Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

THỬ NGHIỆM VIỆC BỔ SUNG METHIONINE TRONG THỨC ĂN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.46 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỬ NGHIỆM VIỆC BỔ SUNG METHIONINE TRONG THỨC
ĂN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA

Ngành

: Chăn nuôi

Khóa

: 2004 – 2008

Lớp

: Chăn nuôi 2004

Sinh viên thực hiện : Trương Công Trạng

2008


THỬ NGHIỆM VIỆC BỔ SUNG METHIONINE TRONG THỨC
ĂN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA

Tác giả

Trương Công Trạng



Luận văn được đề trình để cấp bằng Kỹ Sư Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. Dương Duy Đồng
Th.S Nguyễn Văn Hiệp

2008


LỜI CẢM TẠ
 Xin chân thành cảm ơn
- Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
- Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn
Nuôi Thú Y đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
 Suốt đời nhớ ơn Cha - Mẹ
Là người đã sinh thành, nuôi dưỡng, tận tụy lo cho con thành đạt đến ngày hôm
nay, động viên cho con vượt qua những khó khăn trong học tập để vững bước vươn lên
trong cuộc sống.
 Xin bày tỏ lòng kính yêu sâu sắc đến:
TS. Dương Duy Đồng và ThS. Nguyễn Văn Hiệp đã chỉ dạy cho em bao điều
hay, lẽ phải, tận tình giúp đỡ em trong những năm đại học và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
 Xin chân thành biết ơn:
-TS. Phạm Trọng Nghĩa, thầy đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ con trong suốt quá
trình học tập cũng như trong thời gian con làm luận văn tốt nghiệp.
 Lòng cảm ơn đến:
Các bạn thân yêu lớp Chăn nuôi 30 và các bạn ở trại thực nghiệm đã chia sẻ
cùng tôi những vui buồn trong thời gian học tập cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi

trong lúc thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn.
Trương Công Trạng

i


MỤC LỤC
Trang
Chương 1. MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...........................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu...........................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN.......................................................................................3
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRA ...........................3
2.1.1. Phân loại....................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm hình thái....................................................................3
2.1.3. Phân bố .....................................................................................3
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản ............................................4
2.1.4.1. Đặc điểm sinh trưởng.......................................................4
2.1.4.2. Đặc điểm sinh sản ............................................................4
2.1.5. Điều kiện môi trường sống .......................................................5
2.1.5.1. Oxy hòa tan ......................................................................5
2.1.5.2. Nhiệt độ............................................................................5
2.1.5.3. Độ pH...............................................................................5
2.1.5.4 Độ mặn..............................................................................6
2.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng ...............................................................6
2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÁ TRA ......................................7
2.2.1 Protein........................................................................................8
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein ..............................9
2.2.3. Năng lượng ...............................................................................9

2.3. TỔNG QUAN VỀ METHIONINE ..................................................10
2.4. CÁC HÌNH THỨC NUÔI CÁ TRA ................................................12
2.4.1. Nuôi ao ...................................................................................12
2.4.2. Nuôi bè ..................................................................................12
2.4.3. Nuôi đăng quầng.....................................................................13

ii


2.4.4. Các thông số kỹ thuật đạt được trong nuôi thương phẩm .....13
2.5. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI THỰC TẬP KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y ..13
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .........................15
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..........................................................15
3.2. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ....................................................................15
3.3. CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÍ .............................................................17
3.4. CÁCH THỨC BỔ SUNG METHIONINE ......................................18
3.5. THỨC ĂN THÍ NGHIỆM................................................................18
3.6. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI .................................19
3.6.1 Tăng trọng................................................................................19
3.6.2.Tăng trọng tuyệt đối của cá .....................................................19
3.6.3. Thức ăn tiêu thụ hàng ngày ....................................................19
3.6.4. Hệ số biến chuyển thức ăn (HSBCTĂ) ..................................20
3.6.5. Tỷ lệ sống của thí nghiệm ......................................................20
3.7. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .....................20
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................21
4.1. KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA CÁ ...........................................21
4.1.1. Trọng lượng trung bình của cá ..............................................21
4.1.2. Tăng trọng tuyệt đối ...............................................................25
4.2. LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ ......................................................28
4.3. HỆ SỐ CHUYỂN BIẾN THỨC ĂN .................................................31

4.4. TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ THÍ NGHIỆM............................................32
Chương V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................34
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................34
5.2. ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................35
PHỤ LỤC...............................................................................................................36

iii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2.1. Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên ..................................... 7
Bảng 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng trong thức ăn cá tra ....................................................... 9
Bảng 2.3. Thông số kỹ thuật đạt được trong nuôi thương phẩm cá tra ....................... 13
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................................. 15
Bảng 3.2. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 16
Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cá thương phẩm < 100 g ................. 18
Bảng 3.4. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cá thương phẩm > 100 g ................. 19
Bảng 4.1.Trọng lượng trung bình của cá các lô qua từng giai đoạn thí nghiệm .......... 21
Bảng 4.2. Tăng trọng tuyệt đối của cá các lô ở từng giai đoạn thí nghiệm .................. 25
Bảng 4.3. Lượng thức ăn tiêu thụ của cá các lô ở từng giai đoạn thí nghiệm ............. 28
Bảng 4.4. Hệ số chuyển biến thức ăn ở các giai đoạn thí nghiệm ............................... 31
Bảng 4.5. Tỷ lệ sống của cá ở các lô thí nghiệm ......................................................... 32
Sơ đồ 2.1. Sự biến đổi methionine................................................................................ 10

iv


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 4.1. Trọng lượng trung bình của cá các lô thí nghiệm giai đoạn 1 ................... 22
Biểu đồ 4.2. Trọng lượng trung bình của cá các lô thí nghiệm giai đoạn 2 ................... 23
Biểu đồ 4.3. Trọng lượng trung bình của cá các lô thí nghiệm giai đoạn 3 ................... 24
Biểu đồ 4.4. Trọng lượng trung bình của cá các lô toàn thí nghiệm ............................. 24
Biểu đồ 4.5. Tăng trọng tuyệt đối của cá các lô thí nghiệm giai đoạn 1 ........................ 25
Biểu đồ 4.6.Tăng trọng tuyệt đối của cá các lô thí nghiệm giai đoạn 2 ......................... 26
Biểu đồ 4.7. Tăng trọng tuyệt đối của cá các lô thí nghiệm giai đoạn 3 ........................ 27
Biểu đồ 4.8. Tăng trọng tuyệt đối của cá các lô toàn thí nghiệm .................................. 27
Biểu đồ 4.9. Lượng thức ăn tiêu thụ của cá các lô thí nghiệm giai đoạn 1 .................... 28
Biểu đồ 4.10. Lượng thức ăn tiêu thụ của cá các lô thí nghiệm giai đoạn 2 .................. 29
Biểu đồ 4.11. Lượng thức ăn tiêu thụ của cá các lô thí nghiệm giai đoạn 3 .................. 30
Biểu đồ 4.12. Lượng thức ăn tiêu thụ của cá toàn thí nghiệm........................................ 30
Biểu đồ 4.13. Hệ số chuyển biến thức ăn của cá ở các giai đoạn .................................. 32
Biểu đồ 4.14. Tỷ lệ sống của cá ở các lô qua từng giai đoạn thí nghiệm ...................... 33

v


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực tập Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại
học Nông Lâm TP. HCM trong thời gian từ 19/02/2008 đến 13/08/2008 có nội dung
“Thử nghiệm việc bổ sung Methionine trong thức ăn lên sự tăng trưởng của cá
tra”. Thực hiện trên 600 cá trọng lượng trung bình khoảng 20 g cho đến khi kết thúc,
được chia làm 4 lô theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố.
Lô I (đối chứng) dùng thức ăn căn bản không bổ sung methionine. Lô II và Lô
III dùng thức ăn căn bản có bổ sung methionine với tỷ lệ 0,1 % và 0,2 % lượng thức ăn.
Lô IV sử dụng loại thức ăn khác với thức ăn căn bản.
Trọng lượng trung bình cá các lô khi kết thúc thí nghiệm là có sự khác biệt
không có ý nghĩa với P > 0,05. Trọng lượng cá khi kết thúc thí nghiệm thấp hơn so với

thực tế là do môi trường nuôi không phù hợp với sự phát triển của cá, mực nước trong
ao quá thấp, nước không được thay thường xuyên.
Hệ số chuyển biến thức ăn giữa các lô thí nghiệm không có sự khác biệt, tuy
nhiên nếu so với thực tế thì hệ số chuyển biến thức ăn thí nghiệm là cao hơn.

vi


Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển
nhanh chóng trên khắp thế giới. Đặc biệt ở nước ta, phong trào nuôi cá đã phát triển
vượt mức nhờ hệ thống sông ngòi chằng chịt và điều kiện thiên nhiên phù hợp,… trong
đó cá tra là loại cá được nuôi khá nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Sản
phẩm thủy sản là nguồn thực phẩm giàu đạm, nguồn cung cấp protein quan trọng cho
con người, nhất là người phương đông của chúng ta và các nước trên thế giới.
Tuy cá tra đã được nuôi và xuất khẩu nhiều nhưng các tài liệu về nhu cầu dinh
dưỡng cho cá tra vẫn chưa có nhiều để phục vụ cho người nuôi hoặc nơi sản xuất thức
ăn. Trong đó methionine là một trong những acid amin mà theo một vài tài liệu cũng
như trong thực tiễn sản xuất cho thấy rất cần thiết cho sự phát triển của cá. Nếu sử dụng
ít methionine có thể làm cá chậm lớn, hệ số chuyển hóa thức ăn cao không có lợi cho
người nuôi. Nhưng ngược lại nếu dùng nhiều methionine thì sẽ gây lãng phí và làm giá
thức ăn tăng cao. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu để xác định mức methionine cụ
thể trong thức ăn cá tra.
Do đó được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc, khoa Chăn nuôi Thú y
trường ĐH Nông Lâm, Ban quản lý trại heo thực nghiệm của khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường ĐH Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của TS. Dương Duy
Đồng và Ths. Nguyễn Văn Hiệp chúng tôi tiến hành đề tài: “Thử nghiệm việc bổ sung
methionine trong thức ăn lên sự tăng trưởng của cá tra”.


1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
- Mục đích
Tìm hiểu mức methionine thích hợp trong thức ăn cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn.
- Yêu cầu
Nuôi cá trong ao phân lô nhỏ để theo dõi sự tăng trọng của cá, lượng thức ăn
tiêu thụ và tỷ lệ sống, chết.

2


Chương

2. TỔNG QUAN

2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRA
2.1.1. Phân Loại
Lớp: Pisces
Bộ cá nheo Siluriformes
Họ cá tra Pangasiidae
Giống cá tra dầu Pangasianodon
Loài cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
2.1.2. Đặc Điểm Hình Thái

Hình 2.1. Hình dạng ngoài cá tra
Cá tra là cá da trơn không vẩy có thân dài, dẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải, mắt
tương đối to, miệng rộng, có hai đôi râu dài, vây lưng và vây ngực có gai cứng, mang

răng cưa mặt sau. Lưng màu xám đen, thân có màu xám nhạt, bụng hơi bạc, vây lưng
và vây ngực xám đen, cuối vây đuôi hơi đỏ.
Cá tra có miệng rộng, hàm có nhiều răng mọc thành dãy, cơ quan tiêu hóa có dạ
dày to hình chữ u, ruột ngắn nên cá có tính ăn tạp và ăn thiên về động vật, cá rất háo ăn
không kén chọn thức ăn.
Cá khi còn nhỏ, phần lưng của đầu và thân có màu xanh lục và hai sọc màu xanh
lục chạy dài theo chiều dọc của thân, sọc này lợt dần và mất đi khi cá lớn.
2.1.3. Phân Bố

3


Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, có
mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở
lưu vực sông Mê Kông và Chao Phraya.
Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột, cá
giống và cá lứa được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong
ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt Nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng
sông Mê Kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá
tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về
hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
2.1.4. Đặc Điểm Sinh Trưởng Và Sinh Sản
2.1.4.1. Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều
dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10 - 12 cm (14-15 gam). Từ khoảng
2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cỡ cá trên
10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất ít.
Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Ðã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg
hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m (Nguyễn Văn Trọng, 1998 ; trích Phạm Văn Khánh,
2004).

Trong tự nhiên, cá tra 1 năm tuổi có thể đạt trọng lượng 0,7 kg/con, 2 năm tuổi
đạt 1,5 - 2 kg/con và 3 năm tuổi có thể có trọng lượng 3 - 4 kg/con. (Nguyễn Chung,
2008).
Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi. Cá 1 năm tuổi đạt 1 1,5 kg/con, những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5 - 6 kg/năm tùy
thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm
nhiều hay ít.
Cá ăn tạp, rất háu ăn và dễ thay đổi loại thức ăn. Chúng có thể ăn mùn bã hữu
cơ, xác động vật chết, phân gia súc, rau băm nhỏ, bèo tấm, cám, thức ăn chế biến,...
2.1.4.2. Đặc điểm sinh sản
Cá tra trong tự nhiên sinh sản vào tháng 6 - 7 dương lịch, sớm hay muộn phụ
thuộc vào lượng mưa ở đầu nguồn. Cá tra tự nhiên đẻ một lần trong năm. Sức sinh sản
4


tương đối của cá cái có trọng lượng 3,2 kg là 139 trứng/1gam thể trọng. (Dương Tấn
Lộc, 2005).
Tuổi thành thục : cá đực thành thục ở 2 năm tuổi và cá cái thành thục ở 3 năm
tuổi, trọng lượng cá thành thục lần đầu từ 2,5 - 3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành
thục trên sông ở địa phận của Thái Lan và Campuchia. (Nguyễn Chung, 2008).
2.1.5. Điều Kiện môi trường sống
Cá tra sống được ở những vùng nước chảy và nước tĩnh. Cá sống chủ yếu ở
những vùng nước ngọt, cũng có thể sống được trong thủy vực nước lợ (nồng độ muối 7
- 10 %).
2.1.5.1. Oxy hòa tan
Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác.
Lượng oxy hòa tan thích hợp khoảng 3 mg/lít nước. Cá tra có cơ quan hô hấp
phụ, có thể hô hấp bằng bóng khí và da, thở được khí trời nên chịu đựng được môi
trường nước thiếu oxy hòa tan. Cá có thể sống trong môi trường chật hẹp giàu chất hữu
cơ. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng.
2.1.5.2. Nhiệt độ


Cá là loài biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể chúng phụ thuộc vào môi trường nước.
Nhiệt độ nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình trao đổi chất, cường độ bắt mồi, di
cư sinh sản, sinh trưởng của cá tra.
Cá tra là loài chịu lạnh kém vì cá tra là một trong những loài cá đặc trưng phân
bố ở vùng nhiệt đới. Ở nhiệt độ 15 0C thì cường độ bắt mồi của cá giảm nhưng cá vẫn
sống. Ở nhiệt độ 39 0C cá sẽ bơi lội không bình thường. Nhiệt độ tối ưu cho cá tra là 26
- 30 0C. (Nguyễn Tuần, 2000).
Nhiệt độ nước biến thiên không nhiều qua các mùa, cao nhất là 31 0C vào tháng
5 và tháng 10, thấp nhất là vào tháng giêng 26 0C. Biên độ nhiệt độ chênh lệch trong
ngày khoảng 1,5 0C, nhiệt độ trên tầng mặt cao hơn dưới đáy 2 - 3 0C. (Phạm Văn
Khánh, 2004).
2.1.5.3. Độ pH
Sự biến động pH có tác động rất lớn đến cường độ trao đổi chất cũng như tốc độ
tăng trưởng của cá. Khi pH xuống thấp cá sẽ tăng cường tiết nhớt trên bề mặt mang gây
5


trở ngạy cho quá trình trao đổi khí và các ion qua mang. Khi pH = 5 cá có biểu hiện
mất nhớt, các đôi râu teo dần, cá hoạt động chậm chạp, trong môi trường có pH = 11 cá
hoạt động lờ đờ, có biểu hiện mất nhớt. pH tối ưu cho cá tra là 6,5 - 8. (Dương Tấn
Lộc, 2005)
Độ trong và độ pH của nước thay đổi theo mùa mưa và mùa khô. Trong mùa khô
độ trong của nước từ 40 - 60 cm và pH khoảng 7,5. Nhưng vào mùa mưa, độ trong chỉ
khoảng 8 - 10 cm và pH từ 7 - 7,5.
2.1.5.4. Độ mặn
Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, không sống được trong nước mặn. Nhưng
cá tra có khả năng sống được trong những vùng nước lợ. Độ mặn mà cá có thể chịu
được là 8 – 10 ppt (Nguyễn Duy Khoát, 2004).
2.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng

Cá tra khi hết noãn hoàn thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn
nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn
đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Ngoài
ra khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần
cơ thể và mắt cá con các loài cá khác.
Dạ dày của cá phình to hình chữ u và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp
khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ
dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn hoàn cá
thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp,
cần nhanh chóng chuyển cá ra ao ương. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống
trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có kích thước vừa cỡ miệng và các thức ăn
nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ
chuyển đổi loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức
ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi cá
tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật
đáy,…

6


Nhưng cá tra là loài cá hiền, chúng không đuổi bắt mồi, mồi ăn chủ yếu là những
động vật đã yếu vận động. Trong tự nhiên tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân cá tra từ
1,04 - 1,12 (Dương Tấn Lộc, 2005).
Bảng 2.1. Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên (Theo D.Menon và
P.I.Cheko,1955)
Thành phần thức ăn

Tỷ lệ

Nhuyễn thể


35,4%

Cá nhỏ

31,8%

Côn trùng

18,2%

Thực vật dương đẳng

10,7%

Thực vật đa bào

1,6%

Giáp xác

2,3%

(Nguồn : Hội nghề cá Việt Nam, 2004)
2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÁ TRA
Bảng 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng trong thức ăn cá tra
Số 1

Số 2


Số 3

Số 4

Số 5

Số 6

Năng lượng thô (Kcal)

3300

2800

2400

2100

1800

1500

Protein thô (%)

40

35

30


26

22

18

Methionine (%)

0,9

0,8

0,7

0,6

0,5

0,4

Trong đó:
Số 1 loại thức ăn dạng mảnh hoặc viên sử dụng cho cá có khối lượng <
1,0 g/con.
Số 2 loại thức ăn dạng mảnh hoặc viên sử dụng cho cá có khối lượng 1,0
– 5,0 g/con.
Số 3 loại thức ăn dạng viên sử dụng cho cá có khối lượng 5,0 – 20,0
g/con.
Số 4 loại thức ăn dạng viên sử dụng cho cá có khối lượng 20,0 – 200,0
g/con.
Số 5 loại thức ăn dạng viên sử dụng cho cá có khối lượng 200,0 – 500,0

g/con.
7


Số 6 loại thức ăn dạng viên sử dụng cho cá có khối lượng > 500,0 g/con.
2.2.1. Protein
Protein là hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử rất cao, cấu tạo từ các nguyên
tố hóa học C, H, O, N và một lượng nhỏ P và S với tỷ lệ như sau :
C : 50 – 55 %

O : 21,5 – 23,5 %

N : 15 – 18 %

H : 6,5 – 7,3 %

S : 0,3 – 2,5 %

P : 0,1 – 0,2 %

Trong đó N luôn luôn chiếm tỷ lệ ổn định khoảng 16 %.
Protein được cấu tạo từ các đơn vị amino acid (AA).
Protein là cơ sở của sự sống, là chất cấu tạo nên tất cả các loại mô bào trong cơ
thể, đồng thời cũng là cấu tạo của những điều hòa sự sống như hormone, enzyme trong
cơ thể.
Protein trong thức ăn có thể có nguồc gốc từ động vật hay nguồn gốc từ thực vật,
hai loại protein này có giá trị dinh dưỡng khác nhau.
Protein thực vật có giá trị dinh dưỡng thấp hơn vì phần lớn nghèo methionine,
một số còn nghèo lysine và tryptophan. Đó là 3 loại acid amin thường giới hạn trong
thực phẩm.

Các loài cá thường có nhu cầu protein cao hơn so với nhu cầu của gia súc và gia
cầm trên cạn. Nhu cầu protein của cá trong khẩu phần với mức trung bình 30 %.
Hàm lượng protein trong thức ăn không được động vật thủy sản trực tiếp tiêu
hóa, hấp thụ mà phải nhờ vào tác dụng của các men phân giải chúng thành các acid
amin, các acid amin thông qua hệ thống tiêu hóa đi vào máu đến tế bào và ở đó nó được
tổng hợp thành protein của cơ thể, vì vậy nhu cầu về đạm thực chất là nhu cầu về acid
amin (Võ Thị Cúc Hoa, 1997).
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein
- Năng lượng thức ăn: do tác dụng chia sẻ năng lượng của protein nên nhu cầu
protein có khuynh hướng giảm khi mức năng lượng trong thức ăn tăng lên.
- Chất lượng và loại thức ăn sử dụng
- Trạng thái sinh lý cá: tuổi cá, thời kỳ sinh sản, di cư
- Điều kiện môi trường nuôi dưỡng: nhiệt độ, độ mặn, độ pH, oxy hòa tan
8


- Lượng thức ăn hàng ngày của cá
2.2.3. Năng Lượng
Năng lượng thức ăn do sự oxy hóa các thành phần dinh dưỡng thức ăn (lipid,
protein, và carbohydrate) trong cơ thể sinh vật, được sử dụng trong các hoạt động sống,
được tích lũy và bài tiết qua cơ thể.
Sự biến dưỡng năng lượng của động vật thủy sinh có những điểm khác biệt cần
quan tâm:
 Cá không tiêu tốn năng lượng để duy trì thân nhiệt ổn định khác với nhiệt
độ môi trường.
 Sự bài tiết nitrogen ở cá cần ít năng lượng hơn ở động vật đồng nhiệt trên
đất liền.
Năng lượng dư sẽ được tích trữ dưới dạng mỡ và glycerol, tuy nhiên động vật
thủy sản có khả năng dự trữ glycerol rất thấp. Cá tích lũy mỡ chủ yếu dưới dạng
triglycerid và đôi khi một lượng nhỏ cerid.

Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho động vật thủy sản như các
động vật trên cạn.
Sự oxy hóa các acid béo theo con đường β oxy hóa là nguồn cung cấp năng
lượng quan trọng
Cá da trơn thuộc nhóm ăn tạp. Năng lượng được cung cấp từ tinh bột hiệu quả
kinh tế cao hơn dầu mỡ.
Năng lượng tối ưu cho cá da trơn ở Mỹ: 2750 – 3080 kcal/kg

9


2.3. TỔNG QUAN VỀ METHIONINE
Công thức hóa học C5H11NO2S
Công thức cấu tạo CH2(SCH3) - CH2 - CH(NH2) - COOH
Phân tử gam 149,21 g/mol
Tên hóa học 2 – amino – 4 – methylsulfanyl – butyric acid
Methionine là aicd amin giới hạn trong khẩu phần cá thường xuyên không đủ.
Methionine có vai trò quan trọng trong các phản ứng methyl hóa, vì trong công thức
cấu tạo hóa học nhóm R có CH3 linh động. Phản ứng methyl hóa có thể giúp cho cơ thể
động vật có thể tổng hợp được các chất sinh học như Cholin, Creatine, Pyridine,
Cysteine, và Cystine,...
Nếu thiếu methionine trong khẩu phần ăn cá sẽ giảm tính thèm ăn, giảm tỉ lệ tiêu
hóa, hiệu suất sử dụng thức ăn kém.

10


Sơ đồ 2.1. Sự biến đổi Methionine
(1) Methionine adenosyltransferase
(2) Methyltransferase

(3) Adenosylhomocysteinase
(4) Methionine – synthase
(5) Cystathionine – β – synthase
(6) Cystathionine – β – lyase
11


(7) α ketoacid dehydrogenase
2.4. CÁC HÌNH THỨC NUÔI CÁ TRA
Cá tra ăn tạp nên mau lớn hơn cá ba sa. Nếu cá ba sa 8 – 9 tháng, chúng sẽ đạt
trọng lượng trung bình 1 kg/con. Trong khi đó cá tra chỉ mất khoảng 6 – 7 tháng đạt
trọng lượng 1 kg/con. (www.fistenet.gov.vn)
Cá tra ít bệnh và có thể nuôi ở mật độ dày nên người nông dân thích nuôi cá tra
hơn cá ba sa (cá tra: 30 – 40 con/m2, cá ba sa: 5 – 10 con/m2).
2.4.1. Nuôi ao
Có lịch sử lâu đời tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Các địa phương thuộc Nam bộ có thể nuôi quanh năm. Các địa phương miền
Bắc căn cứ vào thời tiết, nhiệt độ môi trường để xác định mùa vụ thích hợp với từng địa
phương. Với cá giống nuôi lưu qua đông, phải tranh thủ nuôi sớm từ tháng 2 hoặc
tháng 3 hàng năm.
Ao nuôi có diện tích từ 500 m2 trở lên; độ sâu nước khoảng 2 – 3 m, có cống để
chủ động cấp thoát nước dễ dàng.
Môi trường nước ao trong quá trình nuôi phải đảm bảo các chỉ tiêu sau: nhiệt độ
nước từ 26 đến 30 0C; pH 7,0 - 8,0; Hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 2 mg/lít; Chất
lượng nguồn nước cấp cho ao để nuôi phải sạch, không bị ô nhiễm.
Năng suất trung bình: 200 – 300 tấn/ha.
Ưu điểm: Năng suất cao, chi phí đầu tư thấp. Giá thành cá nuôi thấp hơn so với
nuôi cá bè.
Hạn chế: Ao không thay nước thịt cá vàng. Vì thế nên thay nước thường xuyên.
2.4.2. Nuôi bè

Bè gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh đầu nguồn đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng
hiện nay có nhiều hạn chế như chất lượng nước sông không tốt, nên hầu như không còn
người nuôi cá tra trong bè nữa mà chuyển sang nuôi trong ao, tập trung ở những cồn,
bãi ven sông có nhiều nguồn nước sạch, có thể thay nước thường xuyên.
Sản lượng đạt 100 – 300 kg/m3 trong một vụ nuôi 7 - 8 tháng.
Ưu điểm: năng suất cao, thịt trắng, dễ quản lý.

12


Hạn chế: chi phí đầu tư cao hơn so với nuôi ao và định mức thức ăn cũng cao
hơn. Chi phí giá thành cao hơn nuôi ao.
2.4.3. Nuôi đăng quầng
Phát triển trong các năm vừa qua tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích trung bình: 0,5 – 1,0 ha
Mật độ thả 20 – 30 con/m3
Năng suất trung bình: 200 – 300 tấn/ha
Ưu điểm: năng suất cao hơn ao và chi phí đầu tư thấp hơn nuôi bè, chất lượng cá
nuôi tương đương cá nuôi trong bè, định mức thức ăn tương đương cá nuôi ao và thấp
hơn cá nuôi bè, giá thành cá nuôi thấp.
2.4.4. Các thông số kỹ thuật đạt được trong nuôi thương phẩm cá tra
Bảng 2.3. Thông số kỹ thuật đạt được trong nuôi thương phẩm cá tra
Chỉ tiêu

Trong ao hồ nhỏ

Trong đăng quần

Trong bè


Thời gian nuôi

6 - 8 tháng

6 - 7 tháng

6 - 7 tháng

Năng suất

100 - 300 tấn/ha

200 - 400 tấn/ha

100 - 120 kg/m3

Cỡ cá thu hoạch

1 - 1,5 kg

1 - 1,5 kg

1 - 1,5 kg

(Nguồn www.vietlinh.com.vn)
2.5. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI THỰC TẬP KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
- Vị trí

Trại thực tập của khoa Chăn Nuôi Thú Y nằm trong khu vực trường Đại học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh cách xa lộ Đại Hàn khoảng 1km.

- Lịch sử hình thành
Trại heo thành lập có tổng diện tích là 15.052 m2, với diện tích chuồng nuôi heo
thịt là 385 m2, 412 m2 là trại heo giống và 444 m2 là trại gà, trại có một ao cá với diện
tích 800 m2 ao có độ sâu 1,5 m. Đây là trại heo mới của khoa Chăn Nuôi Thú Y, vừa
mới xây dựng ngày 18/04/2005 và hoàn thành vào ngày 18/07/2005. Ngày tiếp nhận
trại từ trường là ngày 22/04/2006, là một trại thực tập với quy mô vừa.
- Chức năng của trại
Cơ sở chuồng trại sẽ phục vụ cho việc thực tập các môn chuyên ngành và rèn
nghề, thực tập tốt nghiệp và triển khai các đề tài nghiên cứu cho sinh viên của khoa.
13


Tạo điều kiện cơ sở vật chất giúp nâng cao chất lượng thực tập và rèn nghề, tạo
điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các kĩ thuật và phương tiện mới và tạo địa điểm
cho sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức nhân sự
Vì đây là một trại thực tập mới được hình thành nên chưa có ban giám đốc mà
chỉ có hai cán bộ quản lý trại, hai công nhân.

14


Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
- Thời gian: Thời gian thí nghiệm từ ngày 19/02/2008 đến ngày 13/08/2008.
- Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm của khoa Chăn nuôi
Thú y ĐH Nông Lâm TP.HCM.
3.2. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố trên 600 cá
tra được cung cấp ở trại cá giống Tân Vạn - Đồng Nai và chúng có cùng một lứa đẻ,

trọng lượng khoảng 20 – 25 g/con, chia làm 4 lô thí nghiệm (tương ứng với 3 mức độ
methionine sử dụng: 0 %; 0,1 %; 0,2 % và một loại thức ăn khác với thức ăn căn bản
không bổ sung methionine). Cá ở các lô tương đối đồng đều về giống, tuổi và tình trạng
sức khỏe, không dị tật. Được cho ăn với khẩu phần như nhau cộng với lượng
methionine bổ sung tương ứng ở các lô I, II, III, lô IV sử dụng thức ăn khác với thức ăn
căn bản.
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 6 lần, cá được bố trí ngẫu nhiên vào các ô. Như
vậy cá được bố trí vào 24 ô, với mật độ 25 con/1 ô. Mỗi ô có kích thước 1m x 1m x 1m.
Trọng lượng ban đầu cá thí nghiệm khoảng 20 – 25 g/con.
Bảng 3.1. Sơ đồ phân lô thí nghiệm
I1

I2

II3

II4

II5

IV6

II1

IV2

IV3

I4


I5

III6

III1

III2

I3

III4

III5

II6

IV1

II2

III3

IV4

IV5

I6

15



Bảng 3.2. Bố trí thí nghiệm
Mốc thời gian

Giai đoạn 1

Thức ăn

(từ 19/02/08

Methionine

Lô I (đối

Lô II

Lô III

Lô IV

chứng)

(n = 150

(n = 150

(n=150

(n = 150 con)


con)

con)

con)

Căn bản

Căn bản

Căn bản

Thức ăn A

+0%

+ 0,1 %

+ 0,2 %

Căn bản

Căn bản

Căn bản

+0%

+ 0,1 %


+ 0,2 %

Căn bản

Căn bản

Căn bản

+0%

+ 0,1 %

+ 0,2 %

đến 17/04/08)
Giai đoạn 2

Thức ăn

(từ 18/04/08

Methionine

Thức ăn A

đến 17/06/08)
Giai đoạn 3
(từ ngày

Thức ăn

Methionine

Thức ăn A

18/06/08 đến
khi kết thúc
TN)
Ghi chú:
Thí nghiệm được lặp lại 6 lần.
Thức ăn căn bản có 0,6 % methionine tính theo thành phần protein trong thức
ăn.
Thức ăn A là loại thức ăn khác với thức ăn căn bản, trong thực tế sử dụng thức
ăn này đạt hiệu quả cao về tăng trọng và hệ số chuyển biến thức ăn.

16


Hình 3.1. Hình dạng thí nghiệm

Hình 3.2. Hình dạng cá bắt đầu thí nghiệm
3.3. CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÍ
Cá được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ và 17 giờ. Lượng thức ăn cho ăn 4%
trọng lượng cơ thể cá thí nghiệm. Mỗi ngày chúng tôi cân thức ăn cho mỗi ô thí
nghiệm.

17


×