giới, giới
thiệu tổng quan về tình hình hiện tại của Công ty và địa bàn nghiên cứu; Tóm tắt những
nội dung chính của các tài liệu tham khảo.
Chương 3: Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Nêu các khái niệm có liên quan đến quá trình phân tích của đề tài, các chỉ tiêu đo
lường và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các phương pháp
dùng để nghiên cứu trong đề tài.

Chương 4: Kết Qủa Nghiên Cứu Và Thảo Luận
Phân tích môi trường kinh doanh; Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng; Đề xuất giải pháp và cách thức thực

 


 
 

hiện.
Chương 5: Kết Luận Và Kiến Nghị
Nêu lên kết luận chung của đề tài đưa ra kiến nghị để thực hiện giải pháp.


 


 
 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Vị trí địa lý
Huyện Dầu Tiếng nằm ở phía tây bắc tỉnh Bình Dương, phía bắc giáp với huyện
Chơn Thành (Bình Phước), phía đông là huyện Bến Cát, phía tây là hồ Dầu Tiếng, huyện
Dương Minh Châu(Tây Ninh), tây nam là huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) và phía nam là
huyện Củ Chi(TP.HCM).

Diện tích, dân số, giao thông
Huyện có diện tích 719km2 và dân số là 87.000 người (năm 2004). Huyện ly là thị
trấn Dầu Tiếng nằm trên đường tỉnh lộ 744 cách thị xã Thủ Dầu Một 50km về hướng tây
bắc và cách hồ Dầu Tiếng 7km về hướng nam. tỉnh lộ 240 theo hướng đông nam đi Bến
Cát, tỉnh lộ 239 theo hướng đông bắc đi Chơn Thành.
Các đơn vị hành chính


Huyện lỵ: thị trấn Dầu Tiếng



các xã: xã Thanh Tuyền; xã Thanh An; xã An Lập; xã Định Hiệp; xã Long Tân; xã
Long Hòa; xã Minh Tân; xã Định An; xã Minh Thạnh; xã Minh Hòa; xã Định
Thành.
Điều kiện kinh tế xã hội
Sau 11 năm tái lập, Đảng bộ, chính quyền huyện Dầu Tiếng đã phát huy sức mạnh

đoàn kết đưa người dân Dầu Tiếng thoát khỏi đói nghèo; từng bước làm thay đổi bộ mặt
của huyện, 11 năm không phải là khoảng thời gian dài đối với một huyện mới, nhưng
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Dầu Tiếng đã vượt qua mọi khó khăn, từng
bước bắt nhịp với sự phát triển chung của tỉnh nhà.
5   
 


 
 

Xác định nông nghiệp là nền tảng của sự phát triển, Đảng bộ và chính quyền huyện

Dầu Tiếng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều chương trình hành động thiết thực, tạo
sự chuyển dịch vững chắc và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ. Nông dân của huyện đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Nhiều hộ
nông dân đã đầu tư vào các mô hình kinh tế nông nghiệp mới như nuôi cá sấu, nuôi nhím,
nuôi heo rừng lai, gà lạnh, trồng rau sạch, trồng nấm bào ngư. Hiện nay, ngoài diện tích
cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng, nông dân trong huyện đã trồng được
16.044 ha cao su tiểu điền, trong đó có hơn 11.310 ha đang khai thác mủ. Những mô hình
kinh tế trang trại đã giúp nông dân Dầu Tiếng có cuộc sống sung túc hơn, tạo nền tảng để
huyện có được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đầy ý nghĩa.
Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền huyện
Dầu Tiếng cũng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ an ninh chính trị; trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn nhờ đó luôn được giữ vững ổn định.
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU DẦU TIẾNG
2.2.1. Sơ lược về công ty
Tên Việt Nam: Công Ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng trực thuộc tập đoàn Công
Nghiệp Cao Su Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Dau Tieng Rubber Corporation.
Hình thức sở hửu vốn: 100% vốn nhà nước
Lĩnh vực hoạt động: Trồng trọt, khai thác, chế biến cao su và dịch vụ.
Mã số thuế: 3700146377
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 1.482.012.045.131 đồng.
Năm 2010 diện tích khai thác là 21.151,984 ha
► Các nhà máy chế biến trực thuộc công ty:
• Nhà Máy Chế Biến Cao Su Dầu Tiếng: Sản xuất mủ cốm.
• Nhà Máy Chế Biến Cao Su Long Hoà: Sản xuất mủ cốm.
• Nhà Máy Chế Biến Cao Su Bến Súc gồm 3 phân xưởng riêng biệt: Sản xuất mủ cốm,
Mủ ly tâm, Mủ Skim Block.
• Nhà Máy Chế Biến Cao Su Phú Bình: Sản xuất mủ cốm từ mủ tạp.

 



 
 

► Các công ty cổ phần trực thuộc công ty:
• Công ty cổ phần cơ khí vận tải cao su
• Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản cao su Dầu Tiếng
• Công ty cổ phần gỗ Dầu Tiếng
• Công ty cổ phần công nghiệp An Điền
Địa chỉ: Thị Trấn Dầu Tiếng Huyện Dầu Tiếng Tỉnh Bình Dương Việt Nam
Điện thoại: (06503)561487- (06503)561448- (06503)561021
Fax: (84)(0650)561488- (84)(0650)561789
Email:
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng
Công ty Cao Su Dầu Tiếng được thành lập ngày 21/05/1981 (theo quyết định số
233/TCCB-QĐ của Tổng cục trưởng Tổng Cục Cao Su Việt Nam), tiền thân là Nông
Trường Quốc Doanh Cao Su Dầu Tiếng thành lập ngày 01 tháng 05 năm 1971 trên cơ sở
đồn điền Cao Su Dầu Tiếng thuộc Công ty Michelin của người Pháp quản lý và khai thác.
Công Ty trú đóng trên địa bàn 16 xã thuộc 2 huyện Dầu Tiếng và Bến Cát thuộc tỉnh Bình
Dương. Nhiệm vụ trọng tâm của công ty là: Trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm nguyên liệu cao su. Ngày 01/01/2010 Công Ty Cao Su Dầu Tiếng chính thức đổi
tên thành Công Ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng trực thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp
Cao Su Việt Nam theo quyết định thành lập số 3238/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 13/11/2009
của Bộ NN&PTNT. Trong năm 2010 Công Ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng chuyển
đổi hoàn toàn sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Qua 29 năm hoạt động, tập thể cán bộ công nhân Công Ty TNHH MTV Cao Su
Dầu Tiếng đã nổ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn thử thách, lập được nhiều thành
tích trên các lĩnh vực: Kinh tế; Đời sống văn hoá xã hội và An ninh quốc phòng.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty đã khai hoang trồng mới chăm sóc gần

30.000 ha cao su, đưa năng suất sản lượng từ 0,65tấn/ha năm 1990 lên 2,167tấn/ha.
Trên lĩnh vực đầu tư: Công ty đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh 4 nhà máy chế biến
gồm 6 phân xưởng chế biến với thiết bị công nghệ tiên tiến, đưa công suất chế biến từ
4.000 tấn năm 1990 lên 45.868 tấn năm 2009.Sản phẩm làm ra được đa dạng hoá với

 


 
 

nhiều loại cao su đạt chất lượng cao, có thương hiệu và uy tín trên thương trường, được
tiêu thụ trên 40 nước, vùng lãnh thổ thuộc 5 châu lục. Các công trình kết cấu hạ tầng như:
điện, đường giao thông, nhà xưởng, phương tiện phục vụ cho nhu cầu sản xuất, làm việc
và phục vụ đời sống được công ty đầu tư và ngày càng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu
phát triển Công ty.
Trên lĩnh vực quản lý: Bộ máy tổ chức từ công ty đến Nông trường, Xí nghiệp, các
Nhà máy chế biến, các đơn vị trực thuộc được sắp xếp theo hướng tinh gọn, năng động và
hiệu quả. Hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng và thực hiện theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000, phong trào thi đua được coi trong như là một biện pháp thúc đẩy sản xuất phát
triển, khách hàng được coi trọng và không ngừng mở rộng quan hệ đối tác trên cơ sở đôi
bên cùng có lợi.
Trên lĩnh vực đời sống văn hoá xã hội: Công ty đã tạo ra việc làm ổn định cho trên
11.000 lao động với nhiều ngành nghề khác nhau. Lương bình quân của cán bộ công nhân
năm 2010 là 8,4 triệu đồng/người/tháng. Hệ thống y tế, giáo dục mầm non, các công trình
phúc lợi xã hội, các hoạt động văn hoá tinh thần phục vụ công nhân lao động được quan
tâm đầu tư phát triển làm cho đời sống công nhân được cải thiện từ đó phục vụ sản xuất.
Về quan hệ đối ngoại: Với dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến của
Pháp và Malaysia, công ty đã sản xuất ra nhiều sản phẩm có uy tín trong nhiều năm qua,
phục vụ khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay Công ty TNHH MTV Cao Su Dầu

Tiếng đã xuất khẩu trực tiếp cho hầu hết các nước trên thế giới: Hàn Quốc, Mỹ, Pháp,
Đức, Ý, Trung Quốc, Malaysia, Singapore…Hệ thống quản lý chất lượng của công ty
được cơ quan BVQI Vương Quốc Anh và cơ quan QUACERT Việt Nam cấp chứng nhận
ISO 9001:2000.
Nguyên tắc sản xuất kinh doanh của Công ty là đảm bảo chất lượng sản phẩm và
uy tín kinh doanhvì thế công ty đã có vị thế vững vàng và thị trường tiêu thụ ngày càng
mở rộng trong và ngoài nước.
2.2.3. Chức năng của công ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng
• Trồng, khai thác và chế biến cao su thiên nhiên.
• Xuất khẩu trực tiếp, tiêu thụ nội địa, và uỷ thác xuất khẩu cao su thiên nhiên sơ chế.

 


 
 

• Nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị chế biến cao su.
• Xây dựng công trình dân dụng với quy mô nhỏ và vừa.
• Xây dựng đường đất, đá, nhựa và cầu nhỏ bê tông trên đường cấp 4-5.
• Lắp đặt thiết bị công trình, thiết bị công nghệ, cơ điện và hệ thống đường dây, trạm biến
thế điện, hệ thống thiết bị dây chuyền công nghệ của ngành công nghiệp. Thi công công
trình công nghiệp dân dụng, kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp.
• Liên doanh sản xuất, đầu tư công trình kết cấu hạ tầng, nhà xưởng, khu vui chơi giải trí,
thể dục thể thao, phúc lợi công cộng, nhà ở phục vụ trong và ngoài khu công nghiệp, kinh
doanh địa ốc, sản xuất gia công thiết bị chế biến cao su, chuyển giao công nghệ chế biến
cao su.
• Kinh doanh, sản xuất, gia công và liên doanh các sản phẩm từ nguyên liệu gỗ các loại và
mủ cao su.
2.2.4. Cơ cấu tổ chức của Công Ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng

► Sơ đồ phân cấp quản lý


 


Hình
2.1: Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty
 
 

Hội đồng thành viên
Tổng giám đốc
Trợ lý Tổng giám đốc

Phó Tổng giám
đốc

Văn
phòn
g
Công
ty

Phòng
Thanh
tra bảo
vệ

Trung

tâm Y
tế

Phó Tổng giám
đốc

Phó Tổng giám
đốc

Phòng
Nông
nghiệp

11
Nông
trường

TT
Nghỉ
mát Hồ
Cần
Nôm

Phòng
Tài
chính
Kế
toán

Phòng

Kế
hoạch
Đầu tư

Tổng
kho
vật tư

GHI CHÚ

Thông tin chỉ đạo

Phòng
KD
xuất
nhập
khẩu

Phó Tổng giám
đốc

Phòng
Quản
lý chất
lượng

NM
Bến
Súc


NM
Long
Hoà

Xưởng
ly tâm

Xưởng
mủ
cốm

XN
chế
biến

Phòng
Kỹ
thuật
Công
nghiệp

NM
Phú
Bình

Đơn vị ngoài hệ thống chất lượng
Đơn vị trong hệ thống chất lượng
Xưởng
bao bì


 

 
10
 

Nguồn: TCLĐTL

Phòng
TC

TL


 
 

► Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công Ty
Văn phòng Công Ty
Tham mưu, phục vụ cho lãnh đạo công ty trong công tác đối nội, đối ngoại và phục
vụ sản xuất kinh doanh.
Phòng Tổ chức Lao động Tiền lương
Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về các phương án lao động và tiền lương, công
tác tổ chức huấn luyện, đào tạo cán bộ công nhân viên, quản lý lao động tiền lương. Thi
đua khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách cho người lao động theo đúng quy định
của Nhà Nước và Luật Lao Động
Phòng Kế hoạch Đầu tư
Xây dựng, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm
về sản xuất kinh doanh, đầu tư của Công ty vào các đơn vị Xí Nghiệp, Nông Trường trực
thuộc Công ty, xem xét các hợp đồng bán mủ trong nước.

Phối hợp cùng các đơn vị xây dựng chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật của toàn bộ
quá trình sản xuất của Công ty.
Đảm bảo việt cung ứng vật tư, nhiên liệu, hoá chất, phân bón, thiết bị máy móc có
chất lượng ổn định với chi phí thấp nhất kịp thời phục vụ sản xuất.
Phòng Tài chính Kế toán
Quản lý tài sản, bảo toàn vốn, đảm bảo có lãi, làm tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà
nước, tham mưu cho ban giám đốc về công tác kế toán, tài chính và phục vụ kịp thời cho
công việc chỉ đạo sản xuất.
Phòng Nông Nghiệp
Đầu tư nghiên cứu các đề tài khoa học và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Kiểm tra chặt chẻ khâu khai thác mủ, chăm sóc và trồng mới đúng quy định kỹ thuật, đảm
bảo chất lượng mủ nguyên liệu từ vườn cây về nhà máy.
Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu
Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong việc lập kế hoạch xuất khẩu, nhập
khẩu hàng năm.
11 
 


 
 

Có trách nhiệm tiềm hiểu và thông báo các yêu cầu của khách hàng nước ngoài đến
phòng Quản lý chất lượng và các đơn vị liên quan để thực hiện đúng theo yêu cầu của
khách hàng.
Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong việc xây dựng hoạch định chiến lược
về sản phẩm, khách hàng, thị trường và chính giá cả hàng hoá của Công ty.
Chịu trách nhiệm tiếp nhận lưu trữ và trả lời các khiếu nại của khách hàng.
Phòng Quản lý Chất lượng
Quản lý sản lượng, chất lượng sản phẩm toàn Công ty trong hệ thống ISO 17025.

Nghiên cứu, thí nghiệm sản xuất sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm một cách toàn diện từ khâu
nguyên liệu tại Nông Trường, quá trình vận chuyển nguyên liệu về nhà máy, quá trình chế
biến, đóng gói bao bì, lưu kho và giao sản phẩm cho khách hàng.
Phòng Kỹ thuật Công nghiệp
Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty giải quyết các vấn đề kỹ thuật, cơ khí, điện
nước, thiết bị xe máy toàn Công ty.
Quản lý các công trình công nghệ, công nghiệp.
Tham gia nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật vào tình hình thực
tiễn của Công ty nhằm hợp lý hoá quá trình.
Tổng kho Vật tư
Quản lý, thực hiện nhập xuất nguyên liệu, hàng hoá vật tư và cao su thành phẩm
trong toàn Công ty, kiểm tra vật tư về ngoại quan bao bì, số lượng.
Bảo quản, lưu kho vật tư theo đúng tài liệu trong hệ thống chất lượng tiêu chuẩn
ISO 9001:2000, kiểm tra sản phẩm trước khi chuyển đến địa điểm xuất khẩu.
Xí Nghiệp chế biến
Chịu trách nhiệm kiểm tra vật tư khi nhận từ Tổng kho về, phân loại nguyên liệu
và tổ chức sản xuất.
Chịu trách nhiệm kiểm tra theo dõi toàn bộ hoạt động của thiết bị, vật tư, nguyên
liệu trong quá trình sản xuất.
Cân đối và điều động sản lượng cho từng nhà máy và trong mọi thời điểm.
12 
 


 
 

Phòng Thanh tra Bảo vệ
Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác thanh tra, bảo vệ, quân sự.

Tham gia xây dựng phương án thành lập các trạm bảo vệ vườn cây.
Trung tâm Y tế
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, công nhân viên chức, gia thuộc và nhân
dân Dầu Tiếng.
Trung tâm nghỉ mát Hồ Cần Nôm
Chăm sóc lâm viên, tiếp khách tập huấn đông người, chăn nuôi bò sinh sản.
2.2.5. Một số quy trình khai thác và chế biến cao su của Công Ty TNHH MTV Cao
Su Dầu Tiếng.
a) Quy trình chăm sóc và khai thác mủ cao su
Đối với cao su đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời để cho chồi ghép phát
triển tốt.
Tỉa cành, tạo tán: Trong các năm đầu kiến thiết cơ bản cần thường xuyên kiểm tra
cắt bỏ những cành mọc lệch tán, cành mọc tập trung.
Ở vùng thuận lợi tạo tán ở độ cao 3m trở lên. Ở vùng có gió mạnh nên giữ độ cao
phân cành từ 2,2m trở lên.
Ở vùng ít thuận lợi, vào mùa thay lá của các năm đầu phải tỉa cành có kiểm soát:
Khi cắt tỉa chồi bên, duy trì 3 – 4 chồi ngang gần ngọn để hỗ trợ ngọn chính. Lưu lại cành
từ độ cao 2,2m để định hình tán. Mỗi vị trí phân càn trên thân chính chỉ giữ lại 1 cành.
Đối với cao su kiến thiết cơ bản năm thứ 4 năm thứ 5 chưa đảm bảo đường kính
thân, độ dày vỏ thì khuyến cáo không nên mở miệng cạo sớm, cạo ép ảnh hưởng đến năng
suất, sản lượng và tuổi thọ cây đặc biệt khi mở miệng cạo sớm do da mỏng nên dễ bị
phạm là hư mặt cạo không cạo được mặt cạo tái sinh.
Đối với cây cao su thời kỳ kinh doanh.
● Cây từ 5 – 6 năm tuổi khi đạt các tiêu chuẩn sau thì đưa vào khai thác.
Bề vòng thân cây đo cách mặt đất 1m đạt từ 50 cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1 m
cách mặt đất phải đạt từ 6 mm trở lên.
13 
 



 
 

Lô cao su kiến thiết cơ bản có từ 70% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở
miệng cạo thì được đưa vào cạo mủ.
● Chế độ khai thác năm thứ 1 đến năm thứ 10.
• Đối với dòng vô tính không thích hợp chế độ cạo nặng (ví dụ: PB235, VM 515,
PB 260, RRIV 4…) thì khai thác ở chế độ sau:
Năm cạo 1 : 1/2S↓d/3 6d/7
Năm cạo 2 - 5 : 1/2S↓d/3 6d/7.ET 2.5% Pa 3/y
Năm cạo 6 - 10 : 1/2S↓d/3 6d/7.ET 2,5% Pa 4/y
• Đối với dòng vô tính thích hợp chế độ cạo nặng (ví dụ: GT1, RRIM 600, PR255,
PR 261, PB 255, RRIC 121, RRIV 2…) thì khai thác ở chế độ sau:
Năm cạo 1 : 1/2S↓d/3 6d/7.ET 2.5% Pa 2/y
Năm cạo 2 - 5 : 1/2S↓d/3 6d/7.ET 2.5% Pa 4/y
Năm cạo 6 - 10 : 1/2S↓d/3 6d/7.ET 2,5% Pa 5/y
Đối với cao su thời kỳ kinh doanh khi mở miệng cạo phải đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật ngay từ khi thiết kế miệng cạo giai đoạn đầu.(theo đúng yêu cầu kỹ thuật của tổng
cục cao su Việt nam)
Không vì giá mủ cao su cao mà cạo ép cây (mở miệng sớm, nghỉ cạo muộn) làm
cây cao su bị kiệt sức ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng mủ sau này và dễ mắc bệnh như
bệnh khô miệng cạo, Corynespora casiicola… Phải nghỉ cạo lúc lá bắt đầu nhú chân chim.
Cạo mủ lại khi cây có tán lá ổn định. Vườn cây nào tán lá ổn định trước thì cho cạo trước.
Ngoài ra cần phải chăm sóc bón phân cân đối đầy đủ và thường xuyên kiểm tra
phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
b) Các quy trình chế biến mủ cao su
Sản phẩm mủ sơ chế của Công ty gồm 3 loại chính: Mủ cốm, Mủ ly tâm, Mủ
Skimblock. Mỗi loại gồm nhiều sản phẩm chi tiết:
• Mủ ly tâm: Mủ ly tâm HA, Mủ ly tâm LA

• Mủ cốm: Mủ SVR CV 50, Mủ SVR CV 60, Mủ SVR L, Mủ SVR 3L, Mủ SVR 3L NĐ,
Mủ SVR 5, Mủ SVR , Mủ SVR 3L NL, Mủ SVR 5L, Mủ SVR 20 NL, Mủ SVR 10 CV.
• Mủ Skimblock: Mủ Skimblock, Mủ Skimblock NĐ
14 
 


 
 

● Quy trình chế biến ly tâm
Hình 2.2: Quy Trình Sản Xuất Mủ Ly Tâm HA - LA
Mủ nước

Chống đông mủ nước
Diệt vi khuẩn
Kiểm tra NH3, Mg, VFA

Tiếp nhận mủ

Xử lý NH3, DAP, TMTD/ZnO

Lưu trữ 12 giờ

Kiểm tra lại VFA, NH3, Mg

Ly tâm

Vệ sinh bowl


Kiểm tra TSC, DRC, VFA, NH3
Trung chuyển

Skim

Xử lý NH3, Ammonium Laurat (HA)
Xử lý NH3, Laurat Ammonium (LA)

Lưu trữ

Kiểm tra VFA, TSC, DRC, KOH, MST
Đóng kiện

Xuất hàng

Bơm Flexibags
Nguồn: Xí Nghiệp chế biến

15 
 


×