ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
MÔN HỌC:
MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI:
“CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN KINH
TẾ VIỆT NAM HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”
LỚP:
QH-2017-SIS-KHBV
GIẢNG VIÊN:
NHÓM:
PGS. TS. Mai Thị Thanh Xuân
04
1. Nguyễn Biên Cương
2. Phan Thuỳ Dương
3. Nguyễn Thị Khánh Ly
4. Nguyễn Hữu Mạnh
5. Hoàng Bích Hồng
6. Hoàng Thị Sen
7. Ngô Văn An
Hà Nội, năm 2018
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................2
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................2
MỞ ĐẦU....................................................................................................................3
1. Lý do lựa chọn đề tài..............................................................................................3
2. Mục tiêu, ý nghĩa, phương pháp............................................................................4
NỘI DUNG................................................................................................................5
1. Tổng quan nền kinh tế và định hướng phát triển bền vững của Việt Nam hiện
nay…………………………………………………………………………………..5
1.1.Tổng quan nền kinh tế Việt Nam hiện nay...........................................................5
1.2.Định hướng phát triển bền vững của Việt Nam 2016 - 2030...............................7
1.3.Khát vọng Việt Nam đến năm 2035......................................................................8
2. Cách mạng công nghiệp 4.0...............................................................................10
3. Cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
…………………………………………………………………………………12
4. Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
4.0 …………………………………………………………………………………15
4.1.Thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0.....................................................15
4.2.Giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
4.0 …………………………………………………………………………………16
KẾT LUẬN..............................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................20
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH
Biến đổi khí hậu
BVMT
Bảo vệ môi trường
CMCN
Cách mạng công nghiệp
CTNS
Chương trình nghị sự
KT - XH
Kinh tế - xã hội
PTBV
Phát triển bền vững
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước các năm 20112017………………………………….
Hình 1.2. GDP trên đầu người 2001 – 2015
Hình 1.3. Việt Nam 2035, Hướng tới Thịnh vượng, sáng tạo, công
bằng và dân chủ ….
Hình 2.1. Quá trình tiến đến Cách mạng công nghiệp 4.0
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp
4.0 đang diễn ra và được dự đoán sẽ chuyển hóa toàn bộ thế giới thực của chúng ta
sang thế giới số, thay đổi một cách toàn diện cách tiếp cập của con người ở tất cả
các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa và xã hội… Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ
còn là một khái niệm, mà nó đã và đang diễn ra với hàng loạt công cụ mới như:
Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo
(AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)…,
cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến cách sống, cách làm việc, cách giao tiếp,
thậm chí là thay đổi cả hệ giá trị của con người.
Cùng với xu hướng phát triển mới của thế giới, Việt Nam cũng chịu tác động
mạnh mẽ của làn sóng công nghiệp thứ tư. Công nghệ số đang tác động đến nền
kinh tế, xâm nhập vào từng hoạt động hàng ngày của con người Việt Nam. Những
tác động này có thể là cơ hội, và cũng có thể là thách thức rất lớn đối với định
hướng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Vấn đề đặt ra là cuộc cách mạng này sẽ tác động thế nào đến Việt Nam, đặc
biệt là trong lĩnh vực kinh tế; cách mạng công nghiệp 4.0 có mang lại cơ hội cho
Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo phát triển bền vững?
Vì vậy, việc nghiên cứu nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh xuất hiện làn
sóng công nghiệp mới của thế giới; đồng thời xem xét các thách thức và đặc biệt là
cơ hội phát triển của nền kinh tế Việt Nam là hết sức cần thiết.Do đó, Nhóm 4 lựa
chọn đề tài: “Cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam
hướng tới phát triển bền vững”.
3
2. Mục tiêu, ý nghĩa, phương pháp
-
Mục tiêu: Xác định và đánh giá những cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam
hướng tới phát triển bền vững trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
-
Ý nghĩa: Xác định và đánh giá được những cơ hội phát triển kinh tế Việt
Nam hướng tới phát triển bền vững trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, cung
cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh
tếhướng tới phát triển bền vững của Việt Nam.
-
Phương pháp thực hiện:phân tích và tổng hợp lý thuyết; phân tích tổng
kết kinh nghiệm; phương pháp chuyên gia; phân tích và tổng hợp nguồn dữ liệu thứ
cấp.
-
Phương pháp tiếp cận:Phương pháp tiếp cận liên ngành.
4
NỘI DUNG
1. Tổng quan nền kinh tế và định hướng phát triển bền vững của Việt
Nam hiện nay.
1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Đứng trước những khó khăn của nền kinh tế thế giới và khu vực, kinh tế Việt
Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng trong năm 2017: 6,81%, cao hơn
mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,7% và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua.
Cùng với tốc độ tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, năng suất
lao động của toàn nền kinh tế năm 2017 tăng khoảng 6%. Mô hình tăng trưởng
được dịch chuyển theo hướng tích cực, giảm dần dựa vào khai thác tài nguyên, nhất
là dầu thô và chuyển hướng sang lấy công nghiệp, chế biến, chế tạo và dịch vụ làm
nòng cốt. Tăng trưởng năm 2017 cũng được đánh giá đều ở các khu vực của nền
kinh tế và đạt được những thành tựu khác về giảm nghèo, an sinh xã hội và bảo vệ
môi trường.
Năm 2017 cũng là một năm đánh dấu mốc tái cơ cấu nền kinh tế, tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Việt Nam, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Hiện thực bằng số liệu doanh
nghiệp thành lập mới trong năm 2017, cho thấy niềm tin của doanh nghiệp cũng
như người dân đã được cải thiện đáng kể. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt
127 ngàn doanh nghiệp, vốn đầu tư FDI thu hút đạt 35,88 tỷ USD. Kim ngạch xuất
nhập khẩu đạt 425 tỷ USD, môi trường kinh doanh được Ngân hàng Thế giới đánh
giá tăng 14 bậc, đứng thứ 68/190 nền kinh tế; năng lực cạnh tranh quốc gia theo
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tăng 5 bậc, đứng thứ 55/137 quốc gia và vùng
lãnh thổ…
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81%. Mức tăng
trưởng năm nay vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm từ
2011-2016 (Hình 1.1).
5
Hình 1.1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước các năm 2011-2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, song các chuyên gia kinh tế cho
rằng kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức, thể hiện qua GDP bình
quân đầu người còn thấp, năng suất lao động chưa cao, đóng góp của các nhân tố
tổng hợp (TFP) chưa được như kỳ vọng; nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình và
tụt hậu về kinh tế vẫn nghiêm trọng. Tại Việt Nam, mặc dù đạt được tốc độ tăng
trưởng ấn tượng và đồng đều, nhiều người dân đã thoát khỏi đói nghèo và hiện Việt
Nam trở thành quốc gia có dân số thu nhập trung bình nhanh (chiếm 50% dân số),
nhưng rất nhiều người dân Việt Nam đã quay lại nghèo đói sau những cú sốc về
thiên tai.
Cùng với đó, bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư có xu
hướng gia tăng, các vấn đề môi trường và tác động của biến đổi khí hậu, cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra những thách
thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.
6
1.2. Định hướng phát triển bền vững của Việt Nam 2016 - 2030.
Thời gian qua, nhận thức về BVMT và PTBV tiếp tục được nâng cao. Vấn đề
BVMT, PTBV được tăng cường lồng ghép vào các chủ trương, đường lối phát triển
của Đảng, Nhà nước. Hệ thống chính sách, pháp luật; cơ quan quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương tiếp tục được kiện toàn và hoàn
thiện hơn. Chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường ngày càng tăng, năm 2016 là
1.700 tỷ đồng, năm 2017 là 1.880 tỷ đồng, năm 2018 là 2.100 tỷ đồng [12]
Giai đoạn 2016-2017, đã phát hiện 31.322 vụ vi phạm quy định về bảo vệ
môi trường trên địa bàn cả nước, trong đó xử lý 22.192 vụ với tổng số tiền phạt hơn
673 tỷ đồng. Sản xuất kinh doanh, khai thác thủy sản, du lịch, đời sống người dân
sau sự cố ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung đã ổn định và phát triển trở
lại. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017với nhiều
giải pháp cấp bách, chiến lược về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
thích ứng với biến đổi khí hậu; tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác bảo vệ môi
trường và ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 về một số
nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường. Chỉ thị đưa ra những cách tiếp
cận mới, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể mang tính chất đột phá nhằm giải quyết
triệt các vấn đề môi trường ở nước ta hiện nay với quan điểm xuyên suốt là không
đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi
trường, đảm bảo tăng trưởng kinh tế phải song hành với bảo vệ môi trường, hướng
đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đất nước.
Năm 2016, Việt Nam tham gia Diễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu (3GF).
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
(MOU) với Diễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu (3GF) và là quốc gia ASEAN đầu
tiên tham gia vào 3GF (thành viên thứ 8). Diễn đàn là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy,
mở rộng quy mô tăng trưởng xanh thông qua việc kết nối các khu vực, lĩnh vực
khác nhau, đặc biệt là hợp tác công - tư. Kinh nghiệm của 3GF trong việc huy động
7
nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động tăng trưởng xanh trên thế giới giúp
Việt Nam có đủ nguồn lực cho các hoạt động thích ứng với BĐKH, tăng trưởng
xanh trong tương lai. Việt Nam cũng đã ký kết, phê duyệt Thoả thuận Paris về
BĐKH và ban hành Kế hoạch thực hiện Thoả thuận.
Cùng với Chương trình nghị sự 2030 năm 2015 đề ra các mục tiêu phát triển
bền vững (SDGs) gồm 17 mục tiêu chung, 169 nhiệm vụ (mục tiêu cụ thể ) và 232
chỉ tiêu, Việt Nam đăng ký phấn đấu thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
của Liên Hợp Quốc đề ra cụ thể bằng 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt
Nam, 115 nhiệm vụ và đang tiến hành xây dựng các chỉ tiêu. Bằng việc phấn đấu
đạt được các mục tiêu PTBV, Việt Nam đã tiếp tục giải quyết các mục tiêu thiên
niên kỷ còn chưa hoàn thành, đồng thời đặt dấu mốc cao hơn cho 15 năm tiếp theo
dựa trên 5 yếu tố “P” đó là Con người (People), Hành tinh (Planet), Thịnh vượng
(Prosperous), Hòa bình (Peace) và Đối tác (Partner).
1.3. Khát vọng Việt Nam đến năm 2035.
Khát vọng của Việt Nam từ nay đến năm 2035 là trở thành nước thu nhập
trung bình cao, hướng tới một xã hội thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ.
(trích Báo cáo Việt Nam 2035). Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
cũng đã có bài viết với tiêu đề "Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên
suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta". Phát triển nhanh
và bền vững nghĩa là tăng trưởngkinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và
bền vững hơn, gắn với phát triển con người.
8
Hình 1.2. GDP trên đầu người 2001 – 2015
Nguồn: Báo cáo VN2035
Hình 1.3. Việt Nam 2035, Hướng tới Thịnh vượng, sáng tạo, công bằng
và dân chủ
9
Để hiện thực hóa khát vọng và mục tiêu phát triển kinh tế trong bối cảnh
cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, một trong những mục tiêu tổng quát
được đưa ra là “thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững môi trường”. Việt
Nam phải đạt tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong 20 năm tới với mức tăng thu
nhập bình quân đầu người hằng năm khoảng 7%, tức là tương đương với mức tăng
trưởng GDP hằng năm là 8% để đến năm 2035 Việt Nam đạt mức thu nhập bình
quân đầu người từ 15.000-18.000 USD.
“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” hay còn gọi “Công nghiệp 4.0”
đang ngày càng trở nên phổ biến. Công nghiệp 4.0 với nền tảng là sự phát triển
mạnh mẽ và tích hợp ở trình độ cao các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại
trong lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý. Vậy, liệu rằng cách mạng
4.0 có phải là cơ hội giúp Việt Nam phát triển nhanh và bền vững?
2. Cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và
trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian
mạng thực-ảo, Internet Vạn Vật và điện toán đám mây và điện toán nhận thức.
(Nguồn: Wikipedia)
Theo quan điểm của Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành
Diễn đàn Kinh tế Thế Giới WEF, Cách mạng công nghiệp 4.0 được hiểu là: "Nếu
như Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ
giới hóa sản xuất; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng
điện năng để sản xuất hàng loạt; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sử dụng
điện tử và CNTT để tự động hóa sản xuất; thì bây giờ cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, nó kết hợp các công nghệ
lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".
10
Hình 2.1. Quá trình tiến đến Cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: kỹ thuật số,
công nghệ sinh họcvà vật lý. Theo đó, những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong
CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và
dữ liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp
4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp,
Thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa
học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự
lái, các vật liệu mới và công nghệ nano.
11
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp giữa các hệ thống ảo
và thực thể. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết
nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS).
Tốc độ phát triển của những đột phá trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư
này là không có tiền lệ trong lịch sửvới tốc độ theo cấp số nhân. Những đột phá
công nghệ diễn ra trong nhiều lĩnh vực như kể trên với tốc độ rất nhanh và tương
tác thúc đẩy nhau đang tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và ngày càng
trở nên hiệu quả và thông minh hơn.
3. Cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0
Ông Trương Gia Bình cho rằng: “Lợi thế nhất cho doanh nghiệp Việt Nam là
cả thế giới đều bước vào cuộc cách mạng 4.0 ở cùng một vạch xuất phát. Nếu
các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chân, đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển
sản phẩm theo hướng 4.0 thì rất có thể, sau cuộc cách mạng, vị thế của nước
Việt Nam, của doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế sẽ hoàn toàn khác”.
"Cơ hội từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 không chỉ dành cho các nước phát
triển mà cho cả các nước đang phát triển như Việt Nam. Thế giới ngày hôm nay là
thế giới của công nghệ và sáng tạo. Trong thời đại này, với nhiều công nghệ mang
tính sáng tạo đã loại bỏ dần ưu thế của kinh nghiệm, của hạ tầng cũ và môi trường
kinh doanh cũ. Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, tương lai và triển vọng kinh tế
của mỗi quốc gia không nằm trên đường kéo dài của quá khứ, nên một quốc gia
đang phát triển, với ít hành trang của quá khứ, hoàn toàn có thể đi nhanh hơn và
đuổi kịp các nước phát triển", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định.
Việt Nam có nhiều cơ hội để tiệp cận và tham gia cuộc chơi công nghệ mới
khi là thị trường trên 93 triệu dân, dân số trẻ, có trên 130 triệu thuê bao di động.
Vùng phủ 4G lên đến 99% quận, huyện với gần 60 triệu kết nối di động băng thông
rộng (3G, 4G). Hiện nay 55% dân số đã thường xuyên kết nối Internet và còn tiếp
12
tục tăng nhanh. Đây là nền tảng thuận lợi để những mô hình kinh doanh mới, dựa
trên kết nối số phát triển nhanh.
Phó Thủ tướng cho rằng do điều kiện lịch sử, Việt Nam đã “lỡ nhịp” cả ba
cuộc CMCN trước đây và khẳng định: “Cơ hội của Việt Nam sẽ ở cuộc CMCN lần
thứ 4 này là rất lớn” và phải chuẩn bị nghiêm túc, toàn diện, có trọng điểm để nắm
bắt được cơ hội phát triển đất nước.
Tuy nhiên những vấn đề đặt ra với Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 cần
được các chuyên gia giúp Chính phủ làm rõ: Giảm bớt các xáo trộn, chuyển dịch
lao động ở quy mô lớn khi các mô hình kinh doanh mới ra đời, xu hướng tự động
hóa phát triển; đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao, có khả năng thích ứng và
năng lực đổi mới - sáng tạo; kiến tạo môi trường phát triển toàn diện, mang tính
phổ cập giữa các vùng miền, để mọi người dân được hưởng lợi, không ai bị bỏ lại
phía sau; nghĩa vụ tài chính, cạnh tranh công bằng giữa các loại hình kinh doanh
cần phải kiểm soát tốt.
Còn Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, sẽ
thường xuyên đối thoại, làm việc chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên
gia trong và ngoài nước để tìm hiểu và loại bỏ các rào cản, các vấn đề đã và có thể
sẽ phát sinh, xây dựng các chương trình hành động cần thiết, tích cực khuyến khích
hệ sinh thái khởi nghiệp trên nền tảng khoa học công nghệ hướng tới cộng đồng.
Chính phủ tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng kết nối số bao gồm hạ tầng cứng
giúp mọi cá nhân, mọi thiết bị, cảm biến được kết nối mọi lúc, mọi nơi, an toàn, với
tốc độ cao, theo thời gian thực; và hạ tầng mềm bao gồm những vấn đề như các quy
chuẩn, tiêu chuẩn, quy định pháp lý về giao dịch số, chữ ký số, thanh toán điện tử,
các dịch vụ công nghệ tài chính (Fintech), sở hữu trí tuệ.
Đồng thời, Chính phủ thúc đẩy số hóa trong lĩnh vực quản trị công, là điều
kiện tiên quyết để đạt được một tầm nhìn thống nhất về chính phủ điện tử (egovernment) với các công dân điện tử (e-citizen) trong một nền kinh tế kết nối số
13
Các cơ hội cụ thể:
Một là: Các chủ thể trong nền kinh tế có điều kiện tiếp thu và ứng dụng
những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin,
công nghệ số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất, hiệu quả
trong tất cả các khâu của nền sản xuất xã hội.
Hai là: Cơ hội phát triển nhanh hơn nhiều ngành kinh tế và phát triển những
ngành mới thông qua mở rộng ứng dụng những tiến bộ, thành tựu về công nghệ
thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển, công nghệ sinh học (thuộc các lĩnh
vực như công nghiệp không gian, công nghiệp sáng tạo, công nghiệp giải trí, công
nghiệp sinh học, công nghiệp quốc phòng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao,...).
Ba là: Cơ hội đón đầu, hình thành và phát triển nhanh nền kinh tế tri thức,
thu hẹp khoảng cách và đuổi kịp những nước đi trước trong khu vực và thế giới
thông qua tiếp thu, làm chủ và ứng dụng nhanh vào sản xuất kinh doanh, quản lý
những tiến bộ, thành tựu công nghệ (kể cả phương thức sản xuất, quản lý) từ cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Đối với năng lượng tái sinh, đặc biệt là năng lượng mặt trời, năng lượng sinh
học, Việt Nam có lợi thế đối với hai loại hình năng lượng này bởi chi phí của nó
không quá cao. Việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng sẽ giúp Việt Nam giảm tải
được áp lực về môi trường và sự phụ thuộc vào bên ngoài đối với thủy điện, nhiệt
điện, dầu khí và điện hạt nhân.
Bốn là: Lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mạng xã hội, di động, phân
tích và điện toán đám mây (SMAC) đang là xu hướng mới mẻ của cả thế giới và
Việt Nam có cơ hội phát triển lĩnh vực này.
14
Với lợi thế hiện có như hạ tầng Internet tương đối tốt, giá rẻ trong khi thiết bị
di động cấu hình cao, giá thấp đang trở nên phổ biến cũng như sự khuyến khích
phát triển của chính phủ, Việt Nam có tiềm năng phát triển công nghệ SMAC rất
lớn. Một yếu tố thuận lợi nữa là Việt Nam có các đối tác quan trọng là các tập đoàn
công nghệ lớn và có nhiều kinh nghiệm như Microsoft trong quá trình tư vấn, xây
dựng, và phát triển SMAC nói chung và điện toán đám mây tại Việt Nam. Cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 này là một cơ hội để Việt Nam đuổi kịp các nước phát
triển trong kỷ nguyên số. Việc ứng dụng kỷ nguyên số còn cho phép chúng ta đẩy
nhanh được việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhiều ngành nghề, góp phần khắc
phục những khó khăn hiện có. Những ngành cần ứng dụng này nhất hiện nay là
thương mại điện tử, giao thông vận tải, đo lường địa chất, hay đo lường chất lượng
môi trường.
Năm là: Công nghệ sinh học, CMCN 4.0 có tác động mạnh mẽ đến năng suất
cũng như chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó, tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản
phẩm nông nghiệp. Việt Nam được đánh giá vẫn có lợi thế đối với ngành Nông
nghiệp. Nếu có những sự cải cách về giống cùng cách thức nuôi, trồng sẽ tạo ra một
nền nông nghiệp sạch với các sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên
thị trường thế giới.
Đối với lĩnh vực y tế, nhiều bệnh nan y, nhất là ung thư đang trở thành vấn
đề sức khỏe mang tính chất toàn cầu, gây ra những mất mát về người, sự tốn kém
về kinh tế trong điều trị và ngăn chặn. Những công trình nghiên cứu của công nghệ
sinh học ứng dụng thành công trong y dược, đặc biệt là trong sản xuất thuốc và
trong chuẩn đoán bệnh là đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn tới
đây.
15
Tóm lại có thể nói rằng, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ làm thay đổi hệ
thống của cả một cấu trúc. Trong đó, những cái cũ không sớm gì muộn sẽ bị thay
thế. Những cái cũ không kịp thay đổi, hậu quả sẽ càng nặng nề, nghiêm trọng
4. Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp 4.0
Bên cạnh những tác động tích cực và những cơ hội mới mà CMCN 4.0 đem
lại, cuộc cách mạng này cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.
Cùng trong bối cảnh này, Việt Nam cần xác định được các thách thức phải đối mặt
để cóđịnh hướng phát triển kinh tế phù hợp nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền
vững.
4.1. Thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0
Về phía Chính phủ, dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, Chính phủ Việt Nam
sẽ phải đối mặt với áp lực phải thay đổi cách tiếp cận hiện tại của mình để hoạch
định và thực hiện chính sách để công tác điều hành có được sức mạnh công nghệ
mới, tăng quyền kiểm soát, cải tiến hệ thống quản lý xã hội.
Về phía doanh nghiệp, khi công nghệ và tự động hóa lên ngôi, họ sẽ đối mặt
với áp lực cần nâng cao chất lượng, cải tiến và đổi mới các dây chuyền công nghệ,
tuyển nhân lực có năng lực về công nghệ, đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt của doanh nghiệp nước ngoài. Những điều này là thực sự khó
khăn trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thua kém rất lớn các doanh
nghiệp nước ngoài về công nghệ, cũng như nhân lực và vốn đầu tư như hiện nay.
Như vậy, CMCN 4.0 đặt ra nhiều thách thức mới đối với các nước đang phát
triển như Việt Nam. Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần
lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ
sâu sắc hơn… Chính phủ, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở
giáo dục tại Việt Nam cần phải nhận thức được và sẵn sàng thay đổi và có chiến
16
lược phù hợp cho việc phát triển công – nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế hay nguồn
nhân lực trong thời kỳ Internet vạn vật và cuộc CMCN 4.0.
4.2. Giải phápphát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, mặc dù các nước phát triển có lợi thế
hơn các nước đang phát triển ở tiềm lực công nghệ và kinh tế, nếu chúng ta biết tận
dụng tốt cơ hội thì chúng ta sẽ không tụt hậu quá xa so với các nước phát triển. Việt
Nam là một nước nhỏ nhưng không phải là một nước yếu về công nghệ thông tin và
viễn thông. Do đó chúng ta cần biết tận dụng tốt cơ hội này.
Nhằm khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trước làn sóng của công
nghiệp 4.0, Chính phủ vừa hỏa tốc ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg ký ngày 5-5-2017
về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0”.
Cụ thể, Chính phủ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận thông
tin và dữ liệu, chuyển giao công nghệ cũng như chuyển đổi sang doanh nghiệp số.
Chỉ thị này cũng cụ thể hóa các giải pháp và nhiệm vụ với các bộ, ngành và địa
phương, nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp Việt
Nam tăng cường tiềm lực, tiếp cận với cuộc cách mạng này. Đây là một trong
những ưu tiên hàng đầu đối với ngành công thương trong thời gian tới.
Để Chỉ thị này đi vào thực tế, nhiều ý kiến cho rằng, các bộ máy hành chính
được giao nhiệm vụ phải thực sự đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện
dịch vụ công trực tuyến, đơn giản hóa thủ tục hành chính… mới đáp ứng được yêu
cầu công nghiệp 4.0. Bởi nếu cơ quan Nhà nước chậm đổi mới, vẫn thủ tục lạc hậu,
giấy tờ rườm rà, sách nhiễu sẽ trở thành rào cản cho đầu tư và phát triển.
Vì vậy cán bộ công chức, viên chức các cấp, nhất là người đứng đầu ở các
sở, ngành, địa phương phải thay đổi nhận thức từ cơ chế nền hành chính “mệnh
lệnh,” “xin-cho” chuyển sang nền hành chính “phục vụ”. Có như vậy, cộng đồng
17
doanh nghiệp cũng như người dân mới có thể nhanh chóng tiếp cận cuộc cách
mạng Công nghiệp 4.0.
Từ những thách thức trên, ông Andress Schfeicher, Giám đốc Điều hành kỹ
năng giáo dục của OECD cho rằng, giáo dục và các kỹ năng giáo dục có ý nghĩa rất
quan trọng đối với phát triển bền vững ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi vấn đề của
nền kinh tế. Nếu con người không có kỹ năng giáo dục tốt sẽ không thể tiếp cận
được tri thức và theo kịp trình độ khoa học công nghệ. Để tạo được đội ngũ lao
động lành nghề, có kỹ năng, Việt Nam cần tập trung hơn nữa cho giáo dục.
Giải pháp cụ thể:
- Đào tạo và nâng cao nhận thức của toàn xã hội về cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ 4, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, có thể tiếp cận nhanh và
hiệu quả hơn những thành tựu công nghệ của thế giới.
- Phát triển mạnh mẽ hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông hoàn chỉnh, hiện đại,
an toàn bằng nguồn lực của nhà nước cũng như xã hội hóa. Đồng thời, đào tạo
nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và truyền thông có chất lượng cao, đáp ứng
nhu cầu của nền công nghiệp thế hệ thứ 4. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, sản xuất, kinh
doanh, quản lý hành chính, triển khai sâu rộng các ứng dụng của chính phủ điện tử.
Có chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông thành ngành kinh tế
trọng điểm, nâng cao giá trị các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông,
xem đây là trụ cột của nền công nghiệp thế hệ thứ 4.
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Xây dựng hành lang
pháp lý chặt chẽ phù hợp với thông lệ quốc tế để tạo ra môi trường kinh doanh
minh bạch, bình đẳng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, khuyến khích tinh thần doanh nghiệp,
18
tạo động lực cho mọi thành phần kinh tế không ngừng đổi mới sáng tạo và khởi
nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp để phát triển mạnh mẽ
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như: Có cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt động
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp với tôn chỉ doanh
nghiệp là trung tâm; đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ; có chính sách để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo; kết nối cộng đồng khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài
và cộng đồng trong nước.
- Cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của
doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển
được các công nghệ sản xuất mới; rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không
còn phù hợp; sửa đổi các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính.
- Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát
triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô
thị thông minh.
- Tăng cường hội nhập quốc tế và thông tin, truyền thông tạo hiểu biết và
nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của Cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả.
19
KẾT LUẬN
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho nền
kinh tế, do đó, Việt Nam cần tận dụng những sức mạnh sẵn có và nắm lấy cơ hội để
tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp này, thúc đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh
hội nhập quốc tế.
Và để làm được điều này cần:
- Chính phủ: Chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực chất lượng cao; đầu tư xây
dựng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông hoàn chỉnh, hiện đại; hoàn thiện
thể chế kinh tế thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
- Doanh Nghiệp: Chủ động từ bỏ việc bám vào cơ chế xin cho, hoạt động
dưới hình thức sân sau cũng như dựa dẫm vào luồng tiền của Nhà nước; chủ động
chuyển sang hệ thống quản trị cao cấp, tiêu chuẩn quốc tế… qua đó có thể sẵn sàng
thích ứng cũng như tận dụng các cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
- Người dân: Cần phải chuẩn bị tri thức, chủ động nắm bắt các tiến bộ của
thế giới, rèn luyện ý thức và kỹ năng của một công dân toàn cầu.
- Cuối cùng, chúng ta cần hình thành một tầm nhìn toàn diện và thống nhất
mang tính tổng thể về cách thức công nghệ tác động tới cuộc sống cũng như định
hình lại môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa, con người Việt Nam và sự quan tâm
vào cuộc của toàn xã hội.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. Báo cáo Việt
Nam 2035.
[2] Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững toàn cầu năm 2002
[3] Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 2010, “Phát triển nhanh và bền vững là
quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta”.
[4] Tạ Thị Đoàn. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Cơ hội và thách thức đối với
phát triển kinh tế ở Việt Nam
21