Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT BIODIESEL TỪ TẢO CHLORELLA SP. Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT BIODIESEL TỪ
TẢO CHLORELLA SP. Ở VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN VY HẢI
NHỮ THẾ DŨNG
Ngành : CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Niên khóa : 2004 - 2008

Tháng 10/2008


NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT BIODIESEL TỪ TẢO
CHLORELLA SP. Ở VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN VY HẢI
NHỮ THẾ DŨNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Công Nghệ Hóa Học

Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ Trương Vĩnh

Tháng 10 năm 2008




LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Trương Vĩnh - người thầy kính yêu đã
tận tình hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện. Trong quá trình thí
nghiệm tại phòng 113 khoa Nông học và phòng thí nghiệm I4; chúng tôi đã được sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Cô ThS.Trần Thị Dạ
Thảo và Thầy KS. Đoàn Kim Sơn. Nhờ vậy chúng tôi đã hoàn thành luận văn một
cách tốt đẹp.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Công Nghệ Hóa
Học trường Đại học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng tôi những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu cùng các bạn trong lớp DH04HH đã nhiệt tình giúp
đỡ chúng tôi trong suốt thời gian 4 năm học tập tại trường.
Chúng con kính ghi ơn ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con và là nguồn
động viên, khích lệ cho chúng con trong quá trình học tập cũng như trong suốt thời
gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do những hạn chế về chuyên môn, kinh
nghiệm, thời gian … luận văn của chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót. Chúng tôi mong nhận được những góp ý từ thầy cô và các bạn để luận văn được
hoàn thiện hơn.
TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008
Sinh viên
Nhữ Thế Dũng - Nguyễn Vy Hải


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nhữ Thế Dũng – Nguyễn Vy Hải, đề tài được báo cáo vào
tháng 10/2008 “Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất biodiesel từ tảo Chlorella sp. ở
Việt Nam”.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trương Vĩnh

Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2008 đến tháng 10/2008, tại Phòng thí nghiệm
I4 Bộ môn Công nghệ Hoá học và phòng 113 Khoa Nông học Trường Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Tảo giống Chlorella sử dụng để bố trí thí nghiệm được cung cấp từ Khoa Thuỷ
sản Trường Đại học Nông Lâm, Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ và Trung
tâm Quốc gia giống Hải sản Nam bộ.
Qua quá trình thí nghiệm chúng tôi nhận thấy:
-

Tảo Chlorella phát triển và đạt sinh khối cao nhất ứng với mật độ tế bào là

7,32x106 tb/ml và khối lượng chất khô 0,28 g/l trong môi trường Hannay (cải tiến) ở
ngày thứ 8. Tảo nuôi trong môi trường này có nhiều diệp lục tố phù hợp cho chế biến
thực phẩm chức năng và nuôi trồng thuỷ sản.
-

Còn môi trường đạm thấp (cũ) đạt đỉnh sinh khối 4,35x106 tb/ml ở ngày thứ 2

với mật độ ban đầu bố trí 106 tb/ml. Kết quả cho thấy tảo Chlorella tăng trưởng chậm,
ngắn ngày hơn. Dựa vào kết quả trên chúng tôi tính toán cải tiến môi trường đạm thấp
này và khi tăng gấp đôi lượng (NH4)2HPO4 trong môi trường đạm thấp thì thu được kết
quả như sau: tảo đạt đỉnh sinh khối 14,1x106 tb/ml ứng với KL chất khô 3,98 g/l ở
ngày thứ 4 là phù hợp với cơ sở tính toán.
-

Khi so sánh khối lượng chất khô tảo ở các mật độ ban đầu bố trí khác nhau

trong môi trường Hannay (cải tiến), môi trường đạm thấp (cũ) và môi trường đạm thấp
(cải tiến) cho thấy: ở môi trường Hannay (cải tiến) với mật độ ban đầu bố trí là 106
tb/ml thu được khối lượng chất khô 0.31 g/l là tốt nhất so với các mật độ ban đầu bố trí

0,1x106 tb/ml, 0,25x106 tb/ml, 0,5x106 tb/ml và 1,5x106 tb/ml.
-

Ở thí nghiệm theo dõi khối lượng nước tách ra của quá trình cô đặc màng thu

được kết quả như sau: mật độ tế bào càng cao thì thời gian càng lâu, ở cùng mật độ


ban đầu bố trí thì để cô đặc tảo Chlorella trong môi trường đạm thấp (cũ) và đạm thấp
(cải tiến) mất thời gian lâu hơn so với môi trường Hannay (cải tiến).
-

Xác định phương trình pha log, trong đó Co và Ct là nồng độ tế bào tại thời

điểm 0 và t.
Ct = 0,39.Co.e

0,5393.t

, R2 = 0,9406 (Chlorella môi trường Hannay (cải tiến)

mật độ ban đầu bố trí 0,05x106 tb/ml)
Ct = 0,48.Co.e

0,4652.t

, R2 = 0,9875 (Chlorella môi trường đạm thấp (cải tiến)

mật độ ban đầu bố trí 0,2x106 tb/ml)
Ct = 0,1.Co.e


0,4075.t

, R2 = 0,9744 (Chlorella môi trường đạm thấp (cải tiến)

mật độ ban đầu bố trí 106 tb/ml)
-

Trích ly cùng điều kiện, hàm lượng lipid của Chlorella trong môi trường đạm

thấp (cải tiến) là 9,2 %, của Chlorella trong môi trường Hannay (cải tiến) là 7,37 %.
Trong môi trường đạm thấp (cải tiến) là môi trường thiếu đạm thì tảo Chlorella sinh
tổng hợp lipid nhiều hơn so với môi trường Hannay.
Quá trình cô đặc tảo bằng màng lọc được thực hiện trên máy lọc tiếp tuyến và
cho kết quả :
-

Phương pháp cô đặc màng là phương pháp phù hợp nhằm loại nước ra khỏi

dịch tảo sau khi nuôi.
-

Màng lọc 0,1 μm là loại màng phù hợp cho quá trình cô đặc tảo nhằm đạt được

hiệu suất cao và rút ngắn được thời gian cô đặc.
Thí nghiệm phản ứng tạo biodiesel với nguyên liệu là dầu đậu nành nguyên chất
Tường An được mua ngoài thị trường cho thấy:
-

Ở nhiệt độ phản ứng 67oC và lượng xúc tác acid 5 %, hiệu suất của phản ứng


tạo biodiesel tăng dần theo thời gian phản ứng.
-

Lượng xúc tác acid 1 % và 3 % không phù hợp cho phản ứng tạo biodiesel.

Phản ứng nên được thực hiện với lượng xúc tác acid là 5 %.


MỤC LỤC
Trang tựa
Lời cảm tạ
Tóm tắt
Mục lục
Danh sách các chữ viết tắt
Danh sách các hình
Danh sách các bảng
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Mục đích
1.3. Nội dung
1.4. Yêu cầu
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về tảo lục Chlorella
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu về tảo lục Chlorella
A. Phân loại
B. Hình thái và các đặc điểm sinh học về ngành tảo lục
C. Các hình thức sinh sản ở tảo lục
D. Thành phần hóa học
2.1.2. Tăng trưởng

A. Pha lag (pha chậm hoặc cảm ứng)
B. Pha log (pha sinh trưởng theo hàm số mũ)
C. Pha giảm tốc độ sinh trưởng (pha ngừng tăng trưởng tương đối)
D. Pha ổn định
E. Pha suy tàn
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tảo
A. Yếu tố hóa học
B. Các yếu tố vật lí
C. Các yếu tố sinh học
2.1.4. Các phương pháp nuôi tảo
A. Nuôi từng mẻ
B. Nuôi liên tục
C. Nuôi bán liên tục
2.1.5. Định lượng sinh khối tảo
2.1.6. Tách sinh khối tảo
2.1.7. Sấy sinh khối tảo
2.2. Tổng quan về Biodiesel (BOD)
2.2.1. Giới thiệu về BOD
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của BOD
2.2.3. Tính chất của BOD
A. Một số thông số kỹ thuật của BOD
B. Tính chất vật lý của BOD
2.2.4. Ưu và nhược điểm của BOD
2.2.5. Các giá trị tiêu chuẩn cho BOD ở trong nước và quốc tế
2.2.6. Phản ứng tạo BOD

i
ii
iii
v

viii
ix
xi
1
1
2
2
2
3
3

3
3
3
4
5
7
7
8
8
8
8
9
9
9
11
12
13
14
15

16
17
18
20

20
21
22
22
23
24
26
28


A. Các thành phần tham gia phản ứng tạo BOD
28
B. Cơ chế phản ứng chuyển hóa este tạo BOD
32
2.3. Một số phương pháp chiết tách chất béo
35
2.3.1. Phương pháp chiết ngấm kiệt
35
2.3.2. Phương pháp chiết ngâm dầm
36
2.3.3. Phương pháp chiết bằng máy chiết Soxhlet
37
39
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

39
3.1.1. Thời gian
39
3.1.2. Địa điểm
39
3.2. Vật liệu nghiên cứu
39
3.2.1. Nguồn tảo giống Chlorella
39
3.2.2. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm
39
3.2.3. Hoá chất thí nghiệm
40
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
43
3.3.1. Quy trình sản xuất chung
43
3.3.2. Bố trí thí nghiệm
44
A. Thí nghiệm 1: Xác định thời điểm tảo đạt sinh khối cực đại (đỉnh sinh khối)
của Chlorella trong môi trường Hannay (cải tiến) (ký hiệu là Chl/H)
44
B. Thí nghiệm 2: Xác định đỉnh sinh khối của Chlorella trong môi trường đạm
thấp (cũ) (ký hiệu là Chl/ĐT) và cơ sở của việc cải tiến môi trường đạm thấp
45
C. Thí nghiệm 3 : Xác định pha sinh trưởng theo hàm số mũ. Từ đó tìm
phương trình hồi qui
46
D. Thí nghiệm 4 : Sự tăng sinh khối tảo với các mật độ khác nhau trong môi
trường Hannay (cải tiến) và đạm thấp ở thể tích 5 lít.

47
E. Thí nghiệm 5 : Khảo sát sự thu hồi chất khô tảo bằng phương pháp ly tâm
và cô đặc màng
48
F. Thí nghiệm 6 : Khảo sát lượng nước tách ra của quá trình cô đặc màng 49
G. Thí nghiệm 7: Khảo sát quá trình trích ly và xử lý mẫu tảo sau khi trích ly
49
H. Thí nghiệm 8: So sánh khả năng lọc của máy cô đặc màng với các loại
màng lọc khác nhau
50
K. Thí nghiệm 9 : Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất
phản ứng
51
L. Thí nghiệm 10 : Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng chất xúc tác
52
M. Thí nghiệm 11 : Thí nghiệm xác định hàm lượng acid sulfuric lẫn trong
BOD thu được từ thí nghiệm 8
52
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
53
3.4.1. Mật độ tảo
53
3.4.2. Khối lượng riêng dịch tảo
55
3.4.3. Khối lượng sinh khối tảo khô
55
3.4.4. Khối lượng riêng của hỗn hợp n-hexan và dịch trích từ tảo
56
3.4.5. Hàm lượng lipid
56

3.4.6. Tỉ trọng
56
3.4.7. Xác định hiệu suất phản ứng
57


3.4.8. Lượng acid sulfuric có trong mẫu BOD
57
3.5. Xử lý số liệu
58
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
59
4.1. Kết quả thí nghiệm về sự tăng trưởng của tảo Chlorella
59
4.1.1. Thí nghiệm 1: Xác định thời điểm tảo đạt sinh khối cực đại (đỉnh sinh
khối) của Chlorella trong môi trường Hannay (cải tiến) (ký hiệu là Chl/H)
59
4.1.2. Thí nghiệm 2: Xác định đỉnh sinh khối của Chlorella trong môi trường
đạm thấp (cũ) (ký hiệu là Chl/ĐT) và cơ sở của việc cải tiến môi trường đạm thấp
61
4.1.3. Thí nghiệm 3 : Xác định pha sinh trưởng theo hàm số mũ. Từ đó tìm
phương trình hồi qui
67
4.2. Kết quả về quá trình thu nhận, xử lý dịch tảo sau khi nuôi
73
4.2.1. Thí nghiệm 5: Khảo sát sự thu hồi chất khô tảo bằng phương pháp ly tâm
và cô đặc màng
73
4.2.2. Thí nghiệm 6: Khảo sát lượng nước tách ra của quá trình cô đặc màng 74
4.3. Kết quả về quá trình xử lý mẫu tảo khô

75
4.3.1. Thí nghiệm 7: Khảo sát quá trình trích ly và xử lý mẫu tảo sau khi trích ly
76
4.3.2. Thí nghiệm 8: So sánh khả năng lọc của máy cô đặc màng với các loại
màng lọc khác nhau
78
4.4. Kết quả về quá trình phản ứng biodiesel nguyên liệu là dầu đậu nành
82
4.4.1. Thí nghiệm 9 : Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất
phản ứng
82
4.4.2. Thí nghiệm 10 : Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng chất xúc tác
88
4.4.3. Thí nghiệm 11 : Thí nghiệm xác định hàm lượng acid trong biodiesel với
hàm lượng xúc tác 5 % ở các thời gian phản ứng khác nhau
90
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
92
5.1. Kết luận
92
5.2. Đề nghị
93
Tài liệu tham khảo
94
Phụ lục


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chl : Chlorella
H : Môi trường Hannay

ĐTm : Môi trường đạm thấp (cải tiến)
ĐT : Môi trường đạm thấp (cũ)
KLR : Khối lượng riêng
MĐ : Mật độ
MĐTB : Mật độ tế bào
MĐBĐBT : Mật độ ban đầu bố trí
PP : Phương pháp
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
BOD : Biodiesel
TGs : Triglyxerid
FFAs (Free Fatty Acids) : Acid béo tự do


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Một vài hình ảnh Chlorella
4
Hình 2.1 (a) : Hình dáng tảo Chlorella
4
Hình 2.1 (b) : Cấu tạo Chlorella
4
Hình 2.2 : Các pha tăng trưởng trong nuôi vi tảo
7
Hình 2.3 : Thiết bị nuôi sản xuất sinh khối tảo trong ống xoắn ở Úc
12
Hình 2.4 : Sơ đồ sản xuất dùng cho nuôi tảo theo từng mẻ
13
Hình 2.5 : Cấu tạo chung của các triglyxerit
29
Hình 2.6 : Cấu tạo một số acid béo trong dầu thực vật
30

Hình 2.7 : Cơ chế phản ứng xúc tác kiềm
32
Hình 2.8 : Cơ chế phản ứng xúc tác acid
33
Hình 2.9 : Kỹ thuật chiết ngấm kiệt
36
Hình 2.10 : Chiết bằng thiết bị Soxhlet
37
Hình 3.1 : Sơ đồ quy trình các bước thí nghiệm
43
Hình 3.2 : Hình dạng ngoài của buồng đếm hồng cầu
54
Hình 3.3 : Kích thước các ô trong buồng đếm
54
Hình 4.1: Đồ thị KL chất khô tảo (g/l) và MĐTB (triệu tb/ml) của Chl/H
60
Hình 4.2 : Chlorella môi trường Hannay thể tích 5 lít lúc mới bố trí
61
Hình 4.3 : Đồ thị MĐTB (triệu tb/ml) của Chl/ĐT
62
Hình 4.4 : Đồ thị KL chất khô tảo (g/l) và MĐTB ( tb/ml) của Chl/ĐTm với
MĐBĐBT là 0,2x106 tb/ml.
64
Hình 4.5 : Đồ thị KL chất khô tảo (g/l) và MĐTB (triệu tb/ml) của Chl/ĐTm
65
6
Hình 4.6 : Chlorella mật độ 10 tb/ml môi trường ĐTm thể tích 5 lít lúc vừa mới bố
trí
66
6

Hình 4.7 : Chlorella mật độ 10 tb/ml môi trường ĐTm thể tích 5 lít tại ngày đạt
đỉnh sinh khối
66
Hình 4.8 : Số liệu và dự đoán của yếu tố Y theo X mẫu Chl/H MĐBĐBT 0,05x106
tb/ml.
67
Hình 4.9 : Số liệu và dự đoán của yếu tố Y theo X mẫu Chl/ĐTm MĐBĐBT
0,2x106 tb/ml
68
6
Hình 4.10 : Số liệu và dự đoán của yếu tố Y theo X mẫu Chl/ĐTm MĐBĐBT 10
tb/ml
69
Hình 4.11 : Biểu đồ KL chất khô tảo (g/l) của Chl/ĐT và Chl/ĐTm với các
MĐBĐBT khác nhau
70
Hình 4.12 : Biểu đồ KL chất khô tảo (g/l) của Chl/H với các MĐBĐBT khác nhau
71
Hình 4.13: Tảo Chlorella chụp qua kính hiển vi ở độ phóng đại 40x.
72
Hình 4.14 : Biểu đồ so sánh KL chất khô tảo (g/l) ở cùng 1 MĐBĐBT, khác nhau
môi trường
72
Hình 4.15 : Tảo sau khi sấy khô còn dính trên mâm
75
Hình 4.16 : Mẫu tảo Chl/H sau khi nghiền
75
Hình 4.17 : Mẫu tảo Chl/ĐTm sau khi nghiền
75
Hình 4.18 : Trích ly Chl/H

77
Hình 4.19 : Trích ly Chl/ĐTm
77


Hình 4.20 : Dịch dầu Chl/ĐTm sau khi loại n-hexan
77
Hình 4.21 : Chiết tách mẫu Chl/ĐTm trong phễu chiết
78
Hình 4.22 : Cấu tạo ống lọc cải tiến
79
Hình 4.23 : Đồ thị biểu diễn lượng nước lọc theo áp suất của màng lọc 0,05µm 80
Hình 4.24 : Đồ thị biểu diễn lượng nước lọc theo áp suất của màng lọc 8 µm
81
Hình 4.25 : Đồ thị biểu diễn khối lượng các lớp theo thời gian phản ứng trước khi
sấy
83
Hình 4.26 : Đồ thị biểu diễn tỉ trọng các lớp trước khi sấy theo thời gian phản ứng
84
Hình 4.27 : Đồ thị biểu diễn khối lượng lớp trên và lớp dưới sau khi sấy ở các thời
gian phản ứng khác nhau
85
Hình 4.28 : Đồ thị biểu diễn tỉ trọng của BOD ứng với các thời gian phản ứng 86
Hình 4.29 : Đồ thị biểu diễn hiệu suất phản ứng (%) ứng với các thời gian phản
ứng
87
Hình 4.33 : Các mẫu biodiesel tạo thành
87
Hình 4.30 : Hỗn hợp sau phản ứng với lượng xúc tác acid sulfuric 3 %
88

Hình 4.31 : Hỗn hợp sau khi sấy với lượng xúc tác acid sulfuric 3 %
89
Hình 4.32 : Hỗn hợp tách lớp ở phản ứng với lượng xúc tác 5 %
90
Hình 4.33 : Đồ thị biểu diễn lượng acid sulfuric lẫn trong BOD
91


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Thành phần hóa học chứa trong tảo Chlorella
5
Bảng 2.2 : Thành phần sinh hóa của Chlorella vulgaris
6
Bảng 2.3 : Thành phần aminoacid (%) của Chlorella sp.
6
Bảng 2.4 : Tóm tắt ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp nuôi tảo
16
Bảng 2.5 : Một số phương pháp sấy sinh khối tảo
19
Bảng 2.6 : Các chỉ tiêu chất lượng của điêzen sinh học gốc (B100)
26
Bảng 2.7 : Các giá trị kiểm tra và Tiêu chuẩn giá trị tối đa của các chất cho phép
trong diesel và BOD ở Hoa Kì
27
Bảng 2.8 : So sánh lượng phát xạ của B100 và B20 (%) với diesel thông thường
(Hoa Kì)
27
Bảng 2.9 : Các giá trị kiểm tra cho BOD sinh học gốc (B100) - Bắc Mĩ
28
Bảng 2.10 : Thành phần acid béo của một số dầu thực vật

31
Bảng 2.11 : Ảnh hưởng của từng loại rượu đến sự chuyển hóa ester và tỉ trọng của
ester.
35
Bảng 3.1: Thành phần môi trường Hannay cải tiến
41
Bảng 3.2: Thành phần môi trường đạm thấp
41
Bảng 3.3: Thành phần môi trường đạm thấp (cải tiến )
42
Bảng 3.4 : Bố trí lấy mẫu Chl/H
44
Bảng 3.5 : Cách xác định tốc độ sinh khối cực đại
44
Bảng 3.6 : Bố trí lấy mẫu Chl/ĐTm
45
Bảng 3.7 : Cách xác định tốc độ sinh khối cực đại
45
6
Bảng 3.8 : Số liệu xây dựng đường hồi qui của Chl/H MĐBĐBT 0,05x10 tb/ml 47
Bảng 3.9 : Số liệu xây dựng đường hồi qui của Chl/ĐTm MĐBĐBT 0,2x106 tb/ml
47
6
Bảng 3.10 : Số liệu xây dựng đường hồi qui của Chl/ĐTm MĐBĐBT 10 tb/ml 47
Bảng 3.11 : KL chất khô tảo (g/l) môi trường ĐT và ĐTm ở các MĐ khác nhau 48
Bảng 3.12 : KL chất khô tảo (g/l) môi trường H ở các MĐ khác nhau
48
Bảng 3.13 : Lượng nước tách ra (kg) theo thời gian của các môi trường khác nhau
ứng với các MĐ khác nhau
49

Bảng 3.14 : Tỉ lệ các thành phần phản ứng BOD
50
Bảng 3.15 : Lượng nước lọc được ứng với 2 loại màng 0,05 µm và 8 µm
51
Bảng 4.1 : Kết quả MĐTB ( tb/ml) và KL chất khô tảo (g/l) của Chl/H
59
Bảng 4.2 : KLR của dịch tảo (g/ml) môi trường Hannay
61
Bảng 4.3 : Kết quả MĐTB ( tb/ml) của Chl/ĐT
61
Bảng 4.4 : Tính toán lượng (NH4)2HPO4 (mg/ml)
63
Bảng 4.5 : Kết quả MĐTB ( tb/ml) và KL chất khô (g/l) của Chl/ĐTm với
MĐBĐBT là 0,2x106 tb/ml
63
Bảng 4.6 : Kết quả MĐTB ( tb/ml) và KL chất khô tảo (g/l) của Chl/ĐTm
64
Bảng 4.7 : KLR dịch tảo của Chl/ĐTm (g/ml)
66
Bảng 4.8 : KL chất khô tảo (g/l) môi trường ĐT ở các MĐ khác nhau ứng với PP.ly
tâm và PP.cô đặc màng
73
Bảng 4.10 : Lượng nước tách ra (kg) theo thời gian của các môi trường khác nhau
ứng với các MĐ khác nhau
74


Bảng 4.11 : Kết quả tính toán hàm lượng lipid (%) có trong Chl/H và Chl/ĐTm 76
Bảng 4.12 : Kết quả lượng nước lọc được ứng với 2 loại màng 0,05 µm và 8 µm 80
Bảng 4.13 : Kết quả tính toán khi tăng hiệu suất của máy lọc từ 4psi lên 4,5 psi 82

Bảng 4.14 : Khối lượng và tỉ trọng của các lớp sau phản ứng
83
Bảng 4.15 : Khối lượng và tỉ trọng của lớp trên, lớp dưới sau khi sấy
85
Bảng 4.16 : Hiệu suất phản ứng ở các thời gian phản ứng khác nhau
87
Bảng 4.17 : Khối lượng và tỉ trọng của hỗn hợp sau phản ứng với lượng xúc tác lần
lượt là 1 %, 3 %, 5 %
88
Bảng 4.18 : Số liệu thu được sau khi sấy hỗn hợp phản ứng với lượng xúc tác 1 %
và 3 %
89
Bảng 4.19 : Thể tích NaOH chuẩn độ (ml)
90
Bảng 4.20 : Lượng acid sulfuric còn lại trong BOD
91


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới, từ các nước tiên tiến đến các nước
đang phát triển và chậm phát triển đang rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm không khí và
sự cạn kiệt nguồn nhiên liệu truyền thống. Hai vấn đề này ngày càng trở nên cấp bách
và ngay từ bây giờ đòi hỏi cả nhân loại phải nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hợp lý
để giải quyết. Các giải pháp này là tìm ra các loại nhiên liệu và năng lượng có khả
năng thay thế cho các loại nhiên liệu truyền thống và giảm đáng kể các chất gây ô
nhiễm do khí thải động cơ sinh ra.
Những nghiên cứu về nhiên liệu thay thế trên thế giới sử dụng ở động cơ
đốt trong bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ngày nay, một số

dạng năng lượng và nhiên liệu thay thế đã được sử dụng thực tế tại một số nước trên
thế giới. Việc tìm kiếm các loại nhiên liệu, năng lượng sạch không những giải
quyết được vần đề ô nhiễm không khí mà còn có thể chủ động được các nguồn
nhiên liệu, hạn chế sự phụ thuộc vào các biến động trên thế giới.
Một trong những lọai năng lượng được đưa ra nhằm thay thế cho nguyên liệu
truyền thống có thể kể đến là biodiesel. Biodiesel đã được nghiên cứu và sử dụng như
là một loại nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu diesel truyền thống. Do đó tiềm năng về
việc sản xuất biodiesel nhằm thay thế cho nhiên liệu truyền thống trong tương lai là rất
lớn nhằm tạo ra nguồn năng lượng sạch đối với môi trường.
Biodiesel từ tảo trên thế giới đã được nghiên cứu trong những năm gần đây. Tảo
Chlorella là một trong những giống được quan tâm. Ở Việt Nam nguồn nguyên liệu
tảo khá đa dạng và phong phú, chủ yếu dùng làm thực phẩm. Tuy nhiên thông tin về
sản xuất Biodiesel từ tảo ở Việt Nam chưa có. Do vậy, được sự phân công của bộ môn
Công nghệ hóa học và dưới sự hướng dẫn của Thầy Trương Vĩnh chúng em thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất biodiesel từ tảo Chlorella sp. ở Việt
Nam”.


1.2. Mục đích
+ Bước đầu tìm điều kiện nuôi để tảo Chlorella phát triển tốt và có nhiều dầu
+ Xác định đặc tính sinh khối của tảo, qui trình công nghệ thu hồi tảo và chiết
tách dầu, phản ứng biodiesel
1.3. Nội dung
+ Khảo sát lượng sinh khối giống tảo Chlorella trên các môi trường nuôi cấy
khác nhau, với các mật độ bố trí khác nhau.
+ Khảo sát quá trình cô đặc dịch tảo thu được.
+ Khảo sát quá trình trích ly dầu từ sinh khối tảo thu được.
+ Phản ứng tạo biodiesel từ dầu tảo bằng phương pháp xúc tác acid.
1.4. Yêu cầu
+ Xác định được đặc tính của tảo nuôi trong môi trường ít đạm

+ Trích ly được dầu từ tảo.
+ Xác định được môi trường và mật độ nuôi tảo để cho lượng sinh khối là nhiều
nhất.
+ Xác định một vài thông số tối ưu cho quá trình phản ứng tạo biodiesel.
+ Xác định một số tính chất của biodiesel tạo ra theo một số tiêu chuẩn hiện nay.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về tảo lục Chlorella
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu về tảo lục Chlorella
A. Phân loại
Lãnh giới:

Plantae (thực vật).

Ngành:

Cholophyta

Lớp:

Chlorophyceae

Bộ:

Chlorococcales

Họ:


Oocystaceae

Chi:

Chlorella

Loài:

Chlorella vulgaris pyrenoidosa
Chlorella pyrenoidose

B. Hình thái và các đặc điểm sinh học về ngành tảo lục
Tảo lục đơn bào có chứa chlorophyll a và b, xanthophyll, hình thái rất đa dạng có
loại đơn bào, có loại thành nhóm, có loại dạng sợi, có loại dạng màng, có loại dạng
ống…phần lớn có màu lục như cỏ. Sắc lạp có thể có hình phiến, hình lưới, hình trụ,
hình sao…. Thường có 2 - 6 thylakoid xếp chồng lên nhau. Phần lớn có một hay nhiều
pyrenoid nằm trong sắc lạp. Nhiệm vụ chủ yếu của pyrenoid là tổng hợp tinh bột. Trên
sắc lạp của tảo lục đơn bào hay tế bào sinh sản di động của tảo lục có sợi lông roi
(tiêm mao) dài bằng nhau và trơn nhẵn. Có loại trên bề mặt lông roi có một hay vài
tầng vẫy nhỏ. Lông roi của tế bào di động ở tảo lục thường có hai sợi, một số ít có bốn
sợi, 8 sợi hay nhiều hơn. Cũng có khi chỉ có một sợi lông roi. Phần lớn tế bào tảo lục
có một nhân. Một số ít có nhiều nhân. Thành tế bào của tảo lục chủ yếu chứa cellulose.


(a)

(b)

Hình 2.1: Một vài hình ảnh Chlorella
(Nguồn: />Hình 2.1 (a) : Hình dáng tảo Chlorella

Hình 2.1 (b) : Cấu tạo Chlorella
Nucleus: Nhân
Nuclear envelope: Màng nhân
Starch: Tinh bột
Cell walls: Vách tế bào
Chloroplast: Thể sắc tố
Mitochondria: Ty thể
C. Các hình thức sinh sản ở tảo lục
Tảo lục có 3 phương thức sinh sản:
- Sinh sản sinh dưỡng: phân cắt tế bào, phân cắt từng đoạn tảo.
- Sinh sản vô tính: hình thành các loại bào tử vô tính, như bào tử tĩnh, bào tử
động, bào tử tự thân, bào tử màng dày.
- Sinh sản hữu tính: có đẳng giao, dị giao và noãn giao.
(Nguồn: />

D. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của tế bào Chlorella tùy thuộc vào tốc độ sử dụng môi
trường dinh dưỡng trong quá trình phát triển
Bảng 2.1 : Thành phần hóa học chứa trong tảo Chlorella (Đặng Đình Kim và Đặng
Hoàng Phước Hiền, 1999)
Thành phần

Hàm lượng

Protein tổng số

40 – 60 %

Gluxit


25 – 35 %

Lipid

10 – 15 %

Sterol

0,1- 0,2 %

Sterin

0,1- 0.5 %

β-Caroten

0,16 %

Xanthophyll

3,6 – 6,6 %

Chlorophyll a

2,2 %

Chlorophyll b

0,58 %


Tro

10 – 34 %

Vitamin B1

18,0 mg/gr

C

0,3 – 0,6 mg/gr

K

6 mg/gr

B6

2,3 mg/100gr

B2

3,5 mg/100gr

B12

7 - 9 mg/100gr

Niacin


25 mg/100gr

Acid Nicotinic

145 mg/100gr


Bảng 2.2 : Thành phần sinh hóa của Chlorella vulgaris (Webb 1983; Nguyễn Hữu
Đại, 1999)
Thành phần

Đơn vị (% trọng lượng tảo khô)

Protein

35,30

Lipid

3,99

Saccharide

4,27

Vitamin

20,39

Khoáng


26,88

Bảng 2.3 : Thành phần aminoacid (%) của Chlorella sp. (Webb 1983; Nguyễn Hữu
Đại,1999)
Aminoacid
Arginine
Aspartic
Threonine
Serine
Glutamic acid
Proline
Glucine
Alanine
Valine
Cystein
Methionine
Isoleucine
Leucine
Tyrocine
Phenyl
Lycine
Trytophan
Histidine
Taurin

Đơn vị (%)
5,17
9,24
5,44

5,32
15,10
5,19
9,23
10,97
6,24
0,40
0,22
4,08
8,30
2,47
4,12
5,63
1,23
1,59
0,04


Thành phần hóa học của các loài Chlorella phụ thuộc nhiều vào sự có mặt của
nitơ trong môi trường. Khi lượng nitơ có trong môi trường thấp thì hàm lượng protein
của Chlorella giảm xuống rõ rệt trong khi lượng cacbohydrat và lipid lại tăng lên.
Tảo có khả năng hấp thu CO2 và các muối khoáng cần thiết để tổng hợp protein,
glucid, lipid…. Có thể thay đổi tùy theo điều kiện môi trường như ánh sáng, nhiệt độ,
độ mặn…. (Vũ Thị Tám, 1982). Các nguyên tố vô cơ cũng có chức năng sinh lý quan
trọng đối với thực vật (C, H, O, K, Mg, Fe, Cu,…). Ngoài ra, Chlorella còn chứa
glucid, acid amine thiết yếu, nhiều loại vitamin như: carotene, thiamine, niacine,
paridoxine, choline, acid lipoic, acidpentonoid, ….các vitamin nhóm C, A, B1, B2, B6,
K…. có nhiều trong tế bào tảo tươi.
(Nguồn: />2.1.2. Tăng trưởng
Tăng trưởng là biểu hiện cho sự gia tăng về số lượng so với số lượng tảo cấy ban

đầu (Pelczar và cộng sự, 1977; Pinij Kungvanki, 1988; trích bởi Trần Thị Mỹ Xuyên,
2008). Sự tăng trưởng của các vi tảo nói chung và Chlorella nói riêng nuôi trong điều
kiện vô trùng đều thông qua 5 pha như sau:

Hình 2.2 : Các pha tăng trưởng trong nuôi vi tảo (Lavens và Sorgeloos, 1996)
A. Pha lag (pha chậm hoặc cảm ứng)
Sau khi cấy vào môi trường nuôi, quần thể tạm thời không thay đổi. Điều này
không có nghĩa là các tế bào không hoạt động. Việc chậm phát triển là do sự thích
nghi sinh lí của chuyển hóa tế bào để phát triển, như mức tăng enzyme và các chất
chuyển hóa liên quan đến sự phân chia tế bào và cố định cacbon, ở giai đoạn này các tế


bào cũng gia tăng về kích thước của chúng. Ở cuối pha này, mỗi sinh vật bắt đầu phân
chia.
B. Pha log (pha sinh trưởng theo hàm số mũ)
Ở pha này, mật độ tế bào tăng như là hàm số của thời gian theo hàm logarit:
Ct = Co*emt
Với Co và Ct là các nồng độ tế bào tại thời điểm 0 và t tương ứng với m là tốc
độ sinh trưởng đặc thù. Tốc độ sinh trưởng đặc thù phụ thuộc chủ yếu vào loài tảo,
cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Nếu nuôi trong các điều kiện tối ưu, tốc độ tăng trưởng
là tối đa trong suốt giai đọan này.
C. Pha giảm tốc độ sinh trưởng (pha ngừng tăng trưởng tương đối)
Sự phân chia tế bào sẽ chậm lại khi các điều kiện về dinh dưỡng, ánh sáng, độ
pH, CO2 hoặc các yếu tố lý hóa khác bắt đầu hạn chế sự sinh trưởng.
D. Pha ổn định
Tại đây sự tăng trưởng theo pha hàm số mũ dần bắt đầu ngừng lại sau vài giờ
hoặc vài ngày. Quần thể duy trì ở mức ít hơn hoặc nhiều hơn ở một giá trị không đổi
nào đó trong một thời gian, có thế đó là kết quả của sự ngừng phân chia hoàn toàn
hoặc phân chia để bù vào số tế bào bị chết.
E. Pha suy tàn

Ở giai đoạn này các nhà nuôi tảo đều không mong muốn tuy nhiên không thể
tránh khỏi giai đoạn này. Đây là giai đoạn mà các tế bào tảo chết nhanh hơn là tốc độ
sản sinh ra tế bào mới. Do chất lượng nước bị giảm, nguồn dinh dưỡng bị cạn kiệt đến
mức không thể duy trì được sự sinh trưởng và phát triển của tảo. Lúc này mật độ tế
bào giảm theo cấp số nhân và việc nuôi cũng kết thúc.
Sự tăng trưởng ổn định chỉ có thể đạt đến giá trị tối đa khi được nuôi dưới những
điều kiện tăng trưởng tối ưu đặc biệt là về nhiệt độ, ánh sáng và dinh dưỡng. Nhưng
nếu chuyển sang môi trường không thích hợp thì mật độ tảo sẽ giảm đi một cách đáng
kể.
Vấn đề cấp thiết trong việc nuôi tảo là phải kiểm soát được điều kiện nuôi. Điều
kiện này chỉ có thể đạt được khi nuôi trong điều kiện môi trường được vô trùng, kiểm
soát không khí và cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, pH có thể thay đổi theo ý muốn.


Vấn để cần quan tâm trong sự suy tàn của tảo có thể do một số nguyên nhân như
thiếu nguồn dưỡng chất, thiếu CO2, nhiệt độ cao, pH không ổn định do tình trạng
nhiễm bẩn từ không khí. Yếu tố then chốt giúp thành công trong nuôi tảo là duy trì tảo
nuôi luôn ở pha log, có thể nói đây là pha luôn ổn định về số lượng và chất lượng
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tảo
A. Yếu tố hóa học
a. pH
Một thông số quan trọng của môi trường là pH vì pH xác định độ hòa tan của
CO2 và muối khoáng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ở tảo. Thông số này lại
phụ thuộc vào thành phần khả năng đệm của môi trường, nhiệt độ cũng như hoạt tính
trao đổi chất của tế bào tảo.
Hầu hết các giống tảo được nuôi trong môi trường đều có giá trị pH nhất định.
Thông thường khoảng pH cho phép là 7 - 9 và theo nhiều tài liệu pH tối ưu là 8,2 - 8,7.
Bên cạnh đó khi thay đổi pH đột ngột có thể làm cho tảo nhanh chóng bị tàn lụi. Trong
trường hợp nuôi tảo với mật độ cao thì việc bổ sung CO2 sẽ giúp điều chỉnh pH thích
hợp trong quá trình tảo phát triển, độ pH có thể đạt đến giá trị tới hạn là 9. Nhiều

trường hợp việc nuôi trồng tảo thất bại có thể do pH không thích hợp. Điều này có thể
khắc phục bằng cách sục khí môi trường nuôi (Đặng Đình Kim, Đặng Hoàng Phước
Hiền, 1999; Cao Tuấn Kiệt, 2007; Trần Thị Mỹ Xuyên, 2008)
b. Các chất dinh dưỡng /môi trường nuôi
Các môi trường dinh dưỡng dùng cho nuôi trồng tảo phải dựa theo nhu cầu dinh
dưỡng của từng loài tảo. Việc xác định chính xác nồng độ của từng yếu tố dinh dưỡng
cho một loài nào đó là vô cùng khó khăn. Vì môi trường dinh dưỡng tối ưu phụ thuộc
rất nhiều vào mật độ quần thể, ánh sáng và pH môi trường. Các chất dinh dưỡng đa
lượng bao gồm: nitrat, phosphat…Các nguyên tố vi lượng được coi là không thể thay
thế đối với sinh trưởng và phát triển của tảo là Fe, Mn, Cu, Zn và Cl. Những vi lượng
khác có vai trò quan trọng đối với một số nhóm tảo là Co, B, Si,…
B. Các yếu tố vật lí
a. Nhiệt độ
Mỗi loài tảo thích hợp với nhiệt độ tối ưu và biên độ nhiệt khác nhau tùy theo
loài (Trịnh Trường Giang, 1997). Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy, việc


chọn các chủng loại tảo chịu nhiệt có ý nghĩa lớn đến năng suất tảo. Mặt khác, nhiệt độ
thấp cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của tảo.
Nhiệt độ tối ưu cho quá trình nuôi tảo trong khoảng từ 18 - 25oC mặc dù chúng
có thể thay đổi tùy theo thành phần môi trường nuôi, loài nuôi và dòng nuôi. Nhìn
chung các loài tảo nuôi thường chịu đựơc nhiệt độ trong khoảng 16 – 27oC. Nhiệt độ
thấp hơn 16oC sẽ làm chậm sự tăng trưởng, trong khi đó nhiệt độ tăng cao hơn 35oC sẽ
gây thiệt hại cho một số loài (Lavens và Sordeloos,1996; trích bởi Cao Tuấn Kiệt,
2007).
Trong điều kiện tự nhiên nên nuôi cấy Chlorella vào mùa có nhiệt độ ít thay đổi
(khoảng từ tháng 4 - 10, thời gian này nhiệt độ trung bình 25 – 30oC) và chú ý đến
nhiệt độ dao động hằng ngày, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhiệt độ không chênh lệch
quá nhiều giữa các buổi trong ngày (Võ Thị Bích Duyên và Ngô Thạch Minh Thảo,
2000). Nếu cần thiết ta có thể làm mát môi trường nuôi bằng cách cho dòng nước lạnh

chảy trên bề mặt của bình nuôi hoặc kiểm soát nhiệt độ không khí bằng các thiết bị
điều hòa nhiệt độ (Trần Thị Mỹ Xuyên, 2008).
b. Khuấy sục môi trường nuôi (chế độ sục khuấy)
Trong quá trình nuôi tảo việc khuấy sục có tác dụng: giúp ngăn ngừa hiện tượng
phân tầng nhiệt độ trong dịch nuôi, giúp tế bào tảo tiếp xúc đều với ánh sáng, ngăn
ngừa tảo lắng xuống bể, cải thiện trao đổi khí giữa môi trường nuôi và không khí, quan
trọng hơn là cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp. Trong trường hợp nuôi với mật
độ cao, CO2 từ không khí (chỉ chứa 0,03 % CO2) sẽ làm hạn chế sinh trưởng của tảo.
Vì vậy việc bổ sung CO2 tinh khiết với tỉ lệ 1 % thể tích không khí. Việc bổ sung CO2
có tác dụng giúp ổn định pH do cân bằng giữa CO2 và HCO3. Tùy thuộc vào quy mô
của hệ thống nuôi mà ta có thể sục khuấy hằng ngày bằng tay (ống nghiệm, các bình
tam giác), sục khí (các túi, các bể) hoặc các guồng hay bơm chạy bằng điện (ao). Tuy
nhiên không phải tất cả các loài tảo đều có thể chịu đựng được với chế độ sục khuấy
mạnh (Lavens và Sorgeloos, 1996; Đặng Đình Kim và Đặng Hoàng Phước Hiền,
1999)
Như vậy, kỹ thuật khuấy sục là vấn đề rất cần được quan tâm nhằm mục tiêu tăng
năng suất tảo mà không làm ảnh hưởng tới trạng thái tế bào. Về mặt kinh tế, chọn giải


pháp khuấy sục sao cho chi phí thấp nhất là yêu cầu đầu tiên (Đặng Đình Kim, Đặng
Hoàng Phước Hiền, 1999).
c. Ánh sáng
Việc cung cấp ánh sáng cho nuôi tảo là vấn đề thiết yếu và cần thiết không thể
thiếu. Bởi vì giống như tất cả các loài thực vật, hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng ở
tảo cao hơn ở thực vật bậc cao, điều này có nghĩa là chúng hấp thụ cacbon vô cơ để
chuyển hóa thành cacbon hữu cơ. Nhiều loại vi tảo có quang hợp bão hòa ở khoảng 33
% tổng lượng cường độ chiếu sáng. Vì vậy, trong điều kiện ánh sáng có cường độ cao
và thời gian chiếu sáng dài, người ta thấy xuất hiện hiện tượng quang ức chế có thể
làm tảo chết hoặc làm giảm đáng kể năng suất nuôi trồng.
Cường độ ánh sáng đóng vai trò quan trọng nhưng yêu cầu về cường độ ánh sáng

thay đổi rất lớn theo độ sâu của môi trường nuôi và mật độ tảo nuôi. Khi nuôi ở độ sâu
lớn và mật độ cao thì cường độ ánh sáng thay đổi từ 1000 - 10000 lux, tối ưu 2500 5000 lux tùy vào thể tích. Có thể là ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng của đèn huỳnh
quang, chu kỳ chiếu sáng tối thiểu là 18 h/ngày, tối đa là 24 h/ngày tùy vào thể tích.
Tuy nhiên không phải tất cả các phiêu sinh vật đều chịu được ánh sáng liên tục nhưng
phần lớn các giống tảo làm thức ăn đều chịu được ánh sáng liên tục. Điều này không
có nghĩa là cứ cung cấp thêm năng lượng ánh sáng cho một dịch nuôi là sinh khối sẽ
tăng (Robert, 1971; Trích bởi Đậu Thị Như Quỳnh, 2001)
C. Các yếu tố sinh học
* Các nguồn gây nhiễm và xử lí nước:
Lây nhiễm vi khuẩn, nguyên sinh động vật hoặc của các loài tảo khác là vấn đề
khó khắc phục đối với việc nuôi cấy tảo thuần chủng cũng như nuôi cấy vô trùng. Các
nguồn gây nhiễm phổ biến nhất gồm có môi trường nuôi (nước và các chất dinh
dưỡng), không khí, bình nuôi và tình trạng giống nuôi cấy ban đầu.
Tảo bị nhiễm tạp sẽ ức chế về nhiều mặt trong quá trình phát triển dẫn đến sinh
khối đạt được không cao và chất lượng tảo giảm đi rất nhiều, thậm chí không thể sử
dụng được. Sự cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng, CO2 và ảnh hưởng của một số chất
độc gây ức chế từ các tác nhân gây nhiễm đối với tảo nuôi là những tác hại chính của
sự tạp nhiễm


Việc chuẩn bị các bình nuôi có dung tích nhỏ là khâu quyết định trong việc tăng
môi trường nuôi cấy tảo:
+ Rửa bằng xà phòng
+ Tráng rửa bằng nước nóng
+ Làm sạch với 30% acid muriatic
+ Tráng sạch lại bằng nước nóng
+ Sấy khô trước khi sử dụng
Theo cách khác, các ống, bình và bình lớn bằng thủy tinh có thể được khử trùng
bằng nồi hấp, có thể sử dụng các bình nuôi dùng một lần rồi vứt bỏ như túi polyetylen
2.1.4. Các phương pháp nuôi tảo

Tảo có thể được sản xuất bằng cách áp dụng một loạt các phương pháp khác
nhau, từ các phương pháp được áp dụng trong phòng thí nghiệm đến các phương pháp
ít đoán trước trong các bể nuôi ngoài trời. Thuật ngữ dùng để mô tả các điều kiện nuôi
gồm có:


Hệ thống nuôi tảo trong nhà hoặc ngoài trời

Nuôi trong nhà cho phép kiểm soát cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, hàm lượng
chất dinh dưỡng, tạp nhiễm các sinh vật ăn mồi sống và các tảo cạnh tranh. Ngược lại,
các hệ thống nuôi ngoài trời làm cho việc nuôi trồng duy trì một loài tảo thuần trong
thời gian dài là rất khó khăn.

Hình 2.3 : Thiết bị nuôi sản xuất sinh khối tảo trong ống xoắn ở Úc
(Yusuf Chisti, 2007)


×