Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giáo án lịch sử đảng đh VII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.83 KB, 15 trang )

Tiết giảng
Chương V: Tổng kết lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng, thắng lợi và bài
học
Tiết 1: Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng
Người soạn: Nguyễn Thị Thắm
Thời gian: 50 phút
I. Mục tiêu:
1.Về kiến thức
-Làm cho sinh viên nắm được:
+ Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đến
nay.
2. Về kĩ năng
+Rèn luyện sinh viên kỹ năng phân tích,nhận định, đánh giá tình hình .
+Thấy được giá trị của của những thắng lợi lịch sử
+ Thấy được vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam.
3 Về thái độ
+ Chăm chú lắng nghe, ghi chép bài.
+ Tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo
III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO.
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp các phương pháp vấn đáp, ngoài ra
còn kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic nhằm đảm bảo tính khoa
học cũng như tính thực tiễn .
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên
-Sử dụng bảng viết, phấn để ghi nội dung cơ bản của bài và ý kiến
2.Sinh viên
-Sách giáo trình lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
1




-Chuẩn bị tìm hiểu, đọc trước nội dung trong sách giáo trình
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức
2.Tổ chức dạy học
a) Giới thiệu bài.
Các tiết trước các em đã được tìm hiểu về quá trình thành lập cũng như sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam tromg tiến trình cách mạng giải phóng dân
tộc và giành độc lập cho đát nước. Ở tiết này cô cùng các em sẽ cùng tổng kết
những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của cách cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng.

b) Dạy bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945
Hoạt động giáo viên và sinh viên.
Kiến thức cần đạt
- GV: Nhớ lại kiến thức đã học em hãy cho cô
biết Đảng cộng sản Việt nam thành lập như thế 1: Tìm hiểu về thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám 1945
nào?
SV:. Đảng cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh
sáng lập và rèn luyện là đội tiên phong của giai
câp công nhân và của dân tộc Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3/2/1930
là sự hợp nhất của 3 tổ chức cộng sản: An Nam
cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản đảng và
Đông Dương cộng sản liên đoàn.
- GV: .Từ mốc son chói lọi của ngày 3/2/1930 ấy,
cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tròn 88

năm trưởng thành và phát triển. Dưới sự lãnh đạo
tài tình của Đảng, cách mạng Việt Nam đã giành
được những thắng lợi vẻ vang, viết nên những
trang sử hào hùng của dân tộc
Theo dõi đoạn video sau các em cho cô biết
Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân
ta đấu tranh giành những thắng lợi nào?
SV: thắng lợi của cách mạng Tháng Tám 1945
- thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng
dân tộc thời kỳ 1945- 1975
2

Với đường lối cứu nước đúng
đắn, Đảng đã qui tụ, tập hợp
quần chúng nhân dân tạo
thành lực lượng cách mạng vô
địch đứng dậy đấu tranh, làm
xuất hiện 3 cao trào lớn: 3031; 36-39; 39-45. Tổng khởi
nghĩa cách mạng Tháng Tám
1945
thành
công.
Ngày 2/9/1945, Hồ Chủ tịch
đọc bản tuyên ngôn độc lập
khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà, đưa dân tộc
ta bước vào kỷ nguyên mới-kỷ
nguyên độc lập tự do, dân chủ
nhân dân, tiến lên Chủ nghĩa
xãhội



GV: Bằng chủ trương, đường lối đúng đắn,
vừa ra đời, Đảng đã làm nên kì tích vĩ đại: nhanh
chóng tập hợp lực lượng, phát động và lãnh đạo
cao trào 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô – Viết
Nghệ Tĩnh, cùng với cuộc vận động dân chủ 1936
– 1939 là những cuộc Tổng diễn tập dẫn
tới thành công của Cách mạng Tháng
Tám 1939 – 1945. Và ngày 2/9/1945 đã trở thành
mốc son chói lọi trong lịch sử hàng ngàn năm của
dân tộc, đập tan xiềng xích nô lệ, khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước
Công Nông đầu tiên ở Đông Nam Á: “…lần đầu
tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc
thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi
đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính
quyền toàn quốc”.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân
tộc và bảo vệ Tơ quốc thời kỳ 1945 - 1975
Hoạt động giáo viên và sinh viên.
a) Thắng lợi kháng chiến chống Pháp 1954
GV: Bằng kiến thức của mình em hãy cho cô
biết tình hình nước ta sau cách mạng Tháng
Tám 1945
SV:

Kiến thức cần đạt
2. Thắng lợi của các cuộc

chiến tranh giải phóng dân
tộc và bảo vệ Tơ quốc thời
kỳ 1945 – 1975
a) thắng lợi kháng chiến
chống pháp 1954

GV: sau cách mạng tháng Tám 1945 nước ta phải
đối mặt với vô vàn khó khăn chống chất:
Thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp
Thứ nhất giặc Ngoại xâm và nội phản:
xâm lược có ý nghĩa lịch sử to
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng lớn đối với nước ta và với thế
kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt giới. Đối với nước ta, thắng lợi
Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.
này đã làm sụp đổ hoàn toàn ý
chí xâm lược của thực dân
3


- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Pháp đối với Việt Nam; bảo vệ
Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại được độc lập, chủ quyền dân
xâm lược nước ta lần thứ hai.
tộc, giữ vững được chính
quyền dân chủ nhân dân; giải
- Còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
phóng được một nửa đất nước
- Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình là miền Bắc, tạo điều kiện đưa
hình này nổi dậy chống phá.
miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã

hội, trở thành căn cứ địa, hậu
⟹ Như vậy, cùng một lúc nước ta phải đối pho
phương của cả nước để giải
với nhiều kẻ thù.
phóng miền Nam trong giai
đoạn sau; tăng thêm sức mạnh
thứ 2 tình hình trong nước:
vật chất, tinh thần cho cách
mạng Việt Nam; nâng cao uy
- Về chính trị:
tín cho dân tộc và cho Đảng
+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời còn non trên trường quốc tế; để lại
trẻ, chưa được củng cố.
nhiều kinh nghiệm cho cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu
+ Lực lượng vũ trang còn non yếu.
nước sau đó...
+ Những tàn dư của chế độ cũ còn sót lại.
Đối với quốc tế, thắng lợi này
- Về kinh tế:
đã buộc thực dân Pháp phải
chấm dứt chiến tranh và lập lại
+ Chủ yếu là nông nghiệp vố đã nghèo nàn, lạc
hòa bình ở Đông Dương trên
hậu còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
cơ sở tôn trọng quyền dân tộc
+ Thiên tai liên tiếp sảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng cơ bản của nhân dân Việt
8/1948 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán Nam, Lào và Campuchia;
kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy nhân dân Việt Nam trở thành
được.

người đi tiên phong trong việc
làm tan rã chủ nghĩa thực dân
- Về tài chính:
cũ, cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu
+ Ngân sách nước nhà trống rỗng.
tranh của nhân dân các dân tộc
bị áp bức chống chủ nghĩa
+ Nhà nước cách mạng chưa được kiểm soát ngân
thực dân, giành độc lập dân
hang Đông Dương.
tộc; miền Bắc được hoàn toàn
4


+ Quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền đã giải phóng đã góp phần tăng
mất giá trị.
cường lực lượng và địa bàn
cho chủ nghĩa xã hội.
- Về văn hoa - xã hội:
+ Hơn 90% dân số không biết chữ.
+ Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè,
cờ bạc, nghiện hút,… tràn lan.
⟹ Những kho khăn đo đã đặt nước ta vào tình
thế "ngàn cân treo sợi toc”.
GV:Trong những năm 1945 – 1954, khi thực dân
pháp quay lại xâm lược nước ta, với ý chí “ thà hi
sinh tất cả chứ nhất định khômg chịu mất nước”
Đảng đã phát động, lãnh đạo nhân dân ta tiến
hành cuộc chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn
dân toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

Đảng chủ trương thực hiện các biện pháp về kinh
tế, chính trị, xã hội:
Về kinh tế:
+Tổ chức cứu đói và đề phòng nạn đói cho dân.
Trong phiên họp đầu tiên ngày 3-9-1945, Hội đồng
Chính phủ cách mạng lâm thời đã bàn về biện pháp
chống đói. Nhiều biện pháp như tổ chức lạc quyên,
lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm” để
góp gạo cứu đói: không dùng gạo, ngô, khoai sắn
nấu rượu…
+Biện pháp cơ bản lâu dài là tăng gia sản xuất. Và
các phong trào đua tranh tăng gia sản xuất dấy lên
khắp ở các địa phương.
+Chính phủ cách mạng ra Sắc lệnh số 11, bãi bỏ
thuế thân và các thứ thuế vô lý khác của chế độ cũ,
ra thông tư giảm tô 25%.

5


Kết quả: Đã đẩy lùi được nạn đói. Đời sống nhân
dân , đặc biệt là đời sống nông dân được cải thiện
một bước.
-Về tài chính
+Chính phủ ra sắc lệnh về “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ
vàng” nhằm động viên tinh thần tự nguyện đóng góp
của nhân dân để “giữ vững nền độc lập của Tổ
quốc”.
+Chính phủ ra Sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam để
thay thế giấy bạc Đông Dương. Khó khăn về tài

chính dần được khắc phục.
-Về văn hoá, giáo dục.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập cơ
quan bình dân học vụ, phát động phong trào xoá mù
chữ. Kết quả các trường tiểu học, trung học phát
triển mạnh, bước đầu có đổi mới theo tinh thần độc
lập dân chủ.
+ Xây dựng đạo đức mới với nội dung “cần-kiệmliêm-chính” , bài trừ các tệ nạn xã hội cũ như: cờ
bạc, rượu chè, hủ tục….ra khỏi đời sống xã hội.
-Về chính trị-quân sự.
+ Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Chính phủ cách mạng
lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Sắc
lệnh về cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội.
+ Ngày 6-1-1946, Tổng quyển cử bầu cử Quốc hội:
89% cử tri cả nước hăng hái đi bỏ phiếu bầu Quốc
hội.
+ 333 đại biểu được bầu vào Quốc hội đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
+ Ngày 2-3-1946, Quốc hội khoá I họp phiên đầu
6


tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp chính
thức do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
+ Ngày 9-11-1946 Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà chính thức công bố.
+ Việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cũng
được chú trọng khắp nơi trên đất nước.
-Bài trừ nội phản:
Đối với tổ chức phản cách mạng dùng khẩu hiệu

“Đoàn kết chống thực dân Pháp xâm lược, phản đối
chia rẽ để vạch mặt phá hoại của chúng”.
-Đấu tranh chống ngoại xâm:
Thực hiện nguyên tắc ngoại giao “Bình đẳng tương
trợ, thêm bạn, bớt thù”. Đối với quân đội Tưởng thực
hiện “Hoa-Việt thân thiện”
+ Trước ngày 6-3-1946 Đảng ta đã có sách lược hoà
hoãn với Tưởng và tay sai ở miền Bắc để tập trung
lực lượng đánh đuổi Pháp ở miền Nam. Đối với
Tưởng, ta chủ trương tránh xung đột vũ trang, nhân
nhượng chúng một số yêu sách về kinh tế và chính
trị : Nhận cung cấp một phần lương thực, thực
phẩm.
+ Đối với quân Pháp ở miền Nam: Kiên quyết kháng
chiến chống thực dân Pháp; cả nước ủng hộ Nam
Bộ kháng chiến với các phong trào “Nam Tiến”, “ủng
hộ Nam Bộ kháng chiến”.
+ Ngày 28-2-1946 Pháp và Tưởng ký hiệp ước HoaPháp, Pháp sẽ thay thế quân Tưởng giải giáp quân
Nhật ở miền Bắc nên đã đặt nhân dân ta vào hai con
đường: một là: cầm vũ khí chiến đấu chống thực dân
Pháp; hai là: hoà hoãn nhân nhượng Pháp để tránh
tình trạng đối phó với nhiều kẻ thù một lúc, đẩy 20
vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời
7


gian củng cố lực lượng cách mạng.
+ Chiều 6-3-946, ta đã ký Hiệp định sơ bộ với Pháp
+ trước tình hình Pháp bội ước Đêm 19/12/1946,


chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến “thà hy sinh tất cả chứ nhất định
không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ...”.
→ Với đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn
diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, vừa
kháng chiến vừa kiến quốc...Tháng 5/1954, chiến
thắng vẻ vang Điện Biên Phủ đã đập tan ách
thống trị thực dân Pháp xâm lược.
GV: Cho SV xem một số hình ảnh Điện Biên
phủ 1954
GV: ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ là
gì?
SV:
- Chiến thắng Điện Biên phủ là chiến công chói
lọi, đột phá vào thành trì của Chủ nghĩa đế quốc,
báo hiệu sự sụp đổ tất yếu của Chủ nghĩa thực
dân.
- Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa
nhỏ, yếu lại đánh thắng một tên đế quốc hùng
mạnh...; chứng tỏ chân lý “dù một dân tộc nhỏ,
yếu nhưng một khi đoàn kết đứng dậy kiên quyết
đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Chính đảng Máclênin để giành độc lập dân tộc thì có thể đánh bại
bất kỳ kẻ thù nào”...
GV: Kháng chiến chống Pháp thắng lợi có ý
nghĩa gì với lịch sử dân tộc.?
SV:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân
8



Pháp xâm lược có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với
nước ta và với thế giới. Đối với nước ta, thắng lợi
này đã làm sụp đổ hoàn toàn ý chí xâm lược của
thực dân Pháp đối với Việt Nam; bảo vệ được độc
lập, chủ quyền dân tộc, giữ vững được chính
quyền dân chủ nhân dân; giải phóng được một
nửa đất nước là miền Bắc, tạo điều kiện đưa miền
Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành căn cứ địa,
hậu phương của cả nước để giải phóng miền Nam
trong giai đoạn sau; tăng thêm sức mạnh vật chất,
tinh thần cho cách mạng Việt Nam; nâng cao uy
tín cho dân tộc và cho Đảng trên trường quốc tế;
để lại nhiều kinh nghiệm cho cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước sau đó...
Đối với quốc tế, thắng lợi này đã buộc thực dân
Pháp phải chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa
bình ở Đông Dương trên cơ sở tôn trọng quyền
dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào và
Campuchia; nhân dân Việt Nam trở thành người
đi tiên phong trong việc làm tan rã chủ nghĩa thực
dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân
dân các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa thực
dân, giành độc lập dân tộc; miền Bắc được hoàn
toàn giải phóng đã góp phần tăng cường lực
lượng và địa bàn cho chủ nghĩa xã hội.
b) Thắng lợi kháng chiến chống Mỹ với đại

thắng mùa xuân năm 1975
GV: Nhớ lại kiến thức đã học em cho cô
biết tình hình nước ta sau năm 1954

SV:
Với Hiệp định Giơ ne vơ, cuộc chiến tranh xâm
9

Chiến thắng oanh liệt mùa
Xuân năm 1975 đã kết thúc vẻ
vang 30 năm chiến tranh giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc, chấm dứt ách thống trị
tàn bạo hơn 1 thế kỷ của Chủ
nghĩa thực dân cũ và mới trên
đất nước ta...mở ra bước ngoặt
lịch sử vĩ đại trong lịch sử dân
tộc ta; mở ra thời kỳ mới-thời
kỳ độc lập, thống nhất đi lên
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
cả nước.


lược của Pháp ở Đông dương có Mỹ giúp đã
chấm dứt. Nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền
+ Miền Bắc:
- Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
- Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô.
- Ngày 16/ 5/1955, Pháp rời khỏi Hải Phòng,
miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
+ Miền Nam:
- Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi
chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống

nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định
Giơ-ne-vơ, …
- Mỹ thay Pháp, đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên
nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt
Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc
địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông
Dương và Đông Nam Á.
⟹ Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền,
miền Bắc được thống nhất thực hiện nhiệm vụ
xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục
cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh thống nhất
đất nước.
GV: Bằng kiến thức đã học em hãy cho cô biết
trong giai đoạn 1954 – 1975 Đảng đã có những
chủ trương như thế nào để giành độc lập dân
tộc?
SV:
Sau năm 1954, miền Bắc nước ta được giải
10


phóng, quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền
Nam, đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơnevơ
âm mưu chia cắt lâu dài biến miền Nam nước ta
thành thuộc địa kiểu mới phòng tuyến chống chủ
nghĩa cộng sản, căn cứ quân sự khống chế các
nướctrongvùng.
trước tình hình đó Trung ương Đảng đã phát
động,lãnh đạo nhân dân hai miền Bắc, Nam tiến
hành đồng thời hai cuộc cách mạng, nhằm thực

hiện mục tiêu chung trước mắt là giải phóng miền
nam hòa bình thống nhất đất nước cụ thể:
-

Miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm
căn cứ địa vững mạnh cho cả nước

-

Miền nam tiếp tục đấu tranh cách mạng
chống đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng
đất nước

Với tinh thần không gì quý hơn độc lập tự do,
nhân dân cả nước ta đã vừa xây dựng, bảo vệ hậu
phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ra sức chi
viện cho tiền tuyến miền Nam, vừa đẩy mạnh
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam, đánh bại các am mư thủ đoạn của Mỹ và tay
sai.
Từ đầu năm 1960, phong trào Đồng khởi bùng nổ
toàn miền Nam, giải phóng nhiều vùng đất đai.
Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam thành lập. Cách mạng miền
Nam chuyển mạnh từ thế giữ gìn lực lượng
chuyển sang thế tiến công ngày càng mạnh mẽ.
Phong trào đấu tranh ở đô thị, sự nổi dậy phá vỡ
hàng vạn ấp chiến lược của Mỹ - nguỵ cùng các
chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa), Ba Gia (Quàng
Ngãi) và Đồng Xoài (Bình Phước)... đã làm phá

sản “Chiến tranh đặc biệt”của Mỹ - nguỵ.
11


Từ 1964 - 1968, quân dân miền Bắc tổ chức lại
sản xuất, “tay cày tay súng”, “tay búa tay súng”,
đánh trả máy bay Mỹ với tinh thần “nhằm thằng
quân thù mà bắn“ đã bắn rơi 3.243 máy bay, bắn
chìm 143 tàu chiến và chi viện chiến trường với
tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không
thiếu một người”.
Quân dân miền Nam đẩy mạnh cao trào đánh Mỹ,
diệt nguỵ, giành thắng lợi ở các trận Vạn Tường
(8/1965), các chiến dịch mùa khô 1965 - 1966,
mùa khô 1966 - 1967. Thắng lợi của cuộcTổng
công kích mùa Xuân năm 1968 của quân dân
miền Nam đã buộc Mỹ phải xuống thang chiến
tranh, chấm dứt không điều kiện ném bom miền
Bắc, chấp nhận rút quân viễn chinh Mỹ và chư
hầu ra khỏi miền Nam và ngồi đàm phán với ta tại
Hội nghị Paris (11/1968). Chiến lược “chiến tranh
cục bộ” của đế quốc Mỹ bị phá sản hoàn toàn.
Quân dân miền Nam đẩy mạnh chống “Việt Nam
hoá chiến tranh”, đánh bại cuộc hành quân Lam
Sơn 719 của Mỹ - nguỵ (3/1971), mở cuộc tiến
công chiến lược năm 1972 đánh vào Quảng Trị,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Từ 18 đến 30/12/1972, quân dân Hà Nội lập chiến
công trận "'Điện Biên Phủ trên không”, bắn rơi 81
máy bay, trong đó có 34 “pháo đài bay” B52 của

đế quốc Mỹ; buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris
(27/1/1973) công nhận độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân
đội Mỹ và quân đồng minh của Mỹ ra khỏi miền
Nam nước ta.
thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” và Chỉ
thị của Bộ Chính trị, từ cuối năm 1974, quân dân
ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân
12


năm 1975 với ba đòn tiến công là chiến dịch Tây
Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch
Hồ Chí Minh (từ 10/3 đến 30/4/1975), giải phóng
hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
→ Chiến thắng oanh liệt mùa Xuân năm 1975 đã
kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị
tàn bạo hơn 1 thế kỷ của Chủ nghĩa thực dân cũ
và mới trên đất nước ta...mở ra bước ngoặt lịch sử
vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta; mở ra thời kỳ mớithời kỳ độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội
trên phạm vi cả nước.
c) Làm tròn nghĩa vụ quốc tế

GV: Cho SV xem video nhân dân Việt Nam
giúp nhân dân Campuchia đấu tranh chống
lại chế độ diệt chủng Pôn pốt (1977-1978).


Hoạt động 3: Tìm hiểu thắng lợi bước đầu trong công cuộc đổi mới
Hoạt động giáo viên và sinh viên.
Kiến thức cần đạt
GV: Nhớ lại kiến thức đã học em hãy cho cô biết
tình hình nước ta sau 1975 có những thuận lợi và
khó khăn gì:
SV:
Những thuận lợi
Trải qua hơn 20 năm (1954 – 1975) tiến
hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đã
đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã
13


xây dựng được những xơ sở vật chất – kĩ thuật
ban đầu của chủ nghĩa xã hội. Miền Nam hoàn
toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng
bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn bị sụp
đổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành
các nhiệm vụ đặt ra. Chiến tranh kết thúc, đất
nước thống nhất, hòa bình trở lại là điều kiện
quan trọng để thống nhất toàn diện đất nước và để
nhân dân cả nước chung tay xây dựng xã hội chủ
nghĩa.
* Những khó khăn
Ở miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại
bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá
nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.
“Chiến tranh phá hoại của Mĩ đã phá hủy hầu hết
những cái mà nhân dân ta đã tốn biết bao công

sức để xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên
sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5
năm”.
Ở miền Nam, các cơ sở của chủ nghĩa thực
dân mới ở địa phương vùng mới giải phóng cùng
bao di hại xã hội vẫn còn tồn tại.
Kinh tế hai miền phát triển mất cân đối, sản
xuất nhỏ phân tán là chủ yếu, lệ thuộc nặng nề
vào viện trợ từ bên ngoài. Đội ngũ thất nghiệp lên
tới hàng triệu người. Cuộc chiến tranh của Mĩ đã
gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng
ruộng bị tàn phá. Nửa triệu héc ta ruộng đất bị bỏ
hoang. Một triệu hec ta rừng bị chất độc hóa học
và bom đạn cày xới. Vô số bom mìn còn bị vùi
lấp trên các cánh đồng, ruộng vườn và nơi cư trú
của nhân dân. Đội ngũ thất nghiệp lên tới hang
triệu người. Số người mù chữ chiếm tỷ lệ lớn
trong dân cư. Miền Nam có nền kinh tế trong
chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản
chủ nghĩa, song về cơ bản vẫn mang tính chất của
14


kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán,
phát triển không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào
viện trợ bên ngoài.
Trong bối cảnh đó, với bản lĩnh chính trị vững
vàng được tôi luyện trong thử thách đấu tranh vì
độc lập, tự do


15



×