Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Thế giới nghệ thuật trong thơ Hoàng Nhuận Cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.12 KB, 100 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trang đầu tiên của khóa luận này, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành
đến giảng viên: Tiến sĩ Diêu Lan Phương – cô giáo trực tiếp hướng dẫn em thực
hiện khóa luận. Cảm ơn cô đã có những gợi ý về hướng triển khai đề tài cũng
như góp ý tận tình để em có thể hoàn thiện tốt bài luận của mình.Em xin cảm ơn
thầy Nguyễn Thành Hưng- đồng đội của nhà thơ đã có những góp ý giúp em
trong khâu phát triển đề tài.Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trên
phòng đọc Khoa Văn và Thư viện trường đã giúp đỡ về mặt tài liệu để em có thể
tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất. Và lời cảm ơn đặc biệt nhất, em
muốn gửi tới nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm khi bác đã rất nhiệt tình giúp đỡ em về
khâu tài liệu cũng như nhiệt tình chia sẻ và động viên em.
Cảm ơn gia đình đã luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như
tinh thần giúp em vững bước trong suốt thời gian làm khóa luận. Ngoài ra, là các
bạn bè đã cùng em chia sẻ tài liệu và đóng góp nhận xét để giúp em hoàn thành
tốt nhất bài luận của mình.
Thân ái gửi lời cảm ơn đến thầy cô, gia đình và các bạn!

1


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Đến với văn chương là đến với một thế giới đầy màu sắc, sinh động, hấp dẫn
nhưng không kém phần huyền bí. Ở đó, mỗi tác phẩm chân chính là cánh cửa để
chúng ta bước vào đời sống nội tâm con người phong phú, muôn hình vạn trạng;
bởi ý nghĩa nhân văn cao cả nhất của văn chương chính là xây dựng tâm hồn con
người, như Thạch Lam đã nói: Văn chương giúp “thanh lọc” tâm hồn mỗi
chúng ta. Văn chương có sức mạnh vô hình.“Nó”là tiếng nói của tình cảm con


người, nó khơi dậy trong mỗi người những tình cảm sẵn có nhưng nó cũng gây
cho ta những tình cảm ta chưa có[12;15]. Vì thế nghiên cứu văn chương chính
là việc làm để khắc phục những bi kịch đó, giúp mỗi con người “người” hơn.
Thơ ca luôn là thế giới của sự sáng tạo, giúp cho những người nghệ sĩ thăng hoa
để khẳng định tài năng cũng như đến là nơi để chia sẻ những cảm xúc và tâm
trạng. Mỗi một nhà thơ là một chủ thể trữ tình để dẫn dắt bạn đọc với những xúc
cảm nên thơ và mềm mại, nhưng không bởi thế mà thơ đánh mất đi phần mạnh
mẽ, quyết đoán và lí trí. Mỗi một nhà thơ lại có những tô điểm riêng cho “vườn
địa đàng” của mình và tùy vào các giai đoạn phát triển khác nhau của nền văn
học, của bối cảnh lịch sử xã hội mà thơ lại có những sự vận động, thể hiện và
phát triển riêng. Trong sự đa dạng và cuốn hút của thi đàn Việt Nam, người viết
quyết định lựa chọn nghiên cứu về đặc điểm thơ Hoàng Nhuận Cầm khảo sát
qua bốn tập thơ của ông.
Hoàng Nhuận Cầm sinh năm 1952 tại Hà Nội, là con đầu lòng của nhạc
sỹ Hoàng Giác.Ngày 6/9/1971, khi đang theo học tại khoa Văn Đại học Tổng
hợp Hà Nội, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc ông đã cùng hàng
ngàn sinh viên xếp bút nghiên lên đường ra trận. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã
sống và chiến đấu một thời gian khá dài trên mặt trận khói lửa và ác liệt nhất của
cuộc chiến lúc bấy giờ- Quảng Trị. Hành trang của chàng thanh niên mới 19
tuổi luôn đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ, khi trong những ba lô kia ai dám bảo là không
có. Một hai ba giọng hát chú ve kim. Thơ của Hoàng Nhuận Cầm khiến cho biết
2


bao thế hệ học trò phải say đắm, đều trân trọng chép ra trang vở của tuổi học
trò, ướp cùng một nhành phượng yêu của buổi đầu tiên đầy xao xuyến, hay nằm
lòng như những điều dung dị và trong sáng nhất.Còn nhớ trong Nhật kí Mãi mãi
tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã viết về nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm với
những dòng như thế:
Cầm viết được nhiều, quả thực ở nó có tài năng, hay ít ra đó cũng là một

khả năng tốt. Khanh bảo Cầm nó chăm lắm, mặc dù sức khoẻ yếu. Mình nhớ
dạo mới đi bộ đội, hay gặp Cầm lang thang trong đêm. Có lần đi gác, Cầm nó
ngủ ngay trên cái cầu xi măng bắc qua sông Tô Lịch.Nó bảo nó nằm nhớ lại dĩ
vãng xa xưa của nó ở Kinh đô, đôi guốc mộc và cái quần chùng, hàn huyên với
các sư huynh bên quán nước. Nhưng cũng chính liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc đã
không khỏi trăn trở cho bạn mình:Không thể nào tin được Hoàng Nhuận Cầm
lại có thể viết tốt hơn thế được. Nếu như Cầm nó không thay đổi cuộc sống của
nó - Thời gian lơ lửng trên hè phố của nó quá nhiều, nó “trầm tư trên mái phố”
quá nhiều đã tàn phá của nó khá nhiều thiên tư văn học.Cầu mong đất nước
đừng để rơi một khả năng đáng quí – Nó sẽ chẳng bao giờ còn bê tha ở chợ Nhã
Nam, mà cống hiến những tháng ngày còn lại cho thơ[10;24].
Bước ra khỏi khói lửa của chiến tranh, Hoàng Nhuận Cầm tiếp tục cống
hiến cuộc đời và tình yêu của mình cho thơ, cùng với các nhà thơ Nguyễn Duy,
Đồng Đức Bốn, Vũ Duy Thông, Vũ Quần Phương, Bằng Việt… tạo nên một
diện mạo, một chiếc áo mới đa màu sắc cho thi đàn dân tộc. Tính đến nay, nhà
thơ Hoàng Nhuận Cầm đã chia sẻ với bạn yêu thơ các tập: Thơ tuổi hai
mươi(1974), Những câu thơ viết đợi mặt trời (1983), Xúc xắc mùa thu (1992),
Thơ với tuổi thơ (2004). Nhưng có điều đặc biệt là nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm
rất ít cho tái bản các tập thơ của mình, do đó việc tìm đọc những tập thơ xưa của
ông một cách đầy đủ nhất trở nên rất khó khăn đối với độc giả. Không chỉ khiến
độc giả say lòng với những áng thơ tình trong veo chân chất, nhà thơ còn khẳng
định sự tài năng của mình khi thử sức trong vai trò của nhà biên kịch, đạo diễn
với các kịch bản nổi tiếng và thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả yêu thích
3


môn nghệ thuật thứ bảy như: Đêm hội Long Trì (1989), Áo Chàm Bắc Sơn, Hà
Nội mùa Đông năm 46 (1997), Mùi cỏ cháy (2012).Bằng tài năng và sức lao
động cống hiến nghệ thuật bền bỉ, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã gặt hái được
nhiều giải thưởng cho sự nghiệp của mình. Đó là: giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn

nghệ 1972-1973, Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993 với tập thơ Xúc xắc mùa
thu, giải Cánh diều vàng cho biên kịch xuất sắc nhất phim điện ảnh năm 2011với
bộ phim Mùi cỏ cháy.
Xuất phát từ lòng ngưỡng mộ với một nhà thơ tài năng và niềm yêu mến
những vần thơ dung dị mà ấm áp của Hoàng Nhuận Cầm, người viết đã mạnh
dạn theo đuổi nghiên cứu về thơ ông với đề tài: Đặc điểm thơ Hoàng Nhuận
Cầm (Khảo sát qua Thơ tuổi hai mươi( 1972), Những câu thơ viết đợi mặt
trời(1983), Xúc xắc mùa thu(1992), Thơ với tuổi thơ(2004)
Từ đó, việc khám phá đặc điểm thơ của Hoàng Nhuận Cầm không chỉ giúp
người nghiên cứu khẳng định về một phong cách thơ khá đặc sắc mà còn xác
định vị trí và những đóng góp của nhà thơ trong tiến trình thơ ca Việt Nam hiện
đại. Đặc điểm thơ Hoàng Nhuận Cầm cần được nhìn nhận, nghiên cứu từ góc độ
một chỉnh thể nghệ thuật với những quy luật vận động nội tại của nó, chứ không
phải nhìn nhận trong sự riêng biệt, tách rời giữa hình thức với nội dung, cũng
không phải chỉ là một hiện tượng xã hội lịch sử đơn thuần. Tìm hiểu đặc điểm
thơ chính là đi vào tìm hiểu cấu trúc logic bên trong, sự kết hợp hài hòa biện
chứng giữa nội dung và hình thức nghệthuật, từ đó góp phần xác định đúng vai
trò vị trí và những đóng góp vào diễn trình thơ ca Việt nam hiện đại của nhà thơ
Hoàng Nhuận Cầm.
2.

Lịch sử vấn đề

Trong cả cuộc đời làm thơ của mình, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã cho xuất
bản 4 tập thơ và rất ít tái bản lại. Đó là các tập: Thơ tuổi 20 (1974), Những câu
thơ viết đợi mặt trời (1983), Xúc xắc mùa thu (1992), Thơ với tuổi thơ
(2004).Tính đến nay đã hơn 10 năm nhưng ông vẫn chưa cho xuất bản thêm thơ
4



dù vẫn sáng tác rất đều đặn.Nói thêm về vấn đề này nhà thơ cho biết ông muốn
trau chuốt hơn nữa những vần thơ, những sản phẩm của mình để cho ra mắt bạn
đọc với một chất lượng tốt nhất.Theo chia sẻ của nhà thơ, sắp tới ông sẽ cho ra
mắt người yêu thơ tập Nỗi buồn để sốngbao gồm 19 bài thơ với những quan
niệm nhân sinh về cuộc sống.Tham khảo những tác phẩm trong tập thơ mới ra
mắt của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, nhà văn Đỗ Chu có nhận xét: Vỏ già dặn
tách ra vẫn là cái nõn hai mươi ngày nào.
Điểm qua lịch trình nghiên cứu thơ Hoàng Nhuận Cầm, người viết đã được
tìm hiểu về những bài viết lớn nhỏ về ông.Tổng hợp các tài liệu cho thấy, nghiên
cứu về thơ Hoàng Nhuận Cầm có khá nhiều nhưng chưa có công trình nào có
quy mô thực sự. Các bài nghiên cứu, phê bình của các tác giả đi trước mới chỉ là
những bài viết giới thiệu về tập thơ, về bài thơ, hay một khía cạnh nào đó trong
thơ của Hoàng Nhuận Cầm mà ta có thể kể đến như: Có một loài hoa nở hoài
trên mũ quân nhân của tác giả Ngô Vĩnh Bình, đăng trên báo Quân đội nhân
dân, số 106, ra ngày 11/7/1992, Xúc xắc mùa thu ru trong cỏ tác giả Hồ Thế Hà,
đăng trên báo Thừa Thiên Huế, số 338, ra ngày 19/10/1993, Nguyễn Ngã nhận
xét về thơ Hoàng Nhuận Cầm trên báo Giáo dục & Thời đại ngày 11/2/1996,
Thu Hà với bài Không ai cho mình hạnh phúc trên báo điện tử Vnexpress.net,
ngày 23/12/2004. Trong bài viết: Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm người làm vườn
cần mẫn trên báo điện tử Giadinh.net.vn, ngày 02/12/2006, có ghi lại ấn tượng
thơ Hoàng Nhuận Cầm đến với bạn đọc: Cách đây mấy chục năm, đêm nào
Hoàng NHuận Cầm đọc thơ là cả ký túc xá Mễ Trì hầu như không ngủ. Nữ sinh
viên mê thơ (có khi mê cả người) Hoàng Nhuận Cầm như điếu đổ. Đúng là
trong thơ anh chất sinh viên đậm đặc, tinh khiết, có ánh đèn giảng đường, có
tiếng lá sân trường, có cái nhìn đắm đuối, có cơn đói khi hết tiền...
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ
giới nghiên cứu.Tuy nhiên về vấn đề thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm,
người viết nhận thấy còn có những mảng cần tiếp tục tìm tòi và khai phá.Đó là
lý do người viết mạnh dạn lựa chọn đề tài: Đặc điểm thơ Hoàng Nhuận Cầm
5



(Khảo sát qua Thơ tuổi hai mươi( 1972), Những câu thơ viết đợi mặt
trời(1983), Xúc xắc mùa thu(1992), Thơ với tuổi thơ(2004)
cho Khóa luận tốt nghiệp của mình.
3.

Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận đi sâu nghiên cứu những vấn đề thuộc thế giới nghệ
3.2.

thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của đề tài là khảo sát 4 tập thơ của nhà thơ Hoàng Nhuận
Cầm: Thơ tuổi 20 (1974), Những câu thơ viết đợi mặt trời (1983),
Xúc xắc mùa thu (1992), Thơ với tuổi thơ (2004).
Bên cạnh đó, người viết đọc và tham khảo những bài nghiên cứu,
bài báo về nhà thơ trên sách báo và các phương tiện thông tin đại

3.3.

chúng.
Mục đích nghiên cứu
Người viết thực hiện đề tài nhằm chỉ ra những phương diện xây
dựng nên đặc điểm thơ Hoàng Nhuận Cầm. Đó là những vấn đề
thuộc: Hình tượng cơ bản nhân vật trữ tình; Thời gian và không
gian nghệ thuật ; Phương thức biểu đạt.
Thông qua việc mô tả thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm,

người viết hướng tới khẳng định những đặc điểm nổi bật thuộc về
thi pháp, phong cách và vị trí của nhà thơ trong dòng chảy thi ca

4.

Việt Nam hiện đại.
Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận, người viết có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

5.

Phân tích, so sánh, thống kê, phương pháp tiếp cận thi pháp học
Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, kết luận, khóa luận gồm
có 3 chương chính sau:

Chương I: Hình tượng cái tôi trữ tình và một sốnhân vật trong thơ Hoàng Nhuận
Cầm

Chương II: Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Hoàng Nhuận Cầm
6


Chương III: Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Hoàng Nhuận Cầm

NỘI DUNG
Chương I: Hình tượng cái tôi trữ tình và một số kiểu nhân vật trữ tình khác
1.

Hình tượng cái tôi trữ tình


Trong phương thức trữ tình, cái tôi trữ tình đóng một vai trò hết sức quan
trọng, hình tượng cái tôi trữ tình chính là hóa thân của người nghệ sĩ với những
7


rung cảm mãnh liệt và khát khao được bộc trực mình qua những tiếng thơ. Vì
vậy, cái tôi trữ tình bao giờ cũng mang dấu ấn tâm hồn, nhân cách và tính cách
của người nghệ sĩ. Cái tôi ấy được sáng tạo vừa là để thể hiện con người tác giả,
vừa là để thể hiện những vấn đề khái quát nằm ngoài phạm vi nhỏ hẹp của tác
giả. Cái tôi trữ tình là cái tôi của chính nhà thơ được nghệ thuật hóa, là một thế
giới của các cung bậc cảm xúc phong phú và phức tạp.
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã để lại trong lòng độc giả của nhiều thế hệ
rất nhiều những cảm xúc và tình cảm yêu mến bởi cái tôi trữ tình của nhà thơ vô
cùng thực, gần, dễ rung cảm và vô cùng trong sáng, giản dị. Nhà thơ là một
chàng sinh viên trong trẻo với những vần thơ viết về tuổi thơ, về học trò, nhà thơ
là người lính đã từng vào sinh ra tử cùng động đội, nhà thơ là một người yêu
nồng nàn và mãnh liệt, nhưng nhà thơ cũng là một người mang nhiều lo nghĩ
trước thế sự cuộc đời. Đó chính là một Hoàng Nhuận Cầm chân thực nhất, đời
nhất và dễ gần nhất.Ai cũng có thể thấy và hiểu.Tất cả đều hé mở cho ta thấy
một đời sống nội tâm vô cùng phong phú và cũng không kém phần nhạy cảm
của một nhà thơ đa tài và tài năng.
1.1.Cái tôi lãng mạn
Có lẽ, đã là thi sĩ thì ai cũng có một góc tâm hồn đặc biệt hơn những
người bình thường, trái tim của họ giàu xúc cảm hơn, đa thanh và cũng lãng mạn
hơn. Trong đời sống hàng ngày ta thường thấy phái mạnh thường lý trí, cằn khô
hơn phụ nữ và cũng có khi là họ buộc phải lý trí mình lên cho xứng đấng nam
nhi. Nhưng như vậy không phải lúc nào cũng tốt, cũng khiến cho những người
phụ nữ vốn yếu đuối cảm thấy an lòng. Văn chương thế giới nói chung hay Việt
Nam nói riêng, người làm thơ có nhiều nhưng là một ông hoàng thơ tình thực

thụ thì hiếm. Sau Xuân Diệu, có lẽ Hoàng Nhuận Cầm là người xứng đáng được
tôn vinh là một nhà thơ tình tiêu biểu với những áng thơ dung dị mà đậm đà,
mềm mại nhưng lại chân chất tới vô cùng. Tình yêu và nỗi nhớ của Hoàng
Nhuận Cầm cứ nhẹ nhàng, trong sáng như chính những gì thật thà nhất trong
con người nhà thơ vậy. Nhưng chính những điều giản dị và thực như là hơi thở
8


ấy đã chiếm trọn biết bao trái tim của lớp lớp người trẻ. Có lẽ, bởi thế mà nhà
thơ Hoàng Nhuận Cầm đã chia sẻ rằng ông có cách thể hiện tình yêu, cách tỏ
tình khác với những nhà thơ khác, nhẹ nhàng, nên thơ mà vẫn lay động mãnh
liệt, vẫn có một bức sóng ngầm ẩn dấu trong cái sự “hiền” và phẳng lặng ấy.
Tình yêu là một thánh địa hết sức phức tạp, hết sức khó nắm bắt. Yêu là
bối rối, là nhớ, là thương, là khao khát cháy bỏng được bên cạnh nhau, là hy
sinh, là vượt qua sóng gió cùng nhau nhưng cũng có khi là phải âm thầm đón
nhận và vượt qua khi tình yêu chỉ xuất phát từ một hướng. Có khi người ta yêu
sống chết vì nhau, tưởng đã hòa quyện làm một, đã hiểu nhau hơn ai hết, nhưng
thực sự thì tình yêu- nơi chứa rất nhiều những sợi nơ ron cảm xúc vốn đã vô
cùng khó hiểu và không dễ gì nắm bắt. Người ta thường nói, sự im lặng sẽ giết
chết tình yêu, nhưng nghịch lý thay khi những người dù đã rất yêu, nhưng vì
một phút không thấu hiểu nhau, một phút hiểu lầm, một phút giận dỗi cộng
hưởng với cái tôi quá lớn sẽ biến tất cả trở thành thứ im lặng rợn người, để rồi
có thể là họ sẽ phải lạc mất nhau mãi mãi giữa đôi bờ yên lặng dù là vẫn yêu
đấy, vẫn thương và vẫn nhớ. Nỗi niềm thương nhớ có thể cuộn trào trong tâm,
tạo ra những dư chấn rất mạnh ở trong lòng mỗi người, trong lòng “anh”.Thế mà
anh đã ích kỷ, đã không chiến thắng được cái tôi của mình để rồi cứ phải âm
thầm nhớ, ngóng đợi và náo động một mình anh.
Mai đành xa sông Thương thật thương
Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng

Anh một mình- náo động- một mình anh
(Sông Thương tóc dài)
Đối với những người mê thơ, say thơ đến chết như Hoàng Nhuận Cầm thì
một ngày thiếu thơ là một ngày vắng. Nếu xem “Mùi cỏ cháy”ta đã được thấy
rất rõ điều này, nhân vật chiến sĩ Hoàng- hóa thân của nhà thơ Hoàng Nhuận
9


Cầm dẫu từng phút chiến đấu trên chiến trường khốc liệt nhưng vẫn không
nguôi hát lên vần thơ chia sẻ cùng đồng đội. Còn đó “giọng hát chú ve kim”,
“hòn bi ve lăn hết vòng tuổi nhỏ”…vẫn là những dư âm trong trẻo nhất của một
tâm hồn đậm chất trữ tình trong trẻo.
Đối với mỗi thi sĩ thì thơ giống như một cuốn nhật ký của cảm xúc vậy,
đó là nơi ghi lại những tâm tư, nơi cất giấu hay nói hộ tiếng lòng, nơi để bay
bổng và sáng tạo cùng nghệ thuật. Có khi những lúc vui, người ta làm thơ để
khơi dậy những cảm hứng, để hát những giai điệu lạc quan, để hơi thở thêm
nồng nàn. Khi buồn, thơ giúp con người ta san sẻ cảm xúc, thơ an ủi vỗ về
những sứt mẻ trong tâm hồn và trái tim.
Tuổi mười tám đôi mươi, cái tuổi mà tình yêu dường như chưa lúc nào
trong trẻo và đẹp đẽ đến thế. Nó mang hơi thở của những trái tim ngây ngô mới
biết rung động những nhịp đầu, đó là thấy nhớ đấy mà không dám nói, thấy
thương mà chưa dám cầm tay. Ngày tiễn anh lên đường chúng ta chỉ kịp nói với
nhau vài câu chờ đợi, đã muốn trao em vòng nhẫn cỏ nhưng không dám, là tại
anh nhút nhát hay anh lo em sẽ thật cô đơn và gặp phải cảnh quá lứa nhỡ thì nếu
như anh không bao giờ trở về được nữa. Vò nát cỏ dại trong lòng bàn tay mà
biết bao tâm sự khó nói, chắc em không hiểu được, nhưng trên từng bước chân
hành quân và ngay cả khi chiến đấu thì hình bóng em vẫn hiện quanh như nỗi
nhớ và lời ước hẹn. Cỏ dại mọc khắp chiến hào, mùi cỏ cháy dọc khắp đời trai
vẫn nhức nhối khôn nguôi về bím tóc đơn sơ thủa ấy. Những khi nhớ quá, tay
anh cầm mấy ngọn cỏ rồi quấn bâng quơ tự vấn: Tình yêu liệu có khi nào như là

màu mây. Mặt trận vẫn khốc liệt, từng phút đối mặt với kẻ thù không biết sống
chết sẽ ra sao, những vết thương ứa máu, những viên đạn trúng người nhưng anh
vẫn chiến đấu vì quê hương, đồng đội và vì em bên mùi cỏ khét cháy và những
chiến hào đỏ lửa.
Cỏ mềm tay quấn bang quơ
Nhưng tình anh dễ hững hờ đâu em
10


Và cỏ đã cháy đen
Trong đợt bom nối tiếp
Anh không có thì giờ để tiếc
Cơn lửa ào ào như lốc qua vai
(Cỏ cháy)
Với một tâm hồn và vần thơ trong như Hoàng Nhuận Cầm thì chất lãng
mạn, trữ tình không chỉ được thể hiện trong tình yêu đôi lứa mà nó còn được
khoác lên mình một màu sắc thật mới, thật thú vị và quá đỗi thiêng liêng khi nó
được thể hiện qua chất lính, tình đồng đội và trái tim người lính. Với con mắt
nghệ sĩ và tâm hồn nhạy cảm, Hoàng Nhuận Cầm đã cảm nhận thật rõ những
xúc cảm của những chiến sĩ mới mười tám đôi mươi trong trẻo đã ra trận với
bao nguy khó, nhưng các anh vẫn giữ trong mình cái chất trẻ trai vốn có. Đó là
những phút nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ người yêu để rồi ngồi hát vu vơ hay tíu tít tâm
sự kể chuyện ở nhà. Nỗi nhớ giản dị lắm, giản dị như nhớ về kỷ niệm với chiếc
chổi phất trần mà mẹ vẫn đánh đòn mỗi lần con ham chơi…chỉ mong con chiến
đấu ngoan cường và chiến thắng trở về với mẹ, để lại được mẹ dùng chiếc chổi
ấy quất vào mông dù có đau như thế nào đi nữa.Bài thơ Nghe chim kể chuyện
trên đồi chốt toát lên thật nhiều những xúc cảm diệu kỳ, vừa quyết liệt, trang
nghiêm lại vừa trữ tình dí dỏm.Chất trữ tình thoát ra từ một chàng trai Thủ đô
non xanh của lần đầu ra trận đã thay việc bắt ve quanh gốc sấu già bằng việc
lùng bắt quân thù bên những gốc xà nu.

Mũ tai bèo khẽ nghiêng nghiêng
Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm
Yêu chim mà chẳng lên thăm
Bởi vì điểm chốt nên nằm lặng im
(Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt)
11


Chưa bao giờ người ta thấy chiến hào vốn dĩ quá đỗi khốc liệt lại trở nên
nhẹ nhõm và nên thơ đến thế. Mùa thu này ta vẫn sẽ hát khắp Trường Sơn và
vẫn sẽ lùng bắt quân thù ở mọi “ngóc ngách” chiến trường. Những việc cực kỳ
hệ trọng và nguy hiểm bỗng nhẹ tênh như trò chơi con trẻ, chất lãng mạn và thơ
đã theo tâm hồn lạc quan của các chiến sĩ như thế đi qua khắp chiến trường. Đọc
Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn đã có một nhận
xét vui: Nguyên cái cách so sánh “lùng bắt quân thù quanh mỗi gốc xà nu” với
việc “bắt ve” ngày thơ bé chứng minh anh là lính mới tò te. Và Nguyễn Hoàng
Sơn đồ rằng “cái cây xà nu của Cầm cũng là cái cây xà nu trong sách giáo khoa
của Nguyên Ngọc, chưa phải cái cây thực anh gặp trên rừng? (bài giới thiệu tập
Hoàng Nhuận Cầm - thơ với tuổi thơ, NXB Kim Đồng, 2003).Thế mới thấy chất
lãng mạn của một tâm hồn trong trẻo đã tạo nên những điểm nhấn thú vị đến
nhường nào.
1.2.Cái tôi buồn
Cuộc chiến dẫu có khốc liệt và gian khổ tới đâu thì trên khắp các mặt trận,
ta vẫn thấy một tinh thần khó có thể khuất phục của Hoàng Nhuận Cầm cùng
với các đồng đội của ông.Nhà thơ vẫn hát những giai điệu rất đỗi lạc quan và
tràn đầy hy vọng, vẫn thương yêu và căm thù.Nhưng có một sự thật rằng, chiến
tranh thực sự tàn khốc lắm, bi thương lắm.Chính những mất mát đau thương đến
tột cùng mà quân thù gây ra đã khiến cho tinh thần chiến đấu của quân ta sôi lên
những dòng huyết đỏ. Dòng huyết đã nhuộm đỏ dòng sông Thạch Hãn anh
hùng, nhuộm đỏ đất Thành Cổ, nhuộm thắm lá cờ đỏ sao vàng. Bao mất mát cho

đủ, chắc chắn chỉ những người lính trực tiếp tham gia chiến đấu, trực tiếp đối
mặt với quân thù, trực tiếp chứng kiến những hy sinh mất mát thì mới thấm
được hết những mất mát ấy…
Có ai nói về hy sinh, đất nước
Mà tim không thắt lại bao giờ
(Buổi sáng trên chốt)
12


Miền Trung là chiến trường ác liệt nhất, dải đất Bình- Trị- Thiên đã chứng
kiến không biết bao nhiêu mất mát và hy sinh của đồng bào chiến sĩ. Vượt qua
Thành cổ máu lửa, Hoàng Nhuận Cầm cùng đơn vị đến chiến trường Thừa Thiên
Huế. Mảnh đất thơ mộng và đáng yêu nhất của trời Nam, những chùm phượng
vĩ đỏ thắm, những tà áo trắng tinh khôi ngày ngày tới lớp khiến cho nỗi nhớ về
Hà Nội, về một thời bên giảng đường Tổng Hợp cùng với bao bè bạn lại gợi
thêm trong nhà thơ những nỗi niềm thương nhớ. Huế nên thơ là thế, vậy mà giờ
đây cũng mờ trong khói lửa và đau thương. Những lớp học tan tác, những lối đi
chất đầy quan tài. Tất cả bao trùm lên một niềm xót thương, bóng giặc lố nhố
khắp các ngõ ngách.Những ánh hỏa châu vàng khè cay đắng.Máu và nước mắt
đã chảy thành dòng, bao nhiêu những hờn căm uất hận như muốn bùng cháy
thành hàng trăm mũi tên xẻ xác quân thù.Một nỗi buồn tràn lên bi tráng và da
diết.
Ánh hỏa châu vàng khè cay đắng
Giăng ngang mắt ướt học trò
Giăng ngang chuyến xe đò nức nở
Nẻo về trường năm ấy mưa bay
(Giữa hai hàng lục bát)
Tiếng giầy đinh quân giặc khua ở khắp đường khiến cho tiếng chó tru
càng trở nên nhức nhối, ngực phố đang bị cắt xẻ giữa vô vàn những vết thương,
dòng sông Hương bớt trong, những lời ca Huế vắng hẳn. Thành phố tràn lên

những mịt mù khói trắng, thanh niên bị bắt đi làm ngụy, bị đầu độc bởi cần sa,
những cô gái bị bắt làm nô lệ tình dục với rượu và thuốc sao mà chua xót thế,
biết tới khi nào thành phố mới lại có mặt trời.
Những ngày thành phố không có mặt trời
Chỉ những mặt buồn dâng lên mép cốc
13



Thành phố rú gầm xe bắt lính
Nhưng mặt gái trai buồn sau khói thuốc cần sa.
(Cột đèn lĩnh xướng)
Chiến trường khốc liệt, mạng sống nhẹ tựa như chiếc lá bay, thế nhưng
tình cảm đồng chí, tình quân dân đùm bọc, cưu mang chia sẻ đã khiến cho biết
bao người lính khắc cốt ghi tâm, dẫu có trăm ngàn gian khổ hơn nữa, hiểm nguy
hơn nữa họ vẫn keo sơn, nhất trí một lòng vì nước quên thân, vì dân phục vụ.
Cuộc chiến kết thúc, dư âm chiến thắng cao trào rồi cũng lui dần để nhường chỗ
cho những điều thực tế, cuộc sống bộn bề hơn, đồng đội mỗi người mỗi ngả.
Cuộc sống vốn dĩ đa thanh, những cung bậc vui- buồn cứ đan cài lẫn lộn.
Thi sĩ- họ khác người thường ở chỗ họ nhạy cảm hơn, cũng đa cảm hơn, nhiều
xúc cảm nhưng cũng có rất nhiều sự hỗn độn trái chiều. Nhà thơ Hòang Nhuận
Cầm cũng không phải là một ngoại lệ khi chiêm nghiệm về những góc cuộc đời
có nhiều lúc thoát ra một nỗi buồn hoang hoải, buồn như một điếu thuốc tàn,
như một làn tóc buông xõa. Đã qua bao nhiêu lần giông tố cuộc đời, bao lần
rung động, say đắm rồi vỡ nát trong tình yêu thì cũng có lúc nhà thơ trở về với
nỗi buồn một mình tưởng như khờ dại, hóa đá. Nhà thơ như muốn buông xuôi đi
tất cả, mơ lại từ đầu để bớt những vết thương, bớt những trái ngang sầu khổ.
Nhà thơ muốn ngồi thư thả như chưa từng mơ mộng , chưa nhớ và vội vã quá
nhiều, muốn cười như chưa từng nếm thật nhiều những thống khổ, cười như
chưa từng yêu, chưa từng tổn thương. Căn nhà buồn hơn khi những tháng ngày

“buồn nôn” đốt trên đầu điếu thuốc. Những ngọt ngào, lãng mạn bị thay thế bởi
những vu vơ, hóa đá.
Người ngồi chưa bao nhiêu
Đã hết thời lãng mạn
14


Thơ nằm như trúng đạn
Ta ngồi tay xuôi xuôi…
(Trong căn nhà thật buồn)
Vòng xoáy cuộc sống ngày một khắc nghiệt hơn. Nggười ta thận trọng với
nhau hơn, nghi ngờ hơn, sống nhạt hơn, con chữ bị đẩy xuống thấp đến tận cùng
để chứng kiến sự lên ngôi của con số, của đồng tiền. Người ta thờ ơ lãnh cảm
với cảm xúc của người khác và cảm xúc của chính mình.Người ta dành ít thời
gian riêng tư để hàn huyên chia sẻ và cảm nhận cuộc sống. Người ta lao đầu vào
công cuộc làm giàu cho bản thân và có khi là lừa bịp lẫn nhau, lừa thầy phản
bạn. Người ta sống gấp, sống hời hợt và bị thế lực đồng tiền làm cho đảo điên
trong vòng xoáy ấy, để mà tìm ra được một người tri kỷ thực sự khó biết nhường
nào.Nhà thơ thèm những phút giây lắng lại bên cốc trà đá vỉa hè để ngẫm về sự
đời, thèm cái phút đi đôi guốc mộc, mặc cái quần chùng ngồi hàn huyên với
huynh đệ bên quán nước để làm thơ và chia sẻ về thơ như thủa nào.Nhưng rồi
chẳng có ai cả, mong ước tưởng như rất đỗi bình dị ấy hóa ra lại quá cao vời.
Nhà thơ thèm một người bạn tri kỷ để hàn huyên Hơn cả niềm mong đợi/ Hơn
cả nỗi hẹn hò. Ngồi bên trời mưa như trút nước, nhà thơ phải rơi nước mắt vì
một hiện thực quá đỗi phũ phàng. Bên một góc quán nhỏ, chỉ có nhà thơ, cô bán
hàng, cốc trà nóng, bàn tay lạnh và trái tim đang tê buốt. Và rồi nỗi ám ảnh ấy
theo vào trong màn đêm, len vào trong giấc mơ òa khóc…
Đêm nay trong giấc mơ
Gặp lại cơn mưa ấy
Lấy tay sờ lên môi

Thấy hai hàng lệ chảy
(Cho người tri kỷ)

15


Tìm kiếm được một người tri kỷ quả là khó khăn khi mà bên cạnh ta đều
là những “diễn viên” rất chuyên.Diễn Viên có thể là người lạ, người quen hay
thậm chí là người thân.Hoàng Nhuận Cầm như mơ hồ và lạc lõng giữa những
đen- trắng của cuộc đời.Nhà thơ hồ nghi tất cả không phải là điều vô lý, bởi lẽ
những thực tế về cuộc sống đang dần ảo diệu, nhợt nhạt và phôi phai đi rất nhiều
giá trị.Nhà thơ thấy lạnh cóng trước những khuôn mặt vô cảm, lãnh đạm trước
cuộc đời. Họ có thể ngang qua cuộc đời nhà thơ rồi biến mất vĩnh viễn, nhưng
cũng có khi đó là những người sống gần kề để rồi nỗi buồn trở nên dai dẳng. Để
rồi nhà thơ chỉ dám sắm hay mong muốn sắm cho mình một “vai phụ” cho cuộc
sống bớt hoảng hốt trước những bon chen không lối thoát.
Những năm tháng khói lửa ngoài chiến trận, tiếng chim trên đồi
chốt,nhánh hoa giữa rừng, trái ngọt trên cây đã khiến cho tâm hồn nhà thơngười chiến sĩ mê say biết mấy, khát sống và yêu đời biết mấy, quật cường và
mạnh mẽ biết mấy. Giờ đây thì sao giữa tất bật rối ren của những ngày bình
thường không khói súng? hoa trở nên rũ rượi buồn, trái khế nứt ngang héo rũ, cá
trong chậu, chim trong lồng cựa mình tìm lối thoát, tiếng đàn cũng trở nên buồn
thảm thê và chính nhà thơ cũng đang tìm lấy lối thoát cho chính mình để rồi
cũng chịu chung số phận “cá chậu chim lồng”. Chim chẳng buồn hót, người
cũng như đã cạn rồi. Và sự thực:
Ơ kìa nước mắt lênh đênh…
(Hạ lan)
Nhà thơ như đang lạc mình giữa phi trường của niềm tin và cuộc đời.
Chiếc máy bay mang theo bao mơ ước, hy vọng, những tốt lành mong đợi và cả
em đã biến mất, khuất trong màn mây để khỏa lấp mặt trời. Hoàng Nhuận Cầm
khao khát trong ngờ vực rằng, liệu có ai đó chấp nhận ở lại gắn bó cùng mình

dẫu nặng nợ áo cơm, hay cũng chỉ đến rồi đi nhạt phai như chiếc lá, bông hoa và
mây khói. Đến bao giờ hoặc liệu rằng có xuất hiện một người như thế để Hoàng
Nhuận Cầm có thể say đời và say thơ?!...
16


Có Diễn Viên nào ở lại cùng tôi
Thành Áo, thành Cơm, thành nghĩa Con Người

Để tôi trở thành một thằng thi sĩ
(Diễn Viên ơi)
Với những người lãng mạn, sống cảm xúc thì một khi đã yêu họ sẽ trao
hết linh hồn của mình cho niềm tin vào những điều tốt đẹp, vĩnh hằng. Nhưng
cuộc đời thì cứ chảy trôi không ngừng, thế sự đảo điên, con người thay đổi và
“em”- người cứ ngỡ sẽ gắn bó cùng “tôi” mãi mãi cũng cất bước ra đi mãi mãi
bên cạnh một người khác trong bộ áo cưới thanh khiết mà tôi từng mơ nó sẽ là
của tôi. Em còn nhớ không một thời em và tôi ngây thơ của tuổi mười sáu, tôi
dại khờ gắn bó với em cùng những gì đẹp nhất.Góc phố đã qua, những vần thơ
tôi viết tặng, chúng ta đã vô tư đi qua một thời áo trắng.Tôi lên đường ra trận,
em ở lại với những lyến lưu và nỗi nhớ, ấy vậy mà ngày tôi trở về em đã khoắc
lên mình áo hoa. Chiếc xe điện vẫn đơn sơ lăn bánh qua thành phố với bản nhạc
cuối cùng của chúng ta. Chúng vẫn giống như những hồi xưa em còn bên cạnh,
nhưng giờ chúng tiễn em theo chồng và chúng nín lặng nhìn thấy một người vừa
cởi áo lính ngồi khóc rưng rưng.
Áo trắng em thăm thẳm góc trời kia
Áo cưới em đi hút trời gió bụi
Ngón tay thon mổ lên tàn thuốc lụi

Mỗi thoáng buồn, mỗi thoáng chẳng thành tên
(Nến sắp tắt)


17


Cuộc sống hậu chiến có quá nhiều đổi thay, đảo điên khiến cho con người
ta cảm thấy hoang mang và sợ hãi. Nhà thơ như thấy mình đang bị cô đơn giữa
những người đang quen bỗng lạ, thấy mơ hồ trước những điều giả dối. Không
chỉ có Hoàng Nhuận Cầm mà rất nhiều nhà thơ khác cũng cảm nhận rất rõ
những biến dạng của cuộc sống để rồi họ đã khắc họa nên thật nhiều những cái
tôi phức hợp qua thơ.Đó là khát khao lật tới những chiều sâu, những giá trị mất
mát.Lúc ấy, thơ đã vượt qua những logic thông thường để phát triển dự cảm,
cảm giác. Cái nhìn trong thơ mang tính hướng nội sâu sắc, những mảnh vỡ tâm
trạng, những lo âu khắc khoải, những bể dâu cuộc đời được nói lên một cách riết
róng qua góc nhìn đời tư , những cảm nhận nuối tiếc về thời gian gắn với sự mất
mát tàn phai của tuổi trẻ, về hạnh phúc vuột khỏi tầm tay với Một chấm xanh
( Phùng Khắc Bắc), Tự bạch (Trần Anh Thái), Bài ca số phận ( Phan Thị Hồng
Ngát)…
Những khắc khoải lo ấu ấy không chỉ ám ảnh trong tâm hồn, trong thơ mà
đôi khi còn hiện lên về sự dự cảm của những cái chết, sự kết thúc của những
chuỗi tháng ngày nghi hoặc. Khi con người ta cảm thấy mệt mỏi, bế tắc thì họ
hay nghĩ về những điều tồi tệ hơn sự sống- cái chết, nhưng đối với những con
người đã mất đi niềm tin vào cuộc sống thì cái chết lại như một sự giải thoát đầy
dễ chịu. Chết là hết, hận thù, ghanh đua, ngay cả sợ hãi cũng không khiến người
ta phải lắng lo thêm nữa.Cái chết là một giấc ngủ nhẹ nhàng để quên hết những
ưu phiền.
Một mai chết hết ăn năn
Tôi nằm xuống đất không cần thở than
(Một mai…)
Nhưng còn sống là còn phải suy nghĩ, ngay cả khi nghĩ về cái chết thì vẫn
còn đó những nhức nhối, quay quắt. Mọi nghi ngờ đều hiện hữu, bạn bè có thể

đến viếng nhau bằng những bông hoa nhựa cho được tươi lâu, nến không cần
thắp, rượu không cần uống. Một cái chết lạnh lẽo và cô độc như thể người chết
18


sẽ như một vì sao rơi rụng tự thân bước vào một cuộc dạo chơi vô hình, xa lạ và
hoang vu- một cái chết buồn như chính những sự buồn tiềm ẩn mà mỗi người
sống đang phải chung sống hàng ngày như cơm ăn, nước uống. Có lẽ, chỉ còn
những vần thơ là chân thật, là xúc cảm, là gần gũi, nhưng biết đâu nó náo động
đấy nhưng rồi cũng trở thành bất động theo người chết bởi người sống thờ ơ và
vô cảm.
Nếu tôi chết gia tài để lại
Thơ mấy bài nào có gì đâu
Bạn đến viếng mua hoa bằng nhựa
Cắm trên mồ cho được bền lâu
(Thêm một vì sao)
Cuộc sống đã dần trở nên lãnh cảm và nhạt dần những cảm xúc, trái tim
nóng hổi, ngập tràn sắc đỏ giờ cũng trở nên mỏi mệt vô cùng. Cuộc sống đáng
sợ nhất không phải là lúc người ta phải suy nghĩ nhiều, với rất nhiều các cung
bậc cảm xúc mà đáng sợ nhất, rùng rợn nhất là khi con người ta trở nên vô cảm,
hay mọi người khiến cho ta thành ra vô cảm. Nhà thơ trở nên hoang mang với
chính mình, không chỉ mơ hồ về con người mà là cả vạn vật xung quanh. Cuộc
đời đã có lúc buồn tẻ đến nỗi không có ai để yêu, không có ai để ghét, một đám
ma không biết là ai mất, những người quen cũng quên mất tên nhau, đám mây
đã không còn màu sắc, nhìn thấy đám cháy mà không cảm được ngọn lửa… Nó
thật quá đỗi khác xa so với những ngày xưa, cái thời đạn bom mà vẫn đượm tình
người với trái tim nóng rực. Thất bại, buồn phiền với hiện tại để rồi khát mấy,
ước mấy một thời huy hoàng năm xưa.
Tiếng chim hót ngay trên nòng đại bác
Một ánh mắt không thể nào đổi khác

Phượng vẫn hồng như máu những năm xưa
19


(Cho Phượng năm xưa)
Phải đối diện với nhiều những trái ngang của cuộc đời, những toan tính,
lừa bịp, người ta tưởng như cuộc sống này bỗng trở thành một chiến trường
khốc liệt và bạo tàn nhất dù không một tiếng súng, không có khói bom mà chỉ có
ánh mắt hình viên đạn, trái tim hình viên đạn, tâm hồn hình viên đạn, không khí
vây quanh nặng nề sát khí mà con người ta tự tạo ra cho nhau. Nhà thơ thấy
khao khát đến cháy bỏng những quãng đầu tiên của cuộc đời, cái thời trong sáng
ngây thơ của tuổi trăng tròn mười sáu, cái thời mà còn đó nụ hôn tinh mơ và trái
tim buổi sớm sao mà đẹp vô ngần. Những ngày xưa ấy dẫu có sống giữa khói
bom lửa đạn, dẫu phải đánh cược cả sự sống thì con người ta vẫn nguyện chiến
đấu và hy sinh tới hơi thở cuối cùng. Ấy vậy mà sao giờ xót xa thế, nghi ngờ thế
và tưởng rằng đã gần như tuyệt vọng.
Vùng chiến trường không khói đạn
Mắt nhìn như súng nhìn ta

Tôi tựa cửa chờ chính tôi
Tuổi thơ đi không trở lại
Trong trắng xa rồi mãi mãi
Tan là tan vỡ mà thôi
(Một thời vô tội)
Tác giả khát khao biết mấy cuộc sống này mãi mãi là những khoảnh khắc
trong veo của tuổi thơ, cái thời vô tội mà chẳng thứ của cải châu báu nào có thể
đánh đổi được. Với những gì đã trải qua và ngộ ra, “mặt sau” khắc nghiệt của
chiến tranh đã khiến cho nhà thơ đủ tỉnh táo và dũng cảm để nhận ra: Câu thơ
cũ có gì không thực nữa/ Chớp qua hồn như pháo sáng mà thôi, để rồi “Mùa
20



xuân ấy dưới màu hoa rất đỏ/ Anh xếp ba lô, lặng lẽ đốt thơ mình(Dưới màu
hoa rất đỏ).
Thế nhưng sau bao nhiêu ngờ vực và nghi hoặc, nhà thơ như “tỉnh” trước bao
nhiêu ký ức tươi đẹp vô ngần dù có phải tồn tại bên cạnh thương đau và mất
mát. Cuộc sống vẫn còn đó thật nhiều những con người đi qua đời mình khiến
mình phải nhớ, còn đó nhiều ký ức thật đẹp mà không có thứ vật chất nào có thể
tráo đổi.Đó là hình bóng của những người anh em, hình bóng đồng đội, hình ảnh
của một thời khốc liệt mà anh dũng, hình ảnh và dư âm của những mối tình.Qúa
khứ qua đi để cống hiến cho thực tại, cuộc sống là thế, luôn có rất nhiều những
phức tạp và phải chăng ta nên đối diện, đương đầu và chiến đấu thay vì trốn
chạy, tuyệt vọng, chán nản.Cuộc đời này không phải khi nào cùng bình lặng,
nhưng cũng không phải là toàn sóng gió, ta phải sống cho ta, cho những người
quanh mình và cho những điều tốt đẹp hơn. Và rồi, Hoàng Nhuận Cầm đã thốt
lên để phục sinh chính mình: Tốt hơn, đừng chết!
1.3.Cái tôi hướng đến tương lai
Dẫu chiến trường có khốc liệt đến dường nào, dẫu bầu trời có đen đặc
màu khói súng, thì nhà thơ vẫn luôn giữ trong mình những giai điệu lạc quannhững dự cảm giữa rừng hoang sương muối, đốt lửa và nhớ mặt trời, giữ trong
mình một niềm tin bất diệt về một ngày mai hồi sinh căng tràn sức sống. Nơi
rừng sâu heo hút này, ngày mai sẽ vang lên tiếng hát của sự sống mới, những hố
bom sâu cây cối sẽ tốt tươi. Mơ ước và khao khát ấy đã biến thành nghị lực, đức
tin và niềm vui, khiến cho tâm hồn người lính như run rẩy vui sướng đến mất
ngủ , để rồi càng quyết tâm hơn giữ vững đất quê nhà.
Chúng quanh đây nhiều chồi non dịu mát
Sẽ là nơi tôi thức đợi mặt trời
Sẽ là nơi tôi hát và đánh giặc
Đồng đội ơi, thương mến đến không cùng.
21



(Những câu thơ viết đợi mặt trời)
Ngày nào mới đặt chân lên chiến trường Huế, nhà thơ đã không khỏi bàng
hoàng và xót xa với những điều tai nghe mắt thấy, khi quân Mỹ ra tay đàn áp và
dày xéo thành phố. Thành phố xác xơ buồn, truyền thống đất học bao năm bị vùi
dập trước những tội ác tày trời của quân giặc. Khói thuốc súng, khói cần sa,
rượu thuốc khiến cho những tia hy vọng giải thoát cho mảnh đất Cố đô trở nên
đen đặc. Nhưng rồi, hết thảy những nỗi buồn đã hóa thành những nỗi căm hờn
và khơi lên một ý chí chiến đấu bất diệt trong mỗi một chiến sĩ, mỗi một người
dân yêu nước của xứ Huế. Những cuộc xuống đường hiến máu cứu quê hương
của bao nhiêu lớp người đã hóa thành sức mạnh bất diệt cuốn phăng đi những ác
tàn của lũ thú dữ. Lửa đã thắp cháy tràn mọi phía để truy quét quân thù.Áo
trắng, áo nâu, áo xanh cùng xuống đường diệt giặc.Tình yêu quê hương ấy dẫu
phải đổi bằng thịt xương, máu và nước mắt thì cũng nguyện hiến dâng để một
ngày Đất nước lại thắm hoa. Những ngày tươi đẹp sẽ đến để đáp lại tinh thần
chiến đấu quật khởi, rồi những con phố sẽ vắng bóng quân thù, những em thơ
được cắp sách tới trường và sông Hương sẽ lại xanh trong, cầu Trường Tiền sẽ
lại tấp nập đông vui.
Như một điều sẽ đến với tương lai
Bãi cỏ xanh đàn em cười như mộng
Mùa khai giảng tưng bừng trăm trận trống
Chùm phượng xòa trên áo trắng ca dao.
(Dàn đồng ca tuổi trẻ)
Giữa khói bom đạn lửa, tưởng như sự sống quá khó để tồn tại và hồi sinh
thì trong tinh thần của dân ta, nghị lực vươn lên vẫn quá đỗi phi thường.Những
cô gái vẫn thoăn thoắt chăm những nương dâu, chăm vườn trái chín.Mẹ vẫn đốt
nương làm rẫy giữa mâm pháo của kẻ thù.Những người chiến sĩ vẫn hát những
bài ca người và đất với tình yêu cháy bỏng. Có lẽ, hình ảnh được nhà thơ Hoàng
22



Nhuận Cầm nhắc lại rất nhiều trong những vần thơ áo lính là hình ảnh về cuộc
sống lao động sản xuất giữa một trời khói bom. Nhà thơ nhắc về những hình ảnh
thân thương ấy không chỉ có nỗi nhớ, niềm tự hào mà còn hàm chứa biết bao
những niềm lạc quan, tin tưởng về một cuộc sống sẽ hồi sinh giữa những điều
khắc nghiệt nhất, vì sự sống của Đất nước mình là vĩnh cửu. Giữa chiến hào
mùithơm của rơm rạvà mùi cỏ vẫn cháy tỏa bay khắp nơi, để rồi đất lại bung nở
những chồi xanh. Tay các anh cầm súng, mắt nhằm thẳng quân thù, trái tim luôn
hực nóng bên tượng đài người mẹ Tổ quốc. Mẹ ơi! mẹ cứ đốt đi, tàn tro bay lên
rồi ngô khoai sẽ mọc, lúa lại vàng ươm khắp đồng. Hôm nay chúng con chiến
đấu, đồng vẫn xanh rì rào. Nơi nào cũng là quê hương ,dẫu đảo xa hay rừng sâu
núi đá, chúng con sẽ hẹn ngày về để hát bài ca gieo trồng.
Dòng máu nóng không chỉ hừng hực lửa mỗi lúc xung phong mà máu
nóng còn chảy tràn khi chúng con cảm thấy tự hào xiết bao về đất mẹ.Phía trước
là chiến hào là biên giới, là biên đảo, là núi non thì đằng sau vẫn là cánh
đồng.Niềm tin ấy chưa một phút giây nguôi.
Mai đồng lúa trĩu bông
Mắt mẹ nhìn kinh ngạc
Mai quân thù ngơ ngác
Trước những đòn bão giông
(Trong chiến hào biên giới)
Giữa những khoảng bộn bề của cuộc sống sau cuộc chiến, những nỗi buồn
không tên, những mộng ước chưa thành, nhà thơ hoài niệm về những ký ức
oanh liệt của một thời tuổi trẻ đã xa với máu và hoa để rồi lạc quan và hướng về
tương lai với những mầm sống mới, thế hệ mới- tuổi trẻ và con. Sau biết bao
nhiêu mảnh tình con, những nỗi buồn sâu sắc, những hợp tan khó lường Hoàng
Nhuận Cầm đã tìm thấy người phụ nữ của cuộc đời mình. Nhà thơ đã từng thất
vọng bao nhiêu thì nay lại hy vọng bấy nhiêu với một tình yêu không hẹn trước,
23



đó giống như một món quà, là niềm tin yêu mà ông trời ban tặng cho ông sau
biết bao mất mát.Một tình yêu giản dị đầy tin yêu, nến đã tắt nhưng rồi sẽ lại rực
cháy khi có em trong cuộc đời.Và thật vậy, tình yêu ấy đã gắn bó với nhà thơ
cho tới ngày hôm nay để cùng gây dựng lên hãng phim mang tên “Điệp Vân”.
Những nỗi muộn phiền đã như mây cuối trời để thấy một khoảng trời tỏa nắng.
Ta quen nhau giản dị đến lạ kỳ
Anh như người say trên đường em chợt thấy
Nến đã tắt- Đêm nay lại cháy
Cầu chúc gì trong ánh sáng Vân ơi…
(Mây cuối trời)
Niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi người là xây đắp trọn vẹn một tổ ấm với
người vợ hiền và tiếng cười con trẻ. Đó là một tương lai thật thanh bình, đủ đầy
và ngập tràn những ấm áp của hạnh phúc, con là sự kết tinh đẹp nhất của tình
yêu giữa “anh” và “em” bởi lẽMôi đã đến tìm môi sau khói súng. “Con” chính là
lẽ sống của cuộc đời. Nhà thơ nguyện giữ gìn những ký ức tuyệt đẹp, vun vén
hạnh phúc thực tại, hay có thể nuốt cả những nốt buồn để bao bọc những điều
ấm áp cho con trong tương lai. Với tương lai tròn vẹn ấy, con hãy hát bài ca hoa
tuyết trắng mà mẹ chưa kịp hát riêng cho mình vì một thời đạn bom, chia cách
và thống khổ. Con hãy đến và hát về tương lai với tất cả những gì là quý giá
nhất của một thời quá khứ mà bố và mẹ đã từng trải qua.
Cha khao khát sau này
Thích gì, con hát thế
Dù cha thành
Xác pháo
Để mừng con
24


(Nhớ ngày mai)

Con cái là mầm sống là những niềm thương yêu vô ngần của bố mẹ. Dẫu
cuộc sống có gian khó đến đâu, chỉ cần nghĩ tới những đứa con là nhà thơ đã
cảm thấy tươi mới và được cộng thêm sức mạnh. Chẳng thế mà nhà thơ đã chia
sẻtrên An ninh thế giới năm 2010 rằng : Con là cái còn của sự mất.
Tiều kết: Hoàng Nhuận Cầm đã khắc họa con người mình qua thơ một cách
sâu xa và giàu màu sắc. Đó là cái tôi lãng mạn của một chàng thi sĩ đa cảm, cái
tôi buồn hoang hoải khi đối mặt với những góc khuất ngày một lồ lộ trong cuộc
sống.Nhưng rồi nhà thơ lại vùng lên mạnh mẽ và lạc quan với cái tôi hướng tới
tương lai.Đó là những đường nét đặc biệt đã khắc họa lên tính cách và chất thơ
Hoàng Nhuận Cầm.
2.Nhân vật trữ tình khác
Văn chương nói chung và thơ ca nói riêng là một thế giới nghệ thuật giàu
màu sắc và thanh điệu. Đó là thế giới của cảm xúc, là nơi mà ta thấy rất rõ và
nhận diện được những cái tôi trữ tình “rất tác giả”.Nhưng không phải bao giờ tác
giả cũng chỉ biểu hiện lên cái tôi và thế giới nội tâm riêng của mình, mà xung
quanh ấy còn biết bao nhiêu những thanh âm khác của sự sống. Thơ ca là sản
phẩm của sức lao động và sáng tạo của mỗi một nhà thơ, nhưng các nhà thơ lại
được sinh ra và sống cùng cuộc sống. Viết là để bày tỏ và sẻ chia, chính vì lẽ đó
mà trong thơ đã xuất hiện rất nhiều các nhân vật trữ tình khác xoay quanh cái tôi
trữ tình.“Họ” nói giúp tâm sự nhà thơ, lắng nghe, chia sẻ và chắc chắn sẽ có ý
nghĩa vô cùng lớn lao đối với sự tồn tại của bản thể trữtình .Và như một lẽ tự
nhiên, họ xuất hiện đong đầy thương mến qua mỗi ý thơ. Với nhiều nhà thơ trữ
tình khác, ta thường thấy hình ảnh quen thuộc và đậm nét là các “nàng thơ”, còn
với Hoàng Nhuận Cầm, ông cũng gửi gắm thật nhiều tâm sự vào “em” nhưng
trong phạm vi khóa luận người viết xin được khai thác sâu hơn về hình ảnh
“Người Mẹ” và hình ảnh đồng đội của nhà thơ.
2.1. Hình ảnh “Người Mẹ”
25



×