Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

T T H H I I Ế Ế T T K K Ế Ế N N H H À À M M Á Á Y Y S S Ả Ả N N X X U U Ấ Ấ T T G G I I Ấ Ấ Y Y V V I I Ế Ế T T N N Ă Ă N N G G S S U U Ấ Ấ T T 6 6 5 5 . . 0 0 0 0 0 0 T T Ấ Ấ N N N N Ă Ă M M

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.43 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY VIẾT NĂNG SUẤT
65.000 TẤN/NĂM

Họ và tên sinh viên: Bùi Thị Kiều Hoa
Ngành: Công nghệ sản xuất Bột – Giấy
Niên khóa: 2004 - 2009

Tháng 02/2009


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY VIẾT NĂNG SUẤT 65.000
TẤN/NĂM

TÁC GIẢ

BÙI THỊ KIỀU HOA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công nghệ sản xuất Giấy – Bột giấy

Giáo viên hướng dẫn:
Thầy Nguyễn Văn Bang

Tháng 02 năm 2009


i


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu cùng với sự giúp đỡ tận tình của Thầy
Nguyễn Văn Bang, Tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp được giao.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy Nguyễn Văn Bang người đã
nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn Tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công Ty Giấy Bình An đã tạo điều
kiện cho Tôi được tìm hiểu và làm quen với môi trường hoạt động trong nhà máy, tìm
hiểu qui trình công nghệ sản xuất giấy, giúp cho Tôi có kiến thức thực tế sản xuất trên
cơ sở lý thuyết đã học trong nhà trường.
Cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các Chú, các Anh chị trong phân xưởng, đã
tận tình chỉ bảo và cung cấp thông tin, tài liệu về quy trình sản xuất của phân xưởng,
giải đáp những vấn đề trong sản xuất mà Tôi còn chưa hiểu… Đó quả thật là những
kiến thức rất bổ ích và cần thiết cho Tôi trước khi rời ghế nhà trường bước vào thực tế
sản xuất.
Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô trong bộ môn Công nghệ giấy và bột giấy đã tận
tình dạy bảo trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường.
Do thời gian tìm hiểu ngắn, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên báo cáo không
tránh khỏi những sai xót. Kính mong được sự hướng dẫn, phê bình, góp ý của lãnh
đạo, các chú các anh trong phân xưởng và của quý Thầy cô.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Thiết kế nhà máy sản xuất giấy viết công suất 65.000
tấn/năm”, được tiến hành tại công ty giấy Bình An, thời gian từ 9/2008 đến 12/2008.
Kết quả:

-

Lập ra được sơ đồ dây chuyền sản xuất giấy viết.

-

Tính toán cân bằng vật chất tại các điểm công tác.

-

Xác định được nhu cầu sử dụng thiết bị chính và một số thiết bị phụ trợ
trong dây chuyền.

-

Đã đưa ra được mô hình nhà máy sản xuất, bao gồm kết cấu các công trình
chính, bố trí thiết bị, bố trí nguyên liệu, tiêu chuẩn chất lượng bột, năng
lượng sử dụng cho phân xưởng,...

-

Tính toán kinh tế: lựa chọn quy mô và hình thức đầu tư, thời gian hoàn vốn,
điểm hòa vốn,vốn đầu tư, .....

Qua quá trình tính toán, để sản xuất ra một tấn giấy viết theo dây chuyền thiết
kế ta cần tiêu tốn khoảng 967 kg bột khô gió với tỷ lệ phối chế gồm 30% bột hóa xớ
dài, 70% bột CTMP 70 có giá trung bình khoảng 18 triệu/tấn giấy thành phẩm
Vì vậy phương án thiết kế dây chuyền chuẩn bị bột cho nhà máy sản xuất giấy

viết với công suất 65.000 tấn/năm là có thể áp dụng vào thực tế.


iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa……………………………………………………………………………. i
Lời cảm ơn…………………………………………………………………………. ii
Tóm tắt…………………………………………………………………………….. iii
Mục lục……………………………………………………………………………. iv
Danh sách các hình………………………………………………………………. viii
Danh sách các bảng……………………………………………………………….. ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài ................................................................................................2
1.3 Giới hạn của đề tài.................................................................................................2
1.4 Lập luận đưa ra đề tài ............................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .......................................................................................4
2.1 Lịch sử phát triển và tầm quan trọng của ngành giấy ...........................................4
2.2 Tình hình sản xuất giấy trong nước và khu vực ...................................................4
2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy trên thế giới...................................................7
2.4 Vài nét về giấy viết................................................................................................7
2.5 Những đặc tính cần quan tâm của giấy viết ..........................................................8
2.5.1 Độ trắng .............................................................................................................8
2.5.2 Độ bụi .................................................................................................................8
2.5.3 Độ hút nước- Độ lem.........................................................................................8
22.6 Nguyên liệu ........................................................................................................8
2.7 Các hóa chất phụ gia sử dụng................................................................................8
2.8. Tổng quát quy trình công nghệ sản xuất giấy viết ...............................................9
2.9 Quy mô của dự án................................................................................................10

2.10 Sản phẩm và công suất sản phẩm ......................................................................10
2.11. Chỉ tiêu – tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ......................................................10
2.11.1. Kích thước .....................................................................................................10
2.11.2. Chỉ tiêu ngoại quan........................................................................................10
iv


2.11.3. Chỉ tiêu cơ lý, hóa..........................................................................................11
2.12 Các thiết bị sử dụng ...........................................................................................12
2.12.1 Nghiền thủy lực ..............................................................................................12
2.12.2 Lọc cát nồng độ cao........................................................................................12
2.12.3 Máy nghiền .....................................................................................................13
2.12.4 Sàng áp lực .....................................................................................................14
2.12.5. Máy xeo giấy .................................................................................................15
2.12.5.1 Thùng đầu ....................................................................................................15
2.12.6 Bộ phận lưới ...................................................................................................17
2.12.7 Bộ phận ép ......................................................................................................17
2.12.8 Bộ phận sấy ....................................................................................................17
2.12.9 Ép quang - Máy cuộn - Máy cắt cuộn, đóng gói ............................................18
2.13 Chương trình sản xuất .......................................................................................18
2.13.1 Thời gian sản xuất ..........................................................................................18
2.13.2 Mức huy động công suất ................................................................................19
2.13.3 Các yếu tố đáp ứng đầu vào ...........................................................................19
2.13.4 Giá bán dự kến sản phẩm ...............................................................................20
2.14 Tỷ lệ phối chế nguyên vật liệu ..........................................................................20
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................21
3.1. Nội dung .............................................................................................................21
3.1.1. Chọn thông số quy trình công nghệ.................................................................21
3.1.1.1. Đặt vấn đề.....................................................................................................21
3.1.1.2. Nguyên tắc lựa chọn thông số quy trình công nghệ .....................................21

3.1.2. Tính toán cân bằng vật chất.............................................................................21
3.1.2.1. Các căn cứ để thiết lập dây chuyền sản xuất ................................................21
3.1.2.2. Tính cân bằng vật chất tại các điểm công tác...............................................22
3.1.2.3. Tính toán nhu cầu về thiết bị ........................................................................22
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................23
3.2.1. Dây chuyền sản xuất........................................................................................23
3.2.2. Tính cân bằng vật chất.....................................................................................23
3.2.3. Tính nhu cấu về thiết bị ...................................................................................27
v


3.2.4. Tính kinh tế......................................................................................................29
3.2.4.1. Nội dung đầu tư, dự toán vốn đầu tư............................................................29
3.2.4.1.1. Nội dung vốn đầu tư ..................................................................................29
3.2.4.1.2. Dự toán vốn đầu tư ....................................................................................29
3.2.4.2. Định mức vật tư kỹ thuật sản xuất 1 tấn giấy...............................................30
3.2.4.3. Mức huy động năng suất và doanh thu.........................................................30
3.2.4.4. Nguồn vốn đầu tư và vốn vay.......................................................................31
3.2.5. Cơ cấu tổ chức của nhà máy - bố trí lao động và mức lương..........................32
3.2.5.1 Cơ cấu tổ chức của nhà máy..........................................................................32
3.2.5.2 Bố trí lao động ...............................................................................................33
3.2.5.3 Mức lương .....................................................................................................33
3.2.6. Tính chi phí sản xuất .......................................................................................34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................37
4.1. Sơ đồ quy trình công nghệ - thuyết minh ...........................................................37
4.1.1. Thuyết minh dây chuyền .................................................................................37
4.1.2. Sơ đồ quy trình công nghệ...............................................................................38
4.1.3. Lưu trình nước trắng tổng quát........................................................................41
4.1.3.1. Thuyết minh..................................................................................................41
4.1.3.2. Sơ đồ lưu trình ..............................................................................................42

4.1.4. Lưu trình giấy rách ..........................................................................................43
4.2. Cân bằng vật chất tại các điểm công tác ............................................................44
4.3. Các thiết bị sản xuất chính..................................................................................49
4.4. Các thiết bị phụ trợ .............................................................................................50
4.5. Tính hiệu quả kinh tế..........................................................................................53
4.5.1 Tính toán tài chính............................................................................................53
4.5.2 Xác định doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn .....................................................53
4.5.2 Xác định doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn .....................................................54
4.6. Lựa chọn điểm xây dựng ....................................................................................54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................55
5.1. Kết luận...............................................................................................................55
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................55
vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................56
PHỤ LỤC ..................................................................................................................57
I. Tính toán cân bằng vật chất theo dây chuyền ........................................................57
II. Tính toán lựa chọn thiết bị ....................................................................................70
III. Lựa chọn địa điểm mặt bằng nhà xưởng .............................................................73
IV. Đánh giá tác động môi trường và công tác an toàn,phòng cháy chữa cháy........77

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Máy nghiền thủy lực............................................................................................12
Hình 2.2: Lọc tạp chất .........................................................................................................13

Hình 2.3 Máy nghiền đĩa đôi thông Voith Sulzer.....................................................13

Hình 2.4: Sàng áp lực ..........................................................................................................14

Hình 2.5: Quá trình xeo giấy phần ướt và phần khô trên máy xeo lưới dài .............15
Hình 2.6: Mặt cắt ngang của thùng đầu hở...............................................................15
Hình 2.7: Thiết kế thùng đầu kín đệm khí................................................................16
Hình 2.8: Thùng đầu thủy lực...................................................................................16
Hình 4.1: Sơ đồ dây chuyền sản xuất tổng quát .......................................................40
Hình 4.2: Sơ đồ lưu trình nước trắng........................................................................42
Hình 4.3: Sơ đồ lưu trình giấy rách ..........................................................................43
Hình 4.4: Cân bằng bột nước từ bể đầu đến trục bụng máy.....................................44
Hình 4.5: Đồ thị điểm hòa vốn .................................................................................54
Hình phụ lục 1: Sơ đồ xử lý nước thải.....................................................................78
Hình phụ lục 2: Sơ đồ tổng thể nhà máy ...................................................................80

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Danh mục Dự án đầu tư vừa và lớn tại Việt nam đến 2010.......................3
Bảng 2.2a: Số liệu thống kê về công nghiệp giấy Đông Nam Á 2006.......................5
Bảng 2.2b : Tình hình sản xuất - nhập khẩu- xuất khẩu Giấy tại Việt Nam. .............6
Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ giấy in và giấy viết trên thế giới...................................6
Bảng 2.4 :Tình hình sản xuất, tiêu thụ giấy in và giấy viết tại Việt Nam...................7
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn chất lượng và các thông số kĩ thuật cơ bản của giấy viết......11
Bảng 2.14: Tỷ lệ phối chế bột ...................................................................................20
Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật tại các điểm công tác ..................................................24
Bảng 3.2: Định mức vật tư kỹ thuật sản xuất 1 tấn giấy...........................................30
Bảng 3.3: Bảng tóm tắt năng suất và doanh thu .......................................................30
Bảng 3.4: Khái quát vốn đầu tư ................................................................................31
Bảng 3.4: Khái quát vốn đầu tư ................................................................................31

Bảng 3.6: Bố trí lao động..........................................................................................33
Bảng 3.7: Tổng quỹ lương ........................................................................................34
Bảng 3.8: Tổng chi phí sản xuất cho 1 tấn giấy........................................................35
Bảng 3.9: Giá trị khấu hao nhà xưởng thiết bị..........................................................36
Bảng 4.1a: Tổng kết cân bằng vật chất.....................................................................45
Bảng 4.1b: Tổng kết cân bằng nước trắng................................................................48
Bảng 4.1c: Tổng kết lượng giấy rách........................................................................49
Bảng 4.2a: Thống kê các thiết bị chính ....................................................................49
Bảng 4.2b: Thống kê các bơm chính ........................................................................50
Bảng 4.2c: Thống kê các bể chính............................................................................52
Bảng 4.3: Tài chính...................................................................................................53
Bảng 4.4: Xác định doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn.............................................53
Bảng 4.5: Thời gian hoàn vốn...................................................................................54

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoàn cảnh nước ta đã gia nhập khối mậu dịch Đông Nam Á và tổ chức thương
mại thế giới WTO, nền kinh tế nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách
thức. Các ngành kinh tế cần phải cải tiến công nghệ cũng như thay đổi cách quản lý.
Ngành giấy cũng là một ngành sản xuất tuy không còn non trẻ nhưng chưa có qui
mô và tầm vóc tương xứng với tiềm năng và thị trường hiện có. Do đó ngành giấy phải
luôn luôn đổi mới công nghệ, quản lý hiệu quả trong sản xuất, việc xây dựng ra những
nhà máy mới sản xuất ra các sản phẩm giấy đáp ứng nhu cầu thị trường nhất là các sản
phẩm giấy cao cấp như: giấy in cao cấp, giấy viết,....một việc hết sức cần thiết đã được
nhà Nước và Chính phủ hoạch định.
1.2 Mục tiêu của đề tài

Sản xuất ra giấy viết đạt chất lượng cao, đủ điều kiện cạnh tranh với hàng nhậpkhẩu,
giá thành hợp lý, phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

1


1.3 Giới hạn của đề tài
Thiết kế một dây chuyền sản xuất giấy hoàn chỉnh rất là phức tạp. Do đó, trong đề
tài thiết kế này Tôi chỉ nghiên cứu một vài vấn đề cơ bản: thiết kế dây chuyền sản xuất
giấy viết trên cơ sở sử dụng hai loại bột CTMP và bột hóa, tính toán cân bằng tại các
điểm công tác, lựa chọn và bố trí thiết bị, tính kinh tế ( lãi – lỗ, thời gian hoàn vốn, …).
1.4 Lập luận đưa ra đề tài
Hiện nay, so với giấy cùng loại từ các nước quanh khu vực như: Singapo, Thái Lan,
Indonexia thì giá nước ta xét về chất lượng, số lượng, giá cả đều chưa có sức cạnh tranh.
Trong những năm gần đây, ngành giấy nước ta đã nhận thức được điều này và đã có
những chiến lược cụ thể giúp ngành đứng vững và phát triển trong những năm tới nhằm
nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, chuyên môn hóa đội ngũ công nhân,
rà soát tổ chức lại doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển
tiến tới nâng cấp và mở rộng doanh nghiệp đó. Chuyển đổi hình thức sở hữu của một số
doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả. Đầu tư xây dựng những doanh nghiệp mới với
công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Chính vì vậy, ngành giấy nước ta đang đứng trước
ngưỡng cửa của sự nhảy vọt trong những năm tới. Tổng công ty giấy Việt Nam đã và
đang triển khai thực hiện các dự án lớn:

2


Bảng 1.1: Danh mục Dự án đầu tư vừa và lớn tại Việt nam đến 2010
Bột, tấn/năm


Giấy tấn/năm

I. Đang triển khai (từ 2008 –2010)

512.000

270.000

Nhà máy bột giấy An Hoà - Tuyên Quang

130.000

-

Nhà máy Giấy và Bột giấy Thanh Hoá

50.000

60.000

Nhà máy Bột Giấy Phương Nam – Long An

100.000

-

Nhà máy Bột giấy Quảng Nam

100.000


-

Công ty Giấy Chánh Dương

100.000

100.000

Khác (nhỏ)

32.000

110.000

II. Đã được cấp phép ( từ 2009 –2011)

370.000

750.000

MR Bãi Bằng giai đoạn 2 – Phú Thọ

250.000

-

Nhà máy giấy bao bì VinaKraft – Bình Dương

-


220.000

Nhà máy bột giấy Lee & Man - Hậu Giang

150.000

350.000

Nhà máy giấy bao bì An Bình – Vũng Tàu

-

150.000

III. Đang lập Dự án (từ 2010 –2015)

1.100.000

760.000

Tập đoàn Sozitz (Nhật bản) – Đà Nẵng

600.000

-

Công ty CP Giấy Sài Gòn – Bà Rịa & Hưng Yên

-


400.000

Nhà máy Bột Giấy Nghệ An - Nghệ An

100.000

-

Nhà máy Bột Giấy Bình Định

130.000

-

Nhà máy Bột Giấy & Giấy Đắk lắc

200.000

250.000

Nhà máy bao bì Vĩnh Phúc – TP HCM

-

60.000

Nhá máy Giấy & bột giấy Phú Giang – Bắc Ninh

50.000


50.000

Từ những phân tích trên việc “ thiết kế nhà máy sản xuất giấy viết 820 ISO ” là
hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh hiện nay và xu hướng phát triển trong tương lai của
ngành giấy nước ta.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Lịch sử phát triển và tầm quan trọng của ngành giấy
Giấy được phát minh ra từ rất sớm và được sản xuất theo phương pháp thủ
công.Giấy đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của con người, đặc
biệt trong xã hội văn minh thì giấy không thể thiếu được.
Lúc đầu giấy được phát minh ra được dùng làm phương tiện ghi chép và lưu trữ,
cung cấp thông tin.
Giấy ngoài việc là phương tiện thông tin, lưu trữ, nó còn được dùng rộng rãi để bao
gói, dùng làm vật liệu xây dụng, giấy viết,...Ngoài những ứng dụng truyền thống đó thì
giấy và các sản phẩm từ giấy ngày được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực.
Có thể nói sự phát triển của mỗi quốc gia, sự văn minh của loài người luôn gắn chặt
với sự phát triển của ngành giấy. Hơn thế nữa, có thể lấy khả năng tiêu thụ giấy và năng
suất giấy để đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia hay toàn xã hội.
Chính vì giấy có tầm quan trọng như vậy nên được ra đời từ rất sớm. Ngay từ thời xa
xưa người Ai Cập cổ đại đã biết làm giấy viết đầu tiên từ việc đan các lớp mỏng của các
thân cây lại với nhau. Nhưng việc làm giấy viết đầu tiên lại xuất hiện ở Trung Quốc vào
khoảng 100 năm trước công nguyên, thời kỳ này người ta đã biết sử dụng huyền phù của
sơ xợi tre nứa hoặc cây dâu tằm cho lên các phên đan bằng tre nứa để thoát nước thành tờ

4



giấy ướt, sau đó được phơi nắng để có tờ giấy hoàn thiện. Sau vài thế kỷ, việc làm giấy dã
dần dần được phát triển và lan dần ra toàn thế giới.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Hiện nay ngành công
nghiệp giấy là một trong những ngành kỹ thuật cao, sản xuất liên tục, cơ khí hóa, tự động
hầu như hoàn toàn.
Tuy nhiên, ở một số quốc gia và một số vùng vẫn còn sử dụng giấy thủ công do chưa
có điều kiện phát triển hoặc duy trì làng nghề truyền thống hay sản xuất một số mặt hàng
đặc biệt.
2.2 Tình hình sản xuất giấy trong nước và khu vực
Nhu cầu sử dụng các loại giấy ngày càng tăng kéo theo ngành sản xuất bột giấy và
giấy ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Bảng 2.2a: Số liệu thống kê về công nghiệp giấy Đông Nam Á 2006
Đơn vị: 1000 tấn
Việt

Philippin Indonesia

Nam

Thái

Nhật

Lan

Hàn

Đài


Quốc

Loan

Sản xuất
Giấy

959

950

8853

4300

31108

10703

4646

Bột

300

90

5672


1100

10883

500

392

Giấy loại

445

619

2750

1721

22837

Giấy

767

142

290

639


1651

789

1526

Bột

132

45

923

409

2365

2417

895

Giấy loại

100

564

2811


1050

72

1211

761

171

160

3540

1071

1218

2913

1411

20

2801

211

230


0

34

0

0

3887

124

32

3218

Nhập khẩu

Xuất khẩu
Giấy
Bột
Giấy loại

0

Tiêu dùng
5


Giấy


1155

932

5603

3513

31538

8648

4762

Bột

425

115

3794

1326

12266

2917

1253


Giấy loại

552

1183

5561

2771

18792

8668

3979

Tiêu dùng*

18,46

16

25,4

56

246,9

179,1


208,2

Nguồn: Hiệp hội giấy Việt Nam.
Tiêu dùng* = Tiêu dùng giấy theo đầu người/năm; Đơn vị: kg
Bảng 2.2b : Tình hình sản xuất - nhập khẩu- xuất khẩu Giấy tại Việt Nam.
Đơn vị tính

Năm 2005

Năm 2006

Sản xuất

1000 tấn

860

959

Nhập khẩu

1000 tấn

651

767

Xuất khẩu


1000 tấn

135

171

Tiêu dùng

1000 tấn

1376

1555

Dân số

triệu người

83

84,2

Bình quân

Kg/người

16,6

18,5


Nguồn: Hiệp hội giấy Việt Nam
Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ giấy in và giấy viết trên thế giới (Đơn vị: 1000T)
Năm 2005

Năm 2006

Châu Á

38.487

41.871

Châu Âu

39.613

40.493

Bắc Mỹ

28.936

28.784

4.111

4.246

Mỹ La Tinh
Châu Phi


846

Nguồn: Hiệp hội giấy Việt Nam

6


Bảng 2.4 :Tình hình sản xuất, tiêu thụ giấy in và giấy viết tại Việt Nam.
Đơn vị: Ngàn tấn
Giấy in, giấy viết
Sản xuất
Nhập khẩu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

115

145

180

40

41


31

5

18

191

229

Xuất khẩu
Tiêu dùng trong nước

155

Nguồn: Hiệp hội giấy Việt Nam
2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy trên thế giới
Kể từ khi ra đời và phát triển, ngành công nghiệp giấy thế giới không ngừng lớn
mạnh, sản lượng giấy ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu sử dụng giấy của con người.
Năm 2001 sản lượng giấy trên toàn thế giới là 294,4 triệu tấn. Và theo dự đoán đến
năm 2010 khoảng 400 triệu tấn. Các quốc gia đứng đầu về sản lượng giấy là Mỹ, Nhật,
Canada, Trung Quốc. Trong khi đó những nước đứng đầu về tiêu thụ giấy là Phần Lan,
Mỹ, Thụy Điển, Nhật. Theo dự đoán, từ nay đến năm 2010, mức tăng trưởng toàn ngành
là khoảng 2,8%. Về mức tiêu thụ giấy thì đứng đầu là Bắc Mỹ, sau đó là khu vực Tây Âu
và Châu Á.
Từ đầu thế kỹ 20 đến nay, ngành công nghiệp giấy đã có những chuyển mạnh mẽ,
khoa học công nghệ liên tục được cải tiến và phát triển. Hiện nay có những nhà máy giấy
có công suất 1 triệu tấn/năm, tốc độ máy xeo có thể dật 2000 m/phút.
2.4 Vài nét về giấy viết
Giấy viết được làm từ hỗn hợp bột hóa và bột CTMP, đòi hỏi yêu cầu chất lượng

cao, giấy phải trắng, không bụi, bề mặt đồng đều,….Giấy viết chủ yếu dùng làm vở tập
học sinh, sổ sách,….
Giấy viết chủ yếu để viết, làm sổ sách cho nên chất lượng giấy phải tốt cũng như chỉ
tiêu ngoại quan phải cao mới tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Vì vậy, chất lượng
giấy viết ngày cần được cải thiện để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
7


2.5 Những đặc tính cần quan tâm của giấy viết
2.5.1 Độ trắng
Là một trong những tính chất quan trọng của giấy viết cần đạt được.Độ trắng càng
cao tạo vẻ mỹ quan của giấy càng cao, dễ dàng viết lách, quan sát, tạo cảm giác dễ chịu
cho người sử dụng.
2.5.2 Độ bụi
Giấy viết đạt chất lượng cao là giấy có bề mặt láng đều, không bụi, phù hợp với thị
hiếu và đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Cho nên, giấy có nhiều bụi là giấy
không đạt yêu cầu về chất lượng và gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.
2.5.3 Độ hút nước- Độ lem
Giấy viết phải đảm bảo khi viết không bị lem mực đồng thời phải ăn mực tốt, mực
không thấm sang mặt sau.
2.6 Nguyên liệu
Sản xuất giấy viết chủ yếu từ hai nguồn nguyên liệu chính: bột hóa và bột CTMP.
Ưu điểm của bột hóa: sơ sợi dài, hàm lượng lignin được loại bỏ triệt để nên dễ dàng
tẩy trắng. Vì vậy, bột hóa đáp ứng được những yêu cầu của giấy viết. Bột hóa được nhập
từ Mỹ.
Bột CTMP có hiệu suất thu hồi bột cao, cơ tính tốt, ít sử dụng hóa chất nên phù hợp
với giấy viết. Bột CTMP mua ở trong nước tiêu biểu có Tân Mai đang sản xuất.
2.7 Các hóa chất phụ gia sử dụng
2.7.1. Chất độn CaCO3 – bột talc
Lấp đầy các khoảng trống giữa các sơ sợi bột, làm tăng độ trắng, độ đục, độ nhẵn

cho tờ giấy, giảm sự biến dạng của tờ giấy nếu gặp nước.
Giảm giá thành của tờ giấy.

8


2.7.2. Tinh bột

Tăng độ bề cơ lý ( độ chịu kéo, độ chịu gấp, độ chịu xé, độ chịu bục ) cho tờ giấy.
Tạo nhiều liên kết với sơ sợi là tăng độ bền khô cho tờ giấy.
2.7.3. Chất bảo lưu
Tăng khả năng lưu giữ thành phần sơ sợi mịn, chất độn trên lưới xeo.
2.7.4. Chất tăng bền ướt:
Làm cho giấy vẫn giữ được độ bền cơ lý tương đối khi gặp nước.
Làm giảm sự đứt giấy ở phần ướt của máy xeo.
2.7.5. Keo AKD:
Điều chỉnh tỷ lệ thẩm thấu của chất lỏng trong quá trình vận hành.
Chống nhòe khi in, lem khi viết.
2.7.6. Các hóa chất khác:
Chất chống bọt, ngăn ngừa tạo bọt.
Chất tạo màu cảm quang.
2.8. Tổng quát quy trình công nghệ sản xuất giấy viết
Nguyên liệu

Chuẩn bị bột

Sản xuất giấy

Thành phẩm


Nguyên liệu được đưa qua khâu phối chế các loại bột, hóa chất để đạt yêu cầu chất
lượng và đặc tính của từng loại giấy. Sau khi hoàn tất công đoạn điều chế, bột sẽ được
đưa tới thùng đầu. Tại đây, bột sẽ được phun lên lưới và tấm giấy ướt được hình thành.
Sau đó qua bộ phận ép, sấy, cán láng và cuộn lại. Cuối cùng, cuộn giấy được đem qua
máy cắt để cắt thành những cuộn theo yêu cầu.

9


2.9 Quy mô của dự án
Dự án với công suất thiết kế nhà máy sản xuất giấy viết với công suất 65.000
tấn/năm
2.10 Sản phẩm và công suất sản phẩm
Sản phẩm: giấy viết, định lượng 58 g/m2 – độ trắng 82 ± 1 0ISO.
Công suất nhà máy khi hoạt động ổn định: 65.000 tấn/năm.
2.11. Chỉ tiêu – tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
2.11.1. Kích thước
Giấy viết có hai dạng sản phẩm : dạng cuộn và dạng tờ.
Kích thước sản phẩm được quy định như sau:
Dạng cuộn:
- Chiều rộng cuộn 650mm; 700mm; 1060mm; 1300mm với sai số cho phép ±
2mm.
- Đường kính cuộn: từ 0,9m đến 1,0m.
Dạng tờ: có ba kích thước chính : 210mm x 297mm; 650mm x 840mm; 650mm x
1000mm với sai số cho phép :
+ Kích thước nhỏ hơn 600mm : ± 1mm
+ Kích thước lớn hơn 600mm : ± 2mm
2.11.2. Chỉ tiêu ngoại quan
Giấy viết có màu trắng. Giấy phải có màu sắc đồng đều trong cùng một lô hàng. Mặt
giấy phải phẳng, không bị nhăn, gấp, thủng rách.

Giấy không được có bụi, đốm khác mầu phân biệt được bằng mắt thường. Giấy
không bị bóc xơ sợi trên bề mặt khi dùng tẩy.
Số mối nối trong mỗi cuộn không lớn hơn 1đối với hàm lượng bột hóa học tẩy trắng
là 100%, không lớn hơn 2 đối với hàm lượng bột hóa học tẩy trắng là ≥50%. Chỗ nối
phải được đánh dấu rõ và được nối chắc bằng băng keo theo suốt chiều rộng cuộn.
10


2.11.3. Chỉ tiêu cơ lý, hóa
Chỉ tiêu cơ lý, hoá của giấy viết tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) qui định
trong bảng 2.11.3.
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn chất lượng và các thông số kĩ thuật cơ bản của giấy viết:
ST
T
1

TÊN CHỈ TIÊU

PHƯƠNG

MỨC
Bột hóa 100%

Bột hóa ≥50%

60-120

60-80

- Chiều dọc


5,7

4,1

- Chiều ngang

6,1

4,5

- Chiều dọc

3800

3200

- Chiều ngang

2200

1800

Định lượng, g/m2

PHÁP THỬ
TCVN1270:20
00

Chỉ số độ bền xé, mN.

2

m2/g, không nhỏ hơn

TCVN3229:20
00

Chiều dài đứt, m, không
3

4
5
6

nhỏ hơn

Độ hút nước Cobb60,
Độ trắng ISO, %, không
nhỏ hơn

78,0

Độ đục, %, không nhỏ

00
70,0

7

Độ nhám Bendtsen


280

8

Độ tro, %, không nhỏ hơn

8,0

9

Độ ẩm, %

7,0 ± 1,0

11

TCVN1865:20
00
TCVN6728:20

85,0

hơn

00
TCVN6726:20

23,0


g/m2, không lớn hơn

TCVN1862:20

00
400

TCVN3226:20
01
TCVN1864:20
01
TCVN1867:20
01


2.12 Các thiết bị sử dụng
2.12.1 Nghiền thủy lực

Hình 2.1: Máy nghiền thủy lực

Là loại thiết bị thông dụng nhất dùng để đánh tơi bột bành và giấy thu hồi thành các
sợi phân tán nên còn gọi là thiết bị phân tán xơ sợi.
Nhờ tác dụng xé và tác dụng ma sát sinh ra do sự quay của cánh khuấy trong hỗn
hợp giấy và nước làm các bành bột trở thành dạng huyền phù, sau đó đưa qua các công
đoạn tiếp theo.
2.12.2 Lọc cát nồng độ cao
- Mục đích: loại bỏ khỏi dòng bột những tạp chất nhẹ gồm: những mảnh vụn nilon,
nhựa, keo, cao su… và những tạp chất nặng như: sạn cát, mảnh vụn kim loại…
- Tuy nhiên đối với giai đoạn trước xeo thì hệ thống lọc có mục đích chính là loại bỏ
những bó bột xơ cứng và các tạp chất còn sót lại sau giai đoạn chuẩn bị bột


12


Hình 2.2: Lọc tạp chất
- Người ta thường sử dụng nhiều thiết bị lọc côn có đường kính nhỏ để đạt hiệu quả
lọc cao và mắc song song thành chùm và chia thành nhiều cấp để đảm bảo năng suất lọc
cao. Nồng độ làm việc của bột từ 0,3-1 %. Tổn thất xơ khoảng 0,1 %. Áp lực bơm vào
2,5-3,5 kg/cm2.
2.12.3 Máy nghiền

Hình 2.3 Máy nghiền đĩa đôi thông Voith Sulzer

13


- Nghiền bột là một công đoạn quan trọng trong quá trình làm giấy.
- Nhờ những tác động của lực cơ học và lực nước làm xơ sợi trở nên dẻo hơn, mịn
hơn, độ linh động cao hơn, diện tích tiếp xúc giữa các bề mặt xơ sợi tăng lên. Những biến
đổi này tạo cho xơ sợi có những tính chất đặc biệt trong quá trình hình thành giấy.
- Máy nghiền được sử dụng phổ biến hiện nay là nghiền côn và nghiền đĩa. Tuy
nhiên hiện nay máy nghiền đĩa chiếm ưu thế hơn.
2.12.4 Sàng áp lực
Nhiệm vụ: Sàng áp lực ngoại lưu được dùng rất rộng rãi trong công nghệ sản xuất
giấy và giấy. Nó có tác dụng loại ra khỏi dòng bột các tạp chất có kích thước lớn hơn xs
bột như: keo, nilon, bột thô vón cục. Các tạp chất này có kích thước lớn hơn sợi bột và
lớn hơn lỗ hoặc khe sàng sẽ được tách ra khỏi sàng một cách dễ dàng.

Hình 2.4: Sàng áp lực


14


2.12.5. Máy xeo giấy

Hình 2.5: Quá trình xeo giấy phần ướt và phần khô trên máy xeo lưới dài (Nguồn: Gary
A.Smook, 1992, Handbook for pulp and paper technologists, Angus Wlide Publications
INC, trang 228)
2.12.5.1 Thùng đầu
Nhiệm vụ chính của thùng đầu:
Đưa huyền phù bột lên máy xeo một cách đồng đều trên suốt chiều ngang của máy.
Đồng nhất được các dòng chảy và nồng độ huyền phù bột.
Tạo và kiểm tra được chế độ chảy rối, loại bỏ được hiện tượng kết tụ sợi trong huyền
phù.
Nạp huyền phù cho lưới xeo qua hệ thống các môi phun với độ mở và độ nghiêng
thích hợp của môi.
Có hai dạng thùng đầu:
- Thùng đầu dạng hở:
Hình 2.6: Mặt cắt ngang của thùng
đầu hở (Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc
Bích, 2003, Kỹ thuật xenlulo và
giấy, Nhà xuất bản Đại học Quốc
Gia TP.HCM, trang 468)

15


×