Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH LÚA – LÚA VÀ LÚA – SẢ Ở XÃ PHÚ ĐÔNG HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.09 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


HUỲNH THỊ BÍCH LỆ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MƠ HÌNH
LÚA – LÚA VÀ LÚA – SẢ Ở XÃ PHÚ ĐÔNG HUYỆN TÂN
PHÚ ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


HUỲNH THỊ BÍCH LỆ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MƠ HÌNH
LÚA – LÚA VÀ LÚA – SẢ Ở XÃ PHÚ ĐÔNG HUYỆN TÂN
PHÚ ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

Ngành: Kinh Doanh Nông Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. THÁI ANH HỊA



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT CỦA MƠ HÌNH LÚA

– LÚA VÀ LÚA – SẢ Ở XÃ PHÚ

ĐÔNG, HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG” do Huỳnh Thị Bích Lệ,
sinh viên khóa 33, ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ________.

TS. THÁI ANH HÒA
Giảng viên hướng dẫn

______________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

_________________________
Ngày

tháng

năm


tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

__________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho con xin gởi tất cả lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ, là
người đã sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, động viên... để con có được như ngày hơm
nay.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa và tất cả các thầy cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu, những bài học bổ ích trong thời gian tôi học tập tại
trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy Thái Anh Hịa, người đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn cô chú và anh chị trong Phịng Nơng Nghiệp và Ủy Ban
Nhân Dân xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đã tận tình giúp đỡ tơi
trong thời gian thực tập tại địa phương.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể bà con canh tác lúa trên địa bàn xã đã cung cấp
những thơng tin q báu để tơi hồn thành đề tài này.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời

gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày tháng năm 2011
Sinh viên
Huỳnh Thị Bích Lệ


NỘI DUNG TĨM TẮT
HUỲNH THỊ BÍCH LỆ, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh. Tháng 5 năm 2011. “Đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình lúa – lúa và
lúa – sả ở xã Phú Đơng, huyện Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang”.
HUỲNH THỊ BÍCH LỆ, Falcuty of Economics, Nong Lam University. May
2011. “Evaluation of The Production Efficiency of Rice – Rice Cropping Pattern
and Rice – Citronella Cropping Pattern in Phu Dong Commune, Tan Phu Dong
District, Tien Giang Province”.
Đề tài tìm hiểu về hiệu quả sản xuất của mơ hình lúa 2 vụ và mơ hình 1 vụ lúa 1
vụ sả trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 nơng hộ tại địa bàn xã Phú Đông, huyện
Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Đề tài đã sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp
thu thập, xử lí số liệu, phương pháp so sánh giữa nhóm hộ canh tác 2 vụ lúa trong một
năm và nhóm hộ canh tác 1 vụ lúa ở vụ Mùa và 1 vụ sả ở vụ Hè Thu để thấy được hiệu
quả kinh tế của 2 nhóm hộ này, đưa ra mơ hình sản xuất hiệu quả.
Kết quả cho thấy mơ hình lúa – sả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mơ hình
lúa – lúa.
Ngồi ra, đề tài cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn. Kết quả cho thấy nguồn nước, thời tiết, là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến
năng suất sản xuất của các loại cây trồng tại địa phương.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn về kỹ thuật canh tác, thị trường,
thiếu vốn trong q trình sản xuất, … Đó là những vấn đề cần được các cấp chính
quyền xã, huyện quan tâm hỗ trợ để việc canh tác lúa phát triển theo hướng bền vững,
phù hợp với tình hình thực tế.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ xi
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4 Ý nghĩa đề tài .........................................................................................................3
1.5 Cấu trúc luận văn ...................................................................................................3
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................................4
TỔNG QUAN.................................................................................................................4
2.1 Tổng quan về tình hình lúa gạo Việt Nam .............................................................4
2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên của xã Phú Đơng ...............................................5
2.2.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................5
2.2.2 Đất đai .............................................................................................................5
2.2.3 Khí hậu ............................................................................................................6
2.2.4 Thủy văn – sơng ngịi ......................................................................................6
2.3 Điều kiện kinh tế, xã hội ........................................................................................6
2.3.1 Sản xuất nông nghiêp – Công nghiệp – Dịch vụ ............................................6
2.3.2 Cơ sở hạ tầng...................................................................................................8
2.3.3 Lao động, việc làm ..........................................................................................8
2.3.4 Giáo dục, y tế ..................................................................................................8
2.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn ..................................................................9

2.4.1 Thuận lợi .........................................................................................................9
2.4.2 Khó khăn .........................................................................................................9
v


CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................10
3.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................10
3.1.1 Khái niệm kinh tế hộ .....................................................................................10
3.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ ......................................................................................10
3.1.3 Vai trò kinh tế hộ...........................................................................................11
3.1.4 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu .............................................................11
3.1.5 Khái niệm hiệu quả kinh tế ...........................................................................14
3.1.6 Các chỉ tiêu tính tốn kết quả ........................................................................14
3.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ..........................................................15
3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................15
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................15
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................15
3.2.3 Phương pháp so sánh.....................................................................................15
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................................16
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................16
4.1 Giới thiệu sơ lược về cuộc điều tra ......................................................................16
4.2. Mô tả mẫu điều tra tại nông hộ ...........................................................................17
4.2.1 Lao động........................................................................................................17
4.2.2. Độ tuổi và kinh nghiệm ................................................................................18
4.2.3 Trình độ văn hóa ...........................................................................................18
4.2.4 Tình hình sử dụng vốn của bà con nông dân ................................................19
4.2.5 Thị trường đầu vào ........................................................................................20
4.2.6 Thị trường đầu ra...........................................................................................21
4.3 Lịch thời vụ sản xuất lúa của xã Tân Phú Đông ..................................................22

4.3.1 Sản xuất lúa 2 vụ/năm ...................................................................................22
4.3.2 Sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ sả..............................................................................23
4.4 Các loại chi phí trong q trình sản xuất lúa tại xã Phú Đơng ............................23
4.4.1 Chi phí vật chất .............................................................................................23
4.4.2 Chi phí lao động ............................................................................................24
4.5 Các loại chi phí trong q trình sản xuất sả tại xã Phú Đông ..............................24
vi


4.6 Đánh giá hiệu quả sản xuất mơ hình lúa – lúa tại địa bàn xã Phú Đông .............26
4.6.1 CPBQ 1ha lúa vụ Hè Thu năm 2010.............................................................26
4.6.2 KQ, HQ 1 ha lúa Hè Thu năm 2010 .............................................................27
4.6.3 CPBQ 1ha lúa vụ Mùa năm 2010 .................................................................28
4.6.4 KQ, HQ 1 ha Mùa năm 2010 ........................................................................29
4.6.5 Nhận xét chung KQ, HQ sản xuất 1 ha lúa mơ hình lúa – lúa năm 2010 .....30
4.7 Đánh giá hiệu quả sản xuất mơ hình lúa – sả tại địa bàn xã Phú Đông ...............31
4.7.1 CPBQ 1ha sả Hè Thu năm 2010 ...................................................................31
4.7.3 CPBQ 1 ha lúa Mùa năm 2010 .....................................................................33
4.7.4 KQ, HQ 1 ha lúa Mùa mơ hình lúa – sả........................................................34
4.7.5 Nhận xét chung KQ, HQ sản xuất trong một năm của 1 ha đất canh tác mơ
hình lúa – sả ...........................................................................................................35
4.8 So sánh hiệu quả sản xuất của mơ hình lúa – sả và lúa – lúa .............................36
4.9 Phân tích ưu nhược điểm của từng mơ hình ........................................................37
4.10 Những thuận lợi và khó khăn trong q trình sản xuất .....................................38
4.10.1 Thuận lợi .....................................................................................................38
4.10.2 Khó khăn .....................................................................................................38
4.11 Những thuận lợi và thách thức trong quá trình đầu tư và sản xuất giữa 2 mơ
hình đang canh tác .....................................................................................................39
4.11.1 Hiệu quả kinh tế ..........................................................................................39
4.11.2 Rủi ro khi đầu tư .........................................................................................39

4.11.3 Thị trường tiêu thụ ......................................................................................40
4.11.4 Chất lượng đất .............................................................................................41
4.11.5 Nguồn vốn ...................................................................................................41
4.12 Xu hướng canh tác và nguyện vọng của 2 nhóm nơng hộ .................................41
4.12.1 Đối với nhóm hộ mơ hình lúa – lúa ............................................................41
4.12.2 Đối với nhóm hộ mơ hình lúa – sả ..............................................................42
4.13 Một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những khó khăn trong sản xuất ......43
4.13.1 Về vốn .........................................................................................................43
4.13.2 Giải pháp về công tác khuyến nông ............................................................43
4.13.3 Giải pháp về thủy lợi ...................................................................................43
vii


4.13.4 Giải pháp về thị trường tiêu thụ ..................................................................43
CHƯƠNG 5 ..................................................................................................................44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................44
5.1 Kết luận ................................................................................................................44
5.2 Kiến nghị..............................................................................................................45
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương...................................................................45
5.2.2 Đối với người nông dân ................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KT

Kinh Tế


VHXH

Văn hóa xã hội

QPAN

Quốc phịng an ninh

BQ

Bình qn

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐVT

Đơn vị tính

DT

Doanh thu

CP

Chi phí

CPBQ


Chi phí bình qn

CPVC

Chi phí vật chất

TCP

Tổng chi phí



Lao động

CPLĐ

Chi phí lao động

TN

Thu nhập

LN

Lợi nhuận

KQ, HQ

Kết quả, hiệu quả


KHKT

Khoa học kỹ thuật

MH

Mơ hình

NH NN&PTNT

Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

NH CSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của xã Phú Đông năm 2010 ........................................5
Bảng 4.1: Độ Tuổi Lao Động của Nơng Hộ..................................................................18
Bảng 4.2: Trình Độ Văn Hóa của Chủ Hộ ....................................................................19
Bảng 4.3: Tình hình tín dụng của nông hộ sản xuất ......................................................19
Bảng 4.4: CPBQ 1 ha lúa Hè Thu năm 2010 ................................................................26

Bảng 4.5: KQ, HQ 1 ha lúa Hè Thu năm 2010 .............................................................27
Bảng 4.6: CPBQ 1 ha lúa Mùa năm 2010 .....................................................................28
Bảng 4.7: KQ, HQ 1 ha lúa Mùa năm 2010 ..................................................................29
Bảng 4.8: CP, KQ, HQ sản xuất 1 ha lúa của mơ hình lúa – lúa năm 2010..................30
Bảng 4.9: CPBQ 1 ha sả Hè Thu năm 2010 ..................................................................31
Bảng 4.10: KQ, HQ 1 ha sả Hè Thu ..............................................................................32
Bảng 4.11: CPBQ 1 ha lúa Mùa ....................................................................................33
Bảng 4.12: KQ, HQ 1 ha lúa Mùa .................................................................................34
Bảng 4.13:CP, KQ, HQ sản xuất của 1 ha đất canh tác của mơ hình lúa – sả ..............35
Bảng 4.14: KQ, HQ canh tác trên 1 ha đất trồng của mơ hình lúa – sả và mơ hình lúa –
lúa ..................................................................................................................................36
Bảng 4.15: Phân tích độ nhạy ảnh hưởng bởi giá và năng suất mơ hình lúa – sả .........40
Bảng 4.16: Chất lượng đất ảnh hưởng đến năng suất....................................................41
Bảng 4.17: Xu hướng canh tác lúa của nông hộ ............................................................41
Bảng 4.18: Xu hướng canh tác của nông hộ..................................................................42

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Biểu đồ tình hình nhân khẩu các nơng hộ ở 2 ấp điều tra ..............................17
Hình 4.2. Sơ đồ lịch phân bố mùa vụ ở xã Phú Đông ...................................................22

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống ở nông thôn, vì vậy
nơng nghiệp và nơng thơn là vấn đề thời sự luôn được các cấp, các ngành quan tâm.
Chưa bao giờ, vấn đề nơng nghiệp và nơng thơn lại có sức hấp dẫn các nhà nghiên cứu
lí luận và thực tiễn như hiện nay.
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, giữ
một vị trí hết sức quan trọng. Vì nơng nghiệp sản xuất ra những sản phẩm nuôi sống
con người mà bất kỳ ngành sản xuất khác không thể thay thế được. Đặc biệt trong sản
xuất nông nghiệp ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí quan trọng quyết định sự
thành bại, ấm no hay phồn vinh của nông nghiệp và nông thơn, đơi khi là của tồn bộ
nền kinh tế xã hội của quốc gia. Vì vậy việc phát triển sản xuất lương thực khơng
những là quan trọng mà cịn là chỗ dựa vững chắc để tạo đà phát triển cho các ngành
sản xuất khác trong nền kinh tế quốc dân. Ngồi ra lương thực cịn là nguồn dự trữ để
nhà nước thực hiện chính sách xã hội. Từ những ý nghĩa cực kì to lớn như vậy Đảng
và Nhà nước ta đã lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm cho các thời kì phát triển
của đất nước.
Đối với nước ta, sản xuất lương thực chủ yếu và quyết định vẫn là lúa gạo. Tân
Phú Đông là một huyện vùng sâu, vùng xa, thuần nông với đa số dân cư sống dựa chủ
yếu vào nơng nghiệp. Vì vậy mà sản xuất lúa gạo quyết định lớn đến thu nhập và đời
sống của các nông hộ trên địa bàn. Trước đây, người dân chỉ canh tác được 1 vụ lúa
trong năm, đất đai còn nhiễm phèn nặng nên gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế dẫn
đến hiệu quả sản xuất khơng cao. Khi hệ thống đê bao ngăn mặn hồn chỉnh người dân
khu vực này bắt đầu sản xuất được 2 vụ lúa trong năm. Những năm đầu, khi mới bắt
tay vào sản xuất lúa 2 vụ, chưa có kinh nghiệm và thời tiết thường xuyên biến động,


kết quả sản xuất của nông hộ chỉ ở mức đủ ăn. Từ sau vụ Mùa năm 2008 đến nay, do
tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nắm bắt được diễn biến của thời tiết, sâu bệnh, sản
lượng lúa ở địa bàn này tăng vọt đáng kể. Không dừng lại ở đó, người nơng dân ln
tận dụng mọi diện tích đất để trồng đan xen thêm các cây hoa màu khác nhằm tăng thu

nhập. Ban đầu cây sả chỉ được giâm trồng ở quanh nhà, ven các kênh mương vườn để
phục vụ nhu cầu chế biến thực phẩm hàng ngày và bán ở địa phương. Khi cây sả bán
được giá, với đặc tính dễ trồng, chịu đựng được nắng hạn, một vài nông hộ đã áp dụng
trồng trên đất ruộng. Kết quả là mang về lợi nhuận nhiều hơn cả trồng lúa. Và hiện
nay, người dân địa bàn này đã dần chuyển sang trồng 1 vụ lúa và 1 vụ sả, làm cho diện
tích xuống giống của vụ Hè Thu bị thu hẹp lại rất nhiều. Xuất phát từ tình hình thực tế
như vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất của mơ hình
lúa – lúa và lúa – sả ở xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang” nhằm
tìm hiểu tình hình sản xuất hiện nay của nông hộ, hiệu quả sản xuất của từng mơ hình
mang lại. Trên cở sở đó, đề xuất kiến nghị nhằm giúp cho quá trình chuyển đổi đúng
hướng, tạo sự ổn định trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu hiệu quả sản xuất của mơ hình lúa – lúa và lúa – sả của nông hộ tại xã
Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất của mơ hình lúa – lúa và lúa – sả tại địa bàn xã.
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa mơ hình lúa – lúa và lúa – sả.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của nơng hộ sản xuất tại địa bàn.
- Đề xuất một số ý kiến để mơ hình sản xuất có hiệu quả.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: khóa luận được thực hiện từ ngày 25/2/2011 đến ngày 25/5/
2011.
Phạm vi không gian: khóa luận được nghiên cứu tại các hộ trồng lúa và trồng sả
ở xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

2


1.4 Ý nghĩa đề tài

Thông qua việc nghiên cứu, đề tài có thể giúp cho chính quyền địa phương thấy
được phần nào tình hình thực tế trong trong việc sản xuất lúa – sả của nông hộ trên địa
bàn. Từ đó, xác định được những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất hiện nay, góp
phần giúp bà con nơng dân giải quyết phần nào những vấn đề còn tồn tại trong sản
xuất.
1.5 Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 5 chương với các nội dung sau:
Chương 1. Mở đầu: Nêu lên lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, ý nghĩa của việc nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan: Giới thiệu một số tình hình cơ bản của xã Phú Đông,
huyện Tân Phú Đông như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, giáo dục, y tế, … đồng
thời sơ lược hiện trạng chung về sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Nêu các lý thuyết liên quan
làm cơ sở để giải thích các nội dung nghiên cứu, đồng thời đưa ra các phương pháp
nghiên cứu phục vụ cho việc xử lý và đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Chương 4. Kết quả và thảo luận: Đây là phần chính của đề tài nhằm nêu ra các
kết quả nghiên cứu, làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Trong phần này tơi tiến hành phân tích mơ hình sản xuất lúa – lúa và lúa – sả tại
địa bàn nghiên cứu.
Đánh giá kết quả và hiệu quả bình quân trên 1 ha đất canh tác ở địa bàn nghiên
cứu, dẫn đến mức thu nhập của người nông dân.
So sánh 2 mô hình sản xuất mà người nơng dân đang áp dụng để lựa chọn mơ
hình sản xuất có hiệu quả, cải thiện thu nhập cho người dân.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Nêu ra những kết luận chung nhất mà đề tài
đã thực hiện được và đưa ra kiến nghị cho các bên liên quan.

3


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tình hình lúa gạo Việt Nam
Theo kết quả điều tra ngân hàng thế giới, tổng sản lượng tiêu thụ lúa gạo không
ngừng gia tăng, trong đó Châu Á chiếm tới 88%, nhưng tổng sản lượng trên thế giới
tăng rất chậm do thiên tai gây nên. Cùng với sự bùng phát dân số ở các nước kém phát
triển và đang phát triển (Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh) cộng với tình trạng
thiếu lương thực đang và sẽ xảy ra. Để đảm bảo an ninh lương thực cho con người, đòi
hỏi các nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu nhằm cải tiến năng suất và gia
tăng sản lượng cho ra nhiều giống mới để phục vụ bà con nông dân.
Việc nghiên cứu các loại giống lúa mới vào sản xuất trên diện rộng đã phần nào
đưa Việt Nam xứng tầm quốc tế với vị trí nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế
giới. Trong đó phải kể đến đồng bằng Sơng Cửu Long, mặc dù chỉ chiếm 12% diện
tích cả nước nhưng với tiềm năng sẵn có, chủng loại giống vừa đa dạng vừa phong phú
và đây cũng là vùng trọng điểm lúa gạo nước ta chiếm hơn 50% tổng sản lượng cả
nước, hàng năm đóng góp trên 90% lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên vài năm gần đây
dịch bệnh cũng gây khơng ít khó khăn cho ngành trồng lúa khiến giá và sản lượng lúa
bất ổn.
Từ năm 1985, Nhà nước đã có những chương trình lớn về quỹ gen, hàng năm đầu
tư từ 3 - 4 tỷ đồng cho chương trình quỹ gen cây trồng, vật ni và vi sinh. Trong đó,
đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu về quỹ gen cây lúa. Chương trình quốc gia này đã
tạo thành được một màng lưới duy trì và bảo tồn các nguồn gen quý, đồng thời tiến
hành các nghiên cứu lai tạo nhiều giống mới. Cho đến nay, đã có gần 30 giống lúa
được cơng nhận là giống quốc gia.
Ngồi những nghiên cứu về hàng loạt các giống cho hiệu quả cao còn phát triển
về kỹ thuật trồng lúa bằng các nông cụ tiên tiến hiện đại như: máy gieo sạ hàng, máy


cấy lúa, máy gặt liên hợp đã giảm được một phần hai lượng giống trên 1 ha, tiết kiệm
chi phí giống, giảm lượng phân bón, giảm lượng thuốc BVTV và mang lại hiệu quả

kinh tế cao.
Nhưng thực trạng cho thấy người dân Việt Nam vẫn còn lối canh tác theo thói
quen, truyền thống đặt ra vấn đề cần được quan tâm và tìm cách khắc phục.
2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên của xã Phú Đơng
2.2.1 Vị trí địa lý
Phú Đông là một trong 5 xã thuộc cù lao Lợi Quan, Phú Đông nằm giữa 2 con
sông Cửu Long, sơng Cửa Đại và Cửa Tiểu. Ranh giới hành chính được xác định như
sau:
 Phía Đơng giáp xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang.
 Phía Tây giáp xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
 Phía Nam giáp sơng Cửa Đại.
 Phía Bắc giáp sơng Cửa Tiểu.
2.2.2 Đất đai
Huyện Tân Phú Đông là một cồn cù lao (người dân ở đây ví như một đảo nhỏ)
được phù sa bồi đắp nên, do đó địa hình tương đối thấp hơn so với các huyện khác
trong tỉnh. Diện tích đất tự nhiên là 2.453,24 ha. Đất bị nhiễm mặn và nhiễm phèn
nặng, chủ yếu là đất thịt pha cát.
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của xã Phú Đơng năm 2010
Loại đất
-Đất tự nhiên

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

2.453,24

100

1.688,25


68,82

-Đất thổ cư

29,99

1,23

-Sơng ngịi

629,90

25,65

-Đất nơng nghiệp và ni
trồng thủy sản

-Đất hoang hóa và rừng

105

phịng hộ

4,3

Nguồn tin: UBND xã Phú Đơng năm 2010
Đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bao gồm:
+ Diện tích trồng cây lúa: 1.066,2 ha
5



+ Diện tích trồng cây ăn trái: 191 ha.
+ Diện tích trồng màu: 185 ha. Trong đó trồng sả 110 ha, ớt 52 ha, rau màu 9 ha
và bắp 9 ha.
2.2.3 Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 10 âm lịch,
các tháng cịn lại là mùa khơ. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 27oC. Lượng mưa trung
bình năm từ 1.250 - 1.500 mm.
2.2.4 Thủy văn – sơng ngịi
Xã Phú Đơng, huyện Tân Phú Đơng được bao kín bởi hai con sông Cửa Đại và
Cửa Tiểu, hai con sông này chạy dài từ thành phố Mỹ Tho qua trung tâm xã đổ ra biển
Đơng. Tồn xã có hai bến đị ngang qua hai con sông và 4 bến xe honda ôm: Lý Quàn
1, Bà Tiên 1, Lý Quàn 2 và Gảnh. Hai sông này chủ yếu phục vụ cho giao thơng hàng
hóa và tưới tiêu.
2.3 Điều kiện kinh tế, xã hội
2.3.1 Sản xuất nông nghiêp – Công nghiệp – Dịch vụ
a. Sản xuất nơng nghiệp:
- Trồng trọt: Diện tích canh tác một số loại cây trồng như bắp và cây ăn trái tiếp
tục giảm, chuyển đổi sang trồng sả và các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn,
phù hợp với xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sản
xuất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Năm 2010, sản xuất nông nghiệp đạt
được một số thành tựu nổi bật.
Về cây lúa:
Cây lúa là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của xã, vì vậy trong năm 2010
mặc dù cũng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các
ngành, các cấp trong xã và sự nổ lực của bà con nông dân, sản xuất lúa vẫn đem lại
hiệu quả cao, đảm bảo đời sống cho người dân. Diện tích đất canh tác trong năm là
1,066.2 ha, diện tích đất gieo trồng đạt 1.862,5 ha, năng suất bình quân đạt 5,5 tấn/ha,
sản lượng đạt 9.773,5 tấn.

Cây ăn trái:
Diện tích vườn cây ăn trái 96 ha, đã cho thu hoạch 75 ha, năng suất đạt 9
tấn/ha/năm.
6


Diện tích cây dừa cịn 95 ha, năng suất cho trái thấp khoảng 10 tấn/ha/năm. Nâng
tổng diện tích cây ăn trái lên 191 ha, sản lượng 2.006 tấn, đạt 101,6% so với chỉ tiêu.
Hoa màu:
Diện tích trồng màu tồn xã là 185 ha. Trong đó trồng sả 110 ha, ớt 52 ha, rau
màu 9 ha và bắp 9 ha. Sản lượng bình quân 7,95 tấn/năm, tạo giá trị thu nhập cao cho
nông dân.
- Chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã là 9.850 con. Trong đó:
+ Tổng số gia cầm trên địa bàn xã: 85.340 con
+ Gia súc: Đàn heo 470 con, đàn bò 441 con, đàn trâu 22 con, đàn dê 383 con.
- Thủy sản:
Tình hình nuôi thủy sản phát triển ổn định, tiếp tục vận động bà con nhân dân
mạnh dạng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Diện tích ni trồng thủy sản 246 ha, trong đó diện tích ni cá là 41 ha, ni
tơm 205 ha.
Đánh bắt thủy hải sản: tồn xã có 17 phương tiện đánh bắt gần bờ. Tổng sản
lượng là 22 tấn/năm. Tổng sản lượng thu từ nuôi trồng thủy sản là 1.890 tấn/năm
b. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Phú Đông là một địa bàn nông thôn, mật độ dân số đông, phần lớn sống bằng
nghề nông, một số buôn bán nhỏ lẻ và đánh bắt nuôi trồng thủy sản, đời sống nhân dân
cịn gặp rất nhiều khó khăn. Các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ của địa bàn xã chỉ gồm: 01
doanh nghiệp tư nhân vàng bạc đá quý, 01 điểm kinh doanh vật liệu xây dựng, 02 điểm
kinh doanh vật tư nông nghiệp, 02 cây xăng, 06 nhà máy xay xác, 02 tiệm hàn tiện, 01
lò rèn, 01 lò bún, 04 tiệm may mặc, 06 hộ chuyên kết chổi, 09 tiệm sửa xe gắn máy.

Nhìn chung, những cơ sở hoạt động đạt hiệu quả cao góp phần giải quyết lao
động việc làm và tăng thêm thu nhập cho kinh tế cho từng hộ gia đình, giải quyết cho
hơn 100 lao động có việc làm thường xuyên ổn định.
c. Thương mại – dịch vụ:
Xã Phú Đông được Ngân hàng Nơng Nghiệp đầu tư tín dụng thơng qua 05 tổ
liên doanh vay vốn ở 05 ấp cho hộ nông dân vay vốn sản xuất, chăn nuôi và các dự án
7


đoàn thể khác nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, giảm hộ nghèo và chuyển dần
lên hộ khá, giàu trên địa bàn xã.
Xã có 01 chợ trung tâm và mạng lưới kinh doanh nhỏ lẻ rộng khắp trong các
xóm ấp, khu dân cư, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng phong phú, đa dạng của nhân
dân địa phương.
Hệ thống thơng tin liên lạc, báo chí xun suốt trong năm, phục vụ tốt nhu cầu
thông tin cá nhân, đảm bảo cho cơng tác quốc phịng an ninh.
2.3.2 Cơ sở hạ tầng
Giao thông rất thuận lợi với đường tỉnh lộ 877B với chiều dài là 13 km nối liền
từ đầu mõm xã Phú Tân. Lộ này được trải bê tông hóa, ngồi ra cịn có một số tuyến
đường liên ấp nối liền với nhau rất thuận lợi.
Năm 2010, xã đã xây dựng hồn thành bốn cơng trình cầu đường: cầu Năm
Non, cầu Hai Tiền, đường Năm Ước, đường ngang cổng Bà Tiên 1.
Tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn xã đạt 98% so kế hoạch.
2.3.3 Lao động, việc làm
Toàn xã có 05 ấp với tổng số dân là 6.441 người gồm 1.415 hộ gia đình, trung
bình mỗi hộ sẽ có 5 nhân khẩu. Vì người dân ở xã phần lớn làm nghề nông, làm vườn
nên đây là con số phù hợp cho mỗi gia đình vì khơng sợ thiếu lao động cũng như ít lo
hơn về gánh nặng kinh tế.
2.3.4 Giáo dục, y tế
Về giáo dục: Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp và cơ sở vật

chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. Tồn xã có 02 điểm trường Mẫu
giáo, 04 trường Tiểu học và 01 trường Trung học cơ sở với tỷ lệ tốt nghiệp ở các bậc
học đạt cao, chưa có trường Trung học phổ thơng.
Tống số học sinh tiểu học là 485 học sinh, trung học cơ sở là 335 học sinh, mầm
non là 230 học sinh, duy trì sĩ số 100%.
Về y tế: Thực hiện đạt 10 chuẩn chương trình y tế quốc gia. Cơng tác phịng,
chống các dịch bệnh; cơng tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân; kiểm tra vệ sinh an
toàn thực phẩm, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và ứng phó với
dịch cúm A/H1N1 được tập trung chỉ đạo thực hiện.
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KT – VHXH xã Phú Đông, 2010.
8


2.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn
2.4.1 Thuận lợi
Huyện Tân Phú Đông là một huyện vùng sâu mới được thành lập, có vị trí địa lý
riêng biệt với các huyện khác trong tỉnh nên rất được sự quan tâm của Đảng – UBND
và các ban ngành có liên quan. Xã Phú Đơng nói riêng cũng được đặc biệt chú ý, được
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sắc trên mọi lĩnh vực. Xã đã hoàn chỉnh
hệ thống thủy lợi, làm cầu giao thơng, các cơng trình có tác dụng tích cực đến sản
xuất, đời sống dân sinh.
2.4.2 Khó khăn
Là một huyện mới được thành lập từ năm 2009 nên cơ sở hạ tầng được đầu tư
xây dựng rất ít, hiện nay nhân dân và chính quyền xã gặp rất nhiều khó khăn trong
sinh hoạt và sản xuất.
Thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến thời vụ sản xuất
và quyết định năng suất, sản lượng.
Trình độ sản xuất của nơng hộ cịn thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân.
Công tác khuyến nông không được chú trọng.
Một số bệnh trên cây lúa như: đạo ôn, vàng lá, …là nỗi lo của nông dân và các

ngành chức năng.

9


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm kinh tế hộ
Hộ dân là đơn vị sản suất cơ bản, là đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt. Bản thân
mỗi hộ nông dân là một tế bào xã hội, là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng. Là đơn vị
sản xuất cơ bản trong nơng nghiệp, hộ có mục đích tối đa hóa nguồn thu trên cơ sở sử
dụng tồn bộ các nguồn lực và nâng cao phúc lợi gia đình.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ
Hộ nơng dân là đơn vị sản xuất nhưng với quy mô nhỏ, họ cũng có đầy đủ các
yếu tố, các tư liệu phục vụ sản xuất. Đó là các nguồn lực sẵn có của nông hộ như: lao
động, đất đai, vốn, kỹ thuật, công cụ,… Từ các yếu tố sản xuất đó nơng hộ sẽ tạo ra
các sản phẩm cung cấp cho gia đình và xã hội. Do sản xuất với quy mô nhỏ nên số
lượng hàng hóa tạo ra của từng hộ là không lớn. Tư liệu sản xuất không đầy đủ nên
chất lượng của sản phẩm làm ra cũng chưa cao.
Hộ nông dân là đơn vị tiêu dùng. Các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng cho nhu
cầu tiêu dùng của gia đình họ là chính, nếu cịn dư họ sẽ cung cấp ra thị trường bằng
cách trao đổi hoặc buôn bán. Cũng có một số nơng hộ chun sản xuất để cung cấp ra
thị trường. Hoạt động sản xuất chính của các nông hộ là trồng trọt và chăn nuôi. Trước
kia, hầu hết các nông hộ đều sản xuất để cung cấp cho nhu cầu của gia đình họ. Đó là
đặc tính tự cung tự cấp của các hộ nơng dân. Nhưng trong quá trình phát triển của đất
nước, các hộ nơng dân cũng đã có những bước đổi mới khá quan trọng. Họ đã tiến
hành sản xuất chuyên canh để cung cấp cho xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là họ phải
hoàn thiện tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Do đa số các hộ nông dân đều thiếu tư liệu sản xuất: thiếu vốn, thiếu đất đai, kỹ
thuật... nên họ thường đầu tư sản xuất thấp, họ luôn tránh rủi. Cũng vì vậy nên hiệu


quả kinh tế mang lại của nông hộ thường không cao. Chỉ có một số nơng hộ mạnh dạn
đầu tư với quy mô lớn, năng suất lao động cao nên thu nhập của họ cũng khá cao
nhưng mức độ rủi ro cũng khá lớn. Đa số các nông hộ đều chọn cho mình cách sản
xuất khá an tồn đó là họ luôn trồng nhiều loại cây khác nhau trong cùng một thời kỳ
hoặc chăn nuôi nhiều vật nuôi một lúc. Điều này làm cho sản phẩm của họ luôn đa
dạng nhưng số lượng thì khơng nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc họ tránh được rủi
ro, nếu giá cả hàng hóa này giảm xuống thấp thì cịn có hàng hóa khác. Nhưng cách
sản xuất này không mang lại hiệu quả cao cho nơng hộ.
3.1.3 Vai trị kinh tế hộ
Tuy các hộ nơng dân cịn sản xuất một cách nhỏ lẻ, quy mô không lớn, năng
suất chưa cao, hiệu quả kinh tế chưa cao... nhưng khơng thể phủ nhận vai trị quan
trọng của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp. Các hộ nông dân đã sử dụng những
điều kiện sẵn có để sản xuất, ổn định cuộc sống. Điều đó cũng giải quyết được một số
lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội.
Ngoài việc tạo ra các thành phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình và xã hội,
kinh tế hộ nơng dân cịn đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu, hàng
hóa, dịch vụ, là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lớn đến với người tiêu dùng.
Vì mơ hình kinh tế hộ có quy mơ sản xuất nhỏ, vốn đầu tư không lớn, công tác
quản lý khá dễ dàng so với các loại hình sản xuất khác nên kinh tế hộ thường được
chọn làm điểm khởi đầu. Mơ hình kinh tế hộ rất phù hợp với những nơng hộ có ít vốn,
chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, tư liệu sản xuất cịn hạn chế. Nó cũng là tiền đề
cho sự phát triển các loại hình sản xuất khác.
3.1.4 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
a) Cây sả
Đặc điểm
Sả thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, mọc thành bụi, có chiều cao 8 cm tới trên

1 m. Thân rễ trắng hay hơi tím, có nhiều đốt, các lá bẹ ơm chặt với nhau. Lá hẹp, dài
giống như lá lúa, mép lá hơi nhám, đầu lá thường uốn cong xuống.
Rễ cây phát triển khỏe ăn sâu ở lớp đất 20 – 25 cm, chồi mọc từ nách lá tạo thành dảnh
sả. Nhiều dảnh sả tạo thành bụi. Sả có khả năng chịu hạn.
11


Cơng dụng
Sả được dùng làm gia vị trong món ăn hàng ngày. Sả có tinh dầu thơm, có mùi
chanh nên thường được nấu làm nước gội đầu, làm nước xông giải cảm. Tinh dầu sả
dùng trong công nghiệp nước hoa, chất thơm. Củ sả có tác dụng thơng tiểu, ra mồ hôi,
chữa cảm sốt.
Kỹ thuật trồng
Sả dễ trồng, không kén đất, thích nghi rộng với mọi vùng khí hậu. Cây sả có mặt
ở hầu hết các vùng miền và ở mọi gia đình.
Chọn đất, làm sạch cỏ, cuốc hố rộng 20 x 20 cm, sâu 20 cm, cho mỗi hố 1 – 2 kg
phân chuồng trộn với lớp đất mặn. Lấy 1 đến 2 nhánh sả đã cắt bớt lá, tước bỏ bẹ lá
khơ ở ngồi, nếu ở gốc bẹ có rễ dài thì cắt bớt. Trồng trên diện tích rộng với số lượng
lớn cần ủ cho rễ phát triển. Đặt nhánh sả hơi nghiêng 15 – 20 độ, lấp đất, nén chặt gốc.
Sau đó tưới nước vào gốc cho đủ ẩm, cho cây chóng bén rễ. Sau 10 – 15 ngày sả đã
bén rễ, đâm lá mới thì dùng phân đạm pha loãng 3 – 5 % để tưới.
b) Cây lúa
Lúa là cây lương thực chủ yếu và là cây trồng chính được người dân canh tác
lâu đời nhất ở địa phương này. Nó đã gắn liền với đời sống của người dân như một
biểu tượng của sự no ấm. Một số giống lúa được trồng ở địa phương:
Giống lúa OM576

Nguồn gốc
Là giống lúa được phát triển từ tổ hợp lai Hungary/IR48 từ năm 1982, được
công nhận giống quốc gia từ năm 1990.

Đặc điểm nông học
-

Thời gian sinh trưởng cực ngắn, khoảng 90 ngày trong điều kiện sạ thẳng, 95

ngày khi gieo mạ cấy.
-

Chiều cao cây trung bình 90 – 95 cm.

-

Năng suất trung bình đạt 4,5 – 5,5 tấn/ ha; thâm canh cao có thể đạt 7,0 – 7,5

tấn/ ha. Lúa OM 576 có hạt gạo hơi ngắn, chiều dài hạt gạo trung bình 6,5 mm
-

Khối lượng 1000 hạt 24 gram; tỉ lệ bạc bụng thấp, cơm mềm, ngon.

-

Kháng rầy nâu trung bình (3 – 5), hơi nhiễm bệnh đạo ôn, nhiễm nhẹ bệnh khô

vằn; giống rất dai hạt.
12


Giống lúa OM2517
Nguồn gốc
Giống lúa OM2517 có nguồn gốc từ tổ hợp lai OM1325/ OMCS94. Được công

nhận giống quốc gia năm 2004 theo Quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCN ngày
29/7/2004.
Đặc tính nông học
-

Thời gian sinh trưởng: 85 –90 ngày.

-

Chiều cao cây 90 - 100 cm, khả năng đẻ nhánh khá.

-

Hơi nhiễm rầy nâu, hơi kháng bệnh đạo ôn (cấp 5).

-

Năng suất trung bình: Vụ Đơng xn: 6-8 tấn/ha, vụ Hè Thu : 4 – 5 tấn/ha.

-

Khối lượng 1000 hạt 26 – 28g.

-

Hàm lượng amyloza 24 – 25%, ít bạc bụng, chiều dài hạt gạo 7,0 – 7,3 mm.

-

Giống thích nghi rộng, dễ canh tác, phù hợp với đất đai vùng ĐBSCL.


Giống lúa OM4900
Nguồn gốc
Phát triển từ tổ hợp lai C53/Jasmine 85 ( marker RG28). Được cơng nhận giống
chính thức năm 2009 theo Quyết định số 198 QĐ/BNN-KHCN ngày 18/06/2009 của
Bộ Nông Nghiệp & PTNT.
Đặc tính nơng học
-

Thời gian sinh trưởng: 95 – 105 ngày.

-

Chiều cao cây: 100 – 110cm.

-

Lá cờ đứng, cứng cây, bông to đùm

-

Hơi nhiễm rầy nâu, đạo ôn, cháy bìa lá, lúa von.

-

Chịu phèn nhẹ.

-

Chất lượng: Cơm dẻo, thơm.


-

Hạt gạo dài, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

-

Năng suất: 6 – 8 tấn / ha (Đông Xuân), 5 – 6 tấn / ha (Hè Thu).

Giống lúa AS 996 – 9
Nguồn gốc
Được tạo ra từ tổ hợp lai IR64/Oryzarufipugon. Phương pháp chọn tạo: Lai tạo
hữu tính với bốn lần hồi giao. Được khu vực hóa theo Quyết định số 5218 BNN13


×