Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI NGÀNH NUÔI TÔM DO Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Ở HUYỆN NHÀ BÈ TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

ĐỖ THỊ BÍCH NGỌC

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI NGÀNH NUÔI TÔM
DO Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Ở HUYỆN NHÀ BÈ
TP. HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Thiệt Hại
Ngành Nuôi Tôm Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Huyện Nhà Bè Thành Phố Hồ Chí
Minh” Đỗ Thị Bích Ngọc, sinh viên khóa 2007 – 2011, ngành Kinh Tế Tài Nguyên
Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

_____________________________
Ngày


tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________ ____________________________
Ngày
tháng
năm
Ngày
tháng
năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến với gia đình, đặc biệt là ba
mẹ, những người đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi nên người, luôn luôn bên cạnh giúp đỡ
tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi vững vàng bước đi trên con đường học vấn ngày
hôm nay.
Xin gởi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Kinh Tế nói riêng và quý
thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung đã tận tâm
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học.
Thầy cô đã tạo mọi điều kiện để tôi học tập và nghiên cứu, phát huy khả năng tư duy,
nắm vững kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức xã hội.
Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình của TS.
Đặng Minh Phương - Khoa kinh tế, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng nghiên cứu cho luận văn và đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại phòng nông nghiệp và phát triển
nông thôn và phòng thủy sản huyện Nhà Bè - Tp.HCM đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả người thân, bạn bè những người luôn bên cạnh
giúp đỡ, chia sẻ buồn vui cùng tôi trong suốt bốn năm đại học.
Xin chân thành cảm ơn!
Kính bút
ĐỖ THỊ BÍCH NGỌC


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐỖ THỊ BÍCH NGOC. Tháng 07 năm 2011. “Đánh Giá Thiệt Hại Ngành
Nuôi Tôm Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Huyện Nhà Bè Thành Phố Hồ Chí Minh”.
ĐỖ THỊ BÍCH NGOC. July 2011. “Evaluating Damages of Shrimp Farming
caused by water pollution in Nha Be District, Ho Chi Minh City ”.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng và đánh giá thiệt hại ngành nuôi tôm của
huyện, trên cơ sơ phân tích số liệu điều tra những hộ nuôi tôm ở ba xã Hiệp
Phước,Nhơn Đức, Long Thới của huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh.
Khóa luận tính giá trị do ô nhiễm nước đến năng suất tôm, dựa vào hàm năng
suất tôm và một số yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm, đặc biệt là ý
thức người dân về quản lý nguồn nước từ kênh rạch lấy vào ao nuôi. Kết quả cho thấy
rằng số lần thay nước nhiều thì nước sẽ ít ô nhiễm dẫn đến sẽ cho năng suất tôm cao
hơn số lần thay nước ít, với các yếu tố ảnh hưởng khác không thay đổi. Tuy nhiên, chi
phí cho mỗi lần thay nước là khá cao, nêu cũng phải chú ý thay nước sao cho hợp lý để
đạt được năng suất tối ưu nhất. Cụ thể là nếu số lần thay nước tăng lên 1%, nghĩa là
mức ô nhiễm nước trong ao nuôi tôm giảm đi 1% dẫn đến năng suất tôm sẽ tăng
0,423%, tương ứng là 131,85 kg/công (1,31tấn/ha). Đồng thời, khóa luận cũng tính
được giá trị thiệt hại do ô nhiễm nước đến tôm nuôi huyện Nhà Bè năm 2010 là
290,502056 (tỷ đồng).
Đây là kết quả tính toán chỉ trên địa bàn huyện Nhà Bè. Kết quả giúp các nhà

phân tích chính sách tham khảo như một cơ sở thực tiễn và lý luận tìm ra chính sách và
dự án khả thi cho việc phát triển nghề nuôi tôm ở huyện Nhà Bè, vừa đảm bảo lợi ích
kinh tế và vừa đảm bảo bền vững môi trường.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................. vii
Danh mục các bảng ....................................................................................................... viii
Danh mục các hình .......................................................................................................... ix
Danh mục phụ lục ............................................................................................................. x
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.5. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ............................................................................................ 5
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................................... 5
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 6
2.2.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 6
2.2.2. Tổng quan về huyện Nhà Bè ....................................................................... 7
2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 7
2.2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................... 13
2.3. Tổng quan về đặc điểm thủy sản .......................................................................... 17
2.3.1. Đặc điểm ngành thủy sản Việt Nam năm 2010 ......................................... 17
2.3.2. Đặc điểm ngành thủy sản huyện Nhà Bè năm 2010 .................................. 19

CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 20
3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 20
3.1.1. Các khái niệm ............................................................................................ 20
3.1.2. Vài nét về đặc điểm sinh học của tôm chân trắng ..................................... 25
iv


3.1.2.1. Giới thiệu sơ lược về tôm chân trắng ........................................................ 25
3.1.2.2. Đặc điểm sinh học tôm chân trắng ............................................................ 26
3.1.3. Giới thiệu một số mô hình xử lý nước thải trong ao nuôi tôm .................. 27
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 28
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 28
a) Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................................. 28
b) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................... 28
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu................................................................... 28
a) Phương pháp thống kê mô tả ........................................................................... 29
b) Phương pháp phân tích hồi qui ........................................................................ 29
3.2.3. Phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian ....................................... 33
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 35
4.1. Hiện trạng nuôi tôm của huyện Nhà Bè .............................................................. 35
4.1.1. Tình hình nuôi tôm của huyện Nhà Bè ...................................................... 35
4.1.2. Ô nhiễm nguồn nước nuôi tôm .................................................................. 36
4.2. Ảnh hưởng của chất lượng nguồn nước đến xác suất tôm bị bệnh ..................... 40
4.3. Đánh giá chung những áp lực đến nghề nuôi tôm chân trắng ở huyện Nhà Bè .. 42
a) Thuận lợi ............................................................................................................ 42
b) Khó Khăn ........................................................................................................... 43
4.4. Đánh giá tổn hại do ô nhiễm nước đến nuôi tôm ................................................ 43
4.4.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình và phân tích hàm năng suất44
a) Kết quả ước lượng các thông số của mô hình ................................................. 44
b) Phân tích hàm năng suất .................................................................................. 45

4.4.2. Đánh giá thiệt hại ....................................................................................... 47
a) Xây dựng hàm tổn hại năng suất tôm do ô nhiễm nước .................................. 47
b) Giá trị thiệt hại năng suất do ô nhiễm .............................................................. 48
c)Xác định mức ô nhiễm tối ưu ........................................................................... 50
4.4.3. Đánh giá xu hướng biển đổi diện tích nuôi và dự báo tổn hại trong tương
lai

.................................................................................................................. 51

4.4.3.1. Xu hướng biến đổi diện tích trong tương lai ............................................. 51
4.4.3.2. Đánh giá dự báo tổn hại trong tương lai .................................................... 52
v


CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 54
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị, đề xuất giải pháp ................................................................................ 55
a)Đề xuất giải pháp trên cơ sở tự giác của các hộ chuyển đổi từ trồng lúa sang
nuôi tôm ............................................................................................................... 55
b)Đề xuất giải pháp qui định bắt buộc đối với kỹ thuật nuôi tôm và giám sát kiểm
tra

................................................................................................................... 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 59

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

BVMT

Bảo vệ môi trường

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

VAC

Vườn ao chuồng

KCN

Khu công nghiệp

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Qui Mô Diện Tích Đất Theo Đơn Vị Hành Chính ........................................ 10

Bảng 2.2. Phân Bố Dân Cư Phân Theo Đơn Vị Hành Chính ......................................... 13
Bảng 2.3: Số Người Trong Độ Tuổi Lao Động Chia Theo Tình Trạng Lao Động ....... 14
Bảng 2.4: Số Người Trong Độ Tuổi Lao Động Chia Theo Xã ...................................... 15
Bảng 2.5: Điện Sinh Hoạt Chia Theo Xã ....................................................................... 16
Bảng 3.1. Bảng Giá Trị Giới Hạn Cho Phép của Các Thông Số và Nồng Độ Các Chất
Ô Nhiễm trong Nước Mặt............................................................................................... 24
Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu Cho Các Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng ............................. 30
Bảng 4.1. Cơ Cấu Nguồn Gốc Tôm Giống .................................................................... 40
Bảng 4.2. Cơ Cấu Tôm Bị Bệnh..................................................................................... 41
Bảng 4.3. Ước Lượng Các Thông Số của Mô Hình ....................................................... 44
Bảng 4.4. Diện Tích Ao Nuôi Thực Tế và Dự Báo Trong Giai Đoạn 2011 – 2013 ...... 52
Bảng 4.5. Giá Trị Tổn Hại Ô Nhiễm Trong Tương Lai (đơn vị: Tỷ đồng) .................... 53 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Nhà Bè ................................................................ 9
Hình 4.1. Đồ Thị Diễn Biến Diện Tích và Sản Lượng Nuôi Tôm Huyện Nhà Bè

36

Hình 4.2. Thực Trạng Nguồn Nước Nuôi Tôm của Các Hộ .......................................... 38
Hình 4.3. Biểu Đồ Sử Dụng Ao Lắng của Hộ ................................................................ 39
Hình 4.4. Hình Ảnh Máng Bò Nỗi Trên Ao Nuôi Tôm ................................................. 41
Hình 4.4. Phân Loại Tôm Bệnh ...................................................................................... 42
Hình 4.5. Đồ Thị Hàm Tổn Hại Năng Suất Do Ô Nhiễm Nước .................................... 49
Hình 4.6. Dự Báo Diễn Biến Diện Tích Giai Đoạn 2005 – 2013 .................................. 53 


ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1. Một số hình ảnh hoạt động nuôi tôm và nguồn nước nuôi tôm bị ô nhiễm ...2
Phụ lục 2. Kết xuất mô hình hàm năng suất ....................................................................4
Phụ luc 3. Kiểm định T của hàm năng suất .....................................................................5
Phụ luc 4. Kiểm định F của hàm năng suất .....................................................................6
Phụ lục 5. Hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) ...............................................7
Phụ lục 6. Hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation) ...............................................16
Phụ lục 7. Hiện tượng phương sai không đồng đều (Heteroscedasticity) .....................18
Phụ lục 8. Bảng Giá Trị Trung Bình .............................................................................21
Phụ lục 9. Kết xuất và kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình dự báo diện
tích ao nuôi tôm .............................................................................................................22
Phụ lục 10. Bảng câu hỏi phỏng vấn .............................................................................24 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên
biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4
triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành nuôi trồng và
đánh bắt thủy sản. Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và
nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn. Cuối tháng 11 năm 2009, sản lượng thủy sản đã

đạt hơn 4,4 triệu tấn. Năm 2010 đánh dấu dự được mùa toàn diện của ngành thủy sản,
với tổng sản lượng ước đạt 5,2 triệu tấn. Giá trị sản xuất toàn ngành 56.900 tỷ đồng,
tăng 6,1% so với năm 2009; giá trị xuất khẩu đạt 5,016 tỷ USD, tăng 18% so với năm
2009. Sự kiện nổi bậc năm của ngành thủy sản năm 2010 là tôm đã trở thành mặt hàng
đơn lẻ thứ 4 của Việt Nam đạt và vượt giá trị xuất khẩu 2 tỷ USD/năm, sau dầu thô,
gạo và cao su, giá trị xuất khẩu tôm tăng 22,75%, khối lượng tăng 12,9% so với cùng
kỳ 2009. Do vậy, vai trò của ngành thủy sản ngày càng chiếm vị thế vô cùng quan
trọng trong việc đảm bảo và cải thiện đời sống dân cư ở những vùng nông thôn ven
biển và hải đảo, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng
trong và ngoài nước.
Nhà Bè là một huyện có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản trong những năm
gần đây. Nhờ chuyển đổi thành công từ trồng lúa sang nuôi tôm sú, nên chỉ qua 3 năm,
các xã cánh Bắc huyện Cần Giờ và cánh Nam huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh,
đã có sự thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt. Có thể nói, từ năm 2000, với việc
khuyến khích bà con nuôi tôm sú, huyện Nhà Bè đã thực hiện hiệu quả việc chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm thoát khỏi thế độc canh và độc vụ cây lúa. Kết
thúc vụ nuôi tôm 2002, 80% trong số 382 hộ và trang trại nuôi tôm ở huyện Nhà Bè


(TPHCM) có lời, lợi nhuận thu được từ 5 triệu đồng đến trên 100 triệu đồng/ha sau 4
tháng nuôi. So ra, chỉ với 8% diện tích đất nông nghiệp nhưng giá trị mà con tôm sú
mang đến lại chiếm 51% trong tổng giá trị sản lượng toàn ngành nông nghiệp huyện;
góp phần nâng cao giá trị sinh lợi trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp lên 18,407
triệu đồng/ha (so với năm 2001 là 12,784 triệu đồng); cải thiện đáng kể thu nhập và
nâng cao đời sống người dân các xã vùng sâu của huyện như Hiệp Phước, Long Thới,
Phước Lộc, Nhơn Đức, Phước Kiểng. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, việc tiếp cận các
phương thức nuôi trồng hàng loạt với mật độ cao, năng suất lớn đã làm gia tăng nhanh
chóng việc sử dụng nhiều năng lượng, vật tư, chế phẩm hóa học, sinh học và chi phí...
trong nuôi trồng. Nguồn nuôi tôm lấy nước trực tiếp từ các kênh rạch, sông nhỏ, nhưng
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Viện Môi trường và Phát triển bền vững, hệ

thống kênh rạch ở TPHCM đã bị ô nhiễm mức trung bình đến nghiêm trọng, các sông
nhỏ thuộc Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi đã bị ô nhiễm nặng. Từ đó, tôm đã
chết hàng loạt do nguồn nước ô nhiễm, các khu công nghiệp mọc lên ở Huyện cũng là
một tác động làm ô nhiễm nguồn nước, tạo ra sự mất cân bằng hệ thống sinh thái tự
nhiên, gây tổn thất sinh thái ảnh hưởng không những đến môi trường mà còn đến kinh
tế trong việc giảm năng suất nuôi trồng và thu nhập của ngành thuỷ sản.
Thực tế cho thấy mức độ ô nhiễm nước đã tác động xấu lên năng suất tôm là
không phải nhỏ. Nhằm lượng hóa được ảnh hưởng như thế nào cũng như muốn biết
giá trị ô nhiễm là bao nhiêu. Với kiến thức được trang bị ở giảng đường đại học cùng
với sự nhiệt tình, tận tâm giảng dạy của các thầy, các cô trường Đại Học Nông Lâm.
Tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh Giá Thiệt Hại Ngành Nuôi Tôm Do Ô Nhiễm
Nguồn Nước Ở Huyện Nhà Bè – Thành phố Hồ Chí Minh” dưới sự hướng dẫn của
tiến sĩ Đặng Minh Phương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài đánh giá thiệt hại do ô nhiễm nguồn nước nuôi tôm, từ đó đưa ra những
khuyến cáo, kiến nghị hướng phát triển cho hoạt động nuôi tôm chân trắng của Huyện
trong thời gian tới.
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng nuôi tôm của huyện Nhà Bè.
2


Phân tích ảnh hưởng của chất lượng nguồn nước đến xác suất tôm bị bệnh.
Đánh giá tổn hại ngành nuôi tôm do ô nhiễm nước.
Dự báo tổn hại trong tương lai.
Đề xuất kiến nghị ,giải pháp cải thiện môi trường nước.
1.3.

Ý nghĩa nghiên cứu

Đề tài xuất phát từ thực trạng nuôi tôm của huyện Nhà Bè – Tp.HCM nên có ý

nghĩa thiết thực:
Giúp nhà làm chính sách, quản lý môi trường có những chính sách hiệu quả
trong ngành nuôi tôm.
Đây sẽ là tài liệu tham khảo cho quá trình nuôi tôm của bà con nông dân và
chính quyền xã, huyện giúp cho hoạt động nuôi tôm ngày càng tốt hơn, góp phần nâng
cao thu nhập ổn định đời sống cho người dân.
Đây cũng là tài liệu tham khảo cho bộ môn kinh tế tài nguyên môi trường-khoa
kinh tế, và được đóng góp làm tài liệu tham khảo chung cho thư viện trường ĐH Nông
Lâm Tp. HCM.
1.4.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ dân

nuôi tôm, trên địa bàn ba xã Hiệp Phước, xã Lâm Thới và xã Nhơn Đức huyện Nhà Bè
thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: Khóa luận được thực hiện từ 25/2/2009 đến 25/6/2009, đề tài
tiến hành thu thập thông tin về tình hình nuôi tôm của huyện, sau đó nghiên cứu tài
liệu, tiến hành nhập số liệu, xử lý số liệu, chạy mô hình hồi qui, viết báo cáo và đưa ra
kết quả nghiên cứu.
1.5.

Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu chung đánh giá tổn hại do ô nhiễm nước đến nuôi tôm ở huyện

Nhà Bè. Bao gồm các nội dung chính sau:
Tìm hiểu thực trạng và tiềm năng nuôi tôm ở huyện Nhà Bè.
Phân tích ảnh hưởng của chất lượng nguồn nước đến xác suất tôm bị bệnh.

Xây dựng hàm sản xuất, xác định biến ô nhiễm nước để đánh giá tổn hại thông
qua giá trị thiệt hại hiện tại và vĩnh viễn ngành nuôi tôm.
Dự báo tổn hại diện tích nuôi tôm trong tương lai.
3


Đề xuất các kiến nghị, giải pháp cải thiện môi trường nước.
1.6.

Cấu trúc luận văn
Bài luận văn được chia làm 5 chương
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương này giới thiệu sơ lược về lí do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý

nghĩa nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và tổng quan về cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan. Giới thiệu tổng quát về
điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đặc điểm kinh tế xã hội huyện Nhà Bè. Cuối
cùng là sơ lược về đặc điểm thủy sản của Việt Nam và huyện Nhà Bè – TP.HCM.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm và lĩnh vực nghiên cứu và các chỉ tiêu dùng trong
phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: Đánh
giá hiện trạng và đánh giá tổn hại do ô nhiễm nước đến nuôi tôm. Đồng thời dự báo
tổn hại trong tương lai, từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện môi trường nước đảm bảo
sự phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả nuôi tôm của huyện.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra kiến nghị cải thiện môi trường nước
đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả nuôi tôm ở Nhà Bè.


4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong hơn một thập niên qua, sản lượng thủy sản từ khai thác và nuôi trồng
tăng đáng kể đạt 120,7 triệu tấn năm 1995, nếu tính từ năm 1989 sản lượng gia tăng
hàng năm khoảng 15,6 triệu tấn. Hầu hết sản lượng gia tăng đến từ nuôi trồng thủy sản
(FAO 1997). Sự gia tăng sản lượng tôm nuôi chủ yếu dựa vào việc phát triển nghề
nuôi tôm sú (sản lượng tôm sú nuôi trong năm 1995 chiếm khoảng 96,3% tổng sản
lượng tôm nuôi). Tuy nhiên từ năm 1990 - 1995 sản lượng tôm nuôi có xu hướng giảm
sút do các nguyên nhân từ sự suy thoái môi trường, quản lý ao nuôi không hợp lý và sự
thất thu do dịch bệnh (FAO 1997). Cũng là một đề tài liên quan đến nghề nuôi tôm sú
xuất khẩu, tài liệu nghiên cứu của đề tài sẽ được tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh
vực khác nhau. Chúng bao gồm cả lĩnh vực về môi trường sống, đặc biệt là môi trường
nước và kĩ thuật, kinh nghiệm sống lâu đời của người dân, về điều kiện cơ sơ vật chất
ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm…
Đồng thời cùng với các đề tài tốt nghiệp của các khóa trước cũng là những tài
liệu hữu ích có liên quan như:
Nguyễn Thị Hà Viễn, phân tích hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường của
mô hình nuôi tôm hùm lồng tại Huyện Sông Cầu Tỉnh Phú Yên. Kết quả nghiên cứu
cho thấy được cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra thì thu được 0,12 đồng lợi nhuận và 0,52
đồng thu nhập. Đồng thời đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm,
nêu ra những thuận lợi và tồn tại của mô hình nuôi tôm hùm lồng ở huyện Sông Cầu,
hướng đi trong tương lai của nghề nuôi tôm hùm lồng ở địa phương.
Nguyễn Thị Hồng, đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm chân trắng trên địa
bàn Huyện Mộ Đức Tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố đầu vào

gồm công chăm sóc, chất lượng giống, thức ăn, mật độ thả, kinh nghiệm ảnh hưởng


đến năng suất, thiết lập hàm sản xuất cho 1 ha tôm chân trắng và xác định yếu tố đầu
vào tối ưu là công chăm sóc, với số công chăm sóc là 535 công thì hộ nuôi tôm đạt
được lợi nhuận cao nhất. Cuối cùng là đưa ra những định hướng và một số đề xuất
mang tính thiết thực để nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm chân trắng của vùng
phát triển đúng hướng và bền vững.
Đây là một số các nghiên cứu liên quan tới vấn đề nuôi tôm. Các nghiên cứu
này dù có cách tiếp cận không hoàn toàn giống nhau, địa điểm cũng khác nhau, nhưng
mục tiêu mà các nghiên cứu này hướng tới lại khá giống nhau tập trung vào phân tích
hiệu kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, năng suất của tôm. Từ đó
đưa ra các giải pháp, phương hướng cho phát triển bền vững nghề nuôi tôm của từng
khu vực.
Các nghiên cứu trên là tư liệu tham khảo đáng quý cho tôi khi thực hiện đề tài
“Đánh Giá Thiệt Hại Ngành Nuôi Tôm Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Huyện Nhà Bè –
Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài này khác với các đề tài trước là gắn vấn đề môi
trường vào trong quá trình nuôi, nó được lượng hóa bằng tổn hại do ảnh hưởng môi
trường mà ở đây là môi trường nước đến nuôi tôm, được thể hiện bằng con số giá trị.
Con số này sẽ có ý nghĩa thực tiễn để tính giá trị môi trường đầy đủ vào GDP của
Huyện mà trước giờ chưa được quan tâm đến, từ đó đưa ra các chính sách phương
hướng khả thi cải thiện ô nhiễm nước đến nghề nuôi tôm của Huyện. Tuy nhiên để tiến
hành công việc nghiên cứu được thuận lợi, điều kiện bắt buộc người thực hiện phải
nắm rõ được tình hình chung và một số đặc điểm cơ bản tại địa bàn. Trong phạm vi
giới hạn của đề tài này, những đặc điểm của khu vực nghiên cứu đi từ khái quát đến cụ
thể có thể được trình bày như sau.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10010’ – 10038 vĩ độ
bắc và 106022’ – 106054 ’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc

giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà
Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Tổng diện tích của
thành phố Hồ Chí Minh là 2.056 km2.
6


Vùng đô thị với 140 km2 bao gồm 19 quận và 5 huyện. Vùng nông thôn rộng
lớn với 1.916 km2, bao gồm 5 huyện với 98 xã. Khoảng cách từ trung tâm thành phố
đến biển là 50 km theo đường chim bay và cách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km đường
bộ. Độ cao trung bình cao hơn 6m so với mực nước biển. Bề mặt địa hình cao ở vùng
Bắc-Đông và thấp ở vùng Nam-Tây Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi dày đặc với hệ thống kênh
rạch trải dài hơn 2.900 ha rất thuận lợi cho việc tưới tiêu và tàu bè đi lại. Khí hậu ôn
hòa với nhiệt độ trung bình khoảng 270C – 290C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa
không quá 50C; lượng mưa trung bình khoảng 2,000mm với độ ẩm trung bình khoảng
75-80%.Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa trong năm; mùa mưa vào khoảng từ tháng
năm đến tháng mười một và mùa nắng vào khoảng từ tháng mười hai đến tháng tư
năm sau với hai hướng gió chính là gió Tây-Tây Nam và Bắc-Đông Bắc và dường như
trong các năm qua không có bão, lũ lụt.
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước,
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao.Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động
nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế với tốc độ
tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của
thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước .
2.2.2. Tổng quan về huyện Nhà Bè
2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Nhà Bè là môt huyện ngoại thành, nằm ở phía Đông – Nam thành phố Hồ Chí
Minh kéo dài dọc theo bờ Tây sông Soài Rạp, cách trung tâm thành phố 8 km theo

đường chim bay, có tọa độ địa lý:
-

10043’20”- 10042’10” vĩ độ Bắc

-

106040’48”- 106047’10” kinh độ Đông

-

Phía Bắc giáp quận 7 và quận Thủ Đức TP. HCM

-

Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc tỉnh Long An

-

Phía Đông giáp huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai và huyện Cần Giờ Tp.Hồ
Chí Minh
7


-

Phía Tây giáp huyện Bình Chánh và quận 8 Tp.Hồ Chí Minh.
Nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế, huyện Nhà Bè có vị trí quan trọng là

cửa ngõ phía Nam của Thành phố do có tổng kho xăng dầu của cả nước, có hệ thống

giao thông thủy bộ nối liều thành phố với huyện Cần Giờ ra biển và đi các tỉnh miền
Tây.
Giáp với huyện là quận 7 có khu chế xuất hiện đang phát triển với qui mô 300
ha, xa hơn là khu công nghiệp dầu khí Vũng Tàu.
Tóm lại, Nhà Bè có lợi thế rất lớn về vị trí địa lý, thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế xã hội.

8


Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Nhà Bè

Nguồn: Phòng thống kê Huyện
b) Diện tích tự nhiên
Nhà Bè có tổng diện tích là 10.041,80 ha chiếm 4,8% diện tích toàn thành phố
bao gồm 6 xã và 1 thị trấn.

9


Bảng 2.1: Qui Mô Diện Tích Đất Theo Đơn Vị Hành Chính
STT

TÊN ĐƠN VỊ

DIỆN TÍCH(km2)

CƠ CẤU (%)

1


Thị Trấn

5,99

5,97

2

Phú Xuân

10,02

9,98

3

Phước Kiển

15,00

14,94

4

Phước Lộc

6,03

6,01


5

Nhơn Đức

14,54

14,48

6

Long Thới

10,82

10,77

7

Hiệp Phước

38,02

37,86

100,41

100,00

TỔNG


Nguồn: Phòng thống kê Huyện.
Quy mô diện tích của các xã thị trong huyện không đồng đều, thị trấn có diện
tích nhỏ nhất 5,99 km2, bằng 1/6 xã có diện tích lớn nhất là Hiệp Phước ( 38,02 km2).
Đất nông nghiệp hiện chiếm diện tích lớn nhất 5.865,57 ha chiếm 58,41% diện tích tự
nhiên toàn diện.
Đáng chú ý là còn 2.783,13 ha đất chưa được sử dụng trong đó đất có khả năng
nông nghiệp và đất có mặt nước là 115,68 ha cần khai thác đưa vào sản xuất nông ngư
nghiệp.
c) Địa hình
Nằm trong vùng hạ lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, địa hình Nhà Bè thấp
và tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 0,6m-1,2m. Nhìn chung địa hình thấp dần
từ Tây Bắc sang Đông Nam vào trung tâm huyện và hình thành dạng lòng chảo. Ven
sông Nhà Bè là dãy đất khá cao so với địa hình toàn huyện, độ cao từ 1,1m-2,0m, vùng
trung tâm huyện bị trũng do đó khó tiêu thoát nước, mùa mưa thường gây úng lụt cho
sản xuất nông nghiệp.
Địa bàn bị phân cắt nhiều, sông rạch chằng chịt, diện tích mặt nước bằng ¼
tổng diện tích tự nhiên (2501,15ha). Có thể chia làm hai vùng:
+ Vùng trũng thấp: Gồm 1 phần ở xã Long Thới, Phước Kiển, Phú Xuân, Hiệp Phước
có độ cao trung bình 0,5m. Bao quanh vùng trũng thấp là vùng tương đối cao, độ cao
trung bình 1m.

10


+ Vùng cao: Phân bổ dọc theo sông Nhà Bè có độ cao 1-2m, cao nhất tại mũi Nhà Bè
là 4m.
d) Thổ nhưỡng
Đất Nhà Bè là loại đất trẻ, đang hình thành và chứa nhiều yếu tố bất lợi đối với
sản xuất nông nghiệp nổi bật là phèn và mặn. Có thể chia làm 2 nhóm đất chính:

+ Đất phù sa: Đây là loại đất thích nghi cho trồng lúa và cây ăn trái tổng diện tích
2.847 ha chiếm 38,70%. Trong đó đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng chiếm 30,03%
phân bổ ở các xã phía Bắc huyện gồm Thị Trấn, Phú Xuân, Phước Kiển và rãi rác tại
các xã khác trong huyện.
+ Đất phèn: có đặc điểm chung là nhiều phèn và mặn nhiều, nhưng do có lớp phù sa
trên mặt dày khoảng 15-20cm nên khi có nước mưa rửa được phèn và mặn, cây lúa
vẫn canh tác được nhưng năng suất thấp khoảng 2-2,5 tấn/ha. Loại đất này khoảng
4.510 ha chiếm 61,30%
e) Nguồn nước và thủy văn
Toàn huyện có 250,115 ha sông rạch lớn nhỏ tạo ra mật độ 5-7 km/km2 và
chiếm 25,27% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Lớn nhất là sông Soài Rạp có chiều
dài trên 20km.
Hệ thống kênh rạch Nhà Bè chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều ( thời
gian thay đổi thủy triều 45-50 phút/ ngày, biên bộ triều 0,3-2,5m). Vào mùa khô nước
mặn từ biển Đông theo sông Soài Rạp xâm nhập vào sông rạch từ phía Đông, nước
mặn cũng đổ vào sông Vàm Cỏ rồi theo sông Cần Giuộc, rạch Bà Lào xâm nhập vào
từ phía Tây. Có thể phân thành 3 vùng nhiễm mặn sau đây:
+ Khu vực 1: Gồm các xã Phước Kiển, Thị Trấn, Phú Xuân, Nhơn Đức. Độ mặn mùa
khô 9-12%, mùa mưa 3-7%
+ Khu vực 2: Gồm các xã Phước Lộc, và một phần xã Phước Kiển, Nhơn Đức, độ mặn
vào mùa khô là 10-22%, mùa mưa 7-15%
+ Khu vực 3: Gồm xã Long Thới, Hiệp Phước độ mặn vào mùa khô là 12-25%, mùa
mưa 8-18%
Trong 3 khu vực thì khu vực 3 có độ mặn tương đối cao đồng thời có thời gian
nhiễm mặn tương đối dài hơn, vào mùa nắng bị nhiễm mặn sớm do nước mặn từ cửa
11


biển xâm nhập theo sông Soài Rạp, nhưng được rửa mặn trễ do cần có đủ lượng nước
từ khu vực phía Bắc theo sông rạch chảy xuống đẩy mặn.

Khả năng nước ngầm ở Nhà Bè cao, song đều bị nhiễm phèn và mặn nên không
phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
f) Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm có rõ rệt 2 mùa:
mùa mưa ( tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô ( tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Có tính
ổn định cao, những diễn biến khí hậu năm này qua năm khác rất rõ rệt, không có thiên
tai do khí hậu, không gặp thời tiết quá lạnh hay quá nóng và hầu như ít bị ảnh hưởng
bởi gió bão.
Nhiệt độ trung bình năm 270C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tháng 4:
29,60C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất tháng 1: 25,210C.
Lượng mưa trung bình năm 1826,20mm. Số ngày mưa trung bình 154 ngày.
Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là tháng 2 (0,40mm) và tháng lớn nhất là
tháng 9(269,75mm. Số ngày mưa trung bình tháng nhỏ nhất là tháng 2(1 ngày) và tháng
lớn nhất là tháng 7(23 ngày). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 90% lượng mưa
cả năm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp vì đây là vùng canh tác hoàn toàn nhờ vào
nước trời. Tuy nhiên, trong mùa mưa cũng có thời kỳ mưa nhỏ, kéo dài nhiều ngày,
thường xảy ra vào khoảng tháng 7 âm lịch gây hạn hán thiệt hại mùa màng. Mùa khô
từ tháng 2 đến tháng 4 chiếm 10% lượng mưa cả năm, với lượng nước này không đủ
đẩy mạnh xâm nhập từ các cửa sông lớn như Soài Rạp, Nhà Bè làm cho đất bị nhiễm
mặn và nhiễm phèn mạnh gây khó khăn cho sản xuất.
Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa, mùa khô độ ẩm trung bình 72%, mùa mưa
độ ẩm không khí trung bình 75-8%. Độ ẩm không khí biến thiên nghịch với chế độ
nhiệt tác động đến sự tăng trưởng của cây trồng. Mùa khô nhiệt độ không khí cao, độ
ẩm không khí giảm làm cây trồng mất nước mạnh, do đó cần chú ý biện pháp tưới tiêu
cho cây. Vào cuối mùa mưa, độ ẩm không khí dư thừa, nhiệt độ cao dễ tạo điều kiện
cho dịch bệnh phát triển, cần chú ý phòng trừ.

12



2.2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Dân cư
Tổng dân số hiện nay của Huyện 98.385 người ( trong đó nam 48.429 chiếm
49,22%), dân số khu vực nông thôi là 75.124 người, thành thị là 22.261 người.
Dân tộc Kinh chiếm 96,80%, dân tộc Hoa chiếm 2,06%, các dân tộc khác chiếm
1,14%.
Bảng 2.2. Phân Bố Dân Cư Phân Theo Đơn Vị Hành Chính
Dân số ( người)

Mật độ dân số( người/km2)

STT

Đơn vị hành chính

1

Thị Trấn

23.261

3.883

2

Phú Xuân

19.457

1.942


3

Phước Kiển

20.277

1.352

4

Phước Lộc

5.734

952

5

Nhơn Đức

11.020

758

6

Long Thới

5.752


532

7

Hiệp Phước

12.875

339

Tổng

98.385

980
Nguồn: Phòng thống kê Huyện.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện cao 13,20% ( năm 2003).
Hiện tại Thị Trấn và Phú Xuân được xem là 2 vùng phát triển nhất của Huyện
với nhiều loại hình công – thương nghiệp, dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, sự phân bố
dân cư ở đây không đồng đều, chỉ với diện tích 16,01 km2 ( chiếm gần 16% diện tích
toàn huyện) mà dân số ở 2 xã này đến 42.178 người ( chiếm trên 44% dân số toàn
huyện). Còn những xã khác trong những năm gần đây cũng phát triển nhưng vẫn còn
mang nặng sản xuất nông nghiệp.
Mật độ dân số trung bình của Huyện là 980 người/km2, nơi có mật độ dân cư
cao nhất là Thị Trấn (3.883 người/km2), xã có mật độ dân cư thấp nhất là Hiệp Phước (
339người/km2). Sự chênh lệch dân cư bình quân trên 1km2 lên đến 3.544 người.

13



b) Lao động
Nguồn lao động của huyện khá dồi dào 61.678 người ( chiếm 63% dân số)
trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 2.113 người ( chiếm 3,43% lao động)
Bảng 2.3: Số Người Trong Độ Tuổi Lao Động Chia Theo Tình Trạng Lao Động
Số lượng

Tỉ lệ (%)

Tổng số

61.678

100,00

Có việc làm

42.483

69,00

+ Ổn định

29.843

48,00

+ Tạm thời


12.640

21,00

Chưa có việc làm

4.594

7,44

+ Có nhu cầu

3.075

4,98

+ Không có nhu cầu

1.519

2,46

Đang đi học

6.358

10,30

Nội trợ


6.173

10,01

Không có khả năng lao động

2.070

3,40
Nguồn: Phòng thống kê Huyện.

Toàn Huyện có 42.674 người trong độ tuổi lao động, trong đó người có việc
làm là 29.872 người chiếm 70% (lao động tạm thời là 8.962 người), chưa có việc làm
là 3.172 người( chiếm 7,43%), còn lại gần 3% đang đi học hoặc không có khả năng lao
động. Điều đáng chú ý là chất lượng lao động có việc làm thường xuyên không cao.
Lao động trình độ đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật chưa đến 10%, phần lớn là
lao động không có chuyên môn ( đa số là lao động nông nghiệp). Đây là vấn đề cần
quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng của lực lượng lao động nhằm giải quyết việc làm
cho người dân trong thời gian tới.

14


×