Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIƯỜNG KING BED TẠI CÔNG TY TNHH LATITUDE TREE VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.86 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIƯỜNG
KING BED TẠI CÔNG TY TNHH LATITUDE TREE
VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên : DƯƠNG TẤN ĐẠT
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa : 2004 – 2008

Tháng 7/2008


KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIƯỜNG
KING BED TẠI CÔNG TY TNHH LATITUDE TREE
VIỆT NAM

Tác giả

DƯƠNG TẤN ĐẠT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

Tháng 07/2008




NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
+Cha mẹ, người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi đến ngày hôm nay
+Ban giám hiệu và toàn thể quý thầy cô trường đại học Nông Lâm T.p Hồ Chí
Minh đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong những

năm ngồi trên giảng đường đại học
+Ban chủ nhiệm khoa cùng quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô
bộ môn Chế Biến Lâm Sản
+Th.s Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, giảng viên trường đại học Nông Lâm, người trực
tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này
+Ban giám đốc, quản lý cùng tất cả các chị em công nhân trong công ty TNHH
Latitude Tree (Việt Nam) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài này.
+Các bạn lớp Chế Biến Lâm Sản K.30 đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường

ii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu : “Khảo sát quy trình sản xuất giường King Bed” được tiến hành tại
Công ty TNHH Latitude tree(Việt Nam). Trụ sở công ty tại số 29-Đường DT 743-Khu
công nghiệp Sóng Thần II- Huyện Dĩ An –Tỉnh Bình Dương.Thời gian thực hiện đề tài
này từ ngày 20/3/2008-20/6/2008
Bằng phương pháp khảo sát cụ thể các loại nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị,
đồng thời áp dụng phần mềm Autocad, Exel để vẽ các chi tiết của sản phẩm và tính
toán tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ phế phẩm, giá thành của sản phẩm.
Kết quả khảo sát:
-Nguyên liệu làm giường King Bed chủ yếu là ván MDF, ngoài ra còn có Cao
su, Poplar, ván dán với kết cấu tương đối đơn giản, dễ tháo ráp, hình dáng đẹp, giá
thành tương đối thấp, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
-Tỷ lệ lợi dụng gỗ khá cao. Tỷ lệ lợi dụng gỗ trên khâu pha phôi là 81,792%,
trên khâu sơ chế là 84,77%, trên khâu tinh chế là 96%
-Tỷ lệ phế phẩm thấp. Tỷ lệ phế phẩm trên khâu pha phôi là 1,375%,trên khâu

sơ chế là 1,417%, trên khâu tinh chế là 1,208%
-Giá thành của toàn bộ sản phẩm được bán ra là 2.117.303 (đồng). Sản phẩm
phù hợp với nhu cầu cũng như thu nhập trung bình của người tiêu dùng

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ----------------------------------------------------------------------------------------------- i
Cảm tạ --------------------------------------------------------------------------------------------------ii
Tóm tắt ------------------------------------------------------------------------------------------------ iii
Mục lục ------------------------------------------------------------------------------------------------ iv
Danh sách các chữ viết tắt -------------------------------------------------------------------------- vii
Danh sách các bảng --------------------------------------------------------------------------------- viii
Danh sách các hình ---------------------------------------------------------------------------------- ix
CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU -----------------------------------------------------------------------------1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài -------------------------------------------------------------------------1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu -----------------------------------------------------------------------------2
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN -----------------------------------------------------------------------3
2.1 Sơ lược về công ty--------------------------------------------------------------------------------3
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty---------------------------------------------3
2.1.2.Tình hình nhân sự tại công ty-----------------------------------------------------------------3
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty---------------------------------------------------------5
2.1.4. Phương hướng hoạt động của công ty ------------------------------------------------------6
2.2. Tình hình sản xuất tại công ty------------------------------------------------------------------6
2.2.1.Chủng loại nguyên liệu ------------------------------------------------------------------------7
2.2.2. Sản phẩm ---------------------------------------------------------------------------------------7
2.2.3.Tình hình máy móc thiết bị tại công ty------------------------------------------------------9
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------------ 11

3.1.Nội dung nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 11
3.2.Phương pháp nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------- 11
3.2.1.Phương pháp ngoại nghiệp------------------------------------------------------------------- 11
3.2.2.Phương pháp nội nghiệp---------------------------------------------------------------------- 12
3.3. Khảo sát sản phẩm------------------------------------------------------------------------------ 12
3.3.1.Đặc điểm, hình dáng, kết cấu của sản phẩm----------------------------------------------- 12
iv


3.3.2. Các dạng liên kết của sản phẩm ------------------------------------------------------------ 18
CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN -------------------------------------------------- 19
4.1.Qui trình công nghệ sản xuất giường King Bed--------------------------------------------- 19
4.1.1.Dây chuyền công nghệ ----------------------------------------------------------------------- 19
4.1.2.Dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất ------------------------------------------ 20
4.1.2.1.Quá trình tạo phôi--------------------------------------------------------------------------- 20
4.1.2.2 Công nghệ trên công đoạn sơ chế--------------------------------------------------------- 22
4.1.2.3.Công nghệ trên công đoạn tinh chế------------------------------------------------------- 24
4.1.2.4 Công nghệ trên khâu lắp ráp--------------------------------------------------------------- 27
4.1.2.5.Công nghệ trang sức bề mặt --------------------------------------------------------------- 29
4.1.2.6.Công đoạn kiểm tra,đóng gói sản phẩm ------------------------------------------------- 30
4.2.Biếu đồ gia công sản phẩm--------------------------------------------------------------------- 31
4.3.Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công ---------------------------------------------- 31
4.3.1.Thể tích nguyên liệu ở giai đoạn pha phôi ------------------------------------------------- 31
4.3.2.Thể tích nguyên liệu ở giai đoạn gia công sơ chế----------------------------------------- 32
4.3.3.Thể tích nguyên liệu trước công đoạn tinh chế-------------------------------------------- 32
4.3.4.Thể tích nguyên liệu sau công đoạn tinh chế ---------------------------------------------- 32
4.4.Tỉ lệ phế phẩm qua các công đoạn gia công ------------------------------------------------- 38
4.4.1.Tỉ lệ phế phẩm trên công đoạn pha phôi --------------------------------------------------- 38
4.4.2.Tỉ lệ phế phẩm trên công đoạn sơ chế ------------------------------------------------------ 39
4.4.3.Tỉ lệ phế phẩm công đoạn tinh chế --------------------------------------------------------- 39

4.5.Tính toán giá thành sản phẩm------------------------------------------------------------------ 44
4.6.Đề xuất một số biện pháp hạ giá thành ------------------------------------------------------- 47
4.7.Đánh giá chung ---------------------------------------------------------------------------------- 47
4.7.1.Qui trình sản xuất hiện tại của xí nghiệp--------------------------------------------------- 47
4.7.2.Công tác tổ chức sản xuất -------------------------------------------------------------------- 48
4.7.3.Công tác vệ sinh an toàn lao động ---------------------------------------------------------- 48
4.7.4.Hiệu qủa kinh tế ------------------------------------------------------------------------------- 49
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --------------------------------------------------- 50
v


5.1.Kết luận ------------------------------------------------------------------------------------------- 50
5.2.Kiến nghị ----------------------------------------------------------------------------------------- 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------------ 53
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt

:

Số thứ tự

t.t

:


Trang trí

k.v

:

Khung ván

SL

:

Số lượng

a

:

Dày

b

:

Rộng

l

: Dài


T.p

: Thành phố

KCN

: Khu Công Nghiệp

V

: Thể tích

KTNL

: Kích thước nguyên liệu

KTPP

: Kích thước pha phôi

P

: Tỷ lệ phế phẩm

K

: Tỷ lệ lợi dụng gỗ

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng thống kê tổng số lao động của công ty Latitude tree (Việt nam) ---------4
Bảng 2.2: Các nguyên liệu chính của công ty ---------------------------------------------------7
Bảng 2.3: Bảng thống kê máy móc thiết bị hiện có của công ty ------------------------------9
Bảng 3.1: Bảng thống kê số lượng và kích thước các chi tiết giường King Bed---------- 16
Bảng 3.2: Các mối liên kết giữa các bộ phận và chi tiết của giường ------------------------ 18
Bảng 4.1: Các công đoạn trong quy trình sơn -------------------------------------------------- 30
Bảng 4.2: Thể tích nguyên liệu ở công đoạn pha phôi ---------------------------------------- 33
Bảng 4.3: Thể tích nguyên liệu trước công đoạn sơ chế -------------------------------------- 34
Bảng 4.4: Thể tích nguyên liệu trước công đoạn tinh chế ------------------------------------ 35
Bảng 4.5: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn tinh chế--------------------------------------- 36
Bảng 4.6: Tỷ lệ phế phẩm công đoạn pha phôi của giường King Bed ---------------------- 40
Bảng 4.7: Tỷ lệ phế phẩm công đoạn sơ chế của giường King Bed------------------------- 41
Bảng 4.8: Tỷ lệ phế phẩm công đoạn tinh chế của giường King Bed ----------------------- 42
Bảng 4.9: Bảng liệt kê chi phí nguyên vật liệu chính----------------------------------------- 45
Bảng 4.10: Bảng liệt kê chi phí nguyên vật liệu phụ ------------------------------------------- 46

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý ------------------------------------------------------ 5
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty--------------------------------------- 5
Hình 2.3: Một số sản phẩm của công ty Latitude tree (Việt Nam) ----------------------- 8
Hình 3.1: Hình ảnh của giường King Bed ---------------------------------------------------14
Hình 3.2: Hình dạng tổng thể 3D của giường King Bed -----------------------------------15

Hình 3.3: Các dạng liên kết của sản phẩm ---------------------------------------------------18
Hình 4.1: Sơ đồ lắp ráp sản phẩm -------------------------------------------------------------28
Đồ thị 4.1: Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công ----------------------------------38
Đồ thị 4.2: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn gia công ------------------------------------43

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất đồ gỗ trang trí nội thất đang phát
triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của con người. Ngành chế biến gỗ của
nước ta hiện nay có tốc độ tăng trưởng rất mạnh và là một trong bốn ngành đem lại
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỉ USD
tăng gấp 10 lần so với năm 2000 (219 triệu USD), xuất khẩu qua 120 quốc gia và vùng
lãnh thổ với các thị trường chính như: Mỹ, Cannada, Châu Âu... Trong tháng đầu năm
2008 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới hầu hết các thị trường
chính đều tăng, đạt 208,9 triệu USD, tăng 7,5% so với tháng trước và tăng 24,1% so
với cùng kỳ năm 2007.
Nhu cầu của con người cũng tăng nhanh không chỉ về mặt số lượng mà đòi hỏi
nhiều về chất lượng, thẩm mỹ và tính kinh tế, sản phẩm làm ra không chỉ đáp ứng nhu
cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Trong vài năm gần đây, khi nhà nước
thực hiện chính sách mở cửa với kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đặc biệt là Việt
Nam vừa gia nhập WTO nên ngành chế biến gỗ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Trước nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới được đánh giá là còn tiếp tục tăng cao,
trong khi đồ gỗ Việt Nam mới chiếm khoảng 0,78% tổng thị phần thế giới, cơ hội
xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, để phát triển bền vững,
ngành đồ gỗ đang đứng trước khá nhiều thách thức không dễ khắc phục.
Thách thức lớn nhất đó là hiện nay nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất

khẩu sản phẩm gỗ thiếu trầm trọng. Hàng năm, các doanh nghiệp ngành này phải nhập
khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm tới 37% giá thành sản phẩm.
Chính do sự phụ thuộc này, nên khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng. Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu
trong nước cũng được các chuyên gia cho là chưa có tiến bộ đáng kể, bởi công tác quy
1


hoạch còn bất cập, các dự án đầu tư phát triển rừng nguyên liệu chưa được quan tâm,
gỗ rừng trồng chưa có nhiều gỗ lớn, chủng loại chỉ tập trung vào một số cây ngắn
ngày, nên không đáp ứng được yêu cầu chất lượng với sản phẩm xuất khẩu...Bên cạnh
đó, trong nước cũng chưa xây dựng được các khu rừng cấp chứng chỉ, trong khi nhiều
thị trường nhập khẩu đã đặt ra yêu cầu gỗ có chứng chỉ, nên tình trạng phải nhập khẩu
gỗ để đáp ứng yêu cầu là không tránh khỏi. Do đó vấn đề đặt ra là làm cách nào để
nguồn nguyên liệu được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm nhất? Mặt khác, ngày
nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc thiết bị của ngành chế biến gỗ
cũng được cải tiến và hoàn thiện hơn rất nhiều, các đơn vị sản xuất đã đầu tư hàng loạt
máy móc thiết bị hiện đại và hoàn toàn tự động hóa tạo ra năng xuất, chất lượng cao.
Nhưng vấn đề được các cơ sở sản xuất quan tâm đó là làm sao sử dụng và bố trí thiết
bị máy móc một các hợp lý và mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất.Vấn đề đặt ra cho
các công ty chế biến gỗ hiện nay là phải có một quy trình công nghệ sản xuất hợp lý,
tiết kiệm được nguyên liệu, nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, tận dụng phế phẩm một cách
hợp lý, đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề công nhân…Đó là mối quan tâm
hàng đầu của các nhà sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu của thực tế sản xuất,tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài :“Khảo sát qui trình công nghệ sản xuất giường King Bed tại
công ty Latitude Tree (Việt Nam)”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài xác định các mục tiêu sau:
-Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giường King Bed
-Khảo sát tỷ lệ phế phẩm,tỷ lệ lợi dụng gỗ trên từng khâu công nghệ

-Tìm hiểu các sai sót một số bước công nghệ trong dây chuyền
-Đề xuất một số biện pháp khắc phục để quy trình hoàn thiện hơn
Với mục đích đánh giá quy trình sản xuất dựa trên phân tích tình hình sản xuất,
dây chuyền công nghệ góp phần nâng cao việc sử dụng nguyên liệu gỗ một cách hợp
lý trong sản xuất. Đồng thời tìm ra một số ưu nhược điểm cũng như bất hợp lý trong
quá trình sản xuất.đề xuất một số biện pháp khắc phục hợp lý,quản lý hiệu quả hơn,
giúp công ty đánh giá toàn diện hơn về quy trình công nghệ sản xuất.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Latitude Tree (Việt Nam) có cổ đông là công ty Latitude Tree
SDN.BHD (Malaixia). Công ty mẹ của cả tập đoàn là Latitude Hading Berhad.
Ngày 21/12/2000 Trưởng Ban Quản Lý các KCN Bình Dương cấp giấy phép hoạt
động kinh doanh với thời hạn 45 năm theo giấy phép đầu tư số 90/GP-KCN-BD cho
công ty TNHH Latitude Tree Việt Nam .Tên giao dịch là Latitude tree Việt Nam
Co.Ldt.Trụ sở tại số 29 đường DT 743-khu công nghiệp Sóng Thần 2-Huyện Dĩ AnTỉnh Bình Dương.
Địa chỉ : 29 đường DT743 KCN Sóng Thần II, Dĩ An, Bình Dương.
Điện thoại số: 0650 731386 / 7 / 8 - Fax: 0650 731389.
E-mail:
Tháng 5 – 2005 công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất, vốn đầu tư của
công ty là 7.000.000 USD,vốn pháp định của công ty là 1.800.000USD. Sau khi được
cấp phép hoạt động công ty đã tiến hành xây dựng nhiều hạng mục công trình cơ sở
gồm có hệ thống nhà kho, nhà xưởng, hệ thống hút bụi, văn phòng, căn tin, nhà nghỉ
phục vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty TNHH Latitude tree Việt
Nam là doanh nghiệp với 100% vốn nước ngoài với hoạt động chính là sản xuất, gia

công, kinh doanh các sản phẩm mộc gia dụng như bàn ghế, bộ giường ngủ, tủ và các
vật dụng bằng gỗ khác…Các sản phẩm công ty làm ra chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.
2.1.2. Tình hình nhân sự tại công ty
Tính đến tháng 4 - 2008 thì tổng số lao động của công ty là 2320 người

3


Bảng 2.1: Bảng thống kê tổng số lao động của công ty Latitude tree (Việt nam)

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

Kí hiệu
ADM
PRC

QC
MTN
RND
RMI
SMT
SMI
SMI2
SMC
BED

SAN
ASS
FHA
FPA
FBE
PAK

Tổng

ADM
PRC
STR
HWA
SUB
SEM
COA
QC
QC1
MTN
RD 1
SAM
RMI1
RMI2
SMT
CNC
SMI
MIR
SMI2
RD 2
SMC

Bed line
SAN1
SAN2
ASS
FHA
FPA
FN Bed
PAK
PBE
PCH
PTA
PST
LOA
RKR

Số
lượng
44
26
12
11
10
8
2
21
17
39
8
17
190

38
46
18
219
0
104
0
146
222
55
58
135
127
297
110
147
50
29
42
6
15
51
2320

Bộ phận
Hành chánh văn phòng
Văn phòng xưởng
Kho nguyên liệu / Raw material store
Kho ngũ kim / Hardware store
Kho gia công / subcontract store

Kho bán thành phẩm / Semifinished product store
Kho sơn / Coating store
Maintenance
Research & development
Sample product dept
Tổ cưa
Định hình bàn
CNC
Định hình tủ
Định hình tủ
Định hình ghế
Định hình giường
Chà nhám
Lắp ráp
Sơn treo
Sơn nằm
Sơn giường
Đóng gói tủ
Đóng gói giường
Đóng gói ghế
Đóng gói bàn
Packing store
Loading container

4


2.1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Tổng giám đốc


Giám đốc điều hành

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng Xuất

Nhân Sự

Thu Mua

Kế Toán

Maketing

Nhập Khẩu

Hình 2.1:Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý
Bộ phận quản lý

Bộ phận sản

Bộ phận sản

Bộ phận phục


xuất trực tiếp

xuất chung

vụ sản xuất

Xưởng
PRC

Bộ

Bộ

Bộ

phận

phận

phận

nghiên

bảo

KCS

cứu


trì

Bộ

Bộ

Bộ

Bộ

Bộ

Bộ

Kho

Kho

Y tế

phận

phận

phận

phận

phận


phận

thành

nguyên



cưa

hàng

chà

lắp

sơn

đóng

phẩm

vật

nhà

trắng

nhám


ráp

gói

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty

5

liệu

ăn


Công ty TNHH Latitude Tree Việt Nam thực hiện loại hình tổ chức quản lý theo
cơ cấu trực tuyến chức năng, gồm có: một giám đốc điều hành quản lý chịu trách
nhiệm trực tiếp đồng thời ra quyết định quản lý về quản trị, bên cạnh đó các phòng ban
tham mưu cho giám đốc thực hiện công việc mang tính nghiệp vụ, đề xuất các vấn đề
cần thiết như đầu tư sản xuất, kinh doanh của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm báo
cáo đã thực hiện được:
-Giám sát các hoạt động kinh tế - tài chính của công ty
-Quản lý việc sử dụng các nguồn vốn của công ty
-Lập các báo cáo định kỳ theo yêu cầu của giám đốc, công ty mẹ hoặc của nhà
nước.
-Tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức phân tích kết quả hoạt động và kết quả
tài chính của công ty.
-Tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
*Mối quan hệ giữa các phòng ban:
-Giám đốc điều hành: giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ công ty, đồng thời chịu trách
nhiệm trước công ty mẹ về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng
như lợi nhuận của công ty.

-Phòng nhân sự: có nhiệm vụ quản lý tất cả số lượng lao động trong công ty,
tuyển nhân viên mới, tính toán mức lao động và tiền lương.
-Phòng thu mua: chịu trách nhiệm thu mua nguyên vật liệu, cung ứng nguyên
liệu đảm bảo cho nhu cầu sản xuất của công ty theo đúng kế hoạch sản xuất.
-Kế toán: kế toán trưởng tham mưu cho ban giám đốc về việc đánh giá các hoạt
động kinh tế tài chính, kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành,
giám sát toàn bộ hoạt động kế toán. Ngoài ra bộ phận này còn đặt dưới sự chỉ đạo của
giám đốc tài chính ở nước ngoài.
2.1.4. Phương hướng hoạt động của công ty:
Mở rộng thị trường tiêu thụ ở Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ. Đa dạng hóa sản
phẩm, kết cấu, cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã cũng như qui trình sản xuất và hạ
giá thành sản phẩm. Mục tiêu của công ty Latitude Tree là trở thành công ty mạnh
nhất, có kim nghạch xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất Đông Nam Á.
2.2. Tình hình sản xuất tại công ty:
6


2.2.1. Chủng loại nguyên liệu :
Hiện tại công ty đang sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau được chia làm 2
loại là gỗ tự nhiên và gỗ nhân tạo. Gỗ tự nhiên gồm có: Rubber Wood (gỗ Cao Su),
Pine Wood (gỗ Thông), Poplar (Bạch Dương), gỗ tạp, chiều dày 20-50mm. Nguồn gỗ
nhân tạo gồm có ván MDF, ván dăm (P/B), ván dán (Ply Wood), chiều dày 3-25mm.
Tất cả các nguồn nguyên liệu được mua ở trong và ngoài nước dưới dạng phôi đã qua
tẩm sấy, độ ẩm khoảng 8% - 12%. Tuy nhiên nguyên liệu không theo qui cách của
công ty mà phụ thuộc vào qui cách gỗ xẻ nhập về. Chất lượng nguyên liệu tương đối
tốt không bị nứt đầu nhưng vẫn có tồn tại một số mắt sống, mắt chết, sâu mọt, gỗ giác..
Do nguyên liệu có kích thước tương đối lớn nên tồn tại một số khuyết tật là điều khó
tránh khỏi,khuyết tật gỗ khoảng 20%.
Bảng 2.2:Các nguyên liệu chính của công ty
STT


Tên nguyên liệu

Xuất xứ

1

Cao Su

Việt Nam, Malaixia

2

Poplar

Trung Quốc

3

Thông

Achentina

4

Ván MDF

Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan, Indonexia

5


Ván dăm

Trung Quốc, Malaixia

6

Ván dán

Trung Quốc, Malaixia

2.2.2. Sản phẩm
Hiện tại nhà máy đang sản xuất nhiều mã hàng khác nhau như: bàn, ghế, giường,
tủ. Đối tác lớn nhất của công ty là những khách hàng truyền thống Mỹ, Cannada,Trung
Quốc. Các sản phẩm của công ty sản xuất dựa trên ý tưởng mẫu mã của khách hàng,
chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài như Mỹ,
Cannada...Hiện công ty đang sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau như bàn ghế,
giường, tủ…mỗi sản phẩm đều mang một nét riêng. Tuy nhiên vẫn đảm bảo độ bền
chắc, chịu lực tốt, gọn nhẹ, dễ lắp ráp, tiện lợi cho nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.

7


Hình 2.3:Một số sản phẩm của công ty Latitude tree (Việt Nam)
8


2.2.3. Tình hình máy móc thiết bị tại công ty
Dây chuyền máy móc thiết bị tại công ty tương đối hiện đại và thường xuyên
được đầu tư và phát triển. Các loại máy móc thiết bị của xí nghiệp chủ yếu là của Đài

Loan, một số của Việt Nam. Thống kê số máy móc thiết bị tại các phân xưởng của
công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Máy móc thiết bị hiện có của công ty
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

27

Tên thiết bị
Máy cưa đĩa cắt ngắn
Máy bào 2 mặt
Máy bào 4 mặt
Máy cưa lọng
Máy lipso
Máy chà nhám thùng
Máy ghép thanh
Máy ghép tấm
Máy cắt 2 đầu
Máy router
Máy toupi
Máy phay mộng răng lược
Máy khoan nằm đa đầu
Máy khoan cần
Máy khoan đứng đa đầu
Máy phay chép hình
Máy CNC
Máy chà nhám thùng
Máy chà nhám chổi
Máy chà nhám trục
Máy chà nhám băng
Máy cắt ván
Máy ép nguội
Máy phay mộng ovan
Máy phay rãnh
Máy dán veneer cạnh
Máy đánh mộng 2 đầu


SL
21
4
3
13
10
15
1
3
31
11
42
5
41
30
17
2
2
15
13
44
17
2
10
2
6
1
2


Xuất xứ
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan

Tình trạng%

65
65
60
65
60
65
60
68
70
60
65
75
60
70
70
85
80
70
65
65
70
85
75
70
75
75
70

Qua khảo sát và thống kê tình trạng máy móc của công ty, cho thấy phần lớn là
máy của Đài Loan, tương đối hiện đại và đa dạng về chủng loại có công suất lớn, hình

dáng gọn, làm việc hiệu quả cũng như độ chính xác khá cao, tuy nhiên có một số máy
9


móc đã sử dụng khá lâu nên độ chính xác không cao và thường bị hư hỏng. Công ty có
một đội ngũ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra và sữa chữa những hỏng hóc nên luôn
đảm bảo cho tiến độ sản xuất nhịp nhàng. Các loại máy móc được sử dụng đúng chức
năng của mỗi máy, có nhiều máy được sử dụng với nhiều công việc khác nhau nhằm
giảm bớt các khâu không cần thiết. Đặc biệt với các máy CNC thực hiện được nhiều
chức năng, có thể gia công tạo dáng với bất cứ biên dạng nào. Ngoài các thiết bị máy
móc chủ yếu trực tiếp gia công sản phẩm như: các máy cưa,Toupi, máy bào, máy
phay, máy chà nhám…còn có các tiết bị phụ trợ. Đây là những thiết bị không tham gia
trực tiếp vào quá trình sản xuất, nhưng không thể thiếu được bởi vì nó giúp tiến độ sản
xuất được liên tục. Bao gồm các thiết bị hàn mài, băng chuyền, xe nâng, máy hút bụi,
nén khí…

10


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên,đề tài xác định các nội dung khảo sát như sau:
-Khảo sát về nguyên liệu và sản phẩm.
-Khảo sát quy trình sản xuất tại công ty
-Phân tích hình dạng, kết cấu của sản phẩm.
-Khảo sát thiết bị, lập quy trình gia công sản phẩm
-Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua từng công đoạn gia công.
-Xác định tỷ lệ phế phẩm của từng công đoạn gia công.
-Xác định các dạng khuyết tật trong quá trình gia công

-Đề xuất biện pháp khắc phục hợp lý, phát huy hiệu quả của dây chuyền
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp:
Bằng phương pháp khảo sát cụ thể từng khâu công nghệ tại xí nghiệp để thu
thập những số liệu cần thiết cho quá trình tính toán, qua đó xác định tỷ lệ phế phẩm, tỷ
lệ lợi dụng gỗ ở từng khâu công nghệ từ đó đưa ra các biên pháp cải thiện hợp lý.
-Tỷ lệ phế phẩm được tính như sau:
Tiến hành theo dõi 100 chi tiết. Xác định tỷ lệ phế phẩm dựa vào công thức sau:
P% =

Số chi tiết theo dõi
x 100%
Số chi tiết hỏng

- Xác định tỷ lệ phế phẩm trung bình ở từng công đoạn được tính theo công thức:

P1  P2  ...  Pn
P cñ %=
n
11


- Xác định tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn gia công sản phẩm:
P% = P cñ1 x P cñ 2 x … x P cñn
-Tỷ lệ lợi dụng gỗ được tính như sau

K
Trong đó :

Vs

 100%
Vt

K : Tỷ lệ lợi dụng gỗ.(%)
Vs : Thể tích gỗ sau khi gia cơng.(m3)
Vt : Thể tích gỗ trước khi gia công (m3)

-Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua qua các công đoạn gia công:
K % = K1 x K2 x … x Ki
3.2.2.Phương pháp nội nghiệp:
Những số liệu thu thập được tiến hành xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm
Excel,Word.
3.3.Khảo sát sản phẩm
Do thời gian khảo sát có hạn nên không thể tiến hành khảo sát tất cả các sản
phẩm của công ty nên chúng tôi chọn dòng sản phẩm giường mà tiêu biểu là giường
King Bed để khảo sát. Giường King Bed là một trong những sản phẩm tiêu biểu của
công ty được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng Mỹ. Giường King Bed là sản
phẩm nội thất với kết cấu khá đơn giản, các chi tiết của sản phẩm dễ gia công vì có rất
ít chi tiết cong nên khả năng lợi dụng gỗ cao. Kiểu dáng tương đối đẹp, giá thành
thấp, được khách hàng ưa chuộng.
3.3.1.Đặc điểm, hình dáng, kết cấu của sản phẩm
*Nguyên liệu:
Nguyên liệu để sản xuất giường King Bed hầu hết là MDF, cao su, poplar,
plywood ngoài ra còn có gỗ thông, gỗ tạp và một số vật liệu trang trí khác. Ván MDF
được sử dụng phổ biến ở tất cả các sản phẩm hầu hết là các chi tiết chịu lực như thanh
chịu lực, ván ốp, khung ván, thanh trang trí…ngoài ra gỗ Poplar cũng là nguyên liệu
chủ yếu sử dụng cho nhiều sản phẩm, được nhập từ nước ngoài với quy cách tối đa là
5000x300x50 được mua dưới dạng phôi đã qua tẩm sấyvới độ ẩm 8-12%, giá thành
tương đối đắt, ít bị nấm mốc, mục nát, nứt đầu, tuy nhiên có tồn tại một số mắt chết…
ván plywood chủ yếu làm thanh bên và thanh đỡ khung ván đuôi giường.

12


*Sản phẩm
Mỗi sản phẩm đều có một nét riêng. Giường King Bed mang nét độc đáo riêng
của nó, đó là sự tiện dụng, gần gũi và mang tính thẫm mỹ cao. Giường King Bed có 2
màu trắng và đen, trông rất sang trọng và tao nhã. Đặc điểm nổi bậc của giường này là
kết cấu đơn giản, dễ tháo lắp với từng phần riêng biệt, rất tiện lợi cho sản xuất cũng
như vận chuyển. Nó được tạo thành từ ba bộ phận chính là đầu giường, đuôi giường và
hông giường với ích chi tiết cong nên tỷ lệ lợi dụng gỗ cao, ngoài ra nguyên liệu chủ
yếu của sản phẩm là ván MDF nên giá thành sản phẩm rất hợp túi tiền khách hàng,
được nhiều người ưa chuộng. Đầu giường và đuôi giường được tạo những đường nét
cong tạo cảm giác mềm mại, sắc sảo góp phần tăng thêm vẻ đẹp cho căn phòng, tạo
cảm giác thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng. Đây là dòng sản phẩm trong
nhà có cùng qui trình công nghệ chung của công ty nên có khả năng chuyên môn hóa
trên dây chuyền công nghệ sản xuất.
*Hình dáng, kết cấu của sản phẩm:
Mỗi một sản phẩm đều cấu tạo theo một hình dáng, kết cấu và kích thước nhất
định, thể hiện được nét riêng của nó và được cảm nhận trong một không gian xác định
đồng thời hình dáng, kết cấu sản phẩm phải đảm bảo sự phù hợp về mặt công nghệ chế
tạo.

13


×