Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT CAO SU LIÊN ANH TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

ĐẶNG THỊ MINH TÂM

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG HẠCH TOÁN QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
CAO SU LIÊN ANH - TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

ĐẶNG THỊ MINH TÂM

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG HẠCH TOÁN QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
CAO SU LIÊN ANH - TỈNH TÂY NINH

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn : TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Hoàn Thiện Hệ Thống
Hạch Toán Quản Lý Môi Trường Cho Công Ty TNHH Sản Xuất Cao Su Liên
Anh - Tỉnh Tây Ninh” do Đặng Thị Minh Tâm, sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________.

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn,

______________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

__________________________


Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, tôi xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những người
đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho tôi học tập có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐH Nông Lâm TPHCM, đặc biệt
là quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian qua.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PHAN THỊ GIÁC TÂM đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Cảm ơn ông Đoàn Văn Lực, giám đốc công ty TNHH sản xuất cao su Liên
Anh và các anh chị nhân viên, công nhân đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực tập tại công ty.
Xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần,
cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành đề tài thực tập tổng hợp này.
Xin chân thành cảm ơn
Sinh Viên
Đặng Thị Minh Tâm



NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG THỊ MINH TÂM, tháng 07 năm 2011, “Hoàn Thiện Hệ Thống Hạch
Toán Quản Lý Môi Trường Cho Công Ty TNHH Sản Xuất Cao Su Liên Anh,
Tỉnh Tây Ninh”.
DANG THI MINH TAM, July 2011, “Completion Of Environmental
Management Accounting System Of Lien Anh Co., LTD, Tay Ninh Province”.
Khóa luận thực hiện hạch toán quản lý môi trường cho công ty TNHH sản xuất
cao su Liên Anh, tỉnh Tây Ninh nhằm mục đích tính toán các chi phí liên quan đến
hoạt động quản lý môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp,
hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, từ đó có thể đề ra những biện pháp để
tối thiểu hoá tác động môi trường, cải thiện hiệu quả kinh tế và nâng cao hình ảnh
doanh nghiệp.
Cụ thể bằng cách quan sát thực địa, phỏng vấn chuyên sâu ban lãnh đạo và các
nhân viên từ các phòng ban có liên quan để thu thập thông tin về tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh, số liệu kế toán, các thông tin đầu vào, đầu ra của công ty... Sau
đó sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tập hợp, phân tích và tính toán số liệu, sử
dụng phương pháp hạch toán quản lý môi trường để hạch toán dòng nguyên vật liệu,
năng lượng, nước cho quy trình chế biến sản phẩm, hạch toán dòng tiền tệ, tính được
tổng chi phí, giá thành của sản phẩm và tính toán các chi phí liên quan đến môi trường
như chi phí kiểm soát rác thải phát thải, chi phí ngăn ngừa…Từ đó dựa vào phương
pháp phân bổ để phân bổ chi phí môi trường cho mỗi sản phẩm và đưa ra mức giá
thành mới khi có chi phí môi trường.
Kết quả phân tích cho thấy chi phí môi trường trong sản xuất chế biến cao su
chủ yếu là ở khâu xử lý nước thải. Giá mới của sản phẩm mủ cốm SVR 3L tăng lên
216.871 đồng/tấn sản phẩm và của mủ latex tăng lên 220.745 đồng/tấn sản phẩm so
với mức giá cũ. Giá thành mới cho thấy tầm quan trọng của yếu tố môi trường trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................viii 
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................... ix 
DANH MỤC PHỤ LỤC ......................................................................................................... x 
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 
1.1. Sự cần thiết của đề tài ...........................................................................................1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2 
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 
1.4. Bố cục đề tài..........................................................................................................3 
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .................................................................................................. 5 
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..............................................................................5 
2.1.1. Tổng quan các nghiên cứu và ứng dụng EMA trên thế giới ..........................5 
2.1.2. Tổng quan các nghiên cứu và ứng dụng EMA ở Việt Nam...........................5 
2.1.3. Những khó khăn khi thực hiện EMA trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng....................................................................................................................7 
2.1.4. Tình hình phát triển cao su trên thế giới và Việt Nam ...................................8 
2.1.5. Vấn đề môi trường trong ngành chế biến cao su ở Việt Nam......................12 
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................13 
2.2.1. Tiềm năng phát triển cao su tự nhiên của tỉnh Tây Ninh .............................13 
2.2.2. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cao su
ở Tây Ninh .............................................................................................................15 
2.2.3. Tổng quan về công ty sản xuất cao su Liên Anh .........................................16 
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 19 
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................19 
3.1.1. Hạch toán quản lý môi trường là gì? ............................................................19 
3.1.2. Doanh nghiệp và phát triển bền vững ..........................................................19 
3.1.3. Vì sao các doanh nghiệp nên thực hiện EMA? ............................................20 
3.1.4. Các dòng thông tin cần thiết để thực hiện EMA ..........................................21 

v


3.1.5. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .......................................................22 
3.1.6. Sản xuất sạch hơn.........................................................................................23 
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................23 
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................23 
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .....................................................................24 
CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 26 
4.1. Hiện trạng môi trường và việc quản lý môi trường tại công ty ..........................26 
4.1.1. Nước thải ......................................................................................................27 
4.1.2. Khí thải .........................................................................................................29 
4.1.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại ...............................................................31 
4.1.4. Tiếng ồn .......................................................................................................33 
4.1.5. Mùi hôi .........................................................................................................33 
4.1.6. Nhiệt thừa .....................................................................................................33 
4.2. Hiện trạng hạch toán giá thành sản phẩm của công ty .......................................34 
4.3. Hạch toán quản lý môi trường ............................................................................34 
4.3.1. Hạch toán dòng thông tin vật chất ...............................................................34 
4.3.2. Hạch toán dòng tiền tệ..................................................................................44 
4.4. Phân bổ lại chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm.....................................51 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 55 
5.1. Kết luận ...............................................................................................................55 
5.1.1. Kết quả đạt được ..........................................................................................55 
5.1.2. Hạn chế của đề tài ........................................................................................56 
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................56 
5.2.1. Về hệ thống hạch toán của công ty ..............................................................56 
5.2.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất .................57 
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 60 
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 62


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài Nguyên - Môi Trường

CNSX

Công Nhân Sản Xuất

CPMT

Chi Phí Môi Trường

DN

Doanh Nghiệp

DRC

Hàm Lượng Cao Su Khô (Dry Rubber Content)

ĐT&TTTH

Điều Tra Và Tính Toán Tổng Hợp

ĐTM


Đánh Giá Tác Động Môi Trường

EMA – SEA

Hạch Toán Quản Lý Môi Trường Cho Các Doanh Nghiệp Vừa
Và Nhỏ Ở Đông Nam Á (Environmental Management
Accounting For South – East Asia)

NĐ – CP

Nghị định – Chính Phủ

NN & PPNT

Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

NVL

Nguyên Vật Liệu

PAC

Hóa Chất Xử Lý Nước (Poly Aluminium Chloride)

Po

Chỉ Tiêu Độ Dẻo Đầu

PVC


Poli Vinyl Clorua

QCVN

Quy Chuẩn Việt Nam

SXSH

Sản Xuất Sạch Hơn

TCVN

Tiêu Chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TSC

Tổng Hàm Lượng Chất Khô

XLNT

Xử Lý Nước Thải

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Bảng Tóm Tắt Hiện Trạng Môi Trường Và Đánh Giá .................................26 
Bảng 4.2. Nồng Độ Khí Thải Từ Lò Sấy Vào Các Thời Điểm Khác Nhau. .................30 
Bảng 4.3. Tổng Sản Phẩm Đã Sản Xuất Năm 2010-2011 ............................................34 
Bảng 4.4. Các Yếu Tố Đầu Vào, Đầu Ra Theo Từng Công Đoạn Sản Xuất SVR3L...37 
Bảng 4.5. Định Mức Các Nguyên Vật Liệu, Năng Lượng Đầu Vào Trên 1 Tấn Mủ
SVR 3L ..........................................................................................................................38 
Bảng 4.6. Hiệu Suất Đầu Ra Không Thành Phẩm Trên 1 Tấn Mủ Cốm SVR3L .........38 
Bảng 4.7. Phân Bổ Điện Năng Sử Dụng Của Công Ty Trong 1 Năm ..........................39 
Bảng 4.8. Định Mức Tiêu Thụ Các Máy Móc Thiết Bị Cho Từng Công Đoạn Sản Xuất
Trong 1 Giờ Của Mủ Cốm SVR 3L ..............................................................................39 
Bảng 4.9. Lượng Điện Năng Tiêu Thụ Cho Mỗi Tấn SVR 3L ở Mỗi Công Đoạn.......40 
Bảng 4.10. Lượng Nước Sử Dụng Cho Mỗi Tấn SVR 3L Theo Mỗi Công Đoạn........40 
Bảng 4.11. Các Yếu Tố Đầu Vào, Đầu Ra Theo Từng Công Đoạn Sản Xuất Latex....42 
Bảng 4.12. Bảng Định Mức Các Nguyên Vật Liệu, Năng Lượng Đầu Vào Trên 1 Tấn
Mủ Latex........................................................................................................................43 
Bảng 4.13. Lượng Điện Năng Tiêu Thụ Cho Mỗi Tấn Mủ Latex ở Mỗi Công Đoạn ..44 
Bảng 4.14. CP NVL Tạo Thành Thành Phẩm ...............................................................45 
Bảng 4.15. CP NVL Không Tạo Ra Thành Phẩm.........................................................46 
Bảng 4.16. Báo Cáo Vật Tư Cho Nhà Máy XLNT Vụ Mùa 2010-2011 ......................47 
Bảng 4.17. Hóa Chất Khử Mùi Cho Nhà Máy XLNT Vụ Mùa 2010-2011 ..................47 
Bảng 4.18. Tổng Hợp Các Chi Phí Xử Lý Nước Thải Trong Năm 2010 .....................48 
Bảng 4.19. Chất Thải Nguy Hại Phát Sinh Trong Quá Trình Sản Xuất 2 Loại Sản
Phẩm Trung Bình Trong 1 Tháng .................................................................................49 
Bảng 4.20. Chi Phí Khắc Phục Môi Trường Của Công Ty Trong Năm 2010 ..............50 
Bảng 4.21. Tổng Hợp Chi Phí Môi Trường Cho Sản Phẩm SVR 3L và Latex Trong
Năm 2010 – 2011 ..........................................................................................................51 
Bảng 4.22. Giá Thành Mủ Cốm Khi Không Có Và Khi Có Thêm Chi Phí MT ...........51 
Bảng 4.23. Giá Thành Mủ Latex Khi Không Có Và Khi Có Thêm Chi Phí MT .........53 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Giá Cao Su Thế Giới Trong 1 Năm Qua .........................................................9 
Hình 2.2. Biểu Đồ Sản Lượng Và Tăng Trưởng Sản Lượng Cao Su Của Việt Nam Giai
Đoạn 2001-2010 ............................................................................................................10 
Hình 2.3. Sản Lượng Và Giá Trị Xuất Khẩu Cao Su Việt Nam Giai Đoạn 2001-2010
.......................................................................................................................................11 
Hình 2.4. Diện Tích Gieo Trồng Cao Su Phân Theo Vùng Miền .................................12 
Hình 2.5. SVR 3L ..........................................................................................................17 
Hình 2.6. SVR 5 ............................................................................................................17 
Hình 2.7. SVR 10 ..........................................................................................................17 
Hình 2.8. SVR 20 ..........................................................................................................17 
Hình 2.9. Mủ Latex Được Chứa Trong Thùng..............................................................18 
Hình 4.1. Sơ Đồ Khối Xử Lý Nước Thải ......................................................................28 
Hình 4.2. Quy Trình Sản Xuất Mủ Cốm SVR 3L .........................................................35 
Hình 4.3. Quy Trình Sản Xuất Mủ Latex ......................................................................41 
Hình 4.4. Biểu Đồ Tỷ Lệ Chi Phí Môi Trường Của Sản Phẩm Mủ Cốm SVR 3L .......52 
Hình 4.5. Biểu Đồ Tỷ Lệ Chi Phí Môi Trường Của Sản Phẩm Mủ Latex ....................53 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Thải Sản Xuất Của Công Ty TNHH
Sản Xuất Cao Su Liên Anh ...........................................................................................62 
Phụ lục 2: Chất Lượng Khí Thải Tại Nguồn .................................................................63 

Phụ lục 3: Thành Phần Và Tính Chất Nước Thải Sinh Hoạt (Chưa Qua Xử Lý). .......64 
Phụ lục 4: Một Số Hình Ảnh Quy Trình Sản Xuất Tại Công Ty Liên Anh ..................65 
Phụ lục 5: Bảng Báo Giá Cho Các Chất Thải Nguy Hại Của Công Ty CP Môi Trường
Xanh Việt Nam ..............................................................................................................68 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại không những đối với các nước
phát triển mà còn là sự thách thức đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Thực tế hiện nay, các chi phí bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp, bao gồm chi
phí giảm thiểu ô nhiễm, quản lý chất thải, giám sát và lập báo cáo thường kỳ, lệ phí và
bảo hiểm rủi ro môi trường…đã và đang tăng lên nhanh chóng trong những năm qua vì
các quy định về môi trường ngày càng trở nên nghiêm ngặt. Mới đây, Chính Phủ đã
ban hành nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về việc nâng mức xử lý vi
phạm hành chính từ 100 đến 500 triệu đồng đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
ở mức độ nghiêm trọng, so với nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 trước
đây cao nhất là 70 triệu đồng (Luật Việt Nam, 2009). Ngoài việc xử phạt vi phạm hành
chính, Chính Phủ còn áp dụng những biện pháp xử lý gắt gao như buộc doanh nghiệp
gây ô nhiễm phải di dời, tạm thời đình chỉ thậm chí cấm hoạt động. Trước tình hình
đó, nhiều doanh nghiệp đã và đang đổi mới cách nhìn trong hoạch định chiến lược
kinh doanh gắn liền với môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định
rằng hệ thống hạch toán kinh tế truyền thống mà chúng ta đang sử dụng chỉ tính đầu
vào là vốn, lao động, công nghệ, mà bỏ qua một dạng đầu vào khác, đó là những phí
tổn phải bỏ ra để khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường hay những đóng góp của
môi trường cho nền kinh tế. Vì thế, doanh nghiệp không thể xác định mức độ biến

động ảnh hưởng của các vấn đề môi trường lên tình hình tài chính và kết quả hoạt
động.
Hạch toán Quản lý Môi trường (Environmental Management Accounting –
EMA) là phương pháp hạch toán được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất để hạch
toán dòng nguyên liệu và năng lượng cũng như hạch toán chi phí môi trường nhằm
1


nhận dạng và giảm thiểu các chi phí môi trường ẩn. Đây được xem như một công cụ
quản lý ô nhiễm hiệu quả cho doanh nghiệp đã và đang được áp dụng phổ biến trên thế
giới. Theo Tạp chí kế toán năm 2008, việc áp dụng EMA ở Việt Nam chỉ mới ở những
bước đầu vì cho đến thời điểm này, trên các tài khoản kế toán chưa ghi nhận các chi
phí liên quan đến môi trường như chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố,
xử lý trong các vụ tai nạn…tuy nhiên đã có một số nghiên cứu và ứng dụng EMA
mang lại những lợi ích thiết thực, tiêu biểu là đề tài ứng dụng EMA cho công ty
Cocacola Việt Nam (Trần Thị Kim Ngọc, 2010) dự kiến sẽ tiết kiệm được 4,26% chi
phí điện mỗi năm cho doanh nghiệp.
Việt Nam hiện đang đứng thứ 5 trên thế giới về diện tích trồng cao su và đứng
thứ 4 về sản lượng xuất khẩu cao su tự nhiên (báo điện tử ĐCSVN, 2011). Có thể thấy
được, ngành sản xuất và chế biến cao su là một trong những ngành sản xuất chủ đạo,
đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tuy nhiên các
doanh nghiệp trong ngành đang đứng trước một thách thức lớn đó là làm sao để vừa
tối thiểu hóa tác động môi trường, cải thiện hiệu quả kinh tế vừa có thể nâng cao năng
lực cạnh tranh. Xuất phát từ tình hình trên, đề tài ứng dụng EMA cho doanh nghiệp
sản xuất cao su được thực hiện. Đối tượng nghiên cứu là công ty TNHH sản xuất cao
su Liên Anh tỉnh Tây Ninh với hơn 10 năm hoạt động và là một trong 500 doanh
nghiệp nổi bật có uy tín lớn nhất Việt Nam (do Vietnamnet bình chọn). Đề tài “Hoàn
thiện hệ thống hạch toán quản lý môi trường cho công ty TNHH sản xuất cao su
Liên Anh, tỉnh Tây Ninh” với mục đích tính toán các chi phí liên quan đến hoạt động
quản lý môi trường trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng

nguyên vật liệu, năng lượng, hy vọng sẽ là một trong những ví dụ điển hình của
phương pháp EMA cho các nghiên cứu sau này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chính
Thực hiện hạch toán quản lý môi trường cho Công ty TNHH sản xuất cao su
Liên Anh, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty và giảm tác động môi trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể


Phân tích hiện trạng môi trường và quản lý môi trường tại công ty.
2




Tìm hiểu hiện trạng hạch toán tại công ty.



Thực hiện hạch toán quản lý môi trường: hạch toán dòng thông tin vật chất,

hạch toán dòng tiền tệ, tính toán các chi phí môi trường.


Phân bổ lại chi phí môi trường vào giá thành mỗi sản phẩm.



Đề xuất giải pháp hướng đến kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp.


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài thực hiện tại Công ty TNHH sản xuất cao su Liên Anh, tỉnh Tây Ninh.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 03/2011 đến 07/2011.
1.3.3. Phạm vi về nội dung
Do hạn chế về số liệu thứ cấp có sẵn và thời gian nghiên cứu, nên đề tài chỉ
thực hiện những nội dung chính sau:
- Tình trạng sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, nước tại công ty TNHH sản
xuất cao su Liên Anh. Từ đó tính ra mức nguyên vật liệu, năng lượng cần để sản xuất
ra 1 đơn vị sản phẩm chính.
- Các chi phí và tiết kiệm liên quan đến môi trường.
- Phân bổ lại giá thành sản phẩm khi có chi phí môi trường.
- Đề ra một số giải pháp để sử dụng và tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Chỉ hạch toán cho năm 2010
1.4. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 5 chương: Chương I trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn. Chương II tổng quan
những tài liệu có liên quan đến hạch toán quản lý môi trường làm cơ sở cho quá trình
nghiên cứu, đồng thời khái quát tình hình phát triển cao su tự nhiên trên thế giới và
Việt Nam, tiềm năng phát triển cao su của tỉnh Tây Ninh, cơ hội và thách thức đối với
các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cao su trong tỉnh. Chương III dựa trên những
khái niệm về những vấn đề liên quan đến hạch toán quản lý môi trường và mối liên hệ
giữa các khái niệm này, từ đó phác thảo các phương pháp thực hiện để giải quyết từng
mục tiêu trong nghiên cứu tương ứng. Các phương pháp bao gồm: thu thập số liệu sơ
cấp thông qua việc phỏng vấn chuyên sâu những người có liên quan như ban lãnh đạo
3



và công nhân viên công ty TNHH sản xuất cao su Liên Anh. Thu thập dữ liệu về tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và những thông tin từ NVL đầu vào
và đầu ra. Thu thập số liệu thứ cấp từ các nghiên cứu có liên quan trước đó, các nguồn
có sẵn từ sách báo, internet…Sau đó xử lý, phân tích số liệu trên phần mềm word,
excel. Phương pháp hạch toán quản lý môi trường và các bước thực hiện. Sau khi tiến
hành các phương pháp, Chương IV báo cáo kết quả nghiên cứu. Chương V nêu những
nhận xét về kết quả đạt được và đề xuất những biện pháp thiết thực cho doanh nghiệp
để tối thiểu hóa tác động môi trường, cải thiện hiệu quả kinh tế và nâng cao hình ảnh
doanh nghiệp.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan các nghiên cứu và ứng dụng EMA trên thế giới
EMA là một lĩnh vực mới và đang phát triển nhằm hướng dẫn các DN, các chủ
dự án trong các quyết định kinh tế, khuyến khích nỗ lực trong việc sử dụng tài nguyên
thiên nhiên và tài nguyên do con người tạo ra một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa
sự hủy hoại môi trường, hạn chế rác thải và sự ô nhiễm. Trong những năm gần đây
EMA đã phát triển mạnh và được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Các dự
án liên quan đến EMA tiêu biểu như dự án "Hạch toán Quản lý Môi trường cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đông Nam Á" EMA-SEA tại 4 nước Thái Lan, Inđônêxia,
Philippin và Việt Nam từ tháng 11/2003 đến tháng 08/2007; dự án "Tiếp cận về mối
liên quan giữa giảm thiểu chất thải và chi phí môi trường" do Bộ Nông nghiệp, Lâm
nghiệp, Môi trường và Quản lý nguồn nước Áo (AFEW) quản lý; Dự án "Sáng kiến
Hạch toán Môi trường" do Cục Môi trường (Vương quốc Anh) quản lý; Dự án "Hướng
dẫn về quản lý chi phí môi trường" do Cục Môi trường - Bộ Môi trường, Bảo tồn

Thiên nhiên và An toàn phóng xạ (CHLB Đức) quản lý; Dự án "Thúc đẩy tích hợp
Hạch toán Môi trường và các hệ thống báo cáo" do Cục Môi trường Nhật Bản (JEA)
quản lý; Dự án "Hạch toán Môi trường" do Văn phòng Ngăn ngừa ô nhiễm và độc hại
(US EPA OPPT) - Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ quản lý; Dự án "Hạch toán quản lý
môi trường" do Bộ Môi trường Ôxtrâylia quản lý; Dự án "Chuyển giao công nghệ liên
quan đến môi trường tại lưu vực sông Danube" do Tổ chức Phát triển Công nghiệp
Liên hợp Quốc (UNIDO) quản lý...(Môi trường công nghiệp, 2009)
2.1.2. Tổng quan các nghiên cứu và ứng dụng EMA ở Việt Nam
Mặc dù EMA đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhưng nó
vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Dự án EMA-SEA “Hạch toán Quản Lý Môi Trường
5


cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đông Nam Á” là dự án đầu tiên phổ biến EMA tại
Việt Nam. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam là đối tác quốc gia của dự án này. Trong
3 năm từ 2004 – 2006, 11 chương trình đào tạo EMA đã được phổ biến đến hơn 400
đại diện của các hãng, xí nghiệp thuộc các cơ quan quản lý khoa học – công nghệ môi trường địa phương, các cơ quan cố vấn, các viện nghiên cứu, các trường đại
học…ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Hải Phòng và Long An. Tháng 8 năm 2006,
Trung Tâm Sản Xuất Sạch Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh
Long An tiến hành việc đào tạo 38 viên chức trong bộ TN-MT, Trung tâm Quan trắc
và Phân tích Môi trường, cán bộ môi trường từ các quận, Sở Công nghiệp, Bộ Kế
Hoạch Đầu Tư và ban quản lý khu công nghiệp ở tỉnh Long An. Trong vòng 2 năm
2004 – 2005, việc đánh giá EMA được chỉ đạo và hướng dẫn ở 4 hãng, xí nghiệp bao
gồm nhà máy chế biến thức ăn (Huế), nhà máy bia (Phú Yên), nhà máy chế biến cà
phê hoà tan (TP.HCM), và trại tôm (Cà Mau). Kết quả cho thấy EMA có thể được áp
dụng rộng rãi trong việc xác định dòng nguyên liệu, năng lượng đầu vào, và chi phí
môi trường để nhận dạng và giảm thiểu những chi phí môi trường tiềm ẩn, đánh giá
mức độ bền vững về mặt kinh tế - xã hội – môi trường ở các khu kinh tế. (Nguyễn
Đặng Anh Thi, 2007).
Trong quá trình thực hiện, đề tài có tham khảo một số tài liệu nghiên cứu của

các khóa luận tốt nghiệp của trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Các nghiên cứu
trước đây tuy có một số hạn chế nhất định nhưng hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp
là rất thiết thực. Trần Thị Kim Ngọc, 2010, tuy không tính toán được các chi phí NVL
tạo ra và không tạo ra thành phẩm nhưng đề tài đã có một bước nhảy vọt trong việc
hạch toán năng lượng điện cho doanh nghiệp CocaCola Việt Nam, phân tích và tính
toán được các chi phí môi trường, đề xuất biện pháp tiết kiệm 4,26% chi phí điện mỗi
năm bằng cách thay thế bóng đèn T10 bằng T5. Lê Đình Kha, 2010, đã mô tả được chi
phí NVL, năng lượng, nước, chi phí môi trường và bước đầu phân bổ chi phí môi
trường vào giá thành của sản phẩm thức ăn gia súc để thấy được những tác động mà
hoạt động sản xuất gây ra đối với môi trường xung quanh…

6


2.1.3. Những khó khăn khi thực hiện EMA trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng
Những hạn chế của cách tính giá thành sản phẩm theo hạch toán truyền
thống. Hạch toán truyền thống làm cho việc thu thập và đánh giá chính xác các dữ liệu
liên quan đến môi trường trở nên khó khăn. Hiện có 2 cách hạch toán là phương pháp
kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Đối với các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp có dây chuyền sản xuất phức tạp, sản xuất nhiều loại sản phẩm
nhưng cùng một loại chất liệu và trọng lượng khác nhau thì theo hệ thống kế toán hiện
hành quy định phải dùng phương pháp kê khai thường xuyên. Hiện nay sự phân bổ chi
phí sản xuất vào sản phẩm để tính giá thành có một số hạn chế sau:
 Trong chi phí sản xuất, chi phí môi trường cũng đóng một vai trò hết sức quan
trọng, nó cũng là một bộ phận cấu thành trong chi phí sản xuất và là một tín hiệu có ý
nghĩa đối với doanh nghiệp để có thể quản lý hoạt động sản xuất của mình tốt hơn.
Nhưng hầu hết các chi phí này thường không được thừa nhận rõ ràng vì doanh nghiệp
luôn coi đây là những khoản chi phí bắt buộc mà họ buộc phải chịu đựng và không có
ý nghĩa dự báo giá thành, hay bị gộp vào trong các tài khoản khác hoặc bị tính là chi

phí quản lý doanh nghiệp. Việc không coi chi phí môi trường là một bộ phận riêng
trong cấu trúc giá thành sản phẩm là một sai lầm, dẫn tới các quyết định sai lầm trong
quá trình sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư cải tiến sau này.
 Việc phân bổ chi phí dựa trên việc đơn giản hóa cách tính toán. Hầu hết các
doanh nghiệp đều áp dụng việc phân bổ bình quân chi phí sản xuất đều cho các loại
sản phẩm, trong khi mỗi loại sản phẩm có khối lượng sản xuất khác nhau, có trọng
lượng riêng khác nhau và do vậy tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng là khác nhau.
Mặt khác nếu chỉ bóc tách các chi phí môi trường mà không phân bổ lại chi phí thì
cũng chưa đủ. Để tính đúng thì phải dựa trên sự phân bổ chính xác hơn.
Sự liên kết thiếu chặt chẽ của bộ phận kế toán và các bộ phận khác. Thông
thường nhân viên môi trường của một tổ chức hiểu biết nhiều về vấn đề môi trường,
tương tự như vậy, nhân viên kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm trong việc xác định dòng
năng lượng, nước và các nguyên vật liệu khác. Tuy nhiên họ lại ít hiểu biết về những
vấn đề của nhau được phản ánh như thế nào trong hồ sơ kế toán. Do đó nhân viên kế
7


toán thường không cung cấp đúng các loại thông tin cần thiết và giúp ích cho nhân
viên kỹ thuật môi trường.
Khó khăn trong việc thực hiện EMA ở Việt Nam. Trong thực tế, việc thực
hiện EMA ở nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là thiếu các
nghiên cứu (phương pháp luận) về vấn đề này và sự phức tạp trong việc xác định một
loạt các chỉ tiêu đánh giá tình trạng và biến đổi các thành phần môi trường. Ngoài ra
tình hình khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp cũng gây khó khăn cho việc
hạch toán môi trường. Các chỉ tiêu hạch toán môi trường là công cụ quan trọng, hữu
ích giúp cho việc đánh giá mức độ tác động lên môi trường do hoạt động kinh doanh
của con người. Tất cả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cần phải
hướng đến sự đảm bảo cân bằng môi trường. Tuy nhiên, ở nước ta tất cả thông tin hiện
hành về bảo vệ môi trường đều tập trung ở cơ quan thống kê nhà nước (tức Tổng cục
thống kê), Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, mà thông tin đó không được kiểm toán,

không được công khai và do đó khó tiếp cận đối với những người sử dụng thông tin
báo cáo tài chính. Ngoài ra, trong báo cáo thống kê không có số liệu về trách nhiệm
môi trường của doanh nghiệp mà chỉ thông báo về khoản đầu tư thực tế cho các biện
pháp bảo vệ môi trường và sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Các doanh
nghiệp đưa ra số lượng ít ỏi thông tin định lượng một cách thường xuyên, điều đó làm
người sử dụng thông tin không thể xác định mức độ biến động ảnh hưởng của các vấn
đề môi trường lên tình hình tài chính và kết quả hoạt động. Trong quá trình nghiên cứu
lý luận về mối liên hệ giữa các biện pháp bảo vệ môi trường và các dạng hoạt động
kinh tế khác cho thấy trong hệ thống kế toán của nước ta không có số liệu về tài sản
hay là vốn trong lĩnh vực sử dụng và bảo vệ môi trường xung quanh.
2.1.4. Tình hình phát triển cao su trên thế giới và Việt Nam
Cao su nói chung và cao su tự nhiên nói riêng là nguyên vật liệu có vai trò quan
trọng hàng đầu với hơn 50.000 công dụng được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong công
nghiệp cũng như trong đời sống hàng ngày như đế giày, găng tay, gối nệm, đặc biệt là
lốp săm xe. Mặc dù cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng hiện nay các quốc gia ở
Châu Á và đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Nam Á là các quốc gia chính sản xuất
mặt hàng cao su tự nhiên. Thái Lan là quốc gia đứng đầu trên thế giới về diện tích,
năng suất và sản lượng cao su. Đứng thứ 2 và 3 là Indonesia và Malaysia.
8


Hình 2.1. Giá Cao Su Thế Giới Trong 1 Năm Qua
300

US cents per Pound

250

200


150

100

50

0
Mar10

Apr- May- Jun- Jul-10 Aug- Sep- Oct10
10
10
10
10
10

Nov- Dec10
10

Jan11

Feb- Mar11
11

Month

Nguồn: indexmundi.com
Năm 2010 được coi là một năm thành công đối với ngành cao su tự nhiên thế
giới, dự kiến sản lượng cao su thiên nhiên tiêu thụ trên toàn thế giới đạt mức 10,7 triệu
tấn, tăng đến 13,95% so với năm 2009 (Nguyễn Tiến Đạt, 2011). Giá cao su trên thế

giới năm 2010 liên tục leo cao, tăng khoảng 80% so với năm 2009, đạt mức giá trung
bình 106 bạt/kg (khoảng 3.600 USD/tấn). Tháng 1/2011 giá mặt hàng này lại tăng
thêm 40% nữa, đặt mức kỷ lục 172,8 bạt/kg (Bùi Căn, 2011). Giá tăng nhanh được quy
cho thiếu hụt nguồn cung do mưa lớn, lại kéo dài ở vùng Nam và Đông Nam Á làm
sản lượng vụ mùa thấp, kho dự trữ của người trồng cao su, nhà xuất khẩu, chế biến và
tiêu thụ dành cho nhu cầu trung và dài hạn ít đi, trong khi đó nhu cầu phát triển cho
tương lai của cao su (nhất là ngành ô tô) tăng cao. Ngoài ra, giá dầu mỏ thế giới
(nguyên liệu chính để sản xuất cao su tổng hợp butadiene) tăng hơn 28,5%, đẩy chi phí
sản xuất và giá thành cao su tổng hợp lên cao, khiến các nhà sản xuất chuyển sang cao
su tự nhiên để thay thế cho cao su tổng hợp, do đó giá cao su tự nhiên vì thế cũng tăng
lên. Theo dự đoán của các chuyên gia, nhu cầu cao su thiên nhiên thế giới sẽ tiếp tục
tăng trong năm 2011 do kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi, nhu cầu tiêu thụ ô tô, lốp
xe, cao su sẽ tăng mạnh. Trận động đất và sóng thần tấn công Nhật Bản vào tháng
3/2011 được cho là tác động tâm lý trong ngắn hạn và hiện tượng chững lại trong sản
9


xuất của ngành ô tô thế giới sẽ được khai thông khi các công ty đang ráo riết tìm sản
phẩm thay thế kịp thời. Ngoài ra, biến đổi khí hậu sắp tới cũng sẽ ảnh hưởng không ít
đến sản lượng ngành cao su thế giới.
Cây cao su có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta, vừa là cây lấy
mủ nguyên liệu, lấy gỗ, vừa góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn. Việt Nam đứng thứ
4 trên thế giới về nguồn cung cấp cao su thiên nhiên.
Hình 2.2. Biểu Đồ Sản Lượng Và Tăng Trưởng Sản Lượng Cao Su Của Việt Nam
Giai Đoạn 2001-2010

Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2010
Trước đây tình hình cạnh tranh đất trồng giữa các loại cây công nghiệp khác có
cùng yếu tố sinh thái như cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả…nên chính phủ đã chủ trương
chỉ phát triển ngành cao su với quy mô 400.000 ha. Tuy nhiên, cây cao su là cây công

nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao
và là cây bảo vệ môi trường nên được các địa phương vẫn tiếp tục ủng hộ phát triển
cao su, vì thế sản lượng ngành cao su tự nhiên của Việt Nam nhìn chung có tốc độ tăng
trưởng ổn định trong giai đoạn 2002 – 2010 (hình 2.2).
Trong năm 2010, Việt Nam đạt 770.000 tấn mủ, tăng 8,3% so với năm 2009.
Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam lần đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD vào năm
2006, với xu hướng tăng trưởng tốt về sản lượng mủ và giá cao su xuất khẩu. Sản
10


phẩm cao su đã và đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Tiếp nối thành công đó, năm 2010 Việt Nam đã có mức kim ngạch và khối lượng xuất
khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử, đạt 2,39 tỷ USD với lượng xuất khẩu
đạt 782.200 tấn, giá bình quân xuất khẩu đạt 3.053 USD/tấn, tăng 94,7% về trị giá,
tăng 6,9% về lượng và tăng 82% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Hình 2.3. Sản Lượng Và Giá Trị Xuất Khẩu Cao Su Việt Nam Giai Đoạn 20012010

Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2010
Giá bán mủ cao su tăng là nguyên nhân quan trọng giúp các doanh nghiệp sớm
đạt kế hoạch lợi nhuận đề ra. Trong năm 2010 ngoài yếu tố giá bán, doanh nghiệp cao
su tự nhiên còn hưởng lợi từ chênh lệch tỉ giá VND/USD. Với 80 – 90% mủ cao su
Việt Nam là xuất khẩu, việc tỉ giá bình quân liên ngân hàng VND/USD được điều
chỉnh tăng 5,5% trong năm 2010 cũng góp phần vào mức lợi nhuận cao của doanh
nghiệp ngành này. (Nguyễn Tiến Đạt, 2011)

11


Hình 2.4. Diện Tích Gieo Trồng Cao Su Phân Theo Vùng Miền


1%

8%
1%

23%

Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ

67%

Nguồn: Bộ NN & PTNN, 2008
Vùng trồng cao su truyền thống là Đông Nam Bộ (67%) và Tây Nguyên (23%),
mặc dù có sự gia tăng đáng kể về diện tích trồng cây cao su nhưng trên thực tế, các
doanh nghiệp cao su lớn của khu vực Đông Nam Bộ phải đối mặt với hiện tượng giảm
sút mạnh về diện tích khai thác do đang trong quá trình thanh lý vườn cây đã quá độ
tuổi. Các khu vực mới như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ hiện
đang tập trung mở rộng gieo trồng và khai thác.
2.1.5. Vấn đề môi trường trong ngành chế biến cao su ở Việt Nam
Thực trạng đáng báo động ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp sản xuất và
chế biến cao su gây ô nhiễm đã bị xử phạt hàng trăm triệu đồng, buộc xây dựng hệ
thống xử lý nước thải nhưng các doanh nghiệp chỉ nộp tiền phạt rồi tiếp tục gây ô
nhiễm. Theo báo Người Lao Động, ở tỉnh Bình Phước, hàng trăm hộ dân nhiều năm
qua đã phải hứng chịu mùi hôi thối phát ra từ nhà máy chế biến cao su của hai doanh
nghiệp tư nhân, tình trạng ô nhiễm trong khu vực này ngày càng trở nên trầm trọng
khiến nhiều người bị triệu chứng khó thở, nôn mửa, tức ngực…Các nhà máy vi phạm

không thực hiện việc giám sát chất thải, không giám sát môi trường xung quanh, xả
thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên. Sau khi nộp phạt từ 60 đến 180 triệu
12


đồng, các doanh nghiệp vẫn không tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải và xử
lý mùi hôi, tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp tục kéo dài (Tân Tiến, 2010). Hay điển hình
trên địa bàn tỉnh Bình Dương, vì sợ tốn chi phí nên hầu hết các cơ sở chế biến mủ cao
su tư nhân trên địa bàn huyện Bến Cát và Phú Giáo đều không đầu tư hệ thống xử lý
nước thải, khiến môi trường ngày càng ô nhiễm, làm chết tôm cá và cây cối xung
quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân (Minh Hằng,
2010). Tình trạng này còn xảy ra rất nhiều ở các nơi khác như Kon Tum, Quảng Trị,
Đồng Nai…
Trên đây chỉ là một trong số nhiều trường hợp điển hình cho việc gây ô nhiễm
môi trường cực kỳ nghiêm trọng của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cao su
trong thời gian gần đây. Dù nhiều lần bị cơ quan chức năng nhắc nhở, xử phạt, nhưng
rồi đâu cũng hoàn đó. Theo Bộ TN&MT, khó khăn chủ yếu tác động đến việc xử lý
của các cơ sở này là việc thiếu kinh phí. Ngoài nguyên nhân suy thoái kinh tế khiến
các doanh nghiệp phải tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn kinh phí hỗ
trợ từ ngân sách Nhà nước cho các cơ sở cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu thực tế. Các lực lượng kiểm tra và giám sát hoạt động môi trường quá ít hoặc
không có các phương tiện kỹ thuật chuyên môn để đánh giá mức độ ô nhiễm. Bên cạnh
đó, trình độ công nghệ xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tuy đã được ban hành nhưng
các cơ sở đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn và áp dụng các mô hình phù hợp…
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tiềm năng phát triển cao su tự nhiên của tỉnh Tây Ninh
Hiện nay cây cao su là một trong những loại cây có giá trị kinh tế cao nhất ở
tỉnh, nhiều hộ nông dân trồng cao su nhanh chóng làm giàu nhờ giá cả ổn định ở mức
cao và thị trường tiêu thụ ổn định. Sở dĩ phát triển cao su ở Tây Ninh có nhiều lợi thế
do vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp cho trồng cao su…

a. Vị trí địa lý
Tây Ninh là một trong các tỉnh nằm trong vùng miền Đông Nam Bộ được tập
trung mở rộng diện tích trồng cao su do có các đường giao thông quan trọng như
đường quốc lộ 22 nối từ thành phố Hồ Chí Minh qua Tây Ninh sang Campuchia dài
240 km với 2 cửa khẩu quốc tế: Mộc Bài, Sa Mát và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch, thuận
lợi cho việc giao thương.
13


b. Khí hậu
Với điều kiện khí hậu ôn hòa, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung
bình hàng năm là 1.900 – 2.300 mm, nhiệt độ trung bình từ 23,20C đến 32,50C, Tây
Ninh thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp, có thể phù hợp cho việc canh tác
nhiều loại cây trồng khác nhau, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, đặc biệt là
phát triển trồng cây cao su.
c. Điều kiện thủy văn
Hệ thống sông ngòi chính chảy trên địa bàn tỉnh gồm có 2 con sông lớn đó là
sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Ngoài ra, tỉnh còn có hồ nước thủy lợi Dầu Tiếng là
công trình lớn nhất cả nước có diện tích 27.000 ha có sức chứa 1,5 tỷ m3, có khả năng
tưới cho 172.000 ha cây trồng, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp khoảng 100 triệu
m3, đảm bảo nước phục vụ cho việc trồng, sản xuất và chế biến cao su. Ngoài ra Tây
Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch, tạo ra một mạng lưới thủy văn phân bố tương đối
đồng đều trên địa bàn.
d. Địa hình
Do tỉnh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa các cao nguyên Nam Trung Bộ với
đồng bằng Sông Cửu Long nên vừa có đặc điểm của một cao nguyên vừa có dáng dấp
của vùng đồng bằng. Vùng núi chiếm 15 km2 (núi Bà Ðen) diện tích tự nhiên toàn tỉnh,
còn lại là đồng bằng. Ðiểm cao nhất cao 986 m, điểm thấp nhất cao 1-2m so với mặt
nước biển. Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, là điều kiện rất thích
hợp người dân đầu tư vườn cây cao su.

e. Đất đai
Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi cho phát triển
cây trồng các loại, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Cao su không kén đất và
có thể trồng được trên nhiều loại đất, song cao su thích hợp với đất xám của Tây Ninh.
Tỉnh có 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Nhóm đất xám chiếm tỷ trọng lớn
nhất (trên 84% tổng diện tích). Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn (6,3%), nhóm đất cỏ
vàng (1,7%), nhóm đất phù sa (0,44%) và nhóm đất than bùn (0,26%). Tổng diện tích
đất tự nhiên của tỉnh là 4.208,06 km2. Trong đó, đất nông nghiệp có 285,5 nghìn ha;
đất có rừng 41 nghìn ha; đất chuyên dùng 36,6 nghìn ha; đất ở 7,1 nghìn ha, còn lại là
14


×