Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤTVÀ THƯƠNG MẠI SÀI GÒN (SADACO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

LÊ CÔNG ĐẮC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤTVÀ THƯƠNG
MẠI SÀI GÒN (SADACO)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

LÊ CÔNG ĐẮC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG
MẠI SÀI GÒN (SADACO)

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Ths. LÊ VŨ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI SÀI GÒN (SADACO)” do LÊ CÔNG ĐẮC, sinh viên khóa 33,
ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
năm 2011.

LÊ VŨ
Giáo viên hướng dẫn

_________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)

__________________
Ngày

tháng

năm 2011

tháng


năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)

____________________
Ngày

tháng

năm 2011

tháng


LỜI CẢM TẠ
Cách đây bốn năm thôi, ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường Đại Học Nông
Lâm tôi còn rất lạ lẫm. Thế mà đã gần hết bốn năm học đại học, biết bao nhiêu kỷ
niệm vui buồn và những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy cho tôi là hành trang để
tôi bước vào đời. Và tôi hiểu rằng để tôi có được ngày hôm nay đã đánh đổi biết bao
công lao của những người tôi quen biết.
Lời đầu tiên con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ của con, là người đã sinh
ra và dạy dỗ con từ nhỏ đến nay và cả đường đời sau này. Bố mẹ vẫn luôn dìu dắt,
động viên, tạo điều kiện tốt nhất để cho con nên người. Và em cũng xin cảm ơn đến
người anh trai.
Em xin chân thành cám ơn thầy Lê Vũ đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành
tốt khóa luận này. Và em cũng xin cảm ơn thầy cô trường Đại Học Nông Lâm đã tận
tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức bổ ích trong bốn năm học vừa qua, là yếu tố quyết
định cho kết quả của chuyên đề tốt nghiệp và cả đường đời sau này.

Bên cạnh đó tôi cũng xin cám ơn Ban Tổng Giám Đốc và các anh chị trong
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Sản Xuất và Thương Mại Sài Gòn (SADACO). Nhờ có
sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ của tất cả mọi người mà việc thực tập của tôi trở nên
thuận lợi hơn.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn những người bạn, trong quá trình học tập nói chung
và trong khoảng thời gian làm bài luận nói riêng đã không ngừng an ủi, khích lệ và
động viên tôi tiếp bước. Thật hạnh phúc khi được quen biết tất cả các bạn.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tất cả mọi
người.
TP, HỒ CHÍ MINH, ngày tháng năm 2011
Sinh Viên
Lê Công Đắc


TÓM TẮT NỘI DUNG
LÊ CÔNG ĐẮC. Tháng 7 Năm 2011. “Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Sản Xuất và Thương Mại Sài Gòn (SADACO)”.
LE CONG DAC. July 2011. “The Analysis of Financial Status At Sai Gon
Trade and Production Development Corporation (SADACO)”.
Đề tài phân tích tình hình tài chính dựa trên cơ sở phân tích các số liệu lấy từ
các phòng ban, trong đó chủ yếu là phòng kế toán tại công ty Cổ Phần Phát Triển Sản
Xuất và Thương Mại Sài Gòn (SADACO). Thông qua việc phân tích số liệu, so sánh,
khóa luận đánh giá tình hình tài chính, nhờ đó tìm ra những mặt mạnh để phát huy và
khắc phục cải thiện những mặt hạn chế.
Nội dung phân tích chủ yếu bao gồm phân tích các chỉ số liên quan đến tình
hình tài chính của công ty và dự báo doanh thu, hoạch định tài chính cho công ty trong
những năm tiếp theo.
-

Biến động và cơ cấu TS


-

Biến động và cơ cấu NV

-

Phân tích các tỷ số lợi nhuận

-

Phân tích các tỷ số hoạt động

-

Phân tích các tỷ số thanh khoản

-

Phân tích các tỷ số đòn cân nợ

-

Dự báo doanh thu và hoạch định tài chính

Ngoài nội dung trên, qua quá trình nghiên cứu khóa luận còn đưa ra những kết
luận, biên pháp để phát huy điểm mạnh và một số kiến nghị để khắc phục những mặt
hạn chế của công ty.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................. x
Danh mục các bảng ......................................................................................................xii
Danh mục các hình ......................................................................................................xiii

Danh mục phụ lục ............................................................................................. xiv
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.4. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
2.1 Giới thiệu chung về công ty ................................................................................. 4
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty ...................................................... 4
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động ....................................................................................... 5
2.1.3 Những sản phẩm chính ................................................................................. 6
2.1.4 Cấu trúc tổ chức và quản lý công ty ............................................................. 7
2.2 Một số mặt hiện tại ở công ty SADACO ............................................................. 8
2.2.1 Tình hình lao dộng ........................................................................................ 8
2.2.2 Tình hình vốn và nguồn vốn ......................................................................... 9
2.2.3 Tình hình doanh thu và lợi nhuận trong những năm qua ........................... 10
2.2.4 Những thuận lợi và khó khăn của công ty .................................................. 10
2.2.4.1 Thuận lợi ............................................................................................. 10
2.2.4.2 Khó khăn ............................................................................................. 11
2.2.4.3 Phương hướng đến năm 2015 ............................................................. 11

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 12

vi


3.1. Khái niệm tài chính và phân tích tình hình tài chính ...................................... 12
3.2. Mục đích và ý nghĩa của phân tích tài chính ..................................................... 12
3.3. Tác dụng, vai trò và chức năng của phân tích tài chính .................................... 13
3.3.1. Tác dụng .................................................................................................... 13
3.3.2. Vai trò ........................................................................................................ 14
3.3.3. Chức năng .................................................................................................. 14
3.4. Các báo cáo tài chính......................................................................................... 14
3.4.1. Bảng cân đối kế toán.................................................................................. 14
3.4.2. Bảng kết quả sản xuất kinh doanh ............................................................. 15
3.5. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................ 15
3.6. Các tỷ số tài chính ............................................................................................. 16
3.6.1. Các tỷ số thanh khoản ................................................................................ 16
3.6.1.1. Khả năng thanh toán hiện thời (Rc) ................................................... 16
3.6.1.2. Khả năng thanh toán nhanh (Rq)........................................................ 17
3.6.1.3. Khả năng thanh toán vốn bằng tiền .................................................... 17
3.6.2. Các tỷ số hoạt động.................................................................................... 18
3.6.2.1. Tỷ số hàng tồn kho ............................................................................. 18
3.6.2.2. Tỷ số kỳ thu tiền bình quân ACP ....................................................... 19
3.6.2.3. Vòng quay các khoản phải thu ........................................................... 19
3.6.2.4. Hiệu quả sử dụng tài sản .................................................................... 19
3.6.3. Tỷ số đòn cân nợ ........................................................................................ 19
3.6.3.1. Tỷ số nợ .............................................................................................. 20
3.6.3.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Rde) ................................................... 20
3.6.3.3. Khả năng thanh toán lãi vay (Rt) ....................................................... 21
3.6.4. Các tỷ số lợi nhuận .................................................................................... 22

3.6.4.1. Tỷ suất sinh lợi trên DT (ROS) .......................................................... 22
3.6.4.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) ...................................... 22
3.6.4.3. Tỷ số Lợi nhuận ròng / Tổng Tài sản (ROA) ..................................... 22
3.6.5. Các hệ số đòn bẩy ...................................................................................... 23
3.6.5.1. Hệ số đòn bẩy tài chính ...................................................................... 23
3.6.5.2. Đòn bẩy kinh doanh ........................................................................... 24

vii


3.7. Dự báo và hoạch định tài chính ......................................................................... 24
3.7.1 Dự báo doanh thu ........................................................................................ 24
3.7.1.1 Phương pháp bình quân di động (Moving Average) ........................... 24
3.7.1.2 Phương pháp san bằng số mũ giản đơn (Simple Exponential
Smoothing – SES) ........................................................................................... 25
3.7.1.3 Phương pháp Brown (Double Exponential Smoothing – DES) .......... 25
3.7.1.4 Phương pháp Holt................................................................................ 26
3.7.2 Các phương pháp lập báo cáo tài chính dự kiến ......................................... 28
3.7.2.1 Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh số ............................................... 28
3.7.2.2 Phương pháp kết hợp ........................................................................... 28
3.8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 28
3.8.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 28
3.8.2. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 28
3.8.2.1. Phương pháp mô tả ............................................................................. 28
3.8.2.2. Phương pháp phân tích ....................................................................... 29
3.8.2.3. Phương pháp so sánh .......................................................................... 29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 30
4.1. Phân tích chung tình hình tài chính ................................................................... 30
4.1.1. Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản ................................................... 30
4.1.2. Phân tích sự biến động và cơ cấu nguồn vốn ............................................ 32

4.1.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả sản xuất kinh
doanh ................................................................................................................... 34
4.2. Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu ................................................................ 37
4.2.1. Phân tích các tỷ số thanh khoản ................................................................. 37
4.2.1.1. Khả năng thanh toán hiện thời (Rc) ................................................... 37
4.2.1.2. Khả năng thanh toán nhanh (Rq)........................................................ 38
4.2.1.3. Khả năng thanh toán vốn bằng tiền .................................................... 39
4.2.2. Phân tích các tỷ số hoạt động .................................................................... 40
4.2.2.1. Vòng quay Hàng Tồn Kho (Ri) .......................................................... 40
4.2.2.2. Kỳ thu tiền bình quân (ACP).............................................................. 41
4.2.2.3. Vòng quay các khoản phải thu ........................................................... 42

viii


4.2.2.4. Hiệu quả sử dụng tài sản .................................................................... 43
4.2.3. Phân tích tỷ số đòn cân nợ ......................................................................... 44
4.2.3.1 Tỷ số nợ trên Tổng tài sản ................................................................... 44
4.2.3.2. Tỷ số nợ trên Vốn Chủ Sở Hữu (Rde)................................................ 45
4.2.3.3. Khả năng thanh toán lãi vay ............................................................... 46
4.2.4. Phân tích các tỷ số lợi nhuận ..................................................................... 47
4.2.4.1. Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần (ROS) .......................................... 47
4.2.4.2. Lợi nhuận ròng / Vốn CSH (ROE) ..................................................... 48
4.2.4.3. Lợi nhuận ròng / Tổng TS (ROA) ...................................................... 49
4.3. Phân tích các hệ số đòn bẩy............................................................................... 50
4.3.1. Phân tích đòn bẩy tài chính ........................................................................ 50
4.3.2. Phân tích đòn bẩy hoạt động ...................................................................... 51
4.4. Dự báo doanh thu và hoạch định tài chính ........................................................ 51
4.4.1. Dự báo doanh thu ....................................................................................... 51
4.4.2. Xây dựng báo cáo tài chính dự báo năm 2011 ......................................... 55

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 59
5.1. Kết Luận .......................................................................................................... 59
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 60
5.2.1. Đối với công ty ......................................................................................... 60
5.2.2. Đối với Nhà nước...................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACP

Kỳ thu tiền bình quân

BPSS

Bình phương sai số

BQ

Bình quân

CĐKT

Cân đối kế toán

CP

Chi phí


CPQL

Chi phí quản lý

CSH

Chủ sỡ hữu

DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

DTBQ

Doanh thu bình quân

DTDB

Doanh thu dự báo

DTT

Doanh thu thuần

ĐHĐCĐ


Đại hội đồng cổ đông

ĐVT

Đơn vị tính

EBIT

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

FL

Hệ số đòn bẩy tài chính

GVHB

Giá vốn hàng bán

KPT

Khoản phải thu

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐQT

Hội đồng quản trị


HĐTC

Hoạt động tài chính

HTK

Hàng tồn kho

LN

Lợi nhuận

LNG

Lợi nhuận gộp

NNH

Nợ ngắn hạn

NV

Nguồn vốn

NVCSH

Nguồn vốn chủ sỡ hữu

QLDN


Quản lý doanh nghiệp

x


Rc

Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện thời

Rde

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Rq

Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh

Rt

Tỷ suất khả năng thanh toán lãi vay

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu


ROS

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

SSTĐ

Sai số thay đổi

TLSS

Tỷ lệ sai số

TS

Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định

TSDH

Tài sản dài hạn

TSLĐ

Tài sản lưu động

TTTH


Tính toán tổng hợp

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Bảng Biến Động Và Cơ Cấu Tài Sản Qua Các Năm................................... 31
Bảng 4.2: Bảng Biến Động Và Cơ Cấu Nguồn Vốn Qua Các Năm ............................ 33
Bảng 4.3: Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh .................................. 35
Bảng 4.4: Bảng Các Tỷ Số Thanh Khoản .................................................................... 37
Bảng 4.5: Bảng Vòng Quay Hàng Tồn Kho ................................................................ 40
Bảng 4.6: Kỳ Thu Tiền Bình Quân (ACP) ................................................................... 41
Bảng 4.7: Bảng Vòng Quay Các Khoản Phải Thu ....................................................... 42
Bảng 4.8: Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản ......................................................................... 43
Bảng 4.9: Tỷ Số Nợ Trên Tổng Tài Sản ...................................................................... 44
Bảng 4.10: Bảng Tỷ Số Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu (Rde) ........................................... 45
Bảng 4.11: Bảng Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay (Rt) ................................................ 46
Bảng 4.12: Phân Tích Các Tỷ Số Lợi Nhuận ............................................................... 47
Bảng 4.13: Bảng Phân Tích Đòn Bẩy Tài Chính ......................................................... 50
Bảng 4.14: Bảng Phân Tích Đòn Bẩy Hoạt Động ........................................................ 51
Bảng 4.15: Dự Báo Doanh Thu Theo Phương Pháp Bình Quân Di Động ................... 51
Bảng 4.16: Dự Báo Doanh Thu Theo Phương Pháp San Bằng Số Mũ Giản Đơn ....... 52
Bảng 4.17: Dự Báo Doanh Thu Theo Phương Pháp Brown ........................................ 53
Bảng 4.18: Dự Báo Doanh Thu Theo Phương Pháp Holt ............................................ 54
Bảng 4.19: Lựa Chọn Phương Pháp Tối Ưu ................................................................ 54

Bảng 4.20: Bảng Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Dự Báo Theo Phương
Pháp Phần Trăm Doanh Số........................................................................................... 56
Bảng 4.21: Báo Cáo Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Theo Phương Pháp Kết Hợp .... 57

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cấu Trúc Tổ Chức Bộ Máy Công Ty ............................................................. 7
Hình 2.2. Cơ Cấu Trình Độ Lao Động ........................................................................... 9
Hình 2.3. Biểu Đồ Thể Hiện Thay Đổi Doanh Thu ..................................................... 10
Hình 2.4. Biểu Đồ Thể Hiện Thay Đổi Lợi Nhuận ...................................................... 10

xiii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một Số Hình Ảnh Sản Phẩm Làm Từ Gỗ Của Công Ty Cổ Phần Sadaco
Phụ lục 2: Bảng Cân Đối Kế Toán Công Ty Cổ Phần Sadaco Năm 2008
Phụ lục 3: Bảng Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Cổ Phần Sadaco Năm 2008
Phụ lục 4: Bảng Cân Đối Kế Toán Công Ty Cổ Phần Sadaco Năm 2009
Phụ lục 5: Bảng Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Cổ Phần Sadaco Năm 2009
Phụ lục 6: Bảng Cân Đối Kế Toán Công Ty Cổ Phần Sadaco Năm 2010
Phụ lục 7: Bảng Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Cổ Phần Sadaco Năm 2010

xiv


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Hiện nay vấn đề thay đổi khí hậu đang là một vấn đề nóng trên thế giới, nhiều

nước trên thế giới chịu sự ảnh hưởng này, thời tiết bất thường, hạn hán lũ lụt, động đất
xảy ra nhiều nơi. Chính vì thế nó đã gây ra tình trạng khan hiếm các nguồn tài nguyên
dẫn đến giá của các nguyên liệu đầu vào tăng nhanh. Bên cạnh đó vào năm 2010 chỉ số
lạm phát tăng cao khoảng 11.75%, tăng thêm hơn 4% so với năm 2009, đặc biệt đầu
năm 2011 Chính phủ cho phép tăng giá cả một số hàng hóa trọng yếu như xăng dầu,
điện, ngoại tệ,…gây ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp. Hơn nữa Việt Nam
gia nhập WTO năm 2007 đã tạo cho nước ta nhiều điều kiện thuận lợi, những cơ hội
mới để phát triển nhưng cũng có nhiều thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
Trước tình hình trên đòi hỏi doanh nghiệp phải tận dụng được những nguồn lực
sẵn có để vươn lên vượt qua khó khăn về tự nhiên và tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy
luật cạnh tranh của cơ chế thị trường. Tài nguyên khan hiếm, nền kinh tế đang bất ổn,
giá các hàng hóa tăng nên việc sử dụng và quản lý nguồn vốn vào hoạt động sản xuất
kinh doanh như thế nào là việc không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi muốn
hoạt động kinh doanh hiệu quả thì người quản lý cần phải nhạy bén nắm bắt sự thay
đổi trên thị trường, nhằm xác định nhu cầu về vốn, huy động vốn kịp thời, sử dụng vốn
hợp lý và có hiệu quả cao. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải nắm rõ những nhân tố ảnh
hưởng, mức độ, xu hướng tác động đến tài chính doanh nghiệp. Việc thường xuyên
phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp thấy được những
mặt mạnh mà mình có, đồng thời thấy được điểm yếu của doanh nghiệp. Từ đó có
những phương án linh hoạt, phù hợp trong diễn biến phức tạp trong nền kinh tế hiện
nay.

1



Được sự cho phép của khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm, được sự chấp
thuận của Ban Giám Đốc công ty Cổ Phần Phát Triển Sản Xuất và Thương Mại Sài
Gòn, và được sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Vũ, tôi xin thực hiện đề tài: “Phân
Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Phát Triển Sản Xuất và Thương Mại
Sài Gòn”. Đây là điều kiện để xem xét việc hoàn thành khóa học và là điều kiện để tôi
thể hiện những kiến thức mà tôi đã tiếp thu tại trường.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phát triển sản xuất và thương
mại Sài Gòn (SADACO). Qua đó thấy được các điểm mạnh và điểm yếu, từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm củng cố tài chính của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

-

Phân tích tỷ suất lợi nhuận (trên tổng vốn tài sản, trên vốn chủ sở
hữu), các tỷ số nợ, khả năng thanh toán nợ của công ty và xét các
nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên.

-

Dự báo và hoạch định tài chính cho công ty trong năm 2011


-

Đưa ra các kiến nghị nhằm khắc phục điểm yếu và phát huy điểm
mạnh của công ty.

1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực tập và triển khai thực hiện đề tài từ ngày 28/02/2011đến ngày
25/6/2011.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại công ty Cổ phần Phát Triển Sản xuất và Thương mại
Sài Gòn (SADACO). Địa chỉ: 200Bis, Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM
1.4.

Cấu trúc luận văn
Đúng như quy định của Khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm tp.HCM về

kết cấu của khóa luân tốt nghiệp, bài luận văn này bao gồm năm chương.
Chương 1. Mở Đầu: Đặt vấn đề, nêu ra lý do chọn đề tài, sự cần thiết, mục tiêu

2


nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Chương 2. Tổng Quan: Giới thiệu tổng quát sự hình thành và phát triển, cơ cấu
tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. Những thuận lợi và khó khăn của

công ty. Bên cạnh đó còn giới thiệu sơ lược về tình hình lao động, vốn, và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày các khái niệm là cơ
sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Việc trình bày đó sẽ giúp người đọc hiểu kỹ hơn khi
đi đến chương tiếp theo. Từ đó, nêu ra phương pháp thu thập và xử lý số liệu được sử
dụng trong khóa luận.
Chương 4. Kết Qủa và Thảo Luận: Tiến hành phân tích, tính toán các chỉ số cần
thiết gắn với mục tiêu nghiên cứu theo các phương pháp trình bày ở trước.
Chương 5. Kết Luận Và Kiến Nghị: Trình bày kết luận qua việc tính toán và
phân tích đã thực hiện. Phần cuối của chương là kiến nghị đối với công ty và với nhà
nước để vấn đề tài chính của công ty có hiệu quả hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu chung về công ty
- Tên đăng ký: Công ty cổ phần Phát Triển Sản xuất và Thương mại Sài Gòn.
- Tên giao dịch: Sai Gon Trade and Production Development Corporation.
- Tên viết tắt: SADACO
- Logo:

- Trụ sở chính: 200Bis, Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM.
- Điện thoại: 0839317341
- Fax: 8489318144
- Email:
- Website: www.sadaco.com
- Mã số thuế: 030069170

- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4103005343 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư
TP.HCM cấp ngày 02/10/2006.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Vào những thập niên 80, ban lãnh đạo 2 bên của UBND TPHCM và UBND Tỉnh
ĐakLak đã thống nhất liên kết liên doanh trên địa bàn huyện Đak’lâp tỉnh ĐakLak
nhằm thực hiện việc phát triển kinh tế xã hội, hình thành vùng dân cư mới. Trong đó
cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu.
Năm 1992, triển khai nghị định số 388/HĐBT về việc thành lập và giải thể
doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh Đăkrlập được đổi thành tên Công ty Kinh

4


Doanh Sản Xuất Sài Gòn Đăklăk. Năm 1993, bộ Thương mại đã cho phép công ty
SADACO được phép xuất khẩu trực tiếp, giấy phép xuất khẩu số 407-1-063/GP do việc
hội nhập kinh tế ngày càng phát triển kéo theo sự đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều
vào Việt Nam.
Công ty SADACO đã được hình thành qua hai thời kỳ:
- Thời kỳ đầu (1987-1992) và thời kỳ hội nhập thương mại quốc tế (1992 đến
nay). Sau hơn 20 năm hoạt động công ty SADACO đã trở thành một trong những công
ty hàng đầu trong lĩnh vực khai thác, chế biến nông lâm sản, xuất khẩu và đã mở rộng
hợp tác kinh doanh với nhiều đối tác lớn ở nước ngoài tạo được sự uy tín đối với khách
hàng trong và ngoài nước.
Công ty là thành viên của Tập đoàn SATRA, một trong những tập đòan thương
mại lớn nhất Việt Nam và cũng đăng ký công ty đại chúng theo quy định của Ủy Ban
Chứng Khoán Nhà Nước.
- Đến đầu tháng 11/2006, công ty SADACO lại đánh dấu thêm một bước tiến
mới khi chuyển thành công ty cổ phần và chính thức đổi tên thành công ty Cổ Phần
Phát Triển Sản Xuất Thương Mại Sài Gòn và vẫn giữ tên viết tắt là SADACO. Giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4103005343 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM cấp

ngày 02/10/2006 với vốn điều lệ: 14.900.000.000 VND
Thương hiệu SADACO của công ty ngày càng được biết đến rộng rãi và đã được
các danh hiệu cao quý như huy chương “Sao vàng đất việt (Vietnam gold star), Doanh
Nghiệp Uy Tín và Chất Lượng (Trusted Business)”, Cúp Vàng “Top ten thương hiệu
Việt (Top ten VIETNAM Trademark)… và các giải thưởng khác.
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động
Khai thác, sản xuất các sản phẩm từ tre, đồ gỗ tinh chế, nông lâm thủy hải sản,
hàng tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng.
Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, hàng sản xuất và tiêu dùng.
Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, nội địa.
Đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, cao ốc.
Giao nhận hàng hóa trong nước và xuất khẩu, kho vận ngoại thương.

5


Khai thác gỗ.
Xuất khẩu lao động.
2.1.3 Những sản phẩm chính
Sản phẩm chế biến từ gỗ của công ty chia thành hai nhóm:
• Trong nhà: bao gồm các sản phẩm như bàn, ghế, giường ngủ, tủ đầu
giường, bàn trang điểm, tủ quần áo, giá kệ…
• Ngoài trời: bao gồm các sản phẩm như bàn, ghế ngoài trời, dù che,
ván sàn, ghế đu, bộ mái che, ghế dung trong spa, tắm nắng…
• Ngoài ra theo yêu cấu của khách hàng sẽ sản xuất riêng lẻ các sản
phẩm.
Hình ảnh một số sản phẩm làm từ gỗ của công ty:
• Trong nhà: (xem phần phụ lục trang)
• Ngoài trời: (xem phần phụ lục trang)


6


2.1.4 Cấu trúc tổ chức và quản lý công ty
Hình 2.1: Cấu Trúc Tổ Chức Bộ Máy Công Ty

7


Đại Hội Đồng Cổ Đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của công ty
SADACO. Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01
lần.
Hội Đồng Quản Trị
HĐQT là cơ quan quản lý công ty, các thành viên HĐQT được Đại hội đồng cổ
đông bầu ra, đại diện cho các cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc
và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp, Điều lệ
công ty và Nghị quyết của ĐHĐCĐ quy định. Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đại
diện theo pháp luật của công ty.
Ban Kiểm Soát
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều
hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động
độc lập với HĐQT và Ban Tổng Giám đốc. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại
hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện của mình.
Ban Điều Hành
Ban điều hành có nhiệm vụ điều hành, quản lý công ty trong mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty. Ban điều hành bao gồm 8 thành viên. Đứng cao nhất
trong Ban điều hành là Tổng Giám Đốc do HĐQT bầu ra, là người điều hành và có

quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công
ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao. Sáu giám đốc ở từng phòng là phụ giúp cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm
việc lập các báo cáo tài chính.
2.2 Một số mặt hiện tại ở công ty SADACO
2.2.1 Tình hình lao dộng
Hiện tại, công ty SADACO có đội ngũ cán bộ nhân viên hơn 1200 người. Bộ
phận quản lý điều hành đều là những chuyên viên, kỹ thuật viên có trình độ thạc sỹ, đại
học. Bộ phận nhân viên có trình độ từ cao đẳng trở lên. Bộ phận công nhân sản xuất tùy

8


từng vị trí mà có yêu cầu về năng lực riêng, khi tham gia công ty đều được học tập một
khóa 3 tháng về chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc.
Hình 2.2. Cơ Cấu Trình Độ Lao Động

Nguồn: Phòng nhân sự
Công ty thực hiện chế độ làm việc 48giờ/tuần. Căn cứ trên điều kiện thực tế,
công nhân sản xuất được chia làm 2 ca: sáng, tối nhằm tạo thuận lợi cho công nhân học
tập, nghỉ ngơi. Khi cần tăng ca, công ty thực hiện thỏa ước lao động tập thể quy định
bởi Luật Lao Động Việt Nam. Thỏa ước này đã được đăng kí và chấp nhận của cơ quan
có thẩm quyền.
Nhân viên theo chế độ thai sản, chăm sóc con nhỏ: giảm 1 giờ làm việc/ngày cho
các nhân viên đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng. Nhân viên nữ làm việc chân tay được
giảm 1 giờ làm việc/ngày khi mang thai tháng thứ 7. Nhân viên được nghỉ 1,5
ngày/tuần. Nhân viên làm đủ 12 tháng được nghỉ phép 12 ngày/năm. Công ty tăng số
ngày nghỉ dựa trên thời gian làm việc của nhân viên, 5 năm làm việc được nghỉ thêm 1
ngày.

2.2.2 Tình hình vốn và nguồn vốn
Công ty thành lập với vốn điều lệ: 14.900.000.000 VND. Số lượng cổ phần phát
hành lần đầu 14.900.000.000 đồng tương ứng với 1.490.000 cổ phần với mệnh giá một
cổ phần là 10.000 đồng. Trong đó:
Cổ phần nhà nước nắm giữ : 298.000 cổ phần chiếm 20% vốn điều lệ.

9


Còn lại là cho cán bộ công nhân viên và đối tác chiến lược của công ty.
2.2.3 Tình hình doanh thu và lợi nhuận trong những năm qua
Hình 2.3. Biểu Đồ Thể Hiện Thay Đổi Doanh Thu

Hình 2.4. Biểu Đồ Thể Hiện Thay Đổi Lợi Nhuận

Nguồn: TTTH
Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân của sự biến động của Doanh thu và Lợi nhuận ta
sẽ tìm hiểu cụ thể ở chương sau.
2.2.4 Những thuận lợi và khó khăn của công ty
2.2.4.1 Thuận lợi
Công ty có thời gian hoạt động lâu dài trên thị trường, nhiều kinh nghiệm trong

10


lĩnh vực xuất khẩu nên rất linh hoạt trong việc thích nghi với sự thay đổi của tị trường
cũng như trong vấn đề tìm kiếm hướng đi mới. Công ty chuyển từ hình thức doanh
nghiệp nhà nước sang cổ phần hóa, có điều kiện huy động vốn trong các dự án lớn.
Công ty nhập khẩu từ các nước như Úc, New Zealand… Sản phẩm chính sử
dụng các loại gỗ


hong dụng như: Tràm, Teak, Thông, Thông tái chế, cao su là những

loại gỗ không hiếm, không nằm trong danh sách hạn chế khai thác tại Việt Nam.
Xí nghiệp sản xuất nằm rải ở các tỉnh như Bình Dương, quận Thủ Đức, giúp
công ty có nguồn lao động sẵn có tại địa phương.
2.2.4.2 Khó khăn
Sản phẩm nhiều nhưng không có đặc điểm riêng so với các đối thủ cạnh tranh
cùng ngành. Công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế do thiếu vốn và nhân lực. Hoạt
động chiêu thị chủ yếu dựa vào các hội chợ trong và ngoài nước. Không chủ động trong
vấn đề nguồn nguyên liệu.
2.2.4.3 Phương hướng đến năm 2015
Từ nay tới năm 2015, công ty SADACO tập trung hoàn thành các mục tiêu sau:
Trong lĩnh vực chế biến lâm sản, sẽ hình thành và một cụm nhà xưởng chế biến đồ
đồ gỗ tinh chế xuất khẩu 250 ha tại huyện Bình chánh. Công ty nâng cao chất lượng sản
phẩm đưa sản phẩm thâm nhập thi trường Mỹ và Châu Âu.
Đối với hoạt đông thương mại dịch vụ, sẽ nâng cấp Khách sạn SADACO đạt
tiêu chuẩn 3 sao với quy mô từ 80 -100 phòng ,đa dạng hóa hoạt động dịch vụ du lịch
như tổ chức sự kiện , đại lý bán vé máy bay, tổ chức du lịch lữ hành quốc tế, tổ chức
đội xe du lịch. Đối với hoạt động khai thuê sẽ từng bước hình thành hoạt động logistic.
Trong kinh doanh địa ốc, Công ty sẽ triển khai một số dự án như khu công
nghiệp Đức Lợi 100ha (thuộc Khu Công Nghiệp Đức Hòa 3 tại Long An) , Cao ốc văn
phòng cho thuê tại quận 3, TP. Hồ Chí Minh , Khu biệt thự vườn kết hợp du lich tại
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.Khu trung tâm thương mại kết hợp dân cư tại Thủ Đức. Các dự
án này sẽ được triển khai dưới nhiều hình thức như vay vốn ngân hàng, phát hành
thêm vốn điều lệ, hợp tác với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

11



×