Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRANG SỨC BỀ MẶT SẢN PHẨM KỆ LIVIL NARA BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN VÂN TẠI NHÀ MÁY SATIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 95 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
TRANG SỨC BỀ MẶT SẢN PHẨM KỆ LIVIL NARA
BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN VÂN
TẠI NHÀ MÁY SATIMEX

Họ và tên sinh viên: BÙI THỊ TRÚC VY
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 07/ 2008


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
TRANG SỨC BỀ MẶT SẢN PHẨM KỆ LIVIL NARA
TẠI NHÀ MÁY SATIMEX

Tác giả


BÙI THỊ TRÚC VY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn:
Tiến sĩ HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG

Tháng 07/ 2008


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

LỜI CẢM ƠN
Xin gởi lời cảm ơn đến cha mẹ và anh chị em gia đình tôi đã luôn bên cạnh, động viên
khuyến khích tôi trong việc học tập suốt thời gian vừa qua.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn và
giúp em thu thập nhiều tài liệu để hoàn thành tốt đợt thực tập cuối khóa này.
Xin chân thành cảm ơn đến tất cả thầy cô làm việc ở khoa lâm nghiệp đã hỗ trợ và
giúp đỡ em hoàn thành tốt bài tốt nghiệp cuối khoá.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu satimex đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Cảm ơn những người bạn đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực
hiện bài báo cáo và hoàn thành tốt đợt thực tập này.

Trong điều kiện hạn chế về thời gian và khả năng, đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Người nghiên cứu rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07/2007

Sinh viên thực hiện
BÙI THỊ TRÚC VY

i


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát quy trình công nghệ trang sức bề mặt sản phẩm kệ Livil Nara
bằng phương pháp in vân” được tiến hành tại xưởng 3 và xưởng 6 của nhà máy
Satimex ở khu phố 2, phường Hiệp Thành, TP Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện từ
tháng 03/2008 đến tháng 06/2008.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Thanh Hương.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Trúc Vy.
Địa điểm: Nhà máy gỗ tinh chế Satimex.
Phương pháp: Qua ghi chép, chụp hình ảnh các công đoạn trong quá trình in
vân, tổng hợp số liệu tiến hành rút mẫu một cách ngẫu nhiên, độc lập. Mỗi khâu công
nghệ khảo sát lặp lại 3 lần, mỗi lần 30 mẫu để đảm bảo tính khách quan. Sử dụng phần
mền Excell để tính toán và xử lý số liệu.
Hoàn thành nghiên cứu kết quả thu được như sau:
 Khảo sát nguyên vật liệu trang sức: nguyên liệu ván nền, các loại sơn, giấy
nhám, chất chám khuyết tật… tại phân xưởng.
 Khảo sát quy trình công nghệ và thiết bị trong qui trình in vân.
 Theo dõi tỷ lệ khuyết tật tái chế ở từng khâu trong quá trình in vân. Nguyên
nhân sinh ra các dạng khuyết tật và biện pháp khắc phục.



Tỷ lệ khuyết tật đưa đi tái chế ở khâu Filler: 20 %



Tỷ lệ khuyết tật đưa đi tái chế ở khâu sấy IR: 18,89 %



Tỷ lệ khuyết tật đưa đi tái chế ở khâu chà nhám Filler: 17,78 %



Tỷ lệ khuyết tật đưa đi tái chế ở khâu Basecoat cạnh: 22,22 %



Tỷ lệ khuyết tật đưa đi tái chế ở khâu chà nhám Bssecoat cạnh: 20 %



Tỷ lệ khuyết tật đưa đi tái chế ở khâu Sealer: 25,56 %



Tỷ lệ khuyết tật đưa đi tái chế ở khâu chà nhám Sealer: 24,44 %



Tỷ lệ khuyết tật đưa đi tái chế ở khâu In vân: 27,78%




Tỷ lệ khuyết tật đưa đi tái chế ở khâut Topcoat: 21,11 %

ii


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa.......................................................................................................................... i
Tóm tắt.............................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh sách các chữ viết tắt ..............................................................................................iv
Danh sách các hình ..........................................................................................................v
Danh sách các bảng ........................................................................................................vi
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài: ...............................................................................1

1.2.

Mục tiêu –mục đích nghiên cứu:...................................................................1

1.3.


Nội dung nghiên cứu:....................................................................................1

1.4.

Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................2

1.5.

Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3

Chương 2: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

Khái quát về Nhà máy gỗ tinh chế Satimex..................................................3

2.1.1.

Giới tiệu về công ty.......................................................................................3

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức của của Nhà máy Satimex: ..................................................4

2.1.3.

Tình hình nhân sự .........................................................................................6

2.14.

Mẫu khảo sát: ................................................................................................6


2.15.

Một số sản phẩm sản xuất tại nhà máy .........................................................6

2.2.

Những cơ sở lý thuyết...................................................................................8

2.2.1.

Đặc điểm tính chất của ván nền nhân tạo ( Ván sợi MDF)...........................8

2.2.2.

Đặc điểm tính chất của vật liệu trang sức .....................................................8

2.2.2.1. Chất phủ tạo màng tổng hợp .........................................................................8
2.2.2.2. Thành phần chủ yếu của sơn tổng hợp..........................................................9
2.2.2.3. Sơn bóng NC ( Nitrocelluloz):......................................................................9
2.2.3.

Vật liệu xử lý bề mặt gỗ nền.......................................................................10

2.2.3.1. Giấy nhám ...................................................................................................10
2.2.3.2. Bột bã 11 .....................................................................................................11
2.2.3.3. Chất trám khuyết tật 11...............................................................................11
2.2.4.

Lý thuyết về trang sức bề mặt.....................................................................11

iii


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

2.2.4.1. Yêu cầu chất lượng sơn...............................................................................11
2.2.4.2. Các yếu cố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm: ......................................12
2.2.5.

Quy trình công nghệ trang sức bề mặt: .......................................................12

2.2.5.1. Qui trình chung: ..........................................................................................12
2.2.5.2. Quy trình công nghệ in vân:........................................................................13
Chương 3: NỘI DUNG KHẢO SÁT
3.1.

Khảo sát nguyên liệu bề mặt gốc ( ván MDF) ............................................14

3.2.

Khảo sát vật liệu trang sức bề mặt ..............................................................14

3.2.1.

Vật liệu xử lý bề mặt gốc ............................................................................14

3.2.2.


Các loại sơn.................................................................................................15

3.2.2.1. Sơn Treffer:.................................................................................................15
3.2.2.2. Sơn NC........................................................................................................15
3.2.3.

Các chỉ tiêu kỹ thuật của sơn: .....................................................................15

3.3.

Khảo sát qui trình công nghệ và thiết bị trang sức bề mặt tại nhà máy......16

3.3.1.

Khảo sát quy trình công nghệ in vân tại nhà máy Satimex.........................17

3.3.1.1. Khâu Filler: .................................................................................................17
3.3.1.2. Khâu sấy IR Line J –Print ( sấy sau filler)..................................................18
3.3.1.3. Khâu chà nhám Takekawa ..........................................................................18
3.3.1.4. Khâu Basecoat cạnh. ...................................................................................19
3.3.1.5. Khâu chà nhám cạnh ...................................................................................19
3.3.1.6. Khâu sơn Sealer WB...................................................................................20
3.3.1.7. Hong phơi....................................................................................................21
3.3.1.8. Khâu chà nhám sau sơn sealer ....................................................................21
3.3.1.9. Khâu In vân.................................................................................................22
3.3.1.10. Khâu Topcoat NC .......................................................................................23
3.3.2.

Khảo sát trang thiết bị trang sức bề mặt .....................................................25


3.3.2.1. Máy cán filler Roller ...................................................................................25
3.3.2.2. Máy sấy IR ..................................................................................................26
3.3.2.3. Máy chà nhám Takekawa ...........................................................................27
3.3.2.4. Máy chà nhám Brush ..................................................................................28
3.3.2.5. Máy chà nhám Liên xô ( máy 3 trục)..........................................................29
3.3.2.6. Máy chà nhám tay Shapper.........................................................................30
3.3.2.7. Máy in vân ..................................................................................................30
iv


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

3.3.2.8. Súng sơn......................................................................................................31
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.

Khảo sát các dạng khuyết tật tại từng khâu trong quá trình trang
sức sản phẩm kệ Livil Nara.........................................................................34

4.1.1. Khâu Filler ..................................................................................................34
4.1.2. Khâu sấy IR.................................................................................................35
4.1.3. Khâu chà nhám sau Filler ...........................................................................36
4.1.4. Khâu Basecoat cạnh ...................................................................................37
4.1.5. Khâu chà nhám Basecoat cạnh ...................................................................38
4.1.6. Khâu Sealer WB..........................................................................................40
4.1.6.1. Khâu chà nhám Sealer.................................................................................42
4.1.7. Khâu Topcoat..............................................................................................43
4.2.


Nhận xét và đánh giá kết quả khảo sát........................................................44

4.3.

Đề xuất một số biện pháp khắc phục khuyết tật ở mỗi khâu công nghệ.....46

4.3.1. Nguyên nhân sinh ra các dạng khuyết tật và biện pháp khắc phục ............46
4.3.2. Đề xuất giải pháp công nghệ.......................................................................51
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.

Kết luận.........................................................................................................53

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................55
PHỤ LỤC

v


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TS


: Tiến sĩ

TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
NC

: Nitrocelluloz

MDF

: Medium –Density –Fiberoard

P/B

: Ván dăm

PRC

: In cạnh

PR2

: In 2 mặt

PR1

: In 1 mặt

JP1


: J-print 1 mặt

BC1

: Basecoat cạnh

vi


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Thành phần của sơn NC .....................................................................9
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu khảo sát của ván MDF ................................................ 14
Bảng 3.2: Chỉ tiêu kỹ thuật của sơn qua từng khâu công nghệ ........................16
Bảng 4.1: Tổng hợp tỷ lệ khuyết tật trung bình khâu Filler............................. 35
Bảng 4.2: Tổng hợp tỷ lệ khuyết tật trung bình khâu Sấy IR .......................... 36
Bảng 4.3: Tổng hợp tỷ lệ khuyết tật trung bình khâu chà Takekawa .............. 37
Bảng 4.4: Tổng hợp tỷ lệ khuyết tật trung bình khâu Basecoat cạnh .............. 38
Bảng 4.5: Tổng hợp tỷ lệ khuyết tật trung bình khâu chà nhám Basecoat. ..... 39
Bảng 4.6: Tổng hợp tỷ lệ khuyết tật trung bình khâu Sealer ........................... 40
Bảng 4.7: Tổng hợp tỷ lệ khuyết tật trung bình khâu chà nhám Sealer .......... 41
Bảng 4.8: Tổng hợp tỷ lệ khuyết tật trung bình khâu In vân........................... 42
Bảng 4.9: Tổng hợp tỷ lệ khuyết tật trung bình khâu Topcoat.....................................57


vii


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Cơ cấu tố chức nhà máy Satimex ................................................................ 5
Hình 2.2: Kệ Livil Nara............................................................................................... 6
Hình 2.3: Bộ bàn học sinh đa năng TONO ................................................................ 6
Hình 2.4: Bộ bàn vi tính .............................................................................................. 7
Hình 2.5: Giường tầng đa năng ................................................................................... 7
Hình 2.6: Bàn học sinh đa năng................................................................................... 7
Hình 2.7: Bộ Sofa ....................................................................................................... 7
Hình 3.1: Basecoat cạnh bằng súng phun.................................................................... 19
Hình 3.2: Chà cạnh chi tiết .......................................................................................... 20
Hình 3.3: Chà nhám sau khi sơn sealer ....................................................................... 22
Hình 3.4: Trước khi in vân .......................................................................................... 22
Hình 3.5: Sau khi in vân ............................................................................................. 22
Hình 3.6. Trước khi Topcoat NC................................................................................. 24
Hinh 3.7. Sau khi son Topcoat NC .............................................................................. 24
Hình 3.8: Máy Roller................................................................................................... 26
Hình 3.9: Máy sấy IR .................................................................................................. 27
Hình 3.10: Máy Takekawa .......................................................................................... 27

Hình 3.11: Máy Brush ................................................................................................. 28
Hình 3.12: Máy 3 trục.................................................................................................. 29
Hình 3.13: Máy Shapper.............................................................................................. 30
Hình 3.14: Máy in vân mặt ...................................................................................................30
Hình 3.15. Máy in vân cạnh....................................................................................................30

Hình 3.16: Súng sơn tay .............................................................................................. 31
Hình 3.17: Kỹ thuật phun vecni................................................................................... 32
Hình 4.1: Biểu đồ phân bố tỷ lệ khuyết tật trung bình ở mỗi khâu công nghệ ............45

viii


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay gỗ tự nhiên không còn đủ để đáp ứng nhu cầu xã hội, xây dựng của
đất nước và cải thiện đời sống của nhân dân. Sử dụng tổng hợp gỗ, lợi dụng triệt để tài
nguyên rừng hiện có là một trong những hướng quan trọng để giải quyết mâu thuẫn
cung cầu về gỗ, phát triển sản xuất ván nhân tạo như ván dăm, ván sợi, ván dán… là
nội dung quan trọng của tổng hợp gỗ.
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất ván nhân tạo thì kéo theo sự phát triển của
ngành trang sức bề mặt gỗ để mở rộng phạm vi sử dụng của ván nhân tạo, làm cơ sở

để thay thế gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt như hiện nay.
Đặc biêt trang sức bề mặt bằng phương pháp in vân lên ván nền là ván nhân tạo
là công nghệ mới đối với Việt Nam, tạo nhiều vân gỗ và màu sắc đẹp. Nên việc khảo
sát các bước công nghệ sản xuất, các dạng khuyết tật nguyên nhân và biện pháp khắc
phục nhằm nâng cao chất lượng bề mặt trang sức, tăng giá trị kinh tế và thẫm mỹ của
sản phẩm.
1.3.

Mục tiêu –mục đích nghiên cứu:

Khảo sát toàn bộ qui trình công nghệ in vân, thiết bị trong in vân, nguyên vật
liệu trang sức và các dạng khuyết tật xảy ra trong quá trình in vân nhằm mục đích:
 Tìm hiểu nguyên nhân sinh ra các dạng khuyết tật, hạn chế các khuyết tật và
tạo ra mẫu vân đẹp.
 Nâng cao hiệu quả sản suất: tăng chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ khuyết tật,
giảm giá thành sản phẩm.
1.3.

Nội dung nghiên cứu:



Khảo sát nguyên vật liệu trang sức: nguyên liệu ván nền, các loại sơn,

giấy nhám, chất chám khuyết tật… tại phân xưởng 3 và xưởng 6.


Khảo sát quy trình công nghệ và thiết bị trong quy trình in vân.

1



Luận văn tốt nghiệp



Bùi Thị Trúc Vy

Theo dõi các dạng khuyết tật trong quá trình in vân, nguyên nhân và biện

pháp khắc phục khuyết tật.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu:

 Sử dụng phương pháp khảo sát cụ thể, ghi chép và chụp hình ảnh tất cả các
công đoạn trong quá trình in vân, tổng hợp số liệu tiến hành rút mẫu 1 cách ngẫu
nhiên, độc lập (với độ chính xác  = 0.05), nên ở mỗi khâu công nghệ tôi tiến hành
khảo sát lặp lại 3 lần, mỗi lần 30 mẫu ( n  30 ) nhằm mục đích là đảm bảo tính khách
quan. Cùng với kiểm tra thành phẩm, tôi sắp xếp các sản phẩm hỏng theo hình dạng
khuyết tật, tổng cộng lại và lấy giá trị trung bình cộng ở mỗi khâu công khảo sát
Tập trung các số liệu đã thu thập: chỉnh lý, lập bảng thống kê để thấy mức độ
hư hỏng ở từng khâu công nghệ. Vận dụng những kiến thức đã hoc, khảo sát toàn bộ
dây chuyền công nghệ tìm ra nguyên nhân và lập phương án khắc phục.
 Sử dụng phần mền Excell để tính toán và xử lý số liệu.
 Tính tỷ lệ tái chế trung bình trong một khâu sản phẩm theo công thức sau:
TTB 

T1  T2  ...  Ti
 nCT


(1.1)

Trong đó:
TTB: là tỷ lệ tái chế trung bình trong một khâu sản phẩm.
T1, T2, Ti: tỷ lệ tái chế của các khâu chi tiết trong một khâu

n

CT

: là tổng số chi tiết trong một sản phẩm.

Sau khi tính được tỷ lệ phế phẩm, ta tiến hành kiểm tra độ tinh cậy tái chế bằng
cách xác định cỡ mẫu. Để tính toán nhanh và chính xác ta lấy số liệu để tính toán như
sau.
Tiến hành theo dõi 30 chi tiết ta có công thức:
P=

Số chi tiết hỏng

(1.2)

x 100

Số chi tiết theo dõi
Số chi tiết cần theo dõi:
nCT

t 2  s2


e2

(1.3)

Trong đó:
T: hệ số tin cậy với độ tin cậy 95%, t  1,96
2


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

Nct: số chi tiết cần theo dõi.
E: sai số tương đối với độ chính xác 97%, e  0,003
S: phương sai mẫu:
s

pq
n

(1.4)

Trong đó: q  1  p
So sánh nct tính được với n đã theo dõi:
 Nếu nct < n thì phép tính đảm bảo độ tin cậy.
 Nếu nCT  n thì phép tính không đảm bảo độ tin cậy, cần bổ sung thêm mẫu.
1.5.


Phạm vi nghiên cứu:

Sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chức năng, với nhiều chuẩn loại nguyên vật
liệu. Mỗi loại sản phẩm có vân thớ, màu sắc và độ bóng khác nhau tùy theo đơn đặt
hàng. Vì vậy trong đề tài tôi giới hạn lại về loại nguyên liệu ( ván sợi MDF), loại sơn,
quy trình in vân cho một loại hình sản phẩm cụ thể để đảm bảo được tính chính xác và
thuận lợi dễ dàng trong quá trình khảo sát.

3


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1.

Khái quát về Nhà máy gỗ tinh chế Satimex:

2.1.1 Giới tiệu về công ty:
a) Lịch sử hình thành công ty:
Được thành lập năm 1985 trên tổng diện tích hơn 5 ha, tại Khu phố 2, Phường
Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh. Máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại nhập
từ Nhật, Châu Âu. Hệ thống Quản Lý Chất Lượng được áp dụng xuyên suốt quá trình
sản xuất để đảm bảo chất luợng tốt nhất, ngay cả đối với những sản phẩm phức tạp và
Hệ thống Quản Lý Môi trường được quan tâm triệt để nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên.
Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, phần lớn được huấn luyện tại Nhật Bản.
Satimex đang là đơn vị hàng đầu tại Viêt Nam trong việc sản xuất hàng loạt và xuất

khẩu các sản phẩm gỗ chất lượng cao.
b) Thành tựu:


Satimex là đơn vị đầu tiên đưa công nghệ sản xuất đồ mộc hàng loạt vào Việt

Nam.


Satimex đã ứng dụng thành công kỹ thuật hiện đại tại công đoạn trang trí bề mặt

sản phẩm: Veneer, in vân, tạo sớ gỗ, sấy bằng tia cực tím (UV)...


Ngày 21/04/2000 Satimex vinh dự là Nhà máy chế biến gỗ đầu tiên của Việt Nam

đạt giấy chứng nhận ISO 9002 do BVQI cấp và đến 01/11/2002 chuyển phiên bản ISO
9001:2000.


Ngày 13/03/2002 Satimex là Nhà máy chế biến gỗ đầu tiên của Việt Nam đạt giấy

chứng nhận ISO 14001:1996.


Sản phẩm của Satimex được sản xuất hoàn chỉnh theo kiểu lắp ráp cụm chi tiết

(knock-down) đóng gói giao thẳng đến tay người tiêu dùng



Sản phẩm của Satimex đã và đang có mặt tại các thị trường của các nước Nhật,

Mỹ, Châu Âu.
4


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của của Nhà máy Satimex:
Bộ máy quản lý của nhà máy được tổ chức nhằm hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch
của sản suất và thực hiện chức năng quản lý. Bộ máy được tổ chức theo mô hình trực
tuyến chức năng phù hợp với tình hình và quy mô sản xuất của nhà máy.
Xí nghiệp Satimex có tất cả 14 xưởng, 1 khối hành chính văn phòng, 1
Showroom và 1 văn phòng của Tập đoàn JNF. Các xưởng này chuyên sản xuất các
mặt hàng truyền thống xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Sơ đồ tổ chức Nhà máy Satimex

Hình 2.1: Cơ cấu tố chức nhà máy Satimex
2.1.3. Tình hình nhân sự:

5


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

Hiện nay, lực lượng lao động của nhà máy chia làm 3 khối chính đó là khối văn

phòng, khối sản xuất và khối phụ trợ. Trong đó:


Khối văn phòng: 79 lao động gồm: ban giám đốc, phòng quản trị nhân sự,

phòng kinh tế tài chính, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng công nghệ - chất
lượng, phòng xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật.


Khối sản xuất: 932 lao động gồm: xưởng 1, xưởng 2, xưởng 3, xưởng 4, xưởng

5, xưởng 6, xưởng 8, xưởng 9, xưởng 10.


Khối phụ trợ: 78 lao động gồm: cơ điện - sữa chữa, vệ sinh + đội xe, y tế, đội

bảo vệ, tổ hàng mẫu, tổ xe nâng, tổ hàn mài, bốc xếp
2.1.4. Mẫu khảo sát:

Hình 2.2: Kệ Livil Nara
2.1.5.

Một số sản phẩm sản xuất tại nhà máy:

 Bộ bàn ghế học sinh:
 Bàn
 Kệ
 Cabinet

Hình 2.3: Bộ bàn học sinh đa năng TONO


6


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

Hình 2.4: Bộ bàn vi tính

Hình 2.5: Giường tầng đa năng

Hình 2.6: Bàn học sinh đa năng
2.2.

Hình 2.7: Bộ Sofa

Những cơ sở lý thuyết.
7


Luận văn tốt nghiệp

2.2.1.

Bùi Thị Trúc Vy

Đặc điểm tính chất của ván nền nhân tạo ( Ván sợi MDF).

Ván sợi là loại ván ép thành tấm từ bột gỗ nghiền. Ván thông dụng được sản

xuất với các loại như sau: siêu cứng, cứng, mền, nửa mềm… Ván sợi được sản xuất
theo hai phương pháp ướt và khô.
Ván sợi có khối lượng riêng từ 0,5 -0,8 g/cm3 được gọi là ván sợi tỷ trọng
trung bình ( Medium –Density –Fiberboard), có thể sản xuất bằng phương pháp khô
hay ướt. Ngày nay, MDF được pháp triển mạnh vì ngoài việc tận dụng được phế liệu,
ván còn có nhiều tính năng hợp với yêu cầu sử dụng như kết cấu thuần nhất, khối
lượng riêng gần giống như gỗ tự nhiên thông dụng. Chất liệu ván cho phép gia công
như gỗ tự nhiên. Bề mặt ván mịn và chắc, có thể trang trí bằng cách phun vecni trực
tiếp hoặc dán phủ bề mặt bằng giấy trang trí hay ván lạng. Có thể sản xuất ván có kích
thước và khối lượng thể tích theo yêu cầu, có thể sản xuất các loại ván sợi chậm cháy,
chụi nước, chụi nước, chụi nhiệt… Trên bề mặt có thể chạm khắc như gỗ tự nhiên.
 Tính năng của ván sợi ( MDF) trong sản xuát đồ mộc:
Kích thướt ván: ( 1830 x 2440)  5 mm.
Chiều dày ván: 6 - 30 mm.
Cường độ chụi uốn: 33 - 51 N/mm2.
Độ kết dính bên trong: 0,97 - 1,13 N/mm2.
Trương nở chiếu dày: 2,6 - 3,5 %.
Độ ẩm: 8-10 %.
Khối lượng thể tích: 0,5 - 0,8 g/cm3.
Độ bán đinh vít bề mặt: 1850 - 2000 N.
Độ bán đinh vít cạnh: 900 - 1100 N.
2.2.2.
2.2.2.1.

Đặc điểm tính chất của vật liệu trang sức.
Chất phủ tạo màng tổng hợp:

Chất phủ tạo màng tổng ( sơn tổng hợp) là hổn hợp phức tạp của các chất hữu
cơ thông qua các phản ứng hóa học tạo thành. Đặc điểm tính chát của sơn phụ thuộc
vào thành phần hóa học của sơn, các chất tham gia phản ứng.

Sơn tổng hợp chia ra 2 dạng:


Sơn nhiệt rắn: quá trình đống rắn không thuận nghịch, ở trạng thái lỏng, khi

nhiệt độ tăng thì chuyển sang trạng thái rắn  gọi là sơn nhiệt rắn.
8


Luận văn tốt nghiệp



Bùi Thị Trúc Vy

Sơn nhiệt dẻo: Quá trình đóng rắn thuận nghịch, ở trạng thái rắn, khi nhiệt độ

tăng chuyển sang trạng thái lỏng và để nguội chuyển sang trạng thái rắn  gọi là dạng
sơn nhiệt dẻo.
2.2.2.2.

Thành phần chủ yếu của sơn tổng hợp:

Chất tạo màng: thành phần chủ yếu tạo thành màng sơn.
Dung môi: hòa tan chất tạo màng.
Chất đóng rắn; phản ứng với nhựa làm cho màng sơn khô đóng rắn.
Nhựa: tăng độ bóng và độ bám chắc của màng sơn.
Chất hóa dẻo: tăng tính đàn hồi màng sơn.
Pigment ( bột màu): tạo màu sắc khác nhau.
Chất pha loãng: điều chỉnh độ nhớt, giảm giá thành sơn.

Các phụ gia khác: chống nấm mối mọt, tăng độ cứng, bóng…
2.2.2.3.

Sơn bóng NC ( Nitrocelluloz):

 Thành phần của sơn:
Sơn bóng NC là một polymer bán tổng hợp tạo màng cứng, khô nhanh. Sơn NC
được điều chế bằng phản ứng este hóa của celluloz với acid nitric và xúc tác acid
Sufuric. Nguồn gốc celluloz từ bông, vải, từ công nghệ sản xuất và các ngồn khác.
Bảng 2.1: Thành phần của sơn NC
1. Nitrocelluloz 10-12%

Thành phần chủ yếu tạo thành màng sơn

2. Nhựa tổng hợp 10%.

Tăng độ bóng, độ bám dính màng sơn

3. Chất làm dẻo 5 %

Tăng tính đàn hồi màng sơn

4. Dung môi 38%

Hòa tan nitrocelluloz
Giảm giá thành, hòa tan nhựa, không hòa tan

5. Chất pha loãng 32%

nitrocelluloz, tạo độ nhớt khác nhau, tạo sương

mù trong quá trình sơn.

6. Chất màu 3-5%

Tạo màu sắc khác nhau.

Do yêu cầu kỹ thuật khác nhau có thể pha chế nhiều loại sơn khác nhau về độ
nhớt, hàm lượng chất khô, màu sắc khác nhau.


Tính chất của sơn:

9


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

Là loại sơn một thành phần, có khả năng hòa tan dễ dàng trong dung môi hữu
cơ, khô nhanh do bay hơi dung môi chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn
chỉ trong vòng 15 phút, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí được kiểm
soát. Sơn NC có tính hoàn nguyên của màng sơn nghĩa là khả năng hòa tan trở lại
bằng chính dung môi của nó, nhờ ưu điểm này mà có thể phục hồi độ bóng màng
trang sức, tái sử dụng sơn. Một nhược điểm của NC là nhiệt độ bắt lửa thấp nguy
cơ gây cháy.


Đặc điểm của sơn NC:


Sơn NC có độ bóng cao, màng sơn cứng, có khả năng chụi nước, chụi nhiệt
tương đối, chụi dung môi và hóa chất kém, bám dính tốt vào vật liệu nền, tạo màng tốt,
độ phủ kín cao. Một đặc điểm cần chú ý đó là màng sơn chưa khô khi để qua đêm có
hiện tượng co rút. Định mức sử dụng sơn NC là 125g cho 1m2 bề mặt. Có thể phun
nhiều lớp cách nhau 30 phút tùy vào nhiệt độ môi trường.


Công dụng của sơn NC:

Sử dụng sơn NC trang sức đồ gỗ, sơn kim loại như xe hơi, tàu hỏa. Do có nhiều
ưu điểm như: sơn có độ bóng cao, khô, đóng rắn nhanh, bền, chụi ánh sáng, chống ẩm
ướt và ăn mòn hóa học, ít độc hại nên được sử dụng rộng rãi, thuận lợi trong quá trình
sử dụng.
2.2.3. Vật liệu xử lý bề mặt gỗ nền.
Bề mặt gốc trước khi đưa chất phủ tạo màng cần phải kiểm tra xử lý các khuyết
tật do gỗ, các sai số gia công để lại… vật liệu cần thiết xử lý bề mặt gốc đa dạng,
phong phú về chủng loại và chức năng.
2.2.3.1.

Giấy nhám:

Trong công nghệ chế biến gỗ, giấy nhám được dùng để làm nhẵn bề mặt gỗ và
chà nhẵn bề mặt đã trang sức.
Giấy nhám được chia thành 2 nhóm, giấy nhám để làm nhẵn bề mặt gỗ và giấy
nhám tinh cho việc hoàn tất bề mặt đã có chất phủ tạo màng.
Hạt mài trong giấy nhám có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Các vật
liệu nhân tạo có độ cứng, cỡ hạt và tính chất xác định đang có xu hướng thay thế hạt
thủy tinh, hạt đá. Theo bản chất vật liệu mài và mật độ hạt mài có thể chia giấy nhám
làm 4 loại:
10



Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

 Giấy nhám thủy tinh ( glass paper), cỡ hạt lớn, mật độ hạt nhỏ, là loại giấy
nhám thô sử dụng chà nhám bề mặt gỗ, mật độ < 80 hạt/cm2.
 Giấy nhám đá lửa ( garonet paper), mật độ hạt mài 80, 100, 120, 150, 180, 200,
220, 240, 320. Giấy nhám mịn thích hợp cho việc hoàn tất bề mặt gỗ.
 Giấy nhám cacbua silic ( silicon carbide), mật độ hạt 80, 100, 120, 150, 180,
220, 240, 280, 320, 400, 600, 1200, sử dụng cho các lớp sơn bóng tổng hợp hay
vernis, không sử dụng cho nền gỗ. Với loại giấy nhám này có giấy nhám khô,
ướt và tự bôi trơn.
 Giấy nhám oxit nhôm (Aluminium oxide paper), mật độ hạt mài 40, 50, 60, 80,
100, 120, 150 thích hợp cho hoàn tất bề mặt gỗ cứng như gỗ dẻ, gỗ sồi.
2.2.3.2.

Bột bã:

Bao gồm hai dạng bột khô và bột nhão, bã bột khô hay nhão phụ thuộc vào từng
loại gỗ, ta cần phải và yêu cầu của sản phẩm.đối với những loại gỗ có lỗ mạch lớn ta
cần phải bã bột, việc bít mạch gỗ là tiết kiệm sơn vecni vào các lỗ mạch, kẽ hở nâng
cao sự liên kết, tăng độ bóng trên bề mặt sau khi phủ mặt.
2.2.3.3.

Chất trám khuyết tật:

Chất trám được sử dụng để trám khuyết các khe hở, vết nứt, lỗ đinh, lỗ mọt…,
yêu cầu chất trám là phải mau khô, không co rút, bám dính tốt vào gỗ, cho phép đánh

nhẵn hay sơn phủ các loại sơn. Thông thường để trám các khuyết tậtneeu trên, công
nhên thường lấy một ít bột gỗ trám vào các lỗ và nhỏ vài giọt keo vào sau đó láy giấy
nhám chà lên bề mặt nơi vừa trám.
2.2.4.

Lý thuyết về trang sức bề mặt.

2.2.4.1.

Yêu cầu chất lượng sơn:

 Tạo màng mỏng: khả năng tạo màng mỏng tốt, trải đều trên bề mặt, độ phủ kín
cao lên bề mặt không có hiện tượng “loang”.
 Độ bán dính: khả năng bám dính trên bề mặt càng cao thì tuổi thọ màng sơn,
vecni càng bền.
 Độ cứng: yêu cầu màng sơn có độ cứng cao, chụi mài mòn.
 Độ bền uốn và co giãn: độ co giãn thích hợp nhưng vẫn đảm bảo độ cứng.

11


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

 Màu sắc của sơn: đồng đều đúng màu qui định, bền màu, chống được ẩm, nhiệt,
hóa chất.
 Độ trong suốt: yêu cầu trong suốt, không tạp chất.
 Độ nhớt của sơn: để bám dính tốt, dễ phun và dễ quét yêu cầu độ nhớt khoảng
13 -50 giây.

 Thời gian khô: phụ thuộc vào chiều dày màng sơn, dung môi pha sơn, chất
đóng rắn… với yêu cầu không khô nhanh quá hay chậm quá.
 Sức chụi sự va đập tốt, không bị rạn nứt, móp, tróc do bị va đập.
2.2.4.2.

Các yếu cố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:

 Ảnh hưởng của chủng loại nguyên liệu bề mặt gỗ do đặc điểm cấu tạo, tính chất
cơ, lý, hóa khác nhau dẫn đến khả năng bám dính khác nhau.
 Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu, độ ẩm cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến
khả năng bám dính.
 Ảnh hưởng của độ nhẵn bề mặt, sai số gia công, khuyết tật bề mặt gỗ.
 Ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật của chất phủ: thành phần hóa học, hàm
lượng khô, dung môi…
 Phương pháp công nghệ, các chỉ tiêu kỹ thuật khi sơn, môi trường phun sơn…
 Phương pháp đóng rắn màng sơn vecni: đóng rắn do dung môi, nhiệt độ, chất
xúc tác, tia cực tim (UV), hoặc phối hợp các phương pháp trên…
2.2.5.
2.2.5.1.

Quy trình công nghệ trang sức bề mặt:
Qui trình chung:



Kiểm tra, xử lý bề mặt gốc mục đích làm nhẵn, phẳng, không có khuyết tật.



Bã bột ( hong phơi nếu bã bột ướt) nhằm làm bít lỗ mạch gỗ đối với những loại


gỗ có lỗ mạch lớn.


Phun lớp sơn nền ( sealer) chờ màng sơn khô chà nhám bằng giấy nhám mịn.

Lớp nền tiếp xúc bề mặt gỗ có vai trò tăng độ bám dính, ngăn cách giữa bề mặt gỗ và
lớp sơn kế tiếp, chiều dày màng sơn phù hợp với lớp nền 120 m.


Phun sơn lót chờ màng sơn khô chà nhám bằng giấy nhám cỡ hạt  600. Đây là

lớp trung gian giữa lớp nền và lớp ngoài cùng có vai trò tăng độ dày và độ đồng đều
màng sơn, chiều dày màng sơn lớp lót 80 -90 m.

12


Luận văn tốt nghiệp



Bùi Thị Trúc Vy

Phun lớp sơn bóng lần cuối ( topcoat), lớp sơn ngoài cùng yêu cầu tạo màng

sơn đẹp, độ cứng và đô bóng cao, không biến dạng, không có khuyết tật, chiều dày
màng sơn 100 m.
Sau mỗi lớp sơn, thời gian khô phụ thuộc vào từng loại sơn, chiều dày màng
sơn, dung môi pha sơn, quá trình sấy khô màng sơn.

Do yêu cầu của chất lượng bề mặt để lựa chọn phương pháp công nghệ sơn phù
hợp.
Điều kiện sơn:
Môi trường sơn: nhiệt dộ môi trường thích hợp khoảng 20 -25oc, độ ẩm môi

-

trường 65 -75%, không có gió lùa để tránh hiện tượng hao hụt sơn, độ ẩm ván nền
yêu cầu 8 -10%.
-

Điều kiện chất lượng sơn: hãng cung cấp sơn tin cậy và chất lượng sơn tốt. Hệ

sơn hoàn toàn đồng nhất, tạo thành dòng chảy liên tục, thuần nhất, chỉ dùng dung
môi có sự tương hợp cao, chú ý tỷ lệ pha trộn và thời gian sống của sơn.
2.2.5.2.

Quy trình công nghệ in vân:

Hiện nay, gỗ nhân tạo được in vân hoa thớ gỗ theo 4 phương pháp sau:
1.

Gỗ nền ván nhân tạo  Mài nhẵn  Phủ Matit (bã bột)  Sấy khô 

Mài nhẵn  Phủ lớp lót  Sấy khô  In vân gỗ  Trang sức lớp mặt  Sấy
khô  Thành phẩm.
2.

Gỗ nền ván nhân tạo  Đánh nhẵn  Dán giấy  In vân gỗ  Trang sức lớp


mặt  Sấy khô  Thành phẩm
3.

Gỗ nền ván nhân tạo  Đánh nhẵn  Dán giấy In vân gỗ  Trang sức lớp

mặt  Sấy khô  Thành phẩm.
4.

Gỗ nền ván nhân tạo  Đánh nhẵn  Trang sức và dán giấy nhân tạo  Thành

phẩm.
Trong 4 phương pháp nói trên thì phương pháp (1) là phương pháp in vân trực
tiếp thông thường và hay dùng, phương pháp này giá thành hạ, công nghệ đơn giản mà
lại có thể thu được vân gỗ đẹp nhiều màu sắc, do đó được phát triển rất nhanh.

13


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

Chương 3
NỘI DUNG KHẢO SÁT
3.1.

Khảo sát nguyên liệu bề mặt gốc ( ván MDF).:

Là loại ván được ép thành tấm từ bột gỗ nghiền, được sản xuất theo phương
pháp khô.

Nguồn gốc ván sợi dùng trong nhà máy Satimex rất đa dạng, nhà máy nhập từ
nhiều nguồn như: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Úc,…
Màu sắc của ván gồm có: màu sáng, màu nâu và màu nâu sẫm.
Hiện tại, nhà máy sử dụng ván có 3 quy cách chiều dày sau: 3 mm, 18 mm và
35 mm.
Chất lượng bề mặt ván đạt yêu cầu nhưng vấn tồn tại một số khuyết tật sau:


Lớp mặt có nhiều parafin làm ảnh hưởng đến lực kết dính giữa các chất phủ và
ván nền, làm giảm tốc độ đóng rắn của chất phủ.



Bề mặt sau khi đánh nhẵn có nhiều tom (lỗ) rất nhỏ, làm chất phủ thẩm thấu
không đều dẫn đến hao phí sơn và làm ván bị mất độ bóng.



Bề mặt bị lồi lõm, có vết sậm.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu khảo sát của ván MDF
STT Các thông số của ván

3.2.
3.2.1.

Giá trị

Đơn vị

1


Kích thướt ván
( dày x rộng x dài)

3 x 1220 x 2440
18 x 1200 x 2440
35 x 1200 x 2440

Mm

2

Sai số chiều dày

2

Mm

3

Độ ẩm

8 – 10

%

 G 7  G 8
4
Độ nhẵn
Khảo sát vật liệu trang sức bề mặt:


Vật liệu xử lý bề mặt gốc:

14


Luận văn tốt nghiệp

Bùi Thị Trúc Vy

Hiện tại nhà máy sử dụng các loại vật liêu dùng để xử lý bề mặt trước khi đưa
vào trang sức như bột trám trít thường là bột gỗ, giấy nhám (  180,  240,  320,
 400,  600), keo 502… Đối với sản phẩm kệ Livil Nara được làm chủ yếu từ ván

MDF có độ nhẵn cao nên khi xử lý bề mặt gốc nhà máy thường sử dụng loại giấy
nhám  240,  320 để chà nhám bề mặt và dùng keo 502 để xử lý các vết trầy, móp,
bể…
3.2.2.

Các loại sơn:
Chất phủ được dùng trong trang sức bề mặt rất đa dạng và phong phú nhưng với

sản phẩm đang khảo sát thì nhà máy sử dụng loại sơn sau: sơn Treffer và sơn NC.
3.2.2.1.

Sơn Treffer:

Là loại sơn được nhập từ Malaysia, với thành phần chính sau:
 Chất kết dính
 Chất đóng rắn: hardermer

 Chất pha loãng: thinner
 Chất tạo màu
3.2.2.2.

Sơn NC:

Sơn NC là loại sơn có độ bóng cao, màng sơn cứng, bám dính tốt vào vật liệu nền,
tạo màng tốt, độ phủ cao. Được sản xuất tạo công ty Inchem, có các thành phần sau:
 Chất kết dính ( Nitrocellulo, Alkyde): 20 – 40%, đây là thành phần chủ yếu tạo
màng sơn, nhựa dùng để tăng độ bóng, độ bám dính màng sơn.
 Chất độn ( Talo, Zíntearate,…): 10 – 20%, làm giảm giá thánh sơn.
 Chất phụ gia ( Polysiloxane, Polyamide): 15%, chất phụ gia tạo độ nhớt của sơn
theo yêu cầu, là tăng tính dẻo, tính đàn hồi của sơn.
 Dung môi ( Ethyl acetate, MEK, Toluen…): 15 – 25%, dung môi dùng để hòa
tan cenllulo.
 Chất tạo màu ( Oxide Titane, Oxide sắt,…): 10 – 20%, dùng để tạo màu sắc
theo yêu cầu của sản phẩm.
3.2.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật của sơn:
Trong quá trình trang sức thì các chỉ tiêu kỹ thuật của nguyên liệu trang sức là
rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng sản phẩm. Ứng với mỗi khâu công nghệ
thì có những chỉ tiêu khác nhau.
15


×