Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO NÁI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI TRẠI HEO THỐNG NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.13 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO NÁI
THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI
TRẠI HEO THỐNG NHẤT

Họ và tên: Vũ Kim Bình An
Ngành: Chăn nuôi
Lớp: DH04CN
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 9/2008


TÊN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
TRANG TỰA
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO NÁI
THUỘC CÁC NHÓM GIỐNG CÓ TẠI TRẠI
CHĂN NUÔI THỐNG NHẤT, CỦ CHI

Tác giả

VŨ KIM BÌNH AN

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng Kỹ Sư Chăn Nuôi


Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 09/2008
i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên cha mẹ
Người có công sinh thành nuôi dưỡng dạy bảo lo toan để cho con có được như
ngày hôm nay.
Chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Bộ Môn Di Truyền Giống – Động Vật
Cùng toàn thể quí thầy, cô đã tạo điều kiện học tập, giảng dạy, truyền đạt kiến thức
cho chúng tôi trong thời gian học tập tại trường.
Chân thành biết ơn
Thầy Trần Văn Chính, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực
tập thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn
Giám Đốc trại chăn nuôi Thống Nhất.
Cùng toàn thể anh, chị, em, cô, chú công nhân viên tại công ty.
Đã nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
Cảm ơn
Tập thể lớp DH04CN, tất cả những người thân, những người bạn đã động viên
giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.

VŨ KIM BÌNH AN


ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ ngày 10/03/08 đến ngày 30/06/08 tại Trại Chăn Nuôi Thống
Nhất, Thái Mỹ, Củ Chi. Nội dung nghiên cứu là khảo sát và đánh giá một số chỉ tiêu sinh
sản của heo nái thuộc một số nhóm giống nuôi tại trại, làm cơ sở dữ liệu cho công tác
giống để cải thiện và nâng cao hơn nữa năng suất của đàn heo nái sinh sản tại trại. Cơ sở
dữ liệu khoa học cũng được dùng để phục vụ cho chương trình xây dựng tiêu chuẩn giống
heo tại TP.HCM.
Qua khảo sát 94 nái sinh sản với 404 ổ đẻ của 10 nhóm giống phổ biến tại trại, kết quả
cho thấy:
(1) Trung bình quần thể của một số chỉ tiêu về sức sinh sản của đàn heo nái đang sinh
sản như sau:
- Tuổi phối giống lần đầu là 282,64 ngày
- Tuổi đẻ lứa đầu là 409,70 ngày
- Số heo con sơ sinh đẻ ra trên ổ là 10,48 con
- Số heo con sơ sinh còn sống là 9,98 con/ổ
- Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống là 1,36 kg
- Số heo con 21 ngày tuổi đạt 8,8 con/ổ
- Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi đạt 4,97 kg
(2) Dựa vào chỉ số sinh sản của nái (SPI), các nhóm giống heo được xếp hạng khả
năng sinh sản từ tốt đến xấu như sau:
Hạng I: nhóm giống P(YP) (119,13 điểm)
Hạng II: nhóm giống YL (107,33 điểm)
Hạng III: nhóm giống L(LY) (104,89 điểm)
Hạng IV: nhóm giống Y(YL) (104,77 điểm)
Hạng V: nhóm giống L(YL) (99,35 điểm)
Hạng VI: nhóm giống 3M (98,28 điểm)
iii



Hạng VII: nhóm giống LL (90,22 điểm)
Hạng VIII: nhóm giống Y(LY) (85,12 điểm)
Hạng IX: nhóm giống PD (80,92 điểm)
Hạng X: nhóm giống P(PY)(67,48 điểm)
Trong đó phân loại chất lượng đàn heo nái của các nhóm giống như sau:
< 115 điểm
Nhóm
giống

101 – 114
điểm

90 – 100
điểm

Tổng
cộng

< 90 điểm

N
(nái)

(%)

N
(nái)


(%)

N
(nái)

(%)

N
(nái)

(%)

N
(nái)

(%)

3M

1

33,33

0

0

1

33,33


1

33,33

3

100,00

LL

2

22,22

1

11,11

2

22,22

4

44,44

9

100,00


L(LY)

4

44,44

0

0

2

22,22

3

33,33

9

100,00

L(YL)

6

26,09

6


26,09

2

8,70

9

39,13

23

100,00

PD

0

0

0

0

0

0

2


100,00

2

100,00

P(PY)

1

25,00

0

0

1

25,00

2

50,00

4

100,00

P(YP)


2

50,00

1

25,00

1

25,00

0

0

4

100,00

YL

8

47,06

3

17,65


2

11,76

4

23,53

17

100,00

Y(LY)

0

0

0

0

2

50,00

2

50,00


4

100,00

Y(YL)

7

36,84

3

15,79

2

10,53

7

36,84

19

100,00

Tổng
cộng


31

32,98

14

14,89

15

15,96

34

36,17

94

100,00

iv


MỤC LỤC
Trang

TRANG TỰA ........................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ .......................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................... iii
DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ............................................. ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG......................................................................x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................. xii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................. xii
Chương I ...................................................................................................1
MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1

1.2.

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU........................................................................................2

1.2.1. Mục đích............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu..............................................................................................................2

Chương II..................................................................................................3
TỔNG QUAN...........................................................................................3
2.1.

GIỚI THIỆU VỀ TRẠI CHĂN NUÔI THỐNG NHẤT – THÁI MỸ..................3

2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................3
2.1.2. Lịch sử hình thành.............................................................................................3
2.1.3. Chức năng của trại ............................................................................................3
2.1.4. Cơ sở hạ tầng.....................................................................................................4
2.1.4.1.

Khu chăn nuôi.................................................................................................. 4


2.1.4.2.

Khu sản xuất .................................................................................................... 4

v


2.1.5. Cơ cấu tổ chức quản lí sản xuất ........................................................................4
2.1.6. Cơ cấu đàn heo của trại .....................................................................................6
2.1.7. Các sản phẩm chính của trại .............................................................................6
2.1.8. Định hướng phát triển .......................................................................................6
2.1.9. Giống và công tác giống ...................................................................................7

2.2.

2.1.9.1.

Nguồn gốc giống ............................................................................................. 7

2.1.9.2.

Công tác giống................................................................................................. 7

ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG...........................................................8

2.2.1. Chuồng trại........................................................................................................8
2.2.2. Thức ăn..............................................................................................................9
2.2.3. Nước uống.........................................................................................................9
2.2.4. Chăm sóc và nuôi dưỡng...................................................................................9
2.2.5. Qui trình vệ sinh chăn nuôi và phòng bệnh thú y ...........................................11

2.2.5.1.

Qui trình vệ sinh chăn nuôi ........................................................................... 11

2.2.5.2.

Qui trình phòng bệnh thú y............................................................................ 11

2.3. NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI ....12
2.3.1 Tuổi thành thục..................................................................................................12
2.3.2. Tuổi phối giống lần đầu....................................................................................13
2.3.3. Tuổi đẻ lứa đầu .................................................................................................13
2.3.4. Tỉ lệ đậu thai và tỉ lệ đẻ...................................................................................13
2.3.5. Thời gian lên giống lại sau cai sữa..................................................................14
2.3.6. Số heo con sơ sinh còn sống trong một lứa ....................................................14
2.3.7. Trọng lượng heo con sơ sinh và trọng lượng heo con 21 ngày tuổi.................14
2.4.

BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO ......................15

Chương III ..............................................................................................16
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................16
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..............................................16
3.2. NỘI DUNG KHẢO SÁT ........................................................................................16
3.3. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT......................................................................................16
vi


3.4. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT................................................................................17
3.5. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT..................................................................................17

3.5.1. Khả năng mắn đẻ của nái..................................................................................17
3.5.2. Khả năng đẻ sai của nái ....................................................................................17
3.5.3. Khả năng nuôi con của nái ...............................................................................18
3.5.4. Xếp loại các nhóm giống ................................................................................21
3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU.........................................................................21

Chương IV ..............................................................................................22
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................22
4.1. KHẢ NĂNG MẮN ĐẺ ...........................................................................................22
4.1.1. Tuổi phối giống lần đầu....................................................................................22
4.1.2. Tuổi đẻ lứa đầu .................................................................................................23
4.1.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ............................................................................24
4.1.4. Số lứa đẻ của nái trên năm ...............................................................................26
4.2. KHẢ NĂNG ĐẺ SAI CỦA NÁI ............................................................................27
4.2.1. Số heo con đẻ ra trên ổ .....................................................................................27
4.2.2. Số heo con sơ sinh còn sống.............................................................................29
4.2.3. Số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh ......................................................33
4.2.4. Số heo con chọn nuôi .......................................................................................34
4.2.5. Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh .................................................................37
4.2.6. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh ...........................................................40
4.2.7. Số heo con sơ sinh của nái trên năm ................................................................42
4.3. KHẢ NĂNG NUÔI CON .......................................................................................43
4.3.1. Số heo con cai sữa ............................................................................................43
4.3.3. Trọng lượng toàn ổ heo con 21 ngày................................................................48
4.3.4. Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày..........................................................50
4.3.5. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã hiệu chỉnh...........................................51
4.3.6. Số heo con cai sữa của nái trên năm.................................................................53
vii



4.4. XẾP HẠNG KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM GIỐNG KHẢO SÁT 54

Bảng 4.19. Chỉ số sinh sản heo nái so sánh giữa các nhóm giống..........55
Chương V................................................................................................58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................58
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................................58
5.2. ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................60
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………..63

viii


DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
3M

: nhóm giống có 3 máu.

LL

: Landrace thuần.

L(LY)

: cha giống Landrace, mẹ giống Landrace x Yorkshire.

L(YL)

: cha giống Landrace, mẹ giống Yorkshire x Landrace.


PD

: Pietrain x Duroc.

P(PY)

: cha giống Pietrain, mẹ giống Pietrain x Yorkshire.

P(YP)

: cha giống Pietrain, mẹ giống Yorkshire x Pietrain.

YL

: Yorkshire x Landrace.

Y(LY)

: cha giống Yorkshire, mẹ giống Landrace x Yorkshire.

Y(YL)

: cha giống Yorkshire, mẹ giống Yorkshire x Landrace.

N

: số mẫu khảo sát.




: trị số trung bình.

SD

: độ lệch chuẩn.

CV

: hệ số biến dị.

N.Giống

: nhóm giống.

TSTK

: tham số thống kê.

NSIF

: liên đoàn cải thiện giống heo của Mỹ.

SPI

: chỉ số sinh sản heo nái.

DF

: độ tự do.


SS

: tổng bình phương.

MS

: trung bình bình phương.

ANOVA

: bảng phân tích.

TP.HCM

:Thành phố Hồ Chí Minh.

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần một số loại thức ăn hỗn hợp của trại Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2. Qui trình tiêm phòng ............................................ Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.1: Hệ số cộng thêm để hiệu chỉnh số heo con sơ sinh sống theo lứa đẻError! Bookmark not d
Bảng 3.2: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ theo ngày tuổi cai sữaError! Bookmark not defined.

Bảng 3.3: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo số heo con giao nuôiError! Book

Bảng 3.4: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo lứa đẻ của heo náiError! Bookm

Bảng 4.1: Tuổi phối giống lần đầu ....................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu .................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.3: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng4.4: Số lứa đẻ của nái trên năm.................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.5a: Số heo con đẻ ra trên ổ theo các nhóm giống .... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.5b: Số heo con đẻ ra trên ổ....................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.6a: Số heo con sơ sinh còn sống so sánh theo giốngError! Bookmark not defined.
Bảng 4.6b: Số heo con sơ sinh còn sống so sánh theo lứa đẻError! Bookmark not defined.
Bảng 4.7: Số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh ......... Error! Bookmark not defined.
Bảng4.8a: Số heo con chọn nuôi so sánh theo giống ........... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.8b: Số heo con chọn nuôi so sánh theo lứa .............. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.9a: Trọng lượng heo toàn ổ con sơ sinh của các nhóm giốngError! Bookmark not defined.
Bảng 4.9b: Trọng lượng heo toàn ổ con sơ sinh của các lứa Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.10a: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh theo giốngError! Bookmark not defined.
Bảng 4.10b: Trọng lượng bình quân heo sơ sinh ở các lứa.. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.11: Số heo con sơ sinh của nái trên năm.................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.12a: Số heo con cai sữa giữa các nhóm giống ......... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.12b: Số con cai sữa giữa các lứa.............................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.13a: Tỉ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa so sánh giữa các nhóm giốngError! Bookmark not

Bảng 4.13b: Tỉ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa so sánh giữa các lứaError! Bookmark not defined.
x


Bảng 4.14a: Trọng lượng heo con 21 ngày toàn ổ so sánh giữa các giốngError! Bookmark not defin

Bảng 4.14b: Trọng lượng heo con 21 ngày toàn ổ so sánh giữa các lứaError! Bookmark not defined

Bảng 4.15a: Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày so sánh giữa các giốngError! Bookmark not d


Bảng 4.15b: Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày so sánh giữa các lứaError! Bookmark not defi
Bảng 4.16: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã hiệu chỉnhError! Bookmark not defined.

Bảng 4.17: Số heo con cai sữa của nái trong năm so sánh giữa các giốngError! Bookmark not defin
Bảng 4.19. Chỉ số sinh sản heo nái so sánh giữa các giống . Error! Bookmark not defined.

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.5b: Số heo con đẻ ra trên ổ giữa các lứa Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 4.6a: Số heo con sơ sinh còn sống so sánh theo giống

Error! Bookmark

not defined.
Biểu đồ 4.6b: Số heo con sơ sinh còn sống so sánh theo lứa đẻ

Error! Bookmark

not defined.
Biểu đồ 4.7: Số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh

Error! Bookmark not

defined.
Biểu đồ 4.8a: Số heo con chọn nuôi so sánh theo giống

Error! Bookmark not


defined.
Biểu đồ 4.8b: Số heo con chọn nuôi so sánh theo lứa đẻ

Error! Bookmark not

defined.
Biểu đồ 4.9b: Trọng lượng heo toàn ổ con sơ sinh của các lứa

Error! Bookmark

not defined.
Biểu đồ 4.12a: Số heo con cai sữa giữa các nhóm giống

Error! Bookmark not

defined.
Biểu đồ 4.12b. Số con cai sữa giữa các lứa Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 4.16: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã hiệu chỉnh Error! Bookmark
not defined.

xii


Chương I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp. Trong đó chăn nuôi, đặc
biệt là chăn nuôi heo đã gắn liền với đời sống của người nông dân từ rất sớm.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu các mặt của con người ngày

càng nâng cao, trong đó có nhu cầu thực phẩm, đặc biệt là thịt heo cũng không ngừng gia
tăng. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngành chăn nuôi heo cần phải nâng cao sản lượng sản xuất.
Bên cạnh công tác quản lí, thú y, thức ăn dinh dưỡng, chăm sóc… công tác giống
đóng vai trò thiết yếu để có được một đàn heo tốt, sức sinh sản cao, số lượng nhiều và đạt
hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
Do đó, theo dõi và đánh giá sức sản xuất của đàn heo nái sinh sản đang được nuôi
ở một trại là việc làm cần thiết để từ đó có được hướng chọn lọc, loại thải, tuyển chọn đàn
heo giống có phẩm chất tốt hơn, loại thải các cá thể có thành tích chưa đạt.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, được sự đồng ý của bộ môn Di truyền Giống, Khoa
Chăn Nuôi Thú Y trường đại học Nông Lâm TP. HCM, sự giúp đỡ của trại heo Thống
Nhất Thái Mỹ huyện Củ Chi TP. HCM, chúng tôi thực hiện đề tài “KHẢO SÁT MỘT SỐ
CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO NÁI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI TRẠI
HEO THỐNG NHẤT”.
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ cho công tác chọn
giống và nhân giống của trại heo Thống Nhất Thái Mỹ, đồng thời đóng góp nguồn thông
tin cho chương trình hợp tác nghiên cứu đề tài “XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN GIỐNG
HEO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” giữa Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM

1


và trung tâm quản lí và kiểm dịch cây trồng vật nuôi, tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn
và trại heo Thống Nhất.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của đàn heo nái sinh sản hiện có tại trại heo
Thống Nhất, từ đó đề nghị những biện pháp cải thiện, chọn lọc để nâng cao hơn nữa năng
suất đàn heo cho trại và đóng góp cơ sở dữ liệu khoa học cho chương trình xây dựng tiêu
chuẩn giống heo tại TP.HCM.
1.2.2. Yêu cầu

Theo dõi, thu thập số liệu và so sánh một số chỉ tiêu sinh sản của đàn heo nái sinh
sản thuộc một số nhóm giống đang được nuôi dưỡng tại trại Thống Nhất trong thời gian
thực tập.

2


Chương II
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRẠI CHĂN NUÔI THỐNG NHẤT – THÁI MỸ
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại trực thuộc ấp Mỹ Khánh B, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, cách TP.HCM 45 km
về hướng Tây Nam, giáp ranh huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh và thị trấn Tân Mỹ tỉnh
Long An với tổng diện tích mặt bằng là 30000 m2, có đường giao thông thuận lợi, phù
hợp với điều kiện chăn nuôi.
Phía Đông giáp ruộng lúa
Phía Tây, phía Nam, phía Bắc đều giáp đường làng
Ngoài ra, cách trại chăn nuôi 200 m về hướng Tây Nam là tỉnh lộ 7, các hướng
khác là đường giao thông nông thôn.
Cách trại 500 m về hướng Tây là rạch Bà Đập.
Thời tiết khí hậu tương đối ổn định, nhiệt độ khá cao và ổn định giữa các tháng
trong năm, trung bình là 30 0C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng từ 1 – 5 0C. Biên độ
nhiệt độ ngày và đêm các tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) là 8 – 10 0C,
các tháng mùa mưa là 5 – 6 0C.
Độ ẩm tương đối của không khí trung bình các tháng mùa khô là 70 %, mùa mưa
là 80 – 90 %.
2.1.2. Lịch sử hình thành
Trại được xây dựng năm 1995 và đi vào hoạt động năm 1996, dưới sự điều hành
của giám đốc trại Nguyễn Tiến Luận.
2.1.3. Chức năng của trại

- Thu mua nguyên liệu cho nhà máy sản xuất thức ăn Thái Mỹ, sản xuất thức ăn
cho trại và cung cấp cho nông dân trong vùng.

3


- Sản xuất heo con giống, heo thịt thương phẩm nhằm cung cấp cho các nhà chăn
nuôi, các cơ sở giết mổ trong thành phố cũng như các tỉnh lân cận: Bình Dương, Tây
Ninh. Trại được chứng nhận là cơ sở sản xuất thịt heo an toàn năm 2005, do Viện Khoa
Học kỹ thuật Nông Nghiệp Miền Nam chứng nhận.
2.1.4. Cơ sở hạ tầng
Gồm 2 khu chính là khu chăn nuôi và khu sản xuất
2.1.4.1. Khu chăn nuôi
Khu chăn nuôi được chia thành 2 cụm: cụm chuyên nuôi, cung cấp con giống và
cụm chuyên nuôi heo thịt. Do điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng, bố trí và quản lí nhân
công nên 2 cụm này được bố trí cách xa nhau, cụ thể là cụm nuôi heo thịt được bố trí cách
500 m về hướng Đông, vị trí gần rạch Bà Đập .
Cụm nuôi heo giống gồm nái, nọc, heo con giống. Công việc ở đây chủ yếu là lấy
tinh, phối giống, chăm sóc nái đẻ và nuôi heo con cai sữa, heo hậu bị, nái bầu.
Heo con sau cai sữa 60 ngày sẽ được chuyển ra cụm heo thịt để bắt đầu công tác
nuôi thịt. Công việc ở đây chủ yếu là chăm sóc và sản xuất heo thịt. Cụm này có diện tích
khoảng 2000 m2 với 2 công nhân phổ thông và 1 bác sỹ thú y.
2.1.4.2. Khu sản xuất
Khu này bao gồm: kho chứa hàng, kho chứa nguyên vật liệu và khu sản xuất. Công
việc ở đây là sản xuất và phân phối thức ăn cho heo tại trại và cung cấp cho thị trường
thức ăn gia súc trong vùng.
2.1.5. Cơ cấu tổ chức quản lí sản xuất
Cơ cấu tổ chức quản lí sản xuất được trình bày qua sơ đồ sau

4



GIÁM
ĐỐC

Trại
trưởng
chăn nuôi

Thủ kho
sản xuất

Kế toán

Thủ quĩ

Phó
trưởng trại
nuôi heo
thịt

Phó
trưởng thú
y

Phó
trưởng
công tác
phối


Tài vụ

Nhân viên

Tổ trưởng
khu nái ,
đẻ, chửa

Nhân viên

Nhân viên

Phòng kế
hoạch

Nhân viên

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức quản lí sản xuất
Trong đó, trại trưởng chăn nuôi chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của trại
như lịch làm việc, qui trình tiêm phòng, xuất nhập heo… Các vị trí khác chịu sự phân
công của cấp trên trực tiếp, hoặc của trại trưởng chăn nuôi. Riêng giám đốc có thể can
thiệp vào bất kì vị trí nào trong bộ máy điều hành.

5


2.1.6. Cơ cấu đàn heo của trại
Trại chăn nuôi heo công nghiệp theo mô hình cùng vào cùng ra, đảm bảo vệ sinh
tiêu độc định kì trong từng giai đọan chăn nuôi, không có sự vấy nhiễm ngược từ các đàn
đã xuất.

Trại có tổng đàn gồm :
- Nái sinh sản

:

600

- Nái hậu bị

:

100

- Nọc sản xuất

:

50

- Nọc hậu bị

:

10

- Heo con cai sữa :

1260

- Heo con theo mẹ :


800

- Heo thịt

1600

:

2.1.7. Các sản phẩm chính của trại
Trại chuyên sản xuất và cung cấp 2 loại sản phẩm chính là: các loại heo con giống
và heo con nuôi thịt. Các sản phẩm này được cung cấp cho bà con nông dân có nhu cầu
tại địa phương cũng như các tỉnh lân cận khác.
Đặc biệt trại còn sản xuất và cung cấp thức ăn gia súc cho bà con nông dân địa
phương có nhu cầu cũng như có hệ thống phân phối ở các tỉnh lân cận như Long An, Tây
Ninh, Đồng Nai, Bình Dương…, công suất trung bình 8 tấn/giờ, gồm các hệ thống máy
sấy, máy xay và máy trộn.
2.1.8. Định hướng phát triển
Trại có định hướng dự kiến sẽ nâng cao thêm tổng đàn nái cũng như mở rộng sản
xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho
người dân địa phương, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của một xã anh hùng.
Cơ cấu đàn dự kiến đến tháng 01/2010 sẽ là:
 Đực làm việc: 80 con
 Đực hậu bị: 20 con
 Nái sinh sản: 1000 con
 Nái hậu bị: 200 con
6


2.1.9. Giống và công tác giống

2.1.9.1. Nguồn gốc giống
Các heo giống tại trại ban đầu được nhập từ các trại giống như trại Kim Long, trại
Tân Trung, xí nghiệp heo giống cấp I, xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn… gồm các cá thể
đực giống có thành tích tốt, thuộc các giống Pietran, Yorkshire, Duroc, Landrace, các nái
thuộc giống Yorkshire, Landrace.
Đàn heo ban đầu được nuôi dưỡng, lai tạo thành đàn heo hiện nay. Các heo nái chủ
yếu là heo lai có máu Yorkshire hoặc Landrace, heo nọc là heo thuần Pietran, Yorkshire,
Duroc, Landrace.
Khoảng 2 năm một lần, trại nhập thêm một số heo nọc và nái để làm tươi máu đàn
heo trong trại, tránh đồng huyết.
2.1.9.2. Công tác giống
Ở trại phong phú về các nhóm giống, ngoài những cá thể thuộc các giống thuần
như Pietran, Yorkshire, Duroc, Landrace thì còn những con lai 2 máu, thậm chí 3 máu
được sử dụng làm heo cha mẹ, heo thương phẩm.
Nái được giữ lại cho đến khi thành tích sinh sản sụt giảm, không hạn chế số lứa đẻ.
Heo hậu bị ở trại được chọn theo quy trình sau:
- Theo dõi thành tích heo mẹ, heo anh chị ở lứa đẻ trước, đồng thời kiểm tra gia
phả, tránh đồng huyết.
- Lúc 1 ngày tuổi heo con phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không dị tật, cân nặng hơn
1 kg.
- Theo dõi đến 21 ngày tuổi, bấm tai những heo khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
- Lúc 60 ngày, chọn những con có ngoại hình đẹp, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt,
chân khỏe, mông, vai nở nang, bộ phận sinh dục lộ rõ, vú đều, có từ 12 vú trở lên.
- Lúc 6 tháng tuổi, heo được giám định để đưa vào sử dụng. Đối với những con có
điểm ngoại hình thể chất từ 80 điểm trở lên và trọng lượng lớn hơn 1 kg, nhanh nhẹn,
khỏe mạnh, không bệnh tật sẽ được lập phiếu cá thể, ghi rõ lí lịch, tránh hiện tượng đồng
huyết khi giao phối.

7



- Theo dõi kết quả hai lứa đẻ đầu tiên để quyết định giữ heo hậu bị, đưa vào đàn
nái sinh sản chính thức hay loại thải.
Công tác phối giống được thực hiện vào khoảng 9 – 10h và 13 – 16h trong ngày.
Mỗi nái được phối 3 lần bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo.
2.2. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
2.2.1. Chuồng trại
Cụm chuyên nuôi và cung cấp heo giống có 11 dãy chuồng, trong đó:
Dãy 1: nuôi heo đực giống và nái khô
Dãy 2, 3: nuôi heo hậu bị
Dãy 4, 10: nuôi nái mang thai
Dãy 5, 6 , 11: nuôi nái đẻ
Dãy 7, 8: nuôi heo thịt
Dãy 9: nuôi heo con cai sữa
Đầu các dãy chuồng có hố sát trùng, xung quanh các dãy chuồng đều có trồng cây
xanh tạo bóng mát. Dãy 1, 5, 7, 8, 10, 11 trang bị quạt gió công nghiệp. Dãy 5, 6, 10, 11
có hệ thống tưới nước trên mái.
- Chuồng nái đẻ và nuôi con: gồm 2 dãy, khung nhà bằng chắc chắn, các ô chuồng
được làm bằng sắt, sàn bằng nhựa hoặc bằng sắt. Mỗi ô đều có đèn sưởi ấm, máng ăn đặt
phía trước quay ra lối đi, có núm uống tự động. Heo nái được đưa vào chuồng trước ngày
đẻ dự kiến khoảng 7 ngày sau khi chuồng đã vệ sinh sạch sẽ, để trống 7 ngày.
- Chuồng nái khô và nái mang thai: chuồng nhốt cá thể, làm bằng sắt.
- Chuồng heo nọc: nền bằng xi măng, có song sắt, mỗi ô mỗi nọc, diện tích khoảng
5 m2, bố trí máng ăn trước chuồng, có núm uống tự động.
- Chuồng heo cai sữa: gồm chuồng sàn và chuồng xi măng, tùy độ tuổi mà nhốt
trên sàn hay nuôi dưới chuồng xi măng. Heo cai sữa khoảng 45 ngày được đưa xuống
chuồng xi măng. Với chuồng sàn, máng ăn dọc theo lối đi, núm uống tự động. Chuồng xi
măng cũng được bố trí máng ăn và núm uống tự động.
- Chuồng heo thịt: làm bằng xi măng nhốt 20 – 30 con/ô, mỗi ô khoảng 25 m2.


8


2.2.2. Thức ăn
Phần lớn các loại thức ăn hỗn hợp sử dụng tại trại đều do trại tự trộn.
Bảng 2.1: Thành phần một số loại thức ăn hỗn hợp của trại
Thức ăn hỗn hợp

ThaiLand

ThaiLand

ThaiLand

ThaiLand

651

652

653

654

2600

2500

2500


2500

Protein (%)

16

14

12

14

Béo (%)

0,7

0,7

-

-

Xơ (%)

6

6

10


10

Ca (%)

1,2

1,2

1,2

1,2

P (%)

1,0

1,0

1,0

1,0

Thành phần
dinh dưỡng
Năng lượng trao đổi (kcal/kg)

2.2.3. Nước uống
Nước sử dụng cho heo uống là nước ngầm từ các giếng khoan có độ sâu hơn 50 m,
được lọc qua giàn mưa và bể lọc, bơm trở lại bể chứa và dẫn cho heo uống qua hệ thống
ống dẫn và núm uống tự động.

Nước sử dụng để tắm heo, xịt chuồng thì bơm trực tiếp từ giếng khoan.
2.2.4. Chăm sóc và nuôi dưỡng
- Heo đực giống: ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm (7h) và đầu giờ chiều (13h30).
Định mức 3 – 4 kg/con/ngày bằng cám của trại tự trộn. Tắm 2 lần sau khi cho ăn. Tùy cá
thể và nhu cầu giống, mỗi lần khai thác tinh có thể cách nhau 3 – 6 ngày.
- Heo thịt:
+ Heo thịt dưới 30 kg được cho ăn tự do, thức ăn là cám D dùng trong trại
hoặc cám 651 bán ra ngoài.
+ Heo từ 30 -60 kg cho ăn theo cữ sáng, chiều với định mức 2 – 3
kg/con/ngày bằng cám số 6 dùng trong trại hoặc cám 652 bán ra ngoài.
+ Heo từ 30 kg đến xuất chuồng cho ăn theo cữ sáng và chiều, định mức
thức ăn 3 kg/con/ngày bằng cám số 7 dành riêng cho trại hoặc cám 603 bán ra ngoài.
9


Ngày tắm 2 lần vào khoảng 10h và 14h.
- Heo hậu bị: chăm sóc như heo thịt. Heo hậu bị cái đạt thể trọng trên 90 kg thì
theo dõi và chuẩn bị phối. Heo hậu bị đực lớn hơn 90 kg bắt đầu cho tập nhảy giá, kiểm
tra tinh, chuẩn bị khai thác.
- Nái khô: ngày đầu cai sữa không cho ăn. Ngày thứ 2 trở đi cho ăn 2 lần vào buổi
sáng và chiều, sử dụng cám số 9 của trại hoặc cám 601 bán ra ngoài, khẩu phần 2
kg/con/ngày. Ngày tắm 2 lần sau khi cho ăn.
- Nái mang thai: ngày tắm 2 lần, cho ăn 2 lần như nái khô, khẩu phần tăng lên 2,5
– 3 kg/con/ngày. Trước khi đẻ 1 tháng, giảm dần lượng thức ăn. Tùy thể trạng heo, cho ăn
2 - 2,5 kg/con/ngày. Trước khi đẻ 7 – 14 ngày, tùy theo tình hình có thể sớm hơn, chuyển
lên chuồng đẻ, chuẩn bị đẻ.
- Nái đẻ và nuôi con: không tắm cho heo, chỉ dọn phân hằng ngày, xịt phân dưới
sàn. Khi heo mẹ chuẩn bị đẻ, công nhân chuẩn bị sẵn dụng cụ cần thiết như găng tay, kéo,
dây cột rốn, cồn iod, kẹp, bột sát trùng, kềm bấm răng… Sau khi nái đẻ con đầu tiên,
chích 10 ml oxytoxin, thúc cho nái đẻ dễ dàng hơn.

Sau khi heo mẹ đẻ xong, kiểm tra xem còn sót nhau hay không, chích oxytoxin 5
ml để tống sạch nhau và kích thích thải sữa.
Heo mẹ cho ăn ngày 4 lần vào 7h, 10h, 16h, 22h. Mỗi lần cho từ 1,2 – 2 kg/con tùy
thể trọng và khả năng ăn.
- Heo con theo mẹ: Heo con sơ sinh được lăn vào bột sát trùng cho khô nhớt, lấy
nhớt trong miệng ra cho dễ thở sau đó bắt đầu cột rốn, cắt rốn, cắt đuôi, bấm tai. Sát trùng
rốn và đuôi bằng cồn iod. Heo con được bú sữa đầu sau đó có thể ghép sang bầy khác nếu
có nhu cầu.
Heo con 1 ngày tuổi cho uống Baycox 2ml
2 ngày cho uống ADE 2 ml
3 ngày tuổi tiêm dung dịch sắt Dextran 2ml
7 – 10 ngày tuổi, heo đực được thiến trừ những đàn heo định giữ lại làm giống.
10 – 14 ngày bắt đầu tập ăn thức ăn riêng của trại.
Cai sữa lúc 30 – 32 ngày tuổi.
10


2.2.5. Qui trình vệ sinh chăn nuôi và phòng bệnh thú y
2.2.5.1. Qui trình vệ sinh chăn nuôi
- Xe ra vào trại được phun thuốc sát trùng cẩn thận.
- Khách tham quan phải thay quần áo, mặc đồ bảo hộ, mang ủng, bước qua hố sát
trùng.
- Công nhân mặc đồ lao động, mang ủng.
- Đầu mỗi dãy chuồng có hố sát trùng, 1 tuần thay nước 1 lần, vệ sinh chuồng trại
và xung quanh chuồng.
- Phun thuốc sát trùng hàng ngày vào lúc 15h khắp các dãy chuồng để diệt mầm
bệnh, hạn chế lây lan. Đổ nước vôi toàn trại 1 tháng 1 lần.
- Chuồng nái đẻ và nuôi con sau mỗi lứa đẻ đều được xịt rửa kĩ lưỡng, để trống ít
nhất 7 ngày.
- Định kì phát quang bụi rậm, cỏ dại quanh trại, diệt chuột.

- Thuốc sát trùng thường sử dụng là: Biocid_30.
2.2.5.2. Qui trình phòng bệnh thú y
Qui trình tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm cho các loại heo được trình bày
qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Qui trình tiêm phòng
Loại heo
Vaccine

Đực
giống

Nái sinh sản

Dịch tả:

6 tháng 1

Pest_vac

lần

của thai kì

FMD:

6 tháng 1

Ngày 90 của

Aftopor


lần

thai kì

PRRS:
BSF-100
Giả dại:
Pseudorabies vaccine

-

Heo con

Heo

theo mẹ

cai sữa

Ngày 78 – 84 Trước khi phối Ngày thứ

Ngày 60 – 70
của thai kì

6 tháng 1 Ngày 91 – 97
lần

Heo hậu bị


của thai kì

11

Ngày thứ

(8 tháng)

14

44

-

-

-

-

Ngày thứ
21
-

-


2.3. NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI
Hiệu quả kinh tế ở các trại chăn nuôi phụ thuộc gần như hoàn toàn vào năng suất
và khả năng sinh sản của đàn nái. Vì vậy, xây dựng đàn nái tốt, khỏe mạnh tăng hiệu suất

sinh sản của đàn heo nái (đẻ tăng lứa trong năm, đẻ sai, tỉ lệ heo con chết thấp, trọng
lượng heo con và heo cai sữa cao…) luôn là mục tiêu của chương trình công tác giống và
quản lí kinh tế ở bất kì trại heo nào. Tuy nhiên, để có cơ sở đánh giá thì các trại phải xây
dựng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn cần phải đạt riêng cho mình.
Trên thực tế thì tùy vào tình hình và khả năng của mỗi trại mà các chỉ tiêu đánh
giá đươc xác lập bao nhiêu chỉ tiêu và yêu cầu đạt được ở mức nào. Các chỉ tiêu sinh sản
thường được các trại quan tâm như:
2.3.1 Tuổi thành thục
Tuổi thành thục là một trong những chỉ tiêu đầu tiên để đánh giá khả năng sinh sản
của heo nái, heo hậu bị cái có tuổi thành thục sớm sẽ rút ngắn được tuổi đẻ lứa đầu, như
vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, công chăm sóc, chi phí thức ăn, nuôi dưỡng mà không
ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái.
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) cho rằng trung bình tuổi thành thục của
heo hậu bị cái ngoại khoảng từ 5 – 8 tháng. Heo hậu bị cái lai có tuổi thành thục sớm hơn
heo hậu bị cái thuần từ 1 – 4 tuần.
Theo Zimmerman (1981) và Hughes (1993), khi cho heo hậu bị cái tiếp xúc với
heo đực thì thành thục sinh dục sớm hơn so với heo hậu bị cái nuôi biệt lập từ 21 – 37
ngày.
Chế độ ăn tự do hoặc định lượng mức năng lượng, tỷ lệ protein trong khẩu phần
thức ăn, thời tiết, mùa vụ hoặc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng và cách chăm
sóc quản lý nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục của heo hậu bị cái.
Mùa và thời gian chiếu sáng trong ngày cũng làm cho heo hậu bị cái thành thục
sớm hoặc muộn (Fajerson, 1992).
Theo Dziuk (1977) tuổi thành thục của heo hậu bị cái dựa trên cơ sở di truyền là
chủ yếu.

12



×