Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘ BÀN GHẾ BARN DINING TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU TAM BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘ
BÀN GHẾ BARN DINING TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
GỖ XUẤT KHẨU TAM BÌNH

Họ và tên sinh viên : HOÀNG MINH HÀ
Ngành

: Chế Biến Lâm Sản

Niên khóa

: 2004 – 2008

Tháng 7/2008


KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘ BÀN GHẾ
BARN TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU TAM BÌNH

Tác giả
HOÀNG MINH HÀ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn


ThS. NGUYỄN THỊ ÁNH NGHUYỆT

Tháng 7/2008
i


LỜI CẢM ƠN



Tôi xin chân thành tỏ lòng cảm ơn đến quý thầy cô Ban giám hiệu Trường Đại
học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ báo tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt
là cô ThS.Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Xin cám ơn Ban giám đốc nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Tam Bình, cùng
tập thể anh chị trong phòng kế hoạch và kĩ thuật đặc biệt là anh Huế, anh Trung đã tạo
mọi điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập tại nhà máy.
Cảm ơn bạn bè và người thân. Đặc biệt tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến ba
mẹ, người đã sinh thành ra tôi, nuôi dưỡng và luôn mong tôi nên người.
Kết quả mà tôi có được ngày hôm nay là sự kết tinh của rất nhiều sự quan tâm,
dạy dỗ, giúp đỡ… của gia đình, thầy cô và bạn bè. Vì thế xin nhận nơi tôi lòng biết ơn
chân thành nhất.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 06 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Hoàng Minh Hà

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất bộ bàn ghế BARN DINING”

được tiến hành tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Tam Bình. Trụ sở nhà máy tại xã
An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Thời gian thực hiện đề tài từ 01/03/2008 đến
20/04/2008.
Đề tài được thực hiện bằng cách quan sát, theo dõi quá trình sản xuất, thu thập
số liệu qua thực tế và từ nguồn do nhà máy cung cấp, tiến hành đo đếm kích thước của
các chi tiết từ đó xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và các công thức toán học.
Đề tài nêu được quy trình công nghệ sản xuất bộ Barn Dining. Đồng thời cũng
phân tích, đánh giá ưu nhược điểm các hoạt động của nhà máy, của từng khâu công
nghệ từ đó đưa ra biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó đề
tài cũng đã tính được tỷ lệ lợi dụng gỗ của bộ Barn qua các công đoạn gia công là
56,3% ; tỷ lệ phế phẩm của ghế Barn qua các công đoạn gia công là 12,47% và bàn
Barn qua các công đoạn gia công là 3,6%. Công nghệ chế tạo không quá phức tạp phù
hợp với trình độ tay nghề của công nhân và tình trạng máy móc hiện có của nhà máy.
Giá thành của bộ sản phẩm là 1.311.596 đồng, đây là mức giá hợp lý và phù
hợp với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... vii
Chương 1:MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
Chương 2:TỔNG QUAN ................................................................................................3

2.1 Vài nét về nhà máy................................................................................................3
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy...........................................3
2.1.2 Đặc điểm địa hình ..........................................................................................3
2.1.3 Tình hình nhân sự tại nhà máy ......................................................................4
2.2 Công tác tổ chức và quản lý của nhà máy.............................................................4
2.2.1 Sơ đồ tổ chức của nhà máy ............................................................................4
2.2.2 Phương hướng hoạt động của nhà máy trong những năm tới .......................5
2.3 Tình hình sản xuất tại nhà máy .............................................................................5
2.3.1 Chủng loại nguyên liệu..................................................................................5
2.3.2 Sản phẩm........................................................................................................7
Chương3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................9
3.1 Nội dung nghiên cứu.............................................................................................9
3.2.Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................9
3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp ...........................................................................9
3.2.2. Phương pháp nội nghiệp .............................................................................10
3.3.Khảo sát sản phẩm ..............................................................................................10
3.3.1 Đặc điểm, hình dáng, kết cấu sản phẩm ......................................................11
3.3.2 Các dạng liên kết của sản phẩm...................................................................13
Chương 4:KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................15
4.1 Quy trình công nghệ sản xuất bộ bàn ghế Barn ..................................................15
4.1.1 Dây chuyền công nghệ.................................................................................15
iv


4.1.2 Dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất .........................................16
4.1.3 Biểu đồ gia công sản phẩm..........................................................................25
4.2 Tỷ lệ lợi dụng gỗ .................................................................................................25
4.2.1 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tạo phôi .......................................................25
4.2.2 Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua công đoạn định hình .................................................27
4.3.1 Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tạo phôi ......................................................32

4.3.2 .Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn định hình...................................................34
4.3.3 Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn của bộ Barn .........................................36
4.4. Tính toán năng suất trên các máy móc thiết bị ..................................................37
4.5 Tính toán giá thành sản phẩm Barn Dinning ......................................................39
4.5.1 Tính toán nguyên liệu chính ........................................................................39
4.5.2 Tính toán nguyên vật liệu phụ .....................................................................40
4.5.3. Tính toán nhiên liệu động lực .....................................................................42
4.5.4. Các chi phí liên quan ..................................................................................43
4.5.5. Giá thành của bộ bàn ghế Barn Dining.......................................................43
4.6 Đề xuất một số giải pháp.....................................................................................43
4.6.1 Tỷ lệ lợi dụng gỗ..........................................................................................43
4.6.2 Tỷ lệ phế phẩm ............................................................................................44
4.6.3 Công tác tổ chức sản xuất ............................................................................44
4.6.4 .Quy trình công nghệ sản xuất .....................................................................44
4.6.5.Công tác vệ sinh an toàn lao động ...............................................................44
Chương 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................46
5.1 Kết luận ...............................................................................................................46
5.2 Kiến nghị.............................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................48
PHỤ LỤC ......................................................................................................................49

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

Ext


: Extension

DKKD

: Đăng ký kinh doanh

ppb

: phế phẩm bàn

ppg

: phế phẩm ghế

tb

: trung bình

dhg

: định hình ghế

dhb

: định hình bàn

VNĐ

: Việt Nam đồng


vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng cán bộ công nhân viên hiện có tại nhà máy ...............................................4
Bảng 2.2: Thống kê trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên tại nhà máy ..................4
Bảng 2.3: Quy cách gỗ cao su được nhập về nhà máy............................................................... 6
Bảng 2.4: Quy cách gỗ thông nhập về nhà máy......................................................................... 6
Bảng 2.5: Quy cách nguyên liệu MDF nhập về nhà máy .......................................................... 6
Bảng 2.6: Số lượng máy móc thiết bị của nhà máy ................................................................... 8
Bảng 3.1: Bảng liệt kê chi tiết ghế Barn chair ......................................................................... 12
Bảng 3.2: Bảng liệt kê chi tiết bàn Barn Butterfly Extension..................................................12
Bảng 3.3: Các mối liên kết giữa các bộ phận và chi tiết của ghế Barn....................................14
Bảng 3.4: Các mối liên kết giữa các bộ phận và chi tiết của bàn Barn....................................14
Bảng 4.1: Thể tích nguyên liệu trước công đoạn tạo phôi của ghế Barn Chair.......................25
Bảng 4.2: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn tạo phôi của ghế Barn Chair ..........................26
Bảng 4.3: Thể tích nguyên liệu trước công đoạn tạo phôi của bàn Barn Butterfly Ext...........26
Bảng 4.4: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn tạo phôi của bàn Barn Butterfly Ext ..............27
Bảng 4.5: Thể tích nguyên liệu trước công đoạn định hình của ghế Barn Chair..................... 28
Bảng 4.6: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn định hình của ghế Barn Chair........................28
Bảng 4.7: Tỷ lệ lợi dụng gỗ của từng chi tiết và toàn bộ sản phẩm ghế Barn .........................29
Bảng 4.8: Thể tích nguyên liệu trước công đoạn định hình của bàn Barn............................... 29
Bảng 4.9: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn định hình của bàn Barn Butterfly Ext............30
Bảng 4.10: Tỷ lệ lợi dụng gỗ của từng chi tiết và toàn bộ sản phẩm bàn Barn .......................30
Bảng 4.11: Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn..................................................................... 31
Bảng 4.12: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo phôi của ghế Barn ............................................. 32
Bảng 4.13: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo phôi của bàn Barn Butterfly Extension............. 33
Bảng 4.14: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn định hình của ghế Barn ...........................................34

Bảng 4.15: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn định hình của bàn Barn Butterfly Extension...........35
Bảng 4.16: Tỷ lệ phế phẩm của bộ Barn qua các công đoạn ................................................... 36
Bảng 4.17: Giá thành phôi nguyên liệu của nhà máy .............................................................. 39
Bảng 4.18 : Tính toán nguyên vật liệu phụ của ghế Barn Dining............................................40
Bảng 4.19 : Nguyên vật liệu phụ của bàn Barn Butterfly Extension....................................... 41
Bảng 4.20: Lượng điện tiêu hao ở các máy móc thiết bị ......................................................... 42

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Tam Bình ...................4
Hình 2.2: Rio Chair .........................................................................................................7
Hình 2.3: Moca Dining Chair..........................................................................................7
Hình 2.4: Mustang Oval Dining Table ............................................................................7
Hình 2.5: Round Imperial Dining Table .........................................................................7
Hình 3.1: Barn Chair.............................................................................................. 10
Hình 3.2: Barn Butterfly Extension Table.....................................................................10
Hình 3.3: Liên kết Vis ...................................................................................................13
Hình 3.4: Liêt kết bu lông..............................................................................................13
Hình 3.5: Liên kết chốt .......................................................................................... 13
Hình 3.6: Liên kết mộng` ..............................................................................................13
Hình 3.7: Sơ đồ lắp ráp ghế Barn Dining ......................................................................24
Hình 3.8: Sơ đồ lắp ráp bàn Barn Butterfly Extension..................................................24
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng gỗ qua từng công đoạn ..............................................31
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm của bộ Barn qua các công đoạn...............................36

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngành gỗ hiện nay đang dần khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền
kinh tế quốc dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho quốc gia. Năm 2007 đạt xuất khẩu
2,4 tỉ USD, xuất khẩu qua 120 quốc gia và vùng lãnh thổ với các thị trường chính như:
Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Phi. Trong tháng đầu năm 2008 kim ngạch
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới hầu hết các thị trường chính đều tăng,
đạt 208,9 triệu USD, tăng 7,5% so với tháng trước và tăng 24,1% so với cùng kỳ năm
2007. Trước khả năng xuất khẩu ngày càng phát triển nhanh chóng, thì nguồn nguyên
liệu gỗ cũng đang là một vấn đề cần giải quyết hiện nay. Năm 1976, sản lượng gỗ tròn
khai thác và chế biến khoảng 1,6356 triệu m3/năm, đến năm 1986 khoảng 1,462 triệu
m3/năm và giảm dần, từ năm 1996 trở đi lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên giảm
mạnh chỉ còn trên dưới 300.000 m3/năm, so với trước đây chỉ còn khoảng 20%. Từ
năm 1990 đến nay, hàng năm chúng ta nhập từ Lào, Campuchia, Malaysia….một
lượng gỗ nhất định để đưa vào chế biến (300.000 – 400.000 m3). Bên cạnh đó, gỗ rừng
trồng hiện nay cũng là nguồn cung cấp tương đối lớn cho ngành chế biến gỗ nói riêng
và nhu cầu về sản xuất, đời sống đất nước nói chung. Hiện nay chúng ta có 1.049.000
hecta rừng trồng trong đó có 60% đã đến tuổi tỉa thưa, khả năng chỉ có thể lấy ra từ 5
– 7 m3/ha. Trong khi đó, khả năng chế biến bình quân hàng năm của ngành chế biến gỗ
khoảng 1,5 -1,6 triệu m3 gỗ tròn kể cả gỗ rừng trồng. Ước tính hàng năm các doanh
nghiệp ngành này phải nhập khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ. Vì thế, việc tìm kiếm
nguyên liệu trong nước đang trở nên rất cấp bách nhưng theo nhận định của các
chuyên gia công tác quy hoạch còn rất bất cập, chưa có nhiều dự án đầu tư để phát
triển rừng trồng. Bên cạnh đó, trong nước cũng chưa xây dựng được những khu rừng
cấp chứng chỉ, trong khi nhiều thị trường lớn hiện nay đều đòi hỏi gỗ phải có chứng
chỉ, nên tình trạng nhập khẩu gỗ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu là không thể tránh
1



khỏi. Vì thế, làm sao để sử dụng nguồn nguyên liệu một cách hợp lý nhất và tiết kiệm
nhất đang là vấn đề cần phải giải quyết.
Vì vậy, để tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất ngoài đầu tư máy móc thiết
bị hiện đại, nâng cao tay nghề công nhân thì việc hoàn thiện quy trình sản xuất là giải
pháp thích hợp, để sản phẩm sản xuất ra phù hợp yêu cầu nhưng lại sử dụng một lượng
nguyên vật liệu hợp lý nhất.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp và
được sự chấp thuận từ phía ban lãnh đạo nhà máy chế biến gỗ Tam Bình nên chúng tôi
đã tiến hành đề tài: “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất bộ bàn ghế BARN
DINING tại nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Tam Bình” nhằm tìm ra ưu nhược
điểm trong quy trình công nghệ gia công sản phẩm của nhà máy, giảm bớt tỷ lệ phế
phẩm đồng thời nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ để phần nào tiết kiệm được nguyên vật liệu,
nâng cao năng suất lao động.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Qua quá trình “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất bộ bàn ghế BARN
DINING tại nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Tam Bình” để tìm hiểu dây chuyền
công nghệ sản xuất hiện tại của nhà máy. Từ đó đánh giá tình hình sản xuất và tìm ra
những ưu, nhược điểm của dây chuyền để đưa ra những biện pháp khắc phục những
nhược điểm và phát huy nhiều hơn những ưu điểm tích cực góp phần hoàn thiện dây
chuyền sản xuất của nhà máy.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Vài nét về nhà máy
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy

Công Ty TNHH Minh Dương được thành lập vào ngày: 12/12/2002 do Ông
Dương Minh Chính làm chủ tịch Hội đồng thành viên. Đến ngày 01/10/2007 Công ty
TNHH Minh Dương đã được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương cho phép chuyển
đổi hình thức thành Công Ty Cổ Phần Gỗ Minh Dương theo giấy chứng nhận ĐKKD
số 4603000403 do ông Dương Minh Chính làm chủ tịch hội đồng quản trị và ông
Dương Minh Định làm tổng giám đốc. Tam Bình là nhà máy thứ 2 của công ty Minh
Dương, được tổng công ty Minh Dương thuê lại từ công ty Tam Bình cũ, chính thức
đưa vào hoạt động vào tháng 3 - 2005.
Ngành nghề kinh doanh của công ty: Sản xuất gia công, mua bán đồ mộc gia
dụng và mỹ nghệ , các mặt hàng trang trí nội thất. Sản xuất gia công, mua bán hàng
may mặc. Sản xuất mua bán giày da. Sản xuất gia công, mua bán đồ chơi trẻ em. Đại
lý mua bán, ký gửi hàng hóa. Mua bán hàng nông sản, thực phẩm công nghiệp. Cho
thuê kho, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu dân cư, khu
đô thị. Trồng cây cao su, cây điều, cây bạch đàn. Kinh doanh nhà hàng. Công ty
chuyên về sản xuất, chế biến, gia công đồ gỗ nội thất gia dụng xuất khẩu làm từ
nguyên liệu gỗ cao su.
2.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa chỉ: Xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Diện tích nhà xưởng
khoảng: 15.000 m2, diện tích tổng thể 28.000 m2.
Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, tiếp
giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và khu vực Tây Nam bộ. Là vùng
kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam Việt Nam, thu hút nguồn vốn đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài lớn nhất của cả nước. Đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh cũng là
trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của Việt nam.
3


2.1.3 Tình hình nhân sự tại nhà máy
Bảng 2.1: Số lượng cán bộ công nhân viên hiện có tại nhà máy
STT


Bộ phận

Số công nhân

Tỷ lệ (%)

1

Khối gián tiếp

26

5,29

2

Khối phụ trợ

15

3,05

3

Khối trực tiếp

450

91,66


Tổng

491

100

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Bảng 2.2: Thống kê trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên tại nhà máy
STT

Trình độ lao động

Người

Tỷ lệ (%)

1

Trình độ đại học và cao đẳng

10

2,04

2

Trung cấp

5


1,02

3

Công nhân có tay nghề

87

17,72

4

Lao động phổ thông

389

79,22

491

100

Tổng

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

2.2 Công tác tổ chức và quản lý của nhà máy
2.2.1 Sơ đồ tổ chức của nhà máy


Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Tam Bình
4


2.2.2 Phương hướng hoạt động của nhà máy trong những năm tới
Phát triển các thị trường truyền thống như Anh, Hàn Quốc, Pháp; mở rộng thêm
thị trường mới các nước ở Châu Á. Đa dạng hóa các loại sản phẩm xuất khẩu cải tiến
quy trình công nghệ và quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

2.3 Tình hình sản xuất tại nhà máy
2.3.1 Chủng loại nguyên liệu
Nhà máy hiện nay đang sử dụng hai nguồn nguyên liệu chính là nguồn nguyên
liệu gỗ tự nhiên và nguồn nguyên liệu nhân tạo. Nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên bao
gồm gỗ cao su phôi, gỗ cao su ghép dọc, gỗ cao su ghép tấm, gỗ thông các loại, gỗ
Ash. Nguồn gỗ nhân tạo như MDF. Tất cả nguyên liệu đều được mua dưới dạng đã
tẩm sấy W= 8-12% là có thể đem vào sử dụng và được cắt theo quy cách do nhà máy
đặt trước. Cao su chủ yếu được nhập từ Gia Lai công ty Hưng Thịnh. Gỗ Ash được
nhập từ Mỹ. Gỗ thông được nhập từ nhiều nguồn khác nhau như Newzeland,
Australia, Thụy Điển. Gỗ Ash nhập từ Mỹ với quy cách 26x2400x250. Chất lượng
nguyên liệu ban đầu rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ lợi dụng gỗ. Chất lượng
gỗ ban đầu tốt thì tỷ lệ lợi dụng cao và ngược lại.
Bộ Barn được sản xuất chủ yếu là gỗ cao su, chỉ riêng mặt ngồi của ghế Barn là
được làm từ ván ép được gia công ở ngoài. Gỗ cao su nhập về với nhiều quy cách khác
nhau, đối với các chi tiết có quy cách chiều rộng và dài lớn hơn thì nhà máy tiến hành
ghép tấm hoặc ghép dọc để tạo nguyên liệu có quy cách cần thiết.
 Nguyên liệu gỗ cao su thường có các dạng khuyết tật sau:
 Mắt sống, mắt chết
 Ruột gỗ
 Nứt đầu gỗ, mục

 Cong vênh
 Màu gỗ không đồng nhất
 Thiếu quy cách, quy cách không đều

5


Bảng 2.3: Quy cách gỗ cao su được nhập về nhà máy
STT

Quy cách
Dày(mm)

Rộng(mm)

Dài(mm)

1

26

55

1000

2

26

65


1000

3

26

75

1000

4

26

85

1000

5

26

95

1000

Bảng 2.4: Quy cách gỗ thông nhập về nhà máy
STT


Quy cách
Dày(mm)

Rộng(mm)

Dài(mm)

1

26

250

2700

2

26

175

3600

3

26

250

4000


4

26

250

3900

5

26

175

6000

Bảng 2.5: Quy cách nguyên liệu MDF nhập về nhà máy
STT

Quy cách
Dày(mm)

Rộng(mm)

Dài(mm)

1

15


1220

2440

2

15

1830

2440

3

25

1830

2440

4

9

1220

2440

5


12

1830

2440

6

6

1830

2440

7

6

1220

2440

6


2.3.2 Sản phẩm
Nhà máy đang sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau do khách hàng yêu cầu, đối
tác lớn nhất với nhà máy là công ty Vasu của Anh,KVS của Anh, Hàn Quốc. Dòng
hàng được sản xuất cho công ty Vasu như Mustang, Barn, Moca, Lismore… chủ yếu

là bàn ghế dùng trong phòng ăn.
 Hình ảnh một số loại sản phẩm của nhà máy

Hình 2.2: Rio Chair

Hình 2.4: Mustang Oval Dining Table

Hình 2.3: Moca Dining Chair

Hình 2.5: Round Imperial Dining Table

2.4 Tình hình máy móc thiết bị tại nhà máy
Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố rất quan trọng trong dây chuyền
sản xuất, nhất là khi nhà máy sản xuất số lượng lớn các mặt hàng như hiện nay, nó
quyết định tới năng lực sản xuất, năng lực lao động cũng như chất lượng sản phẩm.
7


Bảng 2.6: Số lượng máy móc thiết bị của nhà máy
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

Tên máy

SL

Máy bào 2 mặt
3
Máy bào 4 mặt

1
Máy finger răng lược
5
Máy ghép thanh
2
Máy ripsaw
8
Máy ghép tấm
2
Máy cưa lọng
5
Máy cắt 2 đầu
1
Máy cưa mâm
11
Máy cắt cạnh
1
Máy nhám thùng
4
Máy nhám cạnh
3
Máy nhám băng
7
Nhám bầu hơi nằm
6
Máy nhám bầu hơi đứng
3
Máy nhám chổi
8
Toupi 1 trục

7
Toupi 2 trục
7
Máy khoan đơn đứng
12
Máy khoan dàn nằm
9
Máy khoan chùm nằm
1
Máy khoan dàn đứng nhiều mũi 2
Máy Router mũi trên
12
Máy Router mũi dưỡi
4
Máy đánh mộng dương
1
Máy đục mộng âm
1
Máy cắt ngàm - cắt đầu
1
Máy chà nhám cuốn
1
Máy chép hình trong
1
Máy chép hình ngoài
1
Máy chuốt chốt
2
Máy cắt rãnh
1


8

Hãng sản xuất
GOODTEK
GOODTEK
FULLPOWER
FULLPOWER
SHUN KUANG
FULLPOWER
FULLPOWER
FULLPOWER
HỒNG KÝ
HỒNG KÝ
FULLPOWER
FULLPOWER
FULLPOWER
HỒNG KÝ
HỒNG KÝ
HỒNG KÝ
FULLPOWER
FULLPOWER
HỒNG KÝ
HỒNG KÝ
FULLPOWER
FULLPOWER
FULLPOWER
FULLPOWER
FULLPOWER
FULLPOWER

FULLPOWER
HỒNG KÝ
FULLPOWER
FULLPOWER
FULLPOWER

Nước sản
xuất
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Việt Nam
Việt Nam
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Đài Loan
Đài Loan
Việt Nam
Việt Nam
Đài Loan
Đài Loan

Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Việt Nam
Đài Loan
Đài Loan
Việt Nam
Đài Loan

Tỷ lệ
(%)
80
75
80
80
75
80
75
70
80
80
70
70
70
80
80
80
75

75
80
80
80
70
80
80
75
75
70
80
90
95
60
70


Chương3:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
 Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất bộ bàn ghế Barn tại nhà máy.
 Xác định tỷ lệ phế phẩm và tỷ lệ lợi dụng gỗ của từng công đoạn gia
công.
 Phân tích, đánh giá, ưu nhược điểm của từng khâu công nghệ.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của dây chuyền.

3.2.Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp
Tiến hành thu thập số liệu qua : quan sát, theo dõi quá trình sản xuất, sử dụng
các dụng cụ hỗ trợ như thước dây, thước kẹp để đo đếm kích thước.

 Xác định tỷ lệ phế phẩm các chi tiết :
Để xác định tỷ lệ phế phẩm qua các khâu công nghệ, đề tài áp dụng bài toán xác
xuất thống kê và tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên không hoàn lại, tức là xác xuất để xuất
hiện mỗi phần tử sau mỗi lần rút có thể thay đổi trên tổng thể. Tiến hành khảo sát 30
mẫu, sau đó tính tỷ lệ phế phẩm qua công thức 3.1 .
Tỉ lệ phế phẩm (p%) được tính như sau :
p = n1 / n2 * 100%

(3.1)

Trong đó:
n1: số chi tiết hỏng
n2: tổng số chi tiết theo dõi
 Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ các chi tiết :
Tỉ lệ lợi dụng gỗ (K%) được tính như sau :
K = Vs / Vt * 100%
Trong đó:
9

(3.2)


K : Tỷ lệ lợi dụng gỗ.
Vs: Thể tích gỗ sau khi gia công (mm3).
Vt: Thể tích gỗ trước khi gia công (mm3).
Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ của cả quá trình sản xuất:
K = k1 * k2 * k3 *… * kn

(3.3)


Trong đó:
ki: Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn
n: Số công đoạn
3.2.2. Phương pháp nội nghiệp
Thu thập số liệu qua thực tế và từ nguồn do nhà máy cung cấp từ đó ta xử lý số
liệu bằng phần mềm Excel và các công thức toán học. Ứng dụng phần mềm Autocad
để vẽ các chi tiết của sản phẩm.

3.3.Khảo sát sản phẩm
Hiện tại nhà máy đang sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, các sản phẩm
đều được làm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Mỗi sản phẩm đều có nét độc đáo
riêng của nó, ở đây chúng tôi chọn bộ Barn gồm một bàn và bốn ghế dùng trong phòng
ăn để khảo sát. Do tại thời điểm thực tập nhà máy đang làm mặt hàng này với số lượng
nhiều và thời gian cũng đảm bảo cho quá trình khảo sát được thuận lợi. Sau đây là
hình ảnh của bộ Barn.

Hình 3.1: Barn Chair

Hình 3.2: Barn Butterfly Extension Table
10


3.3.1 Đặc điểm, hình dáng, kết cấu sản phẩm
Các sản phẩm nhà máy đang sản xuất đều dựa trên mẫu hay ý tưởng của khách
hàng. Mỗi một sản phẩm đều mang một nét riêng của nó, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo
độ bền chắc, chịu lực tốt, gọn nhẹ, dễ dàng lắp rắp, tiện lợi cho nhà sản xuất cũng như
người tiêu dùng.
3.3.1.1 Đặc điểm
Bộ Barn Dining mang nét độc đáo riêng của nó, đó là sự tiện dụng, gần gũi,dễ
dàng tháo lắp, vận chuyển và mang tính thẩm mỹ cao. Bộ Barn có chức năng sử dụng

là bàn ghế trong phòng ăn. Bộ Barn có hai màu màu gỗ tự nhiên và màu dark brown.
Ở đây tôi chọn khảo sát bộ Barn mang màu dark brown. Bàn và ghế Barn được làm từ
nguyên liệu chủ yếu là gỗ cao su, riêng mê ngồi của ghế là được làm từ ván ép. Bàn
Barn mang tính tiện dụng cao, là một dạng bàn xếp khi ngồi ăn với bốn người thì bàn
được để dưới dạng hình vuông nhằm tiết kiệm diện tích nhưng khi gia đình có từ sáu
người trở lên thì ta có thể kéo bàn ra nhờ cơ cấu mặt bàn giữa có thể nâng hạ làm
thành bàn dài hình chữ nhật, rất tiện lợi khi gia đình có khách.
3.3.1.2 Hình dáng, kết cấu sản phẩm
Sản phẩm mộc được cấu tạo theo một hình dáng, kết cấu và kích thước nhất
định, thể hiện nét riêng của nó và được con người cảm nhận ở từng không gian nhất
định. Bên cạnh hình dáng đẹp, kết cấu của sản phẩm mộc cũng rất quan trọng phải
đảm bảo độ bền của sản phẩm. Đồng thời, hình dáng, kết cấu của sản phẩm phải phù
hợp về mặt công nghệ chế tạo.
Bộ Barn có hình dáng đẹp và thể hiện sự chắc chắn với những chi tiết thẳng liên
kết bền vững. Bộ Barn được làm từ nguyên liệu chủ yếu là gỗ cao su, một loại gỗ có tỷ
trọng tương đối nhẹ, do đó tạo nên kết cấu của sản phẩm gọn nhẹ hơn, dễ dàng tháo
lắp và vận chuyển. Bộ sản phẩm mang lại tính tiện dụng cao phù hợp với những gia
đình nhiều người và thường xuyên có khách, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng,
mang lại bữa ăn ngon miệng cho người tiêu dùng.
Dưới đây là hình chiếu của ghế Barn và bàn Barn Butterfly Extension được vẽ trong
môi trường Autocad 2D, 3D.

11






Bảng 3.1: Bảng liệt kê chi tiết ghế Barn chair


Qui cách tinh (mm)

Tên chi tiết

Dày

Rộng

Dài

Số
lượng

Nguyên
liệu

Chân sau

30

48

905

2

Cao su

2


Vai tựa

22

110

370

1

Cao su

3

Nan tựa

22

30

370

4

Cao su

4

Kiềng trước


20

60

370

1

Cao su

5

Chân trước

40

40

420

2

Cao su

6

Kiềng sau

20


60

370

1

Cao su

7

Kiềng hông

20

60

340

2

Cao su

8

Ván ép bọc nệm

10

420


410

1

Ván ép

Nguyên liệu

Chân sau

1

Chân
trước

Stt


Kiềng
ngồi

Cụm chi
tiết

Bảng 3.2: Bảng liệt kê chi tiết bàn Barn Butterfly Extension

Chân
bàn


Cụm ray

Dìm bàn

Mặt bàn

Cụm
chi
tiết

Stt

Tên chi tiết

Qui cách tinh (mm)
Dày

Rộng

Dài

Số
lượng

1

Mặt bàn cánh

20


600

850

2

Cao su

2

Mặt bàn giữa

20

400

425

2

Cao su

3

Dìm dọc

20

70


1040

2

Cao su

4

Dìm ngang

20

70

690

2

Cao su

5

Patt góc

20

68

140


4

Cao su

6

Ray trượt dài

25

60

830

2

Cao su

7

Ray trượt ngắn

25

55

250

4


Cao su

8

Bổ xoay mặt bàn

20

25

470

1

Cao su

9

Bổ giăng ngang ray

25

55

765

2

Cao su


10 Bổ bắt trục xoay

25

60

180

2

Cao su

11 Chân bàn

70

70

715

4

Cao su

12


×