Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.87 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TRÊN
CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ THANH HẰNG
Ngành

: Thú y

Lớp

: Thú y K29

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 09/2008


TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ
ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả


NGUYỄN THỊ THANH HẰNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN NHƯ PHO
TS. NGUYỄN VĂN NGHĨA

Tháng 09 / 2008
i


LỜI CẢM TẠ


Kính dâng cha mẹ

Lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, người đã tận tụy nuôi nấng dạy dỗ cho con có
được như ngày hôm nay.


Xin chân thành biết ơn sâu sắc
TS. Nguyễn Như Pho
TS. Nguyễn Văn Nghĩa

Những người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.



Xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y
Cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy và truyền đạt

những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.


Thành thật biết ơn
TS. Nguyễn Văn Phát
ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh
Cùng toàn thể quý thầy cô, các anh chị và các bạn sinh viên ở Bệnh viện

Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này.


Cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

học tập và thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Hằng

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài: “Tình hình nhiễm ký sinh trùng thường gặp trên chó được khám và điều
trị tại Bệnh viện Thú y trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh”.
Qua kiểm tra lâm sàng, khảo sát 345 mẫu phân, 67 mẫu máu và khảo sát ngoại

ký sinh 450 chó được mang đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú y kết hợp với phân
loại từ ngày 01 tháng 3 năm 2008 đến ngày 30 tháng 6 năm 2008, kết quả đạt được
như sau:
Trứng của 3 loài giun tròn đường ruột được tìm thấy trong phân của 261 chó
bằng phương pháp phù nổi, chiếm tỷ lệ 75,07%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm Toxocara canis
là 40,29%, Ancylostoma spp là 62,32% và Trichocephalus vulpis là 2,61%. Toxocara
canis nhiễm cao trên chó dưới 3 tháng tuổi (62,35%) và giảm dần theo tuổi.
Ancylostoma spp nhiễm cao ở đa số các lứa tuổi. Không tìm thấy Trichocephalus
vulpis ở nhóm tuổi dưới 3 tháng, nhóm trên 24 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất là
5,97%. Nhóm giống chó nội có tỷ lệ nhiễm (83,75%) cao hơn nhóm giống chó ngoại
(67,57%). Đa số chó nhiễm từ 1 – 2 loài trên 1 cá thể, các biểu hiện lâm sàng khi chó
mắc bệnh giun tròn đường ruột là: gầy còm, bỏ ăn, tiêu chảy, tiêu ra máu, ói mửa. Một
số ít có biểu hiện phù thũng, ngứa và hay chà hậu môn xuống đất.
Không phát hiện được trường hợp nào chó nhiễm nguyên bào.
Ấu trùng giun tim được tìm thấy trong 9 mẫu máu bằng phương pháp xem tươi,
chiếm tỷ lệ 13,43%. Giun tim có tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi chó và ở nhóm giống
chó nội có tỷ lệ nhiễm (14,29%) cao hơn giống chó ngoại (12,82%). Các biểu hiện lâm
sàng khi chó mắc bệnh giun tim là: ho, mệt mỏi, thở khó, phù thủng, ăn ít, bỏ ăn.
Có 8 loại ngoại ký sinh được tìm thấy trên cơ thể của 146 chó, chiếm tỷ lệ
32,44%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm Boophilus là 6,67%, Rhipicephlus là 15,56%,
Ctenocephalides felis là 8,00%, Ctenocephalides canis là 4,22%, Sarcoptes là 0,44%,
Demodex là 2,44%, Otodectes là 1,11% và rận là 2,89%. Tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh
chung biến động không theo quy luật tuổi. Nhóm giống chó nội có tỷ lệ nhiễm
(37,04%) cao hơn giống chó ngoại (29,12%).
iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i

Lời cảm tạ ........................................................................................................................ii
Tóm tắt luận văn ............................................................................................................ iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................. viii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình ........................................................................................................ ix
Danh sách đồ thị ............................................................................................................ ix
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu..................................................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1 Đại cương giun tròn...................................................................................................3
2.1.1 Hình thái và cấu tạo................................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm sinh học của giun tròn ............................................................................3
2.2 Sơ lược một số loài giun tròn trên chó ......................................................................5
2.2.1 Giun đũa .................................................................................................................5
2.2.1.1 Phân loại giun đũa trên chó .................................................................................5
2.2.1.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo ............................................................................5
2.2.1.3 Vòng đời ..............................................................................................................6
2.2.1.4 Triệu chứng của giun đũa ....................................................................................7
2.2.1.5 Chẩn đoán ............................................................................................................7
2.2.1.6 Phòng trị ..............................................................................................................7
2.2.2 Giun móc ................................................................................................................8
2.2.2.1 Phân loại giun móc trên chó ................................................................................8
2.2.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo .............................................................................8
2.2.2.3 Chu kỳ phát triển của giun móc...........................................................................9
iv



2.2.2.4 Triệu chứng và tác hại .........................................................................................9
2.2.2.5 Chẩn đoán ..........................................................................................................10
2.2.2.6 Phòng trị ............................................................................................................10
2.2.3 Giun tóc trên chó ..................................................................................................11
2.2.3.1 Phân loại ............................................................................................................11
2.2.3.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo ...........................................................................11
2.2.3.3 Chu kỳ phát triển ...............................................................................................11
2.2.3.4 Triệu chứng........................................................................................................12
2.2.3.5 Chẩn đoán ..........................................................................................................12
2.2.3.6 Phòng trị ............................................................................................................12
2.2.4 Giun tim................................................................................................................12
2.2.4.1 Phân loại ............................................................................................................12
2.2.4.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo ................................................................................13
2.2.4.3 Chu kỳ phát triển ...............................................................................................13
2.2.4.4 Triệu chứng........................................................................................................13
2.2.4.5 Chẩn đoán ..........................................................................................................14
2.2.4.6 Phòng trị ............................................................................................................14
2.3 Một số nguyên bào đường ruột ở chó......................................................................15
2.3.1 Vòng đời ...............................................................................................................16
2.3.2 Triệu chứng...........................................................................................................17
2.3.3 Chẩn đoán .............................................................................................................17
2.3.4 Điều trị..................................................................................................................17
2.4 Một số ngoại ký sinh trên chó .................................................................................17
2.4.1 Hình thái, cấu tạo..................................................................................................18
2.4.1.1 Ve.......................................................................................................................18
2.4.1.2 Họ mò bao lông Demodicidae...........................................................................19
2.4.1.3 Giống Sarcoptes Latreille, 1806........................................................................19
2.4.1.4 Otodectes Cannestrini, 1894..............................................................................19
2.4.1.5 Bộ rận Phthiraptera...........................................................................................19

2.4.1.6 Bộ bọ chét Aphaniptera.....................................................................................20
2.4.2 Vòng đời ...............................................................................................................20
v


2.4.2.1 Lớp hình nhện....................................................................................................20
2.4.2.2 Lớp côn trùng ....................................................................................................20
2.4.3 Triệu chứng và tác hại ..........................................................................................21
2.4.3.1 Lớp hình nhện....................................................................................................21
2.4.3.2 Lớp côn trùng ....................................................................................................22
2.4.4 Chẩn đoán .............................................................................................................22
2.4.5 Điều trị và phòng bệnh .........................................................................................23
2.5 Tổng kết các công trình nghiên cứu ký sinh trùng trên chó ở Việt Nam. ...............24
2.5.1 Phần giun sán và nguyên bào ...............................................................................24
2.5.2 Phần ngoại ký sinh................................................................................................26
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................28
3.1 Thời gian và địa điểm..............................................................................................28
3.2 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................28
3.2.1 Hóa chất................................................................................................................28
3.2.2 Dụng cụ.................................................................................................................28
3.3 Đối tượng khảo sát...................................................................................................28
3.4 Nội dung đề tài ........................................................................................................28
3.5 Các phương pháp tiến hành khảo sát.......................................................................29
3.5.1 Chẩn đoán lâm sàng..............................................................................................29
3.5.2 Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi với NaCl (Willis) .........................30
3.5.3 Xem tươi tìm ấu trùng giun tim trong máu ..........................................................30
3.5.4 Xem tươi tìm Sarcoptes, Demodex và Otodectes.................................................30
3.5.5 Phân loại và định loại ...........................................................................................30
3.5.6 Xác định tuổi chó..................................................................................................30
3.5.7 Xử lý số liệu .........................................................................................................30

3.6 Các bước tiến hành ..................................................................................................31
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................32
4.1 Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng chung.............................................................................32
4.2 Giun tròn đường ruột ...............................................................................................34
4.2.1 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường ruột theo tuổi .........................................................34
4.2.2 Tỷ lệ nhiễm ghép giun tròn đường ruột theo tuổi chó..........................................39
vi


4.2.3 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường ruột theo nguồn gốc giống.....................................40
4.2.4 Triệu chứng thường gặp trên chó nhiễm giun tròn đường ruột............................40
4.3 Giun tim...................................................................................................................43
4.3.1 Tỷ lệ nhiễm giun tim theo tuổi chó ......................................................................43
4.3.2 Tỷ lệ nhiễm giun tim theo nguồn gốc giống ........................................................44
4.3.3 Triệu chứng của bệnh giun tim.............................................................................45
4.4 Ngoại ký sinh...........................................................................................................46
4.4.1 Tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh theo tuổi chó ..............................................................46
4.4.2 Tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh theo nguồn gốc giống ................................................49
Chương 5. KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................52
5.1 Kết luận....................................................................................................................52
5.2 Hạn chế ....................................................................................................................53
5.3 Đề nghị ....................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................54

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
L: larva
A: Ancylostoma

U: Uncinaria

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng chung ...................................................................32
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường ruột theo tuổi chó ............................................35
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm ghép các loài giun tròn đường ruột theo tuổi chó......................39
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường ruột trên chó theo nguồn gốc giống ................40
Bảng 4.5 Triệu chứng thường gặp trên chó nhiễm giun tròn đường ruột .....................41
Bảng 4.6 Tỷ lệ nhiễm giun tim theo tuổi ở chó.............................................................44
Bảng 4.7 Tỷ lệ nhiễm giun tim theo nguồn gốc giống ..................................................44
Bảng 4.8 Triệu chứng bệnh trên chó nhiễm giun tim....................................................45
Bảng 4.9 Tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh theo tuổi chó........................................................47
Bảng 4.10 Tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh theo nguồn gốc giống........................................50

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Vòng đời giun tim...........................................................................................13
Hình 4.1 Giun đũa .........................................................................................................43
Hình 4.2 Trứng giun đũa ...............................................................................................43
Hình 4.3 Giun móc ........................................................................................................43
Hình 4.4 Trứng giun móc ..............................................................................................43
Hình 4.5 Trứng giun tóc ................................................................................................43
Hình 4.6 Giun tim..........................................................................................................46
Hình 4.7 Ấu trùng giun tim ...........................................................................................46
Hình 4.8 Chó bị phù do bị giun tim...............................................................................46
Hình 4.9 Chất tiết màu nâu tối từ tai của chó bị ghẻ tai ................................................51

Hình 4.10 Otodectes ......................................................................................................51
Hình 4.11 Chó bị Sarcoptes...........................................................................................51
Hình 4.12 Sarcoptes ......................................................................................................51
Hình 4.13 Chó bị Demodex ...........................................................................................51
Hình 4.14 Demodex .......................................................................................................51

DANH SÁCH ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 4.1 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường ruột theo tuổi chó ..........................................36

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm qua, do tiến hành công cuộc đổi mới và thực hiện quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những tiến bộ
vượt bậc trên nhiều mặt trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, đời sống của nhân dân đã từng bước
được cải thiện và nâng cao đáng kể, nhu cầu của người dân cũng được tăng lên. Đã từ
rất lâu, con người đã xem loài chó như một thành viên rất gần gũi của gia đình. Vì vậy,
khi đời sống được nâng cao thì con người mong muốn được chăm sóc những con thú
cưng của họ tốt hơn.
Chó là một trong những loài thú trung thành, thân thiện và gần gũi với con
người nhất. Chúng giúp con người giải trí, bảo vệ tài sản. Hiện nay, ở thành phố Vũng
Tàu đã có hội đua chó khá quy mô phục vụ cho nhu cầu giải trí, kinh doanh của người
dân và khách du lịch. Bên cạnh đó, loài chó còn phục vụ cho những nhu cầu đặc biệt
của con người như quốc phòng, an ninh. Hơn thế nữa, trong quá trình hội nhập giao
lưu kinh tế với các nước trên thế giới, chế độ chính sách của nhà nước cho phép người

dân có thể nhập và xuất các loài chó với các nước trên thế giới, nhiều người đã kinh
doanh các giống chó và thu được lợi nhuận cao.
Tuy nhiên, vấn đề bệnh tật đã thực sự trở thành nỗi lo và gây ra những sự thiệt
hại cho những người nuôi chó hiện nay. Trong đó bệnh ký sinh trùng đã ảnh hưởng
không ít đến sức khỏe và vẻ đẹp thẩm mỹ của thú nuôi. Khí hậu nước ta nóng và ẩm,
thành phần loài phong phú, đa dạng, chó được nuôi còn thiếu sự quản lý. Những yếu tố
này đã góp phần làm cho bệnh ký sinh trùng phát triển nhiều hơn. Hơn nữa, có những
bệnh ký sinh trùng từ chó lây sang người đã gây ảnh hưởng và nguy hiểm đến sức
khỏe của con người.

1


Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần làm cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh
ký sinh trùng trên chó có hiệu quả hơn, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi – Thú Y,
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Như Pho và TS. Nguyễn Văn Nghĩa chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Tình hình nhiễm ký sinh trùng thường gặp trên chó được
khám và điều trị tại Bệnh viện Thú y trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định tỷ lệ nhiễm các loại ký sinh trùng thường gặp trên chó để góp phần
làm cơ sở cho việc chẩn đoán và phòng trị đạt hiệu quả cao.
1.2.2 Yêu cầu
Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh đường ruột (giun tròn và nguyên bào) trên chó
theo tuổi và nguồn gốc giống.
Xác định tỷ lệ nhiễm giun tim trên chó theo tuổi và nguồn gốc giống.
Xác định tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh trên chó theo tuổi và nguồn gốc giống.
Ghi nhận những biểu hiện lâm sàng thường gặp khi chó nhiễm ký sinh đường
ruột và giun tim.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đại cương giun tròn
Ngành Nemathelminthes
Lớp Nematoda
2.1.1 Hình thái và cấu tạo
Hình thái
- Đại bộ phận giun tròn có hình trụ tròn, ngoài ra còn có hình sợi tóc
Trichocephalus, hình cầu như giun cái Tetramares, hình sợi chỉ như Avioserpens
taiwana, hình túi như giun cái Simondria paradoxa, hoặc có hình nhánh cây khô như
Syngamus trachea
Cấu tạo
- Không có hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.
- Có hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, có cơ quan bài tiết, có cơ quan sinh dục (phân
tính).
- Cơ quan sinh dục đực: gồm có 2 tinh hoàn, 2 ống dẫn tinh, có túi tinh, có lỗ
huyệt (vừa là hậu môn, vừa là lỗ sinh dục). Gai giao phối (spicule) có khi có 1 hoặc 2
spicule hoặc không có. Bộ phận điều chỉnh gai giao cấu gọi là bánh lái có tác dụng
điều chỉnh spicule. Ngoài ra còn có các bộ phận điểm tựa nón sinh dục, túi sinh dục,
túi giao phối.
Cơ quan sinh dục cái: gồm có 2 buồng trứng, 2 ống dẫn trứng, 2 tử cung, 1 âm
đạo và 1 âm hộ thông ra ngoài ở mặt bụng của giun ở giữa thân, cuối thân hay gần đầu
của giun. Có trường hợp có 4 hoặc 6 tử cung. Một số loài có nắp âm hộ.
2.1.2 Đặc điểm sinh học của giun tròn
- Giun tròn không sinh sản vô tính.
- Giun tròn đơn tính, con đực và con cái riêng biệt. Con đực thường nhỏ hơn

con cái. Giun tròn phải trải qua 4 lần lột xác và 5 giai đoạn larvae. Giai đoạn larvae V
3


là giai đoạn gần trưởng thành (immature). Giun tròn có thể truyền trực tiếp hoặc gián
tiếp.
- Chu trình phát triển trực tiếp
Trứng giun ra môi trường ngoài, sau một thời gian tế bào phôi bên trong phát
triển thành ấu trùng gây nhiễm. Ấu trùng nằm trong trứng cho đến khi ký chủ cuối
cùng ăn phải trứng, vào cơ thể ký chủ ấu trùng sẽ thoát ra khỏi trứng qua vài lần lột
xác và phát triển đến giun trưởng thành. Do ấu trùng được trứng bảo vệ nên có thể tồn
tại ở môi trường ngoài trong một thời gian dài có thể đến vài năm. Kiểu phát triển này
thường thấy ở những loài có vỏ trứng dày ví dụ như Ascaris, Trichocephalus.
Trứng ra môi trường ngoài sau một thời gian sẽ nở ra ấu trùng 1 rồi lột xác 2
lần thành ấu trùng 3 (ấu trùng gây nhiễm). Ấu trùng 3 sẽ xâm nhập vào ký chủ cuối
cùng và lột xác thêm 2 lần nữa thành ấu trùng 5 và thành giun trưởng thành. Ví dụ các
loài giun móc (Ancylostoma, Uncinaria), giun kết hạt (Oesophagostomum).
- Chu trình phát triển gián tiếp
Ấu trùng 1 ở trong trứng hay thoát ra môi trường ngoài sau khi xâm nhập vào
ký chủ trung gian sẽ lột xác 2 lần thành ấu trùng 3 trong vật chủ trung gian. Khi vật
chủ trung gian bị vật chủ cuối cùng ăn phải, ấu trùng 3 sẽ qua 2 lần lột xác nữa trong
vật chủ cuối cùng và thành dạng trưởng thành.
Trứng của giun tròn có nhiều hình dạng, hầu hết có 3 lớp vỏ dày. Lớp trong
cùng mỏng. Lớp giữa có cấu tạo chitine. Lớp ngoài bao gồm protein rất dày và có sức
chống đỡ tốt với môi trường bên ngoài. Một số loài vỏ trứng rất mỏng và tạo thành lớp
vỏ bọc xung quanh larvae. Một số trứng có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài hàng
năm (Ascaris và Trichocephalus).
- Sự di hành của giun tròn
Khi xâm nhập vào ký chủ cuối cùng, trước khi đến vị trí thích hợp để ký sinh
một số giun tròn có quá trình di hành qua nhiều cơ quan để lột xác và phát triển trước

khi thành dạng trưởng thành. Một số loài không có quá trình di hành. Có tất cả 4 dạng
di hành:
Di hành qua gan - tim - phổi.
Di hành vào màng nhầy.
Di hành vào mô (ấu trùng truyền lây từ thú mẹ sang con qua sữa).
4


Di hành đến khí quản (ấu trùng truyền từ mẹ sang con qua nhau thai).
2.2 Sơ lược một số loài giun tròn trên chó
2.2.1 Giun đũa
2.2.1.1 Phân loại giun đũa trên chó
Có 2 loài: Toxocara canis và Toxascaris leonina
Toxocara canis
Ngành Nemathelminthes Schneider, 1873
Lớp Nematoda Rudolphi, 1808
Bộ Ascaridida Skrjabin và Achulz, 1940
Họ Anisakidae Skrjabin và Karoklsin, 1945
Giống Toxocara Stiles, 1905
Loài Toxocara canis (Werner, 1782)
Toxascaris leonina
Ngành Nemathelminthes Schneider, 1873
Lớp Nematoda Rudolphi, 1808
Bộ Ascaridida Skrjabin và Achulz, 1940
Họ Anisakidae Skrjabin và Karoklsin, 1945
Giống Toxascaris Stiles, 1905
Loài Toxascaris leonina (Linstow, 1902)
(trích dẫn bởi Bùi Ngọc Thúy Linh, 2004).
2.2.1.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Toxocara canis:

- Thuộc họ Anisakidae ký sinh ở ruột non, bao tử của chó, cáo, thú ăn thịt. Đầu
hơi cong về mặt bụng và có 3 môi, cánh đầu rộng, giữa thực quản và ruột có dạ dày
nhỏ, đây là một đặc điểm của họ Anisakidae. Con đực dài 50-100 mm, đuôi cong hơi
tù, có cánh đuôi, có hai gai giao hợp bằng nhau dài 0,075 – 0,085 mm. Giun cái dài 90
– 180 mm, đuôi thẳng.
- Trứng hơi tròn kích thước 0,080 – 0,085 x 0,064 – 0,072 mm. Vỏ trứng dày
màu vàng có lợn cợn như tổ ong (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997).

5


Toxascaris leonina
- Ký sinh trên loài ăn thịt cả chó và mèo. Giun thường ký sinh trên ruột non của
chó trên 6 tháng tuổi và chó trưởng thành.
- Đầu có 3 môi, thực quản đơn giản, hình trụ, không có hành thực quản và
không có dạ dày. Đầu hẹp hơi cong về phía lưng và có cánh đầu.
- Con đực dài 40 – 80 mm, đuôi nhọn không tù như Toxocara canis. Hai spicule
dài bằng nhau: 0,9 – 1,5 mm.
- Con cái dài 60 – 100 mm.
- Trứng hơi tròn bên ngoài lớp vỏ nhẵn, đường kính 0,075 – 0,085 mm, gồm 2
lớp vỏ dày màu vàng nhạt (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997).
2.2.1.3 Vòng đời
Toxocara canis có chu trình phát triển hoàn hảo nhất và tiêu biểu cho họ giun
đũa. Trứng ra ngoài sau 10 – 15 ngày phát triển thành trứng gây nhiễm bên trong có
chứa L2 và có 4 cách truyền bệnh như sau:
- Chó dưới 3 tháng tuổi nuốt phải trứng gây nhiễm, L2 nở ra ở ruột, chui qua
thành ruột theo hệ thống tuần hoàn di hành đến gan, phổi. Tại đây chúng lột xác thành
L3, rồi đến khí quản. Khi ho, chúng được nuốt xuống ruột non, lột xác 2 lần nữa thành
L5 và thành trưởng thành gọi là sự di hành gan – khí quản (hepatic – tracheal
migration).

- Ở chó trên 3 tháng tuổi đường di hành này ít xảy ra, nhưng chó 6 tháng tuổi
đường di hành theo hướng khác, L2 sẽ vào các mô như: gan, phổi, não, tim, vách ruột.
Nếu chó đang mang thai thì chúng di hành qua nhau thai, hoặc chờ đến khi chó có
mang ấu trùng sẽ di hành trở lại. Một số L2 qua nhau thai đến phổi của bào thai, vào
lúc 3 tuần trước khi sinh sẽ lột xác thành L3, khi chó con sinh ra ấu trùng từ phổi ra
khí quản về ruột phát triển thành trưởng thành sau 3 tuần. Một số L2 trở về ruột của
chó mẹ phát triển thành trưởng thành, vì vậy chó mẹ sau khi sinh vài tuần trong phân
thường xuất hiện trứng giun đũa. Chó mẹ nhiễm bệnh một lần có thể truyền bệnh cho
chó con ở 3 lứa đẻ liên tiếp. Vì vậy thường thấy khi chó mẹ sinh con thì cũng có giun
đũa ở ruột.
Một số ấu trùng trong mô chó mẹ được bài thải theo sữa trong suốt 3 tuần đầu
sau khi sinh, chó con bú sữa, ấu trùng vào ruột phát triển thành trưởng thành và không
có sự di hành.
6


- Loài gậm nhấm và chim nếu nuốt phải trứng có chứa L2 sẽ được tích trữ trong
các mô, nếu chó ăn phải các con vật này sẽ nhiễm giun trưởng thành sau 4 – 5 tuần,
trường hợp này không có sự di hành.
Toxascaris leonina
- Trứng theo phân ra ngoài, nếu nhiệt độ 19oC – 22oC hình thành trứng gây
nhiễm có chứa ấu trùng L2 sau khoảng 3 – 6 ngày. Khi chó ăn phải trứng có chứa ấu
trùng, không di hành, ấu trùng giải phóng ở ruột xâm nhập vào vách ruột, lột xác và
phát triển thành trưởng thành. Sau 6 tuần lột xác 3 lần thành L5, sau 75 ngày thành
trưởng thành. Chuột, chim là ký chủ tích trữ.
2.2.1.4 Triệu chứng của giun đũa
- Chó mất tính thèm ăn, thiếu máu, gầy còm, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, ói
mửa có lẫn cả giun. Những triệu chứng này thường thấy ở chó dưới 2 tháng tuổi. Chó
có triệu chứng thần kinh, co giật. Ấu trùng di hành qua mặt thận, gan, phổi, não gây
hoại tử các cơ quan và gây viêm phổi, phù thũng, xuất huyết.

2.2.1.5 Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với xét nghiệm phân theo phương pháp
phù nổi.
2.2.1.6 Phòng trị
-Dùng một số thuốc như: piperazine, tetramisole, diethylcarbamazine,
levamisole, fenbendazole, mebendazole, nitroscanate...Trong quá trình điều trị nên
cung cấp thêm vitamin và nâng cao hàm lượng protein trong khẩu phần.
-Lịch trình phòng
Chó con 2 tuần tuổi nên xổ lần 1, sau đó 2 tuần xổ lần 2. Đồng thời trị cho chó
mẹ cùng thời điểm này.
Chó 2 tháng tuổi xổ lần 3, ngừa sự truyền qua sữa, sau đó định kỳ 6 tháng xổ 1
lần.
Có thể dùng fenbendazole cho ăn liên tục ở 3 tuần trước và sau khi sinh để
phòng ngừa truyền từ mẹ sang con.
Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng.

7


2.2.2 Giun móc
2.2.2.1 Phân loại giun móc trên chó
Theo Soulsby (1977) và Phan Thế Việt (1977) (trích dẫn bởi Lê Hữu Khương,
1999), phân loại giun móc như sau:
Ngành Nemathelminthes
Lớp Nematoda
Bộ Rhabditida
Bộ phụ Strongylata
Họ Ancylotomidae
Họ phụ Ancylotominae
Giống Ancylostoma

Loài Ancylostoma caninum
Ancylostoma braziliense
Họ phụ Necatorinae
Loài Uncinaria stenocephala
2.2.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
- Ancylostoma caninum: bao miệng mỗi bên có 3 đôi răng chia 3 nhánh. Con
đực dài 9 – 12 mm. Đuôi phát triển có túi chitin. 2 gai sinh dục dài bằng nhau dài 0,74
– 0,87 mm, đoạn cuối nhọn. Con cái dài 10 – 21 mm. Âm hộ nằm 1/3 phía sau thân.
Trứng hình bầu dục, hai đầu thon đều có hai lớp vỏ, trứng mới thải ra bên trong có 8 tế
bào phôi, kích thước trứng: 0,056 – 0,075 x 0,034 – 0,047 mm (Lương Văn Huấn và
Lê Hữu Khương, 1997).
- Ancylostoma braziliense: Bao miệng chỉ có đôi răng không phân nhánh: con
đực dài 6 – 6,75 mm, con cái dài 7 – 10 mm. Trứng giống Ancylostoma caninum. Kích
thước trứng 0,075 – 0,095 x 0,041 - 0,045 mm (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương,
1997). Phần đuôi con đực và cái giống như Ancylostoma caninum.
- Uncinaria stenocephala: thành bao miệng có 5 phần mảnh lồi, có 2 tấm cắt
hình bán nguyệt xếp đối xứng nhau. Con đực dài 6 – 16 mm, rộng 0,01 – 0,33 mm.
Thực quản dài 0,75 – 0,88 mm. Con cái dài 9 – 16 mm. Đỉnh của đuôi có gai mịn, âm
hộ nằm ở 1/3 phía sau thân (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997).

8


2.2.2.3 Chu kỳ phát triển của giun móc
- Chu kỳ phát triển của các loài trên đều phát triển trực tiếp không cần có sự
tham gia của vật chủ trung gian.
- Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp sau 20 giờ tới
một vài ngày hình thành ấu trùng trong trứng. Ấu trùng chui ra khỏi trứng qua 6 – 7
ngày lột xác 2 lần để tạo thành ấu trùng gây nhiễm (L3). Ấu trùng gây nhiễm dài 0,59
– 0,69 mm, có thể bò ở nền chuồng hay cây cỏ quanh chuồng. Nếu gia súc ăn phải ấu

trùng gây nhiễm vào trong phổi, lột xác 3 lần tạo L4, về ruột lột xác thành L5 sau 14 –
20 ngày trở thành dạng trưởng thành.
- Đường gây nhiễm chủ yếu cho chó, mèo và gia súc là đường chui qua da. Gia
súc non dễ bị ấu trùng xâm nhập qua da hơn là gia súc trưởng thành. Ấu trùng gây
nhiễm dạng còn non dễ xâm nhập qua da hơn là ấu trùng già. Khi xâm nhập qua da chỉ
40 phút tất cả các ấu trùng chuyển vào hệ thống tuần hoàn của chó. Trong hai ngày
đầu ấu trùng xâm nhập vào phổi nhiều nhất sau đó về ruột và phát triển thành trưởng
thành. Trong khi cho con bú, L3 trong máu sẽ truyền qua sữa và gây nhiễm cho chó
con. Ấu trùng có thể bị chặn lại ở mô cơ của ruột non mà không phát triển thành dạng
trưởng thành. Ở Uncinaria tương tự như Ancylostoma. Khi nhiễm qua đường miệng
không có quá trình di hành.
2.2.2.4 Triệu chứng và tác hại
- Chó thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, gầy còm suy nhược. Khi nhiễm nặng chó,
mèo bỏ ăn, kiết lỵ, táo bón, phân có lẫn máu. Giun bám chặt vào thành ruột làm hư hại
lớp nhung mao, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt, vitamine B2, B12 và C.
- Giai đoạn ấu trùng xâm nhập qua da thường tạo phản ứng cục bộ để lại những
nốt xuất huyết hoặc gây viêm da. Trên chó con phản ứng này không rõ, nhưng trên chó
lớn các nốt sần màu đỏ và ngứa nổi rõ trên kẽ ngón chân, sườn và bụng, có thể nhầm
lẫn với triệu chứng của bệnh ghẻ (Hungeford, 1994) (trích dẫn bởi Lê Hữu Khương,
1999).
- Theo Georgi (1980) (trích dẫn bởi Lê Hữu Khương, 1999), biểu hiện của bệnh
giun móc chia ra 4 thể bệnh:

9


Thể quá cấp: thường xuất hiện trên chó con vài tuần (ngày thứ 15) sau khi sinh.
Tuần đầu thấy chó vẫn khỏe, nhưng tuần thứ 2 chó đột ngột bệnh, thiếu máu nặng và
chết nhanh. Xét nghiệm phân không có trứng giun móc.
Thể cấp: biểu hiện thiếu máu, gầy yếu, chết kéo dài, xét nghiệm thấy trứng giun

trong phân.
Thể mãn: chó có khả năng tái tạo bù đắp lượng máu bị mất, thể trạng chung
bình thường, xét nghiệm phân có trứng giun.
Thể thứ phát: xuất hiện dấu hiệu của bệnh tim mạch do tình trạng thiếu máu kéo
dài, lâu dần khả năng tái tạo máu không bù đắp nổi lượng máu bị thất thoát.
2.2.2.5 Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng thiếu máu và chó thường chết nhanh để chẩn đoán. Cần
xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi.
2.2.2.6 Phòng trị
- Rất nhiều thuốc hiệu lực để phòng trị giun móc: fenbendazole, mebendazole,
ivermectin, doramectin, levamisole, nitroscanate, pyrantel, piperazine, febante,
milbenmycin....
- Georgi (1980) (trích dẫn bởi Lê Hữu Khương, 1999), đề nghị cách trị liệu:
Thể quá cấp: thường trị liệu không có kết quả, nên kết hợp truyền máu đồng
thời kết hợp dùng thuốc xổ giun.
Thể cấp: dùng thuốc xổ và chú ý khẩu phần dinh dưỡng. Cũng có thể truyền
máu để chó mau hồi phục.
Thể mãn: dùng thuốc xổ là đủ.
Thể thứ phát: thường khó phát hiện nguyên nhân chính là do giun móc. Nên
dùng thuốc xổ giun kết hợp cấp sắt (ferrous sulfate), vitamine và nâng cao protein
trong khẩu phần thức ăn.
- Cách phòng (Hungerford, 1994) (trích dẫn bởi Lê Hữu Khương, 1999): chó
con 1 tuần đến 6 tuần tuổi, dùng các thuốc xổ giun mỗi tuần 1 lần. Chó 6 – 12 tuần, xổ
giun 2 tuần một lần. Chó trên 3 tháng, 3 – 4 tháng xổ 1 lần. Chó mẹ xổ 2 lần vào ngày
mang thai thứ 14 và sau khi sinh 1 tuần.

10


Có thể dùng fenbendazole liều 50 mg/kg thể trọng liên tục 3 tuần trước khi sinh

đến 2 ngày sau khi sinh để ngăn ngừa giun móc và cả giun đũa cho chó con và chó mẹ
(Urquhart, 1996) (trích dẫn bởi Lê Hữu Khương, 1999).
- Khi hàm lượng haemoglobin giảm dưới 5,5 g/100 ml cần phải truyền máu
(20ml/kg), cấp 200 mg ferric hydroxide 3 lần/tuần.
- Chăm sóc nuôi dưỡng chó mèo chu đáo để nâng cao sức đề kháng. Nếu thấy
chó, mèo gầy ốm thiếu máu cần phải kiểm tra phân, hoặc cho chó, mèo uống các loại
thuốc trên để tẩy giun móc cho chó, mèo.
- Xung quanh nhà ở nên phát quang các bụi cây để cho có ánh nắng trực tiếp
xung quanh nhà sẽ có tác dụng diệt trứng và ấu trùng.
2.2.3 Giun tóc trên chó
2.2.3.1 Phân loại
Trichocephalus vulpis (Frohlich, 1789) ở chó nhà và cáo.
2.2.3.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
- Những giun thuộc họ Trichocephalidae gồm có 7 loài thuộc giống
Trichocephalus. Những giống Trichocephalus cơ thể chia làm 2 phần rõ rệt. Đoạn
trước thắt nhỏ hình sợi tóc, đoạn sau lớn hơn. Thực quản có hình chuỗi hạt. Giun đực
dài 20 – 80 mm, đuôi thường cong lại, có bao gai giao phối với nhiều gai nhỏ phủ ở
trên, có 1 gai sinh dục dài cấu tạo tùy thuộc từng loài.
- Giun cái dài 35 – 70 mm, đuôi không cong. Âm hộ nhô ra dạng hình trụ, hơi
cong ở đoạn dưới thực quản hay 1/3 phần sau thân. Hậu môn ở cuối thân.
Trứng có hình hạt chanh, lớp vỏ dày màu vàng sậm hoặc màu hơi đen. Bên
trong có chứa tế bào phôi màu vàng, hai đầu trứng có nắp mờ không bắt màu giống
hình dùi trống. Kích thước của trứng 0,027 – 0,040 mm x 0,052 – 0,08 mm (Lương
Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997).
2.2.3.3 Chu kỳ phát triển
- Họ Trichocephalidae phát triển trực tiếp. Trứng theo phân ra ngoài gặp các
điều kiện thuận lợi qua 25 – 28 ngày phát triển thành trứng có ấu trùng gây nhiễm
(L1). Khi thú ăn phải trứng gây nhiễm vào ruột, ấu trùng được giải phóng chui vào lớp
nhung mao của ruột. Ở đây ấu trùng lột xác rồi quay trở xuống ruột phát triển thành


11


trưởng thành. Thời gian phát triển thành trưởng thành tùy thuộc theo loài.
Trichocephalus vulpis sau 30 - 107 ngày.
2.2.3.4 Triệu chứng
- Khi nhiễm nhẹ triệu chứng không rõ. Khi nhiễm nặng con vật gầy, thiếu máu,
phân có lẫn máu, tiêu chảy. Bệnh thường xảy ra trên gia súc non. Độc tố do
Trichocephalus tiết ra làm cho nhung mao và các tế bào biểu mô mất đi tính cấu tạo và
bị phân hủy.
2.2.3.5 Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng và xét nghiệm phân theo phương pháp phù nổi hoặc các
phương phác khác.
2.2.3.6 Phòng trị
- Dùng thuốc: fenbendazole, levamisole, ivermectin, nilverm, levomisole,
febentel....
- Phòng
Định kỳ hoặc kiểm tra nếu phát hiện thấy gia súc nhiễm giun tóc thì dùng thuốc
tẩy. Nên tẩy sớm cho gia súc.
Sau 1,5 – 2 tháng tẩy lại cho gia súc sau đó không cần dùng thuốc vì tuổi cao tỷ
lệ nhiễm giun tóc ở gia súc thấp.
Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
2.2.4 Giun tim
2.2.4.1 Phân loại
Ngành Nemathelminthes
Lớp Nematoda Rudolphi 1908
Lớp phụ Cesrnentea
Bộ phụ Filariata Skfjabin 1915
Họ Filariidae Clauss 1885
Giống Dirofilaria Railliet er Henrry 1911

Loài Dirofilaria immitis Leidy 1856
(trích dẫn bởi Trịnh Thị Cẩm Vân, 1999).

12


2.2.4.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo
- Giun mảnh và dài. Con đực 120 – 180 mm, hai gai giao hợp không bằng nhau
dài 0,216 – 0,318 mm và 0,188 – 0,200 mm. Con cái dài 250 – 300 mm. Âm hộ cách
đầu 1,6 – 2,8 mm. Giun đẻ ra ấu trùng. Ấu trùng microfilaria dài 0,220 – 0,290 mm
rộng 0,007 mm và có vỏ bọc bên ngoài (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997).
2.2.4.3 Chu kỳ phát triển
- Giun trưởng thành ký sinh ở tâm thất phải, động mạch phổi. Giun đẻ ra ấu
trùng 1 (microfilaria) ở trong máu. Ký chủ trung gian là muỗi. Khi muỗi hút máu, ấu
trùng vào bao tử muỗi rồi di hành đến ống malpighi, ở đây nó lột xác 2 lần rồi trở về
vòi thành ấu trùng cảm nhiễm L3 mất khoảng 10 ngày. Khi muỗi đốt L3 xâm nhập
vào dưới da ký chủ, qua 2 lần lột xác sau vài tháng, cuối cùng trở thành L5 theo tĩnh
mạch về tim, từ khi xâm nhập đến lúc trưởng thành mất ít nhất 6 tháng, giun có thể
sống được 3 – 5 năm. Mỗi giun cái đẻ được 5000 ấu trùng/ngày và microfilaria có thể
sống được 3 năm.

Hình 2.1 Vòng đời giun tim
2.2.4.4 Triệu chứng
- Nhiễm nhẹ (5 giun) không rõ triệu chứng, nhiễm nặng làm ngăn lượng máu
lưu thông đưa đến ứ máu ở gan, tích nước và phù thũng ở phổi. Ngoài ra, giun bám
13


gây viêm nội tâm mạc và hở van tim. Chất tiết và xác chết của giun trong máu có thể
gây đột tử cho chó. Ấu trùng có thể gây tắc nghẽn mao quản thận, viêm cầu thận do

phức hợp kháng nguyên – kháng thể.
- Thú thường thở nhanh, ho, lờ đờ, kém vận động, lâu ngày thường thấy phù
thũng, trong nước tiểu có huyết sắc tố và hoàng đản.
Theo Stanley và Anthony (2007), mức độ nghiêm trọng của bệnh giun tim được
chia làm 3 cấp:
Cấp I: thú không có triệu chứng bệnh hoặc thỉnh thoảng ho.
Cấp II: ho hoặc hơi mệt khi vận động, sụt cân nhẹ.
Cấp III: thú có những triệu chứng nặng hơn như ho nhiều, mệt khi vận động,
tích dịch, thể trạng kém, thiếu máu, ngất, khó thở, sụt cân.
2.2.4.5 Chẩn đoán
- Qua lâm sàng, dịch tễ.
- Tìm ấu trùng trong máu: xem máu tươi, tập trung, kỹ thuật Knott, kỹ thuật
màng lọc.
Một số kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh học: kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang,
kỹ thuật miễn dịch men (ELISA), kỹ thuật miễn dịch thấm nhập nhanh.
- Kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh học phát hiện kháng nguyên của giun cái
trưởng thành (heartworm antigen test).
- Chẩn đoán hỗ trợ: X – quang, điện tâm đồ.
2.2.4.6 Phòng trị
Điều trị
Điều trị bệnh giun tim gồm 2 giai đoạn: diệt giun trưởng thành và diệt ấu trùng
trong máu.
Chó phải được nghỉ ngơi 1 – 2 tuần trước khi sử dụng thuốc.
Việc điều trị giun tim gặp nhiều khó khăn nhất là trong giai đoạn diệt giun
trưởng thành. Sau khi thuốc diệt được giun trưởng thành, xác nó sẽ bị phân hủy và lưu
chuyển trong máu có thể làm tắc nghẽn một số mạch máu gây chết đột ngột. Ngay cả
khi số lượng larva trong máu quá nhiều cũng có thể gây biến chứng sau khi điều trị.
Để điều trị giun tim, hạn chế sự tắc nghẽn mạch, theo Stanley và Anthony (2007):

14



Dùng corticosteroid (prednisolone hoặc prednisone 1 mg/kg thể trọng, 1
lần/ngày).
Sử dụng aspirin (5 -7 mg/kg thể trọng, 1 lần/ngày) hoặc heparin (75 đơn vị/kg
thể trọng, tiêm dưới da, 3 lần/ngày) trước 1 tuần hoặc lâu hơn, trong và sau 3 – 4 tuần
diệt giun trưởng thành. Aspirin, heparin được dùng trong hầu hết bệnh ở thể nặng cấp
III, aspirin không được chỉ định cho bệnh ở thể cấp I và cấp II. Ngoài ra aspirin còn có
tác dụng phụ là gây chảy máu dạ dày.
Trong trường hợp chó bị phù, tích dịch sử dụng furosemid (1 – 2 mg/kg thể
trọng, 2 lần/ngày) kết hợp với khẩu phần ăn ít muối, phospho, protein.
Trị giun trưởng thành có thể dùng: thiacetarsamide, arsenical, antimonial,
dimecaprol, Immiticide (melarsomine hydrochloride).
Theo Stanley và Anthony (2007), quy trình sử dụng immiticide:
Quy trình standard Immiticide: áp dụng đối với trường hợp bệnh ở thể cấp 1. Sử
dụng liều 2,5 mg/kg thể trọng, tiêm bắp, 2 lần cách nhau 24 giờ. Sau 4 tháng kiểm tra
lại bằng antigen test, nếu kết quả dương tính thì quy trình điều trị lặp lại.
Quy trình alternate Immiticide: áp dụng đối với trường hợp bệnh ở thể cấp I, II,
III. Sử dụng liều 2,5 mg/kg thể trọng, tiêm bắp, 1 lần duy nhất. Sau 4 – 6 tuần, tiêm 2
liều cách nhau 24 giờ. Sau 4 – 6 tháng kiểm tra lại bằng antigen test, nếu kết quả
dương tính thì tiêm thêm 1 liều hoặc 2 liều cách nhau 24 giờ.
Trị ấu trùng có thể dùng: levamisole, ivermectin, diethylcarbamazine,
benzimidazole, selamectin (revolution)....
Phòng bệnh
Dùng Heartgard, Heartgard Plus, Interceptor, Iverheart, ProHeart 6,
Revolution..
Chương trình phòng giun tim nên bắt đầu từ lúc chó được 6 – 8 tuần tuổi. Chó
trên 6 tháng tuổi nên thử microfilaria trước khi thực hiện quy trình phòng bệnh.
Giữ gìn vệ sinh môi trường, diệt muỗi, khai thông cống rãnh.
Phòng chống muỗi đốt chó bằng kem hoặc các loại thuốc bôi thoa.

2.3 Một số nguyên bào đường ruột ở chó
Theo kết quả khảo sát của một số tác giả trước đây thì nguyên bào trong đường
ruột chó thường có các loài như: Eimeria canis, Isospora canis, Isospora bigemina,
15


×