Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỪU TẠI HUYỆN NINH HẢI TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỪU TẠI
HUYỆN NINH HẢI - TỈNH NINH THUẬN

Sinh Viên Thực Hiện: PHAN NHƯ TRUNG
Nghành: Chăn Nuôi
Khóa: 2004 – 2008
Lớp: Chăn Nuôi 30

- Tháng 8 năm 2008-


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỪU TẠI
HUYỆN NINH HẢI - TỈNH NINH THUẬN

Tác giả
PHAN NHƯ TRUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS Trịnh Công Thành

Tháng 8 năm 2008
i



LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi lời tri ân đến bố mẹ, những người đã sinh thành, dưỡng
dục và tần tảo nuôi con ăn học cho đến ngày hôm nay và người chị Phan Thị Huệ đã
luôn ủng hộ, động viên, đó là nguồn động lực, niềm tin giúp cho con vững bước trong
cuộc sống và trên con đường học tập.
Tôi xin cảm ơn tất cả thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Chăn Nuôi – Thú Y,
Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt rất nhiều kiến thức cơ bản
về chuyên nghành, cũng như những kinh nghiệm, những lời khuyên thật quý báu trong
cuộc sống. Những điều này là sẽ là hành trang quý báu giúp cho tôi có được niềm tin
vững chắc để đi tiếp trên con đường đời trong tương lai.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Trịnh Công Thành
đã truyến đạt cho em những kiến thức quý báu trong những năm học tại trường, tận
tình hướng dẫn chỉ bảo cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành gửi đến Ban Giám Đốc Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Ninh
Thuận, anh Nguyễn Văn Khương, anh Thành Hoàng Chinh Quốc, và các anh chị khác
ở Trạm Khuyến Nông Huyện Ninh Hải, đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành đề tài này, lòng biết ơn sâu sắc, và những lời chúc tốt đẹp nhất.
Tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn lớp Chăn Nuôi 30 đã cùng tôi chia sẻ
những buồn vui trong suốt quãng đời sinh viên.
Cuối cùng tôi xin chúc toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ
Chí Minh luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp
giáo dục và hoạt động nghiên cứu của mình.
Chân thành cảm ơn
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01/08/2008
Sinh viên thực hiện

Phan Như Trung
ii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Điều tra tình hình chăn nuôi cừu tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh
Thuận “được thực hiện từ 04/03/2008 đến 15/06/2008 thông qua phỏng vấn trực tiếp
55 hộ chăn nuôi cừu tại địa phương và những người chăn nuôi cừu trên bãi chăn thả
Kết quả điều tra cho thấy tình hình chăn nuôi tại tỉnh Ninh Thuận đang gặp rất nhiều
khó khăn về công tác chăn nuôi, bệnh tật, giá cả, thị trường tiêu thụ và đang có chiều
hướng đi xuống.
Đa số các hộ được điều tra đều đã chán nản với viêc chăn nuôi cừu khi gặp quá
nhiều khó khăn như giá cừu bây giờ giảm xuống chỉ con khoảng 200.000đ/1 con cừu
cái, giá cừu thịt chỉ khoảng 20.000 – 22.000d/kg, và chi phí cho chăn nuôi lại quá cao,
công tác chăn nuôi chỉ diễn ra nhỏ lẻ, chăn thả tự do không có sự chăm sóc, vì không
đem lại lợi nhuận cho người chăn nuôi
Từ những kết quả có được từ quá trình chúng tôi nhận thấy nếu không có sự hỗ
trợ kịp thời từ các cấp chính quyền của huyện, tỉnh, các sở, bộ, ngành có liên quan đến
công tác chăn nuôi để vực dậy tình trạng chăn nuôi cừu tại Ninh Thuận thì rất khó bảo
tồn được nền chăn nuôi cừu vốn đã có truyền thống hơn 100 năm nay tại Ninh Thuận.

iii


MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục đích – Yêu cầu..............................................................................................3
1.2.1Mục đích ..........................................................................................................3
1.2.2 Yêu cầu ...........................................................................................................3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................4
2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..........................................................4

2.1.1 Tình hình chăn nuôi cừu trên thế giới ............................................................4
2.1.2. Tình hình chăn nuôi cừu tại Việt Nam ..........................................................5
2.2. Giới thiệu tỉnh Ninh Thuận. .................................................................................6
2.2. Giới thiệu tỉnh Ninh Thuận. .................................................................................7
2.2.1 Điều kiện tự nhiên. .........................................................................................7
2.2.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính........................................................7
2.2.1.2. Địa hình ..................................................................................................8
2.2.1.3. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn, thổ nhưỡng ................................................8
2.2.2 Cơ cấu vật nuôi và biến động số lượng vật nuôi ..........................................10
2.2.3 Cơ cấu cây trồng và biến động diện tích, sản lượng ....................................11
2.2.4 Vị trí chăn nuôi và trồng trọt ở địa phương..................................................12
2.2.5 Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................12
2.2.5.1. Tình hình lao động (ngành nghề, thất nghiệp) .....................................12
2.2.5.2 Điện .......................................................................................................13
2.2.5.3 Bưu chính viễn thông ............................................................................13
2.2.5.4 Y tế ........................................................................................................13
2.2.5.5 Gíáo dục và đào tạo. ..............................................................................14
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..................................................................15
3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành. ........................................................................15
3.1.1 Thời gian thực hiện.......................................................................................15
3.1.2 Kế hoạch điều tra..........................................................................................15
3.1.3 Địa điểm tiến hành........................................................................................15
iv


3.2 Tổ chức điều tra...................................................................................................15
3.3. Các chỉ tiêu khảo sát...........................................................................................16
3.3.1 Tình hình chăn nuôi cừu...............................................................................16
3.3.2 Giống ............................................................................................................17
3.3.3 Phương thức chăn nuôi.................................................................................17

3.3.4 Chuồng trại ...................................................................................................17
3.3.5 Thức ăn .........................................................................................................17
3.3.6 Chăm sóc ......................................................................................................17
3.3.7 Dịch bệnh – Tiêm phòng ..............................................................................17
3.3.8 Công tác khuyến nông thú y.........................................................................17
3.3.9 Vốn sản xuất .................................................................................................17
3.3.10 Tiêu thụ sản phẩm ......................................................................................17
3.3.11 Sự biến động giá cừu ..................................................................................17
3.3.12 Hệ thống phân phối cừu thịt .......................................................................17
3.3.13 Những khó khăn .........................................................................................17
3.3.14 Ý kiến nhà chăn nuôi..................................................................................18
3.4. Xử lý số liệu .......................................................................................................18
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................19
4.1. Tình hình chăn nuôi cừu.....................................................................................19
4.1.1. Tình hình phân bố đàn cừu tại tỉnh Ninh Thuận..................................................19
4.1.2. Cơ cấu đàn cừu tại huyện Ninh Hải .............................................................20
4.1.3. Kết quả điều tra...............................................................................................21
4.2. Đặc điểm các giống cừu đang nuôi tại Ninh Thuận ...........................................22
4.2.1 Giống cừu White Sufolk...............................................................................22
4.2.2. Giống cừu Dopper .....................................................................................23
4.2. 3. Giống cừu Phan Rang................................................................................24
4.2.4. Cừu lai: ......................................................................................................25
4.3. Những phương thức chăn nuôi cừu chủ yếu tại Ninh Thuận. .....................................27
4.3.1. Phương thức chăn nuôi quảng canh ............................................................27
4.3.2. Phương thức chăn nuôi thâm canh ....................................................................29
4.3.3. Phương thức chăn nuôi bán thâm canh. .............................................................30
v


4.3.Chuồng trại. .........................................................................................................31

4.5.Thức ăn cho cừu. .................................................................................................33
4.6.Chăm sóc .............................................................................................................35
4.7. Dịch bệnh và tiêm phòng :..................................................................................36
4.8. Công tác khuyến nông – Thú y...........................................................................37
4.9. Vốn sản xuất. ......................................................................................................38
4.10.Tiêu thụ sản phẩm .............................................................................................38
4.11.Sự biến động về giá cừu. ...................................................................................39
4.12. Sơ đồ hệ thống phân phối cừu thịt trong tỉnh ...................................................41
4.13. Những khó khăn trong chăn nuôi cừu. .............................................................42
4.14. Các ý kiến của người chăn nuôi. ......................................................................44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI.....................................................................45
5.1 Kết luận................................................................................................................45
5.2 Kiến nghị. ............................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................47
PHỤ LỤC ......................................................................................................................48

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Số lượng cừu của một số nước trên thế giới ..................................................4
Bảng 2.2: Các sản phẩm Châu Á và Nam Thái Bình Dương.................................................5
Bảng 2.3 : Khí hậu thời tiết trong năm của tỉnh Ninh Thuận..........................................9
Bảng 2.4: Số lượng đàn gia súc của tỉnh Ninh Thuận...................................................10
Bảng 2.5.: Diện tích và sản lượng của các loại cây trồng chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận .11
Bảng 3.1: Số lượng cừu tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ninh Hải năm 2007....16
Bảng 4.1: Tình hình phân bố đàn cừu tại Ninh Thuận năm 2006..........................................19
Bảng 4.2: Cơ cấu đàn cừu tại huyện Ninh Hải..............................................................20
Bảng 4.3: Kết quả điều tra về tình hình chăn nuôi cừu. ................................................21
Bảng 4.4. Kết quả điều tra phương thức chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận.........................27

Bảng 4.5. Kết quả điều tra đặc điểm chuồng trại nuôi cừu ở Ninh Thuận....................32
Bảng 4.6. Kết quả điều tra tình hình bổ sung thức ăn cho cừu ở Ninh Thuận. .............33
Bảng 4.7. Tình hình bán sản phẩm chăn nuôi cừu ........................................................38
Bảng 4.8. Sơ đồ hệ thống phân phối cừu thịt. ...............................................................41
Bảng 4.9. Khó khăn trong chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận ..............................................42

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ 2.1: Bản đồ Việt Nam .........................................................................................6
Bản đồ 2.2 Bản đồ tỉnh Ninh Thuận................................................................................7

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Phân bố hộ chăn nuôi cừu theo quy mô....................................................22
Biểu đồ 4.2: Biến động giá cừu thịt qua các năm..........................................................39
Biểu đồ 4.3: Biến động giá cừu cái giống qua các năm. ...............................................40

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 4.1: Giống cừu White Sufolk................................................................................23
Hình 4.2: Giống cừu Dopper .........................................................................................23
Hình 4.3: Giống cừu Phan Rang....................................................................................24
Hình 4.4: Giống cừu lai giữa cừu Phan Rang và cừu Dopper.......................................26
Hình 4.5: Giống cừu lai giữa cừu Phan Rang và cừu White Suffolk............................26
Hình 4.6: Phương thức chăn nuôi quảng canh. .............................................................29
Hình 4.7: Phương thức chăn nuôi thâm canh. ...............................................................30
Hình 4.8: Phương thức chăn nuôi bán thâm canh. ........................................................31
Hình 4.9: Chuồng sàn ....................................................................................................32
Hình 4.10: Chuồng nền gạch .........................................................................................33
Hình 4.11: Bổ sung cám cho cừu. .................................................................................34


viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Con cừu đã được nuôi tại Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, do người Ấn Kiều, người
Chà (gọi chung cho kiều dân từ Java, Indonesia và từ Malaysia) và các nhà truyền giáo
du nhập vào.
Các giống cừu nhập vào Việt Nam có nhiều nguồn gốc từ những nước như
Malaysia, Indonesia), Trung Quốc và Pháp (Dominique Planchenault.1998). Các giống
cừu này sau hàng thập kỷ lai tạo đã hình thành nên giống Cừu Phan Rang ngày nay.
Tuy nhiên, một thời gian dài sau đó, con cừu đã bị bỏ quên, không được quan tâm
và nghiên cứu. So với con bò, con dê, con trâu thì số lượng nghiên cứu về con cừu là
quá ít (ghi nhận chỉ có 2 nghiên cứu về con cừu Phan rang nhằm mục đích bảo tồn
giống, gen địa phương).
Hầu như không có một nghiên cứu nào để phát triển ngành chăn nuôi cừu.
Phương thức chăn nuôi cừu vẫn mang nặng tính truyền thống, quảng canh là chính
không có bất kỳ một tác động kỹ thuật nào. Việc lai tạo, phối giống chủ yếu theo
phương thức tự nhiên, không có các biện pháp làm tươi máu.
Cừu đực được chọn lựa trong địa phương, vì vậy mức độ đồng huyết rất cao.
Điều này thể hiện qua việc so sánh trọng lượng cừu qua các năm không hề được cải
thiện. Trọng lượng trung bình của cừu đực năm 1967 là 40 – 45kg (Nguyễn Trọng
Trữ, 1967), năm 1997 là 42,6kg (Nguyễn Văn Thiện, 1997) .
Hiện nay, cũng chưa có dữ liệu cơ sở nào đánh giá tình hình chăn nuôi cừu tại địa
phương, đánh giá chất lượng và xác định các chỉ số của con giống để có thể đưa ra các
biện pháp nhằm đẩy mạnh ngành chăn nuôi cừu phát triển một cách bền vững và hiệu
quả.


1


Vào thời điểm năm 2004 – 2005 khi chủ trương thực hiện chương trình chuyển
đổi vật nuôi cây trồng phù hợp với tình hình của từng địa phương của chính phủ được
ban hành thì tình hình chăn nuôi cừu tại Ninh Thuận đã phát triển lên đến thời điểm
hưng thịnh.
Giá cừu giống tăng lên tới 4- 6 triệu đồng/1 con cừu cái và các hộ tại Ninh Thuận
tập trung tất cả vào việc phát triển đàn cừu. Nhờ các chính sách cho các nông hộ vay
vốn và ưu đãi đối với cán bộ công nhân viên chức của nhà nước, các nông hộ và cán
bộ đã vay vốn của nhà nước từ 10 – 20 triệu đồng để mua giống và phát triển đàn cừu
tại địa phương.
Nhiều trang trại chăn nuôi cừu xuất hiện với số lượng từ 50 – 200 con, khi đó con
cừu được xem là vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên sang đầu năm
2006 giá cừu xuống chỉ còn 200 ngàn đồng/ 1 con cừu giống thì nhiều hộ chăn nuôi đã
lâm vào tình cảnh thua lỗ do đầu tư quá nhiều vào con cừu lúc thời điểm cừu có giá.
Từ lúc đó đến nay, tình hình chăn nuôi cừu đã đi xuống rõ rệt.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do khi có chính sách của chính phủ,
nhiều tỉnh trong cả nuớc đã nghĩ đến con cừu tại Ninh Thuận có thể phù hợp với điều
kiện tỉnh nhà và có thể đem lại lợi nhuận cao nên đã tập trung mua về để phát triển.
Do nhu cầu tăng cao dẫn đến giá con cừu tăng rất cao. Sau 2 năm khi đã có kết
quả thì nhu cầu mua giảm xuống dẫn đến giá cả giảm theo rõ rệt.
Nguyên nhân là do con cừu không thích ứng với điều kiện một số tỉnh, đem lại
lợi nhuận không như mong đợi và môt số tỉnh khi con cừu đã thích nghi với điều kiện
khí hậu thì tại địa phương đã có thể tự sản xuất được giống để cung cấp tại chỗ nên
nhu cầu giảm xuống.
Vì vậy để tìm hiểu rõ tình hình chăn nuôi cừu hiện nay tại Ninh Thuận sau những
biến động và tập quán chăn nuôi cừu tại địa phương.
Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm, với sự
hướng dẫn của Thầy PGS.TS Trịnh Công Thành chúng tôi tiến hành đề tài:

“Điều tra tình hình chăn nuôi cừu tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận“

2


2. Mục đích – Yêu cầu.
1.2.1Mục đích
Điều tra và đánh giá hiện trạng chăn nuôi cừu đang diễn ra tại huyện Ninh Hải, tỉnh
Ninh Thuận thông qua các phiếu điều tra trực tiếp từ nông hộ, các tài liệu từ các
phòng, ban, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Ninh Thuận từ đó đưa ra
những kiến nghị, giải pháp để thúc đẩy phát triển chăn nuôi cừu tại Ninh Thuận.
1.2.2 Yêu cầu
Phải nắm được cơ cấu, tổng đàn, hình thức chăn nuôi, các giống cừu hiện đang
được nuôi tại Ninh Thuận
Thu thập thông tin về trình độ chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc cừu của nông hộ, các
khoản chi phí khi đầu tư chăn nuôi, giá sản phẩm của chăn nuôi là giá thịt hơi, giá con
giống, các yếu tố thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến chăn nuôi.
Ghi nhận các ý kiến, kiến nghị và nguyện vọng của người chăn nuôi
Đưa ra những kiến nghị giải pháp thiết thực để hỗ trợ ngừơi chăn nuôi trong lúc
găp những khó khăn như hiện nay.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.1 Tình hình chăn nuôi cừu trên thế giới
Theo ước tính của tổ chức Lương Nông Quốc Tế (FAO) vào năm 2001, tổng đàn
cừu trên thế giới khoảng 1504,6 triệu con, trong đó 48% tại các nước phát triển và

52% tại các nước đang phát triển. Trong thập niên gần đây tổng đàn cừu trên thế giới
chỉ tăng khoảng 2%/ năm. Tại các nước phát triển và những nước đang phát triển đàn
cừu có khuynh hướng tăng để áp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt trong nước.Dựa vào số đầu
con, các nước dẫn đầu về nuôi cừu sắp xếp theo thứ tự giảm dần qua bảng sau.
Bảng 2.1 : Số lượng cừu của một số nước trên thế giới
Thứ tự
Nước
Số lượng cừu
1

Ấn Độ

170.000

2

Trung Quốc

143.793

3

Úc

98.200

4

Iran


53.900

5

Sudan

47.000

6

Newzealand

44.700

7

Anh

35.800

8

Nam Phi

29.100

9

Mông Cổ


28.000

10

Thổ Nhĩ Kỳ

27.000

11

Pakistan

24.600

12

Indonesia

13.000

Nguồn: FAO 2001

4

(ĐVT: 1000 con)


Ở Mỹ, công nghiệp nuôi cừu tập trung ở những vùng phía Tây bán khô hạn của
lãnh thổ. Năm 2003 các bang hàng đầu về số lượng cừu là: Texas (1.040.000 con),
California (730.000 con), Wyoming (460.000 con) và Nam Dakota. Những bang khác

là Utah, Montaan, Oregon, New Mexico và Iowa cũng có nuôi cừu với số lượng nhỏ.
Ở Pháp, trong tháng 12/2000 đến tháng 1/2001 Bộ Nông Nghiệp và Thuỷ Sản đã
tiến hành cuộc tổng điều tra và xây dựng bản đồ các giống cừu nội theo vùng. Nước
Pháp có 664.000 trang trại nuôi cừu. (Nguồn: Schreiner, Frayse, 2002).
Một số sản phẩm liên quan đến cừu của Châu Á và Nam Thái Bình Dương
được trình bày qua bảng sau.
Bảng 2.2: Các sản phẩm Châu Á và Nam Thái Bình Dương.
Thịt (10m3/ tấn)

Sữa (10m3/ tấn)

Lông (tấn)

Da (tấn)

1.505

1.362,2

446.680

313.362

Nguồn: FAO, 1998
2.1.2. Tình hình chăn nuôi cừu tại Việt Nam
Cừu đã được nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc và được nuôi chủ yếu tại các tỉnh
Duyên Hải Miền Trung như: Nha Trang, Phan Rang, Phan Rí. Năm 1906, tại suối Dầu,
cơ sở nghiên cứu của Viện Pasteur Nha Trang và An Khê, nơi đầu tiên nhập các giống
cừu Kélantan, Berrchonde I’Indre, Disley Merrinas, Bizet,… về nuôi thử nghiệm.
Giống cừu Kélantan thích nghi tốt và làm nền tảng để lai tạo với các giống cừu khác

nuôi tại Việt Nam và hình thành nên giống cừu duy nhất được ghi nhận là cừu Phan
Rang (Nguyễn Trọng Trữ, 1967). Sự phân bố đàn cừu không đồng đều, chăn nuôi cừu
chủ yếu là quảng canh đang chuyểng dần sang mô hình bán thâm canh nên số lượng
đầu con tăng lên, hiện nay riêng tỉnh Ninh Thuận đã có 41.490 con (2006). Cừu được
nuôi phân tán với qui mô từ 10 đến 15 con, đã xuất hiện hình thức chăn nuôi tập trung,
hình thành các trang trại với qui mô đàn vài trăm con trở lên.
Hiện nay, con cừu được nhiều người biết đến và mua về nuôi thử nghiệm ở một số
tỉnh như: Hà Tây, Đaklak, Bình Thuận và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ đã có đàn
cừu sinh sản và phát tiển rất tốt như tại tỉnh Ninh Thuận. Tính đến năm 2003, tổng đàn
nuôi tại Ba Vì tỉnh Hà Tây là 464 con (Đinh Văn Bình, Hoàng Thế Nha, 2004)

5


Bản đồ 2.1: Bản đồ Việt Nam
6


2.2. Giới thiệu tỉnh Ninh Thuận.
2.2.1 Điều kiện tự nhiên.
2.2.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Bản đồ 2.2 Bản đồ tỉnh Ninh Thuận

7


Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, ở khu
vực có 3 trục chính đường giao thông: quốc lộ 1A, quốc lộ 27 đi thành phố Đà Lạt tỉnh
Lâm Đồng, Đường sắt Bắc Nam, nằm trong phạm vi từ:

Vĩ độ Bắc: từ 11o18’14’’ đến 12o09’45’’
Kinh độ Bắc: từ 108o09’08’’ đến 109o14’25’’.
Ninh thuận có bờ biển dài 105 km, với trên 24.480 km2 vùng lãnh hải, xung quanh
giáp các tỉnh sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà
Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận
Phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng
Phía Đông giáp biển Đông
2.2.1.2. Địa hình
Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, tỉnh Ninh Thuận có 3 dạng địa hình: đồi
núi, đồi gò bán sơn địa và đồng bằng ven biển.
Đồi núi chiếm 63,2% diện tích cả tỉnh, thuận lợi phát triển chăn nuôi bò, dê, cừu.
Vùng bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích cả tỉnh, thuận lợi phát triển chăn nuôi
dê, cừu..
Vùng đồng bằng ven biển chiếm 14,4% diện tích cả tỉnh, thuận lợi trồng trọt và
chăn nuôi bò dê, cừu. Ngoài ra, còn thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản và nghề muối.
2.2.1.3. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn, thổ nhưỡng
* Khí hậu - thời tiết
Ninh Thuận thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển Nam Trung Bộ và
mang đặc điểm riêng đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa bán khô hạn. Thời tiết trong năm
có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu tháng 9 đến hết tháng 11 dương lịch, ảnh hưởng gió
Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió thổi mạnh và khô.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 8 dương lịch năm sau, ảnh hưởng gió
mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, gió khô nóng.
Không có mùa đông lạnh, mùa khô kéo dài, nắng nóng, tốc độ gió lớn, lương
mưa thấp nên khô hạn xảy ra rất khắc nghiệt, làm cho cây trồng khô cháy, gia súc
thiếu nước uống, thức ăn và dễ bị suy dinh dưỡng.

8



Kết quả về khí hậu thời tiết của tỉnh Ninh Thuận được trình bày qua bảng sau.
Bảng 2.3 : Khí hậu thời tiết trong năm của tỉnh Ninh Thuận
Khí hậu
Nhiệt độ (oC)

Trung bình

Cao nhất

Thấp nhất

27,0 – 28,0

36,5 – 37,0

26 – 28

77,0

83,5

71,8

700 – 800

1300

290


670,0 – 1.827,0

176,3

79,3

7,6

9,5

5,8

2,8 – 5,0

5,0

2,8

Độ ẩm không khí (%)
Lượng mưa (mm/ năm)
Lượng bốc hơi (mm/năm)
Số giờ nắng/ ngày (giờ)
Gió (giây)

Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Ninh Thuận, 2006
* Đất đai:
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 336.006 ha, trong đó:
o Đất nông nghiệp: 60.372 ha (chiếm 18%), trong đó đất cỏ chuyên dùng cho
chăn nuôi là 89,58 ha chủ yếu tập trung ở huyện Ninh Hải.
o Đất Lâm nghiệp: 157.000 ha (chiếm 46.8%).

o Đất ở: 2.700 ha (chiếm 0.8%).
o Đất chưa sử dụng: 104.000 ha (chiếm 31%), người chăn nuôi có thể tận dụng
vùng đất đồi núi chưa sử dụng để nuôi thả cừu và các loại gia súc khác.
* Nguồn nước- thuỷ văn
Nguồn nước mặt: có nhiều hệ thống đập, hồ chứa nước, các con sông chính với
tổng diện tích lưu vực 3.600 km2, tổng chiều dài sông suối 430 km, các công thuỷ lợi
lớn như: Đập Nha Trinh, Đập Lâm Cấm. Các con sông lớn như: sông Pha, sông Lu,
kênh Bắc, kênh Nam, hồ CK27, hồ Tân Giang, hồ Sông Trâu, Hồ sông Sắt,..cung cấp
nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn nuôi.
Biển: bờ biển dài 105 km, nằm trong vùng có núi bao quanh nên nhiệt độ tương
đối ổn định, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, phát triển công nghiệp khai thác
và nuôi trồng thuỷ sản.
Mùa mưa kéo dài 4 tháng, mùa khô kéo dài 8 tháng cùng với gió khô nóng,
nắng gay gắt lượng mưa thấp nên khô hạn xảy ra khắc nghiệt, gia súc thiếu nước uống
vào mùa khô.Còn mùa mưa các sông và hồ không lưu trữ hết nguồn nước mưa nên
hàng năm đều xảy ra lũ lụt gây ngập úng hoa màu và cuốn trôi vật nuôi.
9


2.2.2 Cơ cấu vật nuôi và biến động số lượng vật nuôi
Bảng 2.4: Số lượng đàn gia súc của tỉnh Ninh Thuận
Loại gia súc
Cừu

Heo

Trâu
Tổng cộng

Số lượng (con)

Năm 2001

Năm 2006

18.430
39.344
67.365
79.685
5.437
193.674

92.160
179.075
74.670
108.090
4.465
321.800

Nguồn: Cục thống kê Ninh Thuận
* Đàn trâu: do đặc thù là vùng khí hậu khô hạn, sình lầy ít nên trâu ở Ninh Thuận
phát triển, chỉ được nuôi tại một số nơi, chủ yếu giết thịt vào việc thờ cúng của đồng
bào dân tộc, trâu dùng cày kéo rất ít. Do vậy, đàn trâu từ 50.363 con năm 2001 đến
năm 2006 chỉ còn 4.465 con, giảm 17,88%.
* Đàn bò: Ngược lại trâu, con bò Ninh Thuận được nuôi nhiều và phát triển mạnh,
tăng từ 79.685 con năm 2001 lên 108.090 con năm 2006, tăng 35,65%. Việc cơ giới
hoá trong nông nghiệp làm giảm dần bò cày kéo, nhưng bò sinh sản và nuôi lấy thịt
tăng nhanh phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân. Bò sinh sản từ 35.600 con
năm 2001 tăng 46.2460 con năm 2005, bình quân tăng 5,7% năm.
* Đàn heo: Qua 5 năm có bước phát triển khá từ 67.365 con năm 2001 lên 74.670
con năm 2006, tăng 10,8%. Đặc biệt trong các năm 2004 và 2005 do ảnh hưởng dịch

cúm gia cầm nên thịt hơi được tiêu thụ mạnh và có giá khá cao đã thúc đẩy người nuôi
heo mở rộng và tăng nuôi.
* Đàn dê, cừu : Đây là đàn gia súc có bước phát triển mạnh nhất trong các năm
qua.Tổng đàn từ 57.744 con dê cừu năm 2001 đã tăng lên 271.235 con trong năm
2006. Bên cạnh những hộ nuôi có qui mô hình thành theo hướng trang trại cũng phát
triển thêm mô hình nhiều hộ khởi đầu chỉ nuôi từ 2- 3 con do vốn ít.Mô hình ngày
càng mở rộng và phát triền mạnh ở nông thôn và ngay cả tại những vùng ven đô thị.
Nuôi dê cừu đạt hiệu quả kinh tế nhanh chóng do chu kì sinh sản ngắn so với các
loại gia súc khác. Đối với dê sinh sản bình quân sinh từ 3- 4 con/ năm, cừu bình quân
10


sinh 2 con/ năm, được chăn thả thích hợp với những nơi có lùm cây bụi và đồng cỏ
trống.
Do vậy, dê cừu được nuôi nhiều tại những huyện trong tỉnh như Ninh Phước, Ninh
Hải. Hiện nay, chăn nuôi dê cừu có thể coi là phương thức xoá đói giảm nghèo góp
phần cải thiện đáng kể đời sống nông dân.
2.2.3 Cơ cấu cây trồng và biến động diện tích, sản lượng
Với khí hậu gió mùa đặc trưng, tỉnh đã xác định đúng 5 loại cây trồng chủ yếu: nho,
bông vải, bắp, mía, điều phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương.
* Điều: Trong cơ cấu cây công nghiệp thì diện tích điều chiếm tỷ trọng lớn khoảng
98%, được đầu tư trồng mới hằng năm từ chương trình trồng 5 triệu ha rừng của Chính
Phủ. Đến năm 2005 diện tích điều trong tỉnh đạt 6.424 ha tăng 50,11% so với năm
2001, sản lượng điều từ 717 tấn vào năm 2001 lên 1.225 tấn vào năm 2005 tăng
70,8%..
* Nho: Nhóm cây ăn quả của tỉnh diện tích chủ yếu là cây nho giá trị kinh tế cao
chiếm chủ lực 58,9%, diện tích được duy trì và tăng cườg thêm giống nho mới.
* Bông vải: Năm 2005 diện tích canh tác cây bông vải giảm 3.7% so với năm 2001
nhưng năng suất bông vải tăng gấp đôi do tác dộng của khoa học kĩ thuật về canh tác
giống.

* Bắp: Bình quân giai đoạn 2001- 2005 diện tích ngô tăng 4,2%/ năm, năng suất
tăng 8.2% đưa sản lượng tăng 12,8%. Việc mở rộng diên tích, áp dụng tiến bộ công
nghệ sinh học, đăc biệt là đưa các giống bắp lai năng suất cao, chất lượng tốt vào sản
xuất đại trà đã tạo ra sự đột biến về năng suất và sản lương bắp.
* Mía: Là cây công nghiệp ngắn ngày diện tích biến động ảnh hưởng theo sản
lượng đường trong nước. Năm 2005 giảm 36,6% về diện tích và giảm 7,3% về sản
lượng so với năm 2001.
Nhìn chung, trong 5 năm qua 5 loại cây trồng chủ lực của tỉnh đã không ngừng
gia tăng diện tích và sản lượng góp phần đáng kể vào sự phát triển ngành trồng trọt.

Bảng 2.5.: Diện tích và sản lượng của các loại cây trồng chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận
Loại cây

Năm 2001

Năm 2005
11


Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

(ha)

(tấn)


(ha)

(tấn)

Điều

4.277

717

6.424

1.225

Nho

1.425

18.411

1.688

26.000

Mía

1.627

73.433


1.030

68.050

Bông vải

1.775

3.925

551

1.085

843

679

811

1.359

10.500

21.100

13.300

36.700


trồng

Bắp
Tổng cộng

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận
2.2.4 Vị trí chăn nuôi và trồng trọt ở địa phương
Ninh Thuận là tỉnh mà nền kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều nông nghiệp, giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao (năm 2003 chiếm 23,2%) trong cơ cấu
toàn nền kinh tế, trong đó chăn nuôi chiếm 27,6% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp,
trồng trọt chiếm 65,19% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Dân số lao động tập trung vào sản xuất nông nghiệp chiếm 71,5%. Do đó, việc
chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ,
giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.
Cơ cấu dịch chuyển theo hướng phát triển các sản phẩm hàng hoá, có xu thế theo
hướng thị trường như: nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, chăn nuôi gia súc, phát triển cây
trồng như nho, bông vải, thuốc lá, điều, mía,…
Xác định thế mạnh của ngành chăn nuôi với 3 con chủ lực là bò, dê và cừu tăng
nhanh, nhờ chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và thị trường tiêu thụ
ngày càng tăng, tạo nguồn thu khá cao cho nông dân.
2.2.5 Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.5.1. Tình hình lao động (ngành nghề, thất nghiệp)
Với đặc thù là tỉnh nhỏ, nền kinh tế còn nặng về sản xuất nông nghiệp nên cơ cấu
lao động đang làm việc trong nông lâm thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng
số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân chiếm 70,68% giải quyết
việc làm cho 172.777 người, lao động hoạt động trong lãnh vực công nghiệp, xây dựng
là 24.870 người chiếm 10,17%, lao động hoạt động trong lãnh vực dịch vụ là 46.819
người chiếm 19,15%.
12



Số người có việc làm chiếm tỷ trọng cao trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên
nhưng tỷ lệ lao động thông qua đào tạo thấp. Trong khi đó phần lớn lao động phổ
thông qua đào tạo lại làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế đa
phần là lao động chưa thông qua đào tạo.
Đây là vấn đề bức xúc đối với ngành lao động tỉnh nhà bởi khu vực kinh tế ngoài
nhà nước mới đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
trong năm cũng như các năm tiếp theo.
Với trình độ chuyên môn có hạn lao động hoạt động trong khu vực ngoài nhà
nước gặp rất nhiệu khó khăn trong tiếp cận công nghệ mới, kỹ năng quản lý hiện đại
góp phần đưa kinh tế tỉnh nhà phát triển đi lên.
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị còn khá cao chiếm 3,75%.
2.2.5.2 Điện
Hiện nay toàn tỉnh có 100% xã, thị trấn, phường và 87% số hộ có điện phục vụ cho
sản xuất và sinh hoạt. Mở rộng và cải tạo mạng lưới phân phối điện, thực hiện tốt
chương trình đưa điện về vùng sâu, vùng xa và miền núi. Nâng cấp mạng lưới điện
trung và hạ thế cũ đã xuống cấp, xây dựng lưới điện đến các thôn, cụm dân cư, các cơ
sở sản xuất chưa có điện, hỗ trợ kéo điện đến hộ nghèo, chính sách, vùng sâu, vùng xa.
2.2.5.3 Bưu chính viễn thông
Hiện nay, có tất cả 100% xã, thị trấn, phường đã có điện thoại phục vụ công tác
thông tin liên lạc. Mạng lưới bưu điện có 1 bưu điện trung tâm, 3 bưu điện huyện và
32 bưu điện cục, 23 điểm bưu điện văn hoá xã. Tổng đài điện thoại có 16 tổng đài với
dung lượng 22.2000 số.
2.2.5.4 Y tế
Đời sống nông dân được cải thiện, mức sống thu nhập bình quân đầu người tăng
lên, điều kiện đi lại, học tập chữa bệnh đựơc cải thiện, hộ giàu tăng lên, hộ nghèo giảm
xuống.
Tỷ lệ % hộ đói nghèo từ 28,13% (1992) giảm xuống còn 15,80%, trong đó hộ đói
giảm từ 8,4% xuống còn 3,99%.

Hàng năm các xã, phường đều thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như:
tiêm chủng mở rộng, chương trịnh phòng chống sốt rét, bướu cổ, chống thiếu máu,…

13


đã khống chế và kịp thời dập tắt các ổ bệnh xảy ra như: dịch tả, sốt xuất huyết, viêm
não.
2.2.5.5 Gíáo dục và đào tạo.
Cùng với sự phát triển kinh tế tỉnh nhà cũng chú trọng phát triển sự nghiệp giáo
dục. Mở thêm trường học, phòng học và cải tạo đội ngũ giáo viên, từng bước cải thiện
chất lượng học và giảng dạy theo chiều sâu. Năm 2007 tỉnh có 203 trường học, 3.993
lớp học, 5.213 giáo viên so vói 193 trường học, 3.871 lớp học và 4.839 giáo viên năm
2005. Ngoài ra, đã trển khai thực hiện chương trình xoá mũ chữ đến các huyện, thị đặc
biệt là vùng sâu vùng xa, miền núi.

14


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành.
3.1.1 Thời gian thực hiện
Từ ngày 04/03/2008 đến 15/06/2008
3.1.2 Kế hoạch điều tra
 Từ 04/03/2008 đến 19/03/2008
Liên hệ chính quyền địa phương, Sở Nông Nghiệp, Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh
Ninh Thuận, Trạm Khuyến Nông Huyện Ninh Hải, ổn định nơi ăn ở.
Khảo sát sơ bộ, thu thập nguồn tài liệu thứ cấp.
 Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Ninh Hải

 Thông tin chung về tình hình chăn nuôi của huyện.
 Chính sách đối với chăn nuôi của địa phương.
 Xây dựng biểu mẫu điều tra.
 Từ 19/03/2008 đến 26/03/2008: tiến hành điều tra thử.
 Từ 27/03/2008 đến 26/05/2008: điều tra chính thức.
 Từ 27/05/2008 đến 07/06/2008: khoảng thời gian dự phòng cho quá trình điều tra.
 Từ 08/06/2008 đến 15/06/2008: tổng hợp xử lý số liệu.
3.1.3 Địa điểm tiến hành.
Tại địa bàn huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
3.2 Tổ chức điều tra.
Trên địa bàn huyện gồm 9 xã với 1 trạm khuyến nông huyện và mỗi xã có từ 1 – 2
khuyến nông viên, quá trình điều tra được thực hiện theo phương thức mỗi xã điều tra
toàn bộ trong một tuần. Tùy theo tình hình chăn nuôi của từng xã có thể kéo dài hoặc
thu ngắn thời gian lại. Mỗi xã điều tra từ 5 – 7 hộ theo số lượng tổng đàn tăng dần.
Quá trình điều tra là thu thập thông tin phỏng vấn trực tiếp từ chủ hộ, người chăn
nuôi trực tiếp có thể là công nhân thuê mướn. Sau đó ghi nhận vào phiếu điều tra để
thống kê. Trong khi phỏng vấn có thể sẽ điều tra thêm những hộ chăn nuôi khác không
nằm trong danh sách để tìm hiểu thêm thông tin từ hộ đang điều tra.
15


Nguyên nhân số hộ phỏng vấn ít vì tình hình chăn nuôi cừu hiện nay tại Ninh
Thuận đang đi xuống, nguời dân không còn mặn mà với việc chăn nuôi cừu nên họ thả
cho cừu đi ăn tự do không cần kiểm soát, đến chiều thì tự về, nguời dân không cần biết
đến số lượng đàn cừu của mình nên ảnh hưởng đến quá trình điều tra.
Một số hộ khi số lượng cừu còn khoảng dưới 20 con thì họ gửi cho người thân,
hoặc quen biết nuôi tập trung để giảm chi phí. Dẫn đến số hộ chăn nuôi giảm.
Tùy theo từng xã có thể có khuyến nông viên hướng dẫn hoặc điều tra viên phải tự đi
tìm theo danh sách đã lên kế hoạch sẵn.
Bảng 3.1: Số lượng cừu tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ninh Hải năm 2006.

TT

Xã, Thị trấn

Số lượng cừu
(con)

Số hộ chăn nuôi

Số hộ điều tra

01

Xuân Hải

4.356

71

10

02

Hộ Hải

1.689

42

4


03

Tân Hải

904

18

3

04

Phương Hải

1.423

22

4

05

Tri Hải

2.504

35

5


06

Thanh Hải

3.272

44

7

07

Vĩnh Hải

2.875

33

4

08

Nhơn Hải

5.210

60

11


09

Thị trấn Khánh Hải

1.020

27

7

23.253

352

55

Tổng cộng

Nguồn: Trạm Khuyến Nông Ninh Hải, 2006.
3.3. Các chỉ tiêu khảo sát
3.3.1 Tình hình chăn nuôi cừu
o Đặc điểm các giống cừu đang nuôi tại Ninh Thuận.
o Cách thức chăn nuôi và kĩ thuật chăm sóc.
o Điều kiện kinh tế của nông hộ chăn nuôi cừu.
o Phương thức chăn nuôi, theo hình thức nhỏ lẻ hay trang trại.
o Thời gian chăn nuôi, thay đổi theo mùa.
o Tổng đàn, theo lứa tuổi, giới tính, theo mục đích sử dụng.
o Diện tích chăn nuôi.
16



×