Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

BÁO cáo THỰC tập HOẠT ĐỘNG cầm cố tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.91 KB, 54 trang )

HOẠT ĐỘNG CẦM CỐ TÀI SẢN CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH,
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ
luật dân sự năm 2005. Biện pháp này thường được tiến hành kèm theo một hợp
đồng chính nhằm đảm bảo rằng bên có nghĩa vụ trong hợp đồng chính sẽ thực hiện
đúng và đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với bên có quyền. Ví dụ như cầm cố máy tính
cá nhân để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã được thỏa thuận tại hợp đồng vay
tiền. Có thể nói biện pháp cầm cố tài sản được xem là có ích trong việc thúc đẩy sự
tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ và phòng ngừa rủi ro cho chủ nợ.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề cầm cố tài sản tại các cửa hiệu cầm đồ của giới
trẻ đặc biệt là đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên cả nước nói
1


chung và với sinh viên Đại học Vinh nói riêng đang dần trở thành vấn đề nóng cần
được quan tâm và nhắc tới nhiều hơn trong xã hội.
Chúng ta cũng có thể thấy được nhiều bất cập từ hoạt động này. Theo khảo
sát, khu vực xung quanh Đại học Vinh có tới hơn 20 cửa hiệu kinh doanh dịch vụ
cầm đồ, tập trung chủ yếu tại đường Phạm Kinh Vĩ và đường Bạch Liêu. Điều đó
cho thấy đối tượng hướng tới chủ yếu của dịch vụ này là sinh viên và nhu cầu của
việc cầm đồ là rất lớn. Đáng chú ý ở đây là vấn đề sinh viên khi tham gia cầm đồ
họ chưa hiểu được bản chất của cầm đồ, những nội dung cơ bản của quan hệ pháp
luật về cầm đồ hay những quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào, vì
vậy, quyền lợi của họ đã và đang bị xâm phạm một cách phổ biến mà vẫn không
biết. Trên thực tế, nhiều sinh viên qua việc cầm đồ đã dẫn tới vô số hệ lụt không
chỉ bản thân mà còn ảnh hưởng xấu đến gia đình, Nhà trường và xã hội.


Với mục tiêu nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật, đưa ra những giải pháp,
kiến nghị giúp cơ quan chức năng và chính các bạn sinh viên hạn chế vấn đề này.
Vì vậy, nhóm chúng em đã quyết định nghiên cứu vấn đề: “Hoạt động cầm cố tài
sản của sinh viên trường đại học Vinh trên địa bàn thành phố Vinh, thực trạng và
giải pháp” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, nhóm tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật dân sự hiện hành
về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - cầm đồ. Bên cạnh đó tìm hiểu về thực
trạng cầm đồ của sinh viên Trường Đại học Vinh trên địa bàn thành phố Vinh, qua
đó nhóm mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật cũng như lành mạnh hóa hoạt động cầm đồ tại các của hàng cầm đồ của sinh
viên Trường Đại học Vinh.
3.
Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về cầm cố tài sản, việc nghiên cứu đề tài
mang đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về hoạt động cầm cố tài sản, nắm bắt

2


được tình hình cầm cố tài sản trong sinh viên Đại học Vinh và hiểu hơn những quy
định của pháp luật và những vi phạm pháp luật của một số hiệu cầm đồ.
Quan trọng hơn, nhóm nghiên cứu đề tài mong muốn giúp các bạn sinh viên nhận
thức được yếu tố pháp lý trong hoạt động này từ đó có các giải pháp hữu hiệu để tự
bảo vệ bản thân trước những nguy cơ bị xâm hại quyền lợi chính đáng của mình.
4.
Nội dung nghiên cứu
Với những mục đích được đề ra khi nghiên cứu, nhóm tập trung nghiên cứu đề tài
với các nội dung sau:

Thứ nhât, tập trung nghiên cứu lý luận về vấn đề cầm cố tài sản.
Thứ hai, tập trung nghiên cứu về thực trạng cầm cố tài sản trong sinh viên Đại học
Vinh hiện nay, trên cơ sở đó nhóm phân tích về những vướng mắc trong thực tiễn
quản lý nhà nước đối với các cửa hiệu cầm đồ vi phạm pháp luật.
Thứ ba, từ những nội dung đã được nêu ra đề tài đưa ra các giải pháp, kiến nghị
nhằm lành mạnh hóa hoạt động cầm cố tài sản của sinh viên.
5.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, nhóm đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như
pháp phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm đánh giá vấn đề một cách khách quan, toàn
diện. Ngoài ra nhóm tiến hành điều tra xã hội học nhằm có số liệu khảo sát thực tế
cầm cố tài sản của sinh viên trong Trường Đại học Vinh.
6.

Kết cấu của đề tài

Đề tài được trình bày theo kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về vấn đề cầm đồ
- Chương 2: Thực trạng vấn đề cầm đồ của sinh viên Đại học Vinh trên địa bàn
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần lành mạnh hóa việc tham gia cầm đồ
của sinh viên Đại học Vinh trên địa bàn.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
HỢP ĐỒNG CẤM CỐ TÀI SẢN
1.1.


Khái niệm cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là một trong các biện pháp mà các chủ thế thường sử dụng để

bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong các giao dịch dân sự quyền chủ động
của chủ thể mang quyền sẽ phải phụ thuộc vào chủ thể mang nghĩa vụ. Nếu người
có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình bên có
quyền có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp
cưỡng chế, buộc bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ. Dù vậy, nhiều khi vẫn
không đảm bảo được quyền lợi của người có quyền nếu người vi phạm nghĩa vụ
không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Nhằm khắc phục các tình trạng trên pháp luật cho phép các bên có thể thỏa
thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Thông qua các biện
pháp này, người có quyền có thể chủ động các hành vi của mình để tác động trực
4


tiếp đến tài sản của bên kia nhằm thảo mãn quyền lợi của mình. Vì vậy đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ dân sự được hiểu trên hai phương diện
Về mặt khách quan: Là sự quy định của pháp luật cho phép các chủ thể
trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà
pháp luật cho phép để đảm bảo cho một nghĩa vụ chính được thực hiện đồng thời
xác định và bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong biện pháp đó
Về mặt chủ quan: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa
các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để
đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu
quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.
Để đảm bảo quyền dân sự của người có quyền dân sự của người có quyền thì
bên có nghĩa vụ phải giao cho người có quyền một tài sản nhất định. Trong trường
hợp bên nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên có quyền phải trả lại tài sản cho

bên có nghĩa vụ đã giao cho mình. Ngược lại nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền đã có sẵn một tài sản mà
người có nghĩa vụ đã giao cho mình để từ tài sản đó khấu trừ phần nghĩa vụ chưa
được thực hiện.
Dưới góc độ pháp lý “cầm cố tài sản” lần đầu tiên khái niệm cầm cố tài sản
được pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 329 Bộ luật dân sự năm 1995 theo đó
cầm cố tài sản được hiểu là: “Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản
là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự; nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu, thì các bên có thể thoả
thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho người thứ ba giữ””.
Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 hiện hành, cầm cố tài sản được hiểu là:
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự.”
5


1.2.

Đặc điểm của hợp đồng cầm cố tài sản

1.2.1. Đặc điểm chung
Là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự vì vậy
“cầm cố tài sản” cũng mang những đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm
Thứ nhất, cầm cố tài sản mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính. Biện
pháp cầm cố không tồn tại độc lập mà luôn tồn tại và gắn liền với một nghĩa vụ nào
đó. Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên cùng
nhau thiết lập biện pháp cầm cố,nghĩa là biện pháp cầm cố không tồn tại độc lập.
Thứ hai, biện pháp cầm cố nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên trong
quan hệ nghĩa vụ dân sự. Thông thường khi đặt ra biện pháp này các bên hướng tới

việc nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ
Thứ ba, đối tượng của biện pháp cầm cố là những lợi ích vật chất. Các bên
không được dùng quyền nhân thân để làm đối tượng của cầm cố, đối tượng của
biện pháp cầm cố thường là một tài sản có thực.
Thứ tư, phạm vi bảo đảm bằng cầm cố không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã
được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính. Theo quy định tại
Khoản 1 Điều 319 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “ Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo
đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa
vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại”
như vậy về nguyên tắc, phạm vi bảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ khi các bên không
thỏa thuận cũng có thể chỉ là một phần nghĩa vụ.
Thứ năm, biện pháp cầm cố chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ,
cho dù các bên đã đặt ra biện pháp cầm cố này để nhưng vẫn không cần phải áp
dụng nếu nghĩa vụ chính đã được thực hiện đầy đủ
Thứ sáu, biện pháp cầm cố phát sinh trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Một
trong những nguyên tắc rất quan trọng trong pháp luật dân sự là nguyên tắc tự do,
6


tự nguyện, cam kết, thỏa thuận. Vì vậy trong quan hệ cầm cố tài sản các bên sẽ
thiết lập những hợp đồng cầm cố theo sự thỏa thuận giữa các bên và thỏa thuận này
được pháp luật tôn trọng, bảo vệ nếu sự thỏa thuận đó không vi phạm các quy định
của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
1.2.2. Đặc điểm riêng
Việc cầm cố tài sản thường được đặt ra bên một hợp đồng dân sự nhưng
cũng có thể được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng.Bất luận ở trường
hợp nào,cầm cố tài sản đều là kết quả của sự thỏa thuận từ hai phía và với mục
đích: bên có nghĩa vụ phải chuyển giao tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ đó
trước bên có quyền. Cầm cố tài sản là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong một

quan hệ nghĩa vụ.Theo đó,bên có nghĩa vụ phải giao cho bên có quyền một tài sản
thuộc sở hữu của mình đểđảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, ta có thể thấy cầm cố là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong một
quan hệ nghĩa vụ nhằm để thỏa mãn quyền dân sự của người có nghĩa vụ được đảm
bảo thực hiện theo đúng thỏa thuận đưa ra.
Thứ hai, thông qua hình thức của giao dịch dân sự nói chung , các chủ thể biểu
đạt ý chí của mình. Ý chí của các chủ thể có thể được thể hiện (ghi nhận) thông qua
nhiều hình thức khác nhau. Trong cầm cố tài sản, pháp luật quy định ý chí của các
chủ thể cầm cố phải thể hiện thông qua hình thức duy nhất là văn bản. Điều 327
BLDS quy định “ Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành
văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính”.
Như vậy việc cầm cố buộc phải được lập thành văn bản nhưng văn bản cầm cố
về nguyên tắc không cần có chứng nhận hay chứng thực của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu xét thấy cần thiết để nâng cao độ an toàn pháp lý của văn
bản cầm cố, các bên có thể thỏa thuận về việc văn bản cầm cố phải có chứng nhận
hoặc chứng thực.

7


Tuy nhiên hiên nay trong giao dịch thủ tục để vay tiền tại các hiệu cầm đồ
khá đơn giản. Người cầm cố mang đến một tài sản tương đương với số tiền cần
vay, sau khi được chủ tiệm định giá và đồng ý, hai bên ký vào một tờ khai có mẫu
sẵn đã được chuẩn bị từ trước.Thậm chí có những nơi không cần tờ khai, hoặc nếu
có thì cũng chỉ là thủ tục không rõ ràng, người vay không cần phải ký tên hay để
lại danh tính. Thể hiện sự bất cập trong việc áp dụng pháp luật của các tiệm cầm
đồ, và cho thấy sự quản lí chưa chặt chẽ của cơ quan chức năng.
Thứ ba, nghĩa vụ theo hợp đồng cầm cố là nghĩa vụ phái sinh từ một hợp
đồng đã được kí từ trước đó.
Thứ tư, đây là loại hợp đồng không có đền bù.Theo đó bên cầm cố tài sản sẽ

được nhận một lợi ích vật chất nhất định và phải đưa cho bên nhận cầm cố một tài
sản để đảm bảo sẽ trả lại lợi ích vật chất đ, nếu bên cầm cố không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì tài sản đó sẽ bị xử lý để đảm bảo
quyền, lợi ích chính đáng của bên nhận cầm cố.
Thứ năm theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2005 quy định thì cầm
cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.
1.3.

Chủ thể của cầm cố tài sản
Trong cầm cố tài sản, chủ thể phải giao tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa

vụ gọi là bên cầm cố, bên được giao tài sản để đảm bảo quyền lợi của mình gọi là
bên nhận cầm cố. Các bên trong quan hệ cầm cố có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc
các chủ thể khác nếu đáp ứng đầy đủ năng lực chủ thể.
1.4.

Đối tượng của cầm cố tài sản
Đối tượng của cầm cố tài sản là những tài sản mà người có nghĩa vụ đã dùng

nó để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Với tư cách là đối tượng của nghĩa
vụ dân sự nói chung, đối tượng cầm cố tài sản phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện
được quy định taị điều 282 Bộ luật dân sự năm 2005: “Đối tượng của nghĩa vụ dân
sự có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện”.
8


Đối tượng của nghĩa vụ dân sự phải được xác định cụ thể; chỉ những tài sản
có thể giao dịch được, những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không
cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
Ngoài ra, theo quy định tại điều 326 Bộ luật dân sự 2005 thì đối tượng cầm

cố phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất, tài sản cầm cố phải là một tài sản thuộc quyền sỡ hữu của bên cầm
cố. Khi người có nghĩa vụ giao tài sản cầm cố do người có quyền, từ thời điểm đó
họ bị hạn chế một số quyền năng đối với tài sản của mình. Bên nhận cầm cố chiếm
hữu tài sản đó, đồng thời có quyền định đoạt nó khi đến thời hạn thực hiện nghĩa
vụ mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ (nếu có
thỏa thuận). Vì vậy, tài sản là đối tượng của cầm cố phải thuộc sỡ hữu của người
cầm cố. Nếu taì sản thuộc sở hữu chung của nhiều người thì việc cầm cố tài sản đó
phải được sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu.
Trong thực tế, việc xác định tài sản cầm cố có thuộc sỡ hữu của người cầm
cố hay không sẽ tương đối dễ dàng nếu tài sản đó có giấy tờ chứng nhận quyền sở
hữu. Nhưng là một việc làm hết sức khó khăn nếu đối tượng của cầm cố là một loại
tài sản không có đăng kí quyền sở hữu. Trong những trường hợp này, người cầm cố
phải hết sức thận trọng và chỉ nhận vật khi có đủ cơ sở để khẳng định chắc chắn
vật đó thuộc sở hữu của người cầm cố thì quyền lợi của mình mới được bảo đảm.
Theo thông lệ, những tài sản không có đăng kí quyền sỡ hữu được suy đoán
là thuộc sở hữu của người chiếm hữu thực tế. Mặt khác, để bên kia chấp nhận
người càm cố bao giờ cũng khẳng định tài sản đó thuộc sở hữu của mình. Vì vậy.
người nhận cầm cố khó có căn cứ để xác định tài sản đó có thuộc sở hữu bên cầm
cố hay không? Và vì thế, việc pháp luật quy định tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu
của bên cầm cố là một điều tương đối bất lợi cho bên nhận cầm cố. Nếu tài sản
không thuộc sở hữu của bên nhận cầm cố, dù đó là do người cầm cố lừa dối (chẳng
hạn người mượn vật của người khác và nói dối là của mình để cầm cố) thì người
9


nhận cầm cố vẫn là người đầu tiên gánh chịu hậu quả. Nếu tài sản được thu hồi để
giao về cho chủ sở hữu đích thực của nó thì người nhận cầm cố sẽ không còn gì để
bảo đảm cho quyền lợi của mình nữa, không còn quyền ưu tiên trong việc thanh
toán khoản nợ từ tài sản cầm cố. Tuy nhiên, pháp luật quy định bảo về người thứ

ba ngay tình theo Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2005 và bảo vệ quyền sở hữu theo
điều 257, 258 Bộ luật dân sự năm 2005. Theo quy định trong những điều luật trên
người nhận cầm cố sẽ được pháp luật bảo hộ
Tuy nhiên, nguyên tắc tài sản phải thuộc sở hữu cầm cố không thể áp dụng
trong trường hợp người cầm cố các pháp nhân thuộc cơ quan nhà nước. Tài sản mà
các pháp nhân này quản lí thuộc quyền sở hữu nhà nước. Để các pháp nhân hoạt
động bình thường trong việc thực hiện chức năng, mục đích của nó, Nhà nước đã
giao tài sản và quyền quản lí tài sản cho các pháp nhân. Hay có thể nói cách khác,
Nhà nước đã ủy quyền tư cách chủ sở hữu đối với tài sản được giao cho các pháp
nhân để pháp nhân bằng tư cách đó tham gia giao dịch dân sự. Vì vây, các pháp
nhân là cơ quan nhà nước, dù không phải là chủ sở hữu đối với tài sản nhưng vẫn
có thể dùng tài sản thuộc quyền quản lí của mình để cầm cố để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự
Đối tượng cầm cố phải là một tài sản (vật, quyền tài sản)
Bản chất pháp lí của biện pháp cầm cố là sự dich chuyển một tài sản từ
người cầm cố sang người nhận cầm cố. Vì vậy, đối tượng của nó đương nhiên là
phải là những tài sản có thể dich chuyển được. Điều 174 Bộ luật dân sự năm 2005
đã dựa vào tính chất di dời của tài sản để phân biệt tài sản thành bất động sản và
động sảnn theo quy định này thì bất động sản là : Đất đai, nhà, công trình xây dựng
gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các
tài sản khác gắn liền với đất đai. Động sản là những tài sản có thể dịch chuyển
được (máy, thiết bị, phương tiện vận tải, dây chuyền công nghệ…).

10


Tất cả những tài sản không phải bất động sản đều là động sản và có thể trở
thành đối tượng của cầm cố dù đó là động sản vô hình hay hữu hình, là vật đặc hay
là cùng loại. Đối tượng cầm cố có thể là toàn bộ một vật nhưng cũng có thể chỉ là
một phần giá trị của vật đó (trong trường hợp một tài sản được dùng để cầm cố

đảm bảo nhiều nghĩa vụ dân sự khác nhau). Đối tượng của cầm cố có thể là bất
động sản, trường hợp này người nhận cầm cố sẽ trực tiếp giữ bất động sản đó. Ví
dụ: nhà ở xây dựng xong nhưng chưa ở, bên nhận cầm cố trực tiếp quản lí ngôi nhà
đó.
Ngoài ra, đối tượng của cầm cố còn có thể là các quyền tài sản. Tuy nhiên
các quyền tài sản này phải trị giá được bằng tiền, không bị tranh chấp và được
phép giao dịch. Theo quy định tại Điều 322 Bộ luật dân sự năm 2005 thì người có
nghĩa vụ được dùng quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo
hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp,
quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sỡ hữu của
mình để cầm cố đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Trong thực tế có thể xẩy ra trường hợp người có nghĩa vụ dân sự phải dùng
nhiều tài sản để cầm cố đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ dân sự. Trong
trường hợp đó thì mỗi tài sản đều được xác định là để đảm bảo thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ, trừ khi các bên đã thỏa thuận mỗi tài sản đảm bảo thực hiện một phần
nghĩa vụ.
1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố
1.5.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản
Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản được quy định tại Điều 330 Bộ luật dân sự năm
2005 theo đó bên cầm cố tài sản có những nghĩa vụ sau:
Thứ nhất, giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
Giao tài sản cầm cố là việc chuyển giao quyền chiếm hữu từ bên cầm cố sang bên
nhận cầm cố. Khi thiết lập quan hệ cầm cố, các bên thỏa thuận việc giao, nhận tài
11


sản cầm cố (về thời gian, địa điểm, phương thức…) thì bên cầm cố phải giao tài
sản theo đúng cam kết, thỏa thuận
Nếu đối tượng của cầm cố là vật đặc định thì phải giao chính vật đó, còn nếu là vật

cùng loại thì phải giao đúng số lượng, chất lượng, chủng loại cho bên nhần cầm cố.
Nếu đối tương của cầm cố là tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì bên cầm cố phải
giao các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho bên nhận cầm cố.
Thứ hai, báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ 3 đối với tài sản cầm
cố, nếu có, trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy
hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và
chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
Quyền của bên thứ ba đối với tài sản cầm cố được hiểu là quyền chủ quan
của một người khác đối với tài sản cầm cố mà quyền đó đã xuất hiện trước khi các
bên thỏa thuận về biện pháp cầm cố vì vậy khi tiến hành việc cầm cố, bên cầm cố
có nghĩa vụ thông báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài
sản cầm cố này Pháp luật không quy định rõ ràng về việc bên cầm cố phải thông
báo cho người nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản nào (miệng,
văn bản...) nên bên cầm cố có thể thông báo cho bên nhận cầm cố bằng bất cứ hình
thức nào. Trong trường hợp bên cầm cố không thông báo cho bên nhận cầm cố thì
bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường
thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài
sản cầm cố.
Thông thường, việc báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối
với tài sản cầm cố phải được thực hiện ngay sau khi xác lập cầm cố, bởi quyền của
người thứ ba sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của tài sản cầm cố - yếu tố quan trọng
trong viêc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ chính.
Thứ ba, thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn
tài sản cầm cố trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Việc thanh toán chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố vừa là nghĩa vụ của
bên cầm cố, vừa là quyền của bên nhận cầm cố. Trong quá trình giữ gìn và bảo
12


quản tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố đã bỏ ra các chi phí để bảo quản và giữ gìn

tài sản thì phải được thanh toán các chi phí đó, trừ trường hợp các bên thỏa thuận
khác. Thỏa thuận khác được hiểu là bên cầm cố không phải chịu chi phí này hoặc
chi phí đó đã được tính vào nghĩa vụ của bên cầm cố với bên nhận cầm cố trong
quan hệ nghĩa vụ chính hoặc không phải trả chi phí bảo quản tài sản cầm cố.
Quyền của bên cầm cố tài sản
Các quyền của bên cầm cố tài sản được quy định tại Điều 331 Bộ luật dân sự
năm 2005 theo đó bên cầm cố tài sản có các quyền sau:
Thứ nhất, yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố
nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị bị mất giá trị hoặc giảm sút giá
trị.
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên nhận cầm cố có quyền khai
thác công dụng của tài sản cầm cố, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố mà bên
nhận cầm cố làm tài sản cầm cố bị mất đi giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên cầm
cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ ngay việc sử dụng tài sản cầm cố.
Thứ hai, được bán tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý
Dù tài sản cầm cố là do bên nhận cầm cố giữ thì quyền sở hữu vật cầm cố
vẫn thuộc bên cầm cố. Do vậy, quyền định đoạt tài sản cầm cố vẫn thuộc bên cầm
cố; nếu bên cầm cố đồng ý thì bên nhận cầm cố mới có quyền bán tài sản cầm cố.
Thứ ba, được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa
thuận. Đối tượng cầm cố có thể được thay thế bằng một tài sản có giá trị khác: cao
hoặc thấp hơn giá trị của tài sản cầm cố ban đầu, tùy thuộc vào thỏa thuận của các
bên trên tinh thần tuân thủ nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết.
Thứ tư, yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố
khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt
Mục đích cơ bản của cầm cố là bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ và chỉ đặt
ra khi khi nghĩa vụ chưa được thực hiện. Vì vậy, khi bên cầm cố đã thực hiện
đúngvà đủ nghĩa vụ thì người nhận cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố và bên cầm
cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố cho mình, trong trường
13



hợp tài sản cầm cố có đăng kí quyền sở hữu thì bên cầm cố có quyền yêu cầu bên
nhận cầm cố phải trả giấy tờ đó cho mình khi nghĩa vụ đã hoàn thành.
Thứ năm, yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài
sản cầm cố.
Về nguyên tắc chung, người nào gây thiệt hại thì sẽ phải có trách nhiệm bồi
thường. Do đó, nếu người nhận cầm cố gây thiệt hại đối với tài sản cầm cố thì bên
cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi
phạm của mình gây ra. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với người thứ ba
giữ tài sản cầm cố. Nếu người thứ ba là người nhận giữ tài sản cầm cố thông qua
một hợp đồng với bên nhận cầm cố thì bên nhận cầm cố vẫn phải bồi thường thiệt
hại cho bên cầm cố nếu tài sản bị hư hỏng, mất mát.
1.5.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản
Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản
Các nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản được pháp luật quy định tại Điều
332 Bộ luật dân sự 2005 theo đó bên nhận cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
Thứ nhất, Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, nếu làm mất mát hoặc hư hỏng
tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố
Việc người nhận cầm cố chiếm hữu tài sản cầm cố trong một thời hạn nhất
định làm xuất hiện ở người đó nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản trong suốt thời
gian chiếm hữu. Dù tài sản đó là của người khác nhưng người nhận cầm cố phải
coi như là của chính mình mà bảo quản, giữ gìn cẩn thận. Một người không bảo
quản tài sản của mình dẫn đến thiệt hại đối với tài sản phải tự gánh chịu thiệt hại.
Vì thế, nếu bên nhận cầm cố làm mất hoặc làm hư hỏng tài sản cầm cố thì họ phải
bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố tài sản.
Thứ hai, không được bán, trao đổi, tặng, cho, cho thuê, cho mượn tài sản
cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ
khác.
Người nhận cầm cố có quyền chiếm hữu đối với tài sản cầm cố. Vì vậy,
trong thời hạn cầm cố nếu họ thực hiện các hành vi nói trên sẽ bị coi là thực hiện

14


hành vi bất hợp pháp và người cầm cố có thể đòi lại tài sản ở người đang thực tế
chiếm hữu, dù rằng đó là tài sản mà mình đã đem đi cầm cố. Tuy nhiên, các hành
vi nói trên sẽ được coi là hợp pháp nếu có là thỏa thuận hoặc đó là nội dung của
biện pháp xử lí tài sản cầm cố, được người nhận cầm cố thực hiện sau khi đến hạn
mà nghĩa vụ không được thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ.
Thứ ba, không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý
Người nhận cầm cố không phải là chủ sở hữu của tài sản cầm cố. Vì vậy,
ngoài quyền chiếm hữu ra họ không có quyền năng nào khác nếu không được chủ
sở hữu của tài sản đồng ý và cho phép. Về nguyên tắc, hành vi “không” khai thác
công dụng tài sản là một nghĩa vụ của người nhận cầm cố. Tuy nhiên, nếu có sự
thỏa thuận và đồng ý của bên cầm cố thì việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản lại là quyền của bên nhận cầm cố.
Thứ tư, trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt
hoặc được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác
Cầm cố chỉ là một nghĩa vụ phụ được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ chính để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính. Khi nghĩa vụ chính chấm dứt, biện pháp cầm cố
sẽ trở lên không cần thiết nữa. Vì vậy, ngay sau khi nghĩa vụ chính chấm dứt thì
người nhận cầm cố phải trả lại tài sản cho bên cầm cố đúng với tình trạng như lúc
nhận vật cầm cố. Thông thường, tài sản cầm cố là những vật đặc định, vì người
nhận cầm cố phải trả lại chính tài sản mà họ đã nhận. Nếu tài sản là vật cùng loại
thì bên nhận cầm cố phải trả lại tài sản đó đúng chất lượng, đủ số lượng, trọng
lượng như đã nhận. Ngoài ra, nếu các bên đã thỏa thuận biện pháp bảo đảm khác
để thay thế biện pháp cầm cố thì kể từ thời điểm được coi là thay thế, người nhận
cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố cho người cầm cố.
Quyền của bên cầm cố tài sản


15


Theo quy định tại Điều 333 Bộ luật dân sự 2005 thì bên nhận cầm cố có các
quyền sau:
Thứ nhất, có quyền yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản
cầm cố hoàn trả tài sản đó.
Đây là quyền của người nhận cầm cố nói riêng đồng thời cũng là quyền của
người chiếm hữu hợp pháp nói chung đối với một tài sản. Với tư cách là người
chiếm hữu hợp pháp tài sản cầm cố, người nhận cầm cố có quyền đòi lại vật đó ở
bất cứ người nào. Quyền này thực chất là một yếu tố trong nội dung của quyến sở
hữu mà người cầm cố đã chuyển giao cùng với việc chuyển giao tài sản cho người
nhận cầm cố. Vì vậy, quyền yêu cầu hoàn trả tài sản là một quyền tuyệt đối (người
nhận cầm cố có quyền yêu cầu bất kì người nào khi người đó chiếm hữu trái pháp
luật tài sản cầm cố).
Thứ hai, yêu cầu xử lí tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc
theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ, nếu bên cầm cố không thực
hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc không đầy đủ.
Yêu cầu này chỉ được đặt ra khi đến thời hạn mà nghĩa vụ chính không được
thực hiện hoặc thực hiện không đúng, nhằm qua đó để được thỏa mãn quyền được
thanh toán các khoản lợi ích vật chất của người nhận cầm cố.
Thứ ba, được thanh toán các chi phí bảo quản tài sản cầm cố hợp lí khi trả
lại tài sản cho bên cầm cố.
Trong thời hạn giữ tài sản cầm cố, người chiếm hữu tài sản phải bảo quản,
giữ gìn để tài sản không hư hỏng, mất mát. Tuy nhiên, khi người nhận cầm cố phải
bỏ ra các chi phí để bảo quản tài sản thì thực chất là họ đã thực hiện một công việc
thay cho bên cầm cố (thực hiện việc bảo dưỡng, duy trì tài sản thay cho chủ sở hữu
của nó). Vì vậy, họ có quyền yêu cầu người cầm cố thanh toán lại cho mình các
khoản chi phí cần thiết trong việc bảo quản, giữ gìn tài sản. Việc thanh toán các


16


khoản chi phí này được tiến hành cùng thời điểm với việc thanh toán món nợ trong
nghĩa vụ chính và trả lại tài sản cầm cố.
Ngoài các quyền được quy định tại Điều 333 Bộ luật dân sự 2005 bên nhận
cầm cố còn có các quyền khác được quy định tại Điều 19 Nghị định số
163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 Nghị định Chính phủ quy định về
giao dịch đảm bảo (sau đây gọi chung là Nghị định 163/2006/NĐ-CP). Theo đó
bên nhận cầm cố tài sản còn có các quyền sau: “Trong trường hợp nhận cầm cố
vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh (bộ vận đơn đầy đủ) theo quy định tại Điều 89
Bộ luật Hàng hải Việt Nam thì bên nhận cầm cố có quyền đối với hàng hóa ghi
trên vận đơn đó; Trong trường hợp nhận cầm cố thẻ tiết kiệm thì bên nhận cầm cố
có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong toả tài khoản tiền gửi tiết
kiệm của bên cầm cố; Trong trường hợp nhận cầm cố giấy tờ có giá thì bên nhận
cầm cố có quyền yêu cầu người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm Lưu ký
chứng khoán đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giá trị tài sản
ghi trên giấy tờ đó; Trong trường hợp người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung
tâm Lưu ký chứng khoán vi phạm cam kết đảm bảo quyền giám sát của bên nhận
cầm cố thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với phần giá trị
tài sản ghi trên giấy tờ đó bị giảm sút, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
1.6. Xử lý tài sản cầm cố và những điều cần biết khi mua tài sản cầm cố
1.6.1. Nguyên tắc xử lý tài sản cầm cố
Nguyên tắc xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp bên cầm cố vi phạm hợp
đồng cũng giống như cách thức xử lý tài sản của các loại hình đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ dân sự khác và được quy định tại Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP.
+ Trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán các chi phí phát sinh do
việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác về thời điểm được nhận lại tài sản bảo đảm trước khi xử lý

17


+ Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ
thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có
thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các
bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì
tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
+ Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công
khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao
dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định tại Nghị
định này.
+ Người xử lý tài sản bảo đảm là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên
nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có
thoả thuận khác.
+ Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh
doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.
1.6.2. Xử lý tài sản cầm cố
Thời điểm xử lý tài sản cầm cố
Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên cầm cố không
thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận thì bên nhận
cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố để bù đắp cho mình các khoản lợi ích mà bên
kia không thực hiện thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Theo quy định tại Điều 336 Bộ luật dân sự 2005 quy định về xử lý tài sản
cầm cố quy định: “Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có
nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài
sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán
đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được

18


ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố”.Trong một số trường hợp mặc dù
chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ của chủ thể cầm cố nhưng tài sản vẫn bị xử lý,
điều này được quy định tại Khoản 2 Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP “Bên có
nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa
vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật”. Trường hợp pháp luật có
quy định khác ở đây là trường hợp được quy định trong nghị định này hoặc ở văn
bản quy phạm pháp luật khác ví dụ trường hợp xử lý tài sản đảm bảo trong trường
hợp phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp
Xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp có nhiều tài sản cầm cố
Trong trường hợp có nhiều tài sản cầm cố để thực hiện một nghĩa vụ dân sự
thì việc xử lý tài sản cầm cố được thực hiện theo quy định tại Điều 337 Bộ luật dân
sự 2005 theo quy định này thì: “Trong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có
nhiều vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có
thoả thuận khác. Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với
giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt
hại cho bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố”.
Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố
Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận
cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có
liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là
khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt,
tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm
cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó.
Chấm dứt cầm cố tài sản
Việc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;


19


+ Việc cầm cố tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo
đảm khác;
+ Tài sản cầm cố đã được xử lý;
+ Theo thoả thuận của các bên.
Trả lại tài sản cầm cố
Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
339 của Bộ luật Dân sự 2005 thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu
được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được
trả lại cho bên cầm cố, nếu không có thoả thuận khác.
Như vậy, qua tìm hiểu các vấn đề lý luận về hợp đồng cầm cố tài sản chúng
ta có thể thấy các quy định về hoạt động cầm cố tài sản đã khá chặt chẽ, đảm bảo
quyền và nghĩa vụ cho mỗi bên trong quan hệ cầm cố tài sản, điều quan trọng là
các cơ quan chức năng, những người có thẩm quyền sẽ quản lý hoạt động cầm cố
tài sản như thế nào mà thôi.

20


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẦM CỐ TÀI SẢN CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH
2.1 Thực trạng hoạt động cầm cố tài sản của sinh viên trường đại học Vinh tại
các của hiệu cầm đồ trên địa bàn thành phố Vinh.
Có thể nói hoạt động cầm cố tài sản của sinh viên được tiến hành phần lớn
và chủ yếu tại các cửa hiệu cầm đồ trên địa bàn. Để có thể đi vào phân tích kỹ từng
yếu tố trong hoạt động cầm đồ, nhóm đi vào nghiên cứu từng vấn đề cụ thể như:
chủ thể nhận cầm cố (các của hiệu cầm đồ); đối tượng tài sản cầm đồ; lãi suất vay

trong hợp đồng chính mà các bên thỏa thuận cầm đồ để đảm bảo ...
2.1.1 Người nhận cầm cố.
Khi quản lý tài sản, người cầm cố phải chuyển tài sản đó để cho người nhận
cầm cố quản lý và sử dụng. Người nhận cầm cố đa phần là chủ các hiệu cầm đồ.
Hiệu cầm đồ là loại hình kinh doanh dịch vụ cho vay vốn thông qua việc cung cấp
các khoản vay bảo hàng cho khách hàng trên cơ sở cầm cố,theo đó khách hàng sẽ
được nhận một khoản tiền vay,bù lại họ phải ký cược các tài sản của họ được sử
dụng làm tài sản cầm cố hoặc sử dụng các giấy tờ có giá để câm cố ký gửi. Những
loại hình cửa hàng này thường do một cá nhân (ông bà chủ tiệm) đứng ra tổ chức .
Theo như số liệu thống kê thì đến tháng 03/06/2014, trên địa bàn thành phố
Vinh – Tỉnh Nghệ An có 392cơ sở dịch vụ cầm đồ có đăng ký kinh doanh. Ngoài
ra còn có hàng chục cơ sở khác trá hình dưới các hình thức như dịch vụ Internet,
game... Nhiều nhất trong số đó tập trung xung quanh các trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp. Riêng những địa bàn trọng điểm tập trung nhiều sinh
viên, học sinh sinh sống như phường Bến Thủy, Trung Đô, Hà Huy Tập, Hưng
Lộc… mỗi nơi có chừng 20 – 30 cơ sở dịch vụ cầm đồ. 1
1

/>
21


Theo con số thống kê của nhóm, trong vòng bán kính 500m quanh địa phận
Trường Đại học Vinh hiện nay có gần 100 hiệu cầm đồ đang hoạt động. Các cửa
hiệu này nằm san sát, chen chúc nhau, điển hình như trên đường Nguyễn Văn Trỗi
(K11 Bến Thủy, đoạn đi qua trường đại học), trong khoảng chiều dài 350m có đến
9 hiệu cầm đồ đang hoạt động; hay như trên đường Bạch Liêu cứ cách khoảng 20m
lại có một tiệm cầm đồ. Mỗi ngày, có khoảng 25-30 lượt khách hàng vào đây để
cầm cố tài sản, trong đó phần lớn là sinh viên…
Các cửa hiệu cầm đồ phải hoạt động theo quy định cụ thể trong lĩnh vực đặc

thù. Cụ thể là được quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy
định điều kiện về ANTT đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Hiện nay hoạt động kinh doanh cầm đồ đang rất khó quản lý bởi sự khó
khăn, phức tạp do các quy định của nhà nước còn bộc lộ nhiều kẽ hở. Trên thực tế,
rất nhiều chủ cơ sở kinh doanh không trực tiếp đứng tên kinh doanh, mà sử dụng
người làm thuê đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhằm tránh sự
kiểm soát của cơ quan quản lý, tránh xem xét trách nhiệm khi có vụ việc xảy ra.
Dịch vụ cầm ký cược tài sản không có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không
thực hiện việc trả lãi theo quy định; tài sản cầm cố ký cược để tại kho bãi không
cùng địa điểm giao dịch hoặc bên nhận cầm đồ gửi nhà họ hàng, người thân gây
khó khăn cho công tác quản lý, kiểm tra của cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, hồ
sơ cầm cố ký cược biến tướng dưới dạng cho vay với lãi suất cao. Liên quan đến
hoạt động cầm đồ tiềm ẩn các hoạt động phạm pháp, như: bảo kê, hành hung, đòi
nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, siết nợ, bắt giữ người trái pháp luật.
Theo quy định của Nhà nước, cầm đồ là một loại hình kinh doanh có điều
kiện. Trong đó ngoài có giấy phép về đăng ký kinh doanh thì cần phải có giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do đơn vị công an có thẩm quyền cấp.
Tuy nhiên hiện nay, chúng ta đang làm theo quy trình ngược, nghĩa là có giấy phép
rồi mới xin giấy chứng nhận đủ điều kiện – ông Nguyễn Văn Kha, Phó đội trưởng
22


Đội Quản lý hành chính, Công an Thành phố Vinh cho biết. Điều đó gây khó cho
các cơ quan công an hoặc đặt cơ quan công an vào sự “đã rồi”.(1)
Theo Thông tư số 33/2010/TT-BCA, khi thực hiện dịch vụ cầm đồ ký cược,
chủ cơ sở kinh doanh phải lập hợp đồng theo quy định. Người đến cầm đồ, thế
chấp phải xuất trình CMND hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để chủ cơ sở kiểm
tra, đối chiếu và photocopy lưu lại tại cơ sở. Không được nhận cầm đồ đối với
hàng hóa, tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp
luật mà có. Khi có nghi ngờ hàng hóa, tài sản do phạm tội mà có phải thông báo

ngay với cơ quan công an có thẩm quyền kiểm tra, xử lý...
Thế nhưng, qua “thực tế” tại nhiều cửa hàng cầm đồ tại TP Vinh, đa số các
tiệm cầm đồ không yêu cầu bên cầm cố xuất trình CMND, hộ chiếu, hay lập hợp
đồng nói gì đến khách hàng chứng minh được quyền sở hữu với tài sản cầm đồ.
Thậm chí còn không ghi tên bên cầm cô (hoặc người đi cầm khai tên giả) vào tờ
biên nhận, ghi loại tài sản, số tiền và thời gian cầm đồ. Khả năng trả nợ của khách
cũng không thành vấn đề. Để đảm bảo con nợ quay trở lại trả nợ, các chủ cơ sở này
chỉ quan tâm đến định giá hàng cầm với giá rất thấp nên khách không chuộc vẫn
không ảnh hưởng đến tài chính của các chủ tiệm mà còn bán được giá khi thanh lý
hàng quá hạn.
Còn nhiều cửa hiệu cầm đồ thực hiện đúng các nguyên tắc, đó là việc cầm
cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi
trong hợp đồng chính. Tuy nhiên, trong giấy biên nhận cầm đồ chỉ đề thông tin
chung và đặc điểm của tài sản cầm cố chứ không đề cập đến vấn đề lãi suất được
tính như thế nào? Quy định ra sao? Cách tính lãi suất ở đây chỉ được thỏa thuận
bằng miệng, chứ không được thể hiện bằng văn bản. Liệu có sự chênh lệch giữa
thực tế và quy định của pháp luật về lãi suất cho vay hay không? Cán bộ ngành
thuế sẽ dựa vào đâu để tính thuế cho cửa hiệu cầm đồ một cách chính xác? Nhà
nước liệu có bị thất thu về thuế?...
23


Đối với những hàng hóa, tài sản cầm đồ thuộc sở hữu của người thứ ba phải
có giấy ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu. Không được nhận cầm đồ đối với hàng
hóa, tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà
có. Khi có nghi ngờ hàng hóa, tài sản do phạm tội mà có, chủ tiệm phải thông báo
ngay với cơ quan công an có thẩm quyền kiểm tra, xử lý... Tuy đã có quy định rõ
ràng, song trên thực tế do việc quản lý còn khá lỏng lẻo nên các chủ tiệm vẫn cố
tình lách luật để trục lợi. Lợi dụng việc dịch vụ cầm đồ chưa có quy định mức lãi
suất cho vay cụ thể. Hầu hết các chủ tiệm cầm đồ khi cầm cố các loại tài sản, đều

thỏa thuận miệng với khách, chỉ ghi vào hợp đồng giá trị phần trăm thấp, để đối
phó với cơ quan chức năng. Trong khi, mỗi tài sản cầm cố tiền lãi được tính từ 515%/tháng đối với số tiền được cầm, tùy thuộc vào khách quen hay lạ. Cho vay lãi
suất càng cao thì chủ tiệm càng lợi, ngoài số tiền lời nhiều, còn dễ xảy ra khả năng
khách sẽ không lấy lại tài sản thế chấp, đến khi hoá giá các chủ tiệm sẽ rất được lợi.
Ngoài ra, theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
3-4-2012 về hoạt động quản lý kinh doanh vàng thì một số cửa hiệu cầm đồ hiện
đang vi phạm nghị định này. Cầm đồ vàng là một trong những hình thức hoạt động
kinh doanh vàng. Nhờ nhận cầm đồ vàng mà cửa hàng có phát sinh lợi nhuận. Đây
là hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng, được ghi trong các mục 4 và
6, Điều 19, chương VI của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP: "Sử dụng vàng làm
phương tiện thanh toán (mục 4). Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được
Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép (mục 6)".
Dù vi phạm như vậy, nhưng hầu hết các cửa hàng cầm đồ đều rất công khai việc vi
phạm của mình ngay trên biển hiệu, nhận cầm đồ vàng. Hiện nay, cầm cố vàng cho
lợi nhuận cao. Các chủ hiệu cầm đồ không cần quan tâm đến nguồn gốc của vàng,
người cầm cố là ai. Họ chỉ kiểm tra và định giá tài sản cầm cố. Trong những dây
chuyền vàng, lắc vàng … đem đi cầm cố, chắc chắn có những tang vật của các vụ
cướp giật, trộm cắp.
24


Trên thực tế, hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ thuộc danh mục các
ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, các quy định điều kiện về quản lý
đối với loại hình này còn đơn giản, chưa thực sự điều chỉnh những quan hệ trong
hoạt động kinh doanh nên còn nhiều kẽ hở mà người kinh doanh và người tham gia
sử dụng dịch vụ lợi dụng. Ngoài quy định tại Nghị định 72 quy định về điều kiện
ANTT đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì không có quy định
nào khác quản lý đối với loại hình này, nhất là quy định về lãi suất cho vay.
Bên cạnh đó, chế tài xử phạt chưa hợp lý phần nào làm gia tăng những biến
tướng trong dịch vụ cầm đồ. Theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP: cầm cố, thế

chấp tài sản mà không có hợp đồng theo quy định bị phạt tiền từ 2-5 triệu đồng;
hành vi cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do các hành vi vi
phạm pháp luật khác mà có bị phạt từ 5-15 triệu đồng; hành vi nhận gửi tiền, cầm
đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác bị phạt từ 2-5 triệu đồng… Như vậy,
chế tài xử phạt ở mức này không có tính răn đe cao đối với người có hành vi vi
phạm. Do mức xử phạt quá ít so với lợi nhuận từ việc cầm đồ gian mang lại nên
cửa hiệu cầm đồ được mở rất nhiều trên địa bàn thành phố.
Nếu không quản lý dịch vụ cầm đồ hợp lý thì một lượng lớn dòng tiền được
đưa vào hoạt động kinh doanh cầm đồ, nơi có thể trở thành mầm mống cho các
hoạt động "tín dụng đen". Nên chăng cần có phương thức tổ chức để những nhà
quản lý, các cấp chính quyền địa phương cần có những biện pháp kiểm soát, quản
lý "dòng tiền" của hình thức kinh doanh cầm đồ để phát huy các mặt tích cực của
nó, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Có thể nói, cách thức hoạt động của các tiệm cầm đồ còn nhiều khuất tất, tài
sản được cầm cố không xác định nguồn gốc, quy định lãi suất cho vay tuỳ thuộc
vào từng chủ tiệm, cộng với đó là thái độ nhắm mắt làm ngơ của các chủ tiệm đã
biến không ít điểm cầm đồ thành nơi tiêu thụ của gian…
2.1.2 Người cầm cố tài sản
25


×