Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

THỬ NGHIỆM VỖ BÉO BÒ LAI SIND BÒ BRAHMAN THUẦN VÀ BÒ DROUGHTMASTER THUẦN BẰNG NGUỒN THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.51 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM VỖ BÉO BÒ LAI SIND BÒ BRAHMAN THUẦN
VÀ BÒ DROUGHTMASTER THUẦN BẰNG NGUỒN
THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Họ tên sinh viên : Võ Phước Qúi
Lớp

: DH04CN

Ngành

: Chăn Nuôi

Khoa

: Chăn Nuôi Thú Y

Tháng 9/2008


THỬ NGHIỆM VỖ BÉO BÒ LAI SIND
BÒ BRAHMAN THUẦN VÀ BÒ DROUGHTMASTER
THUẦN BẰNG NGUỒN THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG Ở
MIỀN ĐÔNG NAM BỘ



Tác giả
VÕ PHƯỚC QUÍ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư ngành chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS LÊ ĐĂNG ĐẢNH

Tháng 9/2008


LỜI CẢM TẠ
Xin tỏ lòng biết ơn: Con xin tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ những người đã nuôi dạy con
trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành biết ơn :Em xin chân thành biết ơn
Ban giám hiệu Trường đại học Nông Lâm TP.HCM
Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y
Các quý thầy cô trong khoa đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức cho
chúng em trong suốt quá trình học tập.
Xin tỏ lòng biết ơn xâu sắc :Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Đăng
Đảnh, người đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập
và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn :Em xin chân thành cảm ơn
TS Nguyễn Quốc Đạt giám đốc viện chăn nuôi miền nam
Anh Nguyễn Thanh Bình (viện chăn nuôi miền nam)
Ban giám đốc công ty TNHH một thành viên bò sữa TP.HCM
Anh Ngô Văn Hải trại trưởng trại chăn nuôi số 8 và toàn thể anh chị công nhân của
trại, những người đã cho phép, tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực

tập.

Vỏ Phước Qúi

i


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ HÌNH ..............................................................................v
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ vi
Chương I ..........................................................................................................................1
Mở đầu.............................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................................1
1.2 Mục đích yêu cầu...................................................................................................1
1.3 Tính thực tiển của đề tài ........................................................................................2
Chương II.........................................................................................................................3
Tổng quan ........................................................................................................................3
2.1 Cơ sở lý luận..........................................................................................................3
2.2 Quá trình phát triển đàn bò thịt ở Việt Nam..........................................................3
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt của bò thịt ........................................5
2.3.1 Giống bò .........................................................................................................5
2.3.2 Tuổi của bò .....................................................................................................6
2.3.3 Giới tính..........................................................................................................6
2.3.4 Khối lượng giết thịt thích hợp ........................................................................6
2.3.5 Dinh dưỡng và phương thức vỗ béo...............................................................7
2.4 Đặc điểm một số giống bò.....................................................................................7
2.4.1 Lai Sind...........................................................................................................7
2.4.2 Droughtmaster ................................................................................................8

2.4.3 Brahman..........................................................................................................8
2.5 Giới thiệu sơ lược về các nguồn thức ăn dùng trong thí nghiệm ..........................9
2.5.1 Cây bông vải và khô dầu bông vải .................................................................9
2.5.2 Khoai mì .......................................................................................................10
2.5.3 Rỉ mật đường ................................................................................................10
2.5.3 Cỏ voi ...........................................................................................................11
2.6 Sơ lược về công ty TNHH một thành viên bò sữa TP.HCM ..............................11
2.6.1 Quá trình hình thành và vị trí địa lý của công ty..........................................11
2.6.2 Địa hình – đất đai xí nghiệp chăn nuôi bò An Phú.......................................12
2.6.3 Khí hậu-Thời tiết ..........................................................................................12
2.6.3.1 Nhiệt độ .................................................................................................12
2.6.3.2 Ẩm độ ....................................................................................................12
2.6.3.3 Mưa........................................................................................................12
2.6.3.4 Nắng.......................................................................................................13
2.6.3.5 Gió .........................................................................................................13
2.6.4 Quy hoạch đồng cỏ của xí nghiệp chăn nuôi bò An Phú .............................13
2.6.5 Cơ cấu tổ chức công ty .................................................................................13
2.6.6 Nhiệm vụ chính của công ty.........................................................................15
Chương III .....................................................................................................................16
Nội dung và phương pháp thí nghiệm ...........................................................................16
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ........................................................................16
3.2 Gia súc thí nghiệm...............................................................................................16
ii


3.3 Nội dung và phương pháp thí nghiệm .................................................................18
3.3.1 Bố trí thí nghiệm...........................................................................................18
3.3.2 Khẩu phần thí nghiệm ..................................................................................19
3.3.2.1 Thức ăn thô............................................................................................19
3.3.2.2 Thức ăn tinh...........................................................................................19

3.3.3 Cách phối hợp khẩu phần TMR cho gia súc thí nghiệm ..............................19
3.3.2.3 Nước uống .............................................................................................22
3.3.3 Chăm sóc và nuôi dưỡng thú thí nghiệm......................................................22
3.3.4 Quy trình thú y phòng bệnh..........................................................................22
3.3.5 Dụng cụ thí nghiệm ......................................................................................22
3.3.6 Các chỉ tiêu theo dõi .....................................................................................23
3.3.6.1 Tăng trọng .............................................................................................23
3.3.6.2 Tiêu tốn thức ăn.....................................................................................23
3.3.6.3 Chi phí thức ăn cho kg tăng trọng .........................................................23
3.3.6.4 Khả năng sản xuất thịt ...........................................................................23
3.3.6.5 Xử lý số liệu ..........................................................................................23
Chương IV .....................................................................................................................24
Kết quả và thảo luận ......................................................................................................24
4.1 Tăng trọng............................................................................................................24
4.1.1 Trọng lượng tích lũy (kg) .............................................................................24
4.1.2 Tăng trọng bình quân (kg)............................................................................25
4.1.3 Tăng trọng tuyệt đối (kg/con/ngày)..............................................................27
4.2 Tiêu tốn thức ăn...................................................................................................29
4.2.1 Tiêu tốn vật chất khô (kg vật chất khô/kg tăng trọng) .................................29
4.2.2 Tiêu tốn protein thô (g protein thô/kg tăng trọng)........................................31
4.2.3 Tiêu tốn năng lượng trao đổi (kcal năng lượng trao đổi/kg tăng trọng )......33
4.3 Khả năng cho thịt và hiệu quả kinh tế đạt được sau khi vỗ béo..........................35
4.3.1 Khả năng cho thịt của các nhóm bò sau khi vỗ béo .....................................35
4.3.2 Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng ..............................................................36
Chương V ......................................................................................................................40
Kết luận và đề nghị........................................................................................................40
5.1 Kết luận................................................................................................................40
5.2 Đề nghị ................................................................................................................40

iii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty ...........................................................................14
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................18
Bảng 3.2: Bảng phân bố gia súc thí nghiệm..................................................................18
Bảng 3.3: Công thức thức ăn tự trộn của viện chăn nuôi miền nam .............................19
Bảng 3.4: Thành phần giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu .....................................20
Bảng 3.5: Lượng thức ăn sử dụng hằng ngày qua từng giai đoạn của nhóm lai Sind...20
Bảng 3.6: Ước tính lượng thức ăn sử dụng hằng ngày qua từng giai đoạn của nhóm
Brahman.........................................................................................................................21
Bảng 3.7: Ước tính lượng thức ăn sử dụng hằng ngày qua từng giai đoạn của nhóm
Droughtmaster ...............................................................................................................21
Bảng 3.8 Khẩu phần TMR tính trên tỷ lệ thức ăn tinh trên thức ăn thô qua từng giai
đoạn ...............................................................................................................................22
Bảng 4.1: Trọng lượng tích lũy của các nhóm giống ....................................................24
Bảng 4.2: Tăng trọng bình quân của của các nhóm giống ...........................................25
Bảng 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của các nhóm giống (kg/con/ngày) .............................27
Bảng 4.4: Tiêu tốn vật chất khô (Kg vật chất khô/Kg tăng trọng) ................................30
Bảng 4.5: Tiêu tốn protein thô (g protein thô/Kg tăng trọng ) ......................................32
Bảng 4.6: Tiêu tốn năng lượng trao đổi (Kcal năng lượng trao đổi/Kg tăng trọng) .....33
Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu mổ khảo sát của bò thí nghiệm ............................................35
Bảng 4.8: Gía thực liệu (đồng/kg) .................................................................................36
Bảng 4.9: Chi phí thức ăn của các nhóm bò ở các giai đoạn thí nghiệm (đồng)...........37
Bảng 4.10: Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng (đồng) .................................................37

iv



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ HÌNH
Trang
Hình 1 : Bò Droughtmaster thuần nuôi thí nghiệm ....................................................16
Hình 2 : Bò Brahman thuần nuôi thí nghiệm .............................................................17
Hình 3 : Bò lai Sind nuôi thí nghiệm..........................................................................17
Biểu đồ 1: Trọng lượng tích lũy bình quân của các nhóm giống ..................................25
Biểu đồ 2: Tăng trọng tuyệt đối của các nhóm giống ...................................................29
Biểu đồ 3: Tiêu tốn vật chất khô/kg tăng trọng của các nhóm giống............................31
Biểu đồ 3: Tiêu tốn protein thô cho 1kg tăng trọng của các nhóm giống .....................33
Biểu đồ 4: Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1kg tăng trọng ........................................35

v


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm vỗ béo được thực hiên tại trại chăn nuôi số 8 của xí nghiệp An Phú
trực thuộc công ty TNHH một thành viên bò sữa TP Hồ Chí Minh, thuộc địa bàn xã
An Phú huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh.Thời gian bắt đầu thí nghiệm là ngày 1/3/2008
và kết thúc thí nghiệm là ngày 7/6/2008. Mục đích của thí nghiệm là theo dõi khả năng
tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của bê
lai Sind, bê Brahman thuần và Droughtmaster thuần (từ 18-20 tháng tuổi) khi tiến
hành vỗ béo bằng nguồn thức ăn tại địa phương ở miền Đông Nam Bộ.
Kết quả thí nghiệm cho thấy đã có sự khác biệt về mặt thống kê về ở các chỉ
tiêu tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn của 3 nhóm giống lai Sind, Brahman và
Droughtmaster.
Về tăng trọng: kết thúc thí nghiệm nhóm lai Sind tăng được 80,2 kg với mức
tăng trọng tuyệt đối là 0,95kg/con/ngày, nhóm Brahman thuần tăng 99 kg với mức
tăng trọng tuyệt đối là 1,17kg/con/ngày và nhóm Droughtmaster thuần tăng được
130,2 kg với mức tăng trọng tuyệt đối là 1,55kg/con/ngày.
Về hiệu quả sử dụng thức ăn : nhìn chung hiệu quả sử dụng thức ăn của 3 nhóm

giống thí nghiệm là tương đối tốt, tiêu tốn vật chất khô cho 1 kg tăng trọng của nhóm
lai Sind là 9,43kg vật chất khô, của nhóm Brahman là 7,52kg vật chất khô và nhóm
Droughtmaster là 6,84 kg vật chất khô. Tiêu tốn protein thô cho 1 kg tăng trọng ở
nhóm lai Sind là 1314,2 g protein thô, của nhóm Brahman là 1037,8 g protein thô và
nhóm Droughmaster là 973,3 g protein thô. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1kg tăng
trọng ở nhóm lai Sind là 25.057 Kcal, của nhóm Brahman là 19.926 Kcal và nhóm
Droughtmaster là 18.244 Kcal. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng ở nhóm lai Sind là
35.161 đồng, của nhóm Brahman là 28038 đồng và ở nhóm Droughtmaster là 26.211
đồng.
Kết quả mổ khảo sát cho thấy hiệu quả sản xuất thịt của 3 nhóm giống là rất tốt,
tỷ lệ thịt xẻ của nhóm lai Sind, Brahman và Droughtmaster lần lượt là 53,18 %, 54,81
% và 58,09 %, tỷ lệ thịt tinh của các nhóm lai Sind, Brahman và Droughtmaster lần
lượt là 40,88 %, 42,35 % và 45,46 %.
vi


Nhìn chung hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng tăng trọng và khả năng sản xuất
thịt của 3 nhóm bê trên là rất tốt nhưng hiệu quả kinh tế đạt được lại không cao do chí
phí thức ăn cho 1kg tăng trọng còn quá cao trong khi giá bán ra không tương xứng với
chất lượng thịt mà nó mang lại. Nếu trong tương lai mọi người có một cái nhìn đúng
đắn về chất lượng thịt của bò sau vỗ béo mang lại đặt biệt là những giống chuyên thịt
thuần thì khi ấy giá bán ra mới được nâng cao và lúc đó người chăn nuôi mới thực sự
thu được lợi nhuận.

vii


Chương I
Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta đã có những bước phát triển
vượt bậc, thu nhập của người dân ngày càng cao, đời sống được cải thiện rất nhiều, vì
vậy mà nhu cầu về chất lượng của bữa ăn cũng thay đổi đáng kể. Thịt bò vốn là một
loại thực phẩm bổ dưỡng nhất chỉ sau thịt thỏ và hiện đang có giá thành khá cao trên
thị trường (60.000-70.000 đồng/kg).Chính vì lý do đó mà nhu cầu thịt bò chất lượng
cao ngày càng tăng.Xuất phát từ nhu cầu đó mà một số địa phương đã bắt đầu nhập
đàn bò thịt thuần về nuôi thử nghiệm. Đến nay tổng số bò thịt thuần được nhập về Việt
Nam ước tính khoảng 5.000 con.
Nhưng trong chăn nuôi bò thịt để có được sản phẩm thịt chất lượng cao ngoài có
được con giống tốt ra thì vỗ béo trước khi giết thịt cũng là một khâu hết sức quan trọng
nhằm làm tăng năng suất và chất lượng thịt.
Trong số những giống bò thịt thuần được nhập về thì hai giống Brahman và
Droughtmaster tỏ ra thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, nếu chúng ta
tiến hành vỗ béo hai giống bò trên kết hợp với việc sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa
phương thì có thể cung ứng thịt bò chất lượng cao cho thị trường đồng thời giảm được
chi phí thức ăn, một điều được xem là rất quan trọng trong chăn nuôi.
Trước tình hình đó được cho phép của ban giám đốc công ty TNHH một thành
viên bò sữa TP HCM cùng với Viện Chăn Nuôi miền Nam và sự hướng dẫn của thầy
Lê Đăng Đảnh, Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa, Khoa chăn nuôi thú y, Trường đại học
Nông Lâm TP.HCM, chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Thử nghiệm vỗ béo bò Laisind,bò
Brahman thuần và bò Droughtmaster thuần bằng nguồn thức ăn địa phương ở miền
Đông Nam Bộ ”.
1.2 Mục đích yêu cầu

1


Theo dõi khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và khả năng sản xuất thịt của 3
giống Laisind, Brahman, Droughtmaster khi tiến hành vỗ béo bằng nguồn thức ăn địa
phương ở miền Đông Nam Bộ.

Bò vỗ béo đạt được tăng trọng cao và có phẩm chất thịt tốt đồng thời vẫn đạt được
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
1.3 Tính thực tiển của đề tài
Đề tài thành công sẽ góp phần bổ sung thêm một khẩu phần vỗ béo mới nữa vào
danh sách các khẩu phần vỗ béo có hiệu quả hiện nay đồng thời tạo ra được sản phẩm
thịt bò trong nước đạt được chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện
nay.
Góp phần phát triển ngành vỗ béo bò thịt của nước nhà, giúp tăng sản lượng thịt
bò cung cấp cho thị trường.

2


Chương II
Tổng quan
2.1 Cơ sở lý luận
Mục tiêu của việc vỗ béo bò thịt là trong thời gian vỗ béo bò phải đạt khối lượng
tăng trọng cao, đạt tỷ lệ thịt xẻ cao, phẩm chất thịt tốt, mềm khi giết mổ đồng thời tốn
ít chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng.
Theo các công trình nghiên cứu cho thấy khẩu phần vỗ béo với tỷ lệ thức ăn tinh
cao sẽ tạo ra khối lượng thịt lớn trong thời gian ngắn, tỷ lệ thịt xẻ cao và tạo ra nhiều
vân mỡ xen trong sớ cơ làm cho thịt mềm và có hương vị thơm ngon hơn.
Brahman và Droughtmaster đều là những giống bò chuyên thịt nhiệt đới có khả
năng cho thịt cao nhưng với những khẩu phần nuôi dưỡng hiện tại trong nước vẫn
chưa phát huy hết khả năng sản xuất thịt vốn có của chúng.
Hạt bông vải, khô dầu bông vải, rỉ mật đường điều là những phụ phẩm của ngành
nông nghiệp, nếu chúng ta tận dụng và bổ sung vào khẩu phần vỗ béo thì sẽ hạ được
chi phí thức ăn trong khẩu phần vỗ béo.
Ngành công nghiệp nuôi bò thịt ở nước ta còn lạc hậu so với thế giới, do đó cần có
nhiều nghiên cứu thiết thực hơn để thúc đẩy ngành công nghiệp nuôi bò thịt nước ta

phát triển hơn.
2.2 Quá trình phát triển đàn bò thịt ở Việt Nam
Đầu thế kỷ XX, đàn bò chủ yếu của Việt Nam là bò Vàng ( bò Cóc ). Tuy có ưu
điểm là khả năng sinh sản tốt, dễ nuôi trong điều kiện kham khổ, sức chống đỡ bệnh
tốt, nhưng tầm vóc quá nhỏ ( 160-180 kg ), tỷ lệ thịt xẻ 44 % từ đó ảnh hưởng rất lớn
đến sức kéo và khối lượng thịt sản phẩm cần thiết cho con người.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, người Pháp cho nhập vào nước ta giống bò Red
Sinhi và bò Ongle, quá trình lai tạo với đàn bò địa phương đã tạo ra một số bò lai có
yếm dài, tầm vóc to, rất được nông dân ưa thích. Nhưng việc lai gống xuất hiện một
cách lẻ tẻ, tự phát và trong phạm vi nhỏ xung quanh các đồn điền củ.
3


Năm 1959, chính phù Ấn Độ đã viện trợ cho miền nam hai giống bò Harian và
Thaparkaz để cải thiện đàn bò địa phương, cùng lúc đó người Mỹ đưa sang một giống
bò chuyên thịt nhiệt đới là Santa-Gertrudis vào Hưng Lộc, huyện Long Khánh và trung
tâm thực nghiệm Thủ Đức, chúng phát triển khá tốt ở hai địa phương trên. Ngoài ra
người Mỹ có đưa một số tinh giống bò chuyên thịt ( Anlerdeen Angus, Herefore,
Shorthorn ) vào trường đại học Nông Nghiệp Sài Gòn nhưng do tình hình chiến tranh
của đất nước lúc bấy giờ nên không có điều kiện phát triển đàn bò theo hướng chuyên
thịt.
Sau giải phóng, tinh bò Brahman chuyên thịt nhiệt đới Cuba nhập về gieo tinh cho
đàn bò của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi. Năm 1980, Hungari có đưa tinh hai giống
bò chuyên thịt ( Limousin, Herefore ) vào gieo cho bò Lai Sind ở nông trường An PhúThành Phố Hồ Chí Minh. Con lai phát triển tốt, sức tăng trưởng hơn 1,5 lần so với bò
lai Sind và phẩm chất thịt thơm ngon hơn. Tuy nhiên thịt bò lúc đó còn rẻ hơn so với
thịt heo và không có hiệu quả kinh tế bằng sữa nên xu hướng nuôi bò thịt không được
tiếp tục phát triển.
Tiếp đó khoảng 200 con bò đực và cái thuộc hai giống Sahiwal và Brahman nhập
từ Pakistan vào nuôi ở miền Bắc và một số nơi ở miền Trung để cải thiện đàn bò ta
trong chương trình Zebu hóa đàn bò. Chương trình này phát triển tốt ở miền Duyên

Hải miền trung nhưng không phát triển tốt ở Đông Nam Bộ do hai giống này không
lớn hơn bò đực lai Sind trong vùng là bao nhiêu.
Với sự hỗ trợ của dự án UNDPVIE/86/008, tinh các giống bò chuyên thịt SantaGertrudis, Red Brahman, Limousin, Herefore, Charolais, Simmental đưa vào phối với
bò lai Sind ở một số tỉnh như Gia Lai, KonTum, Lâm Đồng, Bình Định. Trong đó bò
lai Charolais phát triển rất tốt so với các nhóm lai khác.
Từ năm 1995 đến năm 2000 nhiều đơn vị nghiên cứu đã quan tâm lai tạo bò thịt.
Một số giống bò kiêm dụng mới cũng được lai thăm dò như Tarentaise, Abondance
(Đinh Văn Cải, Vương Ngọc Long,1997). Chương trình hợp tác với ACIAR-Úc (Viện
Chăn nuôi,1997-2000) đã nghiên cứu sử dụng tinh giống bò thịt nhiệt đới của Úc như
Red Brahman, Drouhgmaster, Red Belmon và Red Bragus phối cho bò cái địa phương
để tạo con lai F1.

4


Từ năm 2000 đến nay nhà nước có dự án phát triển bò thịt triển khai trên quy mô
15 tỉnh của cả nước. Nội dung chính của dự án là tiếp tục duy trì việc Sind hóa đàn bò
Vàng. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho một số đơn vị nghiên cứu, sản xuất nuôi bò
thịt thuần giống nhiệt đới và sản xuất tinh bò thịt.
Từ năm 2002 đến nay liên tiếp có 2 đề tài trọng điểm cấp bộ về lai tạo bò thịt. Nội
dung chính là lai tạo và đánh giá con lai F1 giống thịt trong điều kiện chăn nuôi bán
thâm canh tập trung. Đánh giá khả năng nhân thuần giống bò chuyên thịt ôn đới như
Brahman và Droughmaster trong điền kiện chăn nuôi tập trung và chăn nuôi nhỏ lẻ
trong nông hộ.
Đầu năm 2007 trong hội nghị tổng kết chăn nuôi trang trại tại Bình Dương cho
biết cả nước có 1620 trang trại bò thịt chủ yếu là trang trại nhỏ. Quy mô tổng đàn dưới
100 con chiếm 1269 trang trại, chỉ có 28 trang trại có quy mô tổng đàn từ 200 con trở
lên (Báo cáo cục chăn nuôi 3-2007). Giống bò nuôi thịt trong trang trại và ngoài dân là
bò Vàng, bò lai Sind chiếm tỷ lệ trên 60%, chỉ có một tỷ lệ giống nhỏ giống thuần
Brahman, Droughmaster, còn lại là giống lai Sind và một số con lai giữa giống bò thịt

với bò địa phương. Không có trại nào nuôi bò thịt thuần giống cao sản ôn đới như
Charolais, Hereford. So với các ngành chăn nuôi khác như gia cầm, lợn, bò sữa thì
ngành chăn nuôi bò thịt đang ở trình độ thấp hơn đáng kể.
Để có một nền chăn nuôi bò thịt theo đúng nghĩa cần phải có sự thay đổi toàn diện
từ con giống, phương thức nuôi dưỡng đến hình thức tổ chức hợp lý và gắn với thị
trường tiêu thụ phù hợp.
Trong khi chuyển dần đến ngành sản xuất thịt bò chất lượng cao như vậy, quá
trình sản xuất thịt bò cung cấp cho nhu cầu nội địa như đã hình thành và tồn tại từ
trước đến nay vẫn còn giữ vai trò quan trọng và cần được từng bước được nâng cao.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt của bò thịt
Trong quá trình chăn nuôi và giết mổ người ta đã thấy rõ những yếu tố về giống,
tuổi, giới tính, khối lượng giết mổ, dinh dưỡng và phương thức vỗ béo ảnh hưởng rất
lớn đến tính năng sản xuất thịt của bò.
2.3.1 Giống bò
Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt bò thì giống là
yếu tố quan trọng nhất. Hiện nay trên thế giới có nhiều giống bò cho tỉ lệ thịt xẻ đạt tới
5


65 %, tỷ lệ thịt tinh trên 50 %, giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt rất cao và ăn rất
ngon như bò Angus Herofore, Santa-Gertrudis, Charolais…
Các giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng, phát dục và sức sản xuất thịt khác
nhau như bò Vàng Việt Nam có tỉ lệ thịt xẻ là 42 %, tỉ lệ thịt tinh là 31 % trong khi đó
bò thịt Charolais có tỉ lệ thịt xẻ là 60 %, tỷ lệ thịt tinh là 45 %. Khảo sát lúc 27 tháng
tuổi cho thấy tỉ lệ thịt xẻ trên bò lai Charolais và Simmental lần lược là 44,70 % và
44,50 % so với bò lai Sind tốt là 38 %. Như vậy nhìn chung bò lai theo hướng chuyên
thịt cho tỉ lệ thịt tinh là 45 % trong khi đó đàn bò lai Sind loại tốt cũng thấp hơn 40 % (
Viện Quy Hoạch và thiết kế Nông Nghiệp Miền Nam 1998 ).
Một nghiên cứu khác cho thấy lúc 18 tháng tuổi : tỉ lệ thịt xẻ của nhóm lai
Charolais là 56,32 % , nhóm lai Herofore là 54,74 %, nhóm lai Simmental là 48,28 %

và nhóm lai Sind là 44,62 % ( Phạm Văn Quyến, 2000 )
2.3.2 Tuổi của bò
Tuổi giết mổ khác nhau sẽ cho chất lượng thịt khác nhau. Bê và bò tơ cho thịt nhạt
màu hơn, mềm hơn, ít mỡ hơn và ngon hơn. Bò lớn tuổi cho thịt màu đỏ đậm hơn bê
con, thịt dai hơn và không ngon bằng thịt bê tơ ( Lê Đăng Đảnh, 2003 )
Bò thịt được nuôi vỗ béo và giết thịt phổ biến nhất là ở giai đoạn 16-24 tháng tuổi.
2.3.3 Giới tính
Đối với bò dưới 16 tháng tuổi thì phẩm chất thịt không khác nhau giữa bò đực
thiến, bò đực cà và bò cái tơ.
Sau 16 tháng tuổi thịt bò đực cà có hương vị đậm hơn, màu sậm hơn và tương đối
nạc hơn so với thịt bò đực thiến hoặc bò cái tơ.
Trong quá trình vỗ béo người ta có thể thiến bò đực lúc 7-12 tháng tuổi để nuôi vỗ
béo. Nếu bò thiến sớm để vỗ béo thì thịt bò sẽ mềm hơn, nhiều vân mỡ và vỗ béo
nhanh hơn
2.3.4 Khối lượng giết thịt thích hợp
Khối lượng đưa vào giêt thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, tuổi, tăng trọng,
tiêu tốn thức ăn, giá cả thị trường và chiều hướng lên xuống, quay vòng vốn… Rõ ràng
là phần nạc có giá trị nhất và phải giết thịt lúc nạc nhất để được giá, đôi khi muốn khối
lượng thịt nạc nhiều phải chấp nhận tỉ lệ xương cao và mỡ giữa các lớp thịt là ít nhất
do phải nuôi thêm bò một thời gian nữa
6


Pnescoti (1988) cho rằng khối lượng giết thịt thích hợp nhất với bê đực Friesian
nuôi bằng thức ăn tinh là từ 400-480 kg. Đề nghị này cũng được sự ủng hộ của Preston
và Willis (1970)
Khối lượng giết thịt phụ thuộc nhiều vào giống, ví dụ lúc 18 tháng tuổi: bê đực
Herofore, bê đực Santa Gertrudis tương ứng là 460 kg, 509 kg, còn đối với bê đực
Charolais là 650 kg ( Viện chăn nuôi quốc gia, 1995 )
2.3.5 Dinh dưỡng và phương thức vỗ béo

Chế độ dinh dưỡng và phương thức vỗ béo ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất
lượng của thịt bò
Các khẩu phần khác nhau sẽ cho tỉ lệ thịt xẻ, tỉ lệ thịt tinh khác nhau khi giết mổ
Khẩu phần nhiều thức ăn thô tỉ lệ nội tạng cao, tỉ lệ thịt xẻ thấp. Ngược lại khẩu
phần nhiều thức ăn tinh thì tỉ lệ thịt xẻ cao, tỉ lệ nội tạng thấp. Nhiều nghiên cứu cho
thấy nếu khẩu phần 50 % thức ăn thô và 50 % thức ăn tinh thì tỉ lệ nội tạng là 14 %.
Nếu khẩu phần 100 % thức ăn tinh thì tỉ lệ nội tạng chiếm 9-10 % ( theo Taylor và
Wilkinson, 1972 ), nếu nuôi bò thịt xẻ có thể đạt tới 60 %
Trong khẩu phần vỗ béo cho nhiều bột bắp thì mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm. Nếu
trong thức ăn có tỉ lệ đạm cao và nhiều sắt thì thịt bò sẽ có màu đỏ đậm
Trong khẩu phần thô xanh, nếu tỉ lệ các phụ phẩm công nghiệp cao thì thịt sẽ có
thớ lớn và nhiều mỡ giắt ( mỡ giữa các lớp thịt )
Thời kì sinh trưởng trước khi vỗ béo nên có chế độ ăn uống tốt và vận động thích
hợp sẽ đạt được tầng thịt dầy và tỉ lệ mổ thịt cao. Nếu vận động nhiều sẽ tăng cường
trao đổi chất trở ngại cho tích mỡ, cho nên đến thời kì vỗ béo những con bò dễ đổ mồ
hôi không những làm giảm khối lượng mà còn giảm chất lượng thịt
Đối với bò cày kéo phế canh vỗ béo thì tích mỡ nhanh trong cơ thể, đặt biệt ở
ngực bụng nhưng thịt không ngon, thớ thịt thô, dai, chế biến phải có kĩ thuật tốt
Thời gian vỗ béo ngắn thịt sẽ có nước ngược lại thời gian vỗ béo dài phẩm chất
thịt tốt hơn, nước trong cơ thể sẽ được mỡ thay thế nhưng cũng không nên kéo dài quá
bò sẽ giảm trọng lượng do ăn kém và không kinh tế
2.4 Đặc điểm một số giống bò
2.4.1 Lai Sind

7


Bò lai Sind được hình thành ở Việt Nam từ những năm 1920 trên cơ sở lai bò ta
vàng Việt Nam với bò đực Red Sindhi Ấn Độ dùng để cày kéo, lấy thịt và sữa. Qua
nhiều năm nhân thuần, các đặc điểm sản xuất đã ổn định và được gọi là bò lai Sind. Bò

lai Sind có đầu dài, trán dồ, tai cúp, yếm phát triển, có u vai phát triển nhất bò đực,
chân cao mình ngắn, bầu vú phát triển vừa phải, âm hộ có nhiều vết nhăn. Lông màu
vàng đậm hoặc vàng cánh gián
So với bò ta Vàng Việt Nam, bò lai Sind có khối lượng cơ thể cao hơn từ 30-35%,
sản lượng sữa tăng lên gấp hai lần, tỉ lệ thịt xẻ nhiều hơn. Bò lai sind có khả năng thích
nghi rộng rãi với mọi miền đất nước
Bê sơ sinh đạt 18-20 kg, bò cái 250-280 kg, bò đực 400-450 kg. Sản lượng sữa đạt
918,9 kg/chu kỳ. Tỉ lệ thịt xẻ 48%
2.4.2 Droughtmaster
Đây là giống bò được nuôi lai tạo ở ÚC có từ 3/8 đến 5/8 máu bò Brahman đỏ
nhập từ bang Texas, Mỹ và có pha trộn với ít máu bò Santa Gertrudis và một số nhóm
bò ôn đới như Devon, Herefore và Redpoll. Hiệp hội giống bò Droughtmaster được
thành năm 1962 tại ÚC. Giống bò này thích nghi với điều kiện vùng bán khô hạn và á
nhiệt đới ở giữa lục địa. Giống bò này lớn con có thân dài nhiều lông ngắn và mượt, da
mỏng và đàn hồi. Sắc lông thay đổi từ màu vàng mật đến màu đỏ sẩm. U không phát
triển, yếm và bao dịch hoàn ở con đực và phần rốn của con cái tương đối phát triển, có
hoặc không sừng. Bầu vú con cái có kích thước vừa phải, núm vú đều.
Bò Droughtmaster có phẩm chất thịt tốt, có tính kháng ve và kháng một số bệnh kí
sinh trùng bệnh đường máu cao hơn các giống bò ở Anh. Bò Droughtmaster có khả
năng gặm cỏ tốt thích nghi điều kiện khô hạn, có mẫu tính cao, sinh sản và tăng trọng
tốt, tỷ lệ thịt xẻ cao và ít bị chướng hơi dạ cỏ. Giống này đã được xuất sang New
Guinea, quần đảo Solomon và một ít ở miền tây Châu Phi.
2.4.3 Brahman
Bò Brahman nổi tiếng là giống bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở các nước
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giống Brahman Mỹ nổi tiếng trên thế giới hiện nay được
tạo thành từ những giống bò Guzerat, Nerole, Gyr và Krishna Velley vào cuối thế kỷ
19 đầu thế kỷ 20

8



Bò Brahman lớn con, thân dài, khá sâu, lưng thẳng, có chân trung bình dài, gu
lưng cao, tai to cụp xuống, cổ ngắn khỏe, yếm cổ và yếm bụng rất phát triển, đuôi dài.
Hoàn toàn thích nghi với điều kiện nhiệt đới. Giống bò này kháng kí sinh trùng rất tốt,
nuôi con tốt, tăng trọng nhanh, thịt ngon, ít mỡ. Rất hiền nếu được đối xử tốt.
Trọng lượng bê sơ sinh 22-25 kg. Bò cái 350-450 kg, bò đực 550-600 kg năng suất
sữa thấp đạt 600-700 kg/ chu kỳ. Tỷ lệ thịt xẻ 56-58 %
Giống bò này trưởng thành sinh dục chậm, bò cái phối giống sau 2 tuổi, bò đực chỉ
dùng để phối sau 3 tuổi.
Hiện nay giống bò được phát triển rộng ở vùng Nam Trung Mỹ, Úc và nhất là ở
Đông Nam Á như Phillipin, Thái Lan… chẳng những được dùng để lai tạo hoặc cải
tạo giống địa phương.
2.5 Giới thiệu sơ lược về các nguồn thức ăn dùng trong thí nghiệm
2.5.1 Cây bông vải và khô dầu bông vải
Bông vải (Gossypium hirsutum) là một trong các loại cây công nghiệp có giá trị
kinh tế hàng đầu của thế giới. Ngoài sản phẩm chính là sơ bông cung cấp nguyên liệu
cho ngành dệt may, thì hạt bông từ lâu đã được khai thác làm thức ăn cho gia súc.
Cây bông vải được trồng nhiều ở các vùng đất pha cát, có khí hậu khô. Dầu bông
vải được xem là phụ phẩm thứ nhất được sản xuât từ việc ép hạt bông, phấn còn lại là
khô dầu bông vải nên xem như phụ phẩm thứ hai của cây bông vải.
Các nước trồng nhiều bông vải là Mỹ, các nước vùng Trung Á, Trung Quốc, Ấn
Độ, Brazil, Mexico, Ai Cập và một số nước nhiệt đới khác.
Hạt bông vải chưa ép dầu có chứa khoảng 23% protein thô, 23% chất béo và 17%
xơ thô. Khô dầu bông vải ly trích có chứa tới 40% protein thô và 12% xơ thô. So với
khô dầu đậu nành, protein của khô dầu bông vải có ít lysine và methionine nhưng đây
là loại protein by-pass tốt đối với thú nhai lại. Khó sử dụng khô dầu bông vải trong
thức ăn heo, gà vì có độ ngon miệng kém và còn do độc tố gossypol có trong khô dầu.
Tuy nhiên do đặc tính by-pass của protein trong khô dầu, xơ nhiều nên khô dầu bông
vải khá thích hợp cho thú nhai lại. Với thú nhai lại không bị ảnh hưởng xấu bởi
gossypol nên có thể sử dụng nhiều, hạt bông vải có thể sử dụng ở mức tối đa 3 kg cho

bò trưởng thành mỗi ngày, là thức ăn ngon miệng cho bò và hiện tại đây là 1 trong l2
nguồn protein giá rẻ trong chăn nuôi bò.
9


2.5.2 Khoai mì
Khoai mì, ở miền Bắc gọi là sắn (Manihot esculenta) là loại cây dễ trồng trên đất
xấu, bạc màu, thích hợp nhất trên đất pha cát. Năng suất biến động khoảng 10 - 40
tấn/ha tùy thuộc khả năng đầu tư của người trồng. Khoai mì là nguồn thức ăn có giá trị
năng lượng cao (đối với heo từ 3000-3100 Kcal ME/Kg), nhưng nghèo protein, axit
amin, khoáng và vitamin. Khoai mì sử dụng trong chăn nuôi dưới dạng khoai mì lát
phơi khô, bã bột mì, bột lá khoai mì. Củ khoai mì tươi có khoảng 65% nước. Củ khoai
mì khô chứa khoảng 83% chất bột đường, chủ yếu là tinh bột, khoảng 3% protein thô
và 3,7% xơ thô. Khi giá cả thị trường không thuận lợi, người trồng khoai mì có thể kéo
dài thời gian cây mọc trên đồng mà năng suất củ không bị giảm (tuy nhiên khi kéo dài
quá lâu - khoai mì 2 năm tuổi, một phần củ sẽ hóa xơ không có giá trị dinh dưỡng).
Bột khoai mì có hàm lượng đạm rất thấp (2,5%) nên thường chỉ dùng được trong
thức ăn heo thịt. Do hàm lượng tinh bột rất cao nên đôi khi bột khoai mì được dùng
trong thức ăn dập viên với tư cách là chất kết dính (pellet binder). Mặc dù hàm lượng
đạm rất thấp nhưng bột khoai mì là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt cho thú nếu bổ
sung đầy đủ các acid amin và vitamin cần thiết. Một lưu ý khác là heo thịt giai đoạn
cuối sử dụng khẩu phần có nhiều khoai mì dễ dẫn đến có nhiều mỡ, quày thịt có màu
đỏ nhạt nên làm giảm giá trị thương phẩm của heo
Một số giống khoai mì cao sản có hàm lượng HCN (acid cyanhydric) rất cao trong
lá và củ khoai mì nên khi sử dụng các sản phẩm khoai mì làm thức ăn chăn nuôi cần
lưu ý khắc phục vấn đề này.
2.5.3 Rỉ mật đường
Rỉ mật đường là phụ phẩm của nhà máy chế biến đường. Cây mía được trồng
nhiều ở các nước nhiệt đới để sản xuất đường và được xem là một trong những loài
thực vật sử dụng hiệu quả nhất nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Mía sau khi thu

hoạch được ép lấy nước, phần nước được cô đặc bằng cách nấu đến khi có dung dịch
chứa khoảng 50% đường mía. Sau đó được kết tinh để có đường thô, phần dung dịch
còn lại là rỉ mật đường ( thường được gọi tắt là rỉ đường ). Một tấn mía cây sẽ cho
khoảng 100 kg đường tinh và 25-50 kg rỉ mật đường.

10


Rỉ mật đường có màu nâu sẫm, lỏng, chứa 15-25% nước và khoảng 46% đường
nên cũng có thể dùng làm thức ăn cung năng lượng. Mật đường có chứa nhiều chất
khoáng, đặt biệt là potassium (K), nhưng thấp về phosphor.
Dùng nhiều rỉ mật đường cho bò có thể gây ngộ độc do sự lên men rỉ mật đường
trong dạ cỏ tạo ra nhiều butyrate vốn là ketogenic nên gây ảnh hưởng hoạt động của
não. Do đó chỉ nên dùng giới hạn ở tỉ lệ dưới 10% như là một thức ăn kích thích sự
ngon miệng
2.5.3 Cỏ voi
Thuộc họ hoà thảo, thân đứng, có nhiều đốt, rậm lá, sinh trưởng nhanh. Khi nhiệt
độ hạ xuống thấp không bị cháy lá. Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 đến tháng
5, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Nếu mùa khô chủ động được nước tưới, thì có
thể thu hoạch quanh năm. Chu kỳ kinh tế của cỏ Voi là 3 - 4 năm (tức là trồng một lần
thu hoạch được 3 - 4 năm); tuỳ theo trình độ thâm canh, năng suất chất xanh biến động
từ 100 tấn đến 300 tấn/ha/năm
Cỏ Voi ưa đất mầu và thoáng, không chịu được ngập và úng nước. Loại đất trồng
cỏ Voi yêu cầu có tầng canh tác trên 30cm, có độ ẩm trung bình đến hơi khô, pH của
đất = 5 - 7. Cần cày sâu, bừa kỹ 2 lượt và làm sạch cỏ dại, đồng thời san phẳng đất.
Rạch hàng sâu 15 - 20cm theo hướng đông - tây, hàng cách hàng 60cm. Cũng có thể
trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi kia 40 cm và hàng cách hàng 60cm
Tuy vậy cỏ voi có hạn chế là phần thân, gốc nhiều ( trâu bò thường không sử dụng
hết nếu không được đập dập, cắt nhỏ) dinh dưỡng trong cỏ voi có hàm lượng : VCK =
12-15% ; Protein thô = 7-9%.

2.6 Sơ lược về công ty TNHH một thành viên bò sữa TP.HCM
2.6.1 Quá trình hình thành và vị trí địa lý của công ty
Tiền thân là khu kinh tế Phạm Văn Cội I, thành lập từ năm 1975. Sau giai đoạn
phục hóa vùng kháng chiến cũ (Mật Khu Hố Bò) thì chuyển thành nông trường Phạm
Văn Cội II năm 1977, sau đổi tên thành nông trường Chà Nơ, rồi thành nông trường
quốc doanh An Phú.
Từ năm 1987 chuyển thành công ty bò sữa TP.HCM thuộc Sở Nông Nghiệp
Thành Phố, theo quyết định số 63/QĐ-UB cấp ngày 26/2/1992 của UBND TP.HỒ CHÍ
MINH.
11


Tháng 12/1996 trở thành đơn vị thành viên của tổng công ty Nông Nghiệp Sài
Gòn.
Đầu năm 2004, với yêu cầu tăng cường năng lực của đơn vị, nông trường Phạm
Văn Cội II được sát nhập vào công ty.
Xí nghiệp chăn nuôi bò An Phú là thành viên của công ty bò sữa TP.HCM.
Đầu năm 2007 công ty bò sữa TP.HCM chuyển đổi thành công ty TNHH một
thành viên bò sữa TP.HCM.
Địa điểm công ty : xã An Phú, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh ( nằm trên tỉnh lộ
15 về phía tây, cách quốc lộ 22 về phía đông 20 km ).
2.6.2 Địa hình – đất đai xí nghiệp chăn nuôi bò An Phú
Diện tích đất xí nghiệp An Phú chia làm 3 khu chính
- Khu 1: rộng 828 ha, nằm phía Tây-Nam công ty
- Khu 2: rộng 190 ha, nằm phía Bắc công ty
- Khu 3: rộng 135 ha, nằm phía Đông-Nam công ty
Loại đất xí nghiệp chủ yếu là đất phù sa cổ, đất pha cát và đất thịt nhẹ, đất bạc
màu nghèo chất dinh dưỡng, độ pH từ 4,5-5 vấn đề ngập úng ít xảy ra.
Nguồn nước mặt: có tầng nước khi ở vào mùa mưa sâu từ 3-8 m, vào mùa nắng
sâu từ 6-8 m, chất lượng tốt nhưng lưu lượng chỉ đủ dùng trong sinh hoạt. Khả năng

khoan giếng bán công nghiệp sâu 25 m cũng chỉ đủ dùng trong gia đình.
Nguồn nước ngầm: được khai thác bằng cách khoan giếng công nghiệp có lưu
lượng lớn nhưng nằm ở độ sâu 75-100 m.
2.6.3 Khí hậu-Thời tiết
2.6.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm
khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8oC (tháng 4), nhiệt độ trung
bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm
chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 – 10oC
2.6.3.2 Ẩm độ
Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 –
90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%.
2.6.3.3 Mưa
12


Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, mưa phân bổ không đều
giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9, nhưng vào tháng 12,tháng 1
lượng mưa không đáng kể
2.6.3.4 Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2920 giờ.
2.6.3.5 Gió
Vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu phân bố vào các tháng trong
năm như sau:
Từ tháng 2 đến tháng 5 gió có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc trung bình từ
1,5 – 2,0 m/s;
Tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành là gió Tây – Tây nam, vận tốc trung bình từ 1,5 – 3,0
m/s
Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung bình từ 1 –
1,5 m/s.

2.6.4 Quy hoạch đồng cỏ của xí nghiệp chăn nuôi bò An Phú
Với tổng diện tích đồng cỏ là 505 ha, trong đó chủ yếu trồng hai loại
Cỏ dùng chăn thả: cỏ Ruzi ( Brachiaria ruziziensis) có tổng diện tích 161 ha
chiếm 31%, cỏ Signal với 129 ha chiếm 25% và cỏ Ghine ( Panicum maximum) có 60
ha chiếm 12%
Cỏ dùng cắt: cỏ voi ( Penisetum purpureum) có diện tích 92 ha chiếm 19% với
năng suất 30 tấn/lứa/30 ngày, cỏ hỗn hợp ÚC có 56 ha chiếm 11% với năng suất 360420 tấn/ha và cỏ Stylo Plusc ( Stylosanthes guianesis ) có 4 ha với năng suất 20 tấn/ha
2.6.5 Cơ cấu tổ chức công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên bò sữa TP Hồ Chí Minh được
trình bày qua bảng 2.1

13


Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
Hội đồng
thành viên

Kiểm soát viên


CÔNG TY

P.GĐ

P.GĐ
P.GĐ

GĐ xí nghiệp
An Phú


GĐ xí nghiệp
dịch vụ

P.GĐ
P.GĐ

TP tài chính
kế toán

Trại trưởng 1-8
và trại dê

TP tổ chức
LĐTL

Trợ lý GĐ
Nhân viên
kế toán

TP kế hoạch

Nhân viên
thủ quỹ
TP kỹ thuật
Nhân viên
thống kê

TP hành
chính quản

trị
Trưởng ban
bảo vệ

Nhân viên
trạm cân

Kỹ thuật viên
trại 1-8 và
trại dê

14

GĐ nhà máy
chế biến

GĐ xí nghiệp
cao su

GĐ nông
trường Phạm
Văn Cội

Trưởng ban
quản lý dự
án
GĐ xí nghiệp
bò sữa Lâm
Đồng


Đoàn thể

Trại
trưởng
trại CN
Trại
trưởng
trại
phong

Đội
trưởng
cao su


2.6.6 Nhiệm vụ chính của công ty
- Cung cấp thịt bò, bê các loại
- Trồng, chăm sóc, khai thác cây cao su
- Chăn nuôi, lai tạo giống, sữa, thịt cung cấp cho TP.HCM và các tỉnh
- Làm dịch vụ kỹ thuật thú y, thụ tinh phối giống cho các hộ nông dân trong TP

15


Chương III
Nội dung và phương pháp thí nghiệm
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
Thời gian vỗ béo bắt đầu từ 1/3/2008 đến ngày 7/6/2008
Địa điểm : việc tiến hành vỗ béo được thực hiện tại trại chăn nuôi số 8 của công ty
TNHH một thành viên bò sữa TP.HCM, thuộc xã An Phú, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí

Minh
3.2 Gia súc thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên trên 15 con bò đực thuộc 3 giống: lai Sind,
Droughtmaster thuần, Brahman thuần, mỗi giống 5 con
Gia súc thí nghiệm có tuổi từ 18-20 tháng, có trạng thái sinh lý, sinh trưởng phát
triển bình thường và có khối lượng trong cùng một nhóm giống chênh lệch nhau không
quá 30 kg

Hình 1 : Bò Droughtmaster thuần nuôi thí nghiệm
16


×