Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TỪ CÁC LOÀI CÂY CÓ NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN ĐƯỢC CHỪA LẠI TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT CỘNG ĐỒNG VÙNG CAO Nghiên cứu điển hình tại một cộng đồng Châu Mạ tại thôn Tôn Klong B – xã Đạ Pal

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.12 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT
HỢP TỪ CÁC LOÀI CÂY CÓ NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN ĐƯỢC
CHỪA LẠI TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC
NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT CỘNG ĐỒNG VÙNG CAO
Nghiên cứu điển hình tại một cộng đồng Châu Mạ tại
thôn Tôn Klong B – xã Đạ Pal – huyện Đạ Tẻh – Lâm Đồng

Họ và tên sinh viên: Hoàng Kim Điển
Ngành: Lâm nghiệp
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 7 năm 2008


TÌM HIỂU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG LÂM
KẾT HỢP TỪ CÁC LOÀI CÂY CÓ NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN
ĐƯỢC CHỪA LẠI TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC
NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT CỘNG ĐỒNG VÙNG CAO
Nghiên cứu điển hình tại một cộng đồng Châu Mạ tại
thôn Tôn Klong B – xã Đạ Pal – huyện Đạ Tẻh – Lâm Đồng

Tác giả

HOÀNG KIM ĐIỂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành


Lâm Nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ: NGUYỄN QUỐC BÌNH

Tháng 7 năm 2008


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn tới:
Tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Lâm Nghiệp đã tận tình truyền đạt kiến
thức cũng như hướng dẫn những kinh nghiệm thực tế giúp cho tôi có được những kiến
thức quý báu về ngành nghề của mình cũng như giúp tôi có thêm những kỹ năng,
những bài học kinh nghiệm từ thực tế.
Tôi xin chân thành cám ơn đến thầy Th.S Nguyễn Quốc Bình, người đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Tập thể lớp Lâm nghiệp Khóa học 2004 - 2008 đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học cũng như trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Lâm Trường Đạ Tẻh đã giúp tôi trong quá
trình thu thập số liệu ở cơ sở và hướng dẫn tôi những kinh nghiêm thực tế.
Cộng đồng người Mạ tại thôn Tôn Klong B đã giúp tôi trong quá trình thu thập
số liệu.
Gia đình và những người thân của tôi đã giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể
hoàn thành được khóa luận này.

Xin chân thành cảm ơn

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2008
Sinh viên
Hoàng Kim Điển

SVTH: Hoàng Kim Điển

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

SVTH: Hoàng Kim Điển

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

SVTH: Hoàng Kim Điển

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

ABSTRACT
To improve an agroforestry system base on domestic trees to increase practicability and
profitability of agroforestry is need. These objectives of study are: (1) To define domestic
trees, (2) To identify social and environmental value of domestic trees, and (3) To propose an
idea to plan them in the cultivation system of Chau Ma, in Ton Klong commune. The results
of this study were found: The cultivation system of Chau Ma is reputed agroforestry system

based on domestic trees; there were 63 species of domestic trees on Chau Ma field, include 16
species of high trees, 21 species of shrub, 8 species of liana, and 18 species of others; All of
the presented domestic trees supported to demand of local people and improved soil erosion
of their land; to improve an agroforestry system at site study can be applied; and selected
domestic trees to improve agroforestry system was not only base on local technique but also
their habit.
Key word: Agroforestry, Domestic Tree, Cultivation System, on Klong, Chau Ma, Species

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Phát triển hệ thống nông lâm kết hợp từ các loài thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên
trong hệ thống canh tác nông nghiệp để nâng cao tính khả thi và giá trị kinh tế của một hệ
thống nông lâm kết hợp thông qua việc (1) Xác định được các loài thực vật có nguồn gốc từ
tự nhiên, (2) Xác định giá trị sử dụng và môi trường do các loài này mang lại, và (3) Đề xuất
việc đưa các loài cây có nguồn gốc từ tự nhiên được ưu tiên trồng vào các hệ thống nông lâm
kết hợp là vấn đề cần nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống canh tác nông

nghiệp của người Châu Mạ tại thôn Tôn Klong vẫn còn sự hiện diện của các loài cây
có nguồn gốc từ tự nhiên và được xem như là một hệ thống nông lâm kết hợp đơn giản
với thành phần cây gỗ là cây có nguồn gốc từ rừng tự nhiên. Các loài này rất đa dạng,
gồm có 63 loài, trong đó cây gỗ có 16 loài, cây bụi 21 loài, dây leo 8 loài và thân thảo
18 loài. Nguyên nhân các loài cây này còn hiện diện trên hệ thống canh tác là do nhu
cầu của người dân và nhằm mục đích bảo vệ đất, chống xói mòn. Việc phát triển hệ
thống nông lâm kết hợp tại đây là rất khả thi. Các loài cây được lựa chọn để phát triển
hệ thống nông lâm kết hợp không những xét về tính kỹ thuật mà cần phải quan tâm
đến sở thích của người dân.
Từ khoá: Nông Lâm kết hợp, thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên, hệ thống canh tác, loài thực
vật, Tôn Klong, Châu Mạ

SVTH: Hoàng Kim Điển


iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

TÓM TẮT
Đề tài: Tìm hiểu khả năng phát triển hệ thống nông lâm kết hợp từ các loài
cây có nguồn gốc tự nhiên được chừa lại trong hệ thống canh tác nông nghiệp của
một cộng đồng vùng cao. Nghiên cứu điển hình tại một cộng đồng người Châu Mạ,
thôn: Tôn Klong B - xã Đạ Pal - huyện Đạ Tẻh - Lâm Đồng. Nghiên cứu được thực
hiện từ tháng tháng 3 đến tháng 6 năm 2008.
SVTH: Hoàng Kim Điển
GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu khả năng phát triển hệ thống nông lâm kết hợp
từ các loài các loài thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên trong hệ thống canh tác nông
nghiệp nhằm xác định các giá trị sử dụng và môi trường của chúng trong hệ thống
canh tác, từ đó lựa chọn các loại thực vật thích hợp để đưa vào các hệ thống nông lâm
kết hợp, nâng cao tính khả thi và giá trị kinh tế.
Mục tiêu của khóa luận: (1) Xác định danh mục các loài thực vật có nguồn
gốc từ tự nhiên trong hệ thống canh tác của người dân, (2) Xác định giá trị sử
dụng và môi trường canh tác do các loài cây có nguồn gốc từ tự nhiên mang lại
trong hệ thống canh tác, và (3) Đề xuất việc đưa các loài cây có nguồn gốc từ tự
nhiên được ưu tiên trồng vào các hệ thống NLKH tại địa bàn nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu: (1) Phân nhóm các loại thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên
trong hệ thống canh tác của người dân theo giá trị sử dụng, (2) Tìm hiểu nguyên nhân của
việc người dân chừa lại trong hệ thống canh tác đối với các loài thực vật này, và (3) Xếp
hạng ưu tiên cho các loài thực vật đưa vào hệ thống canh tác theo các tiêu chí đối với

người dân các tiêu chí đảm bảo một hệ thống NLKH tối ưu.
Phương pháp thực hiện nghiên cứu:
Bảng 2.1. Khung công cụ/phương pháp thực hiện theo nhóm mục tiêu
Mục tiêu

Nội dung

- Xác định danh mục các
loài thực vật có nguồn gốc
tự nhiên trong hệ thống canh
tác của người dân.
- Xác định giá trị sử dụng và
môi trường do các loài cây
có nguồn gốc từ tự nhiên
trong hệ thống canh tác.
- Đề xuất việc đưa các loài
cây có nguồn gốc từ tự
nhiên được ưu tiên trồng
vào các hệ thống NLKH tại
địa bàn nghiên cứu.

- Phân nhóm các loại thực vật có nguồn gốc từ tự
nhiên trong hệ thống canh tác của người dân theo giá
trị sử dụng.
- Tìm hiểu nguyên nhân của việc người dân chừa lại
trong hệ thống canh tác đối với các loài thực vật này.
+ Nguyên nhân mang lại giá trị cho gia đình
+ Những nguyên nhân về môi trường.
- Xác định các tiêu chí cho các loài ưu tiên trong hệ
thống canh tác đối với người dân.

- Xếp hạng ưu tiên cho các loài thực vật dựa vào các
tiêu chí.
- Các ưu khuyết điểm trong việc đề xuất các loài cây
trồng trong các hệ thống NLKH.

Kết quả nghiên cứu:

SVTH: Hoàng Kim Điển

v

Công cụ/
phương pháp
- Phỏng vấn
nông hộ bằng
bảng câu hỏi.
- Quan sát thực tế.
- Phỏng vấn nông
hộ bằng bảng câu
hỏi.
- Quan sát thực tế.
- Thảo luận
nhóm.
- Ma trận ưu tiên.
- SWOT.


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình


Hệ thống canh tác của người dân ở đây đã và đang hình thành nên một kiểu canh
tác hoàn toàn khác, mang tính thương mại hơn so với kiểu canh tác trước đây.
 Kiểu canh tác các loại cây trồng chính của người Châu Mạ có sự bố trí đa dạng các
loại cây nông nghiệp và cây rừng tạo nên một hệ thống: Cây rừng, cây thân gỗ các loài cây bụi, cây thân thảo – cà phê, chè, điều.
Kết quả tổng hợp số liệu điều tra thu được 63 loài cây được người dân chừa lại
trong hệ thống canh tác nông nghiệp. Chúng được sử dụng với nhiều công dụng
khác nhau được phân thành 4 nhóm dạng sống theo số lượng từ nhiều đến ít là
cây bụi, cây thân thảo, cây thân gỗ và dây leo. Trong đó, nhóm dùng làm lương
thực – thực phẩm chiếm số lượng cao nhất 43/63 loài, kế đến là nhóm cho nhu
cầu thương mại (25/63 loài).
 Các nguyên nhân các loài cây có nguồn gốc từ tự nhiên còn hiện diện trên hệ
thống canh tác chủ yếu là do nhu cầu của người dân, một số ít là do nhu cầu
về bảo vệ đất, chống xói mòn.
 Việc phát triển hệ thống nông lâm kết hợp tại địa phương dựa trên các loài cây có
nguồn gốc tự nhiên hiện có trên hệ thống canh tác là rất khả thi. Tuy nhiên cần phải
có các biện pháp để khác phục các điểm yếu và hạn chế đến mức thấp nhất các
thách thức có thể xảy ra.
 Các loài cây được lựa chọn đưa vào hệ thống nông lâm kết hợp không những xét
về tính kỹ thuật mà cần phải quan tâm đến sở thích của người dân. Khi thực hiện
phải quan tâm đến các khuyết điểm của từng nhóm loài cây.
Kết luận và kiến nghị:
- Hệ thống canh tác của người dân Châu Mạ tạ thôn Tôn Klong B được xem
như một hệ thống nông lâm kết hợp đơn giản. Việc phát triển hệ thống dựa trên nền
tảng những cây có nguồn gốc tự nhiên là cần thiết.
- Khi tiến hành phát triển hệ thống nông lâm kết hợp tại thôn Tôn Klong B
không những quan đến đến kỹ thuật mà còn quan tâm đến sở thích của người dân.

SVTH: Hoàng Kim Điển


vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FAO: Food and Agriculture Organization
NLKH: Nông lâm kết hợp.
LSNG: Lâm sản ngoài gỗ.
UBND: Ủy ban nhân dân.
VAC: Vườn - Ao - Chuồng
RVAC: Rừng – Vườn – Ao – Chuồng.

SVTH: Hoàng Kim Điển

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Khung công cụ/phương pháp thực hiện các nhóm mục tiêu.................. 17
Bảng 3.1. Thống kê lao động và dân số ................................................................. 21
Bảng 4.1. Phân loại theo hình dáng và công dụng của cây .................................... 29
Bảng 4.2. Phân loại dạng sống theo mức độ sử dụng và thời vụ sử dụng.............. 30
Bảng 4.3. Tổng hợp các nguyên nhân các loài cây có nguồn gốc tự nhiên

được chừa lại vì nhu cầu của người dân ................................................ 31
Bảng 4.4. Tổng hợp các nguyên nhân các loài cây có nguồn gốc từ tự nhiên
được chừa lại vì môi trường canh tác .................................................... 32
Bảng 4.5. Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho
việc phát triển hệ thống nông lâm kết hợp............................................. 33
Bảng 4.6. Phân tích ưu tiên các loài cây thân gỗ có nguồn gốc từ tự nhiên........... 35
Bảng 4.7. Phân tích các loài cây bụi có nguồn gốc từ tự nhiên.............................. 36
Bảng 4.8. Phân tích các loài cây thân thảo có nguồn gốc từ tự nhiên.................... 37
Bảng 4.9. Ưu khuyết điểm của các loài cây được người dân lựa chọn .................. 38

SVTH: Hoàng Kim Điển

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại thôn Tôn Klong B. ........................ 26

SVTH: Hoàng Kim Điển

ix


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình


MỤC LỤC
Lời cảm ơn................................................................................................................. i
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ...........................................................................ii
Nhận xét của giáo viên phản biện ...........................................................................iii
Giới thiệu nghiên cứu ............................................................................................. iv
Tóm tắt...................................................................................................................... v
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................vii
Danh sách các bảng ...............................................................................................viii
Danh sách các hình .................................................................................................. ix
Mục lục ..................................................................................................................... x
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................. 1
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
1.2. Tổng quan nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các cây phụ trợ trong hệ thống nông
lâm kết hợp các nước Đông Nam Á và Việt Nam ........................................... 3
1.2.2. Ý nghĩa của các loài thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên trong đời sống
cộng đồng ......................................................................................................... 7
1.2.3. Hệ thống nông lâm kết hợp: hiệu quả kinh tế và môi trường......................... 9
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 14
2.1. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ................................................................... 14
2.1.1. Mục đích ....................................................................................................... 14
2.1.2 Mục tiêu......................................................................................................... 14
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 14
2.3. Phương pháp thực hiện nghiên cứu ................................................................. 15
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 15
2.3.2. Trình tự nghiên cứu và công cụ nghiên cứu................................................. 16
2.3.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu ...................................... 18

SVTH: Hoàng Kim Điển


x


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

Chương 3: ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.................................................................. 19
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường .................................................... 19
3.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................... 19
3.1.2. Khí hậu thời tiết............................................................................................ 19
2.1.3 Địa hình ......................................................................................................... 19
3.1.4. Tài nguyên thủy văn ..................................................................................... 20
3.1.5. Tài nguyên đất .............................................................................................. 20
3.1.6. Tài nguyên rừng............................................................................................ 20
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................... 21
3.2.1. Thực trạng phát triển xã hội ......................................................................... 21
3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế ........................................................................ 22
3.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .............................................................. 23
3.3. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 24
3.3.1. Cơ sở chọn địa điểm nghiên cứu .................................................................. 24
3.3.2. Tầm mức nghiên cứu.................................................................................... 25
3.3.3. Thông tin cơ bản về địa điểm nghiên cứu .................................................... 25
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 26
4.1. Thực trạng canh tác nông nghiệp tại thôn Tôn Klong B ................................. 26
4.2. Hệ thống canh tác hiện tại của người dân được xem như là hệ thống
nông lâm kết hợp............................................................................................ 27
4.3. Các loài cây có nguồn gốc tự nhiên hiện diện trong hệ thống canh tác
của người dân thôn Tôn Klong B................................................................... 29

4.3.1. Phân nhóm theo dạng sống và nhóm giá trị sử dụng.................................... 29
4.3.2. Phân loại nhóm theo mức độ sử dụng .......................................................... 29
4.4. Nguyên nhân có sự hiện diện của các loài cây có nguồn gốc tự nhiên trong
hệ thống canh tác của người dân tại thôn Tôn KLong B ............................... 30
4.4.1. Các nguyên nhân đối với nhóm cây mang lại giá trị cho nhu cầu sử dụng/
bán của các hộ gia đình .................................................................................. 30
4.4.2. Các nguyên nhân về môi trường dựa trên các kiến thức canh tác của
người dân........................................................................................................ 31

SVTH: Hoàng Kim Điển

xi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

4.5. Những thách thức và cơ hội trong việc phát triển hệ thống nông lâm kết hợp
tại thôn Tôn Klong B...................................................................................... 32
4.6. Sự ưu tiên của các loài cây có nguồn gốc từ tự nhiên trong việc phát triển
hệ thống nông lâm kết hợp tại thôn Tôn KLong B ........................................ 33
4.6.1. Các tiêu chí để đảm bảo một hệ thống nông lâm kết hợp tối ưu.................. 33
4.6.2. Các tiêu chí ưu tiên lựa chọn loài cây trong hệ thống nông lâm kết hợp
đối với người dân ........................................................................................... 34
4.6.3. Các loài cây ưu tiên phát triển trong hệ thống nông lâm kết hợp tại
thôn Tôn Klong B........................................................................................ 35
4.6.4. Ưu khuyết điểm trong việc đề xuất các loài cây ưu tiên .............................. 38
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 39
5.1. Kết luận............................................................................................................ 39

5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 41
PHỤ LỤC

SVTH: Hoàng Kim Điển

xii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, kinh tế nông hộ đã và đang khẳng định được vị trí
quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Đối với Đạ
Tẻh là một huyện nông nghiệp thì kinh tế nông hộ lại có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong đời sống kinh tế của nhân dân nhất là các vùng đồng bào các dân tộc. Tuy chưa
có được các mô hình kinh tế phát triển mũi nhọn nhưng kinh tế của huyện Đạ Tẻh đã
có các hình thức canh tác nông nghiệp mang tính sơ khai và bước đầu đem lại hiệu quả
kinh tế nhất định, thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn vùng sâu, vùng xa.
Trước đây, hình thức canh tác truyền thống của cộng đồng dân tộc nơi đây chủ
yếu canh tác theo hướng quảng canh, sản xuất lương thực theo hướng tự cung tự cấp
năng suất thấp, là đáp ứng cho nhu cầu trước mắt, năng suất không ổn định. Do vậy,
công tác bảo vệ rừng về sự đe dọa thường trực do mở rộng đất sản xuất nương rẫy để
đảm bảo cho nhu cầu của người dân. Hiệu quả kinh tế của các hình thức sản xuất nông
nghiệp hiện tại không cao; đời sống của cộng đồng còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì
vậy, trong thời gian gần đây, có nhiều mô hình canh tác nông nghiệp của nông hộ

được hình thành với mong muốn sẽ mang lại hiệu quả hơn so với các hình thức canh
tác trước đó, góp phần cải thiện cuộc sống của gia đình.
Với những thay đổi đó cho đến nay, những hệ thống canh tác của người dân có
áp dụng những kỹ thuật canh tác mới nhưng vẫn sử dụng các kiến thức bản địa, các
loài cây nguồn gốc tự nhiên có giá trị trong sản xuất truyền thống vẫn được giữ lại
trong hệ thống canh tác hiện nay. Việc kết hợp này với mong muốn các kiến thức bản
địa, cụ thể là các loài cây có nguồn gốc từ tự nhiên, sẽ mang lại các nguồn lợi cho mục
đích sử dụng của gia đình và các lợi ích về môi trường tạo điều kiện cho các cây nông
nghiệp trong cùng một hệ thống canh tác phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.
SVTH: Hoàng Kim Điển

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

Tuy nhiên, khi cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, người dân vẫn phụ thuộc vào
tài nguyên rừng thì việc thay đổi ngay canh tác truyền thống theo mô hình canh tác
mới thì sự chấp nhận của cộng đồng dân tộc không phải hoàn toàn. Sự chấp nhận này
phải mang tính thay thế dần dần. Các nguồn lợi từ các cây có nguồn gốc từ tự nhiên có
thể cho lợi ích ngay trong vườn nhà do người dân trồng hoặc chừa lại trên đất canh tác
mà không phải vào trong rừng để tìm kiếm thu hái và ý nghĩa của chúng trong kiến
thức canh tác truyền thống. Do vậy, sự có mặt của các loài cây này trong hệ thống
canh tác của cộng đồng người dân là có chủ đích.
Mặt khác, phương thức sản xuất độc canh một loại hoa màu không đem lại hiệu
quả kinh tế mà còn không bền vững theo thời gian, thậm chí nó còn gây ra những tác
động ngược lại cho con người và môi trường sinh thái. Nhiều nghiên cứu đã chứng

minh rằng phương thức sản xuất nông lâm kết hợp với nhiều loài hình sản xuất khác
nhau sẽ đem lại nhiều hiệu quả cao hơn về mặt kinh tế - xã hội - môi trường so với độc
canh một loại hình sản xuất. Việc hình thành các mô hình nông lâm kết hợp trong đó
chú trọng đến các loài cây có nguồn gốc tự nhiên sẽ là hướng đi đúng đắn nhất, là
động lực thúc đẩy nhanh quá trình định canh, định cư và ổn định cuộc sống đối với cư
dân vùng đồng bào dân tộc, làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng một
cách bền vững.
Để đáp ứng yêu cầu trên cần xây dựng các mô hình thí điểm, đưa ra một số tiến
bộ khoa học kỹ thuật mới về giống cây trồng kết hợp với các loại cây có nguồn gốc tự
nhiên được sử dụng trong canh tác truyền thống của người dân. Khuyến khích các hộ
đồng bào dân tộc áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật sản xuất theo sự chỉ dẫn của cán
bộ khuyến nông. Từ đó tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập và ổn
định đời sống của nông hộ.
Do đó, để tìm hiểu hệ thống canh tác hiện tại của các cộng đồng dân tộc sống
trong rừng hay gần rừng, trong đó chú trọng tìm hiểu các loài cây có nguồn gốc tự
nhiên mà đồng bào dân tộc vẫn chừa lại trong hệ thống canh tác của mình. Và đưa ra
đề xuất để đưa một số loài cây này vào hệ thống nông lâm kết hợp tối ưu. Đề tài này
hướng đến “Tìm hiểu khả năng phát triển hệ thống nông lâm kết hợp từ các loài
cây có nguồn gốc tự nhiên được chừa lại trong hệ thống canh tác nông nghiệp của
một cộng đồng vùng cao”. Nghiên cứu điển hình tại một cộng đồng Châu Mạ tại
SVTH: Hoàng Kim Điển

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

thôn: Tôn Klong B - xã Đạ Pal - huyện Đạ Tẻh - Lâm Đồng. Nhằm đóng góp một phần

nào đó để trả lời cho những ai có quan tâm đến vấn đề này, tư liệu hóa về các thông tin
liên quan và cung cấp cho bản thân một vốn kiến thức mới về đời sống, tình hình canh
tác nông nghiệp của người dân nơi đây.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các cây phụ trợ trong hệ thống nông lâm
kết hợp các nước Đông Nam Á và Việt Nam
1.2.1.1. Các nguyên tắc lựa chọn cây trồng trong mô hình nông lâm kết hợp
- Đảm bảo mục đích gây trồng: Có rất nhiều loài cây có thể đáp ứng được cùng
một mục tiêu thì phải chọn lấy cây có giá trị sử dụng nhiều nhất. Cần chọn cây nào
vừa có giá trị sử dụng cao cho mục đích chính vừa có thể kết hợp có lợi ích trước mắt
và lâu dài. Phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nơi trồng.
- Phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nơi trồng: Nên dựa trên nguyên tắc đất
nào cây ấy tức là căn cứ vào đặc tính sinh thái cây trồng, đặc điểm đất đai tốt hay xấu,
dày hay mỏng, chua hay kiềm và khí hậu nóng hay rét, mưa nhiều hay ít, vào lúc nào
để chọn cây. Khi có nhiều loài cây đều đòi hỏi một loại đất như nhau thì dành đất đó
cho loài cây nào có giá trị sử dụng cao nhất. Khi cây chỉ mọc tốt trên đất không chua
và cũng không kiềm quá như tếch, keo dậu, mía, bông, không thể chọn cây đó để trồng
ở đất chua hoặc kiềm quá. Khi cây chỉ mọc tốt ở xứ rét, vùng núi cao như pơmu, sa
mộc, mận, đào không thể đem trồng ở vùng núi thấp quanh năm nắng nóng.
- Có khả năng sản xuất hàng hoá cho năng suất cao và đạt hiệu quả kinh tế lớn
hơn: Phải chọn những cây có năng lực sinh trưởng mạnh mẽ và có khả năng chống
chịu thiên tai, sâu bệnh, đảm bảo được năng suất, hiệu quả tốt trong nhiều tình huống
đặc biệt là có thể sản xuất hàng hoá, có nơi tiêu thụ. Ngô và sắn đều là cây lương thực
có thể trồng trên nương dốc, nhưng ngô có thể trồng được 2 – 3 vụ và cho năng suất
cao nên nhiều nơi ở vùng núi không trồng sắn mà chỉ trồng ngô.
- Cần chọn giống có nguồn gốc giống tốt hoặc có khả năng giải quyết được
nguồn giống đủ về số lượng và có chất lượng: Nên chọn cây trồng có nguồn gốc giống
được rõ ràng và đã được thử nghiệm. Ưu tiên chọn các loại cây trồng tạo giống bằng
phương pháp tiên tiến (mô, hom) để phát huy tính ưu trội của cây trồng.
SVTH: Hoàng Kim Điển


3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

Nguyên tắc chọn cây trồng cho hệ thống NLKH:
Muốn sử dụng đất tổng hợp và bền vững, ngoài việc phải ứng dụng 4 nguyên
tắc chọn cây trồng nói trên, còn phải chú ý thêm 2 nguyên tắc sau đây:
- Có tác dụng hỗ trợ nhau: Cây này không lấn át, che bóng, cạnh tranh nước và
dinh dưỡng hoặc tiết ra những chất độc, có mầm mống sâu bệnh có thể gây hại cho cây
kia. Khi tận dụng đất giữa hai hàng cây chính để trồng cây lương thực thực phẩm ngắn
ngày hay cây phù trợ, nhất là trong mấy năm đầu, không chọn cây mọc nhanh, tán
rộng che mất ánh sáng đối với cây chính. Khi trồng cây làm hàng rào bao quanh bảo
vệ một vườn quả, không trồng các loại cây mọc nhanh, tán rậm sẽ tạo bóng râm làm
kìm hãm sinh trưởng của cây ăn quả. Cũng không chọn trồng những băng cây như tre
luồng có bộ rễ phát triển nhanh ở tầng mặt, hút nhiều nước và chất dinh dưỡng ở giữa
các nương lúa, ngô mà cần chọn cây bụi họ đậu có tác dụng cố định đạm kết hợp với
cây rừng mọc nhanh như tống quán sủ, bạch đàn để cản dòng chảy để bảo vệ đất.
- Nắm vững kỹ thuật hoặc đã có kinh nghiệm gây trồng: Nhiều cây trồng có giá
trị, rất quý và hiếm nhưng không có những hiểu biết đầy đủ về đặc tính của cây, chưa
có kỹ thuật hay kinh nghiệm gây trồng cần được nghiên cứu tìm hiểu kỹ và nắm chắc
mới đưa vào gây trồng.
1.2.1.2. Một số loài cây cải tạo đất trồng phổ biến trong hệ thống nông lâm kết hợp
 Cây cốt khí

Là cây thuộc họ đậu, cây bụi sống lâu năm, ưa sáng, mọc nhanh, thích hợp với
điều kiện khí hậu Việt Nam, cây rất ưa đất mới phá rừng, hoặc đất sau khi đã làm

nương rẫy. Chịu được đất nghèo, xấu. Trồng xen với cà phê làm cây che phủ ở giai
đoạn đầu rất tốt. Trồng thành băng xanh trên đất dốc để chống xói mòn và cải tạo đất.
Cây cốt khí được trồng ở khắp nơi và làm phân xanh rất tốt.
 Keo lá bạc (Acacia holerosea)

Giá trị kinh tế: Gỗ nhỏ được dùng làm củi bộ rễ phát triển, có nhiều nốt sần có
khả năng cố định đạm nên có tác dụng cải tạo đất tốt.
Môi trường sống: Mọc nhanh, có thể dùng làm cây phủ xanh, cây phù trợ cho
cây chính ở nơi đất đã bị thoái hoá. Nguyên sản ở Úc, mọc đến độ cao 1000m. Ưa đất
ít chua, ẩm nhưng chịu được hạn, đất nghèo xấu, chịu nóng và chịu lạnh khá. Việt

SVTH: Hoàng Kim Điển

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

Nam đã nhập trồng ở nhiều nơi trên đất đồi trọc ở Đông Hà, đất cát ở Vĩnh Linh,
Quảng Trị, đất núi ở Tủa Chùa (Lai Châu) đều sinh trưởng và phát triển tốt.
 Đậu Thiều Ấn Độ: Tên khác: Đậu triều (Cajanus cajan)

Giá trị kinh tế: Hạt có chứa lượng chất dinh dưỡng cao gồm 22 – 26% protein;
43 – 45% tinh bột; 1,5 – 1,9% mỡ; 3,8 – 4,7% đường, có thể làm thức ăn cho người và
gia súc tốt, năng xuất từ 1,5 – 2,5 tấn/ha. Bộ rễ có nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm,
có tác dụng cải tạo đất, cành lá phát triển có khả năng đâm chồi, có tác dụng che phủ
bảo vệ đất tốt trong mùa mưa; thân cành dùng làm củi.
Môi trường sinh sống: Phân bố ở Ấn Độ và một số nước Châu Á khác, tập trung

ở vùng thấp có độ cao dưới 700 – 800m; ưa đất ít chua và ẩm nhưng chịu được hạn,
kém chịu rét. Ở nước ta nhập nội trồng trong 4 – 5 năm gần đây trên đất dốc ở Sơn La,
Hoà Bình có triển vọng tốt.
 Muồng hoa pháo: (Calliandra calothyrsus)

Giá trị sử dụng: Cho năng suất sinh khối cao; lá, cành giầu đạm, làm thức ăn
cho gia súc và làm phân xanh rất tốt. Mọc nhanh có bộ rễ phát triển, có nhiều nốt sần
chứa vi khuẩn cố định đạm có tác dụng che phủ bảo vệ và cải tạo, tăng mùn và đạm
trong đất. Hoa đẹp chứa nguồn mật có chất lượng để nuôi ong.
Môi trường sinh sống: Phân bố ở Indonesia và một số nước khác tại các vùng
có độ cao dưới 700 – 800m. Ưa đất chua và ẩm nhưng cũng chịu được khô hạn, kém
chịu rét, đất quá chua và mùa khô quá dài. Ở Việt Nam được nhập nội trồng trong 4 –
5 năm gần đây trên đất dốc và đất bỏ hoá sau nương rẫy ở Hoà Bình, Sơn La, Bắc
Thái, có triển vọng tốt.
 Đậu tràm: (Indigofera teysmanii)

Gía trị sử dụng: Mọc nhanh, đâm chồi khoẻ, dùng làm cây phù trợ khi trồng
rừng các loài cây gỗ lớn, gỗ quý như dầu rái, sao đen, tếch… ở giai đoạn đầu rất tốt.
Bộ rễ phát triển mạnh có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm, cải tạo đất. Cành lá
nhiều, xanh quanh năm, sinh khối lớn, 2 năm cho 15 tấn tươi/1 ha, có tác dụng che
phủ, chống sói mòn đất và làm củi.
Môi trường sinh sống: Mọc tự nhiên trên đất xám, đất đỏ ven bìa rừng ở các
tỉnh Đông Nam Bộ và đã được dùng làm cây phù trợ để trồng lại cây họ dầu ở Đồng
Nai và cây che phủ đất để trồng rừng bạch đàn ở Sông Bé, trồng rừng tếch ở Đắc Lắc
SVTH: Hoàng Kim Điển

5


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

và Kon Tum cho kết quả tốt. Ưa khí hậu nóng ẩm nhưng cũng chịu được nơi lạnh khô.
Ưa đất sâu mát, ít chua nhưng cũng chịu được đất khô xấu và chua.
1.2.1.3. Một số cây ăn quả, cây lương thực, cây lâm sản ngoài gỗ trồng phổ biến trong hệ
thống nông lâm kết hợp
 Cây khoai sọ núi (Colocasia esculenta Schott)

Cây khoai sọ núi còn gọi là cây khoai tàu, là cây lương thực – thực phẩm, chất
lượng củ thơm ngon, cho thu nhập ổn định và cao hơn so với lúa nương, năng xuất
bình quân 5 - 6 tấn/ha, thường được trồng ở nhiều tỉnh vùng núi. Cây chịu được hạn và
đất nghèo dinh dưỡng, phù hợp với điều kiện trồng trên nương, đồi, dễ trồng và ít bị
sâu bệnh hại. Trồng khoai sọ núi trên đất dốc có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn.
 Cây đậu tương ở Miền núi phía Bắc

Cây đậu tương dễ trồng, phát triển trên nhiều loại đất (đồi, gò, nương) là cây cố
định đạm, cải tạo đất thích nghi với điều kiện khí hậu miền núi, phát triển tốt trong
mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) nên là cây chống xói mòn đất.
 Trồng gừng dưới tán rừng

Gừng được dùng làm gia vị, mứt, kẹo rượu và làm thuốc. Hiện nay gừng được
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và đã có một số công ty Nhật Bản muốn nhập
gừng nước ta với một khối lượng lớn.
Năng suất trồng gừng dưới tán rừng có thể đạt trung bình 3 – 4 tấn/ha. Gừng
cùng với các loài cây lương thực, thực phẩm, dược liệu khác được trồng xen dưới tán
rừng mang lại thu nhập hàng năm cho các hộ làm nghề rừng, đảm bảo cuộc sống để
trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng gỗ lớn, gỗ quý có thời gian kinh
doanh dài.
Trồng gừng với các loài cây khác xen với cây rừng tạo thành một tầng thảm

tươi dưới tán rừng có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất và giữ độ ẩm cho đất. Trồng
cây rừng xen với gừng, hạn chế cỏ dại, kết hợp chăm sóc cây gừng hàng năm chăm
sóc luôn cây rừng đã giảm bớt công chăm sóc rừng trồng hàng năm 51 – 80 công/ha.
Cây gừng ít bị thú rừng và trâu, bò phá hại, cho thu họach tương đối ổn định, ít phụ
thuộc vào thời tiết.

SVTH: Hoàng Kim Điển

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

 Trồng sa nhân dưới tán rừng

Sa nhân (Amomum sp) là vị thuốc quý, chuyên trị các bệnh đường ruột, kém
tiêu hoá và dùng làm gia vị, hương liệu; rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới và
trong nước.
Việt Nam có khoảng 16 loài mang tên sa nhân, nhân dân ta lâu đời chỉ khai thác
sa nhân trong rừng tự nhiên. Ít năm gần đây, do rừng bị thu hẹp nên nhiều địa phương
đã gây trồng sa nhân dưới tán rừng. Ở Mai Châu (Hoà Bình), nhiều hộ gia đình đã có
thu nhập cao do trồng sa nhân.
Sa nhân là cây thân thảo lâu năm, dễ mọc ngang dưới lớp đất mỏng, nằm ở tằng
thảm tươi, chịu ảnh hưởng trực tiếp của tiểu khí hậu rừng. Cây cao khoảng 1,5 – 3m,
chịu bóng, ưa ẩm. Sa nhân chỉ trồng thích hợp ở vùng rừng núi, cao dưới 800m so với
mặt biển, lượng mưa trung bình năm 1000 – 3000mm. Đất xốp có tính chất đất rừng,
ẩm mát, không dốc lắm.
1.2.2. Ý nghĩa của các loài thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên trong đời sống cộng

đồng.
LSNG là nguồn tài nguyên to lớn của rừng Việt Nam. Mặc dù có nhiều tiềm
năng, nhưng chúng chưa được phát triển đúng tầm để có những đóng góp quan trọng
vào sự phát triển của địa phương và của cả nước. Việc đánh giá đúng các thuận lợi và
khó khăn để phát triển LSNG ở nước ta là hết sức quan trọng và cần thiết, nhằm đề
xuất được các biện pháp hợp lý để phát triển nguồn tài nguyên quý giá này.
Các LSNG rất quan trọng đối với sinh kế của cộng đồng người dân ở các vùng
núi và vùng sâu vùng xa ở Việt Nam. Những người dân sống gần rừng hoặc trong các
khu vực rừng tự nhiên sử dụng củi đốt và các LSNG khác làm lương thực, dược liệu,
vật liệu xây dựng, trang trí và các đồ tiêu dùng khác. Một số loại LSNG được bán để
bổ sung thu nhập bằng tiền của hộ gia đình hoặc trao đổi lấy các mặt hàng thiết yếu
khác như: gạo, phân bón. Ước lượng tính bằng 24 triệu người (khoảng 1/3 tổng dân số)
sống gần rừng hoặc trong rừng và gần 8 triệu người dân tộc thiểu số thu lượm các sản
phẩm từ rừng, săn bắn (Poffenberger et al 1998).
Các nhóm dân tộc thiểu số và các hộ dân sống gần rừng ở Việt Nam thường dựa
vào các LSNG. Do vậy họ có kiến thức phong phú về một số loài sản phẩm từ rừng
ngoài gỗ, những sản phẩm đặc biệt của vùng sinh thái mà họ đang sinh sống. Như
SVTH: Hoàng Kim Điển

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

cộng đồng người dân tộc Dao thu lượm các loại cây thuốc, quế và sơn ta; người
Hmông thì thu mây, tre chất lượng cao; người Khmer ở miền Nam thì chiết xuất dầu
thơm từ các rừng tràm và các loại sản phẩm có giá trị cao từ rừng ngập mặn
(Poffenberger et al 1998).

Mặc dù các lọai LSNG rõ ràng là có tầm quan trọng lớn đối với đời sống của
hàng triệu người dân Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa có những thông tin định
lượng để đánh giá sơ bộ về đóng góp của sản phẩm từ rừng ngoài gỗ vào thu nhập hộ
gia đình. Những đề tài nghiên cứu lớn và đáng tin cậy về các vấn đề chủ yếu của
LSNG đang được tiến hành, một số kết quả nghiên cứu ban đầu cũng cho thấy vai trò
LSNG trong đời sống của cộng đồng người dân nghèo sống ở gần rừng và trong rừng.
Các LSNG là nguồn lực kinh tế, dinh dưỡng quan trọng cho cộng đồng và dân
cư nông thôn. Theo tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO, 1997) ước tính
khoảng 80% dân số các nước phát triển dùng các sản phẩm từ rừng ngoài gỗ cho nhu
cầu dinh dưỡng và sức khỏe, thu nhập hàng triệu gia đình trên thế giới dựa vào các
LSNG, tổng giá trị thương mại của các sản phẩm này ước tính khoảng 1100000 USD.
Theo FAO, 1995 LSNG là tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể
gỗ, cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng. Dịch vụ trong định nghĩa
này là những hoạt động trong hệ sinh thái, làm dây leo, thu gom nhựa và các hoạt động
liên quan đến thu hái và chế biến các sản vật này. Theo định nghĩa khác thì ngoài
những sản phẩm trên còn có thể bao gồm những sản vật thân gỗ, không phải gỗ để sản
xuất công nghiệp hoặc bột giấy (như đồ thủ công mỹ nghệ, trống, ghế nhỏ).
Theo các quan niệm trên thị trường LSNG là một phần tài nguyên rừng. Ở Việt
Nam, theo Lê Mộng Chân (1993) cho rằng “Tài nguyên thực vật rừng là một bộ phận
cấu thành quan trọng của tài nguyên rừng, nó bao gồm toàn bộ sản phẩm thực vật của
rừng” và “Vì vậy tài nguyên thực vật rừng ở đây rất phong phú và có giá trị nhiều
mặt” và nhiều loại cây rừng còn cho các sản phẩm tự nhiên, ngoài gỗ đó là cây đặc
sản”.
Theo FAO, 1999. LSNG là các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật, loại trừ gỗ
lớn, có ở rừng, ở đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng. Việt Nam, nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa nên rất đa dạng về các kiểu rừng và có hệ động vật, thực vật rất
phong phú và đa dạng. Vì vậy, Việt Nam rất phong phú về lâm sản ngoài gỗ, chỉ thống
SVTH: Hoàng Kim Điển

8



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

kê một ô tiêu chuẩn của kiểu rừng kín nhiệt đới thường xanh, một kiểu rừng ở Bắc
Trung Bộ đã có trên 100 loại gỗ lớn, hơn 100 loại cây bụi, cây thảo, dây leo và cây
phụ sinh, trong đó có nhiều loại thuộc LSNG. Hiện nay, chúng ta đã biết được giá trị
sử dụng của khoảng 5000 loài thực vật tại Việt Nam. (Vũ Văn Dũng, 2004).
Ở nước ta, LSNG đóng vai trò quan trọng đối với cộng đồng dân cư sống gần
rừng, dân tộc vùng cao. Các loại LSNG từ cây rừng là nguồn rau xanh, là vị thuốc và
bài thuốc chính của họ như: cây Màng Tang (Litsea cubeba), cây Vàng Đắng
(Coscinium fenestratum), Thảo Quả (Amomum aromaticum), Hà Thủ Ô (Fallopia
multiflora), Ươi bay (Scaphium lychnophorum), nấm Linh Chi và rất nhiều loại cây
khác cũng là dược liệu quý đã được người dân thuần hóa. Nhà nước cũng đã có nhiều
dự định và kế hoạch triển khai gây trồng và quản lý các loại LSNG có giá trị cao này.
Từ năm 1984 nhà nước đã giao cho ngành lâm nghiệp thống nhất quản lý các
loại đặc sản rừng (Quyết định 160 Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 10 tháng 12 năm 1984),
nhưng nhiều cấp chỉ nghĩ đến việc tận dụng các loại lâm sản này mà không có một
chiến lược phát triển nó một cách bền vững. Tuy nhiên vẫn có một số nghiên cứu về
nuôi trồng, chế biến, đề xuất các chính sách liên quan đến LSNG.
Ở Việt Nam, chính phủ ban hành rất nhiều chương trình, chính sách cho việc
phát triển và bảo tồn nguồn tài nguyên rừng. Tuy nhiên hầu như chưa có một chính
sách hoặc chương trình nào dành riêng cho việc quản lý LSNG. Nhưng hầu hết các
chương trình và chính sách phát triển vào bảo tồn tài nguyên rừng đều có nội dung liên
quan đến quản lý LSNG.
Hiện nay có rất nhiều loại LSNG khác nhau được điều tra, phát hiện và khai
thác sử dụng, chính vì vậy việc phân loại LSNG có nguồn gốc từ thực vật để tiện cho
việc nghiên cứu, ứng dụng, nhận biết các loại cây có giá trị trong sản xuất, gây trồng,

thu hoạch.
1.2.3. Hệ thống nông lâm kết hợp: hiệu quả kinh tế và môi trường
Tác động của nông lâm kết hợp là rất lớn, những tác động này được thể hiện
trên cả 3 lĩnh vực: kinh tế hộ gia đình, xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường.

SVTH: Hoàng Kim Điển

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

1.2.3.1. Tác động của nông lâm kết hợp đối với kinh tế nông hộ
Các loại lợi ích mà nông lâm kết hợp mang lại cho kinh tế hộ gia đình là rất đa
dạng. Cụ thể:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm: Nhiều mô hình NLKH được hình thành và
phát triển đã đáp ứng mục tiêu sản xuất, nhiều loại lương thực, thực phẩm có giá trị
dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Điển hình là hệ thống VAC được
phát triển rộng rải ở nhiều vùng nông thôn nước ta. Nhờ đó, có khả năng tạo ra sản
phẩm lương thực và thực phẩm đa dạng trên một diện tích mà không yêu cầu phải đầu
tư lớn.
- Tăng thu nhập nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ít đòi hỏi về
đầu vào, các hệ thống NLKH dễ mang lại thu nhập cao cho hộ gia đình. Các hộ gia
đình tận dụng được thời gian, nguồn lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, tăng
thu nhập cho gia đình và có điều kiện đầu tư trở lại cho cây trồng. Tận dụng được đất
đai giữa các hàng cây rừng để trồng cây lương thực, hoa màu phục vụ cho đời sống
của người dân làm nghề rừng trong các năm đầu của rừng trồng chưa khép tán (Hệ

thống Taungya).
- Tạo việc làm: Nông lâm kết hợp gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng thu
hút nhiều lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân. Tăng được sản phẩm cần
dùng hàng ngày: củi đun, thức ăn, sinh tố tạo thêm việc làm, tận dụng mọi nguồn lao
động ở nông thôn.
- Đa dạng hóa sản phẩm: Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có thể tạo ra
các sản phẩm từ cây thân gỗ như: gỗ, củi, tinh dầu để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu
cho hộ gia đình.
Mặt khác, việc kết hợp trồng các loại cây nông nghiệp, không chỉ tạo lương
thực, thực phẩm cho con người mà còn tạo nguồn thức ăn cho gia súc. Thức ăn của gia
súc (dê, trâu, bò) được cắt từ cỏ và cây họ đậu trên đường đồng mức. Sau đó phân của
gia súc lại dùng để bón cho đất canh tác, tạo cho đất được tốt hơn. Ngoài nông - lâm
sản, còn thu được sữa, thịt nên sẽ làm tăng và đa dạng hóa thu nhập của phương thức
NLKH, đặc biệt là trong các trang trại.
- Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức độ an toàn lương thực: Nhờ có cấu
trúc phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ tương hỗ giữa các
SVTH: Hoàng Kim Điển

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình

thành phần trong hệ thống, các hệ thống NLKH thường có tính ổn định cao hơn trước
các biến động về điều kiện tự nhiên như: dịch sâu bệnh, hạn hán. Sự đa dạng về các
loại sản phẩm đầu ra cũng góp phần giảm rủi ro về thị trường và giá cả cho nông hộ,
đa dạng hóa các loại cây trồng, cung cấp sản phẩm hàng hóa và hạn chế các rủi ro về
sinh học và thị trường.

- Hỗ trợ cây trồng chính: Cung cấp phân hữu cơ cho canh tác, giúp rừng trồng
sinh trưởng tốt nhờ vào chăm sóc vệ sinh lô rừng, quay vòng vốn đầu tư nhanh và tạo
điều kiện phù hợp để thu hạt giống cây rừng.
1.2.3.2. Tác động về mặt xã hội
Góp phần giải quyết khó khăn về gia tăng dân số: Gia tăng dân số đang là mối
quan tâm của các cấp chính quyền và người dân địa phương. Nhờ vào việc sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua mô hình NLKH, ví dụ như: RVAC mà sức ép
gia tăng dân số đã được hạn chế đối với vấn đề bảo vệ rừng.
Thúc đẩy lâm nghiệp xã hội phát triển: Xuất phát từ mục tiêu chính của lâm
nghiệp xã hội về mặt kinh tế là cung cấp lương thực, gỗ củi và các sản phẩm khác. Về
mặt xã hội là sự công bằng trong sử dụng tài nguyên thiên, việc làm, kiến thức, sức
khỏe và lao động. Về mặt môi trường là sự bền vững hướng tới sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên của cộng đồng và môi trường sống.
Canh tác theo phương thức NLKH, việc sử dụng đất đồi núi được ổn định, góp
phần hạn chế tình trạng du canh du cư, ổn định cuộc sống của người dân miền núi.
1.2.3.3. Tác động đối với sử dụng tài nguyên và môi trường
- Nông lâm kết hợp trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất và nước:
Các hệ thống NLKH nếu được thiết kế và quản lý thích hợp sẽ có khả năng
giảm dòng chảy bề mặt và xói mòn đất, duy trì độ mùn và cải thiện lý tính của đất và
phát huy chu trình tuần hoàn dinh dưỡng, tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây
trồng và vật nuôi. Nhờ vậy, làm gia tăng độ phì của đất, tăng hiệu quả sử dụng đất và
giảm sức ép của dân số gia tăng lên tài nguyên đất. Ngoài ra, trong các hệ thống
NLKH do hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng của cây trồng cao nên làm giảm nhu cầu
bón phân hóa học, vì thế làm giảm nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước ngầm.
- Nông lâm kết hợp trong việc bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dang sinh
học:
SVTH: Hoàng Kim Điển

11



×