Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.92 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Một số khái niệm:
1.2. Vai trò của sử dụng nguồn nhân lực nông thôn
1.3. Đặc điểm của nguồn nhân lực nông thôn
1.4. Các tiêu chí đánh giá sử dụng nguồn nhân lực nông thôn
2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực nông thôn tại tỉnh Bắc Giang
2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Giang
2.2. Phân tích thực trạng sử dụng nguồn nhân lực nông thôn tại tỉnh Bắc
Giang
2.3. Đánh giá chung về sử dụng nguồn nhân lực nông thôn tại tỉnh Bắc
Giang.


LỜI NÓI ĐẦU
Trước xu thế phát triển như vũ bảo của khoa học công nghệ, của toàn
cầu hoá, đặc biệt là sự nổi lên của nền kinh tế tri thức và các nguồn lực ngày
càng trở nên khan hiếm hơn. Thì ngày nay con người được xem xét là yếu tố
cơ bản, yếu tố năng động cho sự phát triển bền vững. Chính vì vậy con người
được đặt vào vị trí trung tâm, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của
sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia là do
con người quyết định.
Việt nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, nông thôn
hiện đang chiếm hơn 70% lao động xã hội và đây là một nguồn lực lao động
dồi dào, đầy tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện
thành công quá trình CNH - HĐH (công nghiệp hoá hiện đại hoá) đất nước.
Nhưng đây cũng là thách thức lớn cho vấn đề sử dụng lao động ở nông thôn,
khi mà tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm đang còn rất lớn và có nguy cơ
ngày càng gia tăng làm kìm hãm sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà
em chọn đề tài "Sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn ở nước ta
hiện nay" để có thể góp một phần ý kiến của mình vào việc giải quyết việc


làm ở nông thôn nước ta hiện nay.


1. Cơ sở lí luận:
1.1. Một số khái niệm:
- Nguồn nhân lực: là nguồn lực của toàn bộ cán bộ, công nhân viên lao
động trong tổ chức đó đặt trong mối quan hệ phối kết hợp các nguồn lực
riêng của mỗi người, sự bổ trợ những khác biệt trong nguồn lực của mỗi cá
nhân thành nguồn lực của tổ chức. Sức mạnh của tập thể lao động vận
dụng vào việc đạt được những mục tiêu chung của tổ chức, trên cơ sở đó
đạt được những mục tiêu riêng của mỗi thành viên.1
- Nguồn nhân lực nông thôn: là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia,
bao gồm toàn bộ người lao động dưới dạng tích cực (lao động đang làm
việc dưới nền kinh tế quốc dân) và lao động tiềm tàng (có khả năng tham
gia lao động nhưng chưa tham gia lao động) thuộc khu vực quản lí bao
trùm toàm bộ dân số nông thôn.
- Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn: là hình thức phân công người lao
động vào công việc. Mỗi công việc có đặc tính khavs nhau về chuyên môn
hình thái. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động thực chất là phân bố nguồn
lao động một cách hợp lí sao cho viecj sử dụng lao động này đặt được mục
đích lf tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.
1.2. Vai trò của sử dụng nguồn nhân lực nông thôn
Vai trò của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói
riêng là rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang thực hiện CNH - HĐH đất nước
trong đó CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn được đặc biệt quan tâm. Vì
vậy lao động nông thôn có vai trò hết sức quan trọng nó được thể hiện qua
các mặt sau:
-


Nguồn nhân lực nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các
ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Nguồn nhân lực nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực thực
phẩm.

_____________________________
1. TS. Lê Thanh Hà (2005), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao độngXã hội, Hà Nội, tr. 9


2. PGS.TS. Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao
động-Xã hội, Hà Nội, tr. 215
- Nguồn nhân lực nông thôn tham gia vào quá trình sản xuất nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến Nông - Lâm - Thuỷ sản .
- Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành
khác.
1.3. Đặc điểm của nguồn nhân lực nông thôn
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với đặc điểm của
các ngành khác. Vì vậy, lao động nông thôn cũng có những đặc điểm khác
với lao động ở các ngành kinh tế khác, cụ thể nó biểu hiện ở các mặt sau:
-

Lao động nông thôn mang tính thời vụ.
Nguồn nhân lực nông thôn tăng về số lượng.
Chất lượng nguồn nhân lực nông thôn chưa cao.

1.4. Các tiêu chí đánh giá sử dụng nguồn nhân lực nông thôn:


- Năng suất lao động: là số lượng sản phẩm (GDP) được tạo ra trên một
đơn vị người lao động làm việc (hoặc trên mỗi giờ lao động)

2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực nông thôn tại tỉnh Bắc Giang
2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang có diện tích 3.822 km2. Dân số 1.555.720 người (4-2009),
trong đó, dân số thành thị chiếm 9,5%, dân số nông thôn chiếm 90,5%.
Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh
(88,1%).
Bắc Giang có cả 3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi cao, trong đó
khu vực trung du và miền núi chiếm 80,5% diện tích, khu vực đồng bằng
chiếm 10,5% diện tích. Bắc Giang nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía
Bắc, . Tiếp giáp các tỉnh Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải
Dương và Quảng Ninh.
Nguồn nhân lực dồi dào là một trong những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Trong 95 vạn lao động có 67,7 vạn lao động đang làm việc trong ngành
nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (71%). Năm 2011, lực lượng lao động được bổ
sung thêm khoảng 15 vạn. Nguồn lao động bổ sung vào lực lượng lao động
hàng năm lớn, nhưng mức độ giải quyết việc làm cho người lao động ở
nông thôn còn thấp so với nhu cầu.

2.2. Phân tích thực trạng sử dụng nguồn nhân lực nông thôn tại tỉnh
Bắc Giang
2.2.1. Thực trạng lao động có việc làm tại tỉnh Bắc Giang
Theo kết quả điều tra cung cầu lao động giai đoạn 2012 - 2014 của tỉnh
Bắc Giang thì tỷ trọng lao động nông thôn có việc làm trong tổng số lực
lượng lao động tương đối cao, trung bình là 57,23% và gần như không có
sự biến động lớn qua các năm. Tỷ trọng lao động nông thôn không có việc
làm cũng có sự thay đổi nhưng cũng không có tính đột biến trong giai đoạn
này, năm 2014 là 0,54% giảm 0,75% so với năm 2013 và giảm 0,63% so
với năm 2012. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:



Bảng 2.1. Thực trạng lao động có việc làm tại tỉnh Bắc Giang
Đơn vị tính

Năm
2012
2013
918,129 922,732

2014
925,440

Lực lượng lao động NT từ nghìn người
15 tuổi trở lên
Lao động NT có việc làm nghìn người 913,617 920,836 922,426
Tỷ lệ lao động NT có việc %
57,5
57,4
56,8
làm
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang)
Số liệu trên cũng cho thấy người có việc làm của tỉnh có xu hướng tăng lên
qua các năm và tăng ở mức độ ổn định, gần như không có sự biến động đột
biến. Số người khu vực nông thôn có việc làm năm 2014 là 922426 người,
tăng 1590 người so với năm 2013, tăng 8809 người so với năm 2010.
Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội Bắc Giang đã hướng dẫn các huyện, thành phố
điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, xây dựng kế
hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các huyện, thành phố đến
năm 2020 đã góp phần tạo việc làm mới cho người lao động, chuyển dịch
cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao

động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động làm
việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Tạo việc làm cho lao động nông
thôn trong lúc nông nhàn, tăng thu nhập, tăng quỹ thời gian sử dụng lao
động trong nông thôn.
2.2.2. Thực trạng lao động nông thôn thất nghiệp tại tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.1. Thực trạng lao động nông thôn thất nghiệp tại tỉnh Bắc Giang
Đơn vị Năm
tính
2012
2013
2014
Lực lượng lao động NT từ 15 nghìn
918,129 922,732 925,440
tuổi trở lên
người
Tỷ lệ lao động NT thiếu việc %
1,17
1,59
0,54
làm
Tỷ lệ lao động nông thôn thất nghiệp cũng giảm trong thời gian qua, năm
2014 giảm 0,63% so với năm 2012, giảm 1,05% so với năm 2013; Riêng


năm 2013 thì tỷ lệ lao động nông thôn thất nghiệp lại tăng 0,42% so với
năm 2012, do chính sách tạo việc làm của năm 2013 không đạt được hiệu
quả như kế hoạch, kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước.
Tỷ lệ người thất nghiệp còn khá cao và chủ yếu là lao động nông nghiệp,
tập trung ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân là do tỷ lệ lao động nông
thôn chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật còn cao nên khả năng tìm

kiếm việc làm cũng như tạo việc làm còn hạn chế.
2.2.2. Thực trạng lao động nông thôn thiếu việc làm tại tỉnh Bắc Giang
Công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn được triển
khai đồng bộ và thu được kết quả trong các lĩnh vực sau:
1. Đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm giải quyết việc làm
cho người lao động ở nông thôn
Bằng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, tỉnh đã thu hút nhiều
chương trình, dự án lớn đầu tư trên địa bàn Kết quả đã có 369 dự án đầu
tư, tăng 2,7 lần so với giai đoạn 2001 - 2005 (136 dự án) với tổng số vốn
đăng ký 22.752 tỷ đồng, qua đó tạo ra hàng chục nghìn chỗ làm việc mới.
2. Phát triển chương trình đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn
lực lao động nông thôn
Mạng lưới cơ sở dạy nghề tăng nhanh; đa dạng hóa về hình thức sở hữu,
các huyện, thành phố đều có cơ sở dạy nghề. Ngành nghề đào tạo được đa
dạng hóa phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động; cơ cấu, trình
độ đào tạo từng bước gắn với nhu cầu sử dụng lao động trong và ngoài
tỉnh..
3. Phát triển các làng nghề và tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp và nghề nông thôn tiếp tục được quan tâm phát triển.
Thu nhập từ làm nghề tại các làng nghề chiếm khoảng 80% tổng thu nhập.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng đa dạng, nhiều sản phẩm có giá
trị xuất khẩu, đời sống lao động khu vực làng nghề ổn định và phát triển.
4. Giải quyết việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động
Hàng năm, BCĐ XKLĐ cấp tỉnh lựa chọn và hỗ trợ từ 40 đến 50 doanh
nghiệp có uy tín và có giấy phép hoạt động XKLĐ về các địa phương tổ


chức các hội nghị, giới thiệu về các đơn hàng XKLĐ và tuyển chọn lao
động. Đồng thời phối hợp với Bộ Lao động - TB&XH tổ chức các kỳ thi
kiểm tra tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản để đưa người lao động đi XKLĐ

theo các chương trình hợp tác lao động có thu nhập cao, chi phí thấp;
lượng thu nhập ngoại tệ do lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về hàng
năm qua các Ngân hàng Thương mại đạt từ 50 - 70 triệu USD.
5. Tạo việc làm thông qua hình thức cho vay vốn từ quỹ Quốc gia giải
quyết việc làm
Ban chỉ đạo và điều hành Quỹ quốc gia về việc làm tỉnh Bắc Giang đã ,
thực hiện phân cấp quản lý, thẩm định và quyết định cho vay vốn theo quy
định. Quỹ quốc gia giải quyết việc làm nhằm tạo nguồn lực vật chất để
thực hiện chương trình xúc tiến việc làm.
6. Hỗ trợ việc làm thông qua hoạt động dịch vụ việc làm
Trong những năm qua, các cơ sở giới thiệu việc làm hoạt động trên địa bàn
tỉnh đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 37.500 người, trong đó có 10.500
người đã tìm được việc làm. Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh đã tổ
chức 18 phiên giao dịch việc làm với 306 lượt doanh nghiệp tham gia, số
người đăng ký tìm việc làm thông qua sàn giao dịch là 17.436 người.
7. Hỗ trợ lao động nông thôn đi làm việc ngoài tỉnh
Tập trung vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động, trang
bị kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, ngành nghề cho người lao
động để họ thuận lợi trong tìm việc làm. Tăng cường hỗ trợ phát triển thị
trường lao động nhằm cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người lao
động tiếp cận với thị trường lao động để tìm kiếm việc làm.
2.2.3. Thực trạng năng suất lao động nông thôn tại tỉnh Bắc Giang
Nhờ áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp mà trong năm 2016 này,tỉnh
Bắc Giang có 10,5 nghìn ha vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP và
gần 220 ha sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Diện tích này tập trung
nhiều ở ba xã: Hồng Giang, Giáp Sơn, Nghĩa Hồ. Vải chính vụ bắt đầu cho
thu hoạch với giá bán tại vườn 33 - 35 nghìn đồng/kg, cao hơn 7-10 nghìn
đồng/kg so với năm ngoái.



Bên cạnh việc ứng dụng VietGAP, Bắc Giang còn chú trọng vào việc ứng
dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống như:
Mô hình sản xuất giá thể hữu cơ phục vụ rau an toàn và hoa chất lượng cao
quy mô 3.000kg giá thể; mô hình trồng rau trái vụ an toàn quy mô
2.000m2 với một số loại rau trái vụ/2 vụ như su hào, rau cải, rau gia vị
(thìa là, rau mùi…); mô hình trồng thử nghiệm hoa lan phi điệp tím quy
mô 160 giò lan; mô hình trồng thử nghiệm hoa lan hoàng thảo quy mô
1.300 chậu lan; mô hình nuôi cá trắm đen theo hình thức thâm canh trên
địa bàn huyện Tân Yên quy mô 200 con.
Ngoài ra, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Bắc Giang được
Giám đốc Sở KH&CN giao nhiệm vụ đột xuất với đề tài: Nghiên cứu, triển
khai hệ thống nạp rác tự động theo hộp đẩy áp dụng cho lò đốt rác thải sinh
hoạt; cung ứng 11.480l chế phẩm emina xử lý ô nhiễm môi trường và nuôi
trồng thủy sản; tư vấn lắp đặt 3 hầm khí biogas composite; cung cấp trên
500kg chế phẩm fito biomix RR và 200l chế phẩm khử H2S rơm rạ làm
phân hữu cơ.
Các mô hình được xây dựng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học
trên đã bước đầu có hiệu quả, từng bước được chuyển giao kỹ thuật, ứng
dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội cho Bắc Giang.

2.3. Đánh giá chung về tạo việc làm cho người lao động huyện Yên
Dũng
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua tỉnh Bắc Giang đã khai thác được các tiềm năng, thế
mạnh của tỉnh trong sử dụng nguồn nhân lực nông thôn. Có được những
kết quả tốt đẹp như vậy là do có sự quan tâm, chỉ đạo, sự kiểm tra, giám
sát chặt chẽ của các cấp ủy đảng, luôn coi tạo việc làm là một trong những
chính sách quan trọng hàng đầu của huyện góp phần phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương. Đồng thời có sự phối hợp, kiểm tra, giám sát của các

ban, ngành, đoàn thể để đạt được kết quả tốt nhất trong sử dụng nguồn
nhân lực nông thôn.


-

-

-

-

-

Tỉnh đã có những chính sách hiệu quả nhằm thu hút các dự án đầu
tư; các ngành thu hút đầu tư đã đa dạng hơn; các doanh nghiệp đăng
ký thành lập tiếp tục tăng, duy trì và phát triển làng nghề
Huy động và phân bổ có hiệu quả vốn mục tiêu quốc gia về việc làm
và dạy nghề, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề cho
06 cơ sở dạy nghề trên địa bàn.
Hoạt động của các cơ quan nhà nước huyện, các doanh nghiệp
XKLĐ đã góp phần tạo việc làm cho một bộ phận lao động trong
huyện; đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư tạo việc làm cho ngân
sách nhà nước.
Cơ sở vật chất của các trung tâm được nâng cấp, đồng bộ hóa hệ
thống công nghệ thông tin. Chất lượng đội ngũ nhân viên tư vấn, giới
thiệu viêc làm được cải thiện, tư vấn nhiệt tình, hiệu quả hơn; Trung
tâm bố trí đúng người đúng việc, phù hợp với năng lực và yêu cầu
của công việc.
Hàng năm tổ chức có hiệu quả công tác điều tra cung - cầu lao động

theo quy định của pháp luật nhằm cung cấp các thông tin chính xác,
kịp thời nhất cho người lao động địa phương.

2.3.2. Hạn chế
Chất lượng việc làm chưa cao, thiếu tính ổn định, tình trạng lao động
“nhảy việc” vẫn diễn ra thường xuyên, chưa gắn đào tạo nghề với tạo
việc làm.
- Các cơ sở dạy nghề chưa đảm bảo điều kiện phòng học lý thuyết,
phòng xưởng thực hành; thiếu các trang thiết bị dạy nghề cho từng
nghề đào tạo; có 02/06 đơn vị còn thiếu hoặc không có giáo viên dạy
nghề….một số ít giáo viên dạy nghề chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm.
- Thông tin về thị trường lao động ít được cập nhật, thiếu tính chính
xác, kịp thời.
-

2.3.3. Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động huyện Yên
Dũng
Tạo việc làm trong nông nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội:
- Hỗ trợ về vốn cho NLĐ huyện:
-


-

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp tạo việc làm cho
người lao động

Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn
Phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề
Phát triển thị trường lao động trên địa bàn


KẾT LUẬN

12

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, với vị trí địa lý và điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
Là một tỉnh kinh tế thuần nông, một trong những thuận lợi to lớn của nông
nghiệp Vĩnh Phúc là có nguồn nhân lực đông đảo. Tuy nhiên, với đặc điểm
kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lực lượng chủ yếu là nông dân, đặc điểm
xã hội chủ yếu là nông thôn, kinh tế Vĩnh Phúc chủ yếu vẫn là nông
nghiệp, lực lượng lao động phần lớn là lao động thủ công chưa qua đào
tạo. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực này để họ góp phần vào thành công
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là vô
cùng cần thiết.
Mặc dù xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn
nhưng với đường lối đúng đắn, sáng tạo cùng sự nỗ lực, khắc phục mọi
khó khăn, quá trình thực hiện chủ trương đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực của Đảng bộ tỉnh đã mang lại những chuyển biến tích cực cả về số
lượng và chất lượng cho nguồn nhân lực của tỉnh. Thành công đó đã góp
phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông
thôn mới của tỉnh.
Bên cạnh những thành công, quá trình lãnh đạo công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc còn có

những hạn chế như mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề của tỉnh mặc dù
tăng nhưng phân bố không đồng đều. Năng lực của các cơ sở đào tạo trong
tỉnh còn chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội,
nhất là phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi nghề ở
những khu vực mất đất sản xuất; cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ đào
tạo còn chưa hợp lý.
Với những kết quả đã đạt được, những kinh nghiệm rút ra từ quá trình lãnh
đạo công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp trong thời
kỳ 1997 - 2013 là cơ sở và tiền đề để Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện
thành công công tác phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, phục vụ
cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo.


13

Danh mục tài liệu tham khảo
1.

TS Lê Thanh Hà, giáo trình “Quản trị nhân lực”, NXB Lao động –
Xã hội, 2011.

2.

PGS.TS Nguyễn Tiệp, “Nguồn nhân lực”, NXB Lao động – Xã hội,
2002.

3.

PGS.TS Trần Kim Dung, “Quản trị nguồn nhân lực”, NXB Giáo

dục, 2011.

4.

Nguyễn Thị Liên Diệp, “Quản Trị Học”, NXB Lao Động Thành phố
Hồ Chí Minh, 2008.

Nguyễn
Thanh Hội, “Quản trị nhân sự”, NXB Thống kê Thành phố Hồ Chí
Minh,
2002




×