Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ARBOCEL TRONG KHẨU PHẦN HEO NÁI TRƯỚC VÀ SAU KHI SINH 28 NGÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.92 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ARBOCEL TRONG KHẨU
PHẦN HEO NÁI TRƯỚC VÀ SAU KHI SINH 28 NGÀY

Sinh viên thực hiện : Phan Văn Thiện
Ngành
: Chăn nuôi
Khóa
: 2004 – 2008
Lớp
: Chăn nuôi 30

Tháng 09/2008


TÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ARBOCEL TRONG KHẨU
PHẦN HEO NÁI TRƯỚC VÀ SAU KHI SINH 28 NGÀY

Tác giả

Phan Văn Thiện

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư ngành Chăn Nuôi


Giáo viên hướng dẫn:
TS. Dương Duy Đồng

Tháng 09/2008


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: PHAN VĂN THIỆN
Tên luận văn “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ARBOCEL TRONG
KHẨU PHẦN HEO NÁI TRƯỚC VÀ SAU KHI SINH 28 NGÀY”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày ………………
Ngày……tháng……năm……..
Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm tạ:
 TS. Dương Duy Đồng đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học và thực tập hoàn thành luận văn tốt nghiệp
 Ban Giám Hiệu trường đại học Nông Lâm TP. HCM
 Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y
 Bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc
 Cùng toàn thể quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
 Công ty thuốc thú y Việt Viễn
 Chú Nguyễn Trí Công, chủ trại chăn nuôi heo Trí Công
 Chị Trân, chú Trọng cùng các anh em công nhân khác của trại chăn nuôi heo

Trí Công đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành TN ở trại
 Tất cả các bạn trong lớp Chăn Nuôi 30, các bạn đã động viên, giúp đỡ tôi nhiều
mặt trong suốt quá trình học tập.
Thành phố Hồ Chí Minh, 08/2008
Sinh viên thực hiện
PHAN VĂN THIỆN

i


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ

i

Mục lục

ii

Danh sách các bảng

vi

Danh sách biểu đồ

vii

Tóm tắt luận văn


viii

Chương 1. MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...............................................................................................................1
1.2. Mục đích .................................................................................................................2
1.3. Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................3
2.1. Sơ lược về sinh lý tiêu hóa Ở heo...........................................................................3
2.1.1. Đặc điểm tiêu hóa heo....................................................................................3
2.1.2. Hệ thống tiêu hóa ở heo .................................................................................4
2.2. Dinh dưỡng heo nái ................................................................................................4
2.2.1. Dinh dưỡng nái mang thai .............................................................................5
2.2.2. Sự thay đổi trọng lượng nái ...........................................................................5
2.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng nái mang thai................................................................5
.

2.2.4. Dinh dưỡng nái nuôi con ...............................................................................6
2.2.4.1. Sự hao mòn trọng lượng nái nuôi con ...................................................6
2.2.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng nái nuôi con .........................................................6

2.3. Ảnh hưởng của di truyền, nhiệt độ, ẩm độ trên sinh sản heo nái ...........................9
2.4. Vai trò của chất xơ đối với heo ..............................................................................9
2.4.1. Thành phần của chất xơ .............................................................................. .10
2.4.2. Các công trình nghiên cứu về chất xơ đối với heo nái ............................... .11
2.5. Giới thiệu về sản phẩm thí nghiệm Arbocel........................................................ .13
2.5.1. Tác động của Arbocel ................................................................................. .13
2.5.2. Thành phần dưỡng chất của Arbocel ......................................................... .14
2.6. Tổng quan về trại heo Trí Công .......................................................................... .14
2.6.1. Lịch sử hình thành....................................................................................... .14
ii



2.6.2. Vị trí địa lý .................................................................................................. ..14
2.6.3. Nhiệm vụ của trại........................................................................................ ..15
2.6.4. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... ..16
2.6.5. Cơ cấu đàn................................................................................................... ..16
2.6.6. Giống và công tác giống ............................................................................ ..16
2.6.7. Phòng bệnh.................................................................................................. ..17
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM............................. ..19
3.1. Thời gian và địa điểm thực tập............................................................................ ..19
3.2. Phương pháp khảo sát.......................................................................................... ..19
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm................................................................................... ..19
3.2.2. Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... ..19
3.3. Điều kiện nuôi dưỡng nơi thí nghiệm.................................................................. ..20
3.3.1 Chuồng trại................................................................................................... ..20
3.3.1.1. Chuồng nền......................................................................................... ..20
3.3.1.2. Chuồng sàn ......................................................................................... ..20
3.3.2. Thức ăn ....................................................................................................... ..20
3.4. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng nái mang thai, nái nuôi con và heo con theo mẹ23
3.4.1. Quy trình nuôi dưỡng.................................................................................. ..23
3.4.1.1. Nái mang thai ..................................................................................... ..23
3.4.1.2. Nái nuôi con ....................................................................................... ..23
3.4.1.3. Heo con theo mẹ................................................................................. ..23
3.4.2. Quy trình chăm sóc ..................................................................................... ..23
3.4.2.1. Nái mang thai ..................................................................................... ..23
3.4.2.2. Nái nuôi con ....................................................................................... ..24
3.4.2.3. Heo con theo mẹ ................................................................................. ..24
3.5. Vệ sinh phòng bệnh ............................................................................................ ..24
3.6. Chỉ tiêu khảo sát .................................................................................................. ..24
3.6.1. Heo con ....................................................................................................... ..24

3.6.1.1. Số heo con đẻ ra/lứa ........................................................................... ..24
3.6.1.2. Số heo con sơ sinh còn sống............................................................... ..25
3.6.1.3. Tỉ lệ heo con còn sống ( % )............................................................... ..25
iii


3.6.1.4. Trọng lượng heo sơ sinh còn sống/ổ (kg/con).................................... ..25
3.6.1.5. Số heo con chọn nuôi ......................................................................... ..25
3.6.1.6. Tỉ lệ heo con chọn nuôi ...................................................................... ..25
3.6.1.7. Số heo con nuôi thực tế ...................................................................... ..25
3.6.1.8. Số heo con cai sữa bình quân trên ổ................................................... ..25
3.6.1.9. Tỷ lệ heo con cai sữa còn sống........................................................... ..25
3.6.1.10. Trọng lượng heo con cai sữa ............................................................ ..25
3.6.1.11. Tỉ lệ ngày heo con bị tiêu chảy ( % ) ............................................... ..25
3.6.2. Heo nái ........................................................................................................ ..25
3.6.2.1. Độ giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con................................. ..25
3.6.2.2. Thời gian lên giống lại ....................................................................... ..26
3.6.2.3. Lượng thức ăn ăn vào......................................................................... ..26
3.6.2.4. Bệnh về sinh sản của heo nái sau khi sinh ......................................... ..26
3.6.3. Hiệu quả kinh tế .......................................................................................... ..26
3.7. Xử lý số liệu ........................................................................................................ ..26
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... ..27
4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ ..27
4.1.1. Trên heo con ............................................................................................... ..27
4.1.1.1. Số heo con sơ sinh, còn sống, chọn nuôi, tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống,
tỷ lệ heo con chọn nuôi, số heo con nuôi thực tế, số heo con sống đến cai sữa, tỉ lệ heo
cai sữa còn sống bình quân trên ổ .............................................................................. ..27
4.1.1.2. Trọng lượng heo con thí nghiệm ......................................................... ..29
4.1.1.3. Tỉ lệ ngày tiêu chảy ở heo con............................................................. ..30
4.1.2. Trên heo nái ................................................................................................ ..31

4.1.2.1. Giảm trọng lượng bình quân của nái trong thời gian nuôi con............ ..31
4.1.2.2. Thời gian lên giống lại của nái (ngày)................................................. ..32
4.1.2.3. Lượng thức ăn tiêu thụ của heo nái trong thời gian nuôi con.............. ..33
4.1.2.4. Bệnh lý sau khi sinh của heo nái ......................................................... ..34
4.2. Hiệu quả kinh tế................................................................................................... ..35
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... ..36
5.1. Kết luận................................................................................................................ ..36
iv


5.2. Đề nghị ................................................................................................................ ..37
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ ..38
PHỤ LỤC ................................................................................................................. ..39

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của nguồn năng lượng trong khẩu phần và nhiệt độ môi trường
lên năng suất và thành phần sữa của heo nái ............................................................. ....8
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của số heo con trên lứa đến sản lượng sữa heo nái................. ....8
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của thức ăn trong thời gian nuôi con đến sản lượng sữa và tăng
trưởng heo con............................................................................................................ …9
Bảng 2.4. Kết quả thí nghiệm về chất xơ trong khẩu phần nái mang thai về hội chứng
MMA và thành tích sinh sản của heo nái ................................................................... ..11
Bảng 2.5. Thành phần dưỡng chất của Arbocel ......................................................... ..14
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................... ..19
Bảng 3.2. Thành phần nguyên liệu thức ăn thí nghiệm nái mang thai....................... ..21
Bảng 3.3. Thành phần dưỡng chất thức ăn thí nghiệm nái mang thai........................ ..22

Bảng 3.4. Thành phần nguyên liệu thức ăn thí nghiệm nái nuôi con......................... ..22
Bảng 3.5. Thành phần dưỡng chất thức ăn thí nghiệm nái nuôi con.......................... ..23
Bảng 4.1. Số heo con sơ sinh, còn sống, chọn nuôi, tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống, tỷ
lệ heo con chọn nuôi, số heo con nuôi thực tế, số heo con sống đến cai sữa, tỉ lệ heo
cai sữa còn sống bình quân trên ổ .............................................................................. ..27
Bảng 4.2. Trọng lượng heo con .................................................................................. ..29
Bảng 4.3. Tỉ lệ ngày tiêu chảy ở heo con (%) ............................................................ ..30
Bảng 4.4. Giảm trọng bình quân của nái trong thời kì nuôi con ................................ ..31
Bảng 4.5. Thời gian lên giống lại của nái ở 2 lô thí nghiệm ...................................... ..32
Bảng 4.6. Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của nái nuôi con .................................. ..34
Bảng 4.7. Bệnh lý sau khi sinh của heo nái................................................................ ..35
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế thí nghiệm....................................................................... ..35

vi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống/ổ........................................................... ..28
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ heo con cai sữa còn sống/ổ .......................................................... ..28
Biểu đồ 4.3. Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống ................................................. ..29
Biểu đồ 4.4. Trọng lượng heo con cai sữa còn sống ................................................. ..30
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ ngày tiêu chảy trên heo con ......................................................... ..31
Biểu đồ 4.6. Độ giảm trọng của heo nái nuôi con ...................................................... ..32
Biểu đồ 4.7. Thời gian lên giống lại của nái ............................................................. ..33
Biểu đồ 4.8. Lượng thức ăn tiêu thụ của heo nái nuôi con......................................... ..34

vii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm Arbocel trong khẩu phần heo nái giai
đoạn trước và sau khi sinh 28 ngày”
Thí nghiệm tiến hành từ 3/3/2008 đến 26/6/2008 tại Trại heo Trí Công, phường Hố
Nai 1, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Heo thí nghiệm được chia làm 2 lô
+ Lô I (đối chứng) gồm 10 heo nái sử dụng khẩu phần không có Arbocel.
+ Lô II (thí nghiệm) gồm 10 heo nái sử dụng khẩu phần có Arbocel.
Kết quả theo dõi
- Tỷ lệ nuôi sống heo con của lô có sử dụng Arbocel thấp hơn so với đối chứng
(với P > 0,05).
- Trọng lượng heo con lúc cai sữa của lô có sử dụng Arbocel thấp hơn so với đối
chứng (với P > 0,05).
- Tỷ lệ ngày heo con tiêu chảy trong thời gian theo mẹ của lô có sử dụng Arbocel
cao hơn so với đối chứng (với P > 0,05).
- Sự giảm trọng lượng của heo nái trong thời gian nuôi con của lô có sử dụng
Arbocel cao hơn so với đối chứng (với P > 0,05).
- Thời gian lên giống lại của heo nái ở lô có sử dụng Arbocel dài hơn so với đối
chứng (với P > 0,05).
- Hiệu quả kinh tế của lô thí nghiệm thấp hơn so với đối chứng.

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vốn có nguồn gốc từ lâu đời, chăn nuôi là một trong những ngành chủ yếu để đẩy
mạnh nền kinh tế nước nhà cũng như các nước trên thế giới. Nói đến chăn nuôi là nói
đến nguồn thức ăn của chúng, sao cho đầy đủ thành phần dinh dưỡng như acid amin,

protein, vitamin, năng lượng,... Đó là một trong những yếu tố quan trọng giúp động vật
tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Đối với ngành chăn
nuôi heo, các nhà chuyên môn và những nhà chăn nuôi giàu kinh nghiệm đã đồng ý
rằng: yếu tố quyết định cho sự thành công của trại heo là ngoài công tác giống, thú y,
kỹ thuật chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng thì yếu tố thức ăn cũng đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển. Đặc biệt là trong chăn nuôi heo nái sinh sản.
Trong chăn nuôi heo nái giai đoạn mang thai, vấn đề dinh dưỡng cho nái là rất
quan trọng. Một số nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy sự gia tăng tỉ lệ xơ trong khẩu phần
heo nái giai đoạn mang thai sẽ làm giảm tỉ lệ nái bị bệnh hậu sinh sản. Đặc biệt là hội
chứng MMA (viêm vú, viêm tử cung, mất sữa) sau khi sinh. Theo Spicer (1990), trích
dẫn từ Chu Anh Tuấn (2003), heo nái ăn khẩu phần có hàm lượng xơ cao suốt thời
gian mang thai sẽ làm giảm chứng táo bón và dễ đẻ hơn. Bùi Huy Như Phúc (1991),
đối với heo nái mang thai, chất xơ là chất độn có tác dụng làm tăng thể tích thức ăn
gây cho heo cảm giác no, đồng thời có tác dụng tăng nhu động ruột, chống táo bón,
giảm hội chứng MMA. Những nghiên cứu ở Mỹ cũng cho thấy nái ăn khẩu phần xơ
cao trong giai đoạn mang thai sẽ cho số heo con cai sữa/ổ cao hơn nái ăn khẩu phần xơ
thấp. Nhưng vấn đề là bổ sung cho nái những nguyên liệu gì để có ảnh hưởng tốt đến
thành tích sinh sản của nái và sự tăng trưởng phát triển của heo con, đồng thời giúp
nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Vì lý do đó được sự cho phép của bộ môn
Dinh Dưỡng, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh và dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Dương Duy Đồng cùng với sự đồng ý của chú
Nguyễn Trí Công, chủ trại heo Trí Công, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát ảnh
1


hưởng của chế phẩm Arbocel trong khẩu phần heo nái giai đoạn trước và sau khi
sinh 28 ngày”
1.2. MỤC ĐÍCH
Đánh giá được tác động của việc sử dụng chế phẩm Arbocel trong khẩu phần heo
nái đến thành tích sinh sản, sức khỏe heo nái và sức tăng trưởng của heo con.

1.3. YÊU CẦU
Theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm Arbocel trên các chỉ tiêu sau:
Ảnh hưởng trên sự thay đổi trọng lượng và sức khỏe heo nái trong thời gian nuôi
con.
Ảnh hưởng trên tình trạng sức khỏe heo con, trọng lượng và số con từ khi sơ sinh
đến cai sữa.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ SINH LÝ TIÊU HÓA Ở HEO
Tiêu hóa ở người và gia súc nói chung là quá trình phân giải thức ăn từ miệng đến
ruột già nhằm biến những hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành những chất đơn
giản nhất mà cơ thể động vật có thể hấp thu được. Quá trình tiêu hóa ở gia súc diễn ra
dưới ba tác động cơ học, hóa học và vi sinh vật học.
Tiêu hóa cơ học được thực hiện nhờ sự nhai của miệng, sự co bóp của dạ dày, nhu
động của ruột nhằm cắt, xé, nghiền nát thức ăn và chuyển dần xuống những đoạn phía
dưới của đường tiêu hóa, đồng thời tẩm đều thức ăn với các dịch tiêu hóa để tạo điều
kiện cho tiêu hóa hóa học được dễ dàng.
Tiêu hóa hóa học là kết quả tác động của các enzym trong các dịch tiêu hóa, phân
giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản để cơ thể động vật hấp
thu được.
Tiêu hóa vi sinh vật do các vi sinh vật có ích trong dạ dày và ruột.
Ba quá trình này diễn ra đồng thời và có tác dụng tương hỗ lẫn nhau dưới sự điều
khiển của hệ thần kinh thể dịch.
(Nguyễn Thiện và ctv, 2005)
2.1.1. Đặc điểm tiêu hóa ở heo
Dịch vị heo có chứa enzyme pepsin và kimozin. Pepsin có hoạt tính phân giải

protein mạnh. Chymosin làm ngưng kết sữa nhanh. Loại enzyme này có ở heo trưởng
thành và heo con.
Trong dạ dày heo được cấu tạo trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép. Chính vì
vậy mà heo được liệt kê vào loại động vật ăn tạp. Quá trình tiêu hóa tinh bột nhờ
enzyme amylase của nước bọt và enzyme có trong thức ăn thực vật.
Dạ dày heo có quá trình lên men vi sinh vật để tạo ra axit béo, nhưng số lượng
không đáng kể.

3


Trong quá trình tiêu hóa dịch vị heo tiết ra liên tục. Khi cho ăn dịch vị tiết tăng lên
và phụ thuộc vào loại thức ăn đơn điệu hay hỗn hợp nhiều thành phần (thức ăn hỗn
hợp). Dịch vị tiết cũng tăng lên khi heo nhìn thấy hình dạng hoặc ngửi thấy mùi thức
ăn. Biểu hiện đó người ta gọi là kích thích ăn theo phản xạ có điều kiện.
(Nguyễn Thiện và ctv, 2005)
2.1.2. Hệ thống tiêu hóa ở heo
Heo và các gia súc khác thực hiện quá trình tiêu hóa theo trình tự sau: quá trình
nhai ở miệng rồi đưa xuống dạ dày tiếp tục nghiền và nhờ các loại axit như
axit clohydric (HCl) và các loại men tiêu hóa khác như men pepsin để chuyển hóa
protein. Ngoài ra hệ thống vitamin cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn trong
hệ thống tiêu hóa của heo. Quá trình này chủ yếu ở ruột non.
Thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng và phẩm chất tốt sẽ tạo điều kiện để quá trình
tiêu hóa và hấp thụ thức ăn nhanh, tạo thành sản phẩm tốt, heo không hoặc ít bị nhiễm
các bệnh tật.
(Nguyễn Thiện và ctv, 2005)
2.2. DINH DƯỠNG HEO NÁI
2.2.1. Dinh dưỡng nái mang thai
Giai đoạn mang thai là thời kì quan trọng trong đời sống gia súc. Trong giai đoạn
này dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến thành tích sinh sản của nái. Những biến

đổi không chỉ xảy ra trên bộ phận sinh dục, nhũ tuyến mà còn biến đổi trên toàn bộ cơ
thể gia súc, nhằm đáp ứng cho sự phát triển của bào thai và việc tiết sữa nuôi con sau
này. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhu cầu thức ăn và năng lượng cho nái mang thai rất
khác nhau và phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, mức tăng trọng trong thời gian mang
thai, các điều kiện chăm sóc và môi trường khác nhau (Cole, 1982; Secrley và E Wan,
1983). Nhưng theo Nguyễn Bạch Trà – Lê Minh Chí (1980) nhu cầu dinh dưỡng cho
nái mang thai trước hết là đáp ứng cho nhu cầu phát triển của bào thai, sau đó mới đảm
bảo nhu cầu cho heo mẹ tích lũy một phần để tiết sữa nuôi con. Nếu thiếu chất dinh
dưỡng trong giai đọan này thì heo con phát triển không bình thường, heo mẹ dễ bị sẩy
thai hoặc bị ốm yếu, tiết sữa nuôi con kém, giảm thành tích sinh sản đồng thời tăng tỉ
lệ mắc các bệnh hậu sản. Nếu dư năng lượng so với nhu cầu thì heo nái sẽ bị mập mỡ,
đẻ khó và bị hội chứng MMA.
4


2.2.2. Sự thay đổi trọng lượng nái
Theo Nguyễn Bạch Trà (2000), heo nái mang thai có khả năng trao đổi mạnh nên
trọng lượng của heo trong một lần mang thai có thể tăng thêm từ 30 – 40 kg đối với
nái tơ và 25 – 30 kg đối với nái rạ.
Aherne và Kirk wood (1985), Williams và cộng sự (1985), trích dẫn từ Chu Anh
Tuấn (2003), gợi ý rằng heo nái cần phải được chăm sóc cho ăn sao cho cơ thể heo mẹ
có thể tăng trọng 25 kg trong thời gian mang thai. Trọng lượng của nhau, thai và các
chất khác của bào thai phải được 20 kg, như vậy, tổng trọng lượng tăng trọng trong
thời gian mang thai phải là 45 kg. Theo Williams, mức ăn chính xác trong giai đoạn
mang thai sẽ biến đổi tùy theo trọng lượng, tuổi, thể trạng của nái (mập, ốm, trung
bình), cách nuôi, tuổi cai sữa heo con, khí hậu và nhiệt độ môi trường. Heo nái mang
thai nên tăng trọng từ 30 – 40 kg và cái hậu bị tăng từ 40 – 50 kg trong suốt thời gian
mang thai.
2.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng nái mang thai
+ Năng lượng

Nhu cầu thức ăn và năng lượng cho nái mang thai rất khác nhau và phụ thuộc vào
trọng lượng cơ thể, mức tăng trọng trong thời gian mang thai, các điều kiện chăm sóc
và môi trường khác nhau.
Đối với nái mang thai nhu cầu năng lượng hàng ngày là tổng nhu cầu năng lượng
cho duy trì, tích lũy protein, tích lũy mỡ và điều hòa thân nhiệt. Lượng mô bào tích lũy
được là tổng tăng trọng của cơ thể mẹ và bào thai. Theo Whittemore và ctv (1984),
lượng thức ăn tiêu thụ từ 1,7 – 2,3 kg/ngày của heo nái mang thai trong 5 lứa đẻ đều
không ảnh hưởng đến số con đẻ ra, nhưng nái được cho ăn ở mức càng thấp thì tỉ lệ
loại thải càng cao. Theo Williams và ctv (1992), lượng thức ăn ăn vào ở mức cao
(> 2,5 kg/ngày) trong 3 ngày đầu sau khi thụ thai sẽ làm giảm tỉ lệ phôi sống sót
khoảng 5 %. Tăng lượng thức ăn cuối giai đoạn mang thai có thể làm tăng trọng lượng
heo con sơ sinh, theo Cromwell và ctv (1989), tăng thêm 1,36 kg thức ăn/ngày vào
23 ngày cuối thai kì, trọng lượng heo con khi sinh tăng 40 g và 170 g lúc 21 ngày tuổi.
Nái được ăn tự do trong thời gian mang thai sẽ ăn vào lượng năng lượng nhiều hơn
mức cần thiết cho duy trì và nuôi dưỡng bào thai. Điều này làm cơ thể mẹ tích lũy mỡ
và protein nhiều, đồng thời dẫn đến giảm lượng ăn vào trong kì nuôi con và kết quả là
5


trọng lượng cơ thể khi nuôi con giảm. Do đó cần hạn chế năng lượng ăn vào trong giai
đoạn mang thai để kiểm soát tăng trọng, đồng thời cho nái ăn định lượng theo thể trạng
của nái. Do hạn chế ăn nên sử dụng khẩu phần giàu xơ có khả năng trương nở cao để
tăng thể tích thức ăn giúp nái không cảm giác đói là điều cần thiết. Vì vậy, lượng thức
ăn thích hợp cho nái mang thai là đảm bảo bào thai phát triển tốt, nái khỏe mạnh, có
thể trạng hợp lí và không quá mập khi sinh.
+ Protein
Nhu cầu protein của nái đáp ứng duy trì và sản suất, sản phẩm của quá trình phân
giải protein là acid amin, các acid amin này dùng để phục hồi tế bào trong quá trình
sống, tổng hợp vitamin, hormon, kháng thể và cho sự tăng trưởng của tế bào
(Wiseman và Cole, 1997). Nhiều kết quả nghiên cứu chất lựơng của protein cung cấp

trong thời kì cuối của giai đoạn mang thai cho thấy số lượng và chất lượng, cân đối
acid amin ảnh hưởng đến trọng lượng sơ sinh và sự sinh trưởng của heo con sau này.
Hạn chế protein trong khẩu phần nái mang thai không ảnh hưởng đến số con đẻ ra
trong lứa nhưng nếu thiếu trầm trọng gây hiện tượng tiêu thai, do đó trong khẩu phần
phải đảm bảo protein và lưu ý chất lượng protein và các acid amin thiết yếu.
2.2.4. Dinh dưỡng nái nuôi con
2.2.4.1. Sự hao mòn trọng lượng nái nuôi con
Trong thời kì nuôi con, nái thường không ăn đủ thức ăn cần thiết để đáp ứng nhu
cầu của nái và hậu quả là nái phải huy động dưỡng chất dự trữ trong cơ thể. Thường có
sự mất trọng lượng trong kì nuôi con, mưc độ mất trọng lượng tùy thuộc vào thời gian
nuôi con, số lượng và tăng trọng của heo con bú sữa, trọng lượng và thành phần cơ thể
lúc bắt đầu cho sữa và điều kiên môi trường nuôi dưỡng. Theo Whittemore (1980), nái
không nên mất quá 10 – 15 kg trong kì cho sữa là thích hợp. Có ý kiến cho là nái mất
trọng lượng trong suốt kì cho sữa 10 kg là chấp nhận được. Trọng lượng mất đi thấp
khi lượng ăn vào cao với khẩu phần hợp lí. Theo Nguyễn Bạch Trà (1992), với khẩu
phần 18 % protein thì sau 28 ngày nuôi con giảm trọng 11 kg.
2.2.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng nái nuôi con
+ Năng lượng
Nhu cầu năng lượng cũng như đáp ứng năng lượng trong kì nuôi con của nái tùy
thuộc trên hai yếu tố chính. Một là nhu cầu năng lượng cho duy trì của nái và hai là
6


nhu cầu cho sự sản xuất sữa. Nếu năng lượng trong khẩu phần không đủ đáp ứng cho
duy trì và sản xuất sữa, cơ thể nái sẽ huy động các mô để cung cấp dưỡng chất cần
thiết cho tiết sữa.
Theo Mullan và ctv (1989), cho rằng nái ăn mức năng lượng thấp trong suốt kì cho
sữa thì huy động dưỡng chất từ mô nhiều dẫn đến tăng sự giảm trọng và năng lượng
mất từ cơ thể trong hai tuần đầu nhiều. Vì thế, khẩu phần nái nuôi con cần phải đảm
bảo năng lượng, nếu khẩu phần thiếu năng lượng heo nái sụt cân nhanh và tỉ lê sụt cân

cao. Có ý kiến cho rằng heo nái nuôi con nên cho ăn tự do để có sản lượng sữa cao.
+ Protein
Protein là chất cần thiết ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa, trực tiếp ảnh
hưởng đến sức khỏe heo con. Ngoài năng lượng, nhu cầu protein và các acid amin
thiết yếu để tạo ra sữa là rất cao một ngày heo nái cần 300 – 350 g protein để tạo sữa.
Đối với chất xơ, theo Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (1997), trong giai đoạn
heo nái nuôi con không nên vượt quá 5 %.
Nhìn chung, phải chú ý đến nhu cầu năng lượng và protein cho nái mang thai và
nuôi con cho phù hợp với nhu cầu của nó, đồng thời cũng cần quan tâm đến một số
khoáng vi – đa lượng và vitamin cho nái.
+ Lipid
Theo Schoengerr và ctv (1989), thí nghiệm trên nái mang thai ngày thứ 100 đến
22 ngày sau khi sinh. Thí nghiệm với khẩu phần nhiều xơ (chứa 48,5 % cám mì với
ME = 2932 Kcal/kg thức ăn) và khẩu phần nhiều béo (10,6 % béo động vật tốt với
ME = 3157 Kcal/kg thức ăn) so với khẩu phần đối chứng có ME = 3157 Kcal/kg thức
ăn. Heo nái được nuôi nhốt ở hai mức nhiệt độ chuồng nuôi là 20 oC và 32 oC. Kết quả
cho thấy năng suất sữa không khác nhau nhưng hàm lượng béo trong sữa lại khác nhau
giữa các loại khẩu phần. Như vậy, nhiệt độ môi trường cao 32 oC việc bổ sung béo
100 ngày ở thai kì đã làm tăng tỉ lệ béo trong sữa cao hơn so với khi bổ sung xơ, do đó
tăng trọng và sức sống của heo con có thể cao hơn.
Kết quả thí nghiệm của Schoengerr và ctv (1989), được trình bày qua bảng 2.1.

7


Bảng 2.1. Ảnh hưởng của nguồn năng lượng trong khẩu phần và nhiệt độ môi
trường lên năng suất và thành phần sữa của heo nái (Schoengerr và ctv, 1989)
Chỉ tiêu

Nguồn năng lượng


Nhiệt độ môi
trường (oC)



Béo

Đối chứng

Năng suất sữa

20

8,43

8,03

8,34

(kg/ngày)

32

7,33

7,42

7,74


Tỉ lệ béo

20

5,57

6,90

4,98

trong sữa (%)

32*

5,18

6,80

5,75

Protein trong

20

4,80

4,90

5,10


sữa (%)

32

4,90

5,10

4,10

(*) sai biệt với P < 0,05 giữa các loại khẩu phần ở 32 oC
Nhìn chung, việc cung cấp năng lượng và protein cho heo nái nuôi con phù hợp với
nhu cầu của nó là hết sức quan trọng, đồng thời cần quan tâm đến một số khoáng như
Ca, P, Mg, Zn,… và vitamin cần thiết cho heo nái (A, D, E,…)
Nhiều tác giả cho rằng, thời gian nuôi con lượng thức ăn tiêu thụ thấp sẽ giảm sản
lượng sữa nhưng ảnh hưởng lớn hơn là sụt cân của heo nái (Hovell và ctv, 1997;
Noblet và Etien, 1987; Whittemore, 1998, trích dẫn Bùi Thị Kim Ngân, 2005). Lượng
sữa heo nái tiết ra còn phụ thuộc vào số heo con. Nếu nhu cầu heo con đòi hỏi cao thì
nái sẽ tiết nhiều sữa và ngược lại.
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của số heo con trên lứa đến sản lượng sữa heo nái
Số heo con/lứa

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Tổng số kg sữa/ngày

4,0

4,8

5,2

5,8

6,6

7,0

7,6

8,2

8,6


Cho 1 heo con

1,0

1,0

0,9

0,9

0,9

0,8

0,8

0,7

0,7

(MC Donald và ctv, 1998)
Có thể nói, dinh dưỡng là yếu tố xuyên suốt ảnh hưởng đến thành phần và sản
lượng sữa. Trong thời gian tiết sữa, heo cần khẩu phần phù hợp với khả năng cho sữa
của nó. Các chất dinh dưỡng heo mẹ nhận được trong 24 giờ quyết định thành phần và
sản lượng sữa trong 24 giờ và quyết định tốc độ tăng trưởng của heo con.

8


Bảng 2.3. Ảnh hưởng của thức ăn trong thời gian nuôi con đến sản lượng sữa và

tăng trưởng heo con
Diễn giải

Mức ăn trong thời gian nuôi con

Sản lượng sữaa (kg/ngày)

Cao

Thấp

5,7

4,6

Tăng trọng bình quân heo con (g/ngày)

222

189

Lượng thức ăn tiêu thụ theo mẹ (kg)

1,4

1,7

(Henry và Hughes,1989)
Ghi chú:
a: Theo dõi từ 18 đến 25 ngày sau khi sinh

2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA DI TRUYỀN, NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ TRÊN SINH SẢN
HEO NÁI
Trong chăn nuôi heo nái sinh sản, việc chọn con giống là một nhân tố quyết định
đến thành tích sinh sản của chúng. Những con giống khác nhau có số trứng rụng trong
một lần lên giống khác nhau, số con sinh ra trên ổ cũng khác nhau. Do đó chọn con
giống tốt là khâu đầu tiên quyết định đến thành tích sinh sản của heo nái.
Nhiệt độ chuồng nuôi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc. Nhiệt độ môi
trường cao thường gây stress nhiệt cho thú và làm tăng tỉ lệ chết phôi, chết thai cao,
trao đổi chất kém.Nếu nhiệt độ môi trường thấp làm cơ thể thú mất nhiệt nhanh, hoạt
động chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể heo nái bị rối loạn. Bên cạnh đó, ẩm
độ chuồng nuôi cũng ảnh hưởng không kém phần quan trọng lên sự sinh sản heo nái.
Ẩm độ cao (> 90 %) làm ngăn cản sự thoát hơi nước trên bề mặt da và ảnh hưởng đến
sự hô hấp của heo nái. Ẩm độ thấp (< 50 %) làm da khô, niêm mạc nứt nẻ,...
2.4. VAI TRÒ CỦA CHẤT XƠ ĐỐI VỚI HEO
Theo Bùi Huy Như Phúc (1991) và Dương Thanh Liêm (1999) đối với heo nái
chất xơ là chất độn, có tác dụng làm tăng thể tích thức ăn gây cho heo cảm giác no,
đồng thời có tác dụng tăng nhu động ruột chống táo bón, làm giảm hội chứng MMA,
tốt nhất và rẻ tiền là nên cho nhiều thức ăn xanh, vừa cung cấp xơ, vừa cung cấp sinh
tố cho heo.
Trương Lăng, Nguyễn Văn Hiền (1997) cũng cho biết heo trưởng thành có thể ăn
nhiều thức ăn có hàm lượng xơ cao, đặc biệt đối với heo nái mang thai và sau cai sữa
9


vì có tác dụng nhuận trường. Khẩu phần heo thịt vỗ béo phải có 6 – 8 % xơ, heo nái
chửa phải có 10 – 12 % chất xơ, tuy nhiên trên nái nuôi con, khẩu phần không được
vượt quá 5 % xơ.
Theo Xinfu Guan, Trottier (1997) tỉ lệ mắc hội chứng MMA giảm trên heo nái
khẩu phần có cho thêm cám mì hoặc cỏ alfalfa, việc cho ăn rơm 3 tuần trước khi sinh
cũng làm giảm hội chứng MMA. Ngoài ra heo nái ăn khẩu phần có nhiều chất xơ sẽ

chống táo bón. Chứng táo bón làm giảm tốc độ phân ở ruột già, làm tăng sự hấp thu
các độc tố của vi khuẩn Gram âm, các loại độc tố này có tác dụng ức chế sự tiết
prolactin từ đó làm giảm khả năng sản xuất sữa nuôi con (Smith, 1985; Peson, 1996)
(được trích dẫn bởi Guam và Trottier, 1997).
2.4.1. Thành phần của chất xơ
Chất xơ là thành phần của vách tế bào thực vật, là một chất dinh dưỡng trong thức
ăn của thú nhai lại và một số thú dạ dày đơn có manh tràng phát triển như thỏ, ngựa.
Trên heo và gia cầm xơ được xem như một chất nhuận trường, kích thích tăng nhu
động ruột, giúp thưc ăn di chuyển nhanh, tránh táo bón. Sự tiêu hóa chất xơ ở heo rất
thấp do heo không có enzyme tiêu hóa chất xơ, một lượng nhỏ chất xơ được tiêu hóa ở
ruột già nhờ sự lên men của vi sinh vật Theo Dương Thanh Liêm (1999) chất xơ bao
gồm các thành phần sau đây:
+ Hemicellulose: thuộc nhóm Heteroglucans trong phân tử chứa nhiều đường
pentose dưới dạng polimer như xylans, arabinans. Động vật bậc cao không có men tiêu
hóa hemicellulose. Tuy nhiên, vi sinh vật dạ cỏ có thể tiêu hóa hemicellulose ở thực
vật non, còn thực vật già thì hemicellulose không thể tiêu hóa được, ngược lại nó sẽ
liên kết với cellulose làm cho việc tiêu hóa cellulose trở nên rất khó khăn.
+ Cellulose: có cấu trúc theo kiểu 1-4-ß-glucose gồm khỏang 8000 phân tử
ß-glucose. Động vật bậc cao không tiêu hóa cellulose chỉ có vi sinh vật mới có
cellulase phân giải cellulose thành ß-glucose, vì vậy chỉ có vi sinh vật trong dạ cỏ thú
nhai lại, ruột già của thỏ, ngựa và manh tràng của heo, gà có khả năng tiêu hóa một
phần cellulose.
+ Các chất Incrustal: còn gọi là chất bọc, đây là hợp chất rất khó tiêu hóa ngay cả
đối với vi sinh vật. Incrustal gồm 2 chất chính là lignin và cutin có thành phần là
polysaccharide, nhưng trong thành phần có chứa chất dẫn xuất phenol-propan. Lignin
10


thường liên kết với cellulose làm cellulose tiêu hóa trở nên rất khó khăn, chất liên kết
được gọi là lignocellulose, chất này tăng theo tuổi của cây, ở thực vật non khoảng 2 %,

trên đồng cỏ tự nhiên 7 %, còn ở cây già hóa gỗ có đến 25 %.
2.4.2. Các công trình nghiên cứu về chất xơ đối với heo nái
Goransson (1989) nghiên cứu ảnh hưởng của chất xơ trên nái mang thai đến hội
chứng MMA và thành tích sinh sản. Thí nghiệm được bố trí trên nái suốt thời gian
mang thai với 2 lô thí nghiệm. Lô 1 ăn khẩu phần có chứa 10,6 % xơ, lô 2 ăn khẩu
phần có chứa 5,8 % chất xơ. Kết quả thí nghiệm được trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.4. Kết quả thí nghiệm về chất xơ trong khẩu phần nái mang thai về hội
chứng MMA và thành tích sinh sản của heo nái.
Tỷ lệ xơ

10,6

5,8

Mức ý nghĩa

Số lứa đẻ

25

24

-

Tỉ lệ vật chất khô trong phân

29,1

32,4


-

Số nái mắc hội chứng MMA

4,0

7,0

-

Số ngày lên giống lại

11,5

9,4

0,57

Số con sơ sinh/ổ

10,3

9,7

0,46

Số heo con lúc 10 tuần tuổi

8,9


8,9

0,86

Trọng lượng heo lúc 3 tuần tuổi

5,25

5,13

0,57

Protein trong sữa đầu

9,8

9,1

0,46

Chất béo trong sữa đầu

7,2

7,5

0,65

Protein trong sữa thường


5,0

4,9

0,68

Chất béo trong sữa thường

7,5

8,4

0,04

Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ chất xơ 10,6 % trong khẩu phần heo nái mang
thai có tác dụng làm giảm thấp tỉ lệ mắc hội chứng MMA, nhưng không gây ảnh
hưởng xấu đến thành tích sinh sản.
Danielson và Noonan (1975); Pollman và ctv (1979); Calvert (1985) nghiên cứu
việc tăng khẩu phần chất xơ cho nái mang thai bằng cỏ alflfa, các tác giả cho biết heo
nái ăn khẩu phần chứa nhiều chất xơ có sự tăng trọng thấp trong thời gian mang thai,
nhưng thành tích sinh sản không khác biệt so với khẩu phần chứa ít chất xơ. Các tác
giả thử nghiệm mức cung cấp chất xơ rất cao với khẩu phần chứa đến 95 % bột cỏ
11


alfalfa và cùng ghi nhận không có sự khác biệt về kết quả sinh sản so với lô cho ăn ít
chất xơ. Tuy nhiên nếu tiếp tục cho ăn khẩu phần này trong giai đoạn nuôi con sẽ làm
nái giảm trọng nhiều, trọng lượng cai sữa heo con thấp (được trích dẫn bởi Calvert,
1991).
Farmer, Robert, Matte (1988) nghiên cứu ảnh hưởng việc bổ xung chất xơ trong

thời gian mang thai đến khả năng sản xuất sữa của nái trong thời kỳ nuôi con. Thí
nghiệm được bố trí trên 2 nhóm nái: nhóm 1 ăn khẩu phần chứa 4,1 % chất xơ, nhóm 2
ăn khẩu phần chứa 15,3 % chất xơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy nhóm heo nái ăn khẩu
phần có chứa 15,3 % chất xơ tiêu thụ nhiều thức ăn trong thời kì nuôi con từ đó làm
tăng sản lượng sữa.
Ehrlein và Stockmann (1988) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ xung chất xơ vào
thức ăn đã tổ hợp sẵn đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Tác gỉa cho biết xơ thêm
vào trong khẩu phần trộn sẵn không ảnh hưởng đến sự hấp thu các dưỡng chất trên heo.
Theo Feed International (1998) thì khẩu phần của heo nái sinh sản ở Đan Mạch có
tỉ lệ chất xơ là 16 %. Một công ty ở Đan Mạch gọi khẩu phần này là “khẩu phần cho
heo nái trong tương lai”. Heo nái ăn khẩu phần này không những ở trạng thái yên tĩnh
hơn mà còn có thể sinh nhiều heo con hơn, ngoài ra chi phí chăn nuôi cũng hạ, do các
nguyên liệu thô tương đối rẻ. Trong tương lai khẩu phần này có thể lên 20 % trong
khẩu phần nái chửa và 10 % trong khẩu phần nái nuôi con.
Nguyễn Như Pho (2001) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ chất xơ trong thức ăn
heo nái mang thai đến hội chứng MMA và năng suất sinh sản. Thí nghiệm được tiến
hành trên các giai đoạn heo nái mang thai, bằng cách bổ sung trấu xay nhuyễn tạo 3
khẩu phần có tỷ lệ xơ khác nhau lần lượt là 4,5 %, 9 % và 12 %. Tác giả đã rút ra kết
luận: tỷ lệ chất xơ trong thức ăn ở mức 9% trong suốt thời kì mang thai hoặc 9 % ở
giai đoạn chửa kì 1 và 12 % ở giai đoạn chửa kì 2 có tác dụng làm giảm tỷ lệ heo mắc
hội chứng MMA từ 66,6 % xuống còn 16,6 %, góp phần làm tăng trọng lượng heo con
cai sữa/ổ là 5,14 kg so với 4,96 kg ở lô đối chứng.
Tóm lại việc bổ sung chất xơ vào khẩu phần heo nái giai đoạn mang thai có vai trò
quan trọng trong vấn đề nâng cao khả năng sinh sản của đàn heo nái cũng đồng nghĩa
với việc nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ trước tới nay đã có nhiều nghiên cứu trong và
ngoài nước để xác định tỷ lệ chất xơ trong khẩu phần. Tuy nhiên, trong điều kiện chăn
12


nuôi Việt Nam thì những nghiên cứu ảnh hưởng về loại xơ còn rất ít. Vì thế việc

nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên liệu giàu xơ trong khẩu phần heo nái mang thai
là một vấn đề cần thiết.
2.5. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM THÍ NGHIỆM ARBOCEL
Arbocel Lignocellulose là xơ nguyên liệu đặm đặc với hàm lượng xơ nguyên liệu
trên 70 %. Thành phần chính của Arbocel là cellulose và lignin, là những nguyên liệu
xơ không hòa tan duy nhất rất ít lên men trong đường ruột của heo.
2.5.1. Tác động của Arbocel
Tinh khiết, có khả năng hấp thu độc tố giảm sẩy thai gây ra do độc tố có trong thức
ăn.
Có khả năng trương nở rất cao. Khả năng gắn kết nước của sản phẩm khoảng
800 %, cao hơn rất nhiều so với khả năng gắn kết nước của các nguyên liệu chứa xơ
thông thường. Do khả năng gắn kết nước cao, Lignocellulose trương nở trong dạ dày
và tạo ra cảm giác dễ chịu cho heo nái nhanh chóng và lâu dài. Điều này sẽ ngăn chặn
tình trạng cho heo ăn quá mức dưới chế độ ăn ad libitum (tối đa, không hạn chế), làm
giảm chi phí thức ăn một cách đáng kể. Hơn nữa, giá trị calo trong khẩu phần sẽ giảm
rất có lợi trong chế độ cho ăn tối đa vì nó sẽ hạn chế tình trạng béo phì không mong
muốn trên vật nuôi. Điều này đáng chú ý là chế độ ăn tối đa., hàm lượng calo trong
khẩu phần cần phải được giảm thấp một cách đáng kể.
Gia tăng nhu động ruột, giảm táo bón, hạn chế tối đa độc tố đường ruột và vi khuẩn
gây bệnh làm giảm hội chứng MMA.
Nguyên liệu làm khô hữu hiệu cho heo mới sinh. Thành phần Arbocel là những sợi
ligno cellulose rất mịn, mềm và có khả năng gắn kết nước cao có thể hấp thu và gắn
kết nước ối trên heo con trong thời gian rất ngắn (khoảng 2 giây/heo). Ngăn ngừa sự
giảm nhiệt độ đột ngột trên heo, làm thông thoáng đường hô hấp gây ra do nước ối,
giúp heo con dễ thở và sạch hơn. Giảm tỉ lệ chết trước khi cai sữa một cách đáng kể,
heo con sẽ mau bú mẹ và hấp thu được nhiều nguồn sữa non hơn.
Giải pháp tối ưu cho chế độ ăn giới hạn. Hiện nay, khi chế độ ăn hạn chế được áp
dụng cho nái mang thai, thì hàm lượng xơ cần đạt đến là 6 % khẩu phần. Trong các
khẩu phần có hàm lượng ngũ cốc cao, thì hàm lượng xơ tối đa được khỏang 4 %. Điều
này có nghĩa khẩu phần cho heo cần được bổ sung tối thiểu 2 % xơ thô. Ví dụ nếu cám

13


được sử dụng, để thêm được 2 % xơ nguyên liệu, thì cần phải sử dụng thêm khoảng
20 % cám. Việc bổ sung cám gạo có thể ảnh hưởng đến năng suất của heo do độc tố và
lượng calo. Arbocel là thành phần được lựa chọn tối ưu việc bổ sung xơ tinh khiết. Chỉ
cần sử dụng một lượng rất nhỏ (1 - 2,5 %) là có thể đạt hàm lượng xơ để việc gia tăng
nguồn xơ nguyên liệu không những không gây hại về sinh lí dinh dưỡng mà còn mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.5.2. Thành phần dưỡng chất của Arbocel
Bảng 2.5. Thành phần dưỡng chất của Arbocel


ME

Protein

Béo

Tinh

thô

(MJ)

thô

thô

bột


(%)

(%)

(%)

0,8

0,3

0,5

(%)
67,6

2,5

Canxi Photpho Natri Magie
(g)

(g)

(g)

(g)

0,8

<0,1


<0,1

0,1

(J. Rettenmaier & Sohne)
2.6. TỔNG QUAN VỀ TRẠI HEO TRÍ CÔNG
2.6.1. Lịch sử hình thành
Năm 1986, ông bà Nguyễn Trí Công điều hành trại chăn nuôi heo Trí Công từ kế
thừa trại chăn nuôi heo của gia đình được thành lập từ năm 1968. Tận dụng phương
tiện sẵn có, với sự ham học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật và sự năng động của tuổi
trẻ kết hợp với những kinh nghiệm được tích lũy về chăn nuôi của gia đình. Ông bà đã
mạnh dạn áp dụng khoa học vào chăn nuôi, cải thiện nâng cấp cơ sở hạ tầng cho phù
hợp với xu hướng cũng như yêu cầu chăn nuôi công nghiệp. Từ đó đến nay trại heo Trí
Công đã từng bước phát triển rõ rệt. Đến năm 2001, trại đã xây dựng thêm một trại
mới dành cho heo cai sữa và heo thịt.
2.6.2. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo Trí Công bao gồm 2 cơ sở
- Cơ sở I đặt tại địa bàn phường Hố Nai 1, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai,
cách ngã ba chợ Sặt và xa lộ Hà Nội 1 km về hướng tây bắc.
Diện tích đất của trại 0,8 hecta, bao gồm nhà ở và nhà xưởng 0,2 ha; chuồng trại
0,4 ha; khu xử lý 0,1 ha; và vườn cây 0,1 ha.
Phía Đông giáp phường Tân Biên, phía Tây giáp phường Tân Tiến, phía Nam giáp
phường Long Bình và phía Bắc giáp phường Trảng Dài.
14


×