Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TỦ 6 DRAWER DRESSER TẠI XÍ NGHIỆP GỖ NHÀ VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.9 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
TỦ 6 DRAWER DRESSER TẠI XÍ NGHIỆP GỖ NHÀ VIỆT

Họ và tên sinh viên
Ngành

: ĐỖ THỊ TÂM

: CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Niên khóa

: 2004 – 2008

Tháng 7/2008

i


KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TỦ 6 DRAWER
DRESSER TẠI XÍ NGHIỆP GỖ NHÀ VIỆT

TÁC GIẢ

ĐỖ THỊ TÂM


Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Chế biến lâm sản

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
KS. HOÀNG VĂN HÒA

THÁNG 7/2008

ii


LỜI CẢM TẠ
Để có được thành quả như ngày hôm nay, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Bộ môn Chế biến lâm sản và quý thầy cô đã
giảng dạy tôi trong suốt khóa học.
Thầy Hoàng Văn Hòa đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Ban giám đốc xí nghiệp gỗ Nhà Việt, lãnh đạo công ty Navifico đã cho phép và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập để hoàn thành bài khóa luận này. Phòng Kỹ
thuật, Ban quản đốc cùng anh chị em công nhân xưởng A, C đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi
thu nhận số liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm sản xuất thực tế trong thời gian thực
tập tại xí nghiệp.
Các bạn cùng thực tập tại Navifico và tập thể lớp Chế biến 30 đã động viên giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng và trên hết con xin chân thành cảm ơn bố mẹ, gia đình đã luôn động
viên, giúp đỡ và hết lòng ủng hộ con trong suốt thời gian vừa qua.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 6 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Tâm


iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất tủ 6 Drawer Dresser tại xí nghiệp
gỗ Nhà Việt” đã được thực hiện từ ngày 1 tháng 4 năm 2008 đến 15 tháng 6 năm 2008
tại xí nghiệp gỗ Nhà Việt.
Đề tài được thực hiện nhờ quá trình quan sát, theo dõi, đánh giá về dây chuyền
công nghệ sản xuất, thu nhận số liệu của xí nghiệp và ở thực tế sản xuất về sản phẩm
tủ 6Drawer Dresser. Số liệu được xử lý băng phương pháp thống kê, trên phần mềm
Excel và các công thức toán học.
Đề tài đã đề cập đến những vấn đề sau:
- Đặc điểm và kết cấu của tủ 6 Drawer Dresser (6DRW)
- Quy trình sản xuất sản phẩm tủ 6 DRW
- Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn:
+ Công đoạn tạo phôi: 64,28 %
+ Công đoạn tinh chế: 92,53 %
+ Cả quá trình sản xuất: 59,48 %
- Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn
+ Công đoạn tạo phôi: 3,33%
+ Công đoạn tinh chế: 2,22%
+ Công đoạn trang sức bề mặt và lắp ráp: 1,3%
- Hệ số thời gian sử dụng máy
- Phân tích, đánh giá kết quả, đề xuất một số biện pháp cải thiện quy trình sản
xuất sản phẩm tủ 6DRW.

iv


MỤC LỤC


LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................................i
TÓM TẮT...................................................................................................................... iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... viii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC..................................................................................... ix
Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
1.2.Các mục tiêu cần đạt được của đề tài.....................................................................2
1.3.Giới hạn của đề tài .................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN ...............................................................................................3
2.1 Vị thế của ngành Chế biến lâm sản........................................................................3
2.2 Tìm hiểu khái quát về tình hình sản xuất hiện tại của công ty...............................3
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp ............................................3
2.2.2 Chủng loại sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, tình hình nhân sự ......................4
2.2.3. Công tác tổ chức, quản lý của công ty............................................................7
2.2.3 Sơ đồ bố trí mặt bằng phân xưởng...................................................................8
2.3 Tình hình máy móc thiết bị tại xí nghiệp ...............................................................8
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..........................................9
3.1. Nội dung khảo sát..................................................................................................9
3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................9
3.2.1 Tính toán tỷ lệ phế phẩm ...............................................................................10
v


3.2.2. Tính tỉ lệ lợi dụng gỗ ....................................................................................11
3.3 Giới thiệu sản phẩm 6 Drawer Dresser ................................................................12
3.4 Kết cấu sản phẩm .................................................................................................13

3.4.1 Đặc điểm, hình dáng, kết cấu sản phẩm ........................................................13
3.4.2 Các dạng liên kết của sản phẩm....................................................................15
3.5. Khảo sát quy trình công nghệ .............................................................................18
3.5.1 Yêu cầu về nguyên liệu..................................................................................18
3.5.2 Dây chuyền công nghệ...................................................................................18
3.5.3 Dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất ...........................................19
3.5.4 Công nghệ sản xuất trên các máy móc, thiết bị .............................................21
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................30
4.1 Tỷ lệ lợi dụng gỗ trên các khâu công nghệ ..........................................................30
4.1.1 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tạo phôi.........................................................30
4.1.2 Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua công đoạn tinh chế .....................................................32
4.2 Tỷ lệ phế phẩm trên các khâu công nghệ.............................................................36
4.2.1 Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tạo phôi........................................................36
4.2.2 Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tinh chế ........................................................40
4.2.3 Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn trang sức bề mặt ..........................................43
4.3 Tính toán hệ số sử dụng máy móc, thiết bị trên các khâu công nghệ ..................46
4.4 Đánh giá quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất.......................................47
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................49
5.1 Kết luận ................................................................................................................49
5.2 Kiến nghị..............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................52
PHẦN PHỤ LỤC ..........................................................................................................53

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình sắp xếp nhân sự tại công ty............................................................7
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ....................................8

Bảng 3.1: Bảng kê các chi tiết của tủ 6DRW: 1440(w)x480(d)x919(h) ......................14
Bảng 3.2 Phụ liệu của sản phẩm tủ 6DRW...................................................................16
Bảng 4.1: Quy cách nguyên liệu trước và sau công đoạn tạo phôi của tủ 6 DRW.......31
Bảng 4.2 Thể tích nguyên liệu trước công đoạn tinh chế của tủ 6 Drawer Dresser .....33
Bảng 4.3 Thể tích nguyên liệu sau công đoạn tinh chế của tủ 6 Drawer Dresser ........34
Bảng4.4 Kết quả tính tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tinh chế của tủ 6DRW ..............35
Bảng 4.5: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo phôi của tủ 6 Drawer Dresser ..................37
Bảng 4.7: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tinh chế của sản phẩm 6 Drawer Dresser ......41
Bảng 4.8: Kiểm tra tính chính xác khách quan tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tinh chế
của tủ 6 Drawer Dreser..................................................................................................42
Bảng 4.9: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn trang sức bề mặt của tủ 6 Drawer Dresser.....44
Bảng 4.10: Kiểm tra tính chính xác khách quan tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn trang sức
bề mặt và lắp ráp của tủ 6 Drawer Dreser .....................................................................45
Bảng 4.11: Bảng khảo sát thời gian sử dụng máy móc thiết bị ....................................46
Bảng 4.12: Kết quả thời gian các trường hợp ngừng máy............................................47

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình2.1 Bộ Bedroom (CARAVELL).............................................................................5
Hình2.2 Bộ bàn ăn (MAINE) .........................................................................................5
Hình2.3 Bộ sản phẩm phòng ngủ (COMO)....................................................................5
Hình2.4 Bàn hội nghị......................................................................................................5
Hình 2.5 Bộ tủ bếp ..........................................................................................................6
Hình 2.6 Bộ cửa cao cấp .................................................................................................6
Hình2.7 Sideboard (MAINE) .........................................................................................6
Hình 2.8: Sơ đồ tổ chức xí nghiệp chế biến gỗ Nhà Việt ...............................................7
Hình 3.1 Sản phẩm tủ 6 Drawer Dresser (6DRW) (1440 x 480 x 919) .......................13
Hình 3.2: Một số dạng liên kết trong sản phẩm mộc....................................................17


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
6DRW

: 6 Drawer Dresser

USD

: United States Dollar

SL

: Số lượng

Ng.liệu

: Nguyên liệu

PB

: Fiberboard

MDF

: Medium Density Fiberboard

CN

: Chà nhám


HK

: Hộc kéo

Vt

: Thể tích trước

Vs

: Thể tích sau

Pcs

: Pieces
viii


DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1

: Hình vẽ 3D của sản phẩm tủ 6DRW

Phụ lục 2

: Hình vẽ 3 hình chiếu của sản phẩm 6DRW

Phụ lục 3

: Hình vẽ tổng thể khung hông của sản phẩm tủ 6DRW


Phụ lục 4

: Hình vẽ đáy hộc kéo và tấm sắn giữa của tủ 6DRW

Phụ lục 5,6

: Hình vẽ tổng thể nóc của tủ 6DRW

Phụ lục 7

: Hình vẽ tổng thể đáy và đố ngang trên trước của tủ 6DRW

Phụ lục 8

: Hình vẽ tổng thể hộc kéo của tủ 6DRW

Phụ lục 9

: Hình vẽ hậu tủ của tủ 6DRW

Phụ lục 10

: Một số máy móc thiết bị tại xí nghiệp

Phụ lục 11

: Một số dạng khuyết tật thường gặp

Phụ lục 12


: Biểu đồ gia công sản phẩm tủ 6DRW

Phụ lục 13

: Mặt bằng phân xưởng A và phân xưởng C của xí nghiệp

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chế biến gỗ nước ta hiện nay đang có tốc độ tăng trưởng rất mạnh và là
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Thị trường xuất khẩu cho ngành
gỗ còn đầy tiềm năng mở rộng. Thông thường các hợp đồng của các đối tác rất lớn và
đòi hỏi thời gian giao hàng đúng hẹn. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang bắt
đầu tìm thuê các công ty tư vấn, môi giới về hợp đồng xuất khẩu, về nhà xưởng, quản
lý và duy trì chất lượng, kỹ thuật sản xuất nhằm đáp ứng các đơn đặt hàng. Đây là
khâu yếu kém chung của các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đang từng
bước khắc phục, đầu tư mạnh hơn, mở rộng quy mô sản xuất và giành lấy thị trường.
Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn. Điều đó đòi hỏi các
doanh nghiệp phải quản lý, tổ chức sản xuất hiệu quả hơn, phải đưa ra được chiến lược
phù hợp cho riêng mình. Các xí nghiệp chế biến gỗ hiện nay đều hầu hết có lợi nhuận
tăng nhanh vì lợi thế của nước ta có nguồn công nhân giá rẻ. Nhưng bên cạnh đó có
một bất lợi khá lớn đó là nguồn nguyên liệu gỗ trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu
cho sản xuất mà phải nhập khẩu từ nước ngoài về. Như vậy giá thành nguyên liệu và
nguồn cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào nước ngoài, nhưng đó lại là yếu tố quyết định
giá thành sản phẩm. Như vậy việc sử dụng, kiểm soát và sản xuất trên nguyên liệu gỗ
đầu vào cho sản xuất là rất quan trọng. Hơn nữa, việc bố trí máy móc trên dây chuyền

sản xuất cũng quyết định một phần quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ,
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu, làm rõ hơn tình hình sản xuất tại các công ty chế
biến gỗ ở nước ta hiện nay về dây chuyền công nghệ cũng như loại hình sản phẩm là
rất cần thiết. Được sự chấp thuận của Khoa Lâm Nghiệp và sự cho phép của công ty
Cổ phần Nam Việt tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát quy trình công nghệ sản
xuất tủ 6 Drawer Dresser tại xí nghiệp gỗ Nhà Việt”

1


1.2.Các mục tiêu cần đạt được của đề tài
Đề tài “ Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất tủ 6 Drawer Dresser tại công ty
cổ phần Nam Việt” nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất tủ 6 Drawer Dresser
- Khảo sát tỷ lệ khuyết tật
- Tính tỷ lệ lợi dụng gỗ và tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn sản xuất tủ 6
Drawer Dresser
- Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng khâu công nghệ sản xuất.
Và trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về quy trình sx hiện tại của xí
nghiệp, đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ở xí nghiệp.
1.3.Giới hạn của đề tài
Để khảo sát được quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm, cần khá nhiều thời
gian quan sát, ghi nhận tình hình sản xuất sản phẩm đó trong nhiều thời điểm khác
nhau, khảo sát nhiều sản phẩm trên cùng một máy móc để có thể so sánh và đánh giá
một cách khách quan về quy trình sản xuất sản phẩm đó. Tuy nhiên do thời gian thực
tập và khảo sát có hạn nên tôi chỉ khảo sát được quá trình gia công các chi tiết của sản
phẩm tủ 6DRW trên một số máy móc, nhằm ghi nhận và đánh giá hiệu quả của quá
trình sản xuất tủ 6DRW.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Vị thế của ngành Chế biến lâm sản
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3, kim ngạch xuất khẩu
gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 242,3 triệu USD, tăng 58,2% so với tháng 2.
Như vậy, sau khi giảm sút mạnh trong tháng 2, sang tháng 3, kim ngạch xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tăng trở lại.
Theo Bộ Công thương, ước trong quí 1-2008 tổng kim ngạch xuất khẩu của
ngành gỗ đạt 691 triệu USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2007. Nhưng với chỉ tiêu
đặt ra cho năm 2008 là 3 tỉ USD, mỗi tháng ngành gỗ phải xuất được tối thiểu 250
triệu USD/tháng (tương đương 750 triệu USD/quí). Thực tế đến hết quí 1 vừa qua, kim
ngạch xuất khẩu của ngành đã hụt so với chỉ tiêu khoảng 59 triệu USD.
Dù được Bộ Công thương nhận định là ngành hàng có điều kiện và khả năng tăng
số lượng và kim ngạch xuất khẩu trong các tháng tới nhưng theo các doanh nghiệp sản
xuất, đây là giai đoạn khá khó khăn của ngành khi các doanh nghiệp phải đối mặt với
khá nhiều rủi ro trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng khi nguyên liệu đầu vào hiện
tăng vượt tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
Trong cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 3, thì kim ngạch
xuất khẩu ghế và các bộ phận của ghế đạt cao nhất với 73,1 triệu USD, chiếm 30,5%
tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước trong tháng 3, tăng 73,6% so với
tháng trước và tăng 23,7% so với tháng 3 năm 2007. (Theo Tổng cục Hải quan)
2.2 Tìm hiểu khái quát về tình hình sản xuất hiện tại của công ty
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp
Xí nghiệp gỗ Nhà Việt là một bộ phận của Công ty Cổ Phần Nam Việt
NAVIFICO. Tiền thân của Công ty Cổ phần Nam Việt là Xí nghiệp Nam Việt
Fibrociment (viết tắt là NAVIFICO) ra đời vào năm 1963 với chức năng chuyên sản
3



xuất và kinh doanh tấm lợp. Năm 1999, doanh nghiệp là một trong những đơn vị đầu
tiên của của Thành phố Hồ Chí Minh được nhà nước chọn để tiến hành cổ phần hoá
theo. Ngày 01tháng 02 năm 2001, Công ty Cổ phần Nam Việt ra đời từ việc cổ phần
hóa Nhà máy Tấm lợp NAVIFICO. Cũng vào năm này, Công ty đầu tư vào lĩnh vực
chế biến gỗ. Phân xưởng gỗ đầu tiên chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 12
năm 2001.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty: Công ty có trụ sở chính tại Khu Công
nghiệp Phước Long, Phường Phước Long B, Quận 9, Tp.HCM. Công ty có 4 xí nghiệp
trực thuộc, 01 xưởng cơ khí và 01 trung tâm trang trí nội thất. Tất cả đều nằm trên địa
bàn Phường Phước Long B, Quận 9.
Trong lĩnh vực chế biến gỗ, công ty có đối tác chiến lược là tập đoàn phân phối
sản phẩm gỗ nổi tiếng thế giới Interwood Limited(Anh Quốc).Chính sự hợp tác chặt
chẽ và bền vững này đã thúc đẩy công ty có nhiều cơ hội phát triển nhanh chóng vào
thị trường Châu Âu. Đối với thị trường Hoa Kỳ, công ty Elite Custom Wood Products
và US HIFI là những đối tác truyền thống giúp công ty xác lập vững chắc thị phần của
công ty trong những năm qua.
2.2.2 Chủng loại sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, tình hình nhân sự
a. Chủng loại sản phẩm, nguyên liệu sản xuất
Sản phẩm chính của xí nghiệp bao gồm bộ giường tủ phòng ngủ (Bedroom sets),
bộ bàn ghế tủ kệ phòng ăn (Dining room sets), tủ kệ bếp (Kitchen Cabinets), nội thất
khách sạn và ván sàn, đặc biệt là bộ của đi bằng gỗ Sồi (Solid Oak Entry Door sets).
Các loại sản phẩm này xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ qua các tập đoàn phân
phối gỗ và các công ty đối tác ở nước ngoài. Đối với thị trường nội địa, xí nghiệp cung
cấp các sản phẩm nội thất tủ âm tường, tủ kệ bếp cho các công trình chung cư cao cấp
như: cao ốc Đất Phương Nam, văn phòng Quốc hội phía nam, công ty dược phẩm
STADA, nhà hàng Mesopotamia.
Do xí nghiệp chủ yếu sản xuất các loại sản phẩm đồ gỗ cao cấp và chủ yếu xuất
khẩu theo các đơn đặt hàng từ nước ngoài nên nguyên vật liệu chính được sử dụng tại

4


xí nghiệp là gỗ Sồi (Oak), Wanut, Hồ đào (Maple), Tần bì (Ash) nhập khẩu từ Canada,
USA và châu Âu. Tất cả cả các nguyên liệu đều có chứng chỉ xuất xứ rõ ràng.
Dưới đây là một số loại sản phẩm mà xí nghiệp hiện đang sản xuất.

Hình2.1 Bộ Bedroom (CARAVELL)

Hình 2.2 Bộ bàn ăn (MAINE)

Hình2.3 Bộ sản phẩm phòng ngủ (COMO)

5

Hình 2.4 Bàn hội nghị


Hình 2.5 Bộ tủ bếp

Hình 2.6 Bộ cửa cao cấp

Hình 2.7 Sideboard (MAINE)

b. Tình hình nhân sự
Xí nghiệp gỗ Nhà Việt gồm có 3 xưởng trong đó nhân sự được bố trí theo các
phòng ban và các xưởng sản xuất như bảng 2.1 sau:

6



Bảng 2.1: Tình hình sắp xếp nhân sự tại công ty
Stt

Các phòng ban

Số lượng (người)

1

Giám đốc và phó giám đốc

3

2

Phòng kỹ thuật

27

3

Phòng kế hoạch

68

4

Xưởng C


145

5

Xưởng A

188

6

Xưởng B

124

Tổng số nhân sự của xí nghiệp hiện nay là 564 người, trong đó có 450 công nhân
trực tiếp lao động sản xuất và 114 người làm việc trong khu vực văn phòng.
2.2.3. Công tác tổ chức, quản lý của công ty
a. Sơ đồ tổ chức của công ty

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐÓC CÔNG TY

XƯỞNG CƠ KHÍ VÀ


PHÒNG KẾ
KOẠCH

XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN


À Ệ

PHÒNG KỸ
THUẬT

XƯỞNG
GỖ A

XN XÂY DỰNG VÀ
Í Ộ


XƯỞNG
GỖ B

Hình 2.8: Sơ đồ tổ chức xí nghiệp chế biến gỗ Nhà Việt

7

XƯỞNG
GỖ C


b. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm

2004


2005

Vốn điều lệ

2006

2007

25.000

50.000

Doanh thu

86.689

123.844

164.467

214.062

Lợi nhuận trước thuế

5.430

10.750

16.515


28.744

Lợi nhuận sau thuế

5.179

10.132

14.454

25.552

Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2004, 2005, 2006, 2007 của NAVIFICO

Qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cho thấy sự nỗ lực, năng
động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhà máy. Doanh thu của xí nghiệp
không ngừng tăng mạnh qua từng năm, đồng thời lợi nhuận tăng nhanh một cách đáng
kể. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã sản xuất và kinh doanh đáp ứng được yêu cầu của
thị trường cả đối với những khách hàng quen thuộc cũng như gây dựng lòng tin đối với
khánh hàng mới. Hiện nay xí nghiệp có dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất là khu
kỹ nghệ gỗ NAVIFICO, một khu liên hợp chế biến gỗ với 11 nhà máy diện tích 43
héc-ta tại tỉnh Đồng Nai.
2.2.3 Sơ đồ bố trí mặt bằng phân xưởng
Sơ đồ bố trí mặt bằng phân xưởng (gồm xưởng gỗ A và xưởng gỗ C) được trình
bày trong phần phụ lục 13.
2.3 Tình hình máy móc thiết bị tại xí nghiệp
Xí nghiệp có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Đức, Ý, Thụy
Điển. Hệ thống máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình sản xuất của xí nghiệp hoạt
động liên tục và năng suất cao. Và đặc biệt xí nghiệp có hệ thống hút bụi tiên tiến

Optiflow theo công nghệ Đan Mạch, luôn giữ môi trường sản xuất sạch sẽ và thông
thoáng. Trong quá trình thực tập tôi tiến hành khảo sát tại hai xưởng chính là xưởng A
và xưởng C. Máy móc thiết bị của 2 xưởng A và C được trình bày trong phụ lục 10.
8


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. Nội dung khảo sát
Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra tôi tiến hành khảo sát các nội dung sau:
1.

Phân tích sản phẩm 6DRW cần khảo sát
- Mô tả đặc điểm của sản phẩm tủ 6DRW
- Mô tả hình dáng, kết cấu sản phẩm tủ 6DRW

2.

Tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm tủ 6DRW
- Vẽ sơ đồ dây chuyền sản xuất tại 2 xưởng A và C của xí nghiệp
- Lập lưu trình sản xuất của các chi tiết tạo nên sản phẩm
- Lập biểu đồ gia công sản phẩm
- Lập sơ đồ lắp ráp

3.

Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn

4.


Tính toán tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn

5.

Xác định hệ số thời gian sử dụng máy

6.

Phân tích, đánh giá kết quả, đề xuất một số biện pháp cải thiện quy trình sản

xuất sản phẩm tủ 6DRW
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực tập tại xí nghiệp, tôi đã tiến hành thu thập kiến thức phục vụ
cho việc viết đề tài này bằng cách: quan sát, theo dõi quá trình sản xuất, sử dụng các
dụng cụ hỗ trợ như thước dây, thước kẹp để đo kích thước các chi tiết của sản phẩm
khảo sát. Đồng thời thu thập số liệu qua thực tế và từ nguồn do xí nghiệp cung cấp. Từ
đó xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, Excel và các công thức toán học.

9


3.2.1 Tính toán tỷ lệ phế phẩm
Để xác định tỷ lệ phế phẩm qua các khâu công nghệ, tôi áp dụng bài toán xác
suất thống kê và tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên không hoàn lại, tức là xác suất để xuất
hiện mỗi phần tử sau mỗi lần rút có thể thay đổi trên tổng thể. Tôi tiến hành khảo sát
trên 30 mẫu sau đó tính tỷ lệ phế phẩm qua công thức 3.1.
Khi xác định tỷ lệ phế phẩm các chi tiết tôi áp dụng tỷ lệ phần trăm (%) phế
phẩm (P)
P = n1/n2*100 (%)
Trong đó:

n1: Số chi tiết hỏng
n2: Tổng số chi tiết theo dõi
Sau khi tính toán tỷ lệ phế phẩm, tôi tiến hành kiểm tra tính chính xác, khách
quan của kết quả đó. Quá trình kiểm tra được thực hiện như sau:
Số lượng mẫu khảo sát cần thiết:
nct

t2*s2/e2 ( chi tiết)

Trong đó:
nct : Số lượng mẫu khảo sát cần thiết
t : Giá trị tra bảng ứng với độ tin cậy β = 95% (t = 1,96)
s: Sai số tiêu chuẩn của mẫu thử
e: Sai số cho trước (e = 0,05).
nct = t2 * p * q/e2

Hay:

(chi tiết)

Trong đó:
p: Tỉ lệ phế phẩm
q: Tỉ lệ thành phẩm
10

(3.2’)


Số lượng mẫu chọn “n” phải phản ánh kích thước của mẫu , “n” càng lớn thì sai
số suy diễn từ mẫu càng nhỏ. Khi xác định số lượng mẫu phải quan tâm đến việc giảm

tối thiểu đầu tư cho điều tra và sai số ước lượng đảm bảo nhỏ.
Số lượng tính toán ở công thức (3.2) và (3.2’) với điều kiện:
 nct ≥ n thì việc chọn mẫu chưa đảm bảo, phải chọn bổ sung mẫu, số mẫu
phải bổ sung: nbs = nct – n (chi tiết)
 nct ≤ n thì việc chọn mẫu đảm bảo chính xác, khách quan
Sai số tiêu chuẩn trong công thức (3.2) được xác định như sau:

s=

(3.3)

Trong đó:
p: tỉ lệ phế phẩm
q = 1 – p: tỉ lệ thành phẩm
e: sai số tương đối, với độ chính xác 95%.
3.2.2. Tính tỉ lệ lợi dụng gỗ
Khi xác định tỉ lệ lợi dụng gỗ qua các khâu công đoạn, tôi ước lượng bài toán
trung bình đám đông, tiến hành khảo sát các kích thước sau đó lấy trị số trung bình.
Các giá trị trung bình được tính bằng số liệu Exel. Sau khi tính được giá trị trung bình
các chi tiết qua các công đoạn tôi tiến hành tính thể tích của chúng:
Vi = a * b * c (mm3)
Trong đó:

(3.4)

Vi : Thể tích của từng chi tiết (mm3)
a: Chiều dày (mm)
b : Chiều rộng (mm)
c: Chiều dài (mm)


11


Thể tích của toàn bộ sản phẩm:

(mm3)

V=

Tỉ lệ lợi dụng gỗ được tính như sau:

k =Vs/Vt * 100 (%)

(3.5)
(3.6)

Trong đó:
k: tỉ lệ phế phẩm
Vs: Thể tích gỗ sau khi gia công (mm3)
Vt: Thể tích gỗ trước khi gia công (mm3)
Vs, Vt: Được tính theo các giá trị trung bình
Xác định tỉ lệ lợi dụng gỗ của cả quá trình sản xuất:
k = k1* k2 * k3* …* kn
Trong đó:
k: tỉ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn
n: số công đoạn
3.3 Giới thiệu sản phẩm 6 Drawer Dresser
Sản phẩm mộc ngày nay rất đa dạng về hình dáng và nguyên liệu. Mỗi sản phẩm
mộc khác nhau sẽ giúp chúng ta hiểu được tập quán và con người ở đó. Thông thường,
ngày nay các sản phẩm mộc có hình dáng đơn giản, gọn nhẹ để dễ dàng tháo lắp, được

khách hàng nước ngoài ưa chuộng hơn. Chính vì thế, xí nghiệp đã thường xuyên cải
tiên mẫu mã và kích thước của sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của khách hàng, tạo
nét đặc trưng riêng cho sản phẩm của riêng mình.
Hiện nay xí nghiệp đang sản xuất các sản phẩm đồ nội thất xuất khẩu với các bộ
sản phẩm như: Caravelle, Lyon, Gatsby, Como, Maine, Linea, Newhaven. Do thời
gian có hạn nên không thể khảo sát hết tất cả các sản phẩm hiện đang sản xuất tại xí
nghiệp. Vì vậy tôi chọn sản phẩm chủ đạo và sản xuất thường xuyên tại xí nghiệp để
tiến hành khảo sát, đó là tủ 6 Drawer Dresser (6DRW) thuộc bộ Caravelle Bedroom.

12


3.4 Kết cấu sản phẩm
3.4.1 Đặc điểm, hình dáng, kết cấu sản phẩm
Tủ 6DRW gồm 6 hộc rất tiện để chứa các vật dụng như chăn gối hay quần áo. Tủ
được làm chủ yếu từ gỗ Sồi và thêm vào đó là gỗ Cao su và veneer Hồ đào. Tủ được
sơn trong với màu tự nhiên của gỗ sồi nên rất hài hòa và sang trọng. Điểm nhấn của tủ
được thể hiện trên mặt tủ với tấm ghép giữa kết hợp đan xen màu gỗ sồi và màu gỗ hồ
đào (Wallnut).
Tủ 6DRW tuy chỉ gồm các chi tiết thẳng nhưng nó mang tính thẩm mỹ cao
mang lại vẻ đẹp sang trọng cho căn phòng. Sau đây là hình ảnh của sản phẩm tủ
6DRW được thể hiện qua hình 3.1. Để thuận tiện cho quá trình khảo sát tôi cũng đưa
ra kích thước cụ thể của sản phẩm tủ 6DRW, được thể hiện qua các hình chiếu của sản
phẩm ở phần phụ lục.

Hình 3.1 Sản phẩm tủ 6 Drawer Dresser (6DRW) (1440 x 480 x 919)
Sản phẩm được cấu thành từ rất nhiều các chi tiết nhỏ. Mỗi chi tiết của sản phẩm
đều có đặc điểm riêng và được gia công theo các lưu trình công nghệ khác nhau. Vì
vậy, để thuận lợi cho quá trình khảo sát tôi đưa ra kích thước các chi tiết của sản phẩm
tủ 6DRW trong bảng 3.1.

13


Bảng 3.1: Bảng kê các chi tiết của tủ 6DRW: 1440(w)x480(d)x919(h)
STT

Tên chi tiết

Ng.liệu

Tiêu chuẩn ghép

MẶT TỦ

Quy cách tinh chế
Dày

Rộng

Dài

35

480

1440

SL

1


Miếng ghép lớn

Oak

2 Pcs Laminate

35

190

1440

2

2

Miếng ghép giữa

Vn oak

Laminate+finger

35

100

1440

1


3

Miếng ngoài

35

30

100

2

35

100

884

4

35

65

844

2

20


65

729

2

16

269

784

2

KHUNG CHÂN
4

Thanh lớn

Oak

2 Pcs laminate

5

Thanh nhỏ trước

Oak


6

Thanh nhỏ sau

C.su

7

Ván hông

Vn oak

8

Sắn giữa

PB

Dán giấy

18

415

729

1

9


Đáy

PB

Dán giấy

16

395

1330

1

10

Đố ngang trước

Oak

20

55

1200

2

11


Đố ngang sau trên

C.su

Laminate+finger

20

20

590

2

12

Đố ngang sau dưới

C.su

Laminate+finger

20

55

1330

1


13

Hậu

MDF

Dán giấy

3

784

1385

1

Laminate+finger

HỘC KÉO
14

Mặt HK

Oak

3 Pcs laminate

20

222


597

6

15

Thành dọc HK

Oak

Laminate+finger

12

186

400

12

16

Thành ngang HK

Oak

Laminate+finger

12


186

541,5

6

17

Đáy HK

Vn oak

400

6

18

Đố đỡ ray HK

C.su

19

Ray HK

20

Tay nắm HK


4,75 553,5
Laminate+finger

20

50

395

6

Oak

17

17

410

12

Walnut

20

20

200


6

14


3.4.2 Các dạng liên kết của sản phẩm
Các sản phẩm mộc được tạo thành từ các chi tiết, cụm chi tiết liên kết với nhau
theo một phương thức nhất định. Trước kia khi công nghệ sản xuất hàng mộc chưa
phát triển, các chi tiết được liên kết với nhau chủ yếu bằng các liên kết đinh, mộng,
bản lề. Khi công nghiệp gỗ phát triển, để phù hợp với phương thức sản xuất cơ giới,
phù hợp với hình dạng, kết cấu sản phẩm và đặc biệt để thuận tiện cho việc tháo lắp
các chi tiết, ngày càng xuất hiện nhiều phương thức liên kết hơn. Các phương thức liên
kết phải đảm bảo độ bền cao, tuổi thọ lâu, kết cấu đơn giản, dễ gia công, dễ tháo lắp và
phù hợp với quy mô sản xuất lớn. Các phương pháp liên kết thông dụng hiện nay là
các liên kết chốt có gia cố keo, liên kết ốc rút, liên kết đinh, liên kết vis, liên kết ốc
cấy… Một số liên kết của tủ 6DRW được thể hiện trong bảng 3.2 và một số dạng liên
kết trong sản phẩm mộc trong hình 3.2 dưới đây.

15


Bảng 3.2 Phụ liệu của sản phẩm tủ 6DRW
Stt
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Hình minh họa

Mô tả
Vis
(HK, đố đỡ đáy)
Ốc bắt ray
( ray HK )

Kích thước
dia 4x25
(P+)

Số lượng

dia 5x16


24

Chặn hộc kéo

M6x12

12

M4x10

12

Ốc cấy
(bắt tay nắm)
Bulong
( bắt tay nắm)
Vis
(bắt hậu)
Vis
( ray hk)
Vis
(đố ngang sau)
Vis
(đố ngang trước)
Đầu ốc liên kết
( mặt, đố, sắn)
Đuôi ốc liên kết
Ốc cấy trực tiếp
( sắn)
Trim cap

( ray HK)
Thanh chống mo
(nóc)
Vis
( thanh chống mo)

dia 4x25
(P+)
dia
3x15(P+)
dia 4x20
(P+)
dia
4x25(P+)
dia 4x35
(P+)

Chốt gỗ
( hông, đáy, sắn,
đố)
Chốt gỗ (đố đỡ ray
)
Chốt gỗ
( chân)
Chốt gỗ ( mặt )

16

24+20


Màu
đồng

12
31
12
6
4

dia 15x12.5

4+6+2

dia 7x34

12

M 7x50

2

dia 10

12

20x20x310

2

dia

4x20(P+)

6

Wall fixing kit

Ghi chú

1 boä
dia 8x30

24+18+4+6

dia 8x30

24

dia 10x40

18

dia 10x60

20

Màu nâu


×