Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC CHẤT LƯỢNG CAO TƯƠNG LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.63 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

……………

ĐỖ NGUYỄN YẾN NHI

LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG
TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC CHẤT LƯỢNG CAO
TƯƠNG LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ & KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

……………

ĐỖ NGUYỄN YẾN NHI

LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG
TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC CHẤT LƯỢNG CAO
TƯƠNG LAI

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh & Thương Mại


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. TRẦN MINH TRÍ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “LẬP VÀ THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC CHẤT LƯỢNG
CAO TƯƠNG LAI”, do Đỗ Nguyễn Yến Nhi, sinh viên khoá 33, Ngành Quản Trị
Kinh Doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh thương mại đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày

.

ThS.TRẦN MINH TRÍ
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2011


tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Ba, Mẹ, Anh chị em trong gia đình đã nuôi nấng và ủng hộ để con có được
như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh
Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó sẽ là
hành trang vững chắc cho tôi bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Minh Trí, người đã tận
tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo của trường Mầm non tư thục
Sao Mai cùng tất cả các cô chú, anh chị tại các phòng ban của nhà trường đã tận tình
chỉ dẫn, cung cấp các số liệu cần thiết trong suốt quá trình tôi thực hiện dự án này.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2008

Sinh viên

Đỗ Nguyễn Yến Nhi.


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐỖ NGUYỄN YẾN NHI, tháng 07 năm 2011. Lập và thẩm định dự án xây
dựng trường mầm non tư thục chất lượng cao Tương Lai.
ĐỖ NGUYỄN YẾN NHI. July 2011 Establish and examine the project of
building Tuong Lai hope school of high quality.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống của người dân ngày một tăng cao.
Đòi hỏi về học vấn cũng không ngoại lệ. Các bậc phụ huynh đều mong muốn cho con
em mình có môi trường học tập, vui chơi thật tốt. Chính vì vậy, nhu cầu về một trường
mầm non chất lượng cao là một yếu tố tất nhiên.
Đề tài Lập và thẩm định dự án xây dựng trường mầm non chất lượng cao
Tương Lai, sử dụng phương pháp khảo sát thống kê điều tra các vấn đề chăm sóc trẻ
như như cầu gởi con vào trường mầm non của các hộ gia đình quanh khu vực dự định
thực hiện dự án. Dự án cũng khảo sát được mức độ thời gian dành cho bé cũng như thu
nhập của phụ huynh, và dự án còn khảo sát mức độ chi trả của các bậc phụ huynh
đồng ý cho con gởi vào trường mầm non.
Thông qua việc khảo sát điều tra dự án phân tích các chỉ tiêu sinh lời của dự án
như NPV, IRR, B/C, PI, PP. Từ đó xác định mức độ khả thi của dự án. Bên cạnh đó,
dự án cũng tính toán mức độ rủi ro có lớn không? Giúp cho người đầu tư nhận định rõ
ràng hơn khi quyết định đầu tư vào dự án.


MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG TÓM TẮT ............................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ viii

DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận:.............................................................2
1.3.1. Thời gian nghiên cứu: ...................................................................2
1.3.2. Địa bàn, đối tượng nghiên cứu ......................................................2
1.4. Cấu trúc của khóa luận: Khóa luận gồm 5 chương: ....................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................4
2.1. Sơ lược về giáo dục mầm non .....................................................................4
2.1.1. Tình hình giáo dục mầm non tại Việt Nam ...................................4
2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non tại TP HCM ....................................7
2.2. Khó khăn và khắc phục trong giáo dục mầm non .......................................8
2.2.1. Tình hình khó khăn trong giáo dục mầm non ...............................8
2.2.2. Khắc phục tình trạng khó khăn trong GDMN ...............................9
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................11
3.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................11
3.1.1. Khái niệm đầu tư .........................................................................11
3.1.2. Dự án đầu tư ................................................................................12
3.1.3. Lập dự án đầu tư ..........................................................................13
3.1.4. Thẩm định dự án đầu tư .............................................................16
3.1.5. Phương pháp xây dựng báo cáo ngân lưu dự án .........................22
3.1.6. Giá trị của tiền tệ theo thời gian ..................................................23
v


3.1.7 Phân tích độ nhạy dự án ...............................................................24
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................25

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................25
3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................25
CHƯƠNG 4 .................................................................................................................26
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................26
4.1. Phân tích thị trường GDMN và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường
GDMN .........................................................................................................................26
4.1.1 Phân tích thị trường ......................................................................26
4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường GDMN .............................28
4.2. Kết quả khảo sát đối với khách hàng tiềm năng........................................32
4.2.1. Nhu cầu chăm sóc trẻ của các bậc phụ huynh .............................32
4.2.2. Tiêu chí chọn trường của các bậc phụ huynh..............................33
4.2.3. Thu nhập hàng tháng của khách hàng tiềm năng ........................33
4.2.4. Thời gian của các bậc phụ huynh dành cho bé ...........................34
4.2.5. Mức độ chi trả cho con vào trường MNCLC ..............................35
4.2.6. Quyết định cho con vào trường MNCLC....................................36
4.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường MNCLC .....37
4.3. Tìm hiểu những điều kiện, quy trình thủ tục pháp lý ................................39
4.3.1. Hồ sơ thành lập trường mầm non tư thục....................................39
4.3.2. Thủ tục thành lập trường mầm non tư thục .................................39
4.4. Giới thiệu sơ lược về dự án .......................................................................41
4.4.1. Mô tả sản phẩm của dự án ...........................................................41
4.4.2. Lựa chọn hình thức đầu tư ..........................................................47
4.4.3. Cơ sở hạ tầng ...............................................................................47
4.4.4. Địa điểm thực hiện dự án ............................................................47
4.4.5. Đánh giá tác động môi trường của dự án ....................................48
4.4.6. Nghiên cứu nội dung tổ chức quản lý thực hiện dự án ...............48
4.5. Lập và dự toán chi phí ...............................................................................50
4.5.1. Chi phí cố định ............................................................................50
4.5.2. Chi phí hàng năm ........................................................................57
vi



4.5.3. Chi phí sử dụng vốn trong suốt vòng đời dự án ..........................60
4.6. Lập và dự toán doanh thu ..........................................................................64
4.6.1. Dự toán về lượng và giá học sinh................................................64
4.6.2. Dự toán doanh thu .......................................................................64
4.7. Phân tích KQKD và hiệu quả của dự án ...................................................65
4.7.1. Phân tích KQKD của dự án .........................................................65
4.7.2. Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án .....................................67
4.8. Phân tích độ rủi ro của dự án .....................................................................72
4.8.1. Phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu thẩm định hiệu quả dự án theo
mức học phí

.....................................................................................................72
4.8.2. Phân tích độ nhạy của chỉ tiêu NPV theo sự thay đổi của mức học

phí và lãi suất tính toán ...............................................................................................74
CHƯƠNG 5 .................................................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................76
5.1. Kết luận .....................................................................................................76
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................77
5.2.1. Về phía nhà nước.........................................................................77
5.2.2. Về phía dự án ..............................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................78
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

GDMN:

Giáo dục mầm non

ĐNA:

Đông Nam Á

VN:

Việt Nam

GD:

Giáo dục

GD&ĐT:

Giáo dục và Đào tạo

PGD&ĐT:

Phòng giáo dục và đào tạo

PCGDMN:


Phổ cập giáo dục mầm non

NPV:

Hiện giá thuần (Net Present Value)

IRR:

Suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Returns)

B/C:

Tỷ số lợi nhuận trên chi phí (Benefit-cost Ratio)

PI:

Chỉ số sinh lời (Profit Index)

PP:

Thời gian hoàn vốn (Pay-back Period)

MNCLC:

Mầm non chất lượng cao

MN:

Mầm non


UBNN:

Ủy ban nhân dân

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TM:

Thương mại

DV:

Dịch vụ

SX:

Sản xuất

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

GTGT:


Giá trị gia tăng

NH:

Ngân hàng

CSH:

Chủ sở hữu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Thống Kê GDP theo Tỉ Giá từ Năm 2007 đến 2010 ....................................27
Bảng 4.2. Nhu Cầu về Số Lượng Lao Động của Dự Án. ..............................................50
Bảng 4.3. Danh Mục các Trang Thiết Bị cho Dự Án ....................................................55
Bảng 4.4. Kế Hoạch Khấu Hao của Dự Án ...................................................................56
Bảng 4.5. Dự Tính Số Tiền Thuê Đất Theo Năm .........................................................57
Bảng 4.6. Chi Phí Nguồn Thực Phẩm và Nhu Yếu Phẩm Hàng Năm của Dự Án........58
Bảng 4.7. Xác Định Tiền Lương Tháng Bình Quân .....................................................59
Bảng 4.8. Chi phí khác ..................................................................................................60
Bảng 4.9. Mức Lạm Phát của Nước Ta trong Giai Đoạn 2007 - 2010 .........................60
Bảng 4.10. Ước Lượng Mức Đầu Tư Cố Định. ............................................................61
Bảng 4.11. Ước Lượng Mức Đầu Tư Lưu Động...........................................................61
Bảng 4.12. Ước Lượng Tổng Mức Đầu Tư ...................................................................62
Bảng 4.13. Nguồn Vốn Dự Kiến của Dự Án ................................................................63
Bảng 4.14. Lịch Trả Nợ .................................................................................................63
Bảng 4.15. Số Lượng Học Sinh của Các Lớp MN ........................................................64

Bảng 4.16. Mức Doanh Thu Hằng Năm của Dự Án .....................................................65
Bảng 4.17. Dự Trù Kết Quả Kinh Doanh theo Quan Điểm Ngân Hàng .......................66
Bảng 4.18. Dự Trù Kết Quả Kinh Doanh theo Quan Điểm Chủ Sở Hữu .....................67
Bảng 4.19. Báo Cáo Ngân Lưu trên Quan Điểm Ngân Hàng .......................................68
Bảng 4.20. Báo Cáo Ngân Lưu trên Quan Điểm Chủ Sở Hữu......................................70
Bảng 4.21. Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Tài Chính của Dự Án ...........................................72
Bảng 4.22. Độ Nhạy của các Chỉ Tiêu Thẩm Định Hiệu Quả Dự Án theo Mức Học Phí
theo Quan Điểm Ngân Hàng .........................................................................................73
Bảng 4.23. Độ Nhạy của các Chỉ Tiêu Thẩm Định Hiệu Quả Dự Án theo Mức Học Phí
theo Quan Điểm Chủ Sở Hữu........................................................................................73
Bảng 4.24. Độ Nhạy của NPV Theo Sự Thay Đổi của Học Phí và Lãi Suất Theo Quan
Điểm NH........................................................................................................................74
Bảng 4.25. Độ Nhạy của Học Phí và Lãi Suất Theo Quan Điểm CSH.........................75
ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hoạt Động Học Tập của Bé............................................................................. 4
Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu về Độ Tuổi Nước Ta Năm 2009 ........................................30
Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Thể Hiện Nhu Cầu Chăm Sóc Trẻ .....................................32
Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Tiêu Chí Chọn Trường Mầm Non của Phụ Huynh.........33
Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Thể Hiện Thu Nhập Bình Quân Hàng Tháng của Khách
Hàng...............................................................................................................................34
Hình 4.5. Biểu Đồ Cơ Cấu Thể Hiện Thời Gian Phụ Huynh Dành Cho Bé .................34
Hình 4.6. Biểu Đồ Mối Liên Hệ Giữa Thời Gian và Thu Nhập....................................35
Hình 4.7. Cơ Cấu Mức Độ Chi Trả Cho Con Vào Trường Mầm Non..........................36
Hình 4.8. Biểu Đồ Thể Hiện Quyết Định Cho Con Học trường MNCLC với Giá 2,2tr
.......................................................................................................................................36
Hình 4.9. Biểu Đồ Thể Hiện Độ Tuổi ảnh Hưởng Đến Khả Năng Chọn Trường ........37

Hình 4.10. Mức ảnh Hưởng Của Thu Nhập đối với Quyết Định Chọn Trường ...........37
Hình 4.11. Biểu Đồ Thể Hiện Học Vấn Ảnh Hưởng đến Khả Năng Chọn Trường .....38
Hình 4.12. Biểu Đồ Thể Hiện Nghề Ảnh Hưởng đến Khả Năng Chọn Trường ..........38
Hình 4.13. Mô hình đồ chơi dành cho bé ......................................................................42
Hình 4.14. Các Mẫu Trang Trí Phòng Học Cho Bé ......................................................44
Hình 4.15. Hoạt Động Âm Nhạc của Bé .......................................................................45
Hình 4.16. Sơ Đồ Tổ Chức Quản Lý Theo Nhiệm Vụ..................................................48
Hình 4.17. Mô Hình Trò Chơi của Bé ...........................................................................54

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục: Bảng khảo sát

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi kiến thức con người càng được mở rộng.
Chính vì vậy nên việc phổ cập giáo dục cho thế hệ trẻ đang là vấn đề hết sức cần thiết
và cấp bách. Theo quyết định của thủ tướng chính phủ số 149/2006/QĐ-TTG ngày 23
tháng 6 năm 2006 phê duyệt đề án nâng cao tầm quan trọng trong việc giáo dục mầm
non. Thực vậy, GDMN hiện đang được các tầng lớp trong xã hội quan tâm và đặt
nhiều kỳ vọng. GDMN là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền
móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt
Nam. Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp

chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng
và sự quản lý của Nhà nước.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi dạy trẻ ở các
trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non, nhất là cơ sở mầm non ngoài công lập chưa
được chặt chẽ, thiếu đồng bộ, có nơi buông lỏng, đã xuất hiện tình trạng tỷ lệ trẻ trong
một lớp học, nhóm học cao hơn so với quy định, chất lượng nuôi dạy trẻ chưa được
quan tâm kiểm tra, giám sát thường xuyên, công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cô nuôi dạy trẻ, người làm công tác cấp dưỡng chưa
kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng, chính sách chăm lo cho giáo viên chậm
được điều chỉnh, cơ sở vật chất tại một số phường - xã sau khi chia tách chưa được đầu
tư đúng mức.
Ngoài ra còn có một số hiện tượng bạo hành đối với trẻ em, như vụ việc bà
Quảng Thị Kim Hoa đánh đập dã man trẻ em gởi tại cơ sở của mình. Gần đây nhất là
việc bạo hành trẻ em của bà Trần Thị Phụng ở Bình Dương đã gây bức xúc trong dư
luận.


Xuất phát từ những sự việc trên nên việc xây dựng trường mầm non chất lượng
cao trong giai đoạn hiện nay đang là một tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư. Trường
MNCLC giúp cho các bậc phụ huynh yên tâm khi gởi con không những về cách giáo
dục mà còn về chất lượng dinh dưỡng của trẻ, giúp trẻ phát huy hết tiềm năng.
Từ thực tiễn đó, được sự chấp thuận của GVHD em đã chọn để tài: “Lập và
thẩm định dự án xây dựng trường mầm non chất lượng cao Tương Lai tại khu vực Thủ
Đức”. Qua đó, em hi vọng đề tài sẽ góp phần giải quyết bài toán về thời gian cho các
gia đình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của khoá luận này là lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
trường mầm non chất lượng cao Tương Lai trong đó gồm các mục tiêu riêng cụ thể là:
- Phân tích thị trường.
- Tìm hiểu những điều kiện, quy trình thủ tục pháp lý.

- Lập và thẩm định dự án ĐT-XD trường MNCLC Tương Lai gồm các hoạt
động:
 Nghiên cứu nội dung tổ chức quản lý thực hiện dự án.
 Phân tích hiệu quả tài chính dự án.
 Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường có dự án.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận:
1.3.1. Thời gian nghiên cứu:
Từ 24/03/2010 đến 07/06/2011
1.3.2. Địa bàn, đối tượng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là khu vực Thủ Đức TPHCM
Đối tượng nghiên cứu là nhu cầu của các bậc phu huynh đối với giáo dục mầm
non. Từ đó, đề tài hướng đến việc lập và thẩm định dự án xây dựng trường học nhằm
đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh.
1.4. Cấu trúc của khóa luận: Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lên các vấn đề: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề
tài (bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể), phạm vi nghiên cứu (thời gian, địa
bàn và đối tượng nghiên cứu), cấu trúc của khóa luận.
2


Chuơng 2: Tổng quan
Chương này bao gồm phần tổng quan về tài liệu liệu nghiên cứu: ở phần này
trình bày chủ yếu là tình hình giáo dục mầm non tại Việt Nam nêu lên xếp hạng giáo
dục mầm non trong khu vực Đông Nam Á, nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
giáo dục mầm non tại Việt Nam và kiến nghị. Đi sâu hơn vào vấn đề nghiên cứu về
tình hình giáo dục mầm non tại TPHCM trong đó có những khó khăn chung và những
biện pháp khắc phục.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu lên nội dung nghiên cứu bao gồm cở sở lý thuyết trình bày

những lý thuyết có liên quan đến đề tài, nêu lên các khái niệm cơ bản về đầu tư, dự án
đầu tư, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư nhằm giúp người đọc dễ theo dõi và
hiểu rõ hơn nội dung của đề tài, nhất là ở phần chương Kết quả nghiên cứu và thảo
luận.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là chương trình bày kết quả nghiên cứu được từ quá trình nghiên cứu bao
gồm: Phân tích môi trường kinh tế để tìm hiểu về nhu cầu cần thiết đối với dự án, tìm
hiểu quy trình pháp lý, nghiên cứu về trang thiết bị, nội dung tổ chức quản lý thực hiện
dự án. Phần quan trọng nhất trong chương này là phân tích hiệu quả tài chính của dự
án, tính toán các chỉ tiêu thẩm định dự án đầu tư như NPV, IRR, B/C, PI, PP. Phân tích
mức độ rủi ro của dự án thông qua độ nhạy một chiều và độ nhạy hai chiều. Từ đó xác
định dự án có đem lại lợi nhuận hay không? Mức độ rủi ro có cao không? Có nên thực
hiện dự án hay không?
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này trình bày những kết quả chính mà khóa luận đã đạt được trong quá
trình thực hiện khóa luận là những nội dung đã thực hiện và phân tích trong chương 4,
các ý nghĩa được rút ra từ các kết quả này. Chương này cũng nêu lên những mặt đạt
đuợc và những hạn chế của khóa luận để giúp những người nghiên cứu tương tự sau
này tiếp tục giải quyết. Trên cơ sở các kết quả đã đạt được sẽ đề ra các kiến nghị có
liên qua

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về giáo dục mầm non
2.1.1. Tình hình giáo dục mầm non tại Việt Nam
Theo vietbao.vn, VN xếp thứ 70 trong số 125 nước có số liệu trong Báo cáo

Giám sát Toàn cầu về Giáo dục Mầm non 2007, được tổng hợp bởi nhóm tư vấn độc
lập quốc tế do UNESCO công bố tại hội thảo ngày 17/1 tại Hà Nội.
Ở VN, tỉ lệ trẻ trên 3 tuổi, độ tuổi chính thức học mầm non, được tiếp cận với
dịch vụ mầm non là 47%, cao hơn so với tỉ lệ 40% trung bình của thế giới. Trong khu
vực Đông Á, Malaysia đạt tỷ lệ này cao nhất với 108%. Con số này có thể vượt quá
100% là do việc nhập trường sớm hoặc muộn hơn so với tuổi và lưu ban. Lào và
Campuchia có tỷ lệ thấp nhất với 8% và 9%.
Hình 2.1. Hoạt Động Học Tập của Bé

(Nguồn: vietbao.com)


Cũng theo báo cáo này, VN đạt được mức độ cân bằng về giới với tỉ lệ 46% trẻ
em nữ và 47% trẻ em nam được học mầm non.
Chỉ có 2 nước tại khu vực Đông Á là Hàn Quốc và Trung Quốc gần đạt được
các mục tiêu có thể đo lường được của giáo dục mầm non. VN xếp thứ 6 trong nhóm
các nước có vị trí trung bình.
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non Ngô Thị Hợp cho biết các nguyên nhân
ảnh hướng đến chất lượng giáo dục mầm non ở VN là cơ sở vật chất còn thiếu và yếu.
Bên cạnh đó, có tới ¼ giáo viên và cán bộ quản lý ở bậc học này có trình độ dưới
chuẩn. Các giáo viên mầm non làm việc căng thẳng 10 đến 12 tiếng mỗi ngày nhưng
đồng lương lại quá thấp.
Một nguyên nhân khác là nhu cầu của người dân quá cao, các cơ sở giáo dục
mầm non chưa đáp ứng được. Vì thế, có tới 60% trẻ em ở VN theo học tại các trường
ngoài công lập, chưa kể các nhóm trẻ tư nhân mở ở nhà cũng mọc lên rất nhiều. Điều
này dẫn đến sự lộn xộn, khó kiểm soát, gây hậu quả nghiêm trọng như các vụ bạo hành
đã được báo chí nêu thời gian qua.
Bà Lê Thị Hồng Liên, Phó GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM kiến nghị tạo bình đẳng
giữa mầm non công lập và ngoài công lập để đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện học tập
cho trẻ ở cả 2 nhóm.

Cũng theo vietbao.vn, Ban chỉ đạo triển khai thực hiện đề án "Phát triển giáo
dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015" đã thông qua Dự thảo kế hoạch thực hiện 12 nội
dung triển khai giai đoạn I đề án. Theo dự kiến, 6 tiểu ban sẽ được thành lập để thực
hiện các nhiệm vụ đề ra từng năm và tổng ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
cho các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo trong giai đoạn I là hơn 1.885 tỷ đồng.
Năm 2007, Ban chỉ đạo tập trung vào việc chuyển đổi loại hình trong giáo dục
mầm non theo hướng không có bán công, quy hoạch lại các cơ sở đào tạo giáo viên
mầm non phù hợp với mạng lưới chung. Hơn 2.580 xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó
khăn sẽ được xây dựng cơ sở vật chất, giúp đỡ đào tạo giáo viên mầm mon với nguồn
tuyển tại chỗ. Theo kế hoạch, cuối năm 2007 sẽ hoàn thiện chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
Trong giai đoạn I (2006-2010), đề án tiếp tục chỉnh sửa bổ sung và hoàn thiện
quyết định 161/2002/QĐ-TTg, xây dựng các chính sách bình đẳng giữa giáo viên công
lập và ngoài công lập, xây dựng các quy chế kiểm định chất lượng và cơ chế thông tin
5


quản lý giáo dục mầm non. Ngân sách thường xuyên cho giáo dục mầm non sẽ được
cải tiến và phân bổ hợp lý trong năm 2008.
Ngoài ra PGD&ĐT còn khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục mầm non tư
thục. Phát triển giáo dục mầm non, đa dạng hóa các phương thức chăm sóc và giáo
dục, bảo đảm chế độ và chính sách cho giáo viên mầm non phấn đấu đến năm 2010
hầu hết trẻ em được chăm sóc, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng…. Đó là những mục tiêu
chủ yếu của đề án “Phát triển giáo dục mầm non (GDMN) giai đoạn 2006-2010” đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được Bộ GD-ĐT chính thức công bố ngày
19-9 tại Hà Nội.
Đề án này cũng đã đặt ra những mục tiêu phát triển cụ thể đối với hệ thống
GDMN. Trong đó, cơ sở GDMN đạt chuẩn sẽ được nâng từ tỉ lệ 9% hiện nay lên 20%,
tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn sẽ đạt 80% vào năm 2010. Cũng đến mốc thời gian này, phải
có 20% trẻ dưới 3 tuổi, 67% trẻ từ 3-5 tuổi và 95% trẻ 5 tuổi được đến nhà trẻ và lớp
mẫu giáo.

Phát biểu tại buổi công bố đề án, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết - vụ trưởng Vụ
GDMN (Bộ GD-ĐT) - cho biết trong những năm tới, bộ sẽ thực hiện đồng thời sáu
nhóm giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống GDMN.
Trong đó sẽ thực hiện việc chuyển các cơ sở GDMN bán công sang loại hình
dân lập hoặc tư thục, khuyến khích thành lập các cơ sở GDMN tư thục. Loại hình
trường công lập chủ yếu thành lập ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn.
Theo báo Người Lao Động online ngày 10-8, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện
Nhân đã chủ trì hội nghị triển khai đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi trực
tuyến với 63 tỉnh, TP và các bộ, ngành liên quan.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh các địa phương phải quy hoạch chỗ học cho các lứa
tuổi mầm non, ưu tiên lớp học cho trẻ 5 tuổi, sớm đưa vào kế hoạch tài chính của địa
phương để triển khai đề án ngay trong năm tới.
Theo đề án, đến năm 2015, cả nước sẽ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi. Tuy nhiên, đây không phải là mục tiêu dễ dàng, nhất là với các địa phương khó
khăn. Hội Khuyến học VN cho biết hiện cả nước có 2,8 triệu chỗ cho trẻ mầm non,
trong đó số trẻ 5 tuổi khoảng 1,2 triệu.
6


Nếu dành 1,2 triệu chỗ ưu tiên cho trẻ 5 tuổi thì chỗ học cho trẻ 3, 4 tuổi sẽ
giảm xuống. Phó Thủ tướng cho rằng việc giảm tỉ lệ trẻ 3, 4 tuổi đến lớp là không nên.
Theo đề án, các địa phương vẫn duy trì tỉ lệ trẻ lứa tuổi này đến lớp bằng nhiều giải
pháp, trong đó có phát triển hệ thống mầm non ngoài công lập.
Nhìn chung, tất cả các đề án dù được bổ sung hay chỉnh sữa đều nhắm đến cùng
một mục đích là nâng cao hiệu quả nuôi dạy trẻ mầm non.
2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non tại TP HCM
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM trên trang báo tin247.com, năm học
2010 - 2011, thành phố có 639 trường mầm non, trong đó có 385 trường công lập, 242
trường ngoài công lập chiếm tỷ lệ. Ngoài ra còn 815 nhóm lớp nhà trẻ, mẫu giáo tư

thục. Quy mô giáo dục mầm non tại TPHCM luôn phát triển, số trẻ đến lớp tăng
nhanh. Năm học 2010 - 2011, tổng số trẻ đến trường, lớp là 262.354 cháu, trong đó số
trẻ tuổi nhà trẻ đến lớp là 43.452 cháu, trẻ tuổi mẫu giáo đến lớp là 218.902 trẻ. Riêng
mầm non 5 tuổi hiện có 2.183 lớp đang nuôi dạy 81.190 cháu. Trong đó trẻ năm tuổi
học bán trú là 73.662 trẻ và trẻ năm tuổi học 1 buổi 7.528. Nhìn chung thì mạng lưới
trường lớp mẫu giáo ở TPHCM chưa đủ để huy động trẻ ra lớp đồng đều giữa các
vùng.
Cũng theo nguồn tin từ phòng GD-ĐT TPHCM là theo đánh giá của các nhà
quản lý giáo dục, chất lượng ở các nhóm trẻ gia đình chưa thật sự làm phụ huynh yên
tâm.
Tại Hội thảo nâng cao chất lượng mầm non ngoài công lập, bà Nguyễn Thị Kim
Thanh, Trưởng phòng giáo dục Mầm non của Sở, cho biết: "Qua khảo sát, số lượng
nhóm trẻ tư nhân tập trung đông ở các quận ven, bao gồm Bình Thạnh (100 cơ sở),
Tân Bình (80 nhóm), Tân Phú (96 nhóm) và quận 12 (68 nhóm). Do thu học phí thấp
nên nhiều cơ sở chỉ hợp đồng với những giáo viên chưa qua đào tạo hay chỉ là đào tạo
cấp tốc". Thậm chí, một vài nơi không hề có giáo viên, chẳng hạn như quận Gò Vấp có
2 cơ sở và 2 nhóm không có giáo viên. Theo khảo sát của quận Gò Vấp, hiện có 23 cơ
sở còn thiếu giáo viên, mỗi lớp chỉ có 1 giáo viên và 1 nhân viên phục vụ.
Trong báo cáo của Sở, cơ sở vật chất dành cho nhiều nhóm trẻ gia đình hiện
nay chất lượng chỉ ở mức trung bình hoặc kém: mặt bằng chật, phòng hẹp, thiếu sân

7


chơi, thiếu ánh sáng, không đảm bảo an toàn. Nhiều nơi dùng nhà ở của gia đình để
làm nơi giữ trẻ nên không bảo đảm các tiêu chuẩn cần có đối với một cơ sở giữ trẻ.
Vừa qua, sau khi kiểm tra đột xuất tất cả 35 nhóm trẻ gia đình ở quận 9, đoàn
kiểm tra của UBND Quận 9 đã đề nghị ngừng hoạt động đối với 8 nhóm không đáp
ứng các điều kiện tối thiểu. Tại quận Gò Vấp, cơ quan chức năng phát hiện 13 cơ sở
chưa gia hạn giấy phép hoạt động, 1 nhóm không chấp hành quyết định yêu cầu ngưng

hoạt động, và 6 cơ sở hoạt động không có giấy phép.
Ngoài cơ sở vật chất, các nhà quản lý giáo dục và các bậc cha mẹ cũng băn
khoăn về chất lượng nuôi dạy trẻ, vì sĩ số trẻ tại một cơ sở có khi rất đông nên cô giáo
khó có thể chăm sóc tốt cho từng em. Cụ thể là nhóm trẻ ở 228 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
Q.3, có sĩ số là 70 trẻ. Một vấn đề nữa là nhiều cơ sở vẫn chưa công khai chi phí ăn và
cũng không chi hết tiền ăn hàng ngày dành cho trẻ.
2.2. Khó khăn và khắc phục trong giáo dục mầm non
Khóa luận đưa ra những tình hình khó khăn trong ngành giáo dục mầm non rồi
từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục.
2.2.1. Tình hình khó khăn trong giáo dục mầm non
Nền giáo dục mầm non của nước ta đang gặp nhiều vấn đề khó khăn, trong đó
nổi bậc nhất là tình trạng thiếu cơ sở vật chất, thiếu giáo viên.
a) Thiếu cơ sở vật chất
Theo Sở GD & ĐT TP.HCM, hiện mạng lưới trường lớp chưa đủ để huy động
trẻ ra lớp đồng đều giữa các quận, huyện. Số lượng trường lớp công lập cả thành phố
chỉ có thể thu nhận 70% tổng số trẻ 5 tuổi, 30% còn lại học ở các trường tư thục.
Bên cạnh đó, các huyện ngoại thành còn nhiều điểm lẻ không đủ điều kiện tổ
chức học 2 buổi/ngày. Thêm nữa, hiện vẫn còn 12 phường, xã chưa có trường mầm
non công lập. Các khu chế xuất và khu công nghiệp chưa có trường mầm non phục vụ
cho trẻ em là con của công nhân. Ở các huyện ngoại thành, tỉ lệ trẻ 5 tuổi học 2
buổi/ngày còn thấp như: Cần Giờ 40,72%, Nhà Bè 82,04%, Củ Chi 49,02%, Bình
Chánh 60,54%.
b) Thiếu giáo viên
Trong năm học 2010 - 2011, toàn thành phố có 14.609 giáo viên, trong đó giáo
viên mầm non dạy lớp 5 tuổi là 3.863 giáo viên, 100% giáo viên đạt chuẩn. Tuy nhiên,
8


để xây dựng hoàn thiện đề án PCGDMN 5 tuổi thì thành phố vẫn thiếu một số lượng
lớn giáo viên.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng phòng giáo dục mầm non TP.HCM,
các trường sư phạm trên địa bàn thành phố hằng năm chỉ có thể đáp ứng nhu cầu về
giáo viên cho các trường mầm non công lập, do đó giáo viên khu vực trường, lớp mầm
non tư thục thường được tuyển từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng không đồng
đều. Thực tế, nhiều trường, lớp mầm non tư thục sử dụng bảo mẫu thay thế giáo viên
số 2 ở một số lớp. Hiện nay có 2.398 bảo mẫu đang làm việc thay thế giáo viên ở khu
vực mầm non tư thục. Trong đó có 798 bảo mẫu làm việc thay thế giáo viên ở lớp
mầm non 5 tuổi.
Những khó khăn về trường lớp, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên các lớp mẫu
giáo ngoài công lập đã tạo ra sự phân cực về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại một số cơ sở mầm non ngoài công lập nhìn chung còn
thấp, chất lượng và điều kiện sống của trẻ còn hạn chế nên việc chuẩn bị cho trẻ vào
lớp 1 ở khu vực này chưa cao.
2.2.2. Khắc phục tình trạng khó khăn trong GDMN
Trước những khó khăn nêu trên, phòng giáo dục mầm non đã đưa ra một số
biện pháp để khắc phục
a) Đảm bảo tất cả trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày
Việc PCGDMN cho trẻ 5 tuổi đạt được chất lượng tốt phụ thuộc rất nhiều vào
đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Theo đề án, phải có đủ giáo viên với trình độ đào
tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp, bảo đảm đến
năm 2013, có 100% số trẻ em 5 tuổi được học 2 buổi/ngày.
b) Đào tạo giáo viên
Theo đó, từ nay đến năm 2012, TP.HCM sẽ bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn
cho 259 giáo viên. Đào tạo mới 2.765 giáo viên nhằm đảm bảo theo đúng định mức
lớp bán trú (mỗi lớp có 30 học sinh và 2 cô giáo). Đến năm 2013 bồi dưỡng đạt chuẩn
và trên chuẩn cho 405 giáo viên. Đào tạo mới 1.302 giáo viên nhằm đảm bảo đến năm
2013 đáp ứng đủ cho 3.414 lớp. Đến năm 2015, đội ngũ giáo viên sẽ đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực. Đồng thời, điều
chỉnh, bổ sung định mức biên chế, chế độ chính sách cho giáo viên mầm non, tăng
9



cường kiểm tra giám sát để giáo viên các trường mầm non tư thục được thực hiện
chính sách trả lương theo ngạch bậc và nâng lương theo định kỳ.
Để đảm bảo đến năm 2013 có đủ giáo viên cho các trường mầm non công lập
và ngoài công lập, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non cho
biết: phải có biện pháp tích cực thu hút giáo viên mầm non, ngăn chặn tình trạng giáo
viên mầm non nghỉ, bỏ việc. Đồng thời, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp sư phạm
mầm non trong học sinh phổ thông, thực hiện chiến dịch đào tạo mới.
c) Xây dựng thêm trường MN
Bên cạnh đó, Sở sẽ xây dựng mới 460 phòng học, cải tạo trường, lớp; cung cấp
trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phổ cập. Trong đó ưu tiên xây dựng 6 trường mầm non
đạt chuẩn quốc gia cho những xã xây dựng nông thôn mới ở các huyện ngoại thành
như: Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và 12 phường trắng về mầm
non công lập ở các quận như: Quận 4, quận 6, Phú Nhuận... và mỗi khu công nghiệp,
khu chế xuất có ít nhất 1 trường mầm non, khuyến khích thành lập mới các trường
mầm non tư thục ở những nơi thuận lợi nhằm tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường.
Hệ giáo dục mầm non 5 tuổi tại TP.HCM hiện có 2.183 lớp, dạy khoảng 81.190
trẻ, đạt 94,6% số trẻ em trong độ tuổi theo học. Trong đó, trẻ 5 tuổi học bán trú đạt tỉ
lệ 90,7% và trẻ 5 tuổi học 1 buổi, đạt tỉ lệ 9,3%.

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này nêu lên nội dung nghiên cứu bao gồm cơ sở lý thuyết có liên quan
đến đề tài nhằm giúp người đọc dễ theo dõi và hiểu rõ hơn nội dung của đề tài. Ngoài
ra, chương này cũng trình bày những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong

khóa luận.
3.1. Nội dung nghiên cứu
Những khái niệm cơ bản về đầu tư, dự án đầu tư… trong đề tài này được lấy từ
giáo trình “ Lập - thẩm định và quản trị dự án đầu tư của Ts. Phạm Xuân Giang”.
Những khái niệm cơ bản này làm tiền đề cho việc nghiên cứu dự án này, giúp cho
người thực hiện dự án được hiểu rõ và sâu sắc hơn để hoàn thành dự án được tốt hơn.
3.1.1. Khái niệm đầu tư
a) Khái niệm
Theo điều 3 của Luật đầu tư ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005, thì: “Đầu tư
là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài
sản, tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan”.
b) Phân loại
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoáng và thông qua các định chế tài
chính trung gian mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Cho vay cũng là hoạt động đầu tư gián tiếp, bằng cách kiếm lời thông qua việc
cho vay.

11


c) Hình thức đầu tư
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT)
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO)
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)
3.1.2. Dự án đầu tư

a) Khái niệm
Theo điều 3 của Luật đầu tư: “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung
và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời
gian xác định”.
Theo một khái niệm khác: “Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến với
các nguồn lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời
gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định,
nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định”.
Theo khái niệm này thì một dự án đầu tư phải gồm có sáu yếu tố cơ bản sau:
- Mục tiêu của đầu tư
- Giải pháp thực hiện mục tiêu
- Nguồn lực cần thiết để thực hiện giải pháp
- Thời gian và địa điểm thực hiện dự án
- Nguồn vốn đầu tư
- Sản phẩm và dịch vụ của dự án
b) Đặc điểm của một dự án
- Dự án phải là sản phẩm duy nhất
- Thời gian hoàn thành dự án có giới hạn
- Ngân sách thực hiện dự án bị giới hạn
- Dự án nhằm để thực hiện các công việc đã được hoạch định
- Quá trình thực hiện dự án đòi hỏi phải có sự hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực
- Dự án thường diễn ra trong môi trường động, phức tạp và luôn có thể xảy ra
xung đột

12


3.1.3. Lập dự án đầu tư
Là tiến hành phân tích, tính toán, lập phương án, đề xuất giải pháp, cuối cùng
được giải trình và được đúc kết thành một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, nói

lên tính khả thi hay không khả thi của một dự án đầu tư
Dự án đầu tư càng có căn cứ khoa học, càng chi tiết, cụ thể thì càng hấp dẫn các
bên liên quan đến dự án như: Ngân hàng, nhà đầu tư, chính quyền,…
a) Vai trò và yêu cầu của một dự án đầu tư
Vai trò của dự án đầu tư
Dự án đầu tư có một vai trò to lón đối với các bên lien quan, từ chủ đầu tư đến
người cho vay, cổ đông, chính quyền địa phương và nhà nước… Cụ thể:
- Dự án là một căn cứ quan trọng nhất để chủ đầu tư quyết định có nên bỏ vốn
ra hay không.
- Là tài liệu để kêu gọi đối tác góp vốn đầu tư.
- Là văn kiện cơ bản để cơ quan quản lý nhà nước xem xét phê chuẩn, cấp giấy
phếp đầu tư.
- Là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra
quá trình thực hiện dự án.
- Là căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời
trong quá trình thực hiện và khai thác công trình.
Yêu cầu của dự án đầu tư
Để đảm bảo tính khả thi, một dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Tính khoa học: Đòi hỏi người thiết lập dự án phải có quá trình nghiên cứu tỉ
mĩ, kĩ càng và tính toán chính xác từng nội dung của dự án, đặc biệt là nội dung về tài
chính và thị trường. Cách lập luận trong dự án phải chặt chẽ, có căn cứ khoa học tin
cậy, xác đáng. Phải dự phòng được những bất trắc, biến động và những thay đổi có thể
xảy ra.
- Tính thực tiễn: Các nội dung của dự án phải được nghiên cứu và xác định trên
cơ sở xem xét, phân tích đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lien
quan đến hoạt động đầu tư, về mặt bằng, vốn, cung ứng vật liệu… Trong một số dự án,
nếu có thể phải tiến hành thực nghiệm, thí nghiệm, chế tạo thử… để có thong tin đưa

13



×