Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

THIẾT LẬP VÀ THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH KINH DOANH QUÁN CAFE SÂN VƯỜN “CHUÔNG GIÓ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

ĐỖ THỊ TRÚC PHƯƠNG

THIẾT LẬP VÀ THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH KINH DOANH
QUÁN CAFE SÂN VƯỜN “CHUÔNG GIÓ”

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/ 2011


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

ĐỖ THỊ TRÚC PHƯƠNG

THIẾT LẬP VÀ THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH KINH DOANH
QUÁN CAFE SÂN VƯỜN “CHUÔNG GIÓ”

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TH.S. TRẦN MINH TRÍ

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 07/ 2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “THIẾT LẬP VÀ
THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH KINH DOANH QUÁN CAFÉ SÂN VƯỜN “CHUÔNG
GIÓ” TẠI KHU 8 GIAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH” do ĐỖ THỊ TRÚC PHƯƠNG, sinh viên khóa 33, ngành QUẢN TRỊ KINH
DOANH, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

TH.S.TRẦN MINH TRÍ
Người hướng dẫn

________________________
Ngày

tháng

năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)


Họ tên)

Ngày

tháng

năm 2011

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Thoáng đó những năm tháng trên giảng đường đại học đã trôi qua, tôi nhớ biết
bao ngôi trường Đại học Nông Lâm, nhớ thầy cô, bạn bè với nhiều kỹ niệm thân
thương. Tôi có được ngày hôm nay là nhờ công nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, thầy
cô, sự cưu mang, bảo bọc của họ hàng, tình yêu thương, giúp đỡ của bạn bè. Con xin
được gửi lời cảm ơn đến bố mẹ người đã sinh ra con và nuôi dưỡng con nên người, bố
mẹ đã không quản nắng, mưa, làm lụng vất vả để dành cho con những gì tốt đẹp nhất.
Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ tôi trong học tập cũng như là những người tri kỷ khi tôi
gặp khó khăn.
Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy, quý cô của trường Đại học
Nông Lâm đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế, những người đã cho tôi kiến thức,
dạy dỗ tôi những bài học quý giá.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Trần Minh Trí – người đã nhiệt
tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi đồng gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong nhóm của thầy hướng dẫn đã

nhiệt tình giúp đỡ, để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Và cuối cùng cho tôi gửi lời tri ân tới tất cả mọi người, những người đã giúp đỡ,
quan tâm tôi trong suốt những năm tháng qua.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 07 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Trúc Phương


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐỖ THỊ TRÚC PHƯƠNG. Tháng 6 năm 2011. “Thiết Lập và Thẩm Định Kế Hoạch
Kinh Doanh Quán Café Sân Vườn Chuông Gió Tại Khu 8 Gian Trường ĐH
Nông Lâm TP.HCM”
DO THI TRUC PHUONG. June 2011 “Establish and Evaluate Business Plans Cafe
Gardenat The Eighth Time “Bell Wind” Nong Lam University”
Mục đích chung của luận văn là thiết lập và thẩm định kế hoạch kinh doanh
quán café sân vườn tại khu 8 gian trường ĐH Nông Lâm tp.HCM, trong đó tập trung
vào phân tích thị trường sản phẩm, dịch vụ của dự án, nghiên cứu các giải pháp kỹ
thuật công nghệ của kế hoạch, tổ chức nhân sự, phân tích tài chính, mức độ an toàn và
các lợi ích về mặt kinh tế và xã hội mà dự án đem lại.
Luận văn sử dụng những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện đó là: thu thập,
xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp, phân tích tổng hợp dựa trên ý kiến tham khảo từ phía
người tiêu dùng và các chuyên gia. Bên cạnh đó, dự án cũng dùng thêm một số
phương pháp khác như là: so sánh, chênh lệch, phân tích độ nhạy…
Qua đó, ứng dụng kiến thức của bài khoá luận cũng như là những kiến thức
được tích luỹ trong quá trình học tập tại trường cho việc kinh doanh sau khi tốt nghiệp.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi không gian

2

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Nghiên cứu thị trường cafe ở Việt Nam

4

2.2. Sơ lược về các loại hình kinh doanh cafe tại thành phố Hồ Chí Minh

6


CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

9

3.1. Một số khái niệm

9

3.1.1. Đầu tư

9

3.1.2. Dự án đầu tư

11

3.1.3. Phương pháp xây dựng bảng báo cáo ngân lưu dự án

13

3.1.4. Lập kế hoạch trả nợ đều

15

3.1.5. Bố cục của một dự án khả thi

15

3.1.6. Nghiên cứu nội dung chính của dự án khả thi


17

3.1.7. Một số chỉ tiêu cơ bản dùng thẩm định dự án đầu tư

18

3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Thu thập và xử lý số liệu sơ cấp

24

3.2.2. Thu thập và xử lý số liệu thứ cấp

24

v


3.2.3. Phương pháp phân tích chung
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích thị trường café giải khát

25
27
27

4.1.1. Dự báo nhu cầu bằng cách trực tiếp nghiên cứu thị trường


27

4.1.2. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh.

34

4.1.3. Nhà cung cấp

36

4.2. Lập dự án

39

4.2.1. Lạm phát

39

4.2.2. Thời gian và địa điểm

39

4.2.3 Thiết kế nước uống

42

4.3. Dự toán doanh thu

43


4.3.1. Hoạch định kế hoạch kinh doanh

43

4.3.2. Dự toán doanh thu

44

4.4. Dự toán các chi phí

46

4.4.1. Dự toán chi phí xây dựng

46

4.4.2. Chi phí trang thiết bị, công cụ dụng cụ

49

4.4.3. Chi phí nhân sự

52

4.4.4 Dự kiến chi phí NVL chế biến

55

4.4.5. Chi phí khác


58

4.4.6. Khấu hao

62

4.5.1. Hoạch định nguồn vốn

63

4.5.2 Cơ cấu nguồn vốn và kế hoạch trả nợ vay

64

4.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

65

4.5.4. Xây dựng bảng báo cáo ngân lưu theo quan điểm của chủ sở hữu trong
điều kiện có lạm phát

67

4.6. Thẩm định hiệu quả tài chính

68

4.6.1. Hiện giá thuần (NPV – Net Present Value)


69

4.6.2. Suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return)

69

4.6.3. Chỉ số sinh lời (PI – Profit Index)

69

4.6.4. Thời gian hoà vốn (PP – Pay-back Period)

70

4.7. Phân tích rủi ro dự án

70
vi


4.7.1. Yếu tố về sô lượng khách hàng
4.8. Phân tích ảnh hưởng dự án đến kinh tế, xã hội
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

70
71
72

5.1. Kết luận


72

5.2. Kiến nghị

73

5.3. Hạn chế

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SV

Sinh viên

CBCC

Cán bộ công chức

ĐHNL

Đại học Nông Lâm

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

CSPV

Công suất phục vụ

TTB

Trang thiết bị

NV

Nhân viên

CCDC

Công cụ dụng cụ

NVL

Nguyên vật liệu

DT

Doanh thu

CP

Chi phí


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

NPV

Hiện giá thuần (NPV – Net Present Value)

IRR

Suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return)

PI

Chỉ số sinh lời (PI – Profit Index)

PP

Thời gian hoà vốn (PP – Pay-back Period)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mức Tiêu Thụ Cafe Trong Nước Qua Một Số Năm....................................... 4
Bảng 4.1.Tỷ Lệ Khách Hàng Thường Chi Trả Cho Sản Phẩm Cafe ............................31
Bảng 4.2.Tỷ Lệ Khách Hàng Thường Chi Trả Cho Sản Phẩm Nước Ép .....................31
Bảng 4.3. Tỷ Lệ Khách Hàng Chọn Các Nhóm Thức Uống.........................................34
Bảng 4.4. Mức Giá Dự Kiến Cho Các Nhóm Nước Uống Như Sau: ..........................43

Bảng 4.5. Bảng Ước Lượng Khách Đến Quán Một Ngày ............................................44
Bảng 4.6. Doanh Thu Dự Kiến Qua Các Năm ..............................................................45
Bảng 4.7 Dự Toán Chi Phí Xây Dựng...........................................................................48
Bảng 4.8. Chi Phí Mua TTB, CCDC Mau Hỏng ..........................................................50
Bảng 4.9 Kế Hoạch Mua Sắm và Khấu Hao, TTB Sử Dụng 3 Năm ............................51
Bảng 4.10 Kế hoạch mua sắm và khấu hao TTB, CCDC sử dụng 5 năm.....................52
Bảng 4.11. Tổng Chi Phí Ban Đầu và Chi Phí TTB, CCDC.........................................52
Bảng 4.12. Cơ Cấu Lao Động và Mức Lương Dự Kiến Cho Từng Lao Động .............54
Bảng 4.13. Chi Phí Lương Nhân Viên Hàng Năm ........................................................55
Bảng 4.14. Tỷ lệ NVL/DT Cho Các Nhóm Thức uống ................................................56
Bảng 4.15. Chi Phí NVL Hàng Năm .............................................................................57
Bảng 4.16. Chi Phí Tiện Ích Hàng Năm........................................................................58
Bảng 4.17 Chi Phí Chiêu Thị Vào Ngày Khai Trương .................................................60
Bảng 4.18. Chi Phí Chiêu Thị Cho Các Năm ................................................................61
Bảng 4.19. Khấu Hao Hằng Năm ..................................................................................62
Bảng 4.20. Tổng Chi Phí Ban Đầu và Chi Phí TTB, CCDC.........................................63
Bảng 4.21. Nhu Cầu Vốn Lưu Động .............................................................................64
Bảng 4.22 Tổng Nguồn Vốn .........................................................................................64
Bảng 4.23. Cơ Cấu Nguồn Vốn .....................................................................................65
Bảng 4.24. Kế Hoạch Trả Nợ Gốc và Lãi Vay..............................................................65
Bảng 4.25 Tổng Hợp Chi Phí Hoạt Động Hằng Năm ...................................................66
Bảng 4.26 Dự Toán Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Dự Án ..............................67
Bảng 4.27. Bảng Báo Cáo Ngân Lưu Theo Quan Điểm của Chủ Sở Hữu Trong Điều
Kiện Có Lạm Phát .........................................................................................................68
ix


Bảng 4.28. Tính Toán Chỉ Tiêu NPV ............................................................................69
Bảng 4.29. Tính Toán IRR ............................................................................................69
Bảng 4.30. Tính Toán Chỉ Tiêu PI ................................................................................69

Bảng 4.31. Tính PP ........................................................................................................70
Bảng 4.32. Sự Thay Đổi Của NPV, IRR Theo Doanh Thu ..........................................70

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu Đồ So Sánh Mức Tiêu Thụ Cafe của Thành Thị và Nông Thôn

5

Hình 2.2 Cafe ”Gió” Trên Những Toà Nhà Cao Tầng

6

Hình 2.3. Vừa Cà Phê Vừa Chat Tiếng Anh

7

Hình 2.4. Café Nghệ Thuật Du Miên

8

Hình 4.1. Tỉ Lệ Khảo Sát Khách Hàng Có Thường Đến Quán Café

28

Hình 4.2. Tỷ Lệ Khảo Sát Khách Hàng Thường Uống Café Trong Khu 8 Gian Trường
ĐHNL Theo Nghề Nghiệp.


29

Hình 4.3. Tỷ Lệ Khảo Sát Khách Hàng Thường Uống Café Trong Khu 8 Gian Trường
ĐHNL Theo.Thu Nhập

30

Hình 4.4.Tỷ Lệ Mục Đích Đến Quán Café Của Khách Hàng

32

Hình 4.5.Tỷ Lệ Thu Hút Khách Hàng Khi Đến Quán Cafe

33

Hình 4.6.Tỷ Lệ Thời Lượng Khách Hàng Đến Quán Cafe

33

Hình 4.7. Mặt Bằng Thi Công

41

Hình 4.8 Một Số Hình Ảnh Thức Uống

42

Hình 4.9 Cơ Cấu Tổ Chức Quán Café “Chuông Gió”

53


Hình 4.10 Sự Thay Đổi Của NPV Theo Biến Động Của Lượng Khách Hàng

71

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi
Phục lục 2: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phục lục 3: Phối Cảnh Kiến Trúc Quán Cafe “ Chuông Gió”

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người trong chúng ta đều đứng trước rất nhiều
những quyết định từ việc nhỏ đến việc lớn. Như những người phụ nữ, người mẹ đi chợ
mỗi ngày trong gia đình khi phải lựa chọn mua gì, tại sao chọn cái này mà không chọn
cái kia…? Lớn hơn một chút là những quyết định của ông bố, bà mẹ có nên đầu tư cho
con mình đi học ở các trường nào...? Và xa hơn nữa, những Doanh Nghiệp, những nhà
đầu tư với số vốn bỏ ra rất lớn cho việc kinh doanh, phải suy nghĩ rất kỹ trước khi
quyết định chọn một dự án đầu tư nào đó. Bởi vì chúng ta đều biết đồng tiền làm ra
không phải dễ. Và bên cạnh những cơ hội đầu tư lớn thì thách thức không nhỏ. Mức độ
rủi ro cùng chiều với độ lớn dự án đầu tư. Vậy phải làm gì để đồng tiền đầu tư đúng
chỗ, mang lại lợi ích ngày càng lớn cho Doanh Nghiệp cũng như cho chính mình?

Hiện nay, có rất nhiều loại hình dịch vụ đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh. Một trong các loại hình kinh doanh phổ biến là dịch vụ quán
cafê đang phát triển rầm rộ với nhiều phong cách khác nhau. Chỉ tính riêng trong ngoại
ô thành phố (quận Thủ Đức), đã có hơn 100 quán lớn nhỏ hoạt động (nguồn:
thienduongcafe.com), đa phần các quán đều hoạt động có hiệu quả. Điều này khẳng
định tiềm năng kinh doanh quán cafê giải khát là khá lớn.
Bên cạnh đó, trong khuôn viên trường Đại Học Nông Lâm rất rộng lớn là cơ
hội cho việc kinh doanh dịch vụ cafê giải khát, do tập trung một lượng lớn sinh viên
học tập tại đây.
Xu hướng tìm một nơi giải trí trong lành, thoáng mát sau một ngày làm việc,
học tập mệt mỏi là cần thiết đối với sinh viên, cán bộ công chức và cả những người
dân xung quanh.


Trước bối cảnh và cơ hội đó, việc xây dựng và kinh doanh dịch vụ quán cafê rất
phù hợp với thực tế, đây cũng là cơ sở hình thành đề tài “Thiết lập và thẩm định kế
hoạch kinh doanh quán café sân vườn “Chuông Gió” tại khu 8 gian trường ĐH
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh” với mong muốn có thể vận dụng kiến thức đã
học và kiến thức luận văn để thực hiện được thực tế kế hoạch kinh doanh sau khi tốt
nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của khóa luận này là nhằm vào việc “Thiết lập và thẩm định
kế hoạch kinh doanh quán café sân vườn Chuông gió tại khu 8 gian trường ĐH Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh”. Qua đó đưa ra quyết định nên hay không nên đầu tư
vào dự án.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên khóa luận, đề tài tập trung vào các mục tiêu
cụ thể như sau:
+ Phân tích thị trường sản phẩm, dịch vụ của dự án, bao gồm phân tích dung

lượng thị trường, nhu cầu và đặc điểm khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, chọn
nhà cung cấp và từ đó xác định thị trường mục tiêu.
+ Lập kế hoạch đầu tư: Phân tích kỹ thuật (trang thiết bị, địa điểm, thời gian,
sản phẩm…), phân tích nhân sự, phân tích tài chính (nguồn vốn, những khoản thu, chi,
rủi ro…)
+ Thẩm định dự án đầu tư.
+ Phân tích một số ảnh hưởng của dự án đến tình hình kinh tế, xã hội.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Do đề tài nghiên cứu tính khả thi kế hoạch kinh doanh quán cafe mà đối
tượng chủ yếu là sinh viên, cán bộ công chức nên tiến hành khảo sát tập trung
trong khuôn viên trường ĐH Nông Lâm tp.HCM.

2


1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2011 đến tháng 06/2011.
1.3.3. Phạm vi nội dung
Thiết lập và thẩm định kế hoạch kinh doanh quán café sân vườn Chuông gió tại
khu 8 gian trường ĐH Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Mở đầu. Trình bày lý do chọn đề tài đồng thời nêu lên mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và sơ lược cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan. Trình bày những vấn đề liên quan đến thị trường kinh
doanh cafe.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Trình bày các khái niệm
có liên quan đến đề tài, những vấn đề chung và các phương pháp phân tích.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Khảo sát thị trường, phân tích tình

hình nguồn vốn và các chi phí liên quan đến việc kinh doanh quán cafe. Từ đó, đánh
giá tính khả thi của dự án.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Đánh giá tính khả thi của dự án, rút ra một số
kết luận chung của dự án, những hạn chế và những vấn đề chưa thể nghiên cứu được.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Chương 2 là chương tổng quan nói về thị trường cafe Việt Nam trong những
năm gần đây. Ngoài ra trong phần này cũng sẽ tìm hiểu sơ lược về các loại hình kinh
doanh cafe tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.1. Nghiên cứu thị trường cafe ở Việt Nam
Năm 2009, Tổng cục Thống kê thông qua số liệu điều tra mức sống dân cư Việt
Nam, cho biết mức tiêu thụ cafe bình quân người dân Việt Nam năm 2006 là 17 ngàn
với đến năm 2009 mức này đã lên đến 24 ngàn (thể hiện trong bảng 2.1), tức chỉ nhỉnh
hơn 0,5 đô la Mỹ.
Bảng 2.1. Mức Tiêu Thụ Cafe Trong Nước Qua Một Số Năm
Năm
Dân số (triệu người)
Tiêu thụ café nội địa (tấn)
Tiêu thụ bình quân (ngàn/người/năm)

2006
83,08
81.070
17


2007
2008
2009
83,09
84,9
85,79
86.520
92.700
95.000
19
21,5
24
Nguồn: ketnoisunghiep.com

Bảng 2.1 cho thấy, lượng cafe tiêu thụ tăng dần qua các năm. Mức tiêu thụ cafe
bình quân đầu người tăng là do sự phát triển của nền kinh tế đẩy thu nhập của người
dân cao hơn, NTD có thêm thu nhập để có thể thư giãn ngồi uống cafe. Đồng thời, sự
phát triển ngành trồng trọt cây công nghiệp trong nước cũng làm tăng lượng cafe tiêu
thụ trong nước.
Tuy nhiên, với điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê đã nói ở trên
vào năm 2009 thì tiêu thụ ở thị trường nội địa lên tới 95.000 tấn cà phê nhân. Con số
này khác xa đánh giá của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), rằng tiêu dùng cà phê nội địa
của Việt Nam chỉ đạt 5% sản lượng thu hoạch, được xem là thấp nhất trong các quốc
gia xuất khẩu cà phê thành viên của ICO. Bình quân các nước thành viên của ICO tiêu
thụ nội địa tới 25,16% sản lượng thu hoạch. (nguồn: ketnoisunghiep.com)
4


Trong nghiên cứu của mình, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông
nghiệp nông thôn (IPSARD) cho rằng mức tiêu thụ cà phê của người dân trong nước là

quá ít. Nếu đem so sánh với người Bắc Âu uống 10 ki lô gam cà phê nhân (quy đổi ra
cà phê nhân) mỗi năm, Tây Âu 5-6 ki lô gam thì người Việt Nam chỉ tiêu thụ 1,25 ki lô
gam cà phê bột và cà phê uống liền (cà phê hòa tan), quy ra chỉ 0,5 ki lô gam cà phê
nhân. (nguồn: ketnoisunghiep.com)
Hình 2.1. Biểu Đồ So Sánh Mức Tiêu Thụ Cafe của Thành Thị và Nông Thôn

6,8
7
6
5

kg café

4
2,4

3
2

2,4

ngàn đồng

0,89

1
0

Nông thôn


Thành thị

Nguồn: ketnoisunghiep.com
Điều dễ dàng nhận thấy là người dân thành thị mua cà phê uống tới 2,4 ki lô
gam/năm, nhiều gấp 2,72 lần so với người dân nông thôn và số tiền mà cư dân đô thị
bỏ ra cho ly cà phê mỗi sáng tới 24.000 đồng/năm, cao gấp 3,5 lần so với nông thôn.
Nếu chia các hộ ra thành năm nhóm dựa vào thu nhập thì nhóm thứ năm có thu nhập
cao nhất uống cà phê nhiều gấp 18 lần so với nhóm hộ gia đình có thu nhập thấp nhất.
Hầu hết các vùng miền ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê nhưng mức độ chênh lệch rất
lớn giữa các vùng. Trong khi duyên hải Nam Trung bộ và ĐBSCL là những khu vực
tiêu thụ cà phê khối lượng lớn thì Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng tiêu
thụ rất ít, thậm chí vùng Tây Bắc hầu như tiêu thụ không đáng kể với
30gam/người/năm.
5


2.2. Sơ lược về các loại hình kinh doanh cafe tại thành phố Hồ Chí Minh
Với tốc độ phát triển của đô thị hiện đại, những tòa nhà cao tầng mọc lên ngày
càng nhiều, các bạn trẻ vẫn có thể tìm được cho mình một không gian riêng độc đáo ở
một góc cà phê nào đó.
-Từ cà phê bệt đến cà phê gió
Đã trở thành một thương hiệu, một thú nghiền nhưng cà phê bệt chưa bao giờ
hạ nhiệt với giới trẻ nhất là trong những ngày hè nóng bỏng. Ngồi bệt nhâm nhi cà phê
cùng bạn bè và thả hồn theo từng dòng người, từng dòng xe cộ… nối nhau trên đường
đã quá quen thuộc. Nhưng với tốc độ phát triển của đô thị hiện đại những tòa nhà cao
tầng mọc lên ngày càng nhiều thì các bạn trẻ vẫn có thể tìm được cho mình một không
gian riêng độc đáo với cà phê. Nhiều người vẫn gọi kiểu cà phê này là cà phê gió hay
cà phê “chân dài”. Khác với cà phê bệt, cà phê gió ở những quán cà phê cách mặt đất
cả trăm mét đi bằng thang máy cho bạn cảm giác bay bổng, sảng khoái và thực sự thú
vị về sự phiêu du.

Hình 2.2 Cafe ”Gió” Trên Những Toà Nhà Cao Tầng

Nguồn: thienduongcafe.com
-

Ngồi ”cà phê uống tri thức”

Không chỉ cà phê và tán gẫu, ngày nay đã có rất nhiều quán cà phê là nơi để các
bạn có thể đàm đạo về chuyện học hành. Master cup 314/11b Điện Biên Phủ là một
6


trong những địa chỉ quen thuộc, đến để cà phê và “chat” tiếng anh. Những người bạn
nước ngoài làm việc ở quán cực kì cởi mở và thân thiện, bạn có thể cười thả ga với
những câu chuyện mà họ kể hoặc sôi nổi tham gia bàn luận một đề tài nào đó về việc
học hành, âm nhạc hay là phim ảnh…
Hình 2.3. Vừa Cà Phê Vừa Chat Tiếng Anh

Nguồn: thienduongcafe.com
-

Một ly cà phê thêm giọt đam mê

Không chỉ đến cà phê để tìm cảm giác lạ như cà phê ma hay cà phê địa phủ mà
các quán cà phê còn là nơi gặp gỡ đam mê của những người trẻ. Như một studio nhỏ
xinh, 50mm coffee shop là một trong những địa chỉ quen thuộc cho những người mê
nhiếp ảnh đến để cùng hưởng niềm đam mê và chia sẽ kinh nghiệm. 4 mùa thấp thoáng
trong 4 phòng sẽ tạo cảm giác rất lạ cho những người đang đi săn tìm cái đẹp.
Green Zoom của các bạn trẻ Thành phố cũng được tổ chức thành các buổi Art
Talk (buổi nói chuyện nghệ thuật) hằng tháng về các chủ đề: hội họa, phù điêu, kiến

trúc cổ, quan họ... tại các quán cà phê có không gian đẹp. Quán thu hút không chỉ
những bạn trẻ mà còn có cả người lớn hơn đến để thưởng thức cà phê, giao lưu, học
hỏi kiến thức văn hóa.
7


Hình 2.4. Café Nghệ Thuật Du Miên

Nguồn : thienduongcafe.com
-

Cà phê và hơn thế nữa…

Thưởng thức cà phê bằng bát. Đây thực sự là một trong những điểm cực kỳ hấp
dẫn khi đến với Secret Garden Café (385 Nguyễn Trọng Tuyển, F2, quận Tân Bình,
TP.HCM) hay cũng có thể tìm đến quán Lặng trên đường Nguyễn Ái Quốc, TP Biên
Hòa để “tìm kiếm sự vẹn toàn trong cái bất toàn”.
“Uống thời trang” và “cái gì cũng bán” là bí quyết tạo nên sự thành công cho
Bin Coffee Shop – cửa hàng cà phê mang phong cách trẻ trung mới lạ đang được thu
hút. Với ý tưởng độc đáo từ niềm đam mê thời trang Lê Hoài Sơn (vẫn được mọi
người gọi là anh Bin) đã thổi vào cà phê những ý tưởng độc đáo mà vẫn rất thiết thực.
Cà phê còn là nơi để giới trẻ thể hiện quan điểm và tuyên truyền về môi trường
như ở Hoa Café (430/7 Cách Mạng Tháng Tám, phường 11, quận 3, TP.HCM), không
gian được trang trí bởi những chậu hoa rất tươi. Các bàn uống nước cũng được trang
trí thêm một tấm thiếp handmade (bằng tay) được làm từ bìa cứng thùng mì tôm với đủ
kiểu dáng dễ thương như ngôi nhà, cây đàn, tách cà phê...

8



CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phần này được trình bày 2 vấn đề: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận là một trong những phần khá quan trọng của bài khoá luận. Nó
nhằm giải thích các khái niệm cũng như các thuật ngữ được sử dụng trong bài, từ đó
có thể giúp người đọc hiểu được sâu sắc hơn các vấn đề mà bài khoá luận đã nêu.
Về phần phương pháp nghiện cứu: có rất nhiều phương pháp nghiên cứu trong
việc thành lập dự án đầu tư. Tuy nhiên trong bài khoá luận này sử dụng những phương
pháp: thu thập, xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp, so sánh, chênh lệch, phân tích độ
nhạy…
3.1. Một số khái niệm
Có rất nhiều khái niệm khác nhau trong các tài liệu về Lập và Thẩm định dự án
đầu tư. Được trình bày dưới đây là một số khái niệm cơ bản, dễ hiểu nhất về: đầu tư,
dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, phân loại dự án đầu tư, bố cục của một dự án
khả thi, phương pháp xây dựng bảng ngân lưu đã được trích từ tài liệu của Ts. Phạm
Xuân Giang, Lập Thẩm Định và Quản Trị Dự Án Đầu Tư, Nhà xuất bảng tài chính.
3.1.1. Đầu tư
a) Khái niệm
Theo điều 3 của Luật Đầu tư ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005, thì: “Đầu tư
là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại sản phẩm hữu hình hoặc vô hình để hình thành
tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của tài sản, tiến hành các hoạt
động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan”.
b) Phân loại đầu tư
Có nhiều cách để phân loại đầu tư, tuy nhiên theo Ts. Phạm Xuân Giang, Lập
Thẩm Định và Quản Trị Dự Án Đầu Tư, Nhà xuất bảng tài chính trang 2 thì có 4 cách


phân loại: Phân loại theo chức năng quản trị vốn đầu tư, theo nguồn vốn đầu tư, theo

nội dung kinh tế, theo mục tiêu đầu tư.
Phân loại đầu tư theo chức năng quản trị vốn đầu tư
Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, có thể được tiến hành
bằng một trong ba hình thức sau:
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Công ty liên doanh.
+ Công ty 100% vốn nước ngoài.
Đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các loại giấy tờ có giá trị khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định
chế tài chính trung gian mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu
tư.
Cho vay cũng chính là hình thức đầu tư gián tiếp, bằng cách kiếm lời thông qua
việc cho vay tiền.
 Phân loại đầu tư theo nguồn vốn đầu tư
Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước: Vốn trong nước là vốn hình thành từ nguồn
tích lũy nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Đó có thể là vốn ngân sách nhà nước, vốn tín
dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của nhà nước, doanh nghiệp, vốn tư
nhân, vốn của tổ chức khác ở trong nước.
Đầu tư bằng nguồn vốn ngoài nước: Vốn ngoài nước là vốn hình thành không
bằng nguồn tích luỹ nội bộ của nền kinh tế quốc dân mà có xuất xứ từ nước ngoài. Đó
có thể là vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay của nước ngoài hoặc các
định chế tài chính quốc tế với lãi suất ưu đãi, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
(FDI), vốn của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và các cơ quan nước ngoài
khác được phép đầu tư vào Việt Nam.

10



 Phân loại đầu tư theo nội dung kinh tế
Đầu tư vào lực lượng lao động: để tuyển dụng, huấn luyện, thuê mướn và đào
tạo chuyên gia, cán bộ quản lý và công nhân.
Đầu tư xây dựng cơ bản: để xây dựng nhà xưởng, các công trình hạ tầng và đầu
tư mua máy móc, thiết bị, công nghệ, bằng phát minh, mua bản quyền, bí quyết công
nghệ.
Đầu tư vào tài sản lưu động: để mua sắm công cụ, dụng cụ, nguyên - nhiên vật
liệu, tiền mặt… phục vụ cho quá trình sản xuất.
 Phân loại theo mục tiêu đầu tư
Đầu tư mới: hình thức đầu tư trên cơ sở hoàn toàn mới, không có kế thừa bất cứ
cái gì.
Đầu tư mở rộng: hình thức đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ đang hoạt động
để nâng cao công suất của công trình cũ, hoặc tăng thêm khả năng phục vụ cho nhiều
loại đối tượng hơn. Hình thức đầu tư này làm cho quy mô của xí nghiệp, nhà máy
được tăng lên.
Đầu tư cải tạo công trình đang hoạt động: gắn liền với trang bị lại và tổ chức lại
toàn bộ hay một bộ phân doanh nghiệp đang hoạt động, đổi mới trang thiết bị, nâng
cấp nhà máy.
3.1.2. Dự án đầu tư
a) Khái niệm
Theo điều 3 của luật Đầu tư thì: “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn
trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng
thời gian xác định”.
Khái niệm khác: “Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn
lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và
địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định, nhằm
thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định”.


11


b) Đặc điểm dự án đầu tư
Theo TS.Amodau Diallo (giảng viên đại học Québec tại Montreal) dự án có
những đặc điểm sau:
- Có mục tiêu, mục đích cụ thể
- Có một hình thức tổ chức xác định (một cơ quan cụ thể) để thực hiện dự án.
- Có nguồn lực để tiến hành hoạt động của dự án (vốn lao động, công nghệ...).
- Có một khoảng thời gian nhất định để thực hiện mục tiêu dự án
c) Phân loại dự án đầu tư
 Theo quy mô và tính chất
Dự án quan trọng quốc gia
Do quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. Đây là những dự án lớn
mang tầm chiến lược quốc gia và quốc tế, quyết định những vấn đề thuộc quốc kế dân
sinh, chẳng hạn như là dự án đường điện 500 KVA Bắc Nam, dự án khu công nghiệp
Dung Quất, dự án thuỷ điện Sơn La.
Các dự án còn lại
Căn cứ vào tổng mức đầu tư nhóm dự án này được chia thành: Dự án nhóm A,
B, C. Các nhóm thường được phân loại theo từng ngành, với số vốn khác nhau. Ví dụ
như đối với ngành công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy… thì
dự án nhóm C có số vốn dưới 30 tỷ đồng, dự án nhóm B từ 30 đến 600 tỷ và dự án
nhóm A thì trên 600 tỷ.
 Theo nguồn vốn đầu tư
Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của
nhà nước.
Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
Dự án sử dụng vốn khác, bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều
nguồn vốn từ nhiều thành phần khác nhau.


12


×