Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KHẢO SÁT QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘ BÀN ĂN MOCA DINING TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU TAM BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘ
BÀN ĂN MOCA DINING TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
GỖ XUẤT KHẨU TAM BÌNH

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ HẠNH
Ngành

: Chế Biến Lâm Sản

Niên khóa

: 2004 - 2008

Tháng 7/2008

`


KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘ BÀN ĂN
MOCA DINING TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ
XUẤT KHẨU TAM BÌNH

Tác giả
NGUYỄN THỊ HẠNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng


Kỹ sư ngành Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

Tháng 7/2008

`


CẢM TẠ

Sau thời gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM đã tận tình
chỉ bảo tôi trong suốt khóa học.
Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý thầy, cô khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý
thầy, cô bộ môn Chế Biến Lâm Sản.
ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – giáo viên hướng dẫn – người đã trực tiếp giúp
đỡ tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo cùng tập thể anh, chị em công nhân nhà máy chế biến gỗ xuất
khẩu Tam Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân cùng bạn bè
đã chăm lo, động viên và giúp đỡ tôi trong những ngày tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Tp. Hồ Chí Minh 15/06/2008
Sinh viên
Nguyễn Thị Hạnh

`



TÓM TẮT
Thời gian thực hiện đề tài từ 1/3/2008 đến 30/6/2008. Đề tài được thực hiện
bằng phương pháp quan sát, theo dõi quá trình sản xuất trên từng khâu công nghệ tại
nhà máy để ghi nhận lại các kết quả khảo sát, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như thước
kẹp, thước dây, để tiến hành đo đếm kích thước. Thu thập số liệu qua thực tế và từ
nguồn do nhà máy cung cấp từ đó xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, Excel và
các công thức toán học. Qua đó xác định được các tỷ lệ phế phẩm và tỷ lệ lợi dụng gỗ
qua từng khâu công nghệ:
Kết quả khảo sát như sau:
 Tỷ lệ lợi dụng gỗ
- Ghế Moca Dining :

Khâu tạo phôi: 72,61 %
Khâu tạo dáng: 89,38 %

- Bàn Moca Dining:

Khâu tạo phôi: 69,77 %
Khâu tạo dáng: 94,26%

- Bộ bàn ăn Moca Dining: Khâu tạo phôi: 71,19 %
Khâu tạo dáng: 91,82%
- Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn của bộ bàn ăn Moca Dining là: 65,36 %.
 Tỷ lệ phế phẩm
- Ghế Moca Dining:

Khâu tạo phôi: 1,51%
Khâu tạo dáng: 2,73%
Khâu lắp ráp – trang sức bề mặt – đóng gói: 1,21%


- Bàn Moca Dining:

Khâu tạo phôi: 6,47%
Khâu tạo dáng: 3,33%
Khâu lắp ráp – trang sức bề mặt – đóng gói: 1,11%

- Bộ bàn Moca Dining:

Khâu tạo phôi:

3,99 %

Khâu tạo dáng: 3,03 %
Khâu lắp ráp – trang sức bề mặt – đóng gói: 1,16%

`


MỤC LỤC
Trang
CẢM TẠ...........................................................................................................................i
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... vii
Chương 1:MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
Chương 2:TỔNG QUAN ................................................................................................3
2.1. Vài nét về nhà máy ...............................................................................................3

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy.............................................3
2.1.2. Địa điểm, địa hình...........................................................................................4
2.2. Công tác tổ chức quản lý của nhà máy.................................................................4
2.2.1. Tình hình nhân sự tại nhà máy .......................................................................4
2.2.2. Sơ đồ tổ chức của nhà máy.............................................................................5
2.3. Tình hình sản xuất tại công ty ..............................................................................5
2.3.1. Chủng loại nguyên liệu...................................................................................5
2.3.2. Sản phẩm ........................................................................................................6
2.4.Tình hình máy móc thiết bị tại nhà máy................................................................6
Chương 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................9
3.1. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................9
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................9
3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp .............................................................................9
3.2.2. Phương pháp nội nghiệp. ..............................................................................10
3.3. Khảo sát sản phẩm..............................................................................................11
3.3.1.Phân tích kết cấu của sản phẩm .....................................................................12
3.3.2. Các dạng liên kết của sản phẩm....................................................................15
Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................17
4.1. Qui trình công nghệ ............................................................................................17
4.1.1. Dây chuyền công nghệ..................................................................................17

`


4.1.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất ...................................................................18
4.1.3. Biểu đồ gia công sản phẩm...........................................................................26
4.1.4. Sơ đồ lắp ráp sản phẩm.................................................................................27
4.2. Tỷ lệ lợi dụng gỗ ................................................................................................28
4.2.1. Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua công đoạn tạo phôi ....................................................28
4.2.2. Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua công đoạn tạo dáng....................................................30

4.2.3. Tỷ lệ lợi dụng qua các công đoạn .................................................................33
4.3. Tỷ lệ phế phẩm ...................................................................................................34
4.3.1. Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tạo phôi.......................................................34
4.3.2. Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tạo dáng ......................................................37
4.3.3. Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn lắp ráp - trang sức – đóng gói....................39
4.2.4. Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn của bộ bàn ăn Moca Dining .................41
4.4. Các dạng khuyết tật thường thấy qua các công đoạn gia công ..........................42
4.4.1. Các dạng khuyết tật qua công đoạn tạo phôi ................................................42
4.4.2. Các dạng khuyết tật qua công đoạn tạo dáng ...............................................42
4.4.3. Các dạng khuyết tật qua công đoạn trang sức bề mặt ..................................42
4.5. Tính toán giá thành sản phẩm.............................................................................43
4.5.1. Tinh toán nguyên liệu chính .........................................................................43
4.5.2. Tính toán nguyên vật liệu phụ ......................................................................44
4.5.3. Tính toán nhiên liệu động lực.......................................................................46
4.5.4. Các chi phí liên quan ....................................................................................47
4.5.5. Giá thành của bộ bàn ăn Moca Dining .........................................................47
4.6. Đề xuất một số giải pháp ....................................................................................43
4.6.1. Tỷ lệ lợi dụng gỗ...........................................................................................47
4.6.2. Tỷ lệ phế phẩm .............................................................................................48
Chương 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................49
5.1. Kết luận...............................................................................................................49
5.2.Đề nghị ................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................52
PHỤ LỤC ......................................................................................................................53

`


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐKKD:


Điều kiện kinh doanh

MDF

Medium Density Fiberboard

QC:

Quality Check

SL :

Số lượng

SLCT/SP :

Số lượng chi tiết trên một sản phẩm

T1:

Giá thành nguyên liệu chính để sản xuất ghế Moca Dining

T2:

Giá thành nguyên liệu chính để sản xuất bàn Moca Dining

T3:

Tổng giá thành nguyên vật liệu phụ của ghế Moca Dining


T4:

Tổng giá thành nguyên vật liệu phụ của bàn Moca Dining

TLCL:

Tỷ lệ chất lượng

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TT:

Thứ tự

Vnl :

Thể tích nguyên liệu

W:

độ ẩm gỗ

`


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Số lượng cán bộ công nhân viên hiện có tại nhà máy....................................4
Bảng2.2: Thống kê trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên tại nhà máy ........4
Bảng 2.3: Thống kê số lượng máy móc thiết bị tại nhà máy..........................................6
Bảng3.1: Bảng liệt kê chi tiết bàn Moca Dining ..........................................................13
Bảng 3.2: Bảng liệt kê chi tiết ghế Moca Dining .........................................................14
Bảng 4.1: Thể tích nguyên liệu trước công đoạn tạo phôi của ghế Moca Dining ........28
Bảng 4.2 : Thể tích nguyên liệu sau công đoạn tạo phôi của ghế Moca Dining ..........28
Bảng 4.3: Thể tích nguyên liệu trước công đoạn tạo phôi của bàn Moca Dining ........29
Bảng 4.4: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn tạo phôi của bàn Moca Dining ...........30
Bảng 4.5: Thể tích nguyên liệu trước công đoạn tạo dáng của ghế Moca Dining. ......31
Bảng 4.6: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn tạo dáng của ghế Moca Dining...........31
Bảng 4.7: Thể tích nguyên liệu trước công đoạn tạo dáng của bàn Moca Dining. ......32
Bảng 4.8: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn tạo dáng của bàn Moca Dining...........33
Bảng 4.10: Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tạo phôi của ghế Moca Dining (%)..........35
Bảng 4.11: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo phôi của bàn Moca Dining (%) .............36
Bảng 4.12: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo dáng của ghế Moca Dining (%).............37
Bảng 4.13: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo dáng của bàn Moca Dining (%).............38
Bảng 4.14: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn lắp ráp - trang sức – đóng gói của ghế (%)39
Bảng 4.15: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn lắp ráp - trang sức - đóng gói của bàn (%) ..40
Bảng 4.16: Tỷ lệ phế phẩm của bộ bàn ăn Moca Dining qua các công đoạn (%)........41
Bảng 4.17: Giá thành phôi nguyên liệu của nhà máy ...................................................43
Bảng 4.18: Tính toán nguyên vật liệu phụ của ghế Moca Dining ................................44
Bảng 4.19: Nguyên vật liệu phụ của bàn Moca Dining................................................45
Bảng 4.20: Lượng điện tiêu hao ở các máy móc thiết bị ..............................................46

`


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức tại nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Tam Bình .........................5
Hình 2.2: Bộ bàn ăn BG PIRENCE................................................................................6
Hình 2.3: Bộ bàn ăn Caos..............................................................................................6
Hình 2.4: Kệ ti vi Capri TV Unit ...................................................................................6
Hình 2.5: Tủ Capri Sideboard .......................................................................................6
Hình 3.1: Bàn Moca Dining .........................................................................................12
Hình 3.2: Ghế Moca Dining .........................................................................................12
Hình 3.3: Ba hình chiếu bàn Moca Dining.......................................................................
Hình 3.4: Ba hình chiếu ghế Moca Dining.......................................................................
Hình 3.5: Liên kết chốt .................................................................................................15
Hình 3.6: Liên kết Bulong ............................................................................................15
Hình 3.7: Liên kết Vis ..................................................................................................16
Hình 3.8: Liên kết mộng ...............................................................................................16
Hình 4.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ........................................................................17
Hình 4.2: Sơ đồ lắp ráp ghế Moca................................................................................27
Hình 4.3: Sơ đồ lắp ráp bàn Moca................................................................................27
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng gỗ của bộ bàn ăn Moca Dining .................................34
Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm của bộ bàn ăn Moca Dining qua các công đoạn.....41

`


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ và sản phẩm gỗ đạt
2,34 tỷ USD, tăng hơn 10 lần so với năm 2000 (219 triệu USD). Nhờ đó, Việt Nam đã
vượt Indonesia và Thái Lan để cùng với Malaysia trở thành hai nước xuất khẩu đồ gỗ
lớn nhất khu vực Đông Nam Á [9]. Trước nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới được
đánh giá là còn tiếp tục tăng cao, trong khi đồ gỗ Việt Nam mới chiếm khoảng 0,78%

tổng thị phần thế giới, cơ hội xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam là rất lớn. Tuy
nhiên, để phát triển bền vững, ngành đồ gỗ đang đứng trước khá nhiều thách thức
không dễ khắc phục. [9]
Thách thức lớn nhất đó là, hiện nay nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất
khẩu sản phẩm gỗ thiếu trầm trọng. Hàng năm, các doanh nghiệp ngành này phải nhập
khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm tới 60% giá thành sản phẩm. Chính do sự phụ
thuộc này, nên khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng. Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước cũng
được các chuyên gia cho là chưa có tiến bộ đáng kể, bởi công tác quy hoạch còn bất
cập, các dự án đầu tư phát triển rừng nguyên liệu chưa được quan tâm, gỗ rừng trồng
chưa có nhiều gỗ lớn, chủng loại chỉ tập trung vào một số cây ngắn ngày, nên không
đáp ứng được yêu cầu chất lượng với sản phẩm xuất khẩu... Bên cạnh đó, trong nước
cũng chưa xây dựng được các khu rừng cấp chứng chỉ, trong khi nhiều thị trường nhập
khẩu đã đặt ra yêu cầu gỗ có chứng chỉ, nên tình trạng phải nhập khẩu gỗ để đáp ứng
yêu cầu là không tránh khỏi. Do đó vấn đề đặt ra, là làm cách nào để nguồn nguyên
liệu được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm nhất? Mặt khác, ngày nay khoa học kỹ
thuật ngày càng phát triển, máy móc thiết bị của ngành chế biến gỗ cũng được cải tiến
và hoàn thiện hơn rất nhiều, các đơn vị sản xuất đã đầu tư hàng loạt máy móc thiết bị
hiện đại và hoàn toàn tự động hóa tạo ra năng xuất, chất lượng cao. Nhưng vấn đề

`


được các cơ sở sản xuất quan tâm đó là làm sao sử dụng và bố trí thiết bị máy móc một
cách hợp lý và mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất.
Để đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát qui trình công nghệ sản xuất bộ bàn ăn Moca Dining tại nhà máy chế
biến gỗ xuất khẩu Tam Bình” nhằm tìm ra những ưu nhược điểm trong qui trình
công nghệ gia công sản phẩm tại nhà máy đưa ra các biện pháp khắc phục nhược điểm
và phát huy hơn nữa các ưu điểm, góp phần hoàn thiện dây chuyền sản xuất của nhà

máy nhằm: giảm bớt tỷ lệ phế phẩm, nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ góp phần nào tiết kiệm
nguyên vật liệu, nâng cao năng suất sản phẩm.

1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Khảo sát qui trình công nghệ sản xuất bộ bàn ăn Moca Dining tại
nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Tam Bình” nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm tại nhà máy
- Khảo sát, tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ trong từng khâu công nghệ, tỷ lệ phế
phẩm, nguyên nhân gây ra phế phẩm trong từng khâu công nghệ
- Phân tích, đánh giá, ưu nhược điểm trong từng khâu công nghệ
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục sao cho phù hợp với tình hình sản xuất
tại công ty. Trên cơ sở đó giúp công ty đánh giá toàn diện hơn về qui trình công nghệ
sản xuất.

`


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Vài nét về nhà máy
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy
Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Tam Bình là một trong ba nhà máy thuộc công
ty cổ phần gỗ Minh Dương. Công ty cổ phần gỗ Minh Dương được thành lập ngày
26/12/2002 do ông Dương Minh Chính làm chủ tịch Hội đồng thành viên. Đến ngày
01/10/2007 Cty TNHH Minh Dương đã được Sở kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương
cho phép chuyển đổi hình thức thành Công Ty Cổ Phần Gỗ Minh Dương theo giấy
chứng nhận ĐKKD số 4603000403 do ông Dương Minh Chính làm chủ tịch hội đồng
quản trị và ông Dương Minh Định làm tổng giám đốc.
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty: sản xuất gia công, mua bán đồ mộc
gia dụng và mỹ nghệ, các mặt hàng trang trí nội thất. Ngoài ra công ty còn sản xuất gia

công, mua bán hàng may mặc, giày da, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu
công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, trồng cây cao su, bạch đàn, cây điều…
Với sự phát triển của công ty và nhu cầu về hàng hóa của khách hàng ngày càng
tăng. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu đó, công ty đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất.
Công ty đã thuê mặt bằng của tổng công ty gỗ cao su và đầu tư vào nhà máy thứ hai
cũng chuyên về sản xuất đồ gỗ, đó là nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Tam Bình. Với
diện tích nhà xưởng khoảng 12.000 m2. Diện tích tổng thể 28.000 m2. Chính thức hoạt
động vào tháng 03/2005, nâng tổng số công nhân của cả công ty lên khoảng trên 1.000
công nhân và doanh thu trên 1.000.000 USD/tháng. Đội ngũ công nhân là lao động trẻ,
độ tuổi từ 18 đến 25 năng động, sáng tạo trong công việc, là yếu tố đem lại sự phát
triển và góp phần vào sự thành công của công ty.

`


2.1.2. Địa điểm, địa hình
Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu được xây dựng tại xã An Bình, huyện Dĩ An,
Bình Dương khu công nghiệp Sóng Thần 500m, cách Tân Cảng 9km.Vị trí này rất
thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm của nhà máy. Đồng thời nơi đây
gần trung tâm thành phố Hồ Chí Minh nên rất thuận lợi cho giao dịch, tìm kiếm đối tác
thông tin thị trường và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nhà máy. Một
thuận lợi khác là dân cư khu vực này khá đông nên là nguồn nhân lực dồi dào cho nhà
máy.

2.2. Công tác tổ chức quản lý của nhà máy
2.2.1. Tình hình nhân sự tại nhà máy
Bảng 2.1: Số lượng cán bộ công nhân viên hiện có tại nhà máy
STT

Bộ phận


Số công nhân

Tỷ lệ (%)

1

Khối gián tiếp

26

5,29

2

Khối phụ trợ

15

3,05

3

Khối trực tiếp

450

91,66

491


100

Tổng

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Bảng2.2: Thống kê trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên tại nhà máy
STT

Trình độ lao động

Người

Tỷ lệ (%)

1

Trình độ đại học và cao đẳng

10

2,04

2

Trung cấp

5

1,02


3

Công nhân có tay nghề

87

17,72

4

Lao động phổ thông

389

79,22

491

100

Tổng

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

`


Từ bảng thống kê trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, ta thấy tỷ lệ
ngưới có trình độ đại học và cao đẳng, công nhân có tay nghề còn ít, chủ yếu là lao

động phổ thông.
2.2.2. Sơ đồ tổ chức của nhà máy

GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức tại nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Tam Bình

2.3. Tình hình sản xuất tại công ty
2.3.1. Chủng loại nguyên liệu
Hiện nay nhà máy đang sử dụng hai nguồn nguyên liệu chính đó là nguồn
nguyên liệu gỗ tự nhiên và nguồn nguyên liệu gỗ nhân tạo. Nguồn nguyên liệu gỗ tự
nhiên bao gồm gỗ cao su, gỗ Ash, gỗ thông Newzeland, gỗ thông Australia, gỗ thông
Thụy Điển, gỗ tạp được mua về dưới dạng đã qua tẩm sấy (W= 10 – 15%) theo các qui
cách đã được đặt trước. Nguồn gỗ nhân tạo bao gồm ván MDF được nhập từ Giai Lai,
ván dán được nhập về từ công ty Long Việt. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất
bộ bàn ăn Moca Dining là gỗ cao su, gỗ cao su được mua về với nhiều qui cách khác
`


nhau. Một số chi tiết của ghế và bàn Moca Dining sử dụng ván dán. Ván dán được đặt
hàng tại công ty Long Việt .
2.3.2. Sản phẩm
Hiện tại nhà máy đang sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau, các sản phẩm hầu
hết được làm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Các đối tác chủ yếu cùa nhà máy là
khách hàng Hàn Quốc, Anh, Mỹ …

Hình 2.2: Bộ bàn ănBG PIRENCE


Hình 2.3: Bộ bàn ăn Caos

Hình 2.4: Kệ ti vi Capri TV Units

Hình 2.5: Tủ Capri Sideboard

2.4. Tình hình máy móc thiết bị tại nhà máy
Bảng 2.3: Thống kê số lượng máy móc thiết bị tại nhà máy

`


TT

`

Tên máy

SL

Hãng sản xuất

Nước sản

TLCL

xuất

(%)


1 Máy bào 2 mặt

3

GOODTEK

Đài Loan

80

2 Máy bào 4 mặt

1

GOODTEK

Đài Loan

75

3 Máy finger răng lược

5

FULLPOWER

Đài Loan

80


4 Máy ghép thanh

2

FULLPOWER

Đài Loan

80

5 Máy ripsaw

8

SHUN KUANG

Đài Loan

75

6 Máy ghép tấm

2

FULLPOWER

Đài Loan

80


7 Máy cưa lọng

5

FULLPOWER

Đài Loan

75

8 Máy cắt 2 đầu

1

FULLPOWER

Đài Loan

70

9 Máy cưa mâm

11

HỒNG KÝ

Việt Nam

80


10 Máy cắt cạnh

1

HỒNG KÝ

Việt Nam

80

11 Máy nhám thùng

4

FULLPOWER

Đài Loan

70

12 Máy nhám cạnh

3

FULLPOWER

Đài Loan

70


13 Máy nhám băng

7

FULLPOWER

Đài Loan

70

14 Nhám bầu hơi nằm

6

HỒNG KÝ

Việt Nam

80

15 Máy nhám bầu hơi đứng

3

HỒNG KÝ

Việt Nam

80


16 Máy nhám chổi

8

HỒNG KÝ

Việt Nam

80

17 Toupi 1 trục

7

FULLPOWER

Đài Loan

75

18 Toupi 2 trục

7

FULLPOWER

Đài Loan

75


19 Máy khoan đơn đứng

12

HỒNG KÝ

Việt Nam

80

20 Máy khoan dàn nằm

9

HỒNG KÝ

Việt Nam

80

21 Máy khoan chùm nằm

1

FULLPOWER

Đài Loan

80


22 Máy khoan dàn đứng nhiều mũi

2

FULLPOWER

Đài Loan

70

23 Máy Router mũi trên

12

FULLPOWER

Đài Loan

80

24 Máy Router mũi dưỡi

4

FULLPOWER

Đài Loan

80


25 Máy đánh mộng dương

1

FULLPOWER

Đài Loan

75

26 Máy đục mộng âm

1

FULLPOWER

Đài Loan

75

27 Máy cắt ngàm - cắt đầu

1

FULLPOWER

Đài Loan

70


28 Máy chà nhám cuốn

1

HỒNG KÝ

Việt Nam

80


`

29 Máy chép hình trong

1

FULLPOWER

Đài Loan

90

30 Máy chép hình ngoài

1

FULLPOWER


Đài Loan

95

31 Máy chuốt chốt

2

Việt Nam

60

32 Máy cắt rãnh

1

Đài Loan

70

FULLPOWER


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm
- Khảo sát hình dạng kết cấu của sản phẩm
- Khảo sát thiết bị, qui trình gia công sản phẩm
- Lập biểu đồ gia công sản phẩm

- Tính toán tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ lợi dụng gỗ
- Khảo sát các dạng khuyết tật hình thành trong quá trình gia công

3.2. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp quan sát, theo dõi quá trình sản xuất trên từng khâu công
nghệ tại công ty để ghi nhận lại các kết quả khảo sát, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như
thước kẹp, thước dây, để tiến hành đo đếm kích thước. Đồng thời, thu thập số liệu qua
thực tế và từ nguồn do công ty cung cấp từ đó xử lý số liệu bằng phương pháp thống
kê, Excel và các công thức toán học. Qua đó, xác định được các tỷ lệ phế phẩm và tỷ
lệ lợi dụng gỗ qua từng khâu công nghệ từ đó đề ra các biện pháp cải thiện, đề xuất các
biện pháp hợp lý.
3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp.
Theo dõi trực tiếp tình hình sản xuất tại nhà máy, tiến hành thu thập các số liệu
cần cho quá trình tính toán.

`


3.2.2. Phương pháp nội nghiệp.
Các số liệu thu thập được tiến hành xử lý bằng phần mềm Excel.
Để xác định tỷ lệ phế phẩm qua các khâu công nghệ, chúng tôi áp dụng bài toán xác
xuất thống kê và tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên. Chúng tôi tiến hành lấy khảo sát 30
mẫu áp dụng công thức 3.1 để tính toán tỷ lệ phế phẩm.
p = Ph / Ptd * 100 (%)

(3.1)

Trong đó:
p: Tỷ lệ phế phẩm
Ph: Số chi tiết hỏng

Ptd: Tổng số chi tiết theo dõi.
- Để xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các khâu công đoạn, chúng tôi ước lượng bài
toán trung bình đám đông, tiến hành khảo sát các kích thước và lấy trị số trung bình.
Các trị số trung bình được xử lý số liệu bằng Excel. Sau khi tính được giá trị trung
bình các chi tiết qua các công đoạn chúng tôi tiến hành tính thể tích của chúng:
Vi = a * b * c (mm3)

(3.2)

Trong đó:
Vi : Thể tích của từng chi tiết (mm3)
a: Chiều dày của chi tiết
b: Chiều rộng của chi tiết
c: Chiều dài của chi tiết
Thể tích của toàn bộ sản phẩm:
V=

V

i

i

`

(mm3)

(3.3)



Tỷ lệ lợi dụng gỗ được tính như sau:
K= Vs / Vt*100 ( % )

(3.4)

Trong đó:
K: Tỷ lệ lợi dụng gỗ
Vs: Thể tích gỗ sau khi gia công
Vt: Thể tích gỗ trước khi gia công
Vs ,Vt: được tính theo giá trị trung bình
Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ của cả quá trình sản xuất
K= K1*K2* K3…*Ki

(3.5)

3.3. Khảo sát sản phẩm
Ngày nay sản phẩm gỗ rất đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, nguyên liệu, mỗi một
sản phẩm có hình dáng, kích thước khác nhau tùy theo phong tục tập quán, phong cách
sống ở từng nơi. Tuy nhiên, các sản phẩm có kiểu dáng đơn giản, gọn nhẹ, dễ tháo lắp
luôn được các khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Do đó nhà máy luôn cải tiến về mẫu
mã, kích thước của sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Hiện tại nhà máy đang sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, các sản phẩm
hầu hết đều làm theo đơn đặt hàng của khách hàng Anh và Hàn Quốc như: bộ bàn ăn
Lincol Dining, tủ Capri Sideboard, kệ ti vi Capri TV Units…Mỗi sản phẩm đều mang
những nét độc đáo riêng của nó. Do thời gian có hạn nên không thể khảo sát hết tất cả
các sản phẩm của nhà máy nên tôi đã chọn sản phẩm bộ bàn ăn Moca Dining để tiến
hành khảo sát. Bộ bàn ăn Moca Dining này bao gồm một bàn và sáu ghế. Sau đây là
một vài hình ảnh của bộ bàn ăn Moca Dining.

`



Hình 3.1: Bàn Moca Dining

Hình 3.2: Ghế Moca Dining

3.3.1.Phân tích kết cấu của sản phẩm
3.3.1.1. Đặc điểm của sản phẩm
Bộ bàn ăn Moca Dining gồm một bàn và 6 ghế thích hợp để trong phòng ăn
hoặc trong sân vườn có mái che. Kiểu dáng sản phẩm tương đối đơn giản, sản phẩm
được cấu tạo chủ yếu là các chi tiết thẳng và cong. Các chi tiết cong tạo cảm giác mềm
mại, sắc sảo góp phần tăng thêm vẻ đẹp sang trọng cho căn phòng. Đặc biệt, sản phẩm
bàn Moca Dining có thể kéo gập lại thành bàn tròn, rất tiết kiệm diện tích khi có ít
người và keo dãn ra thành bàn oval khi có đông người, rất tiện lợi và tiết kiệm diện
tích. Sản phẩm dễ dàng tháo lắp và vận chuyển. Có thể nói, sản phẩm có cấu tạo đơn
giản nhưng lại tạo cho người sử dụng có cảm giác thoải mái, dễ chịu và rất tiện dụng.
3.3.1.2. Hình dáng, kết cấu của sản phẩm
Mỗi một sản phẩm mộc đều có cấu tạo theo một hình dáng, kết cấu và kích
thước nhất định, thể hiện nét riêng của nó và được con người cảm nhận trong một
không gian xác định.
Bộ bàn ăn Moca Dining có hình dáng đơn giản với những đường cong mềm
mại sắc sảo mang lại vẻ sang trọng cho căn phòng. Đặc biệt bộ bàn ăn này có thể tiết
kiệm diện tích. Sản phẩm bàn Moca Dining có kích thước 1524 mm theo chiều dài

`


nhưng có thể kéo gập lại thành bàn tròn có kích thước 1067 mm theo chiều dài,nên tiết
kiệm được diện tích chiếm chỗ và làm cho phòng ăn trông thoáng và rộng rãi hơn.
Bảng 3.1: Bảng liệt kê chi tiết bàn Moca Dining

Qui cách tinh (mm)

Cụm chi

Chân bàn

Bổ ray

Dìm bàn

Mặt bàn

tiết

`

TT

Tên chi tiết

Nguyên liệu

Dày

Rộng

Dài

SL


1

Mặt bàn cánh

22

533

1067

2

Cao su

2

Mặt bích

22

300

535

1

Cao su

3


Mặt giữa

22

457

533

2

Cao su

4

Dìm cong

17

60

1555

2

Ván ép uốn cong

5

Dìm thẳng


17

60

445

2

Ván ép thẳng

6

Bổ dìm

25

30

60

4

Cao su

7

Ray giữa

30


60

600

2

Cao su

8

Ray trượt 2 bên

25

60

600

4

Cao su

9

Bổ đỡ mặt bàn giữa

22

40


60

1

Cao su

10

Bổ xoay mặt bàn

20

25

521

1

Cao su

11

Bổ ray

22

100

700


2

Cao su

12

Bổ đỡ mặt giữa

22

62

170

2

Cao su

13

Chân bàn

22

87

460

8


Cao su

14

Đế chân

30

125

445

4

Cao su


Bảng 3.2: Bảng liệt kê chi tiết ghế Moca Dining
Cụm

Kiềng U

Cụm chân trước

Cụm chân sau

chi tiết

TT


Tên chi tiết

Qui cách tinh (mm)

SL

Nguyên liệu

Dày Rộng Dài
1

Chân sau

30

38

910

2

Cao su

2

Vai tựa ván ép

22

75


420

1

Ván ép uốn

3

Nan lưng tựa 1

22

38

360

1

Ván ép uốn

4

Nan lưng tựa 2

22

38

325


1

Ván ép uốn

5

Nan lưng tựa 3

22

38

318

1

Ván ép uốn

6

Kiềng trước trên

20

70

325

1


Cao su

7

Kiềng trước dưới

20

20

325

1

Cao su

8

Chân trước

40

40

428

2

Cao su


9

Kiềng U trên

22

70

960

1

Ván ép uốn

10

Kiềng U dưới

22

27

1000

1

Ván ép uốn

11


Ván ép bọc nệm

10

415

415

1

Ván ép

Dưới đây là một số hình ảnh bộ bàn ăn Moca Dining được vẽ lại trong môi
trường Autocad 2D, được thể hiện qua các Hình 3.3, Hình 3.4

`


`


`


×