Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

LÊ THỊ NHƯ QUÝ

NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN GIỮA PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

LÊ THỊ NHƯ QUÝ

NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN GIỮA PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh Tế Tài Ngun Mơi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn : TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu tương quan
giữa phát triển kinh tế và vấn đề môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh ” do Lê
Thị Như Quý, sinh viên khóa 2007 - 2011, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hồn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến thầy TS. Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn
Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tơi những kiến thức bổ ích, và
sự hướng dẫn tận tình trong suốt q trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Ngun Mơi
Trường khóa 33 đã gắn bó với tơi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Sở Tài Ngun Mơi Trường TP.HCM, Chi
Cục BVMT TP.HCM, Đài Khí Tượng Thủy Văn & Miền Nam bộ, Liên Đoàn Địa
Chất Thủy Văn – Địa Chất Cơng Trình Miền Nam, đặc biệt là Ts. Nguyễn Văn Ngà
(Sở TNMT TP.HCM), Thầy Việt, chị Vũ Thùy Linh và anh Đệ (Phòng Quản Lý CTR
– Sở TNMT TP.HCM), Chị Nhung, Chị Thảo, anh Hiền (CCBVMT TP.HCM), chú
Chân, chú Sơn, chú Quyên (Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam) đã nhiệt tình cung
cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tơi hồn thành nghiên cứu này.
Cảm ơn tất cả những người bạn của tôi, người thân nhất của tơi khơng quản khó
khăn để hỗ trợ tơi trong thời gian hồn thành nghiên cứu này.
Sau cùng, để có được như ngày hơm nay tơi khơng thể nào quên công ơn ba mẹ
đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con
được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân

trong gia đình đã ln động viên và ủng hộ cho tơi.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Lê Thị Như Quý


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ NHƯ QUÝ. Tháng 07 năm 2011. “Nghiên cứu tương quan giữa phát
triển kinh tế và vấn đề mơi trường tại thành phố Hồ Chí Minh ”.
LÊ THỊ NHƯ QUÝ. July 2011. “Researching the relationship between
economic development and environmental issues in Ho Chi Minh”.
Khóa luận nghiên cứu mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề mơi
trường trên cơ sở phân tích các số liệu về tăng trưởng kinh tế dựa và chỉ số GDP, và
hiện trạng môi trường tại TP.HCM. Từ các số liệu thứ cấp đó đề tài xây dựng được
mối tương quan tăng trưởng kinh tế với khối lượng rác thải sinh hoạt là 0,9595, mực
nước Pliocen trên là -0,9761, mực nước Pliocen dưới là -0,9778, phát thải CO2 là
0,9633, bụi là 0,4484, CO là -0,8242, NO2 là -0,5778, BOD5 là 0,0347, coliform là
0,2686.
Bằng phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian, đề tài dự báo đến năm
2015, kinh tế TP.HCM vẫn trên đà phát triển nhưng tốc độ tăng trường giảm nhẹ qua
các năm, đến năm 2015 giảm chỉ cịn 8,47%. Trong khi đó, kết quả dự báo về chất
lượng tài nguyên - môi trường lại tiếp tục xấu đi, lượng phát thải ô nhiễm tăng cao. Cụ
thể, đến năm 2015, lượng rác thải sinh hoạt TP.HCM đạt 2.368.270 tấn/năm, tăng gấp
1,03 lần so với năm 2010; Phát thải CO2 đạt 211.084 ngàn tấn, tăng gấp 1,8 lần so với
năm 2007; Mực nước ngầm tại các tầng giảm mạnh, tầng Pliocen trên -26,090 m, tầng
Pliocen dưới -30,156 m. Còn các chỉ số CO, NO2, bụi, BOD5, coliform thì đề tài còn
hạn chế về số liệu nên chưa thể dự báo được. Như vậy trong tương lai kinh tế vẫn tiếp
tục phát triển, đồng thời chất lượng tài nguyên – môi trường giảm và ô nhiễm môi
trường tiếp tục tăng đúng như học thuyết Kuznets đã nêu.

Thông qua các hệ số tương quan và số liệu dự báo trên, khóa luận đã đề xuất
một vài chính sách và kiến nghị cho nền kinh tế phát triển theo hướng phát triển bền
vững.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ...................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
1.2.1.

Mục tiêu chung ........................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ........................................................................................3

1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................4
1.4.1.

Phạm vi thời gian .....................................................................................4

1.4.2.

Phạm vi không gian .................................................................................4


1.4.3.

Ý nghĩa đề tài ...........................................................................................4

1.5. Cấu trúc của khóa luận .......................................................................................5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................6
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu .......................................................................6
2.1.1.

Tổng quan về tài liệu kinh tế ...................................................................6

2.1.2.

Tổng quan về tài liệu môi trường ............................................................6

2.2. Tổng quan về TP. HCM .....................................................................................7
2.2.1.

Điều kiện tự nhiên....................................................................................8

2.2.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội .........................................................................9

2.2.3.

Giao thông vận tải ..................................................................................12

2.2.4 Hiện trạng môi trường ..................................................................................13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................15
3.1

Cơ sở lý luận ....................................................................................................15

3.1.1.

Ơ nhiễm mơi trường...............................................................................15

3.1.2.

Một số lý thuyết về kinh tế ....................................................................18

3.1.3.

Mối tương quan giữa kinh tế và môi trường ..........................................20

3.1.4.

Khái niệm dự báo ...................................................................................28
v


3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................28
3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................28

3.2.2.


Phương pháp phân tích hồi quy .............................................................29

3.2.3.

Phương pháp dự báo Phân Tích Xu Hướng Theo Thời Gian ................30

3.2.4.

Phương pháp xác định hệ số tương quan ...............................................31

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................32
4.1. Tình hình kinh tế và hiện trạng mơi trường tại TP.HCM ................................32
4.1.1.

Tình hình kinh tế ....................................................................................32

4.1.2.

Hiện trạng mơi trường ...........................................................................34

4.2. Dự báo phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian ................................50
4.2.1.

Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2010 đến 2015 .......................50

4.2.2.

Dự báo khối lượng rác thải từ năm 2010 đến 2015 ...............................51

4.2.3.


Dự báo lượng khí thải CO2 từ năm 2008 đến năm 2015 của cả nước ..53

4.2.4.

Dự báo mực nước ngầm từ năm 2010 đến 2015 ..................................55

4.3. Xác định mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề môi trường .....59
4.4. Đề xuất hướng phát triển kinh tế bền vững .....................................................63
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................64
5.1. Kết luận ............................................................................................................64
5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................67

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP.HCM
GDP
GNP
TN – MT
ĐHQG
EKC
RTRSH
PTGT
WCED
VN
ASEAN
HX

ĐTH – ĐBP
PL
AS
GV
NVL – HTP
KK BTĐ
NL – TN
TL - BC – VT
TH – LG
TH – BN
KRNT
TCVN
KKVĐ
TCCP
QCVN
BTNMT
BVMT
KCN
ĐCTV – ĐCCT
ĐVT
TTNSH & VSMT NT
BCL
MPN/100ml

Thành Phố Hồ Chí Minh
Gross Domestic Product
Tổng Sản Phẩm Quốc Nội
Gross National Product
Tổng Sản Phẩm Quốc Dân
Tài Nguyên - Môi Trường

Đại Học Quốc Gia
Đường Môi Trường Kuznets
Rác Thải Rắn Sinh Hoạt
Phương Tiện Giao Thông
Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển
Việt Nam
Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á
Hàng Xanh
Đinh Tiên Hồng - Điện Biên Phủ
Phú Lâm
An Sương
Gị Vấp
Nguyễn Văn Linh - Huỳnh Tấn Phát
Khơng Khí Bán Tự Động
Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Tham Lương - Bến Củi - Vàm Thuật
Tân Hóa - Lò Gốm
Tàu Hủ - Bến Nghé
Kênh Rạch Nội Thành
Tiêu Chuẩn Việt Nam
Khơng Khí Ven Đường
Tiêu Chuẩn Cho Phép
Quy Chuẩn Việt Nam
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Bảo Vệ Môi Trường
Khu Công Nghiệp
Địa Chất Thủy Văn - Địa Chất Cơng Trình
Đơn Vị Tính
Trung Tâm Nước Sinh Hoạt & Vệ Sinh Mơi Trường
Nơng Thôn

Bãi Chôn Lấp
Most Probable Number per 100 liters
vii


ha
CNH - HĐH
NL
NR

Mật Độ Khuẩn Lạc trong 100 ml
Hecta
Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa
Nước Lớn
Nước Rịng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tổng Sản Phẩm Trong Nước Của Cả Nước Theo Giá So Sánh 1994 ..........33
Bảng 4.2. Tổng Sản Phẩm Trong Nước Của Khu Vực TP.HCM Theo Giá So Sánh
1994 ...............................................................................................................................34
Bảng 4.3. Nồng Độ NO2 Quan Trắc Tại Các Trạm KK BTĐ Năm 2001 – 2009 ........35
Bảng 4.4. Lượng NO2 Trung Bình Của TP.HCM Trong Giai Đoạn 2001 – 2009 .......36
Bảng 4.5. Nồng Độ CO Quan Trắc Tại Các Trạm KK BTĐ Năm 2001 – 2009 ..........36
Bảng 4.6. Lượng CO Trung Bình Của TP.HCM Trong Giai Đoạn 2001 – 2009 .........38
Bảng 4.7. Nồng Độ Bụi Quan Trắc Tại Các Trạm KK BTĐ Năm 2001 – 2009 ..........38
Bảng 4.8. Lượng Bụi Trung Bình Của TP.HCM Trong Giai Đoạn 2001 – 2009 .........40

Bảng 4.9. Khối Lượng CO2 Phát Thải Trên Cả Nước Từ Năm 1992 – 2007 ..............41
Bảng 4.10. Khối Lượng Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Từ Năm 1992 – 2010 ....................42
Bảng 4.11. Chỉ Số BOD5 Tại Các Kênh Rạch TP.HCM 2005 – 2009 .........................43
Bảng 4.12. Chỉ Cố Coliform Cại Các Kênh Rạch TP.HCM 2007 – 2009 ....................45
Bảng 4.13. Mực Nước Tĩnh Trong Các Tầng Từ Năm 1992 - 2010............................48
Bảng 4.14. Kết Quả Dự Báo Tổng GDP Tại TP.HCM Năm 2011 - 2015 ....................50
Bảng 4.15. Kết Quả Dự Báo Khối Lượng RTRSH Tại TP.HCM Năm 2011 - 2015....51
Bảng 4.16. Kết Quả Dự Báo Lượng Khí Thải CO2 Của Cả Nước Năm 2008 - 2015 ..53
Bảng 4.17. Dự Báo Mực Nước Của Hai Tầng Pliocen Trên Và Pliocen Dưới Giai
Đoạn 2011 – 2015 .........................................................................................................55
Bảng 4.18. Hệ Số Tương Quan Giữa Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Và Vấn Đề Môi
Trường ...........................................................................................................................59

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Đồ Thị Biểu Diễn Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Với Thời Gian .......................3 
Hình 2.1. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Sử Dụng PTGT Đô Thị Tại TP.HCM ...............12 
Hình 2.2. Số Lượng Xe Gắn Máy Đăng Ký Từ 1990 – 2006 .......................................13 
Hình 3.1. Đường Cong Mơi Trường Kuznets ...............................................................22 
Hình 3.2. Mối Liên Kết Giữa Hoạt Động Kinh Tế Với Thiên Nhiên ...........................24 
Hình 3.3. Mối Quan Hệ Sự Phát Thải Với Chất Lượng Mơi Trường ...........................26 
Hình 4.1. Đồ Thị Nồng Độ NO2 Trong KKVĐ Tại Các Thời Điểm Từ 2001 - 2009 ..35 
Hình 4.2. Đồ Thị Nồng Độ CO Trong KKVĐ Tại Các Thời Điểm Từ 2001 – 2009 ...37 
Hình 4.3. Đồ Thị Nồng Độ Bụi Trong KKVĐ Tại Các Thời Điểm Từ 2001 – 2009 ...39 
Hình 4.4. Biểu Diễn Nồng Độ BOD5 Lúc Nước Lớn Tại Các KRNT 2005 - 2009......44 
Hình 4.5. Biểu Diễn Nồng Độ BOD5 Lúc Nước Ròng Tại Các KRNT 2005 - 2009 ..44 
Hình 4.6. Biểu Diễn Nồng Độ Coliform Lúc Nước Lớn Tại Các KRNT 2005 - 2009.45 

Hình 4.7. Biểu Diễn Nồng Độ Coliform Lúc Nước Lớn Tại Các KRNT 2005 - 2009.46 
Hình 4.8. Biểu Diễn Tổng GDP Dự Báo So Với Thực Tế Trong Giai Đoạn 1995 2015 ...............................................................................................................................50 
Hình 4.9. Biểu Diễn Khối Lượng RTRSH Dự Báo So Với Thực Tế Trong Giai Đoạn
1992 – 2015. ..................................................................Error! Bookmark not defined. 
Hình 4.10. Biểu Diễn Lượng Khí Thải CO2 Dự Báo So Với Thực Tế Của Cả Nước
Trong Giai Đoạn 1995 – 2015 .......................................................................................54 
Hình 4.11. Biểu Diễn Mực Nước Tầng Pliocen Trên Dự Báo So Với Thực Tế Giai
Đoạn 1992 – 2015 ..........................................................................................................56 
Hình 4.12. Biểu Diễn Mực Nước Tầng Pliocen Dưới Dự Báo So Với Thực Tế Giai
Đoạn 1992 – 2015 .........................................................................................................57 
Hình 4.13. Đường Kuznets Rác Thải Sinh Hoạt Trong Giai Đoạn 1995 - 2010 ..........59 
Hình 4.14. Đường Kuznets Mực Nước Ngầm Trong Giai Đoạn 1995 - 2010 ..............60 
Hình 4.15 Đường Kuznets Mơi Trường Của Khí CO2 Trong Giai Đoạn 1995 - 2007 .61 
Hình 4.16. Đường Kuznets Mơi Trường Của Khí CO Từ Năm 2001 - 2009 ..............61 
x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
 
Phụ Lục 1 : Tiêu chuẩn Việt Nam cho chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh
và ven đường 
Phụ lục 2: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt 
Phụ lục 3: Kết xuất hồi quy OLS dự báo theo xu hướng thời gian của GDP 
Phụ lục 4: Kết xuất hồi quy OLS dự báo theo xu hướng thời gian của Pliocen trên 
Phụ lục 5: Kết xuất hồi quy OLS dự báo theo xu hướng thời gian của Pliocen dưới 
Phụ lục 6: Kết xuất hồi quy OLS dự báo theo xu hướng thời gian của rác thải 
Phụ lục 7: Kết xuất hồi quy OLS dự báo theo xu hướng thời gian của CO2 

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Thành phố HCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước về phát triển kinh tế,

thương mại và tài chánh. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của cả nước
nhưng đã đóng góp 27,31% GDP của cả nước, 30,24% giá trị sản xuất cơng nghiệp,
34,48% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, 1,99% nông lâm nghiệp, thủy sản, 38%
kim nghạch xuất khẩu và gần 1/3 tổng thu ngân sách cả nước (năm 2010). Tính đến
quý 1 – 2011, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố ước tính đạt 85.504
tỷ đồng, tăng 10,3%, tăng gấp 2 lần cả nước (quý 1 cả nước tăng 5,5%). Cụ thể khu
vực dịch vụ tăng 10%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,9%, khu vực nông
nghiệp tăng 4,2%. Nền kinh tế TP. HCM đạt được những kết quả đáng mừng, đáng
trân trọng. Tuy nhiên các vấn đề liên quan đến chất lượng sống của người dân đang là
nỗi thách thức lớn. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, cũng là lúc đời sống người
dân được nâng cao, dẫn đến tiêu dùng nhiều sản phẩm dịch vụ hơn, và như thế sẽ tạo
ra hàng loạt chất thải (bụi, rắn, lỏng dưới nhiều dạng độc hại khác nhau) thải ra mơi
trường. Q trình khai thác sử dụng tài ngun sẽ tạo ra sự suy thoái, cạn kiệt đến tài
nguyên và tạo ra một loạt chất thải làm ô nhiễm mơi trường. Q trình sản xuất tạo ra
hàng loạt các chất ơ nhiễm như khói chứa các chất độc hại cho môi trường bao gồm:
CO, CO2, NO2, SO2, CH4, CFCS, thải kim loại rắn vào đất, nước, các chất thải hữu cơ
và vơ cơ độc hại. Q trình tiêu thụ thải ra hàng loạt các chất ô nhiễm độc hại cho mơi
trường, CO, CO2, NO2, SO2, CH4, vào khơng khí bởi khói xe, rác thải gia đình các loại,
nước thải các loại vào mơi trường. Đặc biệt, việc bố trí mạng lưới vận tải hành khách
công cộng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Nhìn chung tốc độ
tăng trưởng kinh tế TP. HCM ngày càng cao dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

càng cao, chất lượng sống người dân chịu ảnh hưởng nặng. Sự ô nhiễm này về lâu dài


sẽ tổn hại cho sức khỏe con người; Gây thiệt hại cho các hãng sản xuất khác; Hủy diệt
các tài ngun khác như làm chết dần các dịng sơng khiến tăng chi phí xử lý nước
sinh hoạt, giảm năng suất nuôi thủy hải sản, năng suất cây trồng từ việc tưới tiêu;
Giảm thẩm mỹ cảnh quan và gây rất nhiều tổn hại khác.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát
triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế
với bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác
bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành,
nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường diễn ra phổ biến và ngày càng
nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của
nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị
lớn. Trong bất kì nền kinh tế nào cũng vậy, những hoạt động cơ bản sản xuất, phân
phối và tiêu dùng diễn ra theo một quy trình khép kín trong một thế giới tự nhiên bao
quanh. Một trong những vai trò của thế giới tự nhiên là cung cấp nguyên vật liệu thô
và năng lượng đầu vào. Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng tạo ra một lượng phế thải
lớn, và các chất phế thải đó cuối cùng cũng quay về với thế giới tự nhiên dưới dạng
này hay dạng khác. Điều này thể hiện sự tác động của hoạt động kinh tế đến chất
lượng môi trường tự nhiên.
Trước tình hình mơi trường TP.HCM đang ơ nhiễm nghiêm trọng, chất lượng
sống của con người đứng trước một thách thức lớn khi nên kinh tế đang trên đà phát
triển chưa bền vững. Để chứng tỏ lại giả thuyết đường Kuznets môi trường (EKC), đề
tài xét đến mối tương quan giữa phát triển kinh tế và vấn đề môi trường để xem khi
thu nhập thay đổi thì chất lượng mơi trường có thay đổi một cách hệ thống hay khơng?
Từ đó dự báo cho tương lai nhằm nâng cao nhận thức về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ
môi trường, đặt ra yêu cầu cấp bách phải điều chỉnh chiến lược tăng trưởng kinh tế của
TP. HCM theo hướng phát triển bền vững. Được sự đồng ý của khoa Kinh Tế trường
Đại Học Nông Lâm TP. HCM, và dưới sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Đặng Minh Phương,

khoá luận được thực hiện là “TƯƠNG QUAN GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ
VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ” .
2


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tương quan giữa phát triển kinh tế và môi trường của TP. HCM
hiện nay.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích tốc độ tăng trưởng GDP của TP.HCM theo giá so sánh với năm 1994.

-

Phân tích thực trạng mơi trường tại TP.HCM qua các năm.

-

Phân tích các chỉ số mơi trường và dự báo đến năm 2015.

-

Xây dựng mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tính bền vững của
mơi trường.


1.3.

Đề xuất các chính sách theo hướng phát triển bền vững.
Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Đề tài được tiến hành với các giả thiết sau:
- Mơ hình ước lượng được dựa trên các giả thiết cổ điển của mô hình hồi quy

tuyến tính.
- Một số nhà kinh tế học – kinh tế môi trường nhấn mạnh mặt bi quan về quan
hệ tăng trưởng sẽ là zero trong tương lai khi môi trường ô nhiễm nặng và tài nguyên
cạn kiệt hết.
Hình 1.1. Đồ Thị Biểu Diễn Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Với Thời Gian

Tuy nhiên một số nhà kinh tế môi trường lạc quan cho rằng khả năng tăng
trưởng GDP = 0% sẽ không xảy ra nếu chúng ta biết được các nguyên nhân bản chất
của các vấn đề và có các chính sách quản lý tốt chúng.
3


- Vì sự hạn chế trong quá trình thu thập số liệu nên đề tài đã sử dụng số liệu
phát thải CO2 của cả nước trong quá trình nghiên cứu. Tốc độ phát triển kinh tế của
TP.HCM chiếm một phần lớn so với cả nước nên khả năng phát thải khí CO2 của
TP.HCM cũng đáng kể.
- Tổng trữ lượng khai thác nước ngầm trên địa bàn huyện Bình chánh chiếm
phần lớn tổng trữ lượng nước ngầm TP.HCM. Do đó đề tài có thể sử dụng số liệu của
huyện bình chánh để thực hiện nghiên cứu, cụ thể sử dụng hai tầng chứa nước chính
Pliocen trên và Pliocen dưới. Mặc dù huyện Bình Chánh có tất cả 5 đơn vị chứa nước
nhưng nước ở các tầng Holocen và Pleistocen có chất lượng kém không sử dụng được
cho sinh hoạt và sản xuất; Nước ở đới Mezozoi rất sâu, khó khai thác, trữ lượng không
nhiều và hiện tại chưa được khai thác nên hộ gia đình và các doanh nghiệp chỉ sử dụng

nước ở hai tầng là Pliocen trên và Pliocen dưới.
1.4.

Phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 25/02/2011 đến ngày
25/06/2011. Trong đó khoảng thời gian từ ngày 25/02 đến 10/03 viết đề cương hoàn
chỉnh, từ ngày 11/03 đến 30/05 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp bằng cách thực tập
tại sở TN – MT TP.HCM và xử lý, tính tốn các số liệu thứ cấp. Thời gian còn lại tập
trung vào chạy mơ hình, viết báo cáo.
1.4.2. Phạm vi khơng gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn TP.HCM. Các chỉ số GDP được thu
thập từ tổng cục thống kê, cục thống kê TP.HCM, viện nghiên cứu phát triển
TP.HCM. Các thông số ô nhiễm môi trường được thu thập tại sở TN – MT TP.HCM,
trung tâm Địa Tin Học khu ĐHQG TP.HCM, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam
bộ, chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM, từ các đề tài nghiên cứu và khóa luận tốt
nghiệp của các năm trước .
1.4.3. Ý nghĩa đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài xác định mối tương quan giữa kinh tế
và các vấn đề môi trường. Từ mối tương quan cho ta biết được sự ảnh hưởng của tăng
trưởng kinh tế đến vấn đề môi trường, đến chất lượng sống của người dân tại TP.HCM
4


ở hiện tại và tương lai. Từ đó có thể đưa ra những biện pháp và chính sách nhằm khắc
phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đi
đơi với q trình tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến
tăng trưởng kinh tế và vấn đề môi trường. Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài

cho thấy mối liên hệ giữa thu nhâp và thước đo chất lượng môi trường khác nhau.
Mối liên hệ này được gọi là đường Kuznets môi trường (EKC).
Đồng thời kết quả nghiên cứu góp phần nhỏ vào nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế
của đất nước, hướng đến sự phát triển bền vững.
1.5. Cấu trúc của khóa luận
Nội dung nghiên cứu và kết cấu bài luận được trình bày trong 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, lí do vì sao chọn đề tài và đề ra những mục
tiêu nghiên cứu chính và mục tiêu cụ thể được thực hiện trong khóa luận, giới thiệu về
phạm vi nghiên cứu của đề tài,ý nghĩa đề tài và trình bày cấu trúc khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan các tài liệu tham khảo, trình bày những đặc điểm của địa
bàn nghiên cứu như đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của TP. HCM.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về các lĩnh vực nghiên cứu có liên quan đến khóa
luận và phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: thực
trạng kinh tế và môi trường TP.HCM; Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế và các vấn đề
môi trường đến năm 2015; Xây dựng mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế
và thực trạng môi trường qua các năm; và cuối cùng là một số đề xuất.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị với khu công nghiệp, cơ
quan quản lý nhằm hoạt động theo hướng phát triển bền vững.
5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


Nhằm mô tả mối tương quan giữa phát triển kinh tế và tình trạng mơi trường
của địa bàn TP.HCM hiện nay, chương 2 của luận văn sẽ nêu lên tổng quan về tài liệu
nghiên cứu nhằm phân tích tình hình phát triển kinh tế từ giai đoạn 1994 – 2010, tập
trung vào phân tích tốc độ tăng trưởng GDP của địa bàn TP.HCM, và đánh giá hiện
trạng môi trường của địa bàn; Đồng thời trong phần này tôi cũng trình bày những đặc
điểm cụ thể ở địa bàn nghiên cứu.
2.1.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp, vì thế quá trình thu thập số liệu của

đề tài được tổng hợp ở nhiều nguồn khác nhau, nhưng tất cả cùng hướng về chung một
mục tiêu chung do đề tài đề ra. Những luận văn tốt nghiệp của các khóa trước; các đề
tài nghiên cứu của các tổ chức, của các giáo sư, tiến sĩ; các báo cáo về môi trường qua
các năm của chi cuc bảo vệ môi trường; các số liệu môi trường được tổng hợp từ sở
TN – MT TP.HCM, v.v. Ngồi ra đề tài cịn tham khảo nhiều tài liệu trên báo điện tử,
internet là những nguồn thông tin tham khảo quan trọng của đề tài.
2.1.1. Tổng quan về tài liệu kinh tế
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “tương quan giữa phát triển kinh tế và vấn
đề mơi trường tại TP.HCM” có tham khảo các tài liệu có liên quan đến kinh tế trên
những trang web của tổng cục thông kê, cục thống kê TP.HCM, viện nghiên cứu phát
triển TP.HCM. Nhằm thu thập một vài số liệu về tốc độ tăng trưởng GDP TP.HCM
trong giai đoạn 1994 – 2010.
2.1.2. Tổng quan về tài liệu môi trường
Đề tài thu thập các số liệu về ô nhiễm không khí ( CO2, bụi, SO2, CO), số liệu
về ơ nhiễm nước (BOD5, coliform), mực nước ngầm các tầng Pliocen trên và Pliocen
dưới trong các báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường TP.HCM do chi cục


bảo vệ môi trường thuộc sở TN – MT TP.HCM thực hiện qua các năm 2006,

2007,2008,2009.
ThS. Trần Nhật Nguyên (2007), Tình hình diễn biến khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua kết quả diễn biến khối lượng CTR
sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM đề tài tổng hợp được dãy số liệu về khối lượng CTR
hàng năm trong giai đoạn 1992 – 2007.
Cùng với q trình thực tập trên phịng quản lý CTR thuộc sở TN – MT. Đề tài
tiếp tục thu thập thêm dãy số liệu về CTR sinh hoạt từ năm 2007 – 2010 do anh Đệ và
chị Linh trong phòng quản lý CTR cung cấp.
Nguyễn Văn Ngà (2009), khả năng khai thác nước dưới đất và dự báo lún mặt
đất do khai thác nước vùng tây nam TP.HCM, Luận án tiến sĩ chuyên ngành sử dụng
và bảo vệ tài nguyên môi trường, đại học quốc gia TP. HCM. Kết quả nghiên cứu xác
định được: Tổng khả năng khai thác nguồn nước dưới đất là 508.304 m3/ngày, trong
đó tầng chứa nước Pleistocen: 50.888 m3/ngày, Pliocen trên: 276.304 m3/ngày và
Pliocen dưới: 181.467 m3/ngày. Mực nước hạ thấp sâu nhất của các tầng chứa nước
lần lượt là: -20 m, -35 m và -40m. Dưới mực nước hạ thấp dự báo của các tầng chứa
nước và cột địa tầng giếng khoan, áp dụng phương pháp lý thuyết tác giả đã dự báo
lún mặt đất của vùng nghiên cứu vào năm 2030 thay đổi từ 8,5 cm đến 37,9 cm.
Riêng các tài liệu nghiên cứu về tương quan giữa phát triển kinh tế và môi
trường hiện chưa có nghiên cứu nào.
2.2.

Tổng quan về TP. HCM
TP.HCM là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn

hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ,
TP.HCM ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo
kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì
dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung
bình 3.419 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú khơng đăng ký thì dân

số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh
tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị
7


sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP.HCM trở
thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả
đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường khơng. Vào năm 2007, thành phố đón
khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh
vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, TP.HCM đều giữ vai trị quan trọng bậc
nhất.
Tuy vậy, TP.HCM đang phải đối diện với những vấn đề của một đơ thị lớn có
dân số tăng q nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên
ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang
bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản
xuất.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01
km², có tọa độ 10°10' - 10°38' Bắc và 106°22' - 106°54' Đơng, phía Bắc giáp tỉnh Bình
Dương, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Đồng Nai,
phía Đơng Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An
và Tiền Giang. TP.HCM cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố
cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực
Đông Nam Á, TP.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường
thủy và đường khơng, nối liền các tỉnh trong vùng và cịn là một cửa ngõ quốc tế.
b. Địa hình
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sơng Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao
nằm ở phía Bắc - Đơng Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét, xen kẽ có

một số gò đồi, cao nhất lên đến 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng
trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðơng Nam thành phố, có độ cao trung bình trên
dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ
Đức, quận 2, tồn bộ huyện Hóc Mơn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới
10 mét.
8


c. Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, TP.HCM có nhiệt độ cao đều
trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng
11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, TP.HCM có 160 tới 270
giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống
13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng
mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất
2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Trên phạm vi không gian thành
phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông
Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn
lại.
TP.HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam
và Bắc – Ðơng Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s,
vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðơng Bắc từ biển Đơng, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào
mùa khơ. Ngồi ra cịn có gió tín phong theo hướng Nam – Đơng Nam vào khoảng
tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc
vùng khơng có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm khơng khí ở thành phố lên cao
vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa khơng, 74,5%. Trung bình, độ ẩm khơng
khí đạt bình qn/năm 79,5%.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Kinh tế
TP.HCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6%

diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm,
27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngồi. Vào năm 2005,
TP.HCM có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngồi độ tuổi lao động
nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở thành
phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1168 USD/năm..
Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tính theo gía thực tế khoảng 20,902 tỷ
USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%.
9


Nền kinh tế của TP.HCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông
nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của
thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngồi quốc doanh chiếm 44,6%, phần cịn
lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng
cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Về thương mại, TP.HCM có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa
dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố,
hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm
thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu
thụ của TP.HCM cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần
thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch
là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm
2007, tồn thị trường đã có 507 loại chứng khốn được niêm yết, trong đó có 138 cổ
phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.
Tuy vậy, nền kinh tế của TP.HCM vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tồn
thành phố chỉ có 10% cơ sở cơng nghiệp có trình độ cơng nghệ hiện đại. Trong đó, có
21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất,
14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy...
có trình độ cơng nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu,

quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn
cho nền kinh tế. Ngành cơng nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao,
đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
b. Xã hội
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 TP.HCM có dân số 7.162.864
người, gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành thị và 314.892 hộ tại
nơng thơn, bình qn 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.435.734 người
chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Dân số thành phố tăng nhanh,
trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bính quân
tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm
10


của cả nước trong vòng 10 năm. Với 572.132 người, tương đương với dân số một số
tỉnh như: Quảng Trị, Ninh Thuận, quận Bình Tân có dân số lớn nhất trong số các quận
cả nước. Tương tự, huyện Bình Chánh với 420.109 dân là huyện có dân số lớn nhất
trong số các huyện cả nước. Trong khi đó huyện Cần Giờ với 68.846 người, có dân số
thấp nhất trong số các quận, huyện của thành phố. Không chỉ là thành phố đông dân
nhất Việt Nam, quy mô dân số của TP.HCM cịn hơn phần lớn các thủ đơ ở châu Âu
ngoại trừ Moscow và London. Theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư sống
trong khu vực thành thị. TP.HCM có gần một phần ba là dân nhập cư từ các tỉnh khác.
Cơ cấu dân tộc, người Kinh 6.699.124 người chiếm 93,52% dân số thành phố, tiếp
theo tới người Hoa với 414.045 người chiếm 5,78%, còn lại là các dân tộc Chăm 7.819
người, Khmer 24.268 người ... Tổng cộng có đến 52/54 dân tộc được cơng nhận tại
Việt Nam có người cư trú tại thành phố (chỉ thiếu dân tộc Bố Y và Cống), ít nhất là
người La Hủ chỉ có 01 người. Ngồi ra cịn 1.128 người được phân loại là người nước
ngồi, có nguồn gốc từ các quốc gia khác (India, Pakistan, Indonesia, Pháp...). Những
người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung
nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế
thành phố. Cũng theo số liệu điều tra dân số năm 2009, 1.983.048 người (27,68% tổng

số dân thành phố) kê khai có tơn giáo; trong đó những tơn giáo có nhiều tín đồ là: Phật
giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công giáo 745.283 người chiếm 10,4%, Cao đài
31.633 người chiếm 0,44%, Tin lành 27.016 người chiếm 0,37%, Hồi giáo 6.580
người chiếm 0,09%.
Sự phân bố dân cư ở TP.HCM không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong
khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận 2,
9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số
rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ
tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm 2005, trung
bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại TP.HCM. Đến năm 2010, có số
này cịn có thể tăng lên tới 2 triệu.
Mặc dù TP.HCM có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình
quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác
11


động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại
cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các
quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.
2.2.3. Giao thông vận tải
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP.HCM trở thành một đầu mối giao thông
quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Mạng lưới giao thông TP.HCM
hiện nay chủ yếu chỉ có giao thơng đường bộ, trong đó giao thơng đường bộ có sản
lượng vận chuyển chiếm 96% luợng hành khách và 93% lượng hàng hóa trong tổng số
lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách tại TP.HCM. Giao thơng đuờng thủy có vai
trị quyết định sự hình thành đơ thị Sài Gịn nay chỉ chiếm vị trí thứ yếu, các hình thức
vận chuyển khác hầu như chưa phát triển.
Phải thừa nhận rằng việc phát triển xe máy thời gian qua phần nào đã đáp ứng
cơ bản nhu cầu đi lại của người dân thành phố nhưng nó lại là một trong những
nguyên nhân gây nên tình trạng ách tắc giao thơng hiện nay, ơ nhiễm khơng khí. Vận

tải hành khách công cộng yếu kém dẫn đến sự mất thăng bằng về cơ cấu vận tải hành
khách đô thị. Hệ thống xe buýt mới chỉ đáp ứng được khoảng 1,5% nhu cầu đi lại hàng
ngày; 98,5% còn lại do các phương tiện khác trong đó chủ yếu là xe gắn máy. Do vậy vấn
đề cấp thiết hiện nay đối với Thành Phố là cần phải giảm bớt hành trình đi lại bằng
phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe gắn máy.
Hình 2.1. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Sử Dụng PTGT Đô Thị Tại TP. HCM

Nguồn: Nguyễn Mạnh Đức (2008)

12


Hình 2.2. Số Lượng Xe Gắn Máy Đăng Ký từ 1990 – 2006

Nguồn: Nguyễn Mạnh Đức (2008)
Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống
đường xá nhỏ khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Thành phố có 239
cây cầu nhưng phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó khăn
cho các phương tiện giao thông. Không những thế, một phần các cây cầu có trọng tải
thấp hay đang trọng tình trạng xuống cấp. Tại các huyện ngoại thành, hệ thống đường
vẫn phần nhiều là đường đất đá. Trong khi đó, hệ thống đường trải nhựa còn lại cũng
trở nên quá tải, cần sửa chữa.
2.2.4 Hiện trạng môi trường
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng
cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi
trường chung... Vì vậy, TP.HCM hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi
trường quá lớn. Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sơng
ngịi cịn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống
xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động. Lượng rác thải ở TP.HCM lên tới
13



×