Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN VI SINH TỪ VỎ CÀ PHÊ Ở HUYỆN KRÔNG NÔ TỈNH ĐĂK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGÔ PHƯỚC TRỌNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
PHÂN VI SINH TỪ VỎ CÀ PHÊ Ở
HUYỆN KRÔNG NÔ TỈNH ĐĂK NÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGÔ PHƯỚC TRỌNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
PHÂN VI SINH TỪ VỎ CÀ PHÊ Ở
HUYỆN KRÔNG NÔ TỈNH ĐĂK NÔNG

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. LÊ QUANG THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hiệu Quả
Sử Dụng Phân Vi Sinh Từ Vỏ Cà Phê Ở Huyện Krông Nô Tỉnh Đăk Nông” do Ngô
Phước Trọng, sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ___________.

LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn,

______________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

__________________________


Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, tôi xin được gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, anh chị cùng
những người thân đã hết lòng nuôi dạy và động viên tôi trong suốt thời gian qua để tôi
có được ngày hôm nay.
Và tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm chu đáo của
tiến sĩ Lê Quang Thông là người thầy đã dìu dắt tôi đem đến cho tôi những kiến thức
quí báu để hoàn thành khóa luận này. Xin cảm ơn đến các thầy cô trường Đại Học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã mang đến cho tôi những hành trang kiến thức,
những kinh nghiệm thực tiễn để tôi có thể hoàn thành khóa luận.
Xin cảm ơn chính quyền địa phương huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông đã tạo
điều kiện vô cùng thuận lợi trong bước đầu thực hiện luận văn và xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến bà con nông dân xã Nam Đà, xã Đăk Mâm, Xã Nam Phú đã giúp đỡ tôi
cho tôi những thông tin vô cùng quí báu để hoàn thành khóa luận.
Lời cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn thân yêu của tôi, các bạn đã
mang đến cho tôi sự trẻ trung, vui nhộn đã mang đến cho tôi những tháng ngày sinh
viên mà tôi mãi không bao giờ quên.
Xin chân thành cảm ơn!


TP.HCM, ngày

tháng

Sinh viên
Ngô Phước Trọng

năm 2011


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGÔ PHƯỚC TRỌNG. Tháng 7 năm 2011. “Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng
Phân Vi Sinh Từ Vỏ Cà Phê Ở Huyện Krông Nô Tỉnh Đăk Nông”.
NGO PHUOC TRONG. July 2011. “Effectiveness Analysis Of Using
Fertilizer From The Coffee Bark in Krong No District Dak Nong Province ”
Khóa luận phân tích hiệu quả sử dụng phân vi sinh từ vỏ cà phê ở huyện Krông
Nô tỉnh Đăk Nông trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ trên địa bàn các xã Đăk
Mâm, Nam Đà, Nam Phú. Mỗi mô hình phỏng vấn 30 hộ và thu thập số liệu thứ cấp từ
các phòng ban của huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông. Sau khi tiến hành tính toán so
sánh kết quả, cho thấy mô hình ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê để bón cho cây trồng mang
lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nâng cao và ổn định năng suất cây cà phê tăng thu nhập
cho người dân. Sau khi đi phỏng vấn các hộ nông dân của mô hình ủ phân vi sinh thì
khóa luận cũng đã tìm hiểu rõ hơn về những khó khăn của mô hình như: người dân
chưa thật sự ý thức được những lợi ích mà mô hình mang lại, khó khăn trong việc mua
các loại phân chuồng, và những thông tin về kỹ thuật ủ phân. Khóa luận cũng đưa ra
những hướng khắc phục các khó khăn trên của người nông dân như: Trạm khuyến
nông, cần tổ chức hội thảo về cách ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê nhiều hơn nữa ở những
vùng sâu, vùng xa để tuyên truyền về những lợi ích mà phân vi sinh mang lại, đồng
thời tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn về mô hình ủ phân vi sinh cho người nông

dân, người nông dân nên hợp tác lại với nhau, cùng thực hiện mô hình trao đổi kinh
nghiệm và có thể mua được phân với số lượng lớn một cách dễ dàng. Khóa luận mong
muốn người nông dân có thể giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong quá
trình thực hiện mô hình giúp cho người nông dân cải thiện được năng suất vườn cà phê
và nâng cao thu nhập.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... IX
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ XI
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. XII
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề .........................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ........................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2


1.3.

Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................2

1.3.1.

Nội dung ..................................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi không gian .................................................................................2

1.3.3.

Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................2

1.3.4. Phạm vi thời gian ...........................................................................................2
1.4.

Cấu trúc của khóa luận .....................................................................................3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan .................................................4

2.2.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .....................................................................5


2.2.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Krông Nô Tỉnh Đăk Nông .......................5

2.2.2.

Cơ sở hạ tầng ...........................................................................................7

a.

Giao thông................................................................................................7

b.

Thủy lợi ....................................................................................................8

2.2.3.

Tình hình dân số, lao động của huyện Krông Nô Tỉnh Đăk Nông ..........8

a.

Dân số ......................................................................................................8

b.

Lao động ..................................................................................................9

2.2.4.


Tình hình kinh tế của huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông ..........................9

2.3.

Đánh giá chung về những mặt thuận lợi, hạn chế ở huyện Krông Nô ...........11

2.3.1.

Thuận lợi ................................................................................................11
V


2.3.2.

Hạn chế ..................................................................................................12

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................13
3.1.

Nội dung nghiên cứu.......................................................................................13

3.1.1.

Khái niệm về hiệu quả kinh tế ...............................................................13

3.1.2.

Một số chỉ tiêu xác định kết quả-hiệu quả sản xuất trong luận văn ......13

3.1.3.


Khái quát về cây cà phê .........................................................................15

3.1.4.

Một số kỹ thuật bón phân trên cây cà phê .............................................16

3.1.5.

Khái quát về phân vi sinh từ vỏ cà phê ..................................................17

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................22

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................22

3.2.2.

Phương pháp phân tích số liệu ...............................................................23

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................24
4.1.

Tình hình sản xuất cà phê của huyện năm 2010 .............................................24

4.1.1.


Tình hình sử dụng đất trồng cà phê .......................................................24

4.1.2.

Giá cà phê của huyện qua các năm ........................................................26

4.1.3.

Năng suất và Sản lượng cà phê của huyện qua các năm .......................27

4.1.4.

Nhu cầu và chi phí phân bón .................................................................28

4.1.5.

Giá vật tư và lao động trong sản xuất cà phê và nông nghiệp ...............30

4.2.

Các chỉ tiêu điều tra nông hộ trồng cà phê .....................................................31

4.2.1.

Tình hình nhân khẩu và diện tích của các hộ điều tra ...........................31

4.2.2.

Phân lớp hộ nông dân theo quy mô diện tích ........................................32


4.2.3.

Trình độ văn hóa của các chủ hộ ...........................................................33

4.2.4.

Độ tuổi lao động của chủ hộ ..................................................................33

4.2.5.

Công tác khuyến nông ...........................................................................34

4.3.

Tình hình sản xuất phân vi sinh từ vỏ cà phê .................................................35

4.3.1.

Chính sách đầu tư khuyến khích sản xuất phân vi sinh từ vỏ cà phê ở

địa phương .............................................................................................................35
4.3.2.

Sử dụng nguyên liệu vỏ cà phê của các hộ nông dân trong huyện Krông



35

4.3.3.


Tình hình sản xuất phân vi sinh từ vỏ cà phê của huyện .......................36

VI


4.4.

Hiệu quả kinh tế của người trồng cà phê sử dụng phân vi sinh và ảnh hướng

của phân vi sinh tới năng suất cà phê ........................................................................38
4.4.1.

Hiệu quả kinh tế của người trồng cà phê sử dụng phân vi sinh .............38

4.4.2.

Ảnh hướng của phân vi sinh tới năng suất cà phê .................................40

4.5.

Hiệu quả sử dụng phân vi sinh từ vỏ cà phê của các hộ sản xuất...................40

4.6.

So sánh kết quả-hiệu quả cho 1hecta MH1 và MH2 ......................................42

4.6.1.

Kết quả - hiệu quả sản xuất của 1 hecta MH1 .......................................43


4.6.2.

Kết quả - hiệu quả sản xuất của 1hecta MH2 ........................................44

4.6.3.

So sánh kết quả - hiệu quả thực tế của hai mô hình tại huyện...............46

4.7.

Các vấn đề khác liên quan đến sản xuất và sử dụng phân vi sinh. .................48

4.7.1.

Môi trường và đất ..................................................................................48

4.7.2.

Tận dụng chất thải..................................................................................48

4.7.3.

Các loại cây trồng khác ..........................................................................48

4.7.4.

Khó khăn và thuận lợi của từng mô hình...............................................48

4.8.


Đánh giá khả năng mở rộng quy mô sản xuất và sử dụng phân vi sinh .........52

4.9.

Giải pháp giúp nông dân sản xuất cà phê hiệu quả hơn .................................53

4.9.1.

Giải pháp về kỹ thuật .............................................................................53

4.9.2.

Về xã hội ................................................................................................56

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................59
5.1.

Kết luận ...........................................................................................................59

5.2.

Kiến nghị.........................................................................................................60

5.2.1.

Đối với địa phương ................................................................................60

5.2.2.


Đối với người sản xuất...........................................................................60

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................61
PHỤ LỤC

VII


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NQ

Nghị Quyết

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

HQKT

Hiệu quả kinh tế

PTKT

Phát triển kinh tế

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DT


Doanh thu

TC

Tổng chi phí

LN

Lợi nhuận

TN

Thu nhập

MH1

Mô hình 1

MH2

Mô hình 2

ĐVT

Đơn vị tính

NN & PTNT

Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn


BQ

Bình quân

CPSX

Chi phí sản xuất

BVTV

Bảo vệ thực vật

KQ-HQ

Kết quả - hiệu quả

PVS

Phân vi sinh

VIII


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai ở huyện năm 2010.................................................7
Bảng 2.2. Diện tích, dân số, mật độ dân số ở huyện năm 2010. .....................................8
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất của các ngành năm 2010......................................................11
Bảng 3.1. Lượng phân bón sử dụng cho cây cà phê được 2 năm tuổi trở lên. ..............17

Bảng 3.2. Nguyên liệu để sản suất phân vi sinh từ 1000kg vỏ cà phê. .........................18
Bảng 4.1. Sử dụng đất trồng cây công nghiệp dài ngày của huyện năm 2010. .............24
Bảng 4.2. Diện tích trồng cà phê của huyện qua các năm 2004-2010. .........................25
Bảng 4.3. Bảng giá cà phê của huyện qua các năm.......................................................26
Bảng 4.4. Năng suất và sản lượng cà phê của huyện qua các năm. ..............................27
Bảng 4.5. Bảng nhu cầu phân bón vô cơ cho cây cà phê của huyện qua các năm. .......28
Bảng 4.6. Bảng giá vật tư và công lao động. .................................................................31
Bảng 4.7. Tình hình cơ bản về nhân khẩu và diện tích 60 mẫu điều tra .......................31
Bảng 4.8. Phân lớp hộ nông dân theo quy mô diện tích 60 mẫu điều tra.....................32
Bảng 4.9. Trình độ văn hóa của 60 hộ điều tra..............................................................33
Bảng 4.10. Độ tuổi lao động của chủ hộ trồng cà phê. .................................................33
Bảng 4.11. Tình hình tham gia hoạt động khuyến nông của nông hộ. ..........................34
Bảng 4.12. Bảng sản lượng cà phê và vỏ cà phê của huyện năm 2010. ........................36
Bảng 4.13. Số hộ sản xuất phân vi sinh của huyện từ năm 2008 đến 2010. .................37
Bảng 4.14. Sản lượng, giá trị phân vi sinh được sản xuất từ năm 2008 đến 2010. .......38
Bảng 4.15. Chi phí ủ phân vi sinh cho 1 tấn vỏ cà phê. ................................................38
Bảng 4.16. Hàm lượng dinh dưỡng có trong phân vi sinh từ vỏ cà phê........................39
Bảng 4.17. Năng suất cây trồng ở mô hình 1 và mô hình 2. .........................................40
Bảng 4.18. Thời gian trồng sau khi bón lót của 30 hộ MH2. ........................................40
Bảng 4.19. Đánh giá ảnh hưởng sử dụng phân vi sinh của MH2 ..................................41
Bảng 4.20. Chi phí sản xuất hàng năm của 1 hecta MH1 .............................................43
Bảng 4.21. Kết quả - hiệu quả hàng năm sản xuất của 1hecta MH1.............................43
Bảng 4.22. Chi phí sản xuất hàng năm của 1 Hecta MH2. ...........................................44
Bảng 4.23. Kết quả - hiệu quả sản xuất hàng năm của 1hecta MH2. ............................45
Bảng 4.24. So sánh chi phí sản xuất của 2 mô hình trong năm 2010............................46
IX


Bảng 4.25. So sánh các chỉ tiêu kết quả-hiệu quả của hai mô hình năm 2010. ............47
Bảng 4.26. Xếp hạng mức độ khó khăn trong sản xuất phân vi sinh. ...........................50

Bảng 4.27. Thuận Lợi và Khó Khăn của Hai Mô Hình. ...............................................51
Bảng 4.28. Kết quả trước và sau khi có giải pháp cho 1 héc ta MH2. ..........................55

X


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ huyện Krông Nô. .................................................................................6
Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu nền kinh tế huyện năm 2010.................................................10
Hình 2.3. Biểu đồ sản lượng các loại cây trồng trong huyện năm 2010. ......................10
Hình 3.1. Sơ đồ các bước ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê. .................................................20
Hình 4.1. Biểu đồ diện tích trồng cà phê của huyện qua các năm. ...............................25
Hình 4.2. Biểu đồ giá cà phê qua các năm. ...................................................................27
Hình 4.3. Năng suất cà phê của huyện qua các năm. ....................................................28
Hình 4.4. Cơ cấu nhu cầu từng loại phân bón. ..............................................................29
Hình 4.5. Giá các loại phân NPK, DAP, URE từ năm 2008 đến 2010. ........................30
Hình 4.6. Hầm ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê. ..................................................................54

XI


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ Lục 1: Bảng câu hỏi ...............................................................................................62 
Phụ Lục 2: Chi phí bình quân cho 1 hecta cà phê ở MH1 và MH2 năm 2010. ............65 
Phụ lục 3: Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất phân vi sinh từ vỏ cà phê tại huyện
Krông Nô .......................................................................................................................66 

XII



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, nông nghiệp và nông thôn đang là

mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước.
Đăk Nông là tỉnh có đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi trong việc phát
triển cây cà phê. Huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông nằm phía đông bắc tỉnh Đăk Nông
có dân số 63.300 người, trong đó 80% dân số sống chủ yếu bằng nông nghiệp, huyện
Krông Nô có diện tích trồng cà phê là 6.024 hecta. Cây cà phê là cây có giá trị kinh tế
cao và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người sản xuất và các thành phần có liên
quan. Trồng cà phê đem đến nhiều lợi ích trực tiếp cho nông nghiệp ở địa phương như
sử dụng được sức lao động nhàn rỗi của nông dân vào các tháng mùa khô, góp phần
giải quyết công ăn việc làm và thúc đầy các ngành nghề nông thôn, sử dụng ngày càng
tốt hơn quỹ đất của hộ gia đình, đa dạng nguồn sản vật địa phương, tránh được rủi ro
trong sản xuất nông nghiệp thường gặp.
Trước đây phế phẩm trong nông nghiệp thường bị người nông dân vứt đi hoặc
chôn xuống đất, để tăng độ phì nhiêu cho đất, nhưng từ năm 2008 trở lại đây trạm
khuyến nông huyện Krông Nô đã liên kết với trung tâm ứng dụng khoa học và công
nghệ thuộc sở khoa học và công nghê tỉnh Đăk Lăk đã ứng dụng thành công mô hình
sản xuất phân vi sinh từ vỏ cà phê, cũng như một số phế phẩm nông nghiệp khác. Phân
vi sinh từ vỏ cà phê chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho việc phát triển cây trồng.
Ngoài ra hiện nay để đối mặt với tính hình giá phân bón tăng nhanh thì đây cũng là
biện pháp giúp cho người nông dân tiết kiệm được chi phí phân bón rất lớn.
Với ý nghĩa quan trọng trên và được sự đồng ý của Khoa Kinh tế trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, thầy hướng dẫn TS.Lê Quang Thông, tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng phân vi sinh từ vỏ cà phê ở huyện Krông Nô
tỉnh Đăk Nông”.


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sử dụng phân vi sinh từ vỏ cà phê ở huyện Krông Nô tỉnh
Đăk Nông.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sản xuất và sử dụng phân vi sinh từ vỏ cà phê của các hộ
trồng và các hộ sản xuất phân trong huyện Krông Nô.
- Phân tích ảnh hưởng của phân vi sinh từ vỏ cà phê đến năng suất và hiệu quả
kinh tế của nông dân trồng cà phê.
- Đánh giá khả năng mở rộng quy mô sản xuất và sử dụng phân vi sinh từ vỏ cà
phê.
- Đề xuất giải pháp sản xuất cà phê có hiệu quả hơn.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Nội dung
- Điều tra thực tế, khảo sát thực trạng cung cấp vỏ cà phê của các nông hộ,
chính sách đầu tư khuyến khích sản xuất phân vi sinh từ vỏ cà phê ở địa phương.
- Tìm hiểu tình hình sử dụng phân vô cơ, cách ủ và quá trình sử dụng phân vi
sinh từ vỏ cà phê của người nông dân, đánh giá những tác động của phân vi sinh tới
năng suất, chi phí sản xuất.
- So sánh hiệu quả của những hộ sử dụng phân vi sinh từ vỏ cà phê và những hộ

không sử dụng phân vi sinh trên địa bàn địa phương.
- Đề xuất hướng giải quyết để từ đó họ có kế hoạch sản xuất riêng cho hoạt
động sản xuất của mình.
1.3.2. Phạm vi không gian
- Khóa luận được tiến hành nghiên cứu tại huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Là các hộ nông dân trồng cà phê ở huyện Krông Nô.
1.3.4. Phạm vi thời gian
- Thời gian làm khoá luận: từ 02/03/2011 đến 11/07/2011.
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: từ 02/04/2011 đến 25/04/2011.
- Thời gian nghiên cứu: số liệu nghiên cứu qua các năm 2008 – 2010.
2


1.4.

Cấu trúc của khóa luận
Cấu trúc của khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu (nội dung, không gian, đối

tượng, thời gian).
Chương 2: Tổng quan
Mô tả các đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của
huyện Krông Nô và tình hình sản xuất cà phê Huyện. Chính sách khuyến khích người
nông dân sản xuất và sử dụng phân vi sinh, nguồn nguyên liệu để sản xuất phân vi sinh
từ vỏ cà phê.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung nêu những khái niệm cơ bản có liên quan đến khoá luận, như
khái niệm cơ bản về nông thôn, sơ lược về quy trình ủ phân, cách bón phân vi sinh từ

vỏ cà phê, chăm sóc cà phê,… Phần phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp
thu thập và xử lý số liệu, phương pháp phân tích.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thảo luận về thực tế tình hình sản xuất phân vi sinh từ vỏ cà phê ở huyện. So
sánh hiệu quả kinh tế của kỹ thuật bón phân từ vỏ cà phê và phân vô cơ trên địa bàn
địa phương. Phân tích sự ảnh hưởng của bón phân vi sinh từ vỏ cà phê đến hoạt động
sản xuất từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển cây cà phê trên địa bàn.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng kết ngắn gọn lại kết quả nghiên cứu trong chương 4 và đánh giá đưa ra
những kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu là những bài giảng, các môn học chuyên ngành

kinh tế nông lâm và sách thu thập từ quá trình tự học, nhằm cung cấp cơ sở chủ yếu
cho các công thức tính toán.
Báo cáo sử dụng tài liệu kỹ thuật sản xuất phân vi sinh từ vỏ cà phê của Trung
Tâm Khuyến Nông huyện Krông Nô. Tài liệu kỹ thuật sản xuất phân vi sinh từ vỏ cà
phê gồm có: khái niệm về phân vi sinh từ vỏ cà phê, quy trình ủ phân vi sinh từ vỏ cà
phê và hiệu quả sử dụng phân vi sinh từ vỏ cà phê.
Báo cáo của Nhóm 2.1 (2009), DH08DL Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên
Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất phân bón vi
sinh. Báo cáo làm rõ ưu điểm của phân bón vi sinh là: sử dụng phân bón vi sinh làm

tăng năng suất cây trồng lên rất nhiều. Sử dụng phân bón vi sinh giúp trả lại độ phì
nhiêu cho đất bằng cách làm tăng hàm lượng phospho và kali dễ tan trong đất canh tác,
phân bón vi sinh góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất làm tăng khả năng sinh
trưởng và phát triển cây trồng, sử dụng phân bón vi sinh giúp tiết kiệm được chi phí
sản xuất, phân vi sinh có thể sản xuất được tại địa phương và giải quyết được việc làm
cho một số lao động đáp ứng cho một nền nông nghiệp bền vững, xanh sạch và an
toàn. Nhược điểm của phân bón vi sinh là loại phân bón hiệu quả chậm nên thường
được sử dụng để bón lót và bón cho cây trưởng thành vào mùa mưa.
Báo cáo sử dụng tài liệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê của Trung Tâm
Khuyến Nông huyện Krông Nô. Nhằm tìm hiểu và phân tích các nguyên lý, các đặc
tính sinh học, đặc điểm sinh trưởng của cây cà phê cùng với sự tác động của các yếu tố
của điều kiện ngoại cảnh để từ đó cung cấp thông tin cho người trồng cà phê kỹ thuật
chăm sóc và phát triển cây cà phê tốt hơn, giúp người nông dân trồng cà phê ngày
càng am hiểu, có kinh nghiệm, tay nghề, tiến bộ hơn để phát triển cây cà phê có năng
suất và chất lượng cao hơn.


Duy Tân (2009), đánh giá hiệu quả xen canh trong sản xuất cây cà phê tại thị
trấn EaTLing huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông, Báo cáo kết luận cây cà phê mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho người nông dân với kết quả như sau: tỷ suất DT/CP bằng 3,74 lần,
tỷ suất LN/DT bằng 0,71 lần, tỷ suất TN/CP bằng 2,74 lần, tỷ suất LN/CP bằng 2,67
lần.
Báo cáo sử dụng số liệu từ các báo cáo của các phòng ban của huyện Krông Nô
và các số liệu trên mạng Internet để tìm những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
2.2.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Trước đây huyện Krông Nô là một huyện thuộc tỉnh Đăk Lăk. Từ Năm 2005,

huyện được tách ra và trở thành một huyện mới thuộc tỉnh Đăk Nông được thành lập

trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk Lăk. Huyện Krông Nô có 12 xã và 1 thị trấn (thị trấn Đăk
Mâm, xã Nam Đà, xã Đăk Sôr, xã Buôn Choáh, xã Đức Xuyên, xã Tân Thành, xã Đăk
Nang, xã Nâm N'Đir, xã Quảng Phú, xã Nam Xuân, xã Nâm Nung, xã Đăk Drô),
Trung tâm huyện Krông Nô nằm ở phía đông bắc của tỉnh Đăk Nông cách đường
Quốc Lộ 14 khoảng cách 14km về phía Tây Bắc, nối liền các trung tâm kinh tế như
Đăk Lăk, Bình Dương, Bình Phước, Thành Phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện thuận lợi
trong việc giao lưu, vận chuyển, tiêu thụ các mặt hàng nông sản và chuyển giao các
tiến bộ khoa học kĩ thuật. Huyện Krông Nô có tổng diện tích tự nhiên là 930,81 km2,
dân số của huyện Krông Nô là 63.300 người, trong đó 80% dân số sống chủ yếu bằng
nghề làm nông.
Huyện Krông Nô có điều kiện tự nhiên như: tài nguyên đất, địa hình, khí hậu
phù hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày có giá trị hàng
hóa cao như cà phê, điều, ca cao, bông vải, cây ăn trái và các loại cây họ đậu. Ngoài
ra, huyện Krông Nô còn có các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như thác Đrây Sáp, và
thác Gia Long, hồ Ea Snô hàng năm thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan, giúp
cải thiện đời sống người dân địa phương.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Krông Nô Tỉnh Đăk Nông
a) Vị trí địa lý
Krông Nô là huyện nằm phía Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông. Phía Bắc của
huyện Krông Nô giáp huyện Cư Jút, phía Đông Bắc giáp huyện Krông Ana, phía Đông

5


giáp huyện Lăk, phía Nam giáp huyện Đăk Glong, phía Tây Nam giáp huyện Đăk
Song, phía Tây Bắc giáp huyện Đăk Mil.
Hình 2.1. Bản đồ huyện Krông Nô.

Huyện Krông Nô cách thành phố Buôn Ma Thuột 32 km về phía Đông Bắc và
cách thị xã Gia Nghĩa 120 km về phía Nam.

b) Địa hình
Huyện Krông Nô có địa hình chủ yếu là các dãy đồi lượn sóng có đỉnh tương
đối bằng phẳng, Krông Nô nằm ở độ cao trên 600m so với mực nước biển. Địa hình
phía Đông và phía Tây của huyện tương đối dốc. Phía Nam địa hình tương đối bằng
phẳng và phía Bắc địa hình có nhiều dãy đồi lượn sóng.
c) Sông ngòi
Hệ thống sông Sêrepôk chảy qua vùng phía Đông và Bắc của huyện hàng năm
tạo ra một lượng phù sa dồi dào cho đất. Hệ thống sông ngòi phần lớn tập trung ở các
xã Nam Đà, Quảng Phú, Đức Xuyên, Đăk Sôr.
d) Thời tiết, khí hậu
Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10
và mà khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. Trong đó tháng 3 và tháng 4 là khô và
nóng nhất. Nhiệt độ trung bình năm từ 240c đến 300C . Lượng mưa trung bình từ 1500
đến 1800 mm. Độ ẩm không khí 81-82%, với số giờ nắng 2200 – 2700 giờ/năm. Thời
tiết và khí hậu rất thuận lợi cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển.
6


e) Đất đai
Huyện Krông Nô có tổng diện tích đất là 93.081 hecta bao gồm các nhóm đất
chủ yếu như: đất đỏ bazan, đất xám, đất mở gà, đất đen.
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai ở huyện năm 2010.
Khoản mục

Diện tích (hecta)

Tỷ lệ(%)

Tổng số


93.081

100

Đất nông nghiệp

35.876

38,24

Đất dùng vào lâm nghiệp

46.061

49,10

Đất chuyên dùng

8.481

9,04

Đất khu dân cư

1.145

1,22

Đất chưa sử dụng


2.246

2,39

Nguồn tin: Phòng NN&PTNT huyện Krông Nô, năm 2011.
Huyện Krông Nô có diện tích đất nông nghiệp là 35.876 hecta, chiếm 38,24%
và đất lâm nghiệp có diện tích 46.061 hecta (chiếm 49,1%). Đất dùng vào các lĩnh vực
khác còn rất ít như: đất chuyên dùng chiếm 9,04 %, đất khu dân cư cũng chỉ chiếm
1,22%. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện chiếm 2,39%. Để giải quyết số đất chưa
sử dụng ban điều hành Chương trình 132 và 134 huyện Krông Nô đã tiến hành cấp đất
ở và đất sản xuất cho 1.197 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với tổng diện tích 414,54
hecta, số đất còn lại huyện dự kiến sẽ dùng để hỗ trợ cho các hộ gia đình thuộc diện
chính sách và các hộ đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa, vùng gặp nhiều khó khăn.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Công tác đầu tư phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn được quan tâm
thực hiện tốt. Trong năm 2010 nhờ có các nguồn vốn đầu tư thuộc chương trình 135,
vốn chương trình NQ 10 chính quyền địa phương đã hỗ trợ 4,12 tỷ đồng cho nhân dân
triển khai thực hiện nâng tổng chiều dài đường bê tông nông thôn trên địa bàn lên
70km, trên địa bàn huyện vẫn còn 186km chiều dài đường nông thôn chưa được nâng
cấp khiến cho việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Hiện nay tuyến đường
tỉnh lộ 4 của huyện đã hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa,
trao đổi sản xuất và đi lại của người dân với các tỉnh lân cận và đặc biệt là thành phố
Buôn Ma Thuột.
7


b. Thủy lợi
Hiện nay huyện đã triển khai thi công xong các hạng mục công trình kiên cố
hoá kênh tưới tại các xã Đức Xuyên, Nam Đà, đưa tổng diện tích chủ động nước tưới

lên 10.550 hecta, đồng thời thường xuyên chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức huy
động nhân dân triển khai phát dọn, nạo vét, tu bổ kênh mương hồ đập và triển khai tích
trữ nước, xây dựng lịch tưới tiêu hợp lý cho từng vùng, từng công trình. Từ đó hạn chế
tình trạng thiếu nước trong vụ Đông Xuân và cung cấp nước cho cây công nghiệp dài
ngày vào mùa khô, góp phần phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao.
2.2.3. Tình hình dân số, lao động của huyện Krông Nô Tỉnh Đăk Nông
a. Dân số
Huyện Krông Nô có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,67% . Tổng dân số của huyện
năm 2010 là 63.300 người. Trong đó gồm có các dân tộc chính là: Kinh (62%), Tày
(9,2%), Thái (8,3%), Nùng (6,3%), Mường (6,24%), M’nông (6.23%), Êđê (1.73%).
Bảng 2.2. Diện tích, dân số, mật độ dân số ở huyện năm 2010.
Khoản mục
TỔNG SỐ

Diện tích(km2)

Dân số (người)

Mật độ dân số
(người/km2)

930,81

63.300

68,01

Thị Trấn Đăk Mâm

25,82


5.737

222,19

Xã Nam Đà

62,12

11.118

178,98

Xã Đăk Sôr

52,50

4.294

81,79

Xã Buôn Choáh

52,50

2.186

41,64

Xã Đức Xuyên


100,79

3.276

32,50

Xã Tân Thành

86,89

2.933

33,76

Xã Đăk Nang

41,99

2.722

64,82

Xã Nâm N'Đir

144,09

7.120

49,41


Xã Quảng Phú

120,23

5.096

42,39

Xã Nam xuân

30,13

6.791

225,39

Xã Nâm Nung

77,26

5.216

67,51

136,49

6.811

49,90


Xã Đăk Drô

Nguồn tin: Niêm giám thống kê huyện Krông Nô, năm 2011.
8


Người dân ở những khu vực Trung tâm huyện thường có rẫy nương ở các xã
khác trong huyện do đó mật độ dân số có sự phân bố không đồng đều trên địa bàn, dân
số thường tập trung phần lớn ở khu vực trung tâm huyện cụ thể ở các xã Nam Xuân
với mật độ dân số trên 225 người/km2, thị trấn Đăk Mâm trên 222 người/km2, Nam Đà
trên 178 người/km2 là các xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Trong
những năm gần đây sự di dân ồ ạt của người dân từ các tỉnh khác mà đặc biệt là các
tỉnh miền trung vào huyện để sản xuất nông nghiệp, đã làm cho dân số của huyện tăng
khá nhanh trong đó có xã Nam Đà với số dân là 11.118 người, tiếp đến là xã Nâm
N'Đir 7.120 người và Drô 6.811 người.
b. Lao động
Toàn huyện có 36.546 người trong độ tuổi lao động chiếm 58% trong tổng số
dân toàn huyện. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 80%, sản xuất nông
nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế của huyện.
Lao động nam chiếm 58% và lao động nữ chiếm 42% trong tổng số lao động.
Người đàn ông vẫn đóng vai trò trụ cột trong gia đình và quyết định mọi hoạt động
trong sản xuất nông nghiệp của gia đình.
2.2.4. Tình hình kinh tế của huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông
a) Cơ cấu nền kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện năm 2010 đạt 15,2%. Trong đó nông lâm
nghiệp tăng 5,1%, công nghiệp – xây dựng tăng 32,6% thương mại dịch vụ tăng
10,3%. Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2010 đạt 14.922 triệu đồng/năm.
Từ năm 2005 đến 2010 cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng giảm
tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch

vụ. Cụ thể tỷ trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ 72,63% xuống còn
53,22%, công nghiệp và xây dựng tăng từ 14,66% lên 26,45%, dịch vụ tăng từ 12,70%
lên 20,33%.

9


Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu nền kinh tế huyện năm 2010.

Nguồn tin: Phòng Tài Chính huyện Krông Nô, năm 2011.
b) Tình hình về sản xuất nông nghiệp của Huyện
Năm 2010 tổng diện tích gieo trồng của huyện đạt 41.101 hecta cây trồng các
loại tăng 1.990 hecta so với năm 2009. Tổng sản lượng lương thực đạt 229.985 tấn.
Hình 2.3. Biểu đồ sản lượng các loại cây trồng trong huyện năm 2010.
140000

126892

120000
100000
80000

70844
Diện tích (Hecta)

60000

Sản lượng (Tấn)

40000

20000

18917
3563

1692

7857

22715160

14658

19232

0
Cây lương
thực

Cây có củ

Cây thực
phẩm

Cây công
nghiệp ngắn
ngày

Cây công
nghiệp dài

ngày

Nguồn tin: Phòng NN&PTNT huyện Krông Nô, Năm 2011.
Qua hình 2.3 cho thấy diện tích cây lương thực trong huyện cao nhất với diện
tích 18.917 hecta với tổng sản lượng lên đến 126.892 tấn, các cây lương thực chủ yếu
của huyện gồm: lúa, ngô, khoai lang. Diện tích cây công nghiệp dài ngày đứng vị trí
10


thứ 2 với diện tích là 14.658 hecta và tổng sản lượng là 19.232 tấn, trong đó diện tích
trồng cà phê là 6.024 hecta, đạt sản lượng 16.265tấn với tổng giá trị 631,082 tỷ đồng.
Hiện nay cây công nghiệp dài ngày đang là cây chủ đạo giúp xóa đói giảm nghèo và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương.
c) Giá trị sản xuất của các ngành
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất của các ngành năm 2010.
Khoản mục

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Tổng số

2.088,43

100

Ngành trồng trọt

1.377,00


65.93

Ngành chăn nuôi, thủy sản

121,65

5.82

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

110,28

5.28

479,5

22.96

Dịch vụ, thương mại

Nguồn tin: Bản báo cáo của Ban Chấp Hành Đảng Bộ huyện Krông Nô khóa V
Theo bảng 2.3, cho thấy giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đóng góp rất lớn
vào tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện với giá trị là 1.377 tỷ đồng
chiếm 65.93%, tiếp đến là ngành dịch vụ, thương mại với giá trị là 479,5 tỷ đồng
chiếm 22.96%. Như vậy, trồng trọt vẫn là ngành chính và đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động sản xuất ở Huyện.
2.3.

Đánh giá chung về những mặt thuận lợi, hạn chế ở huyện Krông Nô


2.3.1. Thuận lợi
Huyện Krông Nô có đặc điểm thổ nhưỡng là đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500
m đến 600 m so với mặt biển, điều kiện tự nhiên với địa hình, thời tiết khí hậu, rất
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Hệ thống sông ngòi của
trong huyện hàng năm cung cấp đủ lượng nước phục vụ cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp nói chung và sản xuất cà phê nói riêng của người nông dân.
Tổng diện tích chủ động tưới tiêu của toàn huyện là 10.550 hecta, các công
trình thủy lợi ở các xã hàng năm được tu bổ, nạo vét tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tưới tiêu của nông dân trong mùa khô hạn.
Hệ thống giao thông rất thuận lợi với nhiều tuyến đường được nâng cấp và mở
rộng như tuyến tỉnh lộ 4 và tỉnh lộ 3 nối liền với tuyến quốc lộ 14 và thành phố Buôn
Ma Thuột (trung tâm kinh tế lớn nhất Tây Nguyên).
11


Huyện Krông Nô có tốc độ tăng trưởng kinh tế đều đặn qua các năm, trong đó
giá trị sản xuất của ngành trồng trọt cao nhất với tổng giá trị 1.377 tỷ đồng năm 2010.
Cho thấy nghành trồng trọt vẫn là ngành chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế
của huyện, các loại cây mang lại giá trị kinh tế cao nhất vẫn là cây cà phê, tiêu, cao su.
2.3.2. Hạn chế
Là huyện mới tách ra từ tỉnh Đăk Lăk nên còn gặp rất nhiều khó khăn như về
cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ.
Hệ thống giao thông nông thôn còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn hỗ trợ,
nâng cấp còn hạn hẹp, hệ thống đường xá ở các xã vùng sâu vùng xa rất khó đi, do đó
các hoạt động kinh tế và các hoạt động tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn.
Nguồn vốn để hỗ trợ cho người dân tham gia sản xuất kinh tế còn rất hạn chế.

12



×