Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

CHỌN LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG HỖN GIAO TẠI TIỂU KHU 222 VÀ 224, BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÀ THIẾT, XÃ LỘC THỊNH, HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHỌN LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG HỖN GIAO TẠI TIỂU
KHU 222 VÀ 224, BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÀ
THIẾT, XÃ LỘC THỊNH, HUYỆN LỘC NINH,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THẾ MINH
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 07/2008


CHỌN LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG HỖN GIAO TẠI TIỂU KHU 222 VÀ
224, BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÀ THIẾT, XÃ LỘC THỊNH,
HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả

NGUYỄN THẾ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:
TS.VIÊN NGỌC NAM


Tháng 07/2008


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin thành kính dâng lên Bố, Mẹ lời cảm tạ chân thành vì đã
sinh ra con, nuôi dưỡng con nên người và động viên con trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn:
- Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nói chung và
quý thầy cô khoa Lâm nghiệp nói riêng đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong
suốt thời gian học tại trường.
- Lời đặc biệt xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy: TS. Viên Ngọc
Nam đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp cuối
khóa.
- Cảm ơn các cô chú Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập số liệu.
- Cảm ơn các bạn lớp Lâm nghiệp 30 đã cùng tôi chia sẻ khó khăn, buồn vui
và giúp đỡ tôi thu thập số liệu ngoài thực địa.
- Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bằng cách trực
tiếp hay gián tiếp đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THẾ MINH

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Chọn loài cây trồng rừng hỗn giao tại tiểu khu 222 và
224, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh
Bình Phước”

Thời gian thực hiện từ ngày 04 tháng 03 năm 2008 đến ngày 30 tháng 06 năm
2008. Các ô điều tra được bố trí dọc theo tuyến, mỗi ô cách nhau 300 m với diện tích
mỗi ô là 500 m2 (20 m x 25 m), mỗi tuyến cách nhau 150 m.
Kết quả thu được như sau:
-

Phân bố số cây theo đường kính ngang ngực D1,3 là đường phân bố giảm.
Đường kính trung bình 16,12 ± 0,55 cm. Số cây tập trung nhiều nhất trong
khoảng đường kính 7 – 13,5 cm chiếm tỷ lệ 49,54%.

-

Phân bố số cây theo theo cấp chiều cao có dạng đường phân bố nhiều đỉnh.
Chiều cao trung bình 9,81 ± 0,21 m. Các cây tập trung ở cấp chiều cao từ
7,5 – 9 m, chiếm tỷ lệ 22,7%. Các loài cây ở đây phân tầng phức tạp, nhiều
tầng tán. Những cây có chiều cao lớn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (6,46%)
trong tổng số 975 cây.

-

Phân bố số cây theo tiết diện ngang là đường phân bố giảm, những cây có
tiết diện nhỏ chiếm tỷ lệ rất lớn (94,87%).

-

Phân bố số cây theo phẩm chất. Nhìn chung những cây có phẩm chất a và b
chiếm đa số (92,205%).

-


Hàm tương quan mủ được chọn để biểu diễn mối tương quan giữa đường
kính (D1,3) với chiều cao (Hvn) có dạng sau:
H = 2,28355*D1,30,528928

(5.1)

- Tổ thành loài
+ Tiểu khu 222: Có tất cả 479 cá thể thuộc 42 loài. Công thức tổ thành loài: 0,10
(Trường) – 0,08 (Trâm mốc) – 0,07 (Chiếc) – 0,06 (Lòng máng) – 0,06 (Thẩu tấu) –
0,06 (Bời lời) – 0,05 (Bứa) – 0,05 (Bình linh) – 0,04 (Nhãn) - 0,04 (Cuống vàng) –
ii


0,03 (Lòng trứng) – 0,36 (các loài khác).
+ Tiểu khu 224: Có 496 cá thể thuộc 48 loài. Công thức tổ thành loài: 0,08
(Trường) – 0,08 (Trâm mốc) – 0,07 (Bình linh) – 0,06 (Thẩu tấu) – 0,06 (Bằng lăng)
– 0,05 (Chiêu liêu) – 0,04 (Lành ngạnh) – 0,04 (Lòng máng) – 0,04 (Cóc rừng) – 0,04
(Dền) – 0,03 (Cầy) – 0,03 (Dẻ) – 0,38 (các loài khác).
- Tái sinh loài
Thống kê được tất cả 738 cá thể tái sinh thuộc 34 loài. Các cây tái sinh phần lớn
tập trung ở cấp chiều cao từ 1 – 3 m, chiếm 43,09%. Số cây khỏe chiếm tỷ lệ cao là
89,02%.
- Đề xuất loài cây trồng rừng hỗn giao
Trên cơ sở kết quả kiểm tra mối quan hệ theo từng cặp loài ưu thế sinh thái,
chúng tôi đề xuất mô hình trồng rừng hỗn giao tại hai tiểu khu như sau:
+ Tiểu khu 222:
· Hỗn giao 2 loài:
-

Trâm – Chiếc.


-

Trâm – Thẩu tấu.

-

Lòng máng – Thẩu tấu.

· Hỗn giao 3 loài:
-

Trâm – Chiếc – Thẩu tấu.

-

Trâm – Thẩu tấu – Lòng máng.

+ Tiểu khu 224:
· Hỗn giao 2 loài.
-

Bình linh – Thẩu tấu.

-

Bằng lăng – Dẻ.

-


Lành ngạnh – Cóc rừng.

-

Lành ngạnh – Dẻ.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

i

TÓM TẮT

ii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

viii

Chương 1: MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3 Giới hạn của đề tài

3

Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4

2.1 Khái quát rừng trồng

4

2.2 Các nghiên cứu quan hệ sinh thái


6

Chương 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

11

3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu

11

3.1.1

Vị trí địa lý

11

3.1.2

Địa hình – Thỗ nhưỡng

11

3.1.3

Khí hậu

11

3.1.4


Giao thông

11

3.1.5

Dân số

12

3.1.6

Tình hình kinh tế

12

3.1.7

Văn hóa – Xã hội

15

3.2 Đối tượng nghiên cứu

17

Chương 4: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21


4.1 Nội dung

21

4.2 Phương pháp nghiên cứu

21
iv


4.2.1

Ngoại nghiệp

21

4.2.2

Nội nghiệp

23

Chương 5: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

5.1 Vị trí các ô điều tra

27


5.2 Đặc điểm cấu trúc rừng tại khu vực nghiên cứu

29

5.2.1

Các đặc trưng D1,3, H, G, V

29

5.2.2

Phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính (N – D1,3)

31

5.2.3

Phân bố thực nghiệm số cây theo chiều cao (N – Hvn)

32

5.2.4

Phân bố thực nghiệm số cây theo tiết diện ngang (N – G)

34

5.2.5


Phân bố thực nghiệm số cây theo phẩm chất (N – PC)

35

5.3 Tương quan đường kính – chiều cao (D1,3 – H)

35

5.4 Tổ thành loài

37

5.4.1

Tổ thành loài tiểu khu 222

37

5.4.2

Tổ thành loài tiểu khu 224

41

5.5 Nghiên cứu tái sinh loài

45

5.5.1


Phân bố phần trăm số cây tái sinh theo cấp chiều cao (N% – H)

45

5.5.2

Phân bố số cây tái sinh theo phẩm chất

47

5.6 Đề xuất chọn loài cây trồng rừng hỗn giao
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48
50

6.1 Kết luận

50

6.2 Kiến nghị

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC
PHỤ BIỂU


v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
IVI%

: Chỉ số giá trị quan trọng (%).

RD%

: Mật độ tương đối (%).

Ni

: Tổng số cá thể của loài i trong các ô mẫu nghiên cứu (cây).

N

: Tổng số cá thể của khu vực nghiên cứu (cây).

RF%

: Tần suất tương đối (%).

Fi

: Tổng số ô mẫu nghiên cứu có loài i xuất hiện ( ô).

RBA%


: Diện tích tiết diện tương đối (%).

Gi

: Tổng tiết diện ngang của loài i (m2).

G

: Tổng tiết diện ngang của tất cả các loài (m2).

D1,3

: Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m (m).

nA

: Số ô tiêu chuẩn chỉ xuất hiện loài A.

nB

: Số ô tiêu chuẩn chỉ xuất hiện loài B.

nAB

: Số ô tiêu chuẩn xuất hiện đồng thời 2 loài A và B.

nAB-

: Số ô tiêu chuẩn không xuất hiện đồng thời 2 loài A và B.


n

: Tổng số ô quan sát ngẫu nhiên.

BHYT

: Bảo hiểm y tế.

DSKHHGĐ

: Dân số kế hoạch hóa gia đình.

HĐND

: Hội đồng nhân dân.

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình.

SKSS

: Sức khỏe sinh sản.

UBDS

: Ủy ban dân số.

UBND


: Ủy ban nhân dân.

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê hiện trạng rừng và đất rừng tại tiểu khu 222

18

Bảng 3.2: Thống kê hiện trạng rừng và đất rừng tại tiểu khu 224

19

Bảng 5.1: Các đặc trưng hiện trạng rừng tại khu vực nghiên cứu

30

Bảng 5.2: Phân bố số cây (N) theo cấp đường kính (D1,3)

31

Bảng 5.3: Phân bố số cây (N) theo cấp chiều cao (Hvn)

33

Bảng 5.4: Phân bố số cây (N) theo tiết diện ngang tại vị trí 1,3 m

34


Bảng 5.5: Các dạng hàm tương quan H – D1,3

36

Bảng 5.6: Tổ thành loài tiểu khu 222

37

Bảng 5.7: Kiểm tra mối quan hệ theo từng cặp loài tại tiểu khu 222

38

Bảng 5.8: Tổ thành loài tiểu khu 224

41

Bảng 5.9: Kiểm tra quan hệ theo từng cặp loài tại tiểu khu 224

42

Bảng 5.10: Phân bố loài cây tái sinh theo cấp chiều cao

45

Bảng 5.11: Phân bố loài cây tái sinh theo phẩm chất

47

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ bố trí tuyến điều tra và ô điều tra

22

Hình 5.1: Vị trí ô điều tra

27

Hình 5.2: Vị trí ô điều tra từ ảnh vệ tinh

28

Hình 5.3: Vị trí bố trí 6 tuyến điều tra

29

Hình 5.4: Đồ thị biểu diễn N – D1,3

32

Hình 5.5: Đồ thị biểu diễn N – Hvn

33

Hình 5.6: Đồ thị biểu diễn N – G

34


Hình 5.7: Biểu đồ đánh giá phẩm chất của các cá thể điều tra

35

Hình 5.8: Đồ thị tương quan H - D1,3

36

Hình 5.9: Đồ thị biểu diễn N% theo cấp chiều cao

46

Hình 5.10: Đồ thị biểu diễn N% theo phẩm chất

48

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra trên thế giới nói
chung và ở nước ta nói riêng. Con người đang phải hứng chịu những hậu quả mà nó
đem lại: khói, bụi, tiếng ồn… Trong vòng nửa thế kỷ qua, hầu như toàn bộ lãnh thổ
Việt Nam đều trải qua những biến đổi lớn về khí hậu và thời tiết. Nhiệt độ có chiều
hướng tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng mùa đông ngày càng
ngắn hơn và ấm hơn. Tương tự như nhiệt độ, số giờ nắng và lượng mưa cũng thay đổi
rõ nét. Có thể liệt kê một số loại thiên tai có ảnh hưởng lớn như:

- Bão: Số lượng không gia tăng nhưng sự bất thường và phức tạp của các cơn bão
có thể quan sát được một cách rõ ràng.
- Lũ lụt: Ở Việt Nam trong vòng 10 năm gần đây, hầu như hàng năm đều có lũ
lụt nghiêm trọng xảy ra.
- Lũ quét và lũ ống: Loại thiên tai này kéo theo hiện tượng trượt lở đất, phá hủy
rừng, xói mòn đất và gây ra những thiệt hại về kinh tế - xã hội ở nhiều khu vực.
- Hạn hán: Theo tổ chức khí tượng thế giới, Châu Á là khu vực bị thiên tai nặng
nề nhất trong vòng 50 năm qua, trong đó thiệt hại về tài sản do hạn hán gây ra
đứng thứ 3 sau lũ và bão. (Nguồn số [8])
Rừng là nguồn tài nguyên thực vật rộng lớn trên Trái đất với diện tích gần 4 tỷ
hecta, là hệ sinh thái được đặc trưng bằng thảm thực vật có cây lớn, cây bụi và tầng
cây dưới tán và cũng là nơi sinh sống của các loài động vật và vi sinh vật. Cây hấp
thụ năng lượng mặt trời, khí cacbonic từ không khí cùng các hợp chất chứa cacbon
trong đất và nước qua hệ rễ để quang hợp tạo ra chất hữu cơ, thải oxy ra không khí.
Vì vậy, rừng là một hệ thống hấp thụ năng lượng mặt trời khổng lồ và được mệnh
danh là bể hấp thụ khí CO2 và bộ máy sản sinh O2 nuôi sống loài người. Năng suất
quang hợp của rừng tùy theo loài cây, tuổi cây và lượng sinh khối có trên diện tích
1


rừng.Thực vật ở biển có loài rong tảo cũng sản sinh oxy. Tuy nhiên có sự khác biệt về
chất giữa oxy từ rừng và từ biển ở chỗ oxy từ rừng luôn bão hòa ion âm có tác dụng
tốt đối với sức khỏe của con người. (nguồn số [1])
Trong vài chục năm trở lại đây, diện tích rừng nước ta đang ngày một suy giảm
cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Trung du phía Bắc: Độ che phủ trung bình của rừng ở khu vực này hiện nay
khoảng 44,2% (cục Kiểm lâm, 2006). Tuy nhiên độ che phủ này không đồng
đều, thấp nhất là Hà Tây (7,4%), cao nhất là Tuyên Quang (61,8%).
- Ven biển Trung Bộ: Độ che phủ của rừng trung bình khoảng 4,4%, nhưng chất
lượng rừng đang bị suy giảm.

- Tây nguyên: Độ che phủ của rừng cao nhất nước (56%).
- Đồng bằng sông Cửu Long: Vùng có độ che phủ trung bình thấp nhất nước
(12,1%) (Nguồn số [1]).
Qua những số liệu thống kê trên cùng với tình trạng phá rừng vẫn diễn ra liên
tục thì không bao lâu nữa con người sẽ bị diệt vong bởi chính hậu quả của mình. Hậu
quả nghiêm trọng là con người đã phá hủy “lá phổi xanh” của mình.
Trồng rừng là một trong những biện pháp hữu hiệu để khắc phục hậu quả đó,
nhưng trồng rừng như thế nào để có hiệu quả và mang lại kết quả tốt là vấn đề cần
được nghiên cứu. Từ vấn đề trên, được sự phân công của Bộ môn Quản lý Tài nguyên
rừng, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh với sự hướng dẫn của thầy, TS.
Viên Ngọc Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Chọn loài cây trồng rừng
hỗn giao tại tiểu khu 222 và 224, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết, xã Lộc
Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Chọn loài cây thích hợp để trồng rừng hỗn giao.
- Trên cơ sở đó đề xuất hình thức trồng rừng hỗn giao theo mô hình tự nhiên cho
tiểu khu 222 và 224, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết, xã Lộc Thịnh,
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

2


1.3 Giới hạn của đề tài
Do hạn chế về thời gian và trong khuôn khổ của một đề tài tốt nghiệp kỹ sư
chúng tôi chỉ tiến hành điều tra tại hai tiểu khu 222 và 224 thuộc Ban Quản lý rừng
phòng hộ Tà Thiết, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

3



Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Khái quát rừng trồng
Rừng trồng có hai loại là rừng trồng thuần loài và rừng trồng hỗn loài. Rừng
trồng thuần loài hay hỗn loài đều có những ưu nhược điểm nhất định. Lựa chọn
phương thức nào phải dựa vào điều kiện cụ thể (mục tiêu trồng rừng, điều kiện lập
địa, đặc tính sinh vật học của loài cây) mà xác định. Sau đây là một vài ưu nhược
điểm của rừng trồng thuần loài và rừng trồng hỗn loài. (Nguồn số [8])
- Ưu và nhược điểm của rừng trồng thuần loài
+ Rừng trồng thuần loài đơn giản.
+ Dễ dàng áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong nuôi dưỡng – chăm
sóc rừng, đặc biệt là trong công tác tỉa thưa.
+ Thuận lợi trong việc khai thác và vận chuyển gỗ vì chỉ có một loài cây
được khai thác và toàn thể diện tích rừng được khai thác cùng một thời kỳ.
+ Thích hợp để cung cấp gỗ giấy sợi có luân kỳ khai thác ngắn.
+ Theo một số nhà điều tra rừng của Đức như Wiedemann, 1950 thì rừng
thuần loài thường có năng suất cao hơn rừng hỗn giao nhiều loài cây.
(Trích dẫn bởi [6])
- Ưu và nhược điểm của rừng trồng hỗn loài
+ Rừng trồng hỗn loài gần gũi và giống với điều kiện tự nhiên của vùng
nhiệt đới.
+ Rừng có sức chịu đựng tốt hơn đối với sâu bệnh hại và lửa rừng.
+ Rừng trồng hỗn loài tận dụng được tối đa về không gian sinh trưởng.
+ Rừng trồng hỗn loài mang tính phòng hộ cao hơn vì mỗi loài cây có hệ rễ
khác nhau dẫn đến làm tăng khả năng giữ đất, nước.
Nói tóm lại, tùy vào nhu cầu thực tiễn mà nhà lâm nghiệp đưa ra loại hình trồng
rừng thích hợp. Trong khuôn khổ đề tài tốt nghiệp với mục đích trồng rừng nhằm phủ
4



xanh đất trống, trồng lại rừng sau khai thác chúng tôi nghiên cứu mối quan hệ giữa
các loài cây trong tự nhiên từ đó đề xuất chọn loài cây trồng rừng hỗn loài theo mô
hình của tự nhiên.
Bên cạnh việc chọn loại hình trồng rừng phù hợp với mục đích thì người ta còn
quan tâm đến chọn loài cây trồng sao cho chúng tương thích với khu vực trồng rừng.
Để giải quyết vấn đề chọn loài cây trồng người ta thường chọn những loài cây bản địa
vì chúng có khả năng thích ứng tốt nhất trong điều kiện lập địa và khí hậu của địa
phương.
Các loài cây tham gia trong rừng trồng hỗn loài được biểu thị bằng phần trăm
mà nó chiếm, gọi là tỉ lệ hỗn giao. Tỉ lệ hỗn giao không phải là cố định, mà trong quá
trình kinh doanh tỉ lệ hỗn giao ban đầu có sự thay đổi cho thích hợp với đặc tính sinh
vật học các loài cây cùng chung sống và mục tiêu kinh doanh.
Để xác định tỉ lệ hỗn giao hợp lý, chủ yếu phải dựa vào mục tiêu kinh doanh,
đặc tính sinh vật học của các loài cây tham gia, giai đoạn sinh trưởng phát triển của
cây rừng và điều kiện hoàn cảnh.
- Các loại cây trồng rừng hỗn giao:
Người ta chia làm 3 loại cây trong trồng rừng hỗn giao dựa vào tác dụng của các
loài cây:
+ Cây chủ yếu: Là cây phù hợp với mục đích chủ yếu của nhiệm vụ trồng
rừng, đồng thời là cây có khả năng thích ứng cao nhất với điều kiện tự
nhiên nơi trồng, loại cây này bao giờ cũng chiếm tỷ lệ hỗn giao cao nhất
trong rừng hỗn giao.
+ Cây bạn: Là cây sống chung với cây chủ yếu trong một thời gian nhất
định, thường nằm ở tầng thứ hai của tán rừng, có tác dụng giúp cây chủ
yếu sinh trưởng tốt hơn hoặc tạo môi trường sống tốt hơn cho cây chủ yếu.
+ Cây bụi: Nằm ở tầng thứ 3 của tán rừng, thúc đẩy cây chủ yếu, cây bạn
sinh trưởng tốt đồng thời có tác dụng cải tạo trong rừng hỗn giao.
Tuỳ theo mục tiêu và điều kiện tự nhiên có thể trồng hỗn giao 2 hoặc cả 3 loài
cây trên. Để làm cơ sở cho chọn lựa loài cây trồng rừng hỗn giao chúng tôi dựa
vào chỉ số giá trị quan trọng IVI% để tìm ra những loài ưu hợp và từ đó sử dụng

r và À 2 kiểm tra quan hệ theo từng cặp loài. Những loài có quan hệ hỗ trợ với
5


nhau được đề xuất cho việc chọn lựa cây trồng rừng hỗn loài.
2.2 Các nghiên cứu quan hệ sinh thái
Việc nghiên cứu về mối quan hệ sinh thái giữa các loài thực vật là một đề tài
nghiên cứu mới mẻ.
- Đỗ Đức Thành (2002) nghiên cứu mối quan hệ sinh thái của loài Căm xe (Xylia
xylocarpa) với các loài cây khác trong rừng bán thường xanh ở Vườn Quốc gia
Yokdon.
Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra 5 ô tiêu chuẩn điển hình ở rừng bán
thường xanh với diện tích mỗi ô là 2500 m2 (50 m x 50 m). Trên mỗi ô tiêu chuẩn sơ
cấp này lại chia thành 25 ô tiêu chuẩn thứ cấp có diện tích 100 m2 (10 m x 10 m). Đỗ
Đức Thành đã dựa vào chỉ tiêu IV% lớn hơn 5% và tổng số IV% của loài ưu thế phải
lớn hơn 50%. Để xem xét mối quan hệ theo từng cặp loài ưu thế tác giả đã sử dụng
đồng thời hai tiêu chuẩn r và À 2.
+ Tiêu chuẩn À 2 để kiểm tra mối quan hệ của từng cặp loài.
+ Hệ số tương quan r trong trường hợp kiểm tra bằng tiêu chuẩn À 2 cho thấy
có quan hệ, r sẽ cho biết chiều hướng của mối quan hệ đó theo dấu của r (- hay +)
và mức độ quan hệ qua giá trị r .
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra được 5 loài có ý nghĩa về mặt sinh thái
(Bằng lăng, Căm xe, Giáng hương và Chiêu liêu), từ 5 loài trên đã đưa ra được mô
hình trồng rừng hỗn giao Căm xe với các loài cây khác.
+ Mô hình trồng rừng hỗn giao hai loài:
· Căm xe – Bằng lăng
· Căm xe – Sổ
· Căm xe – Giáng hương
· Căm xe – Chiêu liêu
+ Mô hình trồng rừng hỗn giao ba loài:

· Căm xe – Bằng lăng – Sổ
· Căm xe – Sổ - Giáng hương
· Căm xe – Sổ - Chiêu liêu
· Căm xe – Giáng hương – Chiêu liêu
6


· Căm xe – Bằng lăng – Giáng hương
· Căm xe – Bằng lăng – Chiêu liêu
- Bảo Huy (1997) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và sinh trưởng loài cây
bản địa Xoan mộc (Toona sureni (BL) Moore) làm cơ sở tổ chức kinh doanh tại
lâm trường Quảng Tân, huyện Dăk R’Lắp, tỉnh Dăk Lăk. Trong công tác điều
tra thu thập số liệu tác giả sử dụng phương pháp sau:
+ Điều tra 32 ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô 400 m2 (20 m x 20 m), trong ô
điều tra chỉ tiêu trên từng cây: Định danh loài, đo chu vi tại vị trí thân 1,3
m (C1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), bán kính tán
cây (Rt), phẩm chất.
+ Trên từng ô tiêu chuẩn điều tra các điều kiện sinh thái: loại đất, đá mẹ, độ
sâu tầng đất, cấu tượng đất, tỷ lệ % kết von, hướng phơi, vị trí địa hình, độ
dốc, độ cao so với mặt nước biển, thực bì (loài, % che phủ), trạng thái, độ
tàn che.
+ Tác giả đã xử lý số liệu theo phương pháp thực nghiệm sinh thái học của
Stephen D.Wratten and Garay L.A. Fry (1986) và của Nguyễn Hải Tuất
(1991).
+ Khi xem xét các quan hệ của loài với các loài khác, tác giả chỉ xét quan hệ
của những loài có tần suất > 5%. Trong rừng hỗn loài, các loài có tần suất
> 5% được xem là loài đóng vai trò quan trọng trong hình thành sinh thái
rừng. Dựa vào tiêu chuẩn trên tác giả đã chọn được 9 loài, trong đó có
Xoan mộc (Toona sureni) với tần suất xuất hiện là 8,2% và sử dụng tiêu
chuẩn r và À 2 để xét mối quan hệ theo từng cặp loài. Kết quả tính được

ghi nhận như sau:
· 4 cặp loài có quan hệ âm (quan hệ cạnh tranh) với À2 > 3,84 và r < 0:
+ Xoan mộc – Bằng lăng.
+ Bời lời – Chò xót.
+ Trâm – Chò xót.
+ Xương cá – Chò xót.
· 2 cặp loài có quan hệ dương (quan hệ hỗ trợ, cùng tồn tại) với À 2 >
7


3,84 và r > 0.
+ Dẻ - Xương cá.
+ Bời lời – Trâm.
+ Kết quả nghiên cứu đã xác định được một số mô hình trồng rừng hỗn giao:
· Hỗn giao Xoan mộc với một trong các loài: Dẻ, Bời lời, Vạng trứng,
Trâm, Xương cá.
+ Xoan mộc – Dẻ.
+ Xoan mộc – Bời lời
+ Xoan mộc – Vạng trứng.
+ Xoan mộc – Trâm.
+ Xoan mộc – Xương cá.
· Hỗn giao 3 loài Xoan mộc với các loài khác
+ Xoan mộc – Dẻ - Xương cá.
+ Xoan mộc – Bời lời – Trâm.
+ Xoan mộc – Bời lời – Xương cá.
- Cao Thị Lý (2007) nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa các loài thực vật thân
gỗ nhằm phục hồi rừng Khộp theo mục tiêu đa dạng sinh học tại Vườn Quốc
gia Yokdon, Daklak. Kết quả nghiên cứu 5 loại cảnh quan xác định được mối
quan hệ giữa các loài theo 3 cấp độ: ngẫu nhiên, quan hệ hỗ trợ và quan hệ
cạnh tranh.

+ Đơn vị cảnh quan 1:
· Giữa 2 loài ưu thế tạo nên ưu hợp 1 là: Bằng lăng – Căm xe tồn tại mối
quan hệ ngẫu nhiên.
· Giữa hai loài Bằng lăng và Căm xe với các loài quan trọng (IV% > 3)
khác như Chiêu liêu đen, Gòn rừng, Lành ngạnh, Na lá lớn tồn tại mối
quan hệ ngẫu nhiên.
· Các loài quan trọng (IV% > 3) thì tồn tại mối quan hệ ngẫu nhiên giữa
các cặp loài: Chiêu liêu đen – Gòn rừng; Gòn rừng – Lành ngạnh/ Na lá
lớn; Lành ngạnh – Na lá lớn. Giữa Chiêu liêu đen – Na lá lớn có quan
hệ hỗ trợ và Chiêu liêu đen – Lành ngạnh có quan hệ cạnh tranh.
+ Đơn vị cảnh quan 2:
8


· Giữa hai loài ưu thế tạo nên ưu hợp 2 là Căm xe – Sổ tồn tại mối quan
hệ ngẫu nhiên.
· Giữa loài Căm xe với các loài quan trọng (IV% > 3) khác như Chiêu
liêu đen, Bằng lăng; giữa loài ưu thế là Sổ với Chiêu liêu đen và cặp
loài quan trọng (IV% > 3) là Chiêu liêu đen – Bằng lăng đều tồn tại mối
quan hệ ngẫu nhiên.
· Giữa loài ưu thế là Sổ - Bằng lăng có quan hệ cạnh tranh.
+ Đơn vị cảnh quan 3:
· Giữa 2 loài ưu thế tạo nên ưu hợp 3 là: Dầu đồng – Cà chít tồn tại mối
quan hệ không tồn tại vì Dầu đồng hầu như chiếm ưu thế tuyệt đối.
· Giữa loài ưu thế là Cà chít với các loài quan trọng (IV% > 3) khác như
Chiêu liêu đen, Thầu tấu tồn tại mối quan hệ ngẫu nhiên.
· Giữa 2 loài quan trọng (IV% > 3): Chiêu liêu đen – Thầu tấu tồn tại mối
quan hệ ngẫu nhiên.
+ Đơn vị cảnh quan 4:
Giữa các loài ưu thế tạo nên ưu hợp 4 là: Cà chít – Cẩm liên/ Dầu đồng/

Chiêu liêu đen; Dầu đồng – Cẩm liên/ Chiêu liêu đen và Cẩm liên – Chiêu
liêu đen đều tồn tại mối quan hệ ngẫu nhiên.
+ Đơn vị cảnh quan 5:
· Giữa các loài ưu thế tạo nên ưu hợp 5 là: Cẩm liên với các loài: Chiêu
liêu đen, Dầu đồng, Cà chít, Căm xe, Gáo; Chiêu liêu đen với các loài
Dầu đồng, Cà chít, Gáo; Dầu đồng với các loài Cà chít, Căm xe, Gáo
tồn tại mối quan hệ ngẫu nhiên.
· Giữa 2 loài ưu thế là Chiêu liêu đen - Căm xe có quan hệ cạnh tranh
· Các loài quan trọng (IV% > 3) thì tồn tại mối quan hệ ngẫu nhiên giữa
các cặp loài: Cà chít với Căm xe và gáo. Giữa Căm xe - Gáo có quan hệ
hỗ trợ.
Với mục tiêu quản lý và phục hồi rừng trên cơ sở sinh thái cảnh quan, cần thiết
phải dựa vào các mối quan hệ giữa kiểu rừng, đơn vị cảnh quan với các nhân tố sinh
thái. Trong đó đơn vị sinh thái là đơn vị cơ bản để tiếp cận phục hồi rừng trên quan
9


điểm cảnh quan.
Đồng thời để xác định cơ cấu loài cây theo hướng phục hồi cảnh quan, cần xem
xét mối quan hệ sinh thái giữa các loài, trong đó phương pháp dự báo sinh thái trên
cơ sở xác suất xuất hiện các loài là một cơ sở quan trọng và khách quan.
Trên cơ sở các nghiên cứu mối quan hệ sinh thái trên chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa các loài cây tại hai tiểu khu 222 và 224 nhằm
làm cơ sở cho việc chọn cây trồng rừng hỗn giao theo mô hình tự nhiên. Trong đề tài
này chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn chỉ số giá trị quan trọng IVI% > 3% để đánh giá
mức độ ưu thế của loài nghiên cứu. Trên cơ sở tính toán loài ưu thế chúng tôi sử dụng
tiêu chuẩn ro và ki để xem xét mối quan hệ giữa các loài. Từ kết quả kiểm tra mối
quan hệ chúng tôi đề xuất mô hình trồng rừng hỗn giao hai loài hoặc ba loài.

10



Chương 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
Xã Lộc Thịnh là xã biên giới phía Nam của huyện Lộc Ninh, được chia tách từ
03 xã: Lộc Hưng, Lộc Thành và Lộc Khánh. Tổng diện tích tự nhiên là 7.857 hecta.
- Phía Đông giáp xã Lộc Khánh.
- Phía Tây giáp sông Sài Gòn, phân chia biên giới giáp xã Caravien, huyện
Minmot, tỉnh Congpongcham, Campuchia. Có đường biên giới trên 06 km.
- Phía Nam giáp xã Thanh Lương, huyện Bình Long.
- Phía Bắc giáp xã Lộc Thành – Lộc Hưng.
3.1.2 Địa hình – Thỗ nhưỡng
Dạng địa hình phổ biến của khu vực điều tra là đồi núi thấp, độ cao tuyệt đối
trung bình từ 50 m – 100 m, bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, chia cắt nhẹ (độ
chia cắt < 25 m). Phần lớn diện tích có độ dốc trung bình 80 – 150.
Đất trong vùng điều tra chủ yếu là đất nâu vàng trên phù sa cổ (Hapli Cholomic
Acrisols), đất xám trên phù sa cổ (Ferric/Haplic Acrisols) và đất dốc tụ (Cumili –
Umbric Gleysols). Các loại đất này có tầng đất dầy, nghèo dinh dưỡng, đặc tính thỗ
nhưỡng ít thích hợp với các loài cây trồng nông nghiệp đòi hỏi chế độ dinh dưỡng
cao.
3.1.3 Khí hậu
Khu vực điều tra thuộc vùng khí hậu Đông Nam Bộ, mùa mưa từ tháng 5 – 10,
mùa khô từ tháng 11 – 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm là 2.045 mm.
3.1.4 Giao thông
Xã có đường quốc lộ 13 cắt ngang hơn 02 km và đường ĐT 741 từ ngã ba Đồng
Tâm tới giáp ranh tỉnh Tây Ninh trên 25 km. Phần lớn diện tích khu vực điều tra nằm
gần đường tuần tra biên giới, hệ thống giao thông đã được xây dựng có thể đi lại khá
11



thuận tiện đến thị trấn Lộc Ninh, đến cửa khẩu Hoa Lư, qua tỉnh Tây Ninh và đường
chạy dọc biên giới. Trong các tiểu khu đều có đường vận xuất (cũ) và đường mòn.
3.1.5 Dân số
Xã Lộc Thịnh có tổng dân số 927 hộ với 3.949 khẩu.
- Dân tộc Kinh: 654 hộ với 2.758 khẩu.
- Dân tộc Khơme: 270 hộ với 1.175 khẩu.
- Dân tộc Stieng: 03 hộ với 16 khẩu.
Khu dân cư trong xã được hình thành 06 ấp:
- Hưng Thủy: 21 hộ với 919 khẩu.
- Hưng Thịnh: 185 hộ với 819 khẩu.
- Đồng Tâm: 112 hộ với 522 khẩu.
- Cần Lê: 72 hộ với 280 khẩu.
- Chà Là: 204 hộ với 965 khẩu.
- Tà Thiết: 113 hộ với 454 khẩu.
3.1.6 Tình hình kinh tế
Do tình hình thời tiết tương đối thuận lợi, giá cả nông sản cây trồng chủ yếu ổn
định tăng dần, nhân đân chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo nhu cầu của thị trường
nên tổng diện tích cây trồng hàng năm đạt 587,2 ha tăng 42,9 ha so với cùng kỳ năm
trước. Ngoài diện tích cây lúa, các loại cây trồng khác nhân dân xen canh trong diện
tích cây lâu năm, diện tích chuyển đổi cây trồng. Diện tích cây có bột tăng mạnh như
cây khoai từ vì giá khoai từ giữ ở mức cao, nên nhân dân trồng khoai từ nhiều.
Tổng diện tích cây lâu năm: 1.396,7 ha, tăng 1.52,7 ha so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó, diện tích cây cao su là: 648 ha, tăng 379,7 ha, cây điều 568,9 ha,
giảm 96 ha; cây ăn trái 61,5 ha giảm 74,4 ha; cây lâm nghiệp 98,8 ha, giảm 40,4 ha;
cây tiêu 18,5 ha, giảm 16,1 ha.
Nguyên nhân tăng giảm diện tích cây lâu năm, cây hàng năm do biến động giá
cả thị trường, do dịch bệnh, đất đai bạc màu không cho năng suất cao dẫn đến người
dân chuyển đổi cây trồng khác.

Nhìn chung, diện tích sản xuất cây trồng cho sản lượng ổn định, giá nông sản
hàng hóa có biến động tăng, diện tích sản xuất lúa ít bị dịch bệnh, nên thu nhập của
nông dân tăng đáng kể.
12


- Chăn nuôi
Tổng đàn trâu bò: 1.683 con, giảm 194 con so với cùng kỳ năm trước. Vì diện
tích chăn thả bị thu hẹp nên nhân dân giảm số lượng trâu bò chăn dắt; Tổng đàn gia
cầm 11.728 con. Do tác động khách quan về dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm, giá thức ăn
tăng cao nên ảnh hưởng đến đàn gia súc và thu nhập của người chăn nuôi.
- Công tác thú y
Do quản lý tốt địa bàn các ấp phối hợp với thú y cơ sở, nên trên địa bàn xã
không phát sinh ổ dịch cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng ở đàn gia súc. Đã
triển khai hoàn thành công tác tiêm phòng năm 2007, cụ thể như sau:
+ Tiêm tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò, dê được: 1.514 con, đạt 90%.
+ Tiêm phòng lở mồm long móng cho đàn gia súc được: 1.791 con, đạt
90,5%.
- Bảo vệ thực vật
Phát sinh các loại sâu bệnh như rầy nâu, sâu cuốn lá trên lúa nhưng đã phát hiện
kịp thời để phòng trị, nên trên địa bàn không còn xảy ra bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá
như năm 2006.
- Khuyến nông
Tổ chức Hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật tại trung tâm học tập cộng
đồng về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ cỏ chăm sóc
phòng trừ bệnh cho cây lúa, kỹ thuật chăm sóc cây cao su được 09 buổi có 394 lượt
người tham dự.
Những kết quả đạt được trong công tác thú y, công tác khuyến nông. Tuy nhiên
còn có những hạn chế tồn tại:
Trong tổ chức thực hiện công tác phối hợp, tuyên truyền, thông báo của ngành

và Ban điều hành các cấp và ý thức của một số hộ dân chưa tốt nên còn có gia súc,
gia cầm chưa được tiêm phòng.
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc bảo vệ cây trồng còn có những
hạn chế, vì kinh phí đầu tư của người dân có hạn, nên hiệu quả áp dụng chưa cao.
- Thực hiện chương trình 134
Đã phối hợp tổ chức bình xét có 17 hộ đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất. Phối
hợp với các ban ngành cấp trên giao đất cho 14 hộ (thuộc hộ nghèo tiêu chí) 1 ha/hộ.
13


Tiếp nhận và tổ chức xây dựng được 13 căn nhà đại đoàn kết, tổng giá trị xây dựng là
169.000.000 đồng. Trong đó:
+ Chỉ tiêu huyện giao năm 2007 là 05 căn đã hoàn thành xong, tổng trị giá
05 căn nhà là 53.000.000 đồng.
+ Nhà máy Xi măng Hà tiên hỗ trợ xây dựng 01 căn nhà trị giá 15.000.000
đồng.
+ Đài truyền hình tỉnh Bình Dương hỗ trợ xây dựng 01 căn, trị giá
29.000.000 đồng.
+ Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ xây dựng 02 căn, trị giá
24.000.000 đồng.
+ Tỉnh Bộ Biên phòng Bình Phước hỗ trợ xây dựng 04 căn, trị giá
48.000.000 đồng.
- Thương nghiệp dịch vụ
Hoạt động thương nghiệp – dịch vụ ổn định, đa dạng đáp ứng nhu cầu của xã
hội, thúc đẩy sản xuất và nhu cầu tiêu dùng, tạo việc làm. Giá trị thu nhập từ thương
nghiệp – dịch vụ đạt 1 tỷ 868 triệu đồng.
- Vay vốn sản xuất kinh doanh, tạo việc làm
+ Vay vốn sản xuất kinh doanh tạo việc làm: 879.000.000 đồng/ 54 người
vay.
+ Vay vốn xóa đói giảm nghèo từ Ngân hàng chính sách: 323.000.000 đồng/

30 người vay.
+ Vay vốn thế chấp sản xuất kinh doanh: 5 tỷ 845 triệu đồng/ 106 trường
hợp.
- Thực hiện dự án hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng
Được sự quan tâm của cấp trên thực hiện dự án đường giao thông nông thôn, đã
thi công hoàn thành 6.880 m đường cấp phối. Trong đó, tuyến đường giao thông nông
thôn ấp Hưng Thịnh – Cần Lê dài 5.000 m; ấp Hưng Thủy dài 1.880 m. Tổng giá trị
xây lắp 803.181.491 đồng. Vốn đối ứng 5% do nhân dân đóng góp là 40.159.092
đồng.
Đầu tư xây dựng 05 nhà văn hóa cộng đồng, với tổng kinh phí xây lắp
771.912.330 đồng, trong đó vốn đối ứng 5% do nhân dân đóng góp là 35.086.924
14


đồng. Hiện nay đang tiến hành thi công, do giá vật liệu xây dựng tăng cao nên gây
khó khăn cho nhà thầu, tốc độ thi công chậm. Riêng ấp Chà Là đã được huyện phê
duyệt xây dựng 01 nhà sàn văn hóa, tổng kinh phí xây lắp là 157.000.000 đồng
(không tính thuế). Trong đó, kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ 120.000.000
đồng. Vốn đối ứng trong nhân dân đóng góp là 37.000.000 đồng. Tuy nhiên, hiện nay
công trình chưa triển khai thi công được, do Ban điều hành ấp chưa thu được vốn đối
ứng từ nhân dân trong ấp.
Đặc biệt, trong năm 2007 ngoài khoản đóng góp 5% ấp Cần Lê còn huy động
nhân dân đóng góp sửa chữa nâng cấp 2.100 m đường giao thông nông thôn, kinh phí
11.000.000 đồng, tu sửa 01 cầu qua suối để nhân dân đi lại an toàn và thuận tiện.
3.1.7 Văn hóa – Xã hội
- Văn hóa thông tin – thể thao
Trong năm 2007 Ban văn hóa thông tin xã đã cắt dán được 53 băng rôn, khẩu
hiệu, 21 bảng chữ xốp. Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ tổ chức giao lưu
văn nghệ mừng Đảng mừng xuân gây quỹ ủng hộ người nghèo được 5.580.000 đồng.
Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền văn bản pháp luật, chào mừng các

ngày lễ lớn, phục vụ bầu cử Quốc hội và các phong trào của địa phương bằng các
hình thức phát trên các cụm loa ở khu dân cư, phát trên loa lưu động.
Phối kết hợp với các Ban ngành tổ chức trại hè tại trường tiểu học Lộc Thịnh.
Công tác truyền thanh: Phối kết hợp với đội chiếu bóng lưu động huyện tổ chức
chiếu vào hai buổi ở ấp Chà Là và Tà Thiết, phát thanh tuyên truyền tháng an toàn
giao thông, thực hiện đội mũ bảo hiểm khi đi xe môtô, tiếp sóng phát thanh các ngày
trong tuần.
Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền còn bị hạn chế và
khó khăn: Các khu dân cư địa bàn rộng mới chỉ có 01 cụm loa, công suất phát có hạn.
Các khu dân cư chưa huy động được kinh phí cho các cụm loa hoạt động.
- Công tác dân số gia đình và trẻ em
Trong năm 2007, thực hiện công tác DSKHHGĐ: Có 218/176 người trong độ
tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, đạt 124% so với chỉ tiêu giao.
Trong đó, thực hiện chiến dịch tăng cường chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt I có 68 cặp
vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai đạt 102% chỉ tiêu giao, đợt II: 98/119 đạt
15


×